The worth of a book is to be measured by what you can carry away from it.

James Bryce

 
 
 
 
 
Tác giả: Duyên Anh
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 26
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 5867 / 63
Cập nhật: 2016-06-23 09:39:06 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 25
ột tuần sau, tôi nhận được hồng thiệp gởi qua bưu điện kèm theo cả giấy mời đi dự đám cưới. Tin mừng của Hồ Hải đấy. Nàng không làm nữ chúa rằn ri vì Thanh Triều đã cưới nàng làm vợ. Hồ Hải sung sướng đến khóc sưng cả mắt. Thanh Triều cưới Hồ Hải với tâm sự “Rồi một ngày kia em lấy chồng. Anh về lấy vợ thế là xong. Vợ anh không đẹp bằng em mấy, anh lấy cho đỡ lạnh lòng”. Chỉ riêng tôi biết tâm sự Thanh Triều. Tôi thú thật, tôi cũng đã khóc. Tin mừng của Hồ Hải là tin buồn của tôi. Những kẻ tạo hạnh phúc cho người khác, luôn luôn bị thiệt thòi. Tôi chợt nhớ mấy câu thơ của Hàn Mặc Tử:
Mỗi độ trong vườn cam ửng chín,
Mỗi lần em nhớ người trai tơ.
Trưa hè năm ấy mùa cam ngọt,
Nhưng thấy cam xanh lại chối từ.
Cam chín lòng em cũng héo hon,
Đến nay em đã có chồng con.
Tình cờ hôm đó chàng qua lại,
Cam trái mùa rồi hết chất ngon
Tôi đã chê Thanh Triều “quê mùa”. Chính tôi mới là đứa nhà quê. Phải chi tôi hiểu nổi rằng Thanh Triều đã yêu tôi tự hôm anh đưa tôi tới bảo sanh viện? Phải chi tôi bằng lòng hái trái cam xanh? Thì đâu có buồn hôm nay.
Tôi đành an ủi tôi bằng câu nói của Saint Exupéry vậy. Yêu nhau không phải ngồi nhìn nhau mà là nhìn về một hướng. Chúng tôi đã cùng nhìn về hướng đẹp của xã hội. Thanh Triều lấy Hồ Hải, xã hội loại trừ được một gái nhảy có tương lai trở thành điếm già, loại trừ được một nữ chúa du đãng có triển vọng kéo theo hàng trăm thanh niên rơi xuống vực thẳm. Thanh Triều bằng lòng lắm vì anh đã được tôi yêu. Khi đã được yêu, người ta dám làm những việc người ta không dám, không thích làm. Ngày cưới của Thanh Triều - Hồ Hải, tôi gửi tặng họ mỗi người một món quà. Cái máy giặt cho Hồ Hải với giòng chữ “Để đôi tay nàng đẹp mãi vuốt ve chàng”, cái máy đánh chữ cho Thanh Triều với giòng chữ “Để chàng sáng tác một thiên tiểu thuyết bất hủ tặng cuộc đời”. Giòng chữ đề tặng Thanh Triều có một ẩn ý. Chắc chắn, Thanh Triều sẽ hiểu.
Tôi không dự đám cưới. Vì tôi yêu Thanh Triều. Trước đám cưới của Thanh Triều - Hồ Hải vài hôm, tôi đã gửi cháu nhỏ về sống với vợ chồng em Huy. Chúng nó đã cưới nhau, hồi tôi ở trong khám. Từ đó, tôi cố tình tránh mặt Thanh Triều. Tôi dọn nhà tới một bin-đinh khác và gặp bọn Lương con ở đây. Chúng nó sa đọa đến độ thê thảm khó tưởng tượng. Đứa nào đứa ấy chích “đô lô đan” nát cả cánh tay. Lương con đã thay đổi. Cái vẻ hào hoa của một du đãng công tử biến mất, nhường chỗ cho vẻ mặt ti tiện của một kẻ đói rách bất tài vô tướng. Chúng nó không còn đủ sức để tham dự những vụ cướp giật kiếm tiền còm. Gia đình chúng thật sự sa thải chúng. Chúng nó chờ chết, chờ chết trong những cơn vật vã của sự thiếu ma túy.
Tôi trách Lương con:
- Tại sao chú viết giấy hẹn gặp tôi rồi chú cho tôi ăn thịt thỏ?
Lương con nhăn nhó:
- Em sợ chị gớm ghiếc.
Tôi hỏi:
- Chú kiếm tôi định nhờ việc gì?
Lương con thản nhiên đáp:
- Xin tiền chị.
Tôi nhớ lần tôi bị giải tòa, Lương con đã nhìn tôi ứa nước mắt. Tôi hứa, được trả tự do, tôi sẽ cho nó nhiều thứ. Thứ đầu tiên tôi cho nó là tình thương yêu để làm lại cuộc đời, nó đã chối từ. Rồi bỏ đi. Ngày nó trở về tìm tôi, nó đứng trên bờ vực thẳm, đợi một cái đạp xô nó rớt xuống. Lương con là hiện thân của hàng ngàn thanh niên sống hoang ở các thành phố. Nó kể hết cho tôi nghe những nỗi khắc khoải của chúng nó. Và nó gục xuống chân tôi, khóc nức nở.
Không ai hiểu nổi bọn Lương con. Sống tận cùng thác loạn, sống bất cần đời. Đến khi sắp xa lánh cuộc đời, bỗng thèm sống với đời một cách khát khao mãnh liệt. Nhưng lúc này, cánh tay đời thủ chặt trong túi. Đôi mắt đời nghiêm khắc hơn cả lúc nào. Đời chờ đợi chúng nó tắt thở để cười hỉ hả, xoa tay, coi như rũ xong mọi phiền phức. Chỉ cần một cánh tay đời chìa ra, một lời an ủi, khuyến khích, tôi biết, những con ngựa hoang sẽ cúi đầu trở về tầu ngựa cũ làm bổn phận của bầy ngựa nhà. Chúng nó sẽ phục vụ đắc lực, trung thành hơn xưa. Bởi vì, chúng nó không muốn bị cuộc đời khu trừ nữa.
Khốn khổ cánh tay đời rất dài mà lại rất ngắn đối với ngựa hoang. Không còn chỗ cho ngựa hoang len vào. Bầy ngựa nhà cũng chẳng ưa chúng. Ngựa hoang trở về nhìn tầu ngựa cũ, rớt nước mắt rồi hí những tiếng hờn, tung vó biến đi. Lần này nó oán ghét tầu ngựa thậm tệ. Nó điên khùng. Nó đá bậy bạ. Người ta lùa chúng nó đến một miếng đất chênh vênh giữa biển nước. Chúng nó sẽ chết khốn nạn ở đấy. Bọn Lương con sắp chết khốn nạn như thế. Chúng nó sẽ chết ngay trên đất liền, chết trong vòng tay đời. Tay đời không có sự khoan dung. Tôi nghĩ vậy. Tôi phải làm gì cho Lương con khỏi chết chậm.
- Chú xin tiền làm gì?
- Chích.
- Bỏ hút rồi à?
- Hút tốn hơn chích. Mà chích mê man hơn.
- Bỏ chích được không?
- Lại phải hút.
- Làm việc khác thay cho việc nằm bàn đèn.
- Làm việc gì?
- Chú thích làm việc gì?
- Em không thích làm việc gì cả. Mà thực ra, chẳng ai cho mình việc làm.
Tôi đã không nhầm. Lương con còn ham sống. Nó còn ham sống thì còn tương lai. Một cái gì vừa kiêu hãnh vừa sung sướng nhóm lửa trong tim tôi. Tôi nghĩ rằng nếu Lương con thoát khỏi hoàn cảnh đen tối này, nó sẽ là kẻ cứu rỗi khá đông bạn bè nó. Tay tôi ngắn không thể với khắp nơi. Tôi chỉ với được tới Lương con, Nghiêm Quân, Nguyễn Đức. Rồi Lương con, Nghiêm Quân sẽ với tới tay bạn bè chúng và bạn bè chúng sẽ với tới tay những đứa du đãng khốn nạn khác. Tôi lý tưởng thật. Việc tôi sắp thực hiện, không biết nó sẽ đi về đâu. Ước mong nó đi đúng con đường tôi vẽ trong tâm tưởng. Phải đau khổ cùng cực mới xót thương người đau khổ. Trước đây, tôi ghê tởm bọn Lương con thế nào thì nay tôi tội nghiệp chúng thế ấy. Con người sinh ra không phải để gây oan nghiệt cho người khác. Hoàn cảnh xã hội đã đưa đẩy Lương con, George Tạo, Tony Phước và hàng ngàn thanh niên vào vùng trời giang hồ đẫm máu và nước mắt. Cũng như hoàn cảnh xã hội đã tạo ra cha dượng tôi, ra Dũng, ra vợ chồng Trần Thức Thời, ra con mụ phá thai để đưa đẩy con bé Trần thị Diễm Châu vào chỗ ngồi của một nữ chúa rằn ri. Châu Kool có thể kéo bầy ngựa hoang trở về tầu ngựa cũ. Cánh tay nó sẽ thay cánh tay đời.
- Chú Lương.
- Dạ.
- “Băng” chú có bao nhiêu mạng?
- Em rời cái thế giới đâm chém rồi.
- Chú đang ở thế giới nào?
- Em trụy lạc hơn một du đãng. Chị hãy vất tiền xuống đất khạc nhổ lên, chị bảo em liếm bãi đờm của chị, em cũng liếm ngay. Để có tiền chích thuốc! Một du đãng hết thời, nó vẫn còn nhân phẩm của nó, em thì chẳng còn gì.
Lương con úp mặt khóc. Tuyệt nhiên, nó không oán trách gia đình, xã hội, tổ quốc.
- Chú Lương!
- Dạ.
- Nếu chú được mơ ước, chú sẽ mơ ước điều gì?
Lương con ngước đôi mắt đẫm lệ nhìn tôi:
- Em đã mơ ước nhiều. Mà có được điều gì đâu. Đôi khi, mình lạc vào truyện cổ tích, chị ạ!
Con người thật của Lương con đang đứng trước mặt tôi. Mỗi thằng du đãng đều có trái tim rung động được bọc kín bằng lớp màng xang dầy của tàn nhẫn khốc liệt. Không ai biết trái tim chúng nó. Người ta chỉ biết lớp màng xang tàn nhẫn, khốc liệt, đê tiện. Xã hội xét đoán con người bất công lắm. Người anh hùng thì cái gì cũng đẹp. Tên du đãng thì cái đẹp của nó bắt buộc phải giống cái bẩn của nó. Tôi đã biết nhiều “anh hùng” nên càng thương hại bọn du đãng.
- Chắc chú đã ước ao gặp một bà tiên?
- Vâng.
- Khỏi cần, Lương ạ. Chị đã hứa cho chú mọi thứ, cho chú cả tình thương yêu nữa. Chú còn nhớ chứ?
- Em còn nhớ.
- Chú sẽ trở về với gia đình chú như một người đi lập lấy đời mình lâu ngày.
- Em muốn thế lắm, muốn bố em gật đầu và mẹ em khóc nức nở.
Tôi đưa tiền cho Lương con, dặn nó đi cắt tóc, mua quần áo mới và cử hút thuốc phiện. Nó hứa sẽ lên Đà Lạt cai một tuần. Tôi bắt Lương con thông tin cho bọn du đãng ngưỡng mộ tôi hay rằng: nữ chúa Châu Kool lại xuất hiện giữa bụi đời. Không lâu gì, hình nữ chúa rằn ri Châu Kool được bọn du đãng đeo trước ngực như cũ. Tôi tìm về nội trú Hòa Hưng.
Trần Thị Diễm Châu Trần Thị Diễm Châu - Duyên Anh Trần Thị Diễm Châu