We have to continue to learn. We have to be open. And we have to be ready to release our knowledge in order to come to a higher understanding of reality.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 635 / 1
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ột tâm lý thường thấy ở các sếp là “sợ nhân viên giỏi hơn mình”, do đó, các sếp thường rất ngại đón nhận những ý tưởng ý kiến đóng góp của nhân viên. Vậy, phải làm gì để sếp sẵn sàng lắng nghe và thực hiện mong muốn của bạn?
Sharon Daniels, CEO của AchieveGlobal, một công ty tư vấn, đào tạo các nhà quản lý nói: “Đưa ra những ý kiến đóng góp sâu sắc, những ý tưởng mới với sếp sẽ làm tăng giá trị và mở rộng cánh cửa sự nghiệp của bạn”.
Vậy, làm thế nào bạn có thể chia sẻ những ý tưởng của mình với sếp mà không làm cho anh ấy cảm thấy khó chịu?
1. Tạo dựng niềm tin
Đừng can thiệp quá sâu vào bất cứ một công việc nào nếu bạn chưa chứng minh mình qua những thử thách của nhóm và nhiệm vụ sếp giao phó. Nhớ rằng, khi bạn đạt được một số kết quả đáng nể thì việc tạo niềm tin đối với người khác sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và ý kiến của bạn đưa ra có tính thuyết phục cao.
2. Ý tưởng đưa ra phải có hướng giải quyết
Khi trình bày ý tưởng với sếp, bạn phải chắc rằng, chúng đã có hướng giải quyết rồi. Có như vậy, đề xuất và ý kiến đóng góp của bạn mới có tính khả thi và thuyết phục.
3. Không có cá nhân trong một nhóm
Bạn là một thành viên của nhóm, vì vậy, bạn nên sử dụng tiếng nói của mình để đóng góp cho những thành công của nhóm và giúp mọi người đạt được kết quả cao trong công việc. Khi làm được điều này, vai trò của bạn sẽ như một người lãnh đạo.
4. Biết lấy lòng sếp
Hãy học và làm theo những gì sếp đã làm, nắm bắt sở thích, thói quen của anh ấy và thỉnh có những lời khen chân thành, khi đó, ý kiến của bạn đưa ra sẽ được sếp sẵn lòng lắng nghe. Bởi thông thường, sếp nào cũng muốn mình là chuẩn của nhân viên!
5. Không “vượt mặt” sếp
Dù trình độ chuyên môn hay năng lực kém, nhưng sếp vẫn là sếp của bạn, do đó, bạn vẫn phải trình bày ý tưởng hoặc ý kiến đóng góp của mình với anh ấy trước, sau đó mới đưa lên ban lãnh đạo cao hơn. “Vượt mặt” sếp là một trong những nguyên nhân dễ làm cho sự nghiệp của bạn đi xuống.
Theo VTV
Trình bày ý tưởng với sếp Trình bày ý tưởng với sếp - Cẩm Nang Nghề Nghiệp