Có tiền và có những thứ tiền có thể mua được là điều tốt, tuy nhiên, đôi khi cũng nên xem lại và đảm bảo rằng mình không mất những thứ mà tiền không mua được.

George Horace Lorimer

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Lý Mai An
Số chương: 47
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3530 / 79
Cập nhật: 2016-03-03 14:02:26 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Giai Thoại 29: Nam Việt Vương Đinh Liễn Giết Chết Thái Tử Hạng Lang
am Việt Vương Đinh Liễn là con trai trưởng của Đinh Tiên Hoàng. Đinh Liễn sinh năm nào không rõ, chỉ biết vào năm Tân Hợi (951) Đinh Liễn đã là một thanh niên cường tráng, từng cùng với cha xông pha trận mạc khắp nơi. Năm Kỉ Tị (969), sau khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế, xưng là Đinh Tiên Hoàng Đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, định đô ở Hoa Lư, thì Đinh Liễn được phong làm Nam Việt Vương. Năm Nhâm Thân (972), Nam Việt vương Liễn được cử đi sứ sang nhà Tống. Năm ấy, nhà Tống phong cho Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ Quận Vương, còn Nam Việt Vương Liễn thì được nhà Tống phong làm Kiểm Hiệu Thái sư, Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ, An Nam Đô Hộ. Đến Năm Ất Hợi (975), nhà Tống lại sai sứ sang gia phong cho Đinh Liễn làm Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ti, Kiểm Hiệu Thái sư, Giao Chỉ Quận Vương. Kể từ đó, mọi việc giao tiếp với sứ giả Trung Quốc, Đinh Tiên Hoàng đều ủy thác hết cho Đinh Liễn. Tóm lại, Đinh Liễn là người từng trải, có công lao, có năng lực và cũng có cả uy tín nữa. Quyền kế vị ngôi Hoàng Đế của Đinh Liễn kể như đã rất rõ ràng.
Tuy nhiên, mọi chuyện đang bình thường bỗng trở nên rắc rối bởi sự kiện xẩy ra vào đầu mùa xuân năm Mậu Dần (978). Năm đó, Đinh Tiên Hoàng bỗng dưng quyết định lập người con trai còn nhỏ là Hạng Lang làm Thái Tử và Đinh Toàn làm Vệ vương. Điều này cũng có nghĩa là quyền kế vị ngôi vua của Đinh Liễn không còn nữa. Cơn thịnh nộ của Đinh Liễn bắt đầu. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyền 1, tờ 5 - a) chép rằng:
"Mùa xuân (năm Kỉ Mão, 979 - NKT), Nam Việt vương (là Đinh Liễn giết chết Hoàng Thái Tử Hạng Lang. (Đinh) Liễn là con trưởng của Nhà vua, thuở hàn vi từng chịu đựng gian khổ, khi thiên hạ được thái bình, ý Vua cũng muốn truyền ngôi cho, bèn phong làm Nam Việt Vương. (Đinh Liễn) lại cũng từng chịu mệnh và nhận tước vị của nhà Tống ban cho. Nhưng về sau, vua sinh được người con trai nhỏ là Hạng Lang, rất mực yêu quý, bèn lập (Hạng Lang) làm Thái Tử. (Đinh) Liễn bất bình, liền sai người lập mưu giết đi".
Lời bàn:
Phế Nam Việt vương để lập Hạng Lang làm Thái Tử, hẳn nhiên, việc làm của Đinh Tiên Hoàng là sai. Bấy giờ, truyền ngôi cho con trưởng vẫn được coi là đại sự của đế vương, là việc lớn của nước nhà. Đinh Tiên Hoàng không làm như vậy, thế là trong cái sai, còn có thêm cái sai nữa. Lập Hạng Lang làm Thái Tử, Đinh Tiên Hoàng thực sự đã ban ơn riêng cho người mình yêu quý, nhưng cũng thực sự xúc phạm đến trăm họ đương thời vậy. Lẽ đâu, người giữ ngôi chí tôn, người chịu trọng trách điều khiển vận mệnh quốc gia lại là một cậu bé! Tiếc thay Đinh Tiên Hoàng, người dày dạn kinh nghiệm trận mạc, đủ để được hào kiệt đương thời tôn làm Vạn Thắng Vương, nhưng lại chưa đủ bản lĩnh và sâu sắc đế quyết đoán đúng đắn những vấn đề ngỡ như rất bình thường của chính sự.
Cái sai của Đinh Tiên Hoàng là gốc của mọi sự sai, nhưng chẳng phải vì thế mà có ai đồng tình với hành động tàn bạo của Đinh Liễn. Giết người là tội chẳng thể dung tha, giết em ruột để giành ngôi thì lại càng không thể dung tha hơn nữa. Công một thời chẳng thể bù cho tội một lúc, thương hại thay!
Về chuyện Nam Việt vương Đinh Liễn giết Thái Tử Hạng Lang, lời bàn của sử thần Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 1, tờ 5a - b) thật đáng để cho đời đời suy gẫm:
"Truyền ngôi cho con trưởng là đạo thường của muôn đời, bỏ đạo ấy mà không có biến loạn thì quả là chưa bao giờ nghe vậy. Cũng có khi nhân thời loạn mà lập Thái Tử, nhưng trước hết phải chọn người có công, nếu con trưởng ác đức thì phải phế bỏ đi rồi sau mới lập con thứ. Thế là xử việc lúc biến mà vẫn được đúng, người xưa cũng từng làm. Nam Việt Vương (Đinh) Liễn là con trưởng, từng có công lao, chưa thấy có lỗi. Đinh Tiên Hoàng vì yêu con thứ mà quên con trưởng, tưởng thế là thỏa tình yêu quý, nào có biết đâu như thế là làm hại con. Còn như (Đinh) Liễn giết em, nhẫn tâm đến thế thì rõ là thiên đạo và nhân luân đều mất hết, tức là tự chuốc họa thiệt thân, lại còn liên lụy đến cha nữa (chỉ việc về sau, hai cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị giết hại -NKT), há chẳng là rùng rợn lắm sao? Nếu không như vậy thì tội đại ác của Đỗ Thích (kẻ giết Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn - NKT) vì đâu mà có, đúng như lời sấm truyền?"
Việt Sử Giai Thoại - Tập 1 Việt Sử Giai Thoại - Tập 1 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 1