Người mà cố gắng rồi thất bại vẫn tốt hơn nhiều so với người không cố gắng gì cả và thành công.

Lloyd James

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiên Hiệp
Số chương: 635 - chưa đầy đủ
Phí download: 21 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 500 / 2
Cập nhật: 2017-09-24 22:47:13 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 166: Tiếp Đón Karl
ây là lần đầu tiên mọi người gặp mặt Karl tiên sinh dù trước đó đã không ít lần liên lạc qua điện thoại, qua mail. Karl tiên sinh này nhìn như hơn 50 tuổi, tóc hoa râm, y từ trên máy bay xuống mà trông khá tỉnh táo. Thấy Tằng Ích đi lên đón, Karl tiên sinh cũng bước nhanh xuống bậc thang và thân thiết bắt tay Tằng Ích.
Hai bên nói chuyện vài câu đơn giản ở sân bay sau đó mọi người lên xe chạy thẳng tới khách sạn Tùng Giang. Tằng Ích và Karl tiên sinh ngồi cùng xe, Hứa Lập ngồi ở ghế trên làm phiên dịch, cũng tiện cho Tằng Ích và Karl tiên sinh trao đổi.
Thông qua trao đổi, Tằng Ích cũng nhận thấy Karl này quả thật có thành ý tới Tùng Giang. Hơn mười người theo Karl tới Tùng Giang đều có thể nói là chuyên gia ở các phiên dịch, bọn họ sẽ tiến hành điều tra tài nguyên du lịch của Tùng Giang trong một thời gian, nếu như thật sự đáng giá đầu tư thì Karl sẽ mau chóng đạt thành mục đích hợp tác với thị xã Tùng Giang, đồng thời Karl còn tỏ vẻ lần đầu tư này bọn họ sẽ căn cứ tình hình của Tùng Giang mà chứng thực mức độ đầu tư, cao nhất có thể đạt đến 5 tỷ tệ.
Tằng Ích vừa nghe vậy không khỏi hết sức cao hứng. Nếu như thật sự có thể thuyết phục Karl đầu tư 5 tỷ tệ vào Tùng Giang, như vậy ngành du lịch của Tùng Giang sẽ bay vọt về chất, đồng thời càng có thể thúc đẩy toàn bộ kinh tế, xã hội của Tùng Giang phát triển. Đây hết thảy chẳng những mang lại lợi ích lớn cho hơn 4 triệu dân chúng Tùng Giang, càng có thể tăng thêm chiến tích lớn cho mình, thúc đẩy mình nhanh lên chức.
Đoàn xe rất nhanh tiến đến khách sạn Tùng Giang, Cát Binh nhận được thông báo từ trước nên đã đợi ở cổng khách sạn.
Karl nếu quyết định đến Trung Quốc đầu tư thì đương nhiên cũng có chút hiểu rõ về tình hình Trung Quốc. Nghe xong Hứa Lập giới thiệu, y cũng biết Cát Binh mới là người đứng đầu Tùng Giang, là người quyết định cuối cùng. Hai bên tiến vào phòng hội nghị tiến hành trao đổi bước đầu, sau đó Cát Binh mời Karl vào bàn tiệc.
Karl đã quen với tập quán của Trung Quốc, y khác với người nước ngoài khác là khi ăn không thích nói chuyện. Y biết người Trung Quốc thích vừa ăn vừa nói chuyện công việc cho nên địa điểm trao đổi của đôi bên cũng chuyển từ phòng hội nghị sang bàn ăn. Trên bàn ăn Cát Binh cũng cảm thấy thành ý đầu tư lần này của Karl, hai bên nói chuyện rất vui vẻ.
Bữa ăn trưa trôi qua, Karl do di chuyển mệt nhọc nên cùng hơn 10 nhân viên cùng đi được bố trí ở ngay tại khách sạn Tùng Giang. Hứa Lập cũng được giữ lại khách sạn chuyên môn tiếp đón khách quý, giải quyết chướng ngại về ngôn ngữ. Đám người Karl còn muốn trong vài ngày tới đi đến các thắng cảnh du lịch nổi tiếng của thị xã Tùng Giang khảo sát, coi như xác định xem có đầu tư vào Tùng Giang không.
Sáng sớm hôm sau, không đợi Hứa Lập đến gọi, thư ký của Karl – Schmitt đã đến tìm Hứa Lập, nói Karl tiên sinh muốn dẫn theo nhân viên đến sông Tùng Hoa ngắm cảnh sương mù – vụ tùng.
Hứa Lập đâu thể từ chối yêu cầu của Karl, dù sao Tùng Giang sở dĩ có thể trở thành một trong các thành phố du lịch của Trung Quốc thì Vụ tùng cũng là điểm đáng xem nhất. Mà Karl sở dĩ coi trọng ngành du lịch của Tùng Giang cũng là vì Tùng Giang có hạng mục du lịch đặc sắc này.
Mọi người sau khi ăn sáng ở khách sạn xong liền lên một chiếc xe bus do ủy ban thị xã chuẩn bị cho công ty kang, mà Hứa Lập lúc này cũng tạm thời thành hướng dẫn viên du lịch, hắn dùng tiếng Đức cẩn thận giới thiệu cảnh sắc cho đám người Karl. Cũng may hơn năm qua Hứa Lập và Phạm Ngọc Hoa đã đặt chân khắp hang cùng ngõ hẻm của thị xã Tùng Giang cho nên Hứa Lập cũng có thể giới thiệu sơ qua với mọi người.
Xe bus tới trung tâm Tùng Giang, đây là địa điểm tốt nhất thưởng thức Vụ tùng. Nhìn cảnh đẹp trước mắt, không cần Hứa Lập giới thiệu gì mà các du khách người Đức đã chạy đến bờ đê, đặt mình vào trong cảnh sương mù.
Hứa Lập đứng một bên nhìn đám người Karl, hắn thầm than xem ra thẩm mỹ quan là không phân biệt chủng tộc, không phân biệt quốc gia, hơn nữa khi đứng trước cảnh quan tuyệt đẹp thì mọi lời dẫn giải đều là thừa.
Chờ mọi người ngắm cảnh Vụ tùng xong, Karl lại hy vọng có thể ở lại bờ đê tiếp tục ngắm mỹ cảnh “Hoa rơi ban trưa”. Lần trước lúc tới Tùng Giang do thời tiết nên Karl không thể ngắm cảnh này, điều đó làm Karl tiên sinh rất nuối tiếc. Hôm nay trên trời có ánh nắng, Karl nhất định không chịu bỏ qua.
Hứa Lập thấy đám người Karl không chịu đi, hắn cũng đâu ép buộc được đối phương. Chỉ là bây giờ mới hơn 8h, còn một lúc nữa mới đến thời gian ngắm Hoa rơi, đâu thể để mọi người cứ đứng trên bờ đê chịu lạnh được. Hứa Lập suy nghĩ một chút rồi đột nhiên nhớ đến một nơi cách đây không xa chính là Văn miếu Tùng Giang.
Văn miếu Tùng Giang được xây dựng vào đời Thanh với hướng từ bắc tới nam. Tường bốn phía màu hồng cao 3m, dài 221m từ nam tới bắc, dài 74m từ đông tới tây, chiếm diện tích 16.354 mét vuông, có Đại Thành điện, Sùng Thánh điện với sáu gian …. Văn miếu Tùng Giang là một trong tứ đại văn miếu Tùng Giang, là Văn miếu lớn nhất Đông bắc, chỉ thấp hơn Văn miếu Khúc Phụ - Sơn Đông, là một trong các di sản văn hóa trọng điểm của tỉnh.
Hứa Lập nghĩ đám người Karl này, đặc biệt là Karl nếu có hứng thú với văn hóa Trung Quốc thì nhất định phải hiểu qua về Khổng Tử - người sáng lập Nho giáo, nhà giáo dục, tư tưởng, chính trị gia nổi tiếng nhất của Trung Quốc.
Hứa Lập đi tới bên cạnh Karl nói:
- Karl tiên sinh, bây giờ còn có mấy tiếng nữa mới tới trưa, dù sao cũng không thể để các vị đứng giữa trời tuyết thế này được, nếu bị cảm lạnh thì sao?
- Không có vấn đề gì, mùa đông ở Đức chúng tôi còn lạnh hơn thế này nhiều, chúng tôi có thể chịu được mà. Nếu không được thì chúng ta có thể vào xe cho ấm, không sao đâu.
Karl thân thiết vỗ vai Hứa Lập.
- Karl tiên sinh, Văn miếu Tùng Giang cách đây không xa, bên trong thờ phụng Khổng Tử - người sáng lập Nho giáo Trung Quốc. Không biết ông đã nghe về Khổng Tử chưa?
- Khổng Tử tiên sinh? Anh nói là Khổng Tử - người sáng lập Nho giáo ư?
Karl có chút kích động nói.
- Đúng vậy, chính là nhà giáo dục này.
Hứa Lập cười nói.
- Karl tiên sinh, ngài có hứng thú đi xem một chút không?
- Đương nhiên, đương nhiên, tôi nhất định phải tới Văn miếu chứ, phải tự mình thắp nén hương cho Khổng Tử tiên sinh. Chúng ta đi thôi.
Nói xong Karl gọi nhân viên đi cùng lên xe chạy tới Văn miếu Tùng Giang.
Trọng Sinh Vi Quan Trọng Sinh Vi Quan - Túy Tử Mộng Sinh