He fed his spirit with the bread of books.

Edwin Markham

 
 
 
 
 
Biên tập: Nguyễn Hà
Upload bìa: Võ Lâm Như Tâm
Số chương: 42 - chưa đầy đủ
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 6301 / 64
Cập nhật: 2016-07-27 21:36:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Cú Điện Thoại Lúc Quá Nửa Đêm - Nguyễn Quốc Trung
ễ chừng đã quá nửa đêm, điện thoại nhà tôi đổ chuông. Tôi giật mình, điện thoại vào giờ này thường là tin dữ, vội nhấc cái máy cầm tay đặt ở đầu giường. Tiếng người con gái sụt sùi:
- Vợ chồng em ly hôn rồi!
Có lẽ người này gọi nhầm chăng? Tôi hỏi lại:
- Cô là ai, liên quan gì đến tôi mà thông báo vậy?
Tiếng người con gái giận dỗi:
- Vì anh mà vợ chồng người ta chia tay. Mặc kệ anh đấy.
Nhận ra tiếng Phương, từ Hà Nội gọi vào, tôi chống đỡ yếu ớt:
- Ờ thì vợ chồng bạn không muốn chung sống với nhau nữa thì chia tay, thằng tôi làm sao phải gánh chịu hậu quả ấy được.
- Anh đừng chối nữa, tội của anh lớn lắm, có lẽ anh chưa quên câu nói của anh ở quán ốc hấp thuốc bắc bên Hồ Tây?
Tôi ấp úng tìm lời lẽ thanh minh nhưng đầu kia đã cúp máy thật mạnh, dội đến tôi một tiếng khô khốc như chấm dứt lời phán quyết đanh thép.
Tôi ân hận thật sự, đâu dè một câu nói của mình để rồi khi gia đình ấy tan vỡ họ vận vào. Hai người là bạn của tôi từ thuở gạo bài trên giảng đường đại học. Cũng như tôi Mau từng là lính chiến trường nhiều năm, anh học nông nghiệp, rất say mê nghiên cứu các giống lúa mới, dân nước mình chỉ cần có đủ ngày ba bữa cơm là mọi việc ổn cả, anh bảo vậy. Mà đúng thế, anh sinh ra ở vùng quê gió lào nung nấu đến đất đai tưởng hoá sành, những trái núi, quá đồi cằn trơ như không chum vại khổng lồ úp ngược, và những nồng cát trắng loá mất hắt hơi nóng khiến thân chuối trong làng khô xác, dân phải lấy khoai làm lương thực chính, gạo là tối quan trọng. Bên cái bàn ăn ở ký túc xá, Mau thường kể, bố anh làm nghề chống đò ngang, đến mùa lũ mới có khách và gia đình anh mới có tiền đong gạo, còn mùa nắng nước cạn người ta lội qua được, đành neo đò, cho nên anh thường mong mưa, mưa thật lớn, có lũ càng hay, để có cơm ăn. Nhưng câu chuyện ôn nghèo,.kể khổ ấy của Mau khiến một cô sinh viên cùng lớp người Hà Nội động lòng: đó là Phương, hoa khôi của trường. Phương có vóc người mềm mại, mắt sắc nhưng vẫn toát ra vẻ đôn hậu. Trong những bữa liên hoan có bia, có rượu, tất nhiên ngày ấy chỉ là bia hơi, rượu đế, khi xỉn vì hơn men Mau đập vỡ ly chén. Uống dứt là ném thật mạnh uống nền gạch, tiếng thuỷ tinh, tiếng sành sứ vang lên làm hắn bừng tỉnh. Rồi Mau hối hận, lắm khi khóc như đứa trẻ. Dần dà, bạn bè mới hiểu đó là do tác hại của chiến tranh, Mau đã từng sống nhiều năm dưới bom đạn, chắc ảnh hưởng đến tâm lý hay do anh ám ảnh điều gì đó? Cũng là phỏng đoán thế thôi, chỉ biết rằng cứ sau mỗi bận liên hoan, lớp phải góp tiền để bồi thường ly chén cho bà bán quán. Nhưng có người thương Mau, muốn cùng chia sẻ nỗi đau đó với anh, là Phương chớ ai. Những chiều cuối tuần, hai người thường đến chỗ tôi ở là nhà khách Bộ Quốc phòng, chúng tôi cùng đi chợ, nấu nướng, Phương làm bếp khéo, Mau và tôi phụ nhặt rửa rau, nhưng rồi Phương phải làm lại. Tôi chưa thấy ai chế biến các món ăn cẩn thận như cô gái Hà Nội này. Nhận bằng tốt nghiệp, họ tổ chức cưới. Bố Phương hồi môn c.ho con gái căn hộ gồm một phòng khách lớn, một phòng ngủ và một phòng ăn. Ngoài ra còn có một cái bàn ăn bằng gỗ lim, đường kính rộng hơn một mét, dày đến ba bốn tấc, mặt liền, lên nước bóng loáng. Cái bàn này sẽ gắn chặt vợ chồng, con cái chúng nó với nhau. Dù xã hội có thay đổi chúng bay cũng phải giữ cái bàn ăn này, ông già nói. Nhưng rồi thời thế thay đổi, họ đã làm trái điều ông già dặn. Và, tôi đã mạo muội nói cái điều không đáng nói để cho họ buộc tội phá hạnh phúc vợ chồng họ.
*
* *
Cú điện thoại lúc quá nửa đêm ấy khiến tôi choáng cả tuần. Không chừng mình đã mất một lúc hai người bạn. Kiếm được bạn đã khó, để mất một lúc hai người, đau quá.
Đối với gia đình ấy còn là chỗ dựa tinh thần của tôi. Sống ở phương Nam những lúc buồn tôi lại gọi điện thoại ra, lắm lúc cũng chả có việc gì quan trọng, chỉ để nghe họ nói vài câu. Lần nào tôi ra Hà Nội họ cũng kéo bằng được về nhà ăn một bữa cơm gia đình. Chúng tôi cùng đi chợ, lang thang từ đầu đến cuối chợ để sắm các món. Phương là người Hà Nội, tính đến cô, dòng họ Phạm ấy đã có mười hai đời dựng nghiệp ở đất Tràng An, người Hà Nội gốc chớ gì nữa. Phượng chế biến được nhiều món tôi đặc biệt khoái món bún chả. Nhưng miếng chả do cô nướng chín đều, thơm dậy. Chén nước mắm do cô chế biến cũng rất tuyệt. Tôi thích nhìn cô bên dàn bếp có ngọn lứa bện lấy đáy nồi, vẻ mặt thanh tú của cô ửng lên thật đẹp. Bữa cơm gia đình thật ấm cúng, chúng tôi nhắc lại thời sinh viên lúc nào cũng thèm ăn, rồi đùa bỡn, trêu chọc nhau, người như trẻ lại. Ngắm vợ chồng họ, tôi như thấy sự vững chãi bên trong. Bẵng đi hai năm, tôi mới được ra Hà Nội. Hai vợ chồng tới cơ quan tôi mời tôi đến nhà dùng cơm vào chiều thứ bảy. Tôi đồng ý cấp kỳ và tưởng tượng đã có một bữa cơm thật đầm ấm quanh cái bàn tròn gỗ lim lên nước bóng loáng. Tôi đến sớm để cùng được vợ chồng họ đi chợ. Cũng như nhiều gia đình ở Hà Nội, căn nhà này đã thay đổi nhiều, đồ đạc, tiện nghi sang trọng như ở nước ngoài mà tôi được thấy qua phim ảnh. Mau đã mập và có bụng, mặc đồ bộ sọc xanh, tay không rời máy điện thoại, như một ông chủ xí nghiệp hoặc là giám đốc, chớ đâu phải là tay môi giới xây dựng. Phương mặc áo ngắn, váy hoa, tay ôm con mèo tam thể, cũng là cách học đòi quí phái và mùi phấn sáp, mùi nước hoa dậy lên, nhà ở mà tưởng như là khách sạn.
Ngồi trò chuyện với tôi hai người cứ nói về giá đô la, giá các tiện nghi, cuối chiều vẫn không thấy chợ búa gì cả. Đến khi đồng hồ chỉ vào con số năm giờ, chồng mới đứng lên: "Mời cậu đi nhà hàng với vợ chồng tôi". "Sao không nấu ăn ở nhà cho ấm cúng". "Nhà này bây giờ còn bếp nữa đâu, ăn ở hàng quán". Người vợ nói thêm: "Sáng trên đường tới cơ quan ai thích gì vào quán ấy, trưa, dùng cơm hộp ở cơ quan; chiều anh Mau thường nhậu nhẹt với bạn bè thường khuya mới về, nếu không hai vợ chồng ăn hàng, cơm bụi hoặc gà tần, bún thang, tuỳ thích. Tôi tò mò: còn cái bàn ăn gỗ lim ấy?. Anh chồng đã thay xong đồ, bộ com lê vừa khoác vào người thật đẹp vải xám sáng, nói: "Khen cho trí nhớ của cậu còn nhớ cái bàn cổ lỗ ấy, tôi đã thảy nó ra bãi rắc từ năm ngoài rồi, căn nhà bếp và phòng ăn đã được tân trang lại để làm phòng vi tính". Anh chồng đẩy cánh cứa vào phòng bếp dạo nào. Tôi sững sờ, một căn phòng trát sơn nước màu kem, gắn máy điều hoà nhiệt độ, hai giàn mày vi tính hiện đại đặt song song nhau, vợ chồng tôi mỗi người một cỗ, tất cả số liệu được đưa vào bộ nhớ của máy, nói về vi tính thì đây là loại mới nhất, có thể nghe nhạc, hỏi về tỉ giá hối đoái trên thị trường thế giới, các sự kiện nổi bật trong tháng, trong tuần, trong ngày. Giá mỗi giàn hơn hai ngàn đô đó cậu. Bằng giọng hào hứng anh ta nói với tôi như thế. Họ gọi tắc xi cùng tôi lên quán ốc Bố già bên Hồ Tây. Món ốc hấp thuốc bắc này bổ dương lắm, mỗi tuần nên thưởng thức một lần thì chuyện chăn gối của vợ chồng quyết liệt lắm, Mau rủ rỉ với tôi. Nhìn bộ mặt mãn nguyện có phần hãnh đời của Mau tôi tưởng như gặp anh ta trên chuyến đò ngang nào đó. Bữa ốc hấp thuốc bắc ngon vì lạ miệng. Cuối bữa tôi nói ra cái điều đúng ra không nên nói, trong đời đâu phải các dự báo về sự thật đều được chấp nhận. Tôi nhớ lúc ấy cả hai vợ chồng nhìn nhau âu yếm cười giễu tôi. Anh chồng rút tiền thanh toán, miệng càu nhàu: "Đến kiếp sau chúng tôi vẫn cứ là vợ chồng. Cứ đợi đấy. Đâu dè, lời nói của tôi đã thành sự thật để rước hoạ vào thân.
*
* *
Tôi đâm ra sợ những cú điện thoại lúc nửa đêm về sáng. Thôi thì, trước lúc đi ngủ rút phích ra khỏi máy là hơn, ai có việc gì mai liên hệ. Nhưng từ khi có cú điện thoại của Phương tôi thấy khó ngủ. Tôi lấy sách ra đọc và bỗng nghĩ lẩn thẩn, giá như có đứa bạn nào không ngủ muốn gọi điện cho mình thì sao? ờ, giá bây giờ có thằng bạn nào kêu điện đến tán dóc thì đỡ quá. Tôi đành cắm phích vào.
Lướt được dăm trang sách mắt tôi trĩu xuống và trong lúc mơ mơ màng màng chuông điện thoại đột ngột reo. Tôi choàng dậy nhấc máy. Đằng kia là tiếng Mau:
- Vì cậu mà vợ chồng tôi ly hôn?
- Thì... thì tôi cảnh báo vậy thôi... à, mà hiện nay cô Phương vẫn ở đấy chớ.
- Cô ấy về nhà bố mẹ đẻ rồi. Chúng tôi đang chờ toà án chia tài sản. Trước mắt căn nhà này phải ngăn đôi. Sau này cô ấy đền bù để tôi mua căn hộ khác.
Tôi cảm thấy nhói ở ngực. Tiếng Mau trầm xuống, ngắt quãng:
- Cậu biết đấy, đời sống vợ chồng tôi đâu phải nghèo, giàu có là đằng khác, vậy mà sao lúc nào cũng bức bối và dẫn tới tan vỡ.
Mau nói rất thật, so với những cặp vợ chồng cùng trang lứa ở Hà Nội, vợ chồng anh thuộc loại khá giả. Mau tháo vát, khi thấy công việc nghiên cứu cây lúa không kiếm được nhiều tiền và vất vả vì phải đến với đồng ruộng, tiếp xúc với nông dân, anh quay sang nghề mối giới xây dựng, nghĩa là chạy đi xin thầu những công trình lớn rồi sang lại cho người khác để hưởng phần trăm. Nhờ tôi ăn nói anh kiếm được khá nhiều công trình, nào là xây dựng trụ sở làm việc, rải nhựa cho các đường. Có nhiều tiền Mau muốn xoá đi cái gốc gác nông dân của mình. Và anh nhập cuộc sống trưởng giả. Tháng tư năm ngoái, tôi gọi điện ra, Mau trả lời và nói: "Cậu gọi chậm một chút nua là không có ai ở nhà". "Thế vợ chồng ông chuẩn bị đi đâu đấy?". "Cậu không biết hôm nay là ngày gì sao?" "Ngày 14 tháng 2" "Cũng có nghĩa là ngày Valentin, ngày tình yêu". "Ngày tình yêu là gì vậy cha nội?". "Nó bắt nguồn từ ý, thời trung cổ, xã hội còn ngăn cấm trai gái yêu nhau, có vị thánh tên là Valentin đã phá vỡ mọi luật lệ cho tình yêu được tự do, và vị thánh bị hành hình, tứ đó có Valentine Day - ngày tình yêu. Bây giờ mình đi đón vợ mình ở tiệm uốn tóc về rồi đi mua hồng về tặng, phải kiếm bằng được hai mười sáu bông hồng nhung. Thôi, mình đặt máy để đi đây".
Sự thật là tôi mừng cho họ, đất nước đã thanh bình, mọi người có quyền sống theo nhu cầu ý thích của mình chớ. Còn Phương tỏ ra hãnh diện, có lần, qua điện thoại cô cho tôi hay, anh Mau của em bây giờ đã đổi khác rồi, mỗi khi say xỉn anh ấy không đập vỡ ly chén nữa. Tôi thật sự mừng cho họ, ngờ đâu giờ đây hai người đã ly dị.
Ra Hà Nội là tôi tìm đến nhà họ. Phía ngoài cửa đã có hai nút chuông, một đề Phương, một cái đề Mau. Tôi bấm gọi Mau nhưng không có người đành gọi Phương.
Phương mở cửa, người cô gầy, da xanh, mắt vẩn lên nét u buồn. Tôi hỏi để xua đi im lặng.
- Bây giờ tôi là khách của ai đây?
Phương nhìn tôi rồi quay mặt:
- Tội của anh lớn lắm.
Tôi vào nhà, căn phòng rộng đã được ngăn đôi bằng ván ép mỏng. Mà sao buồn và lạnh tanh như nhà trọ. Trước đây, căn nhà đầy ắp tiếng cười nói, rồi những ánh mắt âu yếm nhìn nhau, đùa bỡn, nịnh nhau, nào ngờ giờ đây vắng đến thế. Mà phải thôi một gia đình vừa rữa ra làm sao vui được.
- Anh chàng hôm nay đi đâu nhỉ?
- Không biết. Tôi không phải là người quản lý ông ấy.
- Phải có mâu thuẫn thế nào mới dẫn đến cơ sự này chớ.
- Anh xem, ngày nào anh ấy cũng đi từ sáng đến gần khuya mới về, người nồng hơi rượu và đánh em.
- Đánh cô?
- Vâng, em khuyên anh ấy đừng nhậu say là anh ấy đánh. Rồi anh ấy cặp bồ với một cô đã bỏ chồng làm việc cùng cơ quan. Nhiều buổi chiều thứ bảy anh ta đến nhà cô ấy ở khu tập thể Thành Công để hai người nấu nướng bù khú với nhau. Con bạn thân của em ở cùng dãy nhà ấy nên phát hiện ra.
- Và rồi cô cũng bồ bịch để trả thù chớ gì?
- Không. Em đâu phải là người thế.
- Là hỏi vậy thôi. Cô biết không, khi ở nhà không còn bàn ăn nữa thì người đàn ông phải đi tìm nơi khác
Phương cúi xuống và bật khóc.
Tôi phải về cơ quan để thu xếp cho chuyến đi Thái Bình. Tiễn tôi ra cứa, Phương nói:
- Anh tới mà em không dám mời cơm.
- Nhớ nhắn với anh Mau là tôi đang có mặt ở ngoài này.
- Em không nói được đâu. Anh cứ viết mấy chữ nhét vô ổ khoá ấy.
*
* *
Sau mấy ngày ở Thái Bình về, tôi được chị Lâm, tài vụ cơ quan, cho hay, có người đàn ông tên Mau tới tìm mấy lần. Tôi liền đi honđa ôm tới nhà họ ngay.
Hà Nội đang tiết mưa bụi. Lạnh đến run người. Lúc này người ta chỉ mong có một mái nhà mà chui vào. Chỉ có mình Phương ở nhà. ở góc phòng của cô đã có bếp dầu, bếp điện và dàn để bát đũa.
Tôi ngồi trò chuyện với Phương được một lúc thì có tiếng chân người lên cầu thang. Tôi nhận là Mau. Bước đi của anh vội vã và cộc cằn đã quen thuộc với tôi từ hồi sinh viên mỗi khi anh lên cầu thang để vào phòng tôi. Bước chân cũng thể hiện được tính nết người.
Tôi bước ra:
- Mời ông qua bên này uống nước luôn.
Mau lừ đôi mắt đỏ vằn nhìn tôi. Anh ta đang bị hơi men luộc nhừ. Một lát, có tiếng cốc ly ném xuống sàn nhà. Mảnh thuỷ tinh bắn sang cả bên này. Lại một tiếng đồ sứ nữa vỡ.
Phương nói nhỏ:
- Mỗi lần anh ta say xỉn về nhà là đập vỡ một vài cái ly chén. Hình như đó là một di căn của người từng qua chiến tranh trước kia, sống với em đã mất nay lại tái phát.
- Suy diễn tầm bậy. Nếu như thế thì những nhà người từng là lính còn đâu ly chén để xài. Mà sao ngày ở với em bệnh ấy mất hẳn?
Tôi biết Mau đang sống trong bi kịch của người cô đơn.
Tiếng Mau lè nhè:
- Này, các người đừng nói xấu tôi nhé.
Dứt lời, anh ta đổ vật xuống và nôn thốc. Tôi chạy qua đỡ Mau lên giường và dọn dẹp. Một hồi sau tôi qua bảo Phương nấu cho bát cháo để bón cho Mau. Phương ngần ngừ một lúc rồi nói:
- Thôi thì vì anh mà em nấu, đây là lần cuối cùng đấy nhé.
- Lại nói gở.
Tôi quát nhưng mừng lắm. Vậy là họ vẫn thương nhau, vẫn còn hàn gắn được.
Một lúc sau, Phương bưng bát cháo sang. Tôi đón lấy và đỡ Mau dậy. Mau đã tỉnh nhưng người vẫn lả đi vì mệt.
Tôi dìu Mau ra cái bàn nhỏ. Phương vẫn đứng ở góc phòng. Đâu ngờ tôi lại dại dột hỏi:
- Này, tôi chẳng còn nhớ hôm ở quán ốc bên Hồ Tây mình đã nói câu gì?
Phương nhìn tôi, cắn môi rồi ngó ra cửa sổ. Mau lừ mắt chằm chằm vào tôi và nói:
- Cậu tính chối à? Cậu đã rủa rằng: khi cái bàn ăn không còn thì tình nghĩa vợ chồng cũng thay đổi. Cứ kéo tình trạng cơm hàng, phở quán thì vợ chồng nhà này trước sau cũng ly hôn. Cậu nói vậy có ý gì?
Cả Phương và tôi đều bật cười. Phương gắt:
- Thôi, ăn cháo đi, kẻo làm vỡ bát đấy.
Tân Sơn Nhất. Tháng 3 - 1998
Truyện Ngắn Chọn Lọc Truyện Ngắn Chọn Lọc - Nhiều Tác Giả Truyện Ngắn Chọn Lọc