Trong mỗi khó khăn đều ẩn chứa một cơ hội.

Albert Einstein

 
 
 
 
 
Tác giả: Quỳnh Dao
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 26
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 6438 / 41
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 22 -
ới Tường Vi, cuộc đời chỉ là một chuỗi ngày sầu khổ tiếp nốị Đã lâu rồi đời sống vắng hẳn tiếng cười, vắng hẳn hương vị mật ngọt của tình yêu của gia đình và những niềm vui thoải mái nho nhỏ. Văn đã thay đổi quá nhiềụ Bạc bài đã biến chàng từ một người yếu đuối, dịu dàng thành người thô bạo, cộc cằn, lạnh nhạt ... không những với Tường Vi, Gia Linh, ông Cân mà cả với hai đứa con của chàng ... Khốn nạn hơn nữa là Văn không còn biết tự trọng, dùng bất cứ thủ đoạn đê hèn nào miễn có tiền là được. Lường gạt bạn bè ông Cân, giả mạo chữ ký của cha để ký chi phiếụ Ngay cả máy hát, máy phát thanh, máy phát hình trong nhà Văn cũng ăn cắp đem bán hết. Trên phương diện làm người Văn chịu thua, nhưng trên sòng bạc, Văn nghĩ nếu xui xẻo thì chỉ xui một lúc nào thôi chứ đâu có ai xui trọn đờị Chỉ cần một ván là có thể lấy lại hết những số tiền đã mất. Thua nhiều quá rồi, phải gỡ chứ, gỡ xong là ta sẽ không cờ bạc nữạ Lúc nào Văn cũng nhủ thầm với lòng mình nhưng định mệnh chẳng buông thạ Gia đình gắng gượng lần mò tìm kiếm tương laị
Bé Trân đã lên bốn, bé Niệm cũng vừa tròn hai tuổị Chiếc xe nhà họ Đỗ đã bán mất, tài xế đã thôi mướn từ lâụ Gần năm nay, bao nhiêu đồ đạc trong nhà cái gì có thể bán được đều bán sạch. Tường Vi bắt buộc phải đi dạy học mới tạm đủ chi tiêu trong gia đình, ngay cả người tớ gái trung thành của gia đình cũng không đủ tiền để trả. Ngày được thông báo cô Châu nghẹn ngào không chịu đi, sống ở đây với bao nhiêu kỷ niệm, làm sao một sớm một chiều bỏ đi cho đành? ôm gói áo quần trong tay, cô Châu bịn rịn nói với Tường Vi:
- Mợ ơi, con không muốn đi đâu, mợ có thể bớt lương con cũng được.
Nhưng dù có bớt lương, gia đình họ Đỗ vẫn không làm sao chịu nổi, rốt cuộc cũng đành để cho cô Châu gạt lệ đi vậỵ Châu đi rồi, công việc của Tường Vi càng bận rộn. Vừa dạy học vừa phải lo cơm nước cho cả nhà. ông Cân đã trở thành vú em của hai đứa cháụ Căm cụi suốt cuộc đời mới tạo dựng được sự nghiệp, bây giờ trơ mắt nhìn cảnh phá sản. Sáu mươi mấy tuổi đầu còn phải cực khổ, làm sao không buồn cho được?
Gia Linh bực bội cha và chị dâu đã bất lực trước ông anh hư đốn. Nàng rắp tâm mật báo cảnh sát để phá vỡ ổ cờ bạc lậu, nhưng e làm thế sẽ khiến Văn bị bêu xấu, nên lại thôị Rồi cũng đâu vào đó, nhìn đời sống gia đình ngày càng túng bấn, Gia Linh không đành làm kẻ bàng quang, nên đi học đánh máy và tốc ký. Nhưng với bản tính ham chơi của nàng thì có cái học nào thành công được? Việc nhà không làm được nghề nghiệp không có, Gia Linh chỉ còn biết tức tối ông anh. Khi Văn và Gia Linh ở nhà cùng một lúc là thế nào cũng có giặc không to thì nhỏ.
Mấy ngày gần đây gia đình Văn có vẻ sóng lặng gió êm, nhưng trong lòng mỗi người đều âm thầm lo ngại, nhất là Tường Vi, nàng cứ hồi hộp đợi chờ ngày đại họạ Gia Linh càu nhàu mà không có Văn thì nàng không lo, chỉ sợ là sợ Văn không nhường Linh, không nhịn thì hậu quả không biết sẽ đi đến đâụ
Tối hôm ấy, Tường Vi ra mở hộp thư nhận được hai bức thư từ Nữu Ước. Một bức là của Khâm gởi cho nàng và bức kia là của bà Nhã Trân gởi cho ông Cân. Đem thư trở về phòng, Tường Vi đột nhiên thấy không đủ can đảm bóc thự Đã lâu rồi không liên lạc gì với Khâm. Khâm! Khâm! Không ngờ Khâm đi lập nghiệp ở xứ lạ quê người mà gia đình vẫn ấm êm hạnh phúc. Còn tả Nắm chặt phong thư, Tường Vi thở dàị Hai đứa con đã yên giấc, công việc đã xong xuôị Đêm khuya lắm rồi, Tường Vi mở phong thư ra đọc:
Tường Vi,
Tao không trách mày việc lâu quá mày không viết thư cho tao vì từ lâu tao cũng chẳng rỗi rảnh để viết cho màỵ Nhớ lại xem, lá thư lần trước là lúc mày vừa sinh cháu Niệm, bây giờ thì cháu Niệm đã đầy tuổi thôi nôi rồi phải không? Saỏ Chú ng mày thế nàỏ Gửi một bức hình chụp hết cả nhà cho tao được không? Kỳ này tao có gửi kèm theo hình của tụi tao, mày thấy thế nàỏ Viễn thay đổi khá nhiều đấy chứ? Với bộ âu phục chỉnh tề trông chàng khác hẳn con người rừng rú ngày xưa quá nhỉ, mày biết không, ngay bây giờ, chuyện thắt cà vạt vẫn làm Viễn khó chịu lắm đấỵ Còn hai chú bé sinh đôi của tao nữạ Mày có thấy nó cũng ba gai như ông bố nó không? Tao thích hai cô con gái của mày quá, chăn con trai thật mệt.
Tường Vi cầm bức ảnh lên xem. Bức hình chụp trước sân. Viễn vẫn dáng dấp phóng khoáng ngày nào, Khâm cười thật tươi, tóc dài xõa vai, trông trẻ rạ Hai đứa con trai khoảng hai tuổi, giống nhau như hai giọt nước, ngồi bên nhau, chúng quả là hình ảnh của Viễn. Bà Nhã Trân ngồi trên ghế dài, trên tay cầm mảnh len đan giở, trông thật mãn nguyện. Một bức tranh gia đình tuyệt đẹp. Ngay cả hai thằng bé cũng thế, chỉ cái tên đọc lên là đã nghe hùng dũng rồị Thằng Uy, thằng Võ. Uy-Võ! Tường Vi thở dài, đọc tiếp:
Coi vậy mà chúng tao qua Mỹ đã được hai năm rồị Nhớ lúc còn ở nước nhà mong ba năm sau lại trở về nhưng bây giờ ngày về thật quá xa xăm. Anh Viễn đang được sở trọng dụng. Mặc dù thế nhưng chúng tao nhớ nhà nhớ tất cả bạn bè quyến thuộc. Vi ạ, không chừng sẽ có một ngày, chúng tao bỏ hết tất cả để trở về. Về đột ngột như độn thổ cho chúng mày ngạc nhiên một phen.
Ngày mới đến Mỹ, mày hiểu không, tao nằm dài trong phòng khóc rấm rứt. Mọi thứ đều khác lạ đã làm tao choáng váng. Đó là chưa kể bất cứ việc gì cũng phải tự làm lấy, đời sống lúc nào cũng bận rộn. Cực như con chó ấy, tiền lương của anh Viễn không đủ sống, tao phải rảo chân khắp phố để tìm việc làm ... Sự cực khổ kéo dài mãi đến năm rồi anh Viễn được lên chức mới đỡ đó. Tụi tao được cấp một căn nhà, có vườn có sân (như mày thấy trong hình) ở ngoại ô thành phố Nưũ Ước. Đi làm tuy có xa, nhưng có xe nên cũng đỡ mệt. Tao bây giờ chỉ ở nhà trông con (tội nghiệp mẹ tao bà phải làm vú em cho hai chú nhóc của tao đó). Nhờ vậy, tao mới nhớ tới những tình cảm bỏ quên và mới có đủ thì giờ chăm sóc hai cậu quý tử của tao chứ. Nước Mỹ, nơi mọi người mong mỏi đến, bây giờ tao đã hiểu, nó chỉ là một chiếc máy to lớn phức tạp. Ở đấy mỗi con người là một bộ phận, lúc nào cũng phải chạy đều với bổn phận. Làm việc máy móc, hưởng thụ cũng máy móc.
Tường Vi, mày có thấy là tao nhớ chúng mày ghê không? Không phải chỉ nhớ chúng mày, mà còn nhớ cả gian nhà nhỏ lúc xưa tao đã sống, nhớ cuộc đi săn ở Kha Bảo Sơn. Nếu được trở về ngay, thì việc đầu tiên tao làm sẽ là tập trung lại hết đám bạn bè cũ, để tổ chức đi săn, săn những chiếc lá đỏ trên sườn núị à, nghe nói ông Hồ Như Vy bây giờ ở Boston phải không? Có địa chỉ không cho tao để tao liên lạc với hắn. Nghĩ đến ngày nào gần nhau, bây giờ mỗi người một ngã thấy tiếc quá đi!
Một năm rồi không viết thư cho mày, bây giờ tao thấy quá nhiều điều muốn nóị ý định như những cơn sóng biển ào ạt xô vào bờ tao không biết phải nói điều gì trước, điều gì saụ Lần được thư mày tao đã định trả lời ngay nhưng lại thôị Vì sự lo lắng của mày cũng giống như sự lo lắng của tao đối với cuộc sống của mày và Văn vậy thôị Do đó, tao nghĩ là mày có thể tự trả lời câu hỏi đó được rồi, dù mày thường hay dấu diếm taọ Có lần tao cảm thấy tao với mày có một ngăn cách. Còn tao với Viễn? Biết nói làm sao đâỷ Theo mày thì hôn nhân là cái gì hở Vỉ Hai cá thể thấy cần nhau nên kết thành một, rồi phải đối diện với bao nhiêu chuyện trái ý, để đưa đến cải vã giận hờn, để đi đến tan vỡ chăng? Thú thật tao cũng trải qua giai đoạn nguy hiểm đó rồị Bản tính hai đứa đều cứng, đều dễ xúc động, đều chủ quan và độc tàị Lúc mới đến Mỹ, tình cảm hai đứa đều xuống thấp, có thể nói ngày nào cũng có "một trận". Đôi lúc tao tưởng là cuộc tình của tụi tao phải chấm dứt chớ. Nhưng rồi những ngày dài đó cũng trôi qua, đời sống quá cực khổ đã khiến hai đứa dễ dàng thông cảm và tha thứ cho nhaụ Viễn lúc nào cũng là người đàn ông tao khâm phục. Một người chồng không chỉ cần tình yêu và thông cảm mà còn phải để cho vợ khâm phục và ngưỡng mộ. Những năm gần đây trông cảnh Viễn phải tranh đấu mà chẳng hề nản lòng (mày phải biết là ở nước ngoài thường gặp nhiều điều khó khăn lắm) tao hiểu chàng hơn, yêu chàng hơn. Có chuyện gì phiền lòng là mang ra thảo luận, để cả hai cùng giải quyết.
Vi, tao đã thành thật kể hết cho mày nghe chuyện tao rồi phải không? Bây giờ tới phiên mày, mày cũng phải thành thật kể hết chuyện mày với Văn cho tao nghẹ Sao, lúc này đến đâu rồỉ Sống trong hạnh phúc tao mong tất cả bạn bè cũng hạnh phúc. Mày đừng dấu diếm tao, bản tính Văn tao biết, mày phải kềm chế và khuyến khích luôn luôn, đừng để ông ấy bị bạn bè lôi cuốn. Tao biết Văn sống thiên nhiều về tình cảm, nên cuộc sống của tụi mày hạnh phúc lắm, phải không?
Mấy đêm liền, tao chiêm bao thấy khu vườn đầy cánh hoa hồng nở rộ, gian phòng khách tràn ngập bạn bè, tiếng hát của Gia Linh, nụ cười của mày, bước chân trên sàn nhảy của Văn ... Cố nhân nhập ngã mộng, minh ngã trường tương ức (Người xưa về trong mộng, để lòng nhớ khôn nguôi). Tao tương tư tụi bây quá trời! Gia Linh lúc này ra saỏ Có dừng chân ở bến nào không? Còn bác Cân? Mẹ tao có gửi riêng một phong thư cho bác. (Cho mày biết một bí mật nhé, lúc gần đây mẹ tao cứ nhắc đến bác Cân hoài, tao vừa khám phá ra một chuyện thật lãng mạn xảy ra hơn một năm về trước. Đó cũng là một nguyên nhân tao muốn được trở về sớm hơn) Cho tao gởi lời thăm và chúc mừng bác ấy nhé.
Thư dài quá rồi, trời cũng đã khuya, mùi thơm của loài Uất kim hương làm tao nhớ mùi hoa lài và hoa hồng của mày quá trờị
Nhớ gửi thư cho tao, tao mong lắm. Hôn hai cô Trân và Niệm của mày hộ taọ Mong chúng mày hạnh phúc, vui vẻ luôn.
Khâm [navy]
Tường Vi đặt thư xuống thở dàị Khâm đang tận hưởng hạnh phúc gia đình. Còn tả Hạnh phúc? Hạnh phúc chỗ nào đâủ Bóng cây ngoài vườn âm u, hạnh phúc chỉ giống như khói mây, làm sao giữ được. Nàng nhớ đến những ngày hai đứa cùng tâm sự, cùng dệt bao nhiêu mộng, bây giờ hai đứa hai hoàn cảnhh trái ngược. Nếu không có sự xuất hiện của Viễn, Khâm sẽ lấy Văn, rồi cục diện sẽ đi đến đâủ Có lẽ lúc đó, dưới sự xếp đặt của anh chị, ta phải lấy ông chủ sự đầu hói kia rồị Trời sinh ra ta để nhận lấy định mệnh bi thảm. Lấy Văn nàng phải nhận bao lời châm biếm của bà chị dâụ Ngày nào mắng nhiếc khinh thường, nay đổi lại là nể trọng, săn đón, kể công để xin xỏ nhờ cậỵ Bây giờ, chong chóng lại xoay chiều, lời châm biếm đã trở lạị Tường Vi cam chịu hết, nàng không xót xa về vấn đề túng hụt, mà nàng chỉ chua xót vì bao nhiêu ân tình say đắm đã nhạt phaị
Làm thế nào trả lời Khâm đây! Tường Vi bâng khuâng tự hỏị Thành thật kể hết cho Khâm nghe à? Không thể được, không thể để cho Khâm lo lắng. Thà để cho Khâm nghĩ rằng mình hạnh phúc vui vẻ hơn là biết được sự thật đau lòng. Vả lại, nếu cuộc sống thay đổi bất ngờ thì saỏ Văn bỏ cờ bạc. Vợ chồng lại nắm tay nhau xây dựng lạị Ta có thể sống thật thanh bạch miễn Văn chịu bỏ cờ bạc. Có mấy ai khốn khổ suốt đời đâủ Có thể sinh tật xấu thì cũng có thể trở lại đường thiện được chứ? Khi đó ta có thể bán quách căn nhà này, mua một căn nhà nhỏ khác làm ăn. Dù sao, vẫn còn được ngôi nhà. Biết bao người nghèo khổ, sống dưới mái lá rách nát mà vẫn tìm được hạnh phúc.
Tường Vi bắt đầu viết thư trả lời:
[navy]
Khâm,
Nhận được thư mày tao mừng quá. Đời sống chúng tao cũng khá hạnh phúc, Văn chịu khó làm việc nên cũng không lọ Cha chồng tao về hưu năm rồi, bây giờ ở nhà vui chơi với con cháu ...
Tường Vi viết không nổi nữạ Chống tay lên cằm nhìn những hàng chữ vừa viết, nàng thẹn đỏ mặt. Ném bút xuống, hai tay ôm đầu, Tường Vi rên rỉ:
- Khâm ơi, Khâm! Tao biết viết cho mày thế nào đâỷ
Cùng lúc đó ông Cân trong phòng riêng cũng thở dàị Lá thư của Nhã Trân thật ngắn, thật gọn, nhưng thật thiết tha và kết thúc bằng mấy câu thơ buồn mênh mông:
Từ đi thuyền đã mỏi mòn
Nơi xa xôi ấy còn mong ngày về
Hỏi thầm bến đợi ngày xưa
có còn đứng vững để chờ đợi chăng?
Bài thơ tiếp theo đó càng làm người xúc động:
Đêm khuya người an giấc
Riêng ta lẻ loi buồn
Chuyện tình xưa đã mất
Chỉ còn một ánh trăng
Đêm nằm nghe sương lạnh
Hồn thu đến bên vườn
Ai nghe lòng hiu quạnh
Ai nghe sầu cô đơn
Không ngờ đã mấy năm qua mà nàng vẫn chung tình. Còn tả Lâu quá không viết thư cho Nhã Trân. Chuyện cầu hôn năm xưa, bị bao nhiều điều phiền muộn khỏa lấp rồị Ngày về hãy còn xa mà ta đã già, giấc mộng kia sẽ chẳng thành. ông Cân cũng chẳng có đủ can đảm để hồi thư cho bà Nhã Trân. Đã cầm bút lên, rồi lại buông xuống. Chuyện tình ngày trước giờ đã tàn phaị
Cảnh vẫn đẹp, bóng thuyền vẫn tỏ
Đợi người về cho thỏa ước mong
Yêu ai yêu cả cõi lòng
Buồn vì trong mộng bóng nàng chẳng phai
Viết xong, ông thấy choáng váng, mệt mỏị Đúng rồi, ta đã già. Bao nhiêu năm, dày công xây dựng, giờ già rồi mà vẫn còn phải cực nhọc vì con. Nhã Trân đã ví von thật thấm thía, con người như chiếc thuyền, không biết đến bao giờ mới được nghĩ ngơị
Vừa chợp mắt, ông bỗng nghe có tiếng ồn àọ Giọng Tường Vi van nài:
- Đừng anh, cha đã ngủ rồi, anh đừng đánh thức cha dậy, em van anh.
- Mặc tôi, cô đừng lôi thôi, tôi có chuyện phải gặp cha gấp.
Lại thằng con trời đánh. Mấy ngày liền không về nhà bây giờ dám vác mặt trở về ử Cơn buồn ngủ của ông Cân đã tan. ông bước ra, thấy Văn, áo phanh ngực, tay vén cao, mặt xanh mét, mắt lõm xâu, người hôi hám, đang giằng co với Tường Vị ông dằn chẳng nổi cơn giận quát:
- Văn, mầy muốn gì đó? Mày còn dám vác mặt về nhà làm ồn nữa saỏ Sao không đi luôn đi, hả?
Văn vừa thấy ông Cân là dịu xuống ngay, chàng cúi đầu nhìn xuống. ông Cân hỏi tiếp:
- Bây giờ mày định làm gì nữa chứ?
Văn ngập ngừng:
- Con ... con thua hết bạc rồị
ông Cân nghiến răng:
- Mày thua mặc mày nói với tao làm gì? Bộ chuyện đó tốt lành lắm saỏ
- Cha cho con tiền con trả nợ, kỳ này con sẽ thôi không đánh bạc nữạ
- Không đánh bạc? Hứ, mày nói câu đó mấy trăm lần rồỉ
- Con phải trả, nếu không họ giết con ... Họ bắt buộc như vậy, con ... con cần tiền!
ông Cân cương quyết:
- Nó giết thì giết, mặc mày, tao không biết gì cả. Có thằng con như mày thà cho chết còn hơn. Mày tưởng tao còn tiền để trả nợ cho mày à? Cơm còn không đủ ăn tiền đâu mà trả.
Văn nói thật bình tĩnh:
- Nhưng ... Nhưng còn ngôi nhà?
- Cái gì? ... ông Cân giận run hỏi gặng lại - Mày, mày ... quả thật là thằng khốn nạn mà!
Văn vẫn không đổi thái độ:
- Chúng ta đâu cần ở ngôi nhà to lớn như thế nàỷ Vả lại Gia Linh cũng lớn, sắp lấy chồng rồi đâu còn ở đây bao lâu nữả
- à phải mà! - Gia Linh nghe tiếng ồn, bước ra nghe ngóng tự bao giờ, bây giờ nghe anh nói, không dằn cơn giận được nữa - Anh muốn đuổi tôi phải không? Đừng hòng! Nhà này đâu phải của anh đâu mà muốn bán là bán.
Được dịp Văn trút cơn giận:
- Im cái mồm của mày lại đi, bán hay không bán không liên hệ gì đến mày cả, đừng có xía vàọ
Gia Linh cũng không kém:
- Sao lại không? Anh làm tan nát bao nhiêu đó chưa đủ sao mà còn đòi bán nhà? Sao không bán con người anh luôn đị Không có anh nhà này mới yên ổn.
Văn hét:
- Tao bảo mày im mồm, tao có quyền bán cả mày nữa là khác, mày đừng có lôi thôị
Gia Linh giận xanh mặt:
- Cha, cha có nghe anh Văn nói gì không?
Văn bổ thêm một câu:
- Nơi mày xuất thân có tốt lành gì cơ chứ?
Tường Vi cản ngăn:
- Thôi anh về phòng nghỉ đi rồi mai tính lại, chớ bây giờ khuya rồi, làm um sùm hàng xóm họ cười chọ
Gia Linh vẫn không chịu thua:
- Anh Văn, anh nói sao nói lại coi, anh nói tôi từ trong chỗ nhơ nhớp chui ra à, tôi với anh cùng cha cùng mẹ mà miệng anh có thể ăn nói bẩn thỉu như thế được à?
Tường Vi kéo áo Văn:
- Anh Văn, đi mà ... đi về phòng đi!
Văn đẩy Tường Vi ra:
- Tôi không đi đâu hết, bao giờ có tiền tôi mới đị Họ đang đợi tôị Cha, làm ơn cho con xin bằng khoán nhà đị
- Giấy nhà? Mày dám mở miệng hỏi bằng khoán à? Tao chưa chết mà, đợi bao giờ tao chết xong rồi mày muốn bán thì bán.
Gia Linh hét:
- Cha, cha đừng đưa cho anh ấy, ảnh sẽ bán nhà rồi đem nướng hết vào sòng bạc cho mà xem.
- Tao bảo mày câm mồm nghe không Linh? Nhà này không có phần của mày, nếu mày còn nói thêm một câu nữa, tao nói hết cho mày xem.
Gia Linh xấn tới:
- Tôi có điều gì đâu mà phải sợ anh lột trần? Tôi không có cờ bạc cũng như chưa làm điều gì xúc phạm đến gia phong kia mà.
Tường Vi vòng tay ôm cứng Văn, nghẹn ngào:
- Anh Văn, em van anh, xin để cho gia đình được yên ổn. - Quay qua Gia Linh, Tường Vi van nài - Cô nhịn một chút đi Linh.
Gia Linh vẫn không chịu nhịn:
- Tôi muốn anh Văn nói rõ, phải làm sáng tỏ vấn đề mới được. Đừng có hăm dọa, nạt nộ, tôi có cái gì bí mật đâu, anh nói ra thử xem!
Văn bừng lửa giận:
- Mày thách nhé, tao nói ra hết.
ông Cân hét:
- Văn! Mày muốn giết tao, muốn tao chết sớm phải không? Cút đi, tao không cần thằng con như mày nữạ Cút đi, cút đi, tài sản này không có phần của màỵ
Văn sừng sộ:
- Không có phần của tôi mà có phần của con Gia Linh à? Nó có liên hệ gì đâu mà dành cho nó.
Gia Linh ngờ vực:
- Saỏ Anh nói vậy là nói saỏ
- Chỉ có Gia Linh là con tao, tao chỉ thừa nhận một mình nó, còn mày tao từ mày lâu rồị Cút đi, có mặt mày ở nhà phút nào là không yên phút đó. Đi đi! đi đi!
Văn lạnh lùng:
- Tôi cần giấy bán nhà, cái nhà này sớm muộn gì cũng phải thuộc về tôi hết.
ông Cân giận run:
- Mày ... mày ... mày ... dám nói thế với tao à?
Tường Vi chảy nước mắt van nài:
- Anh Văn, em van anh, anh về phòng nhé!
Gia Linh không buông tha:
- Anh Văn, anh chưa trả lời câu hỏi của tôi, anh nói tôi sao chứ?
- Tao bảo mày cút đi! - Văn quát, phần lương tri cuối cùng trong người chàng đang dãy dụa - Tao không muốn nói tới mày, tao chỉ muốn giấy bán nhà, đừng bắt buộc tao phải nói hết sự thật!
ông Cân thở hổn hển, cơn giận sôi sục:
- Không bao giờ tao giao giấy nhà cho mày!
Gia Linh vẫn gào to:
- Anh bảo anh muốn nói hết sự thật. Sự thật nào, nói xem!
- Tao nói ... tao nói ...
- Anh Văn! Tường Vi hét to nhưng không kịp.
- ... Tao bảo mày không phải là em ruột của tao, mẹ mày chỉ là một con vũ nữ, một thứ đàn bà lăng loàn, cha mày có chắc đâu là cha taọ Mày không có quyền đòi chia gia tài nhà họ Đỗ này, nghe không! Nghe không!
Gia Linh xông tới bên Văn, vừa đánh vừa hét:
- Anh nói bậy! Anh là đồ bần tiện, một thằng hạ cấp.
Quay sang ông Cân, Gia Linh vừa khóc vừa nói:
- Cha ơi cha, cha có nghe anh Văn nói gì không? Cha có nghe không?
Văn xô Gia Linh ra:
- Chẳng tin mày hỏi cha xem mẹ mày là ai, hỏi xem, tao biết cha là người không thích nói dốị
Gia Linh khóc oà:
- Cha, cha có nghe anh Văn nói không? Sự thật có như vậy không hở chả
ông Đỗ Cân ngửa mặt nhìn trời cao, đầu ông như có hàng ngàn tiếng trống vang dội, mắt ông chớp sao, cảnh trước mặt quay cuồng:
- Trời ơi! Tôi đã làm gì nên tội hả trời!
Tiếp đó ông chỉ còn nghe như hàng ngàn tiếng kêu, tiếng khóc thét bên taị
Đầu ông nghiêng sang một bên, tiếng gọi mất dần chỉ còn lại sự yên lặng tang tóc.
Vâng, ngôi nhà trầm hẳn xuống. Tường Vi quỳ xuống mở nút áo cho ông Cân và đưa tay vào trong sờ lồng ngực cha chồng, rồi ngước đôi mắt nhòa lệ lên nhìn Gia Linh và Văn:
- Phải mời bác sĩ đến ngay!
Bác sĩ đến, Văn, Gia Linh và Tường Vi vây quanh chờ đợi kết quả. Sau một lúc chẩn bệnh, bác sĩ thu dọn dụng cụ vào sắc tay và bảo:
- Mọi người chuẩn bị sẵn sàng đi, ông ấy không qua khỏi đêm nay được đâụ
Một phút bàng hoàng yên lặng, rồi tiếng òa khóc của Gia Linh:
- Cha ơi, cha! Đừng bỏ con cha ơi!
Tường Vi lặng lẽ đứng một bên cúi đầu xuống, nàng không lớn tiếng khóc được, nhưng những giọt lệ nhỏ lăn trên má khiến vị bác sĩ cũng phải mũi lòng.
Văn đứng yên như pho tượng gỗ.
Đến ba giờ sáng, ông Cân trút hơi thở cuối cùng. Từ lúc bất tỉnh cho đến lúc tắt thở, ông không một lần tỉnh dậỵ Cuộc hành trình dài đã chấm dứt. ông đã mang theo sự ưu phiền và cả ảo mộng của một tình yêu không thành. Cái chết chẳng bình thản. Nhưng chết là gì? Là trạm cuối của đời người chăng. Dù sao thì bến đợi không còn phải đón nhận bao nhiêu giông tố phũ phàng nữạ Giấc ngủ đã bình yên.
Trôi Theo Dòng Đời Trôi Theo Dòng Đời - Quỳnh Dao