When you look at the sun during your walking meditation, the mindfulness of the body helps you to see that the sun is in you; without the sun there is no life at all and suddenly you get in touch with the sun in a different way.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Triệu Hi Chi
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Trà Hương
Biên tập: Dung TL
Upload bìa: Hà Thảo Nguyên
Số chương: 67 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 885 / 12
Cập nhật: 2018-05-26 13:51:31 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 65
– 16:30, ngày 24 tháng 12 năm 1905, Thượng Hải, tại bệnh viện Quảng Nhân trên đường Avenue, Tô Giới công cộng.
Thịnh Thanh Nhượng ra đời.
Y tá bọc kín đứa trẻ mới sinh đưa tới bên giường sản phụ cho mẹ đẻ nhìn qua, sau đó giao cho người giúp việc nhà họ Thịnh vừa đến.
Vào đông, ban ngày ngắn, lúc người giúp việc mang anh trở lại dinh thự nhà họ Thịnh trên đường Tĩnh An Tự, hoàng hôn đã nuốt trọn cả căn nhà.
Chuông điện ngoài cửa lớn vang lên, ông Thịnh ngồi trên sô pha, nhoài người về phía trước rũ tàn thuốc lá, bà Thịnh ngồi im lìm trên ghế mây, lông mày nhướn lên, đám trẻ con trên tầng hai vén rèm nhìn ra ngoài, nhìn người hầu ôm một đứa bé xa lạ băng qua cơn gió đêm giá rét của đêm đông vào nhà.
– 06:24, ngày 14 tháng 9 năm 1987, bệnh viện Hoa Sơn, đường Ô Lỗ Mộc Tề Trung, Thượng Hải.
(*) Ô Lỗ Mộc Tề Trung là đường kéo dài từ khu tập hợp đến khu Tĩnh An, Thượng Hải.
Tông Anh ra đời.
Tia nắng ban mai xuyên qua cửa sổ thủy tinh rọi sáng hành lang, bà Phương trắng đêm không ngủ, nghe y tá nói Nghiêm Mạn đẻ, bà đứng dậy khỏi ghế dài, gọi điện thoại thông báo cho Tông Khánh Lâm.
——— ∞ ———
– Ngày 13 tháng 12 năm 1912, tại nhà nhà bác cả của Thịnh Thanh Nhượng ở Hồng Khẩu, Thượng Hải.
Năm này, Phổ Nghi, người lãnh đạo quốc gia, công bố chiếu thư thoái vị, Thịnh Thanh Nhượng sống nhờ ở nhà bác cả đã năm năm.
Anh bảy tuổi, từ khi biết ghi nhớ, ngày lại ngày, trong nhà chỉ có khói thuốc lượn lờ và tiếng mạt chược, tan học không có người nấu cơm, trong túi không có lấy một xu, phải trốn vào phòng bếp ăn cơm thừa từ buổi trưa.
Cẩn thận dẫm lên ghế, lấy bát sứ ra khỏi chạn bếp, mùi thuốc lá và nước hoa chợt bay tới, một bạt tai giáng xuống, đầu tiên va phải cửa chạn bếp, sau đó vấp chân, ngã khỏi ghế, đầu đập xuống đất.
Bát cơm vừa xới rơi xuống vỡ tan tành, toàn bộ cơm đổ cho mặt đất lạnh băng.
Bác gái hùng hổ chửi anh: “Đồ ăn trộm! Ai cho phép mày ăn?!” Chửi xong lại lôi anh đứng lên tiếp tục đánh.
Năm năm nơm nớp lo sợ ép ra bản lĩnh đoán ý qua nét mặt, chỉ nhìn nét mặt bác gái, anh liền biết trận mạt chược hôm nay thắng hay thua, có thể đoán được hôm nay có bị đánh không, cũng bởi vậy mà trở nên mẫn cảm hướng nội, không dám cãi lại, đã thế còn không có sức đánh trả, vùng vẫy cũng chỉ phí công.
Đôi khi không nhịn được cũng chạy ra ngoài khóc, đứng trong gió lạnh tiêu điều, trên đường phố trống vắng, xung quanh mờ mịt, nhưng làm thế nào cũng không đi được.
– Ngày 13 tháng 22 năm 1990, chung cư 699.
Năm này, Đông Đức và Tây Đức hợp nhất, Á Vận Hội lần thứ 11 tổ chức, tuyến tàu điện ngầm số 1 của Thượng Hải chính thức khởi công xây dựng, Tông Anh ba tuổi, còn chưa vào nhà trẻ.
đăng❊nhập //truyencuatui.net/ để đọc truyện
Trong nhà máy ghi âm hát “Tình duyên xa mà gần, khiến đôi ta quấn quít trọn đời...”, Tông Anh ngồi xổm bên năm cuộn băng cát sét bị phá hỏng hoàn toàn, bị bà Phương bắt tại trận.
Bà Phương nói: “Mẹ cháu lập tức sẽ đến mắng cho một trận.”
Cô bé sợ tới mức nhanh chóng nhét băng cát sét vào hộp giấy, Nghiêm Mạn từ thư phòng đi tới, cầm một xấp luận văn hỏi cô bé: “Con rùa trên giấy là ai vẽ?”
Cô bé chỉ con mèo đang nằm trên thảm nghịch bút dạ màu, Nghiêm Mạn nghiêm mặt, cô bé vội vàng bổ sung: “Không phải nó!”
Nghiêm Mạn dở khóc dở cười, chỉ có thể in lại, lại bảo cô bé về sau không được nói dối, không được không biết chừng mực gây thêm phiền toái cho người khác. Tông Anh chỗ hiểu chỗ không gật đầu, mất một lúc lâu, cuối cùng cuốn đem đống băng cát sét bị kéo ra cuộn trở lại.
——— ∞ ———
– Ngày 14 tháng 9 năm 1917, Thượng Hải.
Năm này, Trương Huân khôi phục ngai vàng thất bại, đại chiến thế giới lần thứ nhất vẫn chưa chấm dứt, thành phố đặc biệt Thượng Hải thành lập, Đại Thế Giới hoàn thành (*), công ty Tiên Thi khai trương (*), Thịnh Thanh Nhượng lên trung học, vì suy dinh dưỡng, ngất xỉu trong tiết thể dục.
(*) Đại Thế Giới: Tức Trung tâm Giải trí Đại Thế Giới, chuyên tổ chức các chò trơi xiếc, ảo thuật, hí khúc Nam Bắc... (Hí khúc: Các loại kich truyền thống, kết hợp hát và múa của Trung Quốc)
(*) Công ty Tiên Thi: Công ty bách hoá tự thành lập đầu tiên của Thượng Hải.
– Ngày 14 tháng 9 năm 1995, Thượng Hải.
Năm này, Tổ chức Thương mại Thế giới thành lập, quốc gia bắt đầu thi hành chế độ một tuần nghỉ hai ngày, Windows 95 phát hành, Tông Anh vào tiểu học.
Sinh nhật hôm đó, cô vĩnh viễn mất đi Nghiêm Mạn.
——— ∞ ———
– Ngày 20 tháng 8 năm 1919, Thượng Hải.
Năm này, một trận chiến chấm dứt, Hội nghị Hoà bình Paris triệu tập các nước đến họp, Thịnh Thanh Nhượng chuẩn bị thi vào viện luật pháp của Đại học Đông Ngô.
Thiếu niên 14 tuổi đã học được cách lặng lẽ xử lí vết thương, ngoài chấp nhận và nhẫn nại, còn học được tích trữ sức mạnh.
Cơn gió mùa hạ thổi tung trang sách trên bàn, ngoài cửa sổ, một chú chim bồi hồi trên cây hải đường, nó đỗ lại trong chốc lát, cuối cùng vỗ cánh bay đi, rời khỏi khoảnh sân nho nhỏ này.
– Ngày 10 tháng 8 năm 1997, Thượng Hải.
Năm này, Hồng Kông trở về, Tông Anh xin nhảy lớp.
——— ∞ ———
– Ngày 24 tháng 12 năm 1923, Paris.
Người Pháp chuẩn bị bữa tiệc lớn nghênh đón đêm Giáng Sinh, Thịnh Thanh Nhượng vì không trả được tiền thuê nhà, bị chủ cho thuê nhà đuổi đi.
Xách hành lý bước ra khỏi căn nhà không đến 10 mét vuông, nghênh đón anh là cơn gió đêm lạnh lẽo và đường phố Paris trống trải.
– Ngày 24 tháng 12 năm 2001, Thượng Hải.
Đêm Giáng Sinh, bạn học đều về nhà, cả Thượng Hải tràn ngập không khí mê say.
Tông Anh trọ ở ký túc xá trường, úp một bát mì, bật đèn bàn, mở sách chuyên đề trên bàn ra đọc.
——— ∞ ———
– Ngày 8 tháng 9 năm 1925, Paris.
Thịnh Thanh Nhượng kết thúc công việc về nhà, chuẩn bị luận văn thâu đêm.
– Ngày 8 tháng 9 năm 2003, Thượng Hải.
Tông Anh hoàn thành thủ tục nhập học, chính thức vào Viện Y Học.
——— ∞ ———
– Ngày 21 tháng 9 năm 1930, Thượng Hải.
Thịnh Thanh Nhượng lấy được giấy chứng nhận hội viên của đoàn luật sư Thượng Hải.
– Ngày 21 tháng 9 năm 2008, Thượng Hải.
Tông Anh tham gia cuộc thi viết Y Học Tổng Hợp Tư Cách Bác Sĩ năm 2008.
——— ∞ ———
– Ngày 7 tháng 10 năm 1932, Thượng Hải.
Thịnh Thanh Nhượng biện hộ cho công nhân bị nợ lương, kéo dài đến ngày này tháng sau, cuối cùng thắng lợi.
– Ngày 7 tháng 10 năm 2010, Thượng Hải.
Tông Anh tham gia cuộc phẫu thuật thần kinh đầu tiên trong đời, thuận lợi hoàn thành.
——— ∞ ———
– 21:20, ngày 11 tháng 7 năm 1937, Chung cư 699, Thượng Hải.
Kết thúc một cuộc xã giao của giới giáo dục, Thịnh Thanh Nhượng về nhà, bật đèn hành lang, đổi giày, đun nước nóng, tắm rửa, ngồi bần thần trên sô pha.
10 giờ đúng, đèn hành lang bỗng nhiên vụt tắt.
– 21:20, ngày 11 tháng 7 năm 2015, chung cư 699, Thượng Hải.
Tông Anh làm xong công việc ở hiện trường về nhà, bật đèn hành lang, đổi giày, đun nước nóng, tắm rửa, ngồi bần thần trên sô pha.
10 giờ đúng, đèn hành lang nhấp nháy, di động rung lên, cô nhận được nhiệm vụ khẩn cấp và ra khỏi nhà.
——— ∞ ———
— 17:30, ngày 11 tháng 3 năm 2016, tại một hiệu sách trên đường Hồ Nam, khu Từ Hối, Thượng Hải.
Ở thư viện Thượng Hải gần như cả ngày, Thịnh Thanh Nhượng mới ra về, không bao lâu, thấy một cánh cửa sắt màu đen, rẽ vào là một hiệu sách có vườn hoa.
Nhiều ngày qua, nhiệt độ phía Nam giảm xuống trên diện rộng, nhưng dẫu tiết trời mùa xuân còn se lạnh, vẫn nghênh đón hoa nở.
Đã 135 ngày trôi qua kể từ sáng sớm ngày 28 tháng 10 năm 2015 đến giờ, trong khoảng thời gian này đã xảy ra rất nhiều chuyện mới mẻ, điều khác biệt lớn nhất so với lúc trước là – anh rốt cuộc có thể đi dưới ánh nắng chói chang, quan sát thời đại xa lạ này.
Hết thảy đều mới mẻ, nhưng nếu muốn sống ở đây như người bình thường, thủ tục khá rườm rà.
Có điều, chính sách giải quyết hộ khẩu mới đã ra đời, vấn đề thân phận cũng không phải không có khả năng giải quyết.
Hiệu sách đốt hương, âm nhạc nền thư giãn, mọi người hoặc im lặng đọc sách, hoặc ngồi nhấm nháp cà phê, khung cảnh an nhàn mà chỉ thời đại hòa bình mới có.
Anh lại thấy trên giá sách một quyển sách bìa nâu, nội dung kể về cựu chiến binh thời kháng chiến, anh lật qua trang ghi tên sách, xem lướt qua mục lục, một cái tên quen thuộc nháy mắt nổi bật giữa mười mấy cái tên.
Đối chiếu với số trang, anh nhanh chóng lật đến trang 157, trên trang giấy là hàng chữ in hoa thể Tống cỡ số 4.
Đối tượng phỏng vấn: Thịnh Thanh Hoà.
Thịnh Thanh Nhượng đọc lần lượt, dường như nghe đối phương mặt đối mặt kể về chiến dịch mình từng tham gia.
Cuối cùng, người soạn sách hỏi chuyện cũ liên quan đến gia đình ông, ông chậm rãi kể lại.
Khi ông nói đến đoạn “Tôi còn có một anh ba, trong thời gian Thượng Hải gặp chiến tranh, anh ấy vội vàng dời nhà máy lùi sâu vào mạn trong, do đó chết trên biển. Khi đó tôi đánh giặc ở tiền tuyến, nghi ngờ anh ấy làm chuyện vô dụng, nhưng sau này nghĩ lại, việc bảo tồn thực lực hậu phương, chi viện tiền tuyến, chung quy phải có người làm, nếu sống đến bây giờ, anh ấy hẳn đã 96 tuổi”, Thịnh Thanh Nhượng không kìm được siết chặt quyển sách trong tay.
Sau 10 giờ tối ngày 27 tháng 10 năm 1937, anh đã “chết” tại thời đại ấy, không còn được gặp lại mặt trời mọc ngày 28 tháng 10 năm 1937.
Thay vào đó, anh nhìn thấy ánh ban mai ngày 18 tháng 10 năm 2015, nghênh đón một ngày hoàn toàn mới ở thời đại này.
Nhớ tới cái đêm ánh lửa ngập trời ở Áp Bắc, lòng anh vẫn còn khiếp sợ, nếu Tông Anh không ở bên anh, nếu không vì đưa Tông Anh về thời đại của cô, anh rất có thể không kiên trì được đến 10 giờ tối, cứ thế chết trong biển lửa ở Áp Bắc...
Thoạt nhìn anh đưa Tông Anh trở lại năm 2015, nhưng trên thực tế, Tông Anh mới là người dẫn anh về nơi này.
Thịnh Thanh Nhượng tiếp tục lật sang các trang sau, nhìn thấy một loạt ảnh cũ.
Có ảnh chụp một mình khi Thịnh Thanh Hoà còn là trẻ con, có ảnh hồ sơ lúc tòng quân thời niên thiếu, có ảnh chụp chung với các chiến hữu, có ảnh kỷ niệm trước khi nhà họ Thịnh mỗi người một ngả... Tấm cuối cùng rốt cuộc biến thành ảnh màu, đây là tấm ảnh chung của một đại gia định, ngồi đằng trước là Thịnh Thanh Hoà và vợ, phía sau là con trai, con gái, cháu chắt đầy đàn.
Quyển sách này là sách đã tái bản chỉnh lý, thời gian phỏng vấn là năm 2001, khi đó Thịnh Thanh Hoà đã 95 tuổi, trong ảnh, tóc anh ta đã trắng xoá, trên khuôn mặt tràn đầy nếp nhăn có niềm vui, nỗi buồn đắp xây theo năm tháng.
Thịnh Thanh Nhượng khép sách lại, đặt về chỗ cũ.
Di động trong túi đột nhiên rung lên, anh lấy ra nhìn, là tin nhắn Tông Anh gửi tới, nói đã tan ca, hỏi anh đang ở đâu.
Thịnh Thanh Nhượng nhắn cho cô định vị.
20 phút sau, Tông Anh đến.
Thịnh Thanh Nhượng đang đứng trước chồng sách, lật một quyển sách tiếng nước ngoài bìa cứng thật dày.
Trên bìa sách màu đen in bốn chữ mạ vàng: “The book of answers”.
Tông Anh lặng lẽ bước đến bên anh, tiện tay cầm một quyển, ngẩng đầu nhìn thoáng qua hướng dẫn sử dụng sách đáp án đặt trên chồng sách...
“Khép sách lại, đặt trong tay, nhắm mắt lại, tự hỏi một vấn đề trong đầu, giữ sách, vuốt khẽ mép trang sách, nếu cảm giác thời cơ đến, mở sách ra, trang đó chính là đáp án.”
Cô đặt sách xuống, bỗng quay đầu hỏi Thịnh Thanh Nhượng, lúc này đang mải mê đọc sách: “Anh đang nghĩ vấn đề gì vậy?”
Lúc này, Thịnh Thanh Nhượng mới nhận ra cô đã đến bên mình, anh mím môi suy nghĩ, trả lời: “Mấy phút trước đã nhắn cho em rồi.”
Tông Anh nhớ lúc dừng xe, di động quả thật có rung một cái, nhưng cô không mở ra xem ngay.
Cô đang định lấy di động, Thịnh Thanh Nhượng lại đưa quyển sách trong tay cho cô: “Không lật qua xem thế nào sao?”
Tông Anh ngẩng đầu, nhìn trực diện vào mắt anh, sau đó nhắm mắt lại, ngón cái vuốt qua mép trang sách, mấy phút sau, cô mở mắt ra.
Cả trang, trừ khung trang trí, chỉ in một từ đơn nho nhỏ – “YES”.
Anh cụp mắt mỉm cười: “Em xem tin nhắn di động đi.”
Tông Anh mở hộp thư, tin nhắn mới nhất là: “Will you marry me?”
Anh giơ sách lên hỏi cô: “Muốn lật lại không?”
Tông Anh mỉm cười lắc đầu.
– Will you marry me?
– YES.
Hiệu sách Thượng Hải
The book of answers.
Vị Khách Lúc Nửa Đêm Vị Khách Lúc Nửa Đêm - Triệu Hi Chi Vị Khách Lúc Nửa Đêm