Chướng ngại chỉ đe dọa được bạn một khi bạn rời mắt khỏi mục tiêu.

Henry Ford

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 955 / 1
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
i cũng muốn có một cấp trên 'hoàn hảo', một người vui vẻ, chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm và công bằng. Nhưng tất nhiên, như bất cứ một người nào khác, sếp của bạn cũng có những khiếm khuyết nhất định.
Có thể cấp trên của bạn giỏi ăn nói nhưng lại lãnh đạo kém, hoặc có tầm nhìn xa, trông rộng nhưng lại thiếu sót trong các chi tiết. Tìm cách làm thay đổi sếp của bạn ư? Đừng hy vọng điều đó. Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn khắc phục những bất hòa và xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp trong công việc
Coi sếp như một khách hàng
Bạn có thể có nhiều sếp khác nhau trong khi làm việc. Một vài người đưa cho bạn ý kiến phản hồi và luôn “nháy mắt” động viên khi bạn cố gắng làm việc tốt. Nhưng cũng có những người khiến cho công việc trở nên khó khăn hơn vì sự kiểm soát quá mức hoặc thiếu năng lực tổ chức. Dù cho sếp của bạn là người thế nào, bạn cũng cần phải xác định rằng hoặc là bạn hợp tác làm việc với anh hay chị ta hoặc là chống lại. Rõ ràng cố gắng làm việc một cách hòa hợp với sếp là biện pháp dễ hơn và khôn ngoan hơn.
Bạn từng có những biện pháp rất tốt để điều chỉnh quan hệ với khách hàng. Vậy tại sao không đối xử với sếp như cách bạn làm với khách hàng. Sếp của bạn cũng có những mong đợi nhất định và bạn hãy cố gắng đáp ứng tốt những mong đợi này. Hãy nhớ rằng quan hệ của bạn với sếp là mối quan hệ quan trọng nhất tại nơi làm việc. Quan hệ tốt sẽ giúp bạn hài lòng với công việc và có nhiều cơ hội để thăng tiến.
Bắt đầu quan hệ bằng những bước đi đúng
Sếp của bạn chắc không từ chối nếu bạn thảo luận thẳng thắn cùng sếp những vấn đề cơ bản như trách nhiệm công việc, những mục tiêu cần đạt được, những giá trị quan trọng trong công ty, cách làm việc hợp lý và hiệu quả nhất.
Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với sếp. Điều này không chỉ là những bản báo cáo hàng tuần về các dự án mà còn bao hàm sự gặp mặt để cùng nhìn lại các vấn đề lớn. Chính bạn phải tự đề xuất những buổi gặp này để tìm ra sự tương đồng với cấp trên.
Cố gắng hiểu sếp của bạn
Theo Carieer Builder, bằng cách quan sát và đặt câu hỏi, bạn có thể biết nhiều hơn về “thế giới” của sếp. Cố gắng để ý đến phạm vi trách nhiệm, quá trình làm việc của sếp. Thậm chí bạn cũng nên biết về mục tiêu trong công việc, quan hệ với sếp lớn và cả những áp lực trong công việc của sếp. Đặt mình vào vị trí của sếp, bạn có thể hiểu được những gánh nặng mà anh ta đang phải chịu hay những mong muốn mà sếp muốn các nhân viên của mình đáp ứng. Những hỗ trợ tự nguyện của bạn sẽ giúp bạn được đánh giá cao hơn và có thể được giao những công việc mới và vị trí mới.
Truyền thông hiệu quả
Bạn cần tìm ra cách hợp lý nhất để truyền thông tới sếp của bạn. Có sếp thích trò chuyện trực tiếp, nhưng cũng có người thích nhận email hay điện thoại hơn. Bạn cũng cần tìm hiểu xem sếp của bạn ưa một sự trình bày ngắn gọn về vấn đề hay là một bản báo cáo chi tiết.
Hãy nói với sếp điều bạn cần
Một khi bạn đã tìm ra cách tốt nhất để giao tiếp cùng sếp, hãy chủ động nói chuyện với anh ta, đề xuất những gì bạn cần để khiến cho công việc trôi chảy, đừng cho rằng sếp của bạn phải tự đoán ra. Có thể bạn cần đào tạo thêm về máy tính để thực hiện việc thuyết trình chẳng hạn. Hãy giải thích rõ tại sao bạn cần điều đó và sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn ra sao.
Ứng xử với các sếp”khó chịu”
Những gợi ý ở trên có thể thực hiện với đa phần các sếp, nhưng cũng có một vài lãnh đạo có cách “hành xử đặc biệt” gây trở ngại trong công việc. Dưới đây là một vài dạng tính cách “khó chịu” và những “phương thuốc” để giải trừ.
Kiểu sếp “nhỏ nhặt”, kiểm soát vượt quá mức cần thiết
Biện pháp: Sếp của bạn cần tin tưởng vào bạn nhiều hơn. Bạn hãy chủ động làm rõ những trách nhiệm phải hoàn thành thành từ những nhiệm vụ nhỏ cho tới những nhiệm vụ lớn. Bạn cần nỗ lực để làm tốt công việc nếu không bạn càng mất đi sự tin cậy và bị “soi” nhiều hơn nữa.
Kiểu sếp “không phải là sếp”, thiếu quyết đoán, do dự, mập mờ.
Biện pháp: Thay vì đưa ra các câu hỏi, hãy đưa cho sếp vài sự lựa chọn đi kèm với những nhận xét rõ ràng. Hãy chống lại sự mập mờ bằng cách hỏi lại cho sáng tỏ. Bạn cũng cần tránh sự chần chừ của sếp bằng cách khẳng định thời hạn cuối của bạn và theo sát những cái bạn cần
Kiểu sếp “quá đáng”, vắt kiệt nhân viên
Biện pháp: Hãy bố trí một cuộc gặp gỡ để nói chuyện về những quyền lợi và trách nhiệm của bạn, những giới hạn mà bạn có thể làm hoặc không. Bạn cũng có thể gợi ý cần một người hỗ trợ trong những lúc cao điểm.
Sử dụng những chiến lược “ứng xử với sếp” ở trên để tạo ra một mối quan hệ hòa hợp, hữu ích và đôi bên cùng có lợi với cấp trên của bạn. Bạn sẽ nhận ra rằng chỉ cần một ít cố gắng để phù hợp với phong cách làm việc của sếp nhưng lợi ích thu lại sẽ rất lớn. Hãy nhớ rằng, hòa thuận với sếp của bạn có nhiều ý nghĩa hơn bất cứ yếu tố nào khác để có những điều tốt nhất trong công việc của bạn.
(Theo Ngôi Sao)
Ứng xử với sếp Ứng xử với sếp - Cẩm Nang Nghề Nghiệp