Vấn đề không phải ở chỗ bạn đang gặp khó khăn mà chính ở chỗ bạn xem khó khăn là một vấn đề.

Theodore Rubin

 
 
 
 
 
Biên tập: Nguyễn Hà
Upload bìa: Võ Lâm Như Tâm
Số chương: 42 - chưa đầy đủ
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 6301 / 64
Cập nhật: 2016-07-27 21:36:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chuyện Bà Hùm - Chu Văn
ưa dầm gió bấc. Giữa rừng khuya, bỗng vang tiếng cọp rống. Núi rung lên, và cây lá run bắn lên, và cây lá run bắn lên. Không khí chuyển động, lung lay ngọn lửa bập bùng rong bếp. Con mãnh thú ở thung núi xa đấy, nhưng dư âm tiếng gào vẫn ào đến từng đợt. Những người ngồi chung quanh bếp lửa cùng dựng tóc gáy, vô tình nhích sát lại với nhau. Và chúng tôi ba anh bộ đội, nhìn cả vào chủ nhà - một ông già dân tộc, người trông nom cái trạm ươm giống cây lim ngồi giữa Trường Sơn, vùng dốc Tù hẻo lánh.
Ông già ngồi đó, mặt vuông chữ điền, da màu đất thó. Từ sợi tóc trên đầu, thớ thịt trên mặt, không nhúc nhích. Hình như đôi tai cúp như lá nấm kia không hề nghe thấy cái tiếng gầm khiếp hãi đó.
- Không sợ à, bố?
Ông già hé mở đôi mắt:
- Sợ gì, Hổ à? Không sợ. ở khe này nhiều đấy!
- Có bắn được bao giờ không?
- Không bắn! Kiêng đấy!
Ông già là một thợ săn có tài, suốt đời làm việc ươm hạt lim trong rừng sâu, gặp cọp nhiều lần, nhưng theo ông nói, thì ông không bao giờ bắn cọp và cọp lẩn trốn ông. Bởi vì... hai bên có họ...
Đêm ấy ông già nể khách đã kể lại câu chuyện ngày xưa. Kể rất vắn tắt thôi. Nhưng khi viết ra, thì có rành mạch chi tiết. Đó là việc của người viết lại. Câu chuyện thế này.
Khi Đức Quang Trung Hoàng đế băng hà, thì Vua Cảnh Thịnh lên nối ngôi, ít tuổi lại yếu hèn nữa. Bởi thế Tây dương giúp sức, nó mới đánh cho nhà Tây Sơn thua lụi thua bại. Quân nó đuổi từ Phú Xuân ra Bắc Hà, bắt được hầu hết Vua tôi Cảnh Thịnh, có cả Đô đốc Trần Quang Diệu với bà Bùi Thị Xuân. Hai vị tướng này vốn anh hùng vô địch, từng giúp vua Quang Trung làm nên nghiệp lớn. Nhưng gặp vua hèn, tướng giỏi mấy cũng bó tay. Tội nghiệp thế.
Vậy trong cánh quân của bà Đô Đốc họ Bùi bị đánh tan ở chân núi Hồng Lĩnh, có một viên tì tướng chạy thoát được. Một mình một ngựa ông cứ nhằm hướng Tây đi mãi. Ông ta qua trăm núi ngàn sông, rồi bươn mãi vào đại ngàn, lưng chừng dãy núi Giăng Màn. Người tráng sĩ ấy còn trẻ, võ nghệ cao cường, gặp lúc thất thế, đành tìm nơi ma thiêng nước độc lẩn tránh bọn đao phủ. Đến dốc Tù, thấy núi hiểm rừng sâu ông dừng chân làm chòi ở lại, sống bằng nghề săn bắn chim muông và trồng trọt cây ngô, cây lúa, kết bạn ăn thề với mấy người bạn dân núi.
Gia Long làm lễ hiến phù ở Phú Xuân, cho voi xé xác Vua tôi nhà Tây Sơn. Tin bà Đô Đốc chết thảm truyền đi, xé ruột người tỳ tướng của bà trong rừng thẳm. Không mong trả được thù lớn, tráng sĩ chỉ còn báo ơn chủ cũ, bằng sớm tối hương khói thờ phụng ông bà Đô đốc.
Không biết tên tráng sí là gì. Dân núi gọi là chàng ẩn. Chàng ẩn búi tóc gọn, để bộ râu xanh, khoác áo vỏ sui và đóng khố. Ngôi nhà ông ở - thực ra là một gian chòi cất lên lưng chừng cây. Chòi ông rất bền chắc, toàn tre đực, néo dây nâu, lợp lá và vách nứa. Trong nhà ấy, có bếp sấy thịt khô, có bồ thóc và có cung nỏ giáo mác. Phải gan dạ lắm mới dám ở nơi này, bởi nói dến dốc Tù, dân tù thường lè lưỡi và lắ đầu, vì có quá nhiều thú dữ, mà duy nhất là con hùm cái, chột mắt.
Hùm ấy đã bắt đi bao nhiêu bò, dê, chó, lợn? Phải kể hàng ngàn. Nó đã ăn thịt bao nhiêu người? Phải kể hàng trăm. Người ta đốn hùm chột đã thành tinh. Nó lì lợm lại ranh ma, lừa lọc vô cùng táo tợn. Nó bắt bò, không phải xé rào vượt cửa, mà cứ lừa lúc nhá nhem, đi lẩn vào chuồng, nằm dưới sàn yên lặng. Nửa đêm nó mới chọn một con bê béo nhất, công đi, không một tiếng kêu.
Nó rình bắt những người đi làm nương, kiếm củi, kiếm trầm trong núi. Nhưng nó cũng có lần, leo thang lên sàn êm như ru, cõng đi một người đang ngủ bên bếp lửa.Cũng đã nhiều phường săn, nhiều nhà thiện xạ lần tới dốc Tù, tìm con chột. Phường săn vây rừng bủa lưới bao lần, chỉ về tay không. còn những người rình bắt nó thì phần lớn có đi không về...
Câu chuyện hãi hùng nhất là có một năm, một người sơn tràng đi vào rừng, nhặt được một con hổ mới đẻ. Anh ta xách con vật về, làm thịt nấu cháo mời bạn bè uống rượu. Đám người đang chè chén thì đã nghe tiếng hổ gầm chuyển núi xô rừng, rồi hổ chột từ đâu hiện ra, to tầm con ngựa, săc lông đỏ như lửa. Thoáng chỗ này thoắt chỗ kia, nó xông xáo trong ngõ xóm quật đuôi đen đét, cào đất xoàn xoạt, cắn nát bất cứ vật gì cản đường. Đám người ăn uống trên nhà sàn khiếp hãi nhìn thấy con hùm đeo bầu vú thây lẩy, bẹ sữa sa gần quét đất. Nó tìm con, tìm người trả thù, phần vì thiếu con, phần nhức bầu sữa nên càng hung dữ liều lĩnh. Cả làng hốt hoảng nôie trống đạp phèng, la ó ầm ĩ xua đuổi ác thú. Nó gầm gừ, thong thả lẩn vào bụi rậm. Được một đêm yên lặng, tưởng chẳng có chuyện gì. Sáng sau, mới thấy cái nhà sàn của người sơn tràng mời rượu hôm qua đã đổ sụp, vợ chồng anh sơn tràng xác nát như tương nằm ngay ở gầm sàn. Riêng có đứa con gái nhỏ gia đình tội nghiệp kia - mới được đâu hai thnág tuổi - thì biến đâu mất không để lại dấu tích. Chắc là nó nuốt tươi rồi! Chuyện hổ cái báo thù đã qua một, hai rồi chín mười năm, mà dân xóm vẫn còn nhớ tới để sởn gai ốc. Hùm chột vẫn còn hoành hành rừng sâu, nhưng ít khi ra vào lối xóm. Có nghe trong rừng đếm có tiếng trẻ khóc, thấy hổ cái gầm gừ như đùa rỡn. Thế rồi có người lại bảo rằng chính mắt đã thấy vết chân cọp to bằng cái đấu, ở một bờ suối xen với vết chân cọp là vết trẻ con, đứa trẻ bò cả hai chân tay. Thế chả lẽ con hùm tinh ấy nó cho con người bú sữa và từ ấy đến nay, đứa trẻ đã lớn lên, và cũng sẽ thành ác thú, để rồi quay lại ăn thịt xóm làng.
Giữa thời ấy, chàng ẩn trốn tránh tai hoạ, tìm đến dốc Tù lánh nạn. Người trai trẻ này đã xâm phạm vào cái giang sơn của hùm tinh, và thế là nhất định sẽ phải xảy ra sự xung đột.
Nhiều lần, chàng ẩn trở dậy ban đêm, đánh hơi thấy mùi hôi nồng nặc lẩn khuất. Ông chắc là có hổ rình; về ban sáng thì ngay chân thang chi chít những vết chân hổ to bằng cái đầu. Ông muốn rình xem con thú này hành động ra sao, nhưng nó cũng lường được nguy hiểm. Những khi chàng ẩn ra rừng săn bắn hoặc làm nương, cứ thấy rờn rợn tóc gáy, ngoảnh nhìn bốn phía thì lại thấy lạnh tanh. Con vật tinh khôn lắm. Nó biết rằng con người nó rình đây, không phải tay vừa.
Nhưng rồi cũng có dịp đối mặt.
Một chiều hè oi bức, chàng ẩn ở nương ngô trở về, ra suối tắm mát, chàng đi tới nơi hàng ngày thì sực thấy một cảnh lạ mắt bên bờ suối, một con hùm khổng lồ ngồi quay lưng lại phía chàng, sắc lông đỏ như lửa. Nó chăm chú nhìn cái gì dưới suối. Thì ra, ở dưới dòng nước chảy vọt trắng xoá, một hình người bé nhỏ, đang vẫy vùng đùa rỡn với ngọn thác, tung toé trên hàng cuội trắng chàng ẩn lánh mình bên gốc cây nhìn kỹ. Người dưới suối kia là một đứa con gái tóc dài, trần như nhộng, da đỏ màu đồng, tay chân gày nhàng nhàng nhưng rất rắn chắc. Một con người nửa người nửa thú, đi bốn chân rất nhanh, và bộ mặt man dại, đôi mắt lóng lánh sáng. Nó vẫn ầm ĩ, hét lên những tiếng chối tai, vốc nước té lên con hùm mẹ, và hùm mẹ thì gầm gừ, thích thú cái đuôi dài như ngọ dáo, ve vẩy cong đuôi.
Chàng trẻ tuổi nhìn ngắm say mê. Thì ra lời đồn đại về con cọp nuôi người là có thật. Và từ buổi ban đầu nó cho người bú sữa cốt để cho nhẹ cơn đau, thì rồi nảy nở ra tình thân, và đã dăm mười năm, cặp mẹ con này sống, kiếm ăn, quấn quít bên nhau...
Chàng trẻ tuổi quên khuấy nguy hiểm, cứ lặng nhìn. Con hổ mãi đùa rỡn với con. Bỗng một tiếng rít báo hiệu như còi. Chính đứa trẻ từ dưới suối đã đánh hơi nhìn thấy kẻ rình mò. Và mẹ cọp cái đứng phắt dậy, quay một vòng, quắc con mắt chột lên. ác thú nhìn người chòng chọc. Con người nhìn lại...
Hai bên cách nhau vài chục bước, khoảng cách ấy, chỉ là một đà nhảy. Chàng ẩn đứng khom khom, không lùi không tiến, không nhúc nhích, chỉ quắc đôi mắt nảy lửa. Con cọp dữ xù lông, dựng bờm, con mắt đỏ như ngọn đèn. Phía sau nó, đứa con gái quẩn vào cạnh đuôi, cầu xin che chở.
Và thợ săn già dặn, chàng ẩn biết rõ cái thế của mình: Nếu nhát gan bỏ chạy là chết liền. Xông vào đánh nó cũng không lợi. ác thú thường rất sợ những con mồi bất động. Chàng ẩn cứ đứng quắc mắt lên, và cuối cùng chàng thắng. Con vật hung dữ sẽ gầm, quật đuôi đánh vút, quay đi. Đứa con gái trần trục, khoẻ mạnh, cũng ngoăn ngoắt bò chạy theo.
Nhưng nhất định con hùm sẽ không chịu bỏ mồi. Chàng ẩn biết vậy, và từ đây, chàng ra sức đề phòng: Rào chặt chỗ ở, mài mũi lao nhọn, và tẩm một túi đầy tên độc. Luôn luôn chàng cảm thấy như con thú ác đã đến rất gần, nhất là ban đêm.
Điều không ngờ, là nó không đánh chàng vào ban đêm mà bất ngờ lại chọn một buổi trưa, giữa nương sắn. Hổ từ bụi rậm xông tới, nhảy vồ. Chàng tuổi trẻ lánh được, lảng ra xa một chút, rồi vút thẳng mũi lao.
Quả là con người có nghề. Mũi lao chọc thẳng vào mắt cọp. Lưỡi nhọn tẩm độc. ác thú chết sau một hồi vật vã. Khi chàng thợ săn rút về, gọi bạn vào khiêng xác cọp, thì nghe tiếng thét thê thảm bật lên từ một bụi cây phía trước.
Tiếng thét thê thảm của cô gái rừng.
Người ta xúm vào lột da, xẻo thịt, róc xương con thú dữ. Bộ xương, chàng ẩn biếu các ông già bản, thịt thì chia cho khắp mọi nhà. Chàng giữ tấm da, căng rộng, phơi nắng. Một bộ da đẹp vô cùng, đỏ rực như lửa, dài rộng, thừa trái một gian.
Cùng sau đó chàng ẩn để ý theo dõi xem con "hổ mồ côi" nó chốn chỗ nào. Biệt tăm một hồi. Thế rồi lại có dấu xuất hiện của người cọp. Nó luôn rình mò bắt gà, bắt lợn ẩn, và rõ là nó đã có lần toan trèo lên trên chòi, để trả thù. Có nên trừ đi mối hoạ này chăng?
Nghĩ đi nghĩ lại, chàng ẩn thấy rằng giết nó không khó, mà chính là dụ cho nó trở lại với người.
Chàng định ra một kế thật công phu.
Biết rằng đêm nào, cọp con cũng đến rình ở dưới chân thang, chàng ẩn đặt mồi ăn để sẵn, khi thì đầu lợn, khi thì con gà. Mới đầu, các thứ đó qua đêm còn y nguyên, cũng là người cọp sợ bẫy. Nhưng rồi sau chắc nó đói, nên đặt thứ gì, cũng bị cắp đi hết.
Chàng ẩn không nhữ bằng thịt sống nữa. Chàng đặt lợn, gà nướng. Rồi chàng tẩm muối, càng ngày càng mặn hơn một chút. Kèm với thịt, còn có cả cơm với ngô khoai. Thức ăn chín làm cho cái tính thú vật trong con người bớt đi. Nhưng khi hiện ra dưới ánh trăng, vẫn là một vật bò bốn chân, với những tiếng rít, tiếng gừ, học được từ mẹ cọp, và cứ mỗi khi thoáng thấy chàng ẩn, thì lập tức người cọp biến mất.
Chàng ẩn đặt thức ăn, gần mãi lại nơi chòi ở. Và rồi sau, chàng chờ cho người cọp có ra mặt, rồi ròng cây thả cơm xuống. Sợ hãi lạ lùng rồi quen dần, gần dần, phải có đến hàng năm. Cô gái tập đứng trên hai chân, quen dần với riếng nói, những lời dỗ dành, nũng nịu êm ái, và quen với tiếng cười.
Rồi một hôm, cô ta mỉm cười. Biết cười tức là đã biết làm con người. Cô gái đang tuổi lớn - khoảng mười lăm, mười sáu, hình vóc cân đối, tay chân gân guốc, và mặt mày, tuy ngơ ngác và man dại, nhưng có những nét xinh đẹp của cái tuổi lớn lên. Có lẽ quan hệ mới, dịu dàng, âu yếm với chàng thợ săn làm cho cô quên dần con cọp chột. Chưa dám trèo lên "tổ", cái chòi của người, nhưng mỗi khi chàng ẩn ra nương, lên tiếng hú gọi thì cô bé người cọp lại đến, khi bò làm thân. Chàng dẫn cô ta đi tắm ngoài suối, hái quả trong rừng, và thử cho mặc áo. Cái tính dã thú lại nổi dậy. Cô ta vứt hết những mảnh vải dính trên người, như sợ một thứ cạm bẫy, và chạy biệt tăm, hàng tuần không trở lại.
Mùa xuân đến, mùa những con dộc, con vượn gọi đàn, con hoãng, con nai đi tìm bạn, và cô gái rừng bơ vơ, nghe tiếng thôi thúc rộn ràng của mùa xuân trong hoa lá và trong con người, cũng say sưa tìm. Cái chàng thợ săn ấy cũng gọi cô, bằng những tiếng thật êm ái và say sưa tìm. Cái chàng thợ săn ấy cũng gọi cô, bẵng những tiếng thật êm ái và đôi mắt đôi tay chàng mơn trớn vuốt ve.
Thế rồi, mùa xuân ấy, họ thành đôi, dễ dàng như tình yêu trong thiên nhiên vậy. Chỉ có tình yêu mới thật sự biến cô trở lại làm người. Người con gái hoang dã về ở hẳn với người yêu, chịu mặc áo, biết làm dáng, chải tóc, và cùng chàng ẩn đi tìm mật ong, săn bắn, làm nương, mỗi ngày tính khéo thêm một chút.
Người ta gọi cô gái ấy là nàng Hùm và cô nói - nói những tiếng thật gọn - thay cho tiếng ú ớ của loài thú. Cũng lại qua năm tháng, người vợ rừng của chàng ẩn mới làm quen với dân xóm - xã hội loài người. Hạnh phúc đến với người tráng sĩ nơi rừng sâu. Một chú bé con khoẻ mạnh mập mạp ra đời trong gian lều. Trong xó rừng có tiếng ru ời ợi. Người vợ địu con sau lưng, cùng chàng đi làm tất cả mọi việc trồng cây, hái lượm và săn bắn. Nhưng nàng ngăn chồng không bao giờ cho làm hại đến loài hổ - loài ác thú những đã từng cho nàng dòng sữa mẹ. Chàng ẩn yên lòng với hạnh phúc, lãng quên đi cái tai hoạ đã đẩy chàng đến đất này. Và cũng không ngờ rằng câu chuyện cô gái hùm trở lại làm người đã đồn đi khá xa, một ngày một rộng.Cái tin ấy, đã đến tai kẻ thù của chàng, bọn quan lại quân lính nhà Nguyễn.
Một buổi chiều kia người vợ trên nương bỗng thấy nóng ruột lạ lùn. Linh tính báo môt tai hoạ. Nàng bồi hồi, bỏ hết công việc, địu con hộc tốc chạy về.
Cái tổ ấm nhà nàng chỉ còn là một đám lửa đang tàn, và chồng nàng đã mất tích. Nàng theo dấu vết và đánh hơi chạy theo. Ra khỏi rừng, đến đường cái. Một đám người lố nhố đi phía trước kia - toàn những đứa hung ác, áo quần sặc sỡ, gươm giáo tua tủa. Chúng lôi thêm một người bị chói gò chánh khuỷu đã bị đánh đập gần chết. Đó là chàng ẩn.
Chỉ trong một giây, tất cả sức mạnh và tính hung dữ của loài cọp - khi khát máu trả thù - cũng đùng đùng nổi dậy trong lòng đàn bà ấy. Cất một tiếng gầm man rợ, nàng nhún bốn chân, lao thẳng vào đám quân triều, nhanh như tên bắn. Rồi tay cào, miệng rít. Nàng Hùm dùng thế võ sơn lâm tạt ngang, xé ngược, móc mắt, cắn cổ, làm cho bọn lính gãy cổ, lòi ruột, chạy tán loạn.
Nhưng bọn lính đông người, lại có nhiều gươm giáo, và cả súng hoả mai. Chúng xúm lại đâm chém, giết chết ngay chàng ẩn, rồi xả súng bắn nàng Hùm bị thương ở ngực, ở mặt. Nàng Hùm không làm dữ được nữa. Sau tiếng gầm chuyển núi, nàng chạy tuốt vào rừng, và cứ thế, bươn mãi lên đại ngàn.
Hai ngày sau, dân xóm đi tìm, nghe tiếng trẻ con khóc bên bờ suối. Nàng Hùm nằm xoài bên gốc lim máu đọng thành vũng đã đặc. Đứa bé con khát sữa gần kiệt sức, giãy giụa gào khóc và rúc bú đôi vú chết. Người ta rước lấy em bé và đem nàng Hùm chôn cùng chồng ở dốc Tù.
Người coi vườn ươm hạt lim ngồi bên bếp lửa thâu đêm kể lại chuyện ấy, và nhận chính mình là cháu sáu đời ông ẩn bà Hùm.
Ông ta quả quyết là có thật như vậy.
Truyện Ngắn Chọn Lọc Truyện Ngắn Chọn Lọc - Nhiều Tác Giả Truyện Ngắn Chọn Lọc