You can't start the next chapter of your life if you keep re-reading the last one

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Franz Kafka
Biên tập: Duy Vo
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 20
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2413 / 81
Cập nhật: 2015-07-23 22:55:04 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Nữ Ca Sĩ Giôdêphin Hay Là Truyện Kể Về Dân Chuột
ữ ca sĩ của dân tộc chúng tôi tên là Giôdêphin. Ai mà chưa nghe nàng hát thì chưa thể nói là đã thấy hết được sức mạnh của tiếng hát. Bất kì ai, k cả những người chẳng có năng khiếu gì về âm nhạc, hễ đã nghe tiếng hát của nàng đều bị cuốn hút. Ngoài tiếng hát ra, sự yên lặng, sự thanh thản trong tâm hồn cũng là một thứ âm nhạc quý. Cuộc sống của chúng tôi đầy những lo âu vất vả. Chúng tôi đã cố gắng xua đuổi một cách vô ích những ưu tư trong đời thường để vượt ra khỏi những điều làm chúng tôi bận lòng. Chúng tôi không chỉ phàn nàn mà cũng đã tìm nhiều phương kế, nghĩ ra nhiều cách rất thực tế để xua đuổi ưu tư phiền muộn. Cuối cùng chúng tôi nhận ra rằng để thư giãn tâm hồn cần tới những nụ cười hóm hỉnh và để bù đắp cho sự vắng thiếu hạnh phúc phải cần có âm nhạc.
Chúng tôi coi Giôdêphin là một trường hợp ngoại lệ: Nàng yêu âm nhạc, biết cách dùng âm nhạc để diễn tả tâm hồn mình. Nàng cho rằng không dùng âm nhạc vào mục đích làm đẹp cho đời thì âm nhạc chẳng có ích gì cho cuộc sống nữa, thà rằng loại hẳn nó ra khỏi cuộc sống còn hơn.
Đôi khi tội tự hỏi mình: Thực ra âm nhạc có ích cho đời đến một chừng mực nào? Vì bản thân tôi chẳng hiểu biết gì về âm nhạc thì làm sao mà hiểu nổi điều này.
Thú thực là tôi chẳng cảm thông nổi tiếng hát của Giôdêphin nhưng giá có ai hỏi thì tôi vẫn nói là tôi rất hiểu, rất cảm thông. Nếu ai đó lại yêu cầu nói cụ thể hơn thì tôi sẽ nói tránh đi rằng tiếng hát của nàng nghe rất tuyệt nhưng về ý nghĩa bài hát thì người nghe cần được giải thích thêm mới mãn nguyện.
Nghe nàng hát chúng tôi luôn có những cảm giác lạ lùng, dường như đón nhận đuợc tình cảm nàng từ đáy lòng đi qua đường cổ họng để đến với chúng tôi. Một sắc thái rất riêng biệt chưa bao giờ cảm nhận được từ một ca sĩ nào khác.
Một số bạn bè thân thiết của tôi thường nói nhỏ riêng với nhau rằng: những bài Giôđêphin hát chẳng có gì là mới lạ. Nó chỉ là những bài hát bình thường.
Chúng tôi đã có cả một truyền thống về âm nhạc. Âm nhạc phát sinh từ cổ xưa, từ những tập kể chuyện truyền thuyết của dân tộc chúng tôi. Chúng tôi có khá nhiều những bài hát lưu truyền lại mặc dù đến nay chẳng còn ai biết hát nó nữa. Chúng tôi trân trọng bảo tồn những bài hát đó.
Nàng chuột Giôdêphin đã hát ca ư? Có lẽ tai nhạc kém chăng nên nghe đi nghe lại chúng tôi chỉ thấy đó là những tiếng rúc rích thông thường.
Tất cả dân chuột chúng tôi biết rúc rích. Ý tôi muốn nói tiếng rúc rích đó là bản năng chứ không phải là tài năng.
Cũng có thể Giôdêphin không hát mà chỉ rúc rích - như chúng tôi rúc rích - và nếu quả thật là như vậy, thì tôi hoài nghĩ năng lực của nàng vì với cái dáng vóc ẻo lả yếu ớt của nàng, nàng sẽ không thể bền bỉ bằng những nàng chuột quê mùa vừa phải làm ăn vất vả, vừa nhằn hạt, vừa rúc rích.
Nhưng nếu đích thực là Giôdêphin cất lên tiếng hát mà tiếng hát đó lại có sức cuốn hút kì lạ thì ai dám nói đó chỉ là những tiếng rúc rích thông thường.
Nếu nghe nàng hát từ rất xa hoặc nghe một cách hời hợt không tập trung thính giác, hoặc để nàng đồng ca với nhiều ca sĩ chuột khác thì đúng là người ta chẳng nhận thấy có gì khác lạ, thậm chí nếu lắng nghe còn phát hiện ra là tiếng rúc rích của nàng ẻo lả yếu ớt nữa là khác.
Nhưng nếu người ta đến gần nàng, đứng sát ngay trước mặt nàng thì rõ ràng không phải chỉ là những tiếng rúc rích thông thường nữa. Và tôi nhận ra rằng muốn hiểu tiếng hát của Giôdêphin thì không chỉ nghe nàng hát mà còn phải ngắm nhìn nàng nữa.
Gậm nhấm một trái hồ đào đối với loài chuột chúng tôi đâu có phải là một việc làm có tính nghệ sĩ. Thật vậy, chưa từng có ai mời người khác đến xem biểu diễn gậm nhấm hồ đào cả. Nhưng nếu có ai đó muốn khẳng định mình, muốn làm nổi mình lên qua việc gậm nhấm hồ đào mà họ lại thành công thì chính là vì họ đã chịu rèn luyện để làm công việc này một cách thấu đáo. Chỉ là một công việc bình thường ai cũng đã từng làm nhưng nếu thấy được sự cần thiết của nó đối với cuộc sống, trân trọng nó, làm đến nơi đến chốn thì vẫn đáng được mọi người chiêm ngưỡng.
Với tiếng hát của Giôdêphin thì sao? Chúng ta trầm trồ khen ngợi nàng về những gì mà chính chúng ta cũng làm được. Có điều là đối với những việc mà chúng ta làm được đó, kể cả làm có khéo léo hơn nàng đi chăng nữa, chúng ta cũng chẳng bao giờ tự khen mình cả.
Một hôm, tôi chứng kiến có ai đó huýt sáo chê bai nàng. Khen chê là chuyện thường khi thưởng thức nghệ thuật, nhưng trong trường hợp vừa xảy ra, tôi cho rằng đã xúc phạm quá đáng đối với nàng. Nhưng l thay thái độ nàng vẫn thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Tôi không hề thấy nàng tỏ ra cao ngạo hạy xấc xược. Xưa nay chúng tôi thường thấy nàng biểu lộ ra bên ngoài vẻ tế nhị lịch sự, điều thường thấy ở những phụ nữ tôn quý ở dân tôi. Giữ được một thái độ thản nhiên như vậy phải là một con người vững vàng, biết tự kiềm chế. Dù thế nào đi nữa nàng phủ định mọi kiểu chê bai gièm pha đối với nghệ thuật chân chính. Thái độ đó chẳng phải là kiêu kì mà là sự cần thiết. Trước mọi sự đối lập với quan điểm nghệ thuật của nàng - mà ngay chính tôi cũng có ít nhiều quan điểm đối lập đó - nàng tỏ ra vững vàng, lập trường không nghiêng ngả.
Thói đời thường hay chê bai mỗi khi thưởng thức nghệ thuật, nhưng người ta nhận ra khán giả của Giôdêphin không làm như vậy. Họ đã ngây người ra như chết lặng đi để theo dõi tiếng hát của nàng làm cho chính chúng tôi, những kẻ hay chê bai nhất cũng im bặt theo. Nhìn chúng tôi ngồi im lặng mấy ai đã hiểu nổi đó là do ảnh hưởng của đám khán giả đông đảo đang yên lặng.
Một hôm có một tay ngỗ ngược đã huýt sáo khi nàng đang hát. Đâu đó vẳng lên một vài tiếng huýt rụt rè hưởng ứng. Chỉ là những tiếng huýt rụt rè của trẻ con thôi nhưng làm sao mà phân biệt nổi tiếng huýt của trẻ con với tiếng huýt của thực giả. Rõ ràng tiếng huýt vào lúc này là tiếng huýt phá đám, tiếng huýt mang tính chất phê chuẩn có thể làm cho ca sĩ muốn trốn đi vì xấu hổ và sợ hãi. Nhưng Giôdêphin vẫn thản nhiên cất cao tiếng hát, tin một cách mạnh mẽ vào sự thành công của mình, dâng hiến hết mình vào sự rung cảm, tay giơ lên trời, đầu lật ngược. Bao giờ nàng cũng tự xác định: mình chẳng là cái gì hết, mình chỉ là cái phụ thêm cho cuộc sống. Mỗi khi gặp phải những kẻ khùng lên với ta hoặc ai đó gây rối loạn trong công việc của ta, làm rạn nứt thành quả của ta, gây nhiễu loạn cho cách nhìn của ta, ta phải biết chịu đựng, cắn chặt răng lại mà chịu đựng... vì rằng tất cả những cái đó đều đã có tác dụng nâng cao tiếng hát của ta.
Tất nhiên nàng sẽ chẳng phí công hát trước người điếc vì những người này chỉ thờ ơ với tiếng hát của nàng, chẳng nhiệt tình cũng không cổ vũ hoặc chê bai.
Từ rất lâu nàng không có sự mong chờ nào khác ngoài sự mong chờ được người nghe cảm thông tiếng hát của mình. Nàng trân trọng đón nhận những cái gọi là phụ vặt của cuộc sống ấy và cũng từ những cái phụ vặt ấy, nàng đã thành công, giành được chiến thắng dễ dàng.
Có điều sự thành công của nàng mới chỉ đem lại cho người nghe chút ít lòng mến mộ đối với âm nhạc, chưa phải đã đem được cho họ sự cảm thông nghệ thuật dù cho họ đã chăm chú lắng nghe một cách kính trọng.
Trên những chặng đường nghệ thuật, có nhiều điều chỉ nhỏ bé thôi nhưng đã gi cho nàng nhiều; nhưng lại có những nỗ lực lớn lao, nàng chuẩn bị khá công phu mà lại chẳng mang lại những hiệu quả đáng kể.
Cuộc sống của chúng ta luôn biến động không ngừng, hằng ngày đem lại cho chúng ta biết bao nhiêu điều ngạc nhiên, lo lắng và hi vọng. Chúng ta cũng vấp phải không ít điều hãi hùng kinh sợ, những khó khăn trở ngại mà chỉ một con người đơn độc thôi không sao vượt qua được, chỉ một con người lẻ loi thôi không sao chịu đựng nổi. Nhiều khi vai của hàng ngàn người đưa ra gánh vác lo lắng cho một con người.
Khi cần thiết, Giôdêphin không ngần ngại cống hiến tài năng, sức lực của mình cho dân tộc. Nàng luôn sẵn sàng, người con gái yếu ớt, đa cảm đó ngực phập phồng xúc động khiến cho chúng ta cảm phục.
Nàng dành mọi sức lực cho tiếng hát, không quan tâm đến những gì không phụng sự cho tiếng hát. Người ta nói nàng đã thoát xác dâng hiến, phó mặc thân mình cho tiếng hát mà nàng coi như thiên thần. Nàng mòn mỏi héo hon vì tiếng hát, người mảnh mai đến nỗi người ta cho rằng chỉ một cơn gió mạnh tạt qua cũng có thể xâm hại tới nàng. Nhìn thấy hình hài nàng thiểu não như vậy những người không ưa nàng nói: "Cái cô ả ca sĩ này chẳng được tích sự gì. Cô ả này đâu có biết hát, uốn a uốn éo để rồi phát ra những âm thanh như chọc vào tai người khác."
Ngoài một số ít trong đám đông chê bai nàng, số khác dỏng tai nín thở để nghe nàng hát. Để tập hợp số khán giả đông đảo này, trong đó không ít những kẻ từ những nơi xa đến, Giôdêphin thường có những điệu bộ quyến rũ như nghiêng đầu duyên dáng, miệng hé mở, mắt ngước nhìn trời cao, dáng điệu thật nghệ sĩ, với cái dáng vẻ đó nàng không đếm xỉa đến các góc độ chiêm ngưỡng của khán giả gần hay xa.
Tất nhiên trong ạt động nghệ thuật của mình, nàng có những trở ngại cần vượt qua. Giôdêphin say mê nghệ thuật ngay cả trong những thời kì mà dân tôi gặp phải những rối ren phức tạp nhất, thời kì mà những khổ đau, những nỗi lo lắng phiền muộn làm cho con người ta tìm đến với tiếng hát. Họ tìm đến nàng nhanh hơn cả điều nàng thường mong đợi đến nỗi nàng sững sờ bất động như đã bị kết đông lại trước đông đảo khán giả hâm mộ. Điều đó làm nàng hăng hái lên thái quá khiến cho dáng vẻ lời lẽ mất cả nữ tính. Những cử chỉ bốc đồng đó cũng không gây ảnh hưởng xấu cho thanh danh nàng, tuy nhiên giá nàng có thể tự kiềm chế được cả trong những giây phút đó thì thật là trọn vẹn.
Sau này khi Giôdêphin thành nổi tiếng rồi, không rõ vì lí do gì mà có một số người lại đem lại cho nàng nhiều phiền toái. Đó là câu hỏi không dễ gì trả lời: người ta hạch nàng vì tiếng hát của nàng hay là vì sự nổi tiếng đó?
Dù sao việc hiển nhiên là dân chuột chúng tôi đã trở thành nô lệ của tiếng hát nàng từ lúc nào không rõ. Dân chúng tôi hành hạ, gây khó dễ cho nàng mặc dù nàng thật vô tội, tâm hồn nàng trong trắng như tâm hồn trẻ thơ, ấy vậy mà người ta tìm mọi cách nói xấu, bôi nhọ nàng. Nàng hiểu điều đó nhưng nàng vẫn chiến đấu bằng tiếng hát của mình.
Thế rồi, sau này nhờ ở sự kiên trì chịu đựng của nàng, người ta đã giảm bớt lòng ghen ghét và dường như người ta lại hâm mộ và quan tâm đến nàng. Thay vì những lời lẽ dằn vặt hạch sách mới xảy ra hôm nào trong việc đối xử với nàng họ lại thay đổi giọng lưỡi:
"Ngắm nàng hát chẳng ai nỡ cười giễu nàng."
Thế rồi, khi cần sự giúp đỡ, chăm sóc của dân tộc để vượt qua khó khăn thì nàng bị ghét bỏ, khi đã tự mình vượt qua được rồi, không cần thiết lắm về mọi sự giúp đỡ nữa, thì người ta lại chăm sóc nàng như một người cha chăm sóc đến trẻ thơ.
Giôdêphin thì lại nói: "Tôi chỉ cần các người hát lên. Các người hát lên tức là các người đã che chở cho tôi". Lời nói thẳng, thật thà như lời lẽ trẻ thơ của nàng không làm cho ai giận. Cũng chẳng ai cho là nàng vô ơn, nhưng có một điều khó hiểu, giải thích được điều này không phải là dễ dàng - Giôdêphin cho rằng chính nàng mới là người bảo vệ và che chở cho dân tộc mình. Trong những giai đoạn đất nước có những khủng hoảng về chính trị và kinh tế, nàng đã dùng tiếng hát của mình để động viên tinh thần dân tộc, dũng cảm vượt qua những thử thách đó. Đối với những tai họa quá lớn không thể vượt qua nổi thì nàng hát lên để động viên mọi người chịu đựng chúng. Vốn ít nói, nàng không nhiều lời. Nàng lặng thinh trước những phụ nữ lắm điều. Ánh sáng tỏa ra từ cặp mắt nàng đã nói thay những ý nghĩ của nàng. Người ta cũng đọc được những ý nghĩ đó trên cặp môi nàng mím chặt. Rất hiếm những con người trong chúng ta có thể kiềm chế nổi lời lẽ của mình khi trong lòng có những điều tức giận, vậy mà nàng với thái độ bình tĩnh, lặng thinh của mình đã tỏ ra làm nổi việc đó.
Trước những hành động ngang ngược và lời lẽ trái tai của một số những người quá khích - mà hàng ngày nàng luôn theo dõi để phân tích đúng sai - nàng không hề buông lời than thở mà cứng cáp ngẩng cao đầu. Nàng dùng cặp mắt tràn đầy nghị lực của mình chế ngự đám đông, giống như những người chăn cừu, lấy sự bình tĩnh của mình giữ cho bầy cừu ngoan ngoãn trước giống tố.
Thông thường thì tu trẻ có những tính cách riêng như không thuần phục, liều lĩnh, buông thả, nhưng Giôdêphin thì khác hẳn, tính cách thật vững vàng. Không nghi ngờ gì cả, nàng đã không xa rời dân tộc, không chạy trốn khi dân tộc lâm nguy, tự nguyện cống hiến, tự nguyện nhận về mình cái trách nhiệm cứu nguy cho dân tộc. Nàng ráng chịu mọi khổ đau, xả thân cống hiến, quyết định nhanh, hiểu rõ cái chết như thế nào. Trong những giây phút quyết liệt nhất, nàng tỏ ra táo bạo, liều lĩnh nhưng thành công. Sự coi thường cái chết làm cho các sử gia phải bàng hoàng kính trọng.
Có một sự thật rõ ràng là trong những giờ phút nguy nan nhất, dân tộc chúng tôi lại thường tới lắng nghe tiếng hát của nàng nhiều hơn lúc bình thường. Khi phải chịu đựng những uy hiếp, những đe dọa đè nặng lên đầu lên cổ, thì dân tộc chúng tôi lại bình tĩnh hơn, giản đơn hơn, bề ngoài tỏ ra dễ bảo hơn trước sự chuyên chính; nhưng lại biết tập hợp lại, sát vai nhau chống lại mọi sự áp bức. Dường như trong những giây phút hiểm nghèo đó, tiếng hát của nàng có sức cuốn hút mọi người nhanh nhậy nhất. Có thể người ta cho rằng trong những tình huống cấp bách người ta không ưa những cuộc chuyện trò không cần thiết. Và trên thực tế, tiếng hát đã đi thẳng được vào tâm hồn người ta.
Trong sự xả thân đóng góp của mình, đôi khi nàng mù quáng không nhận ra rằng trong số những khán giả hâm mộ nàng đã có những kẻ nịnh hót, lợi dụng danh tiếng của nàng với mục đích vụ lợi. Họ mời nàng tham gia vào những dàn hợp xướng ở vai trò làm vì - cho dù vai trò của nàng được người ta trọng vọng - như vậy nàng đã để phí phạm tài năng của mình vào những buổi biểu diễn không đáng tham gia.
Thế rồi, cũng chính cái không khí lo âu nặng nề do cái thế giới thù địch mà dân tộc chúng tôi gây nê làm cho một số đông đảo khán giả từ chỗ vốn say mê tiếng hát mà lại trở thành thờ ơ với nó. Đầu óc họ buộc phải đối phó, giải quyết những nhu cầu bức thiết hơn. Bằng trực cảm Giôdêphin cũng đã nhận ra điều này. Nàng đã kiên trì dùng sức mạnh của tiếng hát đè bẹp các trực cảm đó. Và nàng đã có những niềm an ủi lớn, vì đám khán giả hâm mộ nàng đã tôn nàng như một danh ca. Họ và nàng đều thấm thía rằng để trở thành một danh ca phải có một quá trình phấn đấu không ngừng và không phải ai cũng thành đạt được.
Dân tộc chúng tôi không hiểu gì về đám trẻ, không quan tâm đến chúng, cho nên lớn lên chúng chỉ được hưởng một tuổi trẻ ngăn ngủi. Những yêu sách cho lớp trẻ thường vẫn luôn lặp đi lặp lại: phải dành cho chúng tự do nhất định, phải bảo vệ chúng, phải cho phép chúng nô đùa vô tư. Những yêu sách này dường như đã trở thành những công thức và được mọi nguời tán thành. Họ thừa nhận sự cần thiết phải thực hiện những yêu sách đó, rồi họ cũng đã tiến hành các cuộc thử nghiệm nhưng cuối cùng đâu lại hoàn đấy. Cuộc đời con người ta, kể từ khi còn ở lứa tuổi ấu thơ biết chạy nhảy, biết phân biệt vật ở quanh mình, phải được cung cấp đầy đủ các nhu cầu như đối với người lớn tuổi. Trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, những yêu cầu cần thiết về kinh tế buộc chúng ta phải sống lẻ loi phân tán, người đua tranh và thù địch quá nhiều, những điều gian nan nguy hiểm rình rập ở mọi nơi. Chúng ta không tách nổi con cái chúng ta thoát ra khỏi cuộc vật lộn gay go về đời sống của chúng ta, bởi vậy tuổi thanh xuân của chúng kết thúc mau chóng. Ngoài cái nguyên nhân đáng buồn trên còn thêm một nguyên nhân còn đáng buồn hơn nữa, nhưng lại được khuyến khích: đó là đẻ nhiều. Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước ngày một đông hơn - càng nối sau càng đông thêm nữa - trẻ con chẳng có đủ thời gian để sống tuổi trẻ con. Các dân tộc khác nuôi dạy con cái họ trong sự ấm no, xây dựng cho chúng nhiều trường học. Trẻ con là tương lai của dân tộc, các thế hệ nối tiếp phải tiến hóa khác đi chứ không thể cứ y nguyên như các thế hệ trước. Chúng tôi không có trường học, nhưng dân chuột chúng tôi thì lại sinh sản đông đúc dồn dập và liên tục như các đợt sóng không sao đếm cho xuể được: chuột sơ sinh kêu rít lên chí chóe khi chúng còn chưa biết rúc rích; chúng lúc nhúc xô lấn, lẳn lóc, khi chúng còn chưa biết b; chúng chuyển dịch nặng nề vì chưa mở mắt, tuổi trẻ của dân chuột chúng tôi là như vậy đó! Và khác với các trường học của dân tộc các bạn luôn luôn có những trẻ thơ mới nối tiếp các đàn anh của chúng, không phải chỉ là những đứa trẻ đã thấy, mà là những đứa trẻ mới, luôn luôn là những gương mặt mới không dừng lại, không lúc nào ngừng cắp sách tới trường, đứa trẻ này vừa rời khỏi đã có một đứa khác kế tiếp khẩn trương hòa đồng với nhau như những đóa hoa hồng của hạnh phúc. Tất nhiên cái cảnh tượng nối tiếp đó thật đẹp biết bao, làm cho chúng tôi phải thèm muốn. Nhưng với chúng tôi thì con cái chúng tôi đâu có những năm tháng thỏa đáng để sống hết tuổi ấu thở. Điều ấy chẳng đã là điều đáng bận tâm đó sao! Dân chuột chúng tôi thật là ấu trĩ, điều ngờ nghệch này đã kéo dài không sao chấm dứt nổi mâu thuẫn với nền đạo đức cần có làm cho chúng tôi hành động mù quáng, làm ảnh hưởng nặng nề đến các lớp trẻ khiến chúng trở thành ngu dốt, hư hỏng, tự cao tự đại, biến chúng thành loại vô tích sự. Nếu chúng tôi chẳng có được niềm vui về sự tiến bộ của con cái, thì chúng tôi vẫn còn được thấy cái trong sạch hồn nhiênâm hồn chúng. Đó chính là cái mà Giôdêphin đã để tâm chăm chút và phát huy bằng tiếng hát của mình.
Lớp trẻ của dân tộc chúng tôi lớn lên rồi già đi trước tuổi. Sự chuyển đổi từ trẻ sang già ở nơi chúng tôi khác với những nơi khác. Chúng tôi không có tuổi thiếu niên. Từ trẻ thơ chúng tôi chuyển thẳng thành người lớn, tâm hồn và thân thể bị tàn héo vì những nỗi chán chường và tuyệt vọng. Chính vì thế chúng tôi không biết thưởng thức âm nhạc. Chúng tôi đã quá già nua để thưởng thức âm nhạc. Lòng nhiệt tình, sự hưng phấn không thể có trong chúng tôi khi nỗi buồn nản và sự chán chường đang đè nặng trong tâm hồn. Ai mà biết được trong dân tộc chúng tôi lại có những tài năng âm nhạc. Nếu có thì những tính cách vừa nói trên cũng sẽ bóp chết những tài năng đó từ trứng nước. Giôdêphin thì ngược lại, say sưa với tiếng rúc rích - nghĩa là say sưa với tiếng hát như nàng thường nói - điều đó không hề làm chúng tôi khó chịu mà còn hợp với ý nhiều người. Tiếng hát của nàng đã khiến cho chúng tôi nghĩ tới việc khôi phục lại nền âm nhạc cổ truyền, việc làm chẳng gây khó chịu cho ai cả.
Giôdêphin đã đem lại một khí thế mới cho lớp trẻ. Trong các buổi hòa nhạc, ngay cả trong những lúc có nhiều lời bình phẩm nhất thường chỉ thấy lớp trẻ quan tâm đến tiếng hát của nàng. Điều thích thú nhất đối với họ là ngắm nàng hát, ngắm đôi môi nàng hé ra để lộ những chiếc răng nanh duyên dáng. Họ ngắm nhìn vẻ mặt nàng rồi ngây ngất lặng đi nghe tiếng hát phát ra từ cổ họng của nàng. Đám khán giả hâm mộ cũng nhận ra ngay trên nét mặt nàng cái vẻ ngây ngất say sưa của chính nàng, biểu lộ ra khi những âm thanh du dương của bài hát phát ra từ cổ họng nàng. Trong những phút tạm nghỉ ngắn ngủi xen giữa buổi biểu diễn, ai ai cũng cảm thấy cơ bắp mình được thư giãn, lòng mình được nồng ấm giữa đám khán giả đông đảo. Chính trong những suy nghĩ của họ, dư âm tiếng hát của Giôdêphin làm họ liên tưởng đến cội nguồn tiếng hát dân tộc, mà nàng cho là trác tuyệt, chúng tôi thì chỉ cho là nổi lên nhất thời, nhưng dầu sao không ai phủ nhận nổi tác dụng của âm nhạc. Người ta cảm nhận được một cái gì đó giống như một niềm hạnh phúc đã bị mất đi trong quãng đời thơ ấu chẳng bao giờ thấy lại để mà luyến tiếc; một cái gì đó vui vẻ, phấn chấn, rất khó tả trong hiện tại có tác dụng chống lại những cái xấu xa đồi bại. Cái điều mà người ta cảm nhận được này không phải là được diễn đạt bằng những lời lẽ hùng hồn mà nhẹ nhàng như một tiếng thì thầm, như một lời tâm sự, đôi khi còn bằng một giọng nói khàn khàn. Đó là tiếng rúc rích của dân chuột chúng tôi. Chắc chắn là như vậy. Làm sao không phải là tiếng rúc rích cơ chứ. Rúc rích là tiếng nói của dân chuột chính trị. Có nhiều người cả đời rúc rích mà không hề để ý đến điều này, còn ở đây tiếng rúc rích của Giôdêphin đã trở thành tiếng hát đưa người ta ra khỏi những ưu tư phiền muộn hàng ngày và dù chỉ là chốc lát nhưng ai cũng trân trọng nó.
Có thể khẳng định rằng trong những tình thế căng thẳng do sự áp đ̒ của các thế lực mới gây nên trong đời sống chính trị của dân tộc; chúng tôi, đám thính giả nịnh hót cơ hội, vẫn tập hợp đông đảo để nghe tiếng hát phê phán chống bạo lực của nàng. Sự tập hợp đó thường bất ngờ bị kẻ thù đàn áp, nhiều người đã bỏ mạng và Giôdêphin, đối tượng đàn áp của bạo lực, vì nàng đã có tiếng hát chống lại chúng, thường phải lặng lẽ chạy trốn dưới sự bảo hộ của thính giả. Nàng buộc phải rút khỏi nơi này nhưng mọi người đều hiểu rằng nàng sẵn sàng khẩn trương cất lên tiếng hát trở lại ở bất kì nơi nào khác. Người ta kết luận rằng nàng đã trỗi lên trên mọi thế lực đàn áp ngay cả trong những lúc cộng đồng dân tộc chúng tôi vì quá khốn quẫn đã bỏ mặc nàng.
Ý nguyện của Giôdêphin lúc đầu người ta không hiểu, nhưng sau đó người ta đã hiểu nàng. Dân tộc đã dành cho nàng sự tự do sáng tác và thấy được sáng tác của nàng đã chống lại những sai trái bất công của chính cái luật pháp lúc đó. Người ta thấy được sự đối xử không đúng đắn đối với nàng, và tìm cách bù lại cho nàng những thiệt thòi nàng đã phải chịu đựng về sự đối xử tàn tệ trước kia. Khi đó, khi nghệ thuật của nàng không được dân chuột chúng tôi ghi nhận thì con người nàng cũng đã xa lánh dân tộc. Thật ra cũng không hoàn toàn là như thế. Có thể ngay từ trước kia dân tộc đã có sự nhượng bộ đối với nàng, nhưng vì vốn khảng khái chẳng chịu đầu hàng đối với bất kì ai nên nàng vẫn mặc cảm và xa lánh.
Giôdêphin đã từ lâu cống hiến hết mình cho nghệ thuật, nàng sẵn sàng làm tất cả mọi công việc phục vụ cho nghệ thuật; đáng lẽ phải để cho nàng khỏi phải lo lắng đến chuyện kiếm sng hàng ngày hoặc khỏi phải lo lắng đến chuyện đối phó với những phức tạp khác trong đời sống, đáng lẽ dân tộc phải lo đến những điều này cho nàng, nhưng chính dân chuột chúng tôi đã bỏ mặc nàng phải tự lo liệu, khiến một con người nghệ sĩ có tinh thần, có tâm huyết như nàng - như chúng ta đã biết - gặp quá nhiều khó khăn.
Giôdêphin thường phàn nàn là nàng vẫn yếu ớt mà công việc kiếm sống thì khó khăn vất vả nên đã vắt kiệt sức lực của nàng, làm hại giọng hát của nàng. Nàng chẳng được nghỉ ngơi đầy dù sau khi ca hát để lấy lại sức cho những buổi diễn sau. Dân chuột chúng tôi có nghe lời nàng kêu ca, nhưng đã bỏ qua. Dân tộc chúng tôi như vậy đó, rất dễ xúc động nhưng đôi khi lại vô tình như gỗ đá. Sự từ chối quả đã thật phũ phàng đối với Giôdêphin. Tuy vậy nàng vẫn tỏ ra vâng lời làm mọi việc và vẫn ca hát với tất cả khả năng của mình. Chỉ sau một thời gian, nàng lại bước vào cuộc chiến đấu với một sức mạnh mới, dường như nàng vốn có một tiềm lực dự trữ không thể khô cạn dành cho cuộc chiến này.
Chắc chắn là trong thâm tâm Giôdêphin không cầu xin, đòi hỏi điều gì. Nàng nói không hề sợ hãi công việc lao động kiếm sống - chúng tôi không hề biết tới sự sợ hãi này, nếu người ta chấp nhận những yêu sách của nàng có lẽ nàng cũng chẳng đổi thay nếp sống. Công việc không gây trở ngại cho tiếng hát của nàng, có điều là người nghệ sĩ phải làm lụng vất vả thì tiếng hát không được hay. Điều mà nàng mong đợi là phải cự phê chuẩn các chính sách cụ thể đối với các ca sĩ, dân tộc phải khen thưởng họ, đánh giá họ. Sự đánh giá đó có giá trị lâu dài khác hẳn với cách làm từ trước đến nay.
Liệu có khi nào nàng có ý định từ bỏ con đường nghệ thuật của mình? Khi nhận ra sự lựa chọn sai lầm của mình, liệu nàng có lùi lại, giảm bớt ý chí của mình? Nhưng không. Nàng không thể nào lùi lại nữa. Lùi lại là phản bội lại chính mình, chẳng còn con đường nào khác. Một là vươn lên để chiến thắng, hai là chết.
Giả sử có một cá nhân nào đó chứ không phải là cả dân tộc từ lâu muốn bóp chết tiếng hát của nàng. Nếu kẻ đó cho rằng sự kiên trì của con người ta vốn có giới hạn nên lầm tưởng rằng sớm muộn nàng sẽ phải nhượng bộ và từ bỏ ý định thì hắn đã lầm. Càng ngày hắn sẽ càng nhìn thấy rõ sự kiên định của nàng đã đạt tới mức độ tuyệt đỉnh. Sự kiên định của nàng cũng làm cho dân chuột chúng tôi thán phục, nhưng bên cạnh sự thán phục chúng tôi ái ngại cho nàng và thầm nghĩ rằng nàng khó mà thành công. Nàng kiên định bao nhiêu thì dường như nàng đã gia tăng những điều cay đắng vào sự thất bại đau đớn của mình bấy nhiêu.
Dù gian nan đến đâu Giôdêphin cũng đã không bỏ cuộc. Nàng không hề lùi bước mặc dù có những lúc bị xô lấn, bị đẩy lùi trong cuộc chiến đấu quyết liệt. Gần đây, chiến tranh đã đầu độc, uy hiếp tư tưởng con người, nhưng nàng vẫn lặng lẽ dấn thân vào những hành động nguy hiểm.
Có không ít người cho rằng Giôdêphin sở dĩ đeo đuổi mãi con đường nghệ thuật của mình như thế vì nàng đã trở v già, giọng hát đã bộc lộ sự suy yếu nhưng vì hiếu danh nên đã không bỏ cuộc. Phải chăng chỉ vì nàng muốn lưu danh lại với dân tộc của mình. Tôi không tin là như vậy, vì nếu Giôdêphin lao động nghệ thuật chỉ vì động cơ ấy thì nàng sẽ chẳng còn là Giôdêphin nữa. Ở nàng không có sự già nua cũng chẳng có sự yếu ớt. Nàng hành động quyết liệt không phải là do sự thúc đẩy của hoàn cảnh khách quan mà là do sự thúc đẩy của nội tâm. Nàng đã làm cho tiếng hát có ý nghĩa, đã nâng tiếng hát lên cao, và càng chiến thắng nàng càng nâng nghệ thuật lên cao hơn nữa.
Coi thường khó khăn khách quan, điều đó làm cho hành động của nàng linh hoạt hơn. Thực tình mà nói nàng có quyền dùng đến những biện pháp khôn ngoan, biến dạng những hành động nghệ thuật của mình để khỏi phải trả bằng những cái giá quá đắt.
Các thế hệ thính giả có loan truyền một tin rằng nàng có khả năng ca hát vừa lòng mọi loại thính giá bao gồm cả những người đối lập. Tuy nhiên người ta hầu hết đã hiểu rằng vì tình thế bắt buộc nàng đã phải ngụy trang mục đích cao quý của nghệ thuật. Người ta cũng lại đưa tin rằng nàng có ý định thu hẹp phạm vi của nghệ thuật. Tôi không hiểu biết gì về âm nhạc nên không nhận ra được sự thu hẹp của nàng. Còn Giôdêphin thì thừa nhận là có biểu diễn ngắn gọn lại vì tình thế bó buộc nàng phải thu hẹp như vậy. Nàng trình bày rằng trong tương lai nàng sẽ có những chương trình trình diễn đầy đủ như cũ. Sau này người ta thấy nàng đã giữ lời
Gần đây để khước từ việc trình diễn nàng đã vờ là bị thương ở chân khi làm việc nên không thể đứng hát được hoặc có hát thì cũng phải rút ngắn sự ngân. Mặc dù nàng đi khập khiễng và những người hâm mộ phải để nàng vịn tựa vào mới đi nổi, không ai cho rằng nàng đau chân thật sự. Nàng đã hoài công đi đi lại lại như người què với điệu bộ rầu rĩ, người ta vẫn kéo đến nghe nàng hát, vẫn thích thú, vẫn tỏ ra biết ơn nàng, cũng chẳng ai đếm xỉa đến sự rút ngắn tiết mục trình diễn của nàng cả.
Vì không thể cứ đi khập khiễng mãi, nàng nghĩ ra những lí do thoái thác khác, nào là sự mệt mỏi, sự yếu ớt, nỗi lo buồn... Tôi đã chứng kiến, có một buổi, một số đông khán giả cầu cạnh, nài nỉ, nằn nì nàng hát. Có thể là nàng cũng muốn hát nhưng duờng như nàng đã thực sự không làmười ta đã an ủi nàng, động viên nàng, nịnh bợ nàng, mời nàng tới một địa điểm chuẩn bị sẵn từ trước. Cuối cùng nàng đã chấp thuận với dòng nước mát khôn tả nên lời. Nhưng nàng đã khó nhọc lắm mới cất nổi giọng, tay không dang ra được để làm những điệu bộ duyên dáng như mọi lần nữa mà buông thõng xuống, uể oải. Đầu nàng lắc lư, đôi lúc như bị giật lên đột ngột. Nàng đã quỵ xuống ngay trước mắt chúng tôi. Nhưng cũng ngay lúc ấy, nàng lại cố gắng đứng dậy rồi hát lên, giọng hát đầy xúc cảm, làn điệu tế nhị, nàng thật đáng thương. Kết thúc bài hát nàng rời đi, bước chân vội vã nhưng cương quyết. Nàng từ chối mọi sự giúp đỡ của đám thính giả, đưa mắt buồn bã nhìn đám đông dãn ra một cách kính cẩn để nhuờng lối cho nàng đi. Rồi một việc đã xảy ra được ít hôm mà sao vẫn như vừa mới hôm qua: nàng đã đi đâu mất vào lúc đám khán giả chờ nàng lên hát. Mọi người tỏa đi tìm kiếm, hỏi thăm mọi chỗ nhưng vô vọng. Giôdêph đã biến mất. Nàng đã chẳng còn ở lại với tiếng hát nữa mặc cho bao người đang ngưỡng mộ. Lần này nàng bỏ đi vĩnh viễn. Người ta thương tiếc nàng, nghi ngờ rằng nàng đã tính toán sai lầm mà bỏ đi, nhưng không, điều đơn giản là nàng đã ra đi theo tiếng gọi của số phận, cái số phận mà trong thế giới của chúng ta bao giờ cũng là đáng buồn nhất. Nàng đã chạy trốn khỏi tiếng hát, nàng đã tự huỷ đi cái sức mạnh lạ lùng của ý chí nàng. Nàng đã ẩn nấp nơi đâu mà không hát nữa để cho dân chuột chúng tôi tiếc thương thất vọng? Ôi ca sĩ Giôdêphin của chúng tôi, người đã cống hiến nhiều mà hưởng thụ chẳng được là bao. Giờ đây nàng đã cự tuyệt mọi thứ để ra đi. Âm thanh giọng hát của nàng đã tắt. Dân tộc đã mất nàng. Nàng chỉ là một chi tiết nhỏ bé trong lịch sử trường tồn của dân tộc. Dân tộc sẽ vượt được qua sự mất mát này nhưng thật khó mà quên được tiếng hát của nàng. Giôdêphin hỡi, nàng cũng câm lặng rồi ư? Tiếng rúc rích của nàng liệu có còn vang lên mạnh mẽ đầy sức sống hay mãi mãi chỉ còn là kỉ niệm? Nếu dân tộc chúng tôi, trong sự sáng suốt của mình, đã đánh giá cao tiếng hát của Giôdêphin thì phải chăng dân tộc chúng tôi sẽ chẳng mất gì hết mặc dù đã mất nàng?
Giôdêphin đã thoát ra khỏi được sự đầy ải trên cái mảnh đất trần gian đầy đau khổ này để hòa nhập vào với dông đảo các anh hùng đã ra đi của dân tộc chúng tôi. Chừng nào còn lịch sử dân tộc, thì nàng và những người anh hùng ấy còn mãi mãi được dân tộc ghi nhớ.
NGUYỄN VĂN QUA dịch
Truyện Ngắn Và Nhật Ký Truyện Ngắn Và Nhật Ký - Franz Kafka Truyện Ngắn Và Nhật Ký