Nghị lực và sự kiên nhẫn cần có cho bất kỳ ai, ở bất kỳ vị trí nào.

Theodore F. Merseles

 
 
 
 
 
Tác giả: Khuyết Danh
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 48
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 12808 / 70
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hồi Thứ Nhất - Nơi Kim Khuyết Thiếu Cung Nữ
ấy giờ triều Tống, vua Chơn Tôn là con thứ ba của vua Thái Tôn, tên là Hằng tức vị năm Mậu Tuất lấy niên hiệu là Hà Bình phong cho vợ lớn là Lưu phi làm hoàng hậu, vợ thứ là Lý phi là Thần phi. Cả hai đều được vua yêu mến.
Năm ấy, hai bà đều có thai, vua mừng rỡ ước ao sanh đặng hoàng nam để nối ngôi.
Còn trong triều thì bá quan đầy đủ, cũng có người trung thần vị quốc, cũng kẻ gian nịnh lộng quyền. Những người trung thần như: thái sư Lý Hằng, khu mật sứ Vương Đáng, thừa tướng Khấu chuẩn, thị chế Tôn Thích.v.v... còn những kẻ gian thần như: Vương Khâm Nhược, Đinh Vị, Lâm Tri, Trần Hằng Niên là Lưu Thừa Khuê. Năm người ấy cùng một phe đảng gọi là ngũ quỷ làm rối loạn triều đình.
Lúc ấy có Bao Chuẩn làm quan Phủ Doãn tại phủ Khai Phong, còn Bàng Hồng làm quan khu mật, hai người ấy một đàng trung một đàng nịnh, cho nên không thuận với nhau.
Vào năm Hà Bình thứ ba, nhằm năm Canh Tý, có quan cận thần tâu với nhà vua xin tuyển thêm cung nữ, vì trong cung thiếu người hầu hạ.
Vua Chơn Tôn nghe tâu nghĩ thầm:
- Năm trước ta đã thả ra hơn một ngàn năm trăm cung nữ, lẽ nào năm nay lại tuyển thêm cung nữ khác. Thôi để ta hạ chỉ cho tuyển thêm một số ít, nhân dịp lựa một nàng có sắc đẹp nết nàng, ban cho Vương huynh để Vương huynh ta có con nối nghiệp.
Nghĩ như vậy, vua Chơn Tôn liền hạ chỉ sai Trần Lâm ra tỉnh Sơn Tây phủ Thái Nguyên tuyển chọn tám mươi mỹ nữ, không được tuyển quá số ấy, kỳ hạn năm tháng phải về triều phục chỉ.
Trần Lâm lãnh mạng lui ra, đem thêm tám tên dũng sĩ để hầu cận và một ngàn binh để rước mỹ nữ về.
Đoàn người đi độ một tháng thì đến phủ Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Các quan địa phuơng nghe tin đều đón tiếp rước vào thành.
Trần Lâm truyền chỉ:
- Nay có thánh chỉ truyền tuyển chọn mỹ nữ, bất kỳ nhà quan hay dân hễ có con gái đẹp đều phải ghi tên vào sổ để tuyển chọn. Kẻ nào ẩn giấu sẽ bị tội nặng.
Ngày ấy trong thành phủ Thái Nguyên rất xôn xao, các nàng gái đẹp đều tìm cách gả cưới không cần kén chọn giàu sang. Vì vậy có nhiều trai nhà nghèo, hèn hạ cưới được gái đẹp giàu sang. Ấy cũng vì lòng cha mẹ thương con, sợ con gái mình tuyển vào cung thì không biết ngày nào mà gặp mặt. Chẳng những con nhà dân phải lo sợ, mà đến cho nhà quan có sắc đẹp cũng phải lo âu trốn tránh.
Bởi vậy qua một thời gian, Trần Lâm chỉ thu nạp được hai trăm mỹ nữ, nhưng chỉ có hai mươi người là con nhà qua, còn bao nhiêu là con nhà lê dân hết. Trần Lâm lựa lại chỉ được 60 người có diện mạo chỉnh tề, còn bao nhiêu đều thả về hết.
Trần Lâm nói với các quan:
- Năm trước thiên tử thả cung nữ ra hết, nay phải chọn cho đủ số tám mươi người, trong đó phải cho cho được bậc quốc sắc thiên hương mới vừa ý thiên tử. Nay con gái các bậc quan quyền không ra mặt nên tôi buộc lòng phải đến từng nhà tra xét.
Các quan nghe Trần Lâm nói đều nhìn nhau lo lắng, trong số đó có một vị quan võ tên Địch Quảng đang làm chức tổng binh có cô con gái đẹp liệu bề giấu không nổi nên xin kỳ hạn ba ngày sẽ tìm dâng nạp đủ số.
Trần Lâm chấp thuận. Các quan đều lui ra, ai về dinh nấy.
Nguyên Địch Quảng có vợ là Mạnh phu nhân, sanh được hai đứa con gái. Người lớn là Địch Thiên Kim, mới mười sáu tuổi mà hoa nhường nguyệt thẹn, lại thêm nghề cầm kỳ thi họa, đẹt phụng thêu hoa, tuy chưa định gả cho ai song không chịu ghi tên vào sổ tuyển chọn.
Ngày ấy Địch Quảng về dinh, mặt buồn dàu dàu. Mạnh phu nhân thấy vậy hỏi:
- Hôm nay có việc chi mà trông tướng quân buồn như vậy?
Địch Quảng liền kể hết cho Mạnh phu nhân nghe. Vợ chồng đang cùng nhau than thở thì có Địch Thiên Kim bước vào nghe rõ sự tình liền hỏi:
- Việc hai anh chị buồn bã em đã nghe rõ hết rồi. Nhưng anh chị ơi, việc đã đến nước này còn giấu em làm chi.
Địch Quảng nói:
- Em ơi! Nay cha đã qua đời rồi, chỉ còn lại mẹ già và hai anh em mình thôi. Nếu anh đem tên em ghi vào sổ thì mẹ già phải buồn bã khóc than vì phải ca con, e mang bệnh mà chết. Vì vậy ta định về tâu với thánh thượng dung tha tội không tham dự kén chọn mỹ nữ.
Thiên Kim nói:
- Không nên đâu! Anh là người làm quan lẽ đâu không rõ phép nước. Nếu thiên tử không chấp thuận lời cầu xin thì làm sao tránh khỏi tội khi quân, liên luỵ đến mẹ già nữa. Ấy chỉ vì em mà anh mang tiếng bất trung, bất hiếu. Xin anh hãy suy xét lại.
Địch Quảng hỏi:
- Vậy ý em thế nào?
Thiên Kim nói:
- Theo ý em thì thì thà liều một mình em mà giữ vẹn cả nhà, còn phần anh khỏi lo tội nghịch chỉ nữa.
Địch Quảng nghe nói cứ ngồi than thở mãi.
Hôm sau Địch Quảng đang ngồi buồn bã thì có quân vào báo:
- Nay có Trần thái giám dẫn quân đi lục soát nhà của quan, chốc nữa sẽ đến đây. Địch Quảng nghe báo mặt mày càng buồn bã, còn Mạnh phu nhân thì tay chân bủn rủn.
Thiên Kim nói:
- Anh chị đừng lo sợ, em sẽ bằng lòng tiến cung nếu được chọn.
Nói rồi bèn kêu gia nhân bảo ra đứng ngoài cổng, đón Trần thái giám, nói:
- Xin đừng xét dinh ta. Địch tổng binh có một người em gái chịu đứng vào sổ kén.
Gia nhân vâng lệnh ra nói y như lời.
Thiên Kim lại sai a hoàng đến Phật đường thỉnh mẹ mình là Nhạc thị thái phu nhân vào hậu đường.
Mọi người trông thấy nhau đều rơi lệ. Thiên Kim thưa:
- Mẹ ơi nay có thánh chỉ sai Trần Lâm đến đây chọn mỹ nữ vào cung, song còn chưa đủ số, cho nên Trần Lâm đến kiểm soát từng nhà. Con không thể cho gia đình mang tiếng khi quân nên mời mẹ đến đây để tỏ cùng mẹ.
Nói xong nàng khóc oà lên. Bà Nhạc thị nghe mấy lời tay chân bủn rủn, còn vợ chồng Địch Quảng tuy dau buồn cũng phải khuyên lơn.
Xảy có quân vào báo:
- Quan thái giám Trần Lâm nói nếu có Thiên Kim đã bằng lòng thì phải lập tức trình diện để kịp tuyển chọn.
Bà Nhạc phi vừa khóc vừa nói:
-Thôi, để mẹ đưa con ra khỏi dịch trung cho hết tình mẫu tử.
Thiên Kim lạy mẹ và hai anh chị rồi từ giã lên kiệu, còn Địch Quảng cũng lên ngựa đưa em gái đến dịch trung. Ba mẹ con đều vào ra mắt Trần Lâm.
Trần Lâm xem thấy Thiên Kim thật là tuyệt sắc giai nhân thì cả mừng nói với Địch Quảng:
- Vậy cô này là con gái của ngài sao?
Địch Quảng nói:
- Nàng là em ruột của tôi. Hôm trước ngày có bảo con cháu các quan ai có sắc đẹp thì ghi vào sổ kén. Sở dĩ tôi chần chờ là vì trong nhà còn có mẹ già, sợ thân mẫu tôi buồn rầu mà sanh bịnh, nên chưa dám đến đúng ngày. Xin ngài về trào tâu với thiên tử soi xét.
Trần Lâm nói:
- Việc ấy không can chi hết. Nay ngài đã vâng chỉ đem em ra dự tuyển thì có tội gì đâu. Còn như em ngài nhan sắc như vậy nếu vào cung thì được hưởng vinh hoa phú quý.
Trần Lâm chọn Địch Thiên Kim vào đầu sổ rồi từ tạ Địch Quảng đưa nàng Địch Thiên Kim về cung.
Lúc này bà Nhạc thị và Thiên Kim lòng đau như cắt, mẹ con khóc sướt mướt không thôi. Trần Lâm khuyên:
- Xin lão phu nhân bớt cơn sầu não trở về dinh, sớm muộn cũng có tin tức hồi âm. Tôi chắc tiểu thư sẽ được trọng vọng.
Lời bàn:
sắc đẹp của nữ giới là một lợi khí sắc bén xưa nay đã từng làm mất nước khuynh thành, nhưng trước tình cảm gia đình không thể nghĩ đến cái lợi khí ấy mà vơi đi những gì đau khổ trong cách biệt.
Trần Lâm, người có trách nhiệm tuyển chọn mỹ nữ đưa vào cung cũng đã thấy rõ điều đó. Một Địch Thiên Kim sắc nước hương trời, được đưa vào cung thì quyền quý cao sang như đã nằm trong bàn tay, nhưng không vì vậy mà lúc chia xa tình mẫu tử không bị xót xa đau đớn.
Con đường công danh, phú quý và tình quyến luyến gia đình nhiều lúc tác động nhau, làm cho con người phải đau khổ.
Trong cuộc sống xưa nay, người kẻ anh hùng hào kiệt trước bổn phận làm trai phải đem thân gánh vác trách nhiệm làm người nhưng trong lúc thi hành phận sự, đem chí khí đảm nhận việc lớn đôi khi vướng mắc tình cảm gia đình mà bỏ lỡ cơ hội lập thân. Đó là lẽ thường tình mà con người phải đấu tranh giữa tình cảm và trách nhiệm.
Vạn Huê Lầu Diễn Nghĩa Vạn Huê Lầu Diễn Nghĩa - Khuyết Danh