Where the sacred laws of honour are once invaded, love makes the easier conquest.

Addison

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 31
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1459 / 21
Cập nhật: 2015-07-18 12:57:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 27
gọc Toàn ghé lại phòng mạch Bác Sĩ về nguồn Trần Xuân ở đường cột cờ gần vườn hoa Canh Nông. Ðứng ở trước cửa phòng mạch người ta có thể nhìn thấy vườn hoa Canh Nông chớ không thấy cái tượng đồng đen sì dầm sương dãi nắng đứng ở đó để hằng ngày nhận những tia mắt căm thù và những tiếng chửi tục tằn, hoặc sự lạnh lùng thờ ơ của những kẻ qua đường. Ngược lại nó được sự mến mộ của dân chơi, dân bụi dùng làm điểm tụ đến đây để "ngồi đồng" và gửi tặng lại những áo đi mưa và những kim chích cấp tốc ghim trên thân cây hay rơi rải quanh chân tượng. Ngọc Toàn thất vọng, không phải vì tình yêu mà vì tình khác. Anh chàng Oải trưởng Sài Gòn. Khi Ngọc Toàn nói nhỏ cái ý định của nàng cho anh chàng nghe "trả thù cho bố" thì anh ta co đầu rút cổ bảo: "không được đâu! Chúng nó canh gác kỹ lắm, hai bên tả hữu dìu lão đi đứng là hai tên cận vệ có võ Nhật, võ Tây, võ Tàu đủ hết. Nếu mình có thực hành ý định thì cũng không chạy thoát...Em yêu dấu, em hãy hiểu cho lòng anh. Anh sẵn sàng quì dưới chân em, hy sinh mạng sống của anh để làm cho em vui lòng. Nhưng em nên nhớ một điều là anh không thể sống thiếu em".
Hắn và đoàn Oải Sài Gòn đã về quê. Ngọc Toàn không đi Nam Kỳ. Ngọc Toàn tưởng rằng dân Nam Kỳ đởm lược...nên mới thi hành chánh sách "đổi kim thay đĩa". Ngọc Toàn hy sinh để làm một chuyện của đời mình như Phạm Hồng Thái xưa kia ám sát không thành công Toàn quyền Merlin, không ngờ lại gặp một lũ hèn.
Không thành công nhưng thành nhân. Thì sự hy sinh cũng không đến nỗi vô nghĩa. Oải trưởng Sài Gòn từ chối, lập tức nàng quay về ý trung nhân là Phạm Thế Nguyệt kẻ dám phi thân đá vào mặt cô giáo và lãnh án tù treo.
Ngọc Toàn nhận được mọi sự âu yếm chiều chuộng. Bao nhiêu tiền giấy làm gạch cho nàng bước lên như Ðường Minh Hoàng lót hoa sen bằng vàng cho Dương Quý Phi. Phạm Thế Nguyệt không từ chối một điều gì cho Ngọc Toàn:
- Em là cuộc sống của anh. Không có em, cuộc sống của anh trở thành vô nghĩa!
Thế nhưng khi Ngọc Toàn bày tỏ ý định của nàng về việc trả thù cho cha nàng để nhờ anh ta tiếp cho một tay thì anh ta chối bai bải:
- Không được đâu! Không được
- Tại sao?
- Trước nhất là em không thể đến gần hắn được.
- Em không cần đến gần hắn nhưng vẫn có cách.
- Không được! Anh nói không được là không được! Nếu vỡ lở ra bố anh bị liên can với anh thì tiền đâu chúng mình sống?
- Em chỉ cần sống phần hồn thảnh thơi với mối phụ thù trả được chứ em không cần cuộc sống xa hoa rỗng tuếch hèn hạ của chúng ta hiện nay.
- Em không thể thoát được tay chúng.
- Em sẽ không chạy một bước. Em sẽ đứng nhìn kẻ đã giết chết cha em bị em giết lại.
- Em điên rồi à?
- Không! Em đang sống sôi sục căm thù chứ em không sống nghễu nghện tầm thường.
- Anh van em đừng làm điều ngông cuồng thiệt thân, uổng phí sắc đẹp của em.
- Há há há..á..
Ngọc Toàn không đáp, chỉ cười vang lên. Thì ra, nàng nghĩ, đời nàng chỉ toàn là một lũ hèn. Nếu Trần Quốc Tuấn xưa kia cũng thế thì ngày nay chúng nó còn đâu đất để sống, để xưng là người Việt Nam? Vì thế Ngọc Toàn muốn biến thành đàn ông để có sức mạnh hành động và để biết xem đàn ông con trai như thế nào mà họ được tôn sùng là phái mạnh, còn đàn bà con gái là phái yếu. Mạnh mà nằm im như ốc kia không làm gì hết, chỉ đi lắc để nổi tiếng là hoàng tử lắc, vua lắc..ư?
Vào văn phòng Bác Sĩ, thấy khách khá đông. Ngọc Toàn đến bàn ghi tên, nhìn vào sổ
thấy "bệnh nhân" ghi ở cột "chuyển phái" đến 3, 4 người. Ngọc Toàn ghi tên mình vào số 5 và trở lại ngồi ở ghế chờ tới phiên. Thì ra người phái yếu muốn chuyển sang phái mạnh cũng nhiều, lâu nay thấy báo đăng nhưng không biết kết quả ra sao. Ngọc Toàn chưa thấy một người nào cụ thể.
Bỗng thấy một người đàn bà sang trọng tóc hoa râm mang bầu chừng 3 tháng bước vào, không ngó ai, đi thẳng tới ghi danh rồi ngồi chưa được 5 phút thì được y tá mời vào phòng Bác Sĩ. Ngọc Toàn thắc mắc đến chất vấn cô tiếp viên thì được trả lời rằng bà ấy đã lấy hẹn trước và đến kỳ này là để theo dõi tiến triển của lần khám trước chứ không phải mới bắt đầu. Hơn nữa bà ta thuộc bên nhóm thụ thai nhân tạo không phải bên nhóm chuyển phái.
Chuyện vừa dứt thì có người quen gọi Ngọc Toàn. Nàng quay trở lại chỗ ngồi thì người kia bắt chuyện. Hai người to nhỏ với nhau. Thì ra cũng dân làng bụi: Một Sài Oải đã từng quen nhau trong vụ đổi kim thay đĩa vừa rồi.
- Sao phái đoàn về trong ấy trong ấy mà chị còn ở đây?
- Em thấy quảng cáo lạ nên muốn thử qua cho biết. Tên Oải nói. Ngọc Toàn nói nửa đùa nửa thật:
- Bộ muốn biến chất hả?
- Nếu tốt em làm luôn chị à!
-Thiệt hả?
- Thiệt chớ! Thời buổi này làm con gái bị thiệt thòi và khinh rẻ, em chán lắm. Nên em muốn làm đàn ông thử xem sao. Nếu làm "đực rựa" cũng chẳng hay ho gì thì em trở lại như cũ. Còn chị định làm gì má tới đây?
- Thì cũng có chút việc.
- Chị không đi con đường của em sao?
- Ơ..ơ..để xem em..thế nào đã!
- Em chán nhảy nhót, lắc liết lắm rồi chị ạ. Bây giờ em đâm ra tiếc những ngày còn đi học. Bạn bè, thầy cô, trường lớp, lãnh vực nào cũng tốt hết. Không biết sao ma dắt lối quỉ đưa đường mà lại bỏ trường đi phiêu lưu nguy hiểm như thế này. Bây giờ em ân hận quá, nhưng làm sao trở lại trường. Chỉ còn một cách là phiêu lưu hơn nữa thôi! Nếu thất bại thì chỉ còn còn có chết. Từ phiêu đến phiêu, từ phiêu đến chết.
Ngọc Toàn cười:
- Không khéo rồi sửa sai lầm bằng một sai lầm to hơn đó!
- Có sai một lần rồi mới biết đúng ra sao chị ạ. Cũng như trong hình học vậy. Khi vẽ một đường cong rồi mới biết đường ngay là con đưòng ngắn nhất giữa hai điểm trên một mặt phẳng.
Ngọc Toàn nói:
- Mỗi người có một ý định em à! Chị không thử xem mà làm thật. Ðời con gái của chị coi như hỏng rồi. Bây giờ không trở lại làm con gái nữa. Cha mẹ cho mình cuộc sống, khoa học cho mình một lối thoát.
Sài Oải reo lên:
- Té ra chị cũng muốn "chuyển phái" à. Vậy thì em có bạn rồi. Ngọc Toàn như bị xoi trúng tim gan, chối tức thì:
- Không, không! Chị không có ý định đi con đường của em đâu.
Ngọc Toàn thấy hơi hối tiếc vì đã ghi tên trong cột "chuyển phái". Nhỡ có người trông thấy thì lộ bí mật hết. Trong câu chuyện Ngọc Toàn đã để lộ ý định "chuyển phái" ra cho Sài Oải biết. Bây giờ nàng lại muốn phi tang đi. Bèn đến gạt tên mình rất kỹ cốt không cho ai xem thấy nữa. Nhưng Ngọc Toàn quên rằng Sài Oải đã trông thấy khi ghi tên mình ngay dưới tên Ngọc Toàn.
Ngọc Toàn không muốn cho ai biết. Gạt tên mình xong Ngọc Toàn nói với Sài Oải:
- Chị có việc cần mà quên. Chị phải đi ngay mới kịp. Rồi đi ngay.
Sài Oải ngồi lại một mình thấy buồn man mác. Bơ vơ nữa là khác. Trong một thoáng nàng thấy lại cả quãng đời bạt mạng của mình gần đây. Bây giờ nàng thấy chán nản, uể oải và thất chí như sau một chuyến buôn lo lỗ mất hết vốn. Gặp lại Ngọc Toàn nàng như bám ví được giề rau má giữa sông cái, có người để tỏ bày tâm sự và cùng nhau hy vọng nhưng Ngọc Toàn đã bỏ đi. Nàng biết Ngọc Toàn bỏ đi vì lý do bịa đặt. Nàng còn hờn ghen chăng? Vô lý. Nàng chiếm gã bồ của ta, giao cho ta anh chồng của nàng trong vụ thay kim đổi đĩa bình đẳng 50/50. Ðó là luật chơi trong làng mà. Ðã chơi thi không nên suy tính, nếu so đo chi ly lời lỗ như đi buôn thì làm sao chơi?
Tuy nghĩ vậy nhưng nhìn Ngọc Toàn đi khuất dần phía đường cái, nàng vẫn thấy não nề, bơ vơ. Nàng muốn gọi Ngọc Toàn trở lại để tâm sự nhưng Ngọc Toàn đã quẹo sang một bên không còn trông thấy nữa.
Ngọc Toàn đụng một bà cụ gánh đồng nát đi thất thểu trước mặt thì đuổi theo và hỏi:
- Cụ có hàng gì lạ không?
- Có chứ! Cô muốn hàng gì?
- Bà đồng nát mừng rỡ quay lại hỏi.
- Bà để xuống xem có món gì tôi mua món ấy! Chứ biết món gì!
Ngọc Toàn đến bên gánh đồng nát. Sự ăn mặc trang sức của nàng tương phản hẳn với cái gánh nghèo hèn lôi thôi kia và chủ của nó.
Ngọc Toàn bắt đầu lục lọi. Giày há mồm, nón rách, chảo bể, soong móp, hộp lon, ve chai. Bỗng nàng nhặt lên một chai nước ngọt còn một tí nước dưới đáy chai. Nàng giơ lên xem rồi hỏi:
- Ở đâu cụ có cái chai nầy?
- Thì người ta bán tôi mua chứ đâu nữa? Tôi làm sao còn nhớ được?
- Cụ mua ở đâu thế?
- Tôi không thể nhớ được cô ơi! Cô cầm làm gì cho bẩn tay? Ðồ cũ lắm.
- Chai nước ngọt Hồng Hà tôi thấy chưng trong bảo tàng cách mạng, không ở đâu có. Nên mới lấy làm lạ mà hỏi vậy thôi.
Ngọc Toàn dốc ngược cái chai. Tí nước trong chai ra đất đen ngòm. Bà cụ kêu:
- Coi chừng trúng chân cô hỏng da giày đó. Nước ngọt để lâu ngày trở thành nước độc. Hay chính đó là thuốc độc cũng nên.
- Ai lại bỏ thuốc độc trong chai nước giải khát hở cụ.
- Ấy là tôi thấy đôi chân của cô đẹp qua nên sợ hở vậy mà. Cô có dùng thì trả tôi?????
cái chỗ ấy, nhưng chắc cô không dùng đâu.
- Ðược, để tôi chọn sang thúng bên kia!
Rồi Ngọc Toàn xốc lên trong mớ giẻ rách thấy một khúc gỗ chuột gặm, nàng hỏi:
- Khúc gỗ này cụ cũng mua à? Ai mua mà cụ cũng rao bán cho nhọc?
- Cô biết không, tôi mua bán đồng nát đã hơn 20 năm rồi. Nghề phụ ấy mà. Hễ rỗi thì đi. Chớ có phải giờ giấc gì đâu. Thứ gì cũng mua, thứ gì có cũng bán. Có khi chủ nhà chỉ cho để mình mang đi họ khỏi mất công ném lên xe rác chớ không phải cái gì trong thúng là có giá trị đâu. Ðồng nát là thế...Cái khúc gỗ đó cô xem kỹ đi, là gỗ lim chứ không phải gỗ tạp, nó nguyên là cái cán búa của nhà ai, cái lưỡi đâu mất, họ quẵng cái cán vào thúng tôi cho được việc. Cô mua làm gì mà hỏi.
- Không, cháu thấy thì cầm để xốc các món khác cho khỏi bẩn tay vậy mà. Bỗng thấy vật gì đen đen, Ngọc Toàn hỏi:
- Cái gì lạ vậy cụ?
- À, chiếc dép.
- Dép gì lại đen thế?
- Dép cao su!..Các cô các cậu bây giờ mang dép Nhật, giày Tây chứ thuở còn trẻ chúng tôi mang dép ấy thôi mà. Cả đến Bác Hồ cũng mang dép ấy. Ðôi dép của cụ cả nước đều biết. Tây nó cũng khâm phục. Bởi thế bây giờ dép mới được đặt trong hòm kính sát với chân bác đấy ở kia kìa.
Ngọc Toàn nói một cách vô tư: "Ðôi dép cao su dẫm nát đời trai trẻ, Nón tai bèo che
khuất nẻo tương lai."
- Có phải người ta nói trong ca dao đó không?
- Bậy nào! Dép cao su và nón tai bèo là của anh bộ đội giải phóng miền Nam đấy chứ. Bọn xấu mồm xấu miệng cứ hay rêu rao tầm phào, cô nhớ mà làm chi cho mệt ra.
Bỗng Ngọc Toàn reo lên:
- Sách! Sách gì thế nầy. Sao cụ lại để sách lấp dưới giày hư nón rách thế kia.
Ngọc Toàn ngồi xuống chọn. Nào Lê Duẫn toàn tập, Thơ Từ Ấy, Ðại Thắng mùa Xuân. Có cuốn rách nát nhưng cũng có cuốn còn nguyên. Ngọc Toàn chọn một lúc thì thấy Nguyên lý Archimède, nhà bác học Platon, Truyện Ngắn Liên Xô...rồi đến một quyển nằm tận đáy thúng. Nàng cầm lên hỏi:
- Cháu lấy quyển nầy. Cháu phải trả cụ bao nhiêu?
- Cô lấy đi tôi càng mừng. Gánh nhẹ bớt cho tôi.
- Cháu giả cụ một nghìn nhé?
- Làm gì thế? Cô cứ cầm tất cả chỗ sách ấy rồi cho tôi một xu cũng được mà!
- Cháu không cần mấy quyển kia. Cháu chỉ mua quyển này thôi.
Nói xong Ngọc Toàn đập đập vào mép thúng cho sạch bụi rồi đưa tờ bạc cho cụ già:
- Công cụ gánh nặng đường xa. Cụ cứ cầm đi.
- Cám ơn cô! Lâu lắm tôi mới thấy một người trẻ mua sách nát.
Ngọc Toàn vừa đi vừa dở ra. Ðó là tuyển tập truyện ngắn của Maupassant, Trọng Ðức dịch ra tiếng Việt, nhà xuất bản văn hóa in năm 1960. Trang sách vàng nẫu, mất những trang đầu nhưng còn bìa giấy cứng. Bốn mươi năm chữ còn rõ. Bao nhiêu năm nữa, chữ cũng vẫn còn dù giấy nát.
Hồi lớp 10, Ngọc Toàn được thầy giảng những truyện "Món nữ trang, Trên Tàu Hỏa, Ði Câu Cá, Mối thù truyền kiếp. Thầy bảo đây là nhà văn viết truyện ngắn tài giỏi nhất trong văn học thế giới. Thầy đã để nguyên một buổi giảng truyện Món nữ trang cho cả lớp nghe và kết luận rằng đây là truyện hay nhất thế giới đến nay chưa có truyện ngắn nào có thể so sánh. Thì nay Ngọc Toàn bắt gặp trong đáy thúng đồng nát cái món nữ trang ấy, Ngọc Toàn bước thấp bước cao, vấp rễ cây, vẫn dán mắt vào trang sách!
Nàng gọi một chiếc xích lô, leo lên ngồi đọc tiếp quên cả bảo anh xe đi đâu. Khi anh ta dừng lại thì nàng nhận ra Khu Giảng Võ, một sự tình cờ thú vị. Nàng không định đến đây mà nàng lại đến cũng như đời nàng định việc này laị làm việc khác, không định mua gì nhưng đến chợ thấy khối món mình cần mua. Thế cũng chả sao. Chợ là nơi đến mà không mua gì cũng được.
Người đông như kiến cỏ lố xố bên lề đường từ bến xe đến cổng chợ. Cò hoạt động mạnh. Ngọc Toàn nghe không dứt tiếng cò kêu:
- Mời ông bà vô quán phở tôi ngay ở đầu chợ, bánh dai, không có formol, thịt tươi vừa mới ra lò hồi khuya...Có đủ thứ rau, lá quế, ngò ăn thả giàn. Giá sống líp ba ga.
- Hôm nay Chợ Cơ Bắp họp phiên lớn có người Nam Ðịnh, Thái Bình, Hà Tây. Giá phải chăng. Một nhân công làm vườn 2000 một ngày. Chị vú có 2 bầu sữa căn, mới 21 tuổi.
- Bà hiếm đừng lo xin hãy viếng trại "mồ côi" của chúng tôi. Sẽ được hài lòng. Bé trai 3
Tê, gái 2 Tê rưỡi trở lên tùy sở thích. Không phải đi Chùa Hương sờ đầu cây trụ bằng đá để mời
"cô cậu" về nhà. Có Bác Sĩ chuyên khoa giúp đỡ các bà hiếm muộn đạt thành ý nguyện.
- Cuộc đua chó hôm nay vô cùng đặc biệt. Quí vị có đế 15 loại chó ngoại trứ danh để lựa chọn. Chó vừa đi săn vừa giữ nhà vừa bảo vệ chủ. Loại 4 chân lùn, loại cao chân chạy như ngựa, vật ngã heo rừng, chủ khiến gì làm nấy, chủ yêu như...
- Cuộc bắt trạch trong chum bảo tồn và phát triển văn hóa cổ truyền dân tộc...
Cò ơi là cò. Bao nhiêu khác bấy nhiêu cò. Cò đi đón từng người khách. Cò giơ tay ngoắc. Những con cò non hai bắp đùi phô ra mơn mởn, những cánh tay ngoắc như trăng rụng bên giếng, những môi cười duyên dáng, những anh hề đi cà khêu đội mũ cao, miệng rộng tới mép tai vượt hẳn mọi người vừa đi vừa ném bắt những quả banh trên đầu thiên hạ. Những người đứng bên lề ngước cổ lên xem như một màn tiên đánh phép.
Xe máy xe hơi không được vào chợ, nhưng người đi bộ phải đóng 500 cho một cái vé vào cửa. Không mua gì vào cửa cũng phải mua vé. Nhưng không mấy kẻ vào đây mà không mua gì. Người giàu vào đây mua người về làm việc nhà, mua trẻ con về nuôi, mua cả bào thai lẫn mẹ đem về, đẻ xong nuôi con cho chủ làm con, còn mẹ thì cho chồng làm vợ trong một thời hạn có giao kèo. Người ta bán xe hơi nhà binh, người ta bán xe đạp. Ðây là một cái chợ trời mà ngày xưa Tố Hữu đã tiên đoán trúng boong: "Lương Tâm trở thành hàng hóa".
Chủ nghĩa duy vật là đây. Người ta bán từ cây tăm xỉa răng đến những viên thuốc lắc giá
từ một phần mười xu đến vài triệu đô. Có những cái ta không đời nào tưởng nó có mặt trong một quán hàng vậy mà nó lại là món đắt giá và hấp dẫn nhất: Gái trinh. Người ta không cần phải rao như rao các món cao đơn hoàn tán làm bằng vỏ me đốt cháy tán nhuyễn và cơm nguội quết chung với lọ nồi rồi vò viên đem ra bán vẫn "trị được bá chứng". Người ta bán trinh chỉ cần một hàng chữ nhỏ dán ở cửa động, thế là trong vài giờ đồng hồ có kẻ đến hỏi mua. Ðó là những tay buôn những công ten nơ đựng đồ "quốc cấm" qua biên giới. Họ mua trinh để lấy hên trên thương trường lẫn hạm trường. Nhờ mua được trinh của con gái, thần tài phò hộ. Ðó là chủ trương của thương buôn người Tàu này xưa còn truyền lại đến ngày nay. Nếu bạn chưa tin rằng ở đây là đầu dây các mối trong nhiều lãnh vực xã hội kinh tế cả chính trị nữa thì bàn sẽ nhầm. Ở đây người ta có thể mua bán một cách ly kỳ những món hàng ly kỳ: Một giọt máu trinh thấm trên tờ giấy quyến có thể đốt thành tro bỏ vào tách nước lừa cho kẻ mà bạn muốn làm cho mê muội để bạn tiến hành công việc gì đó. Hay một khúc móng tay cong thành vòng tròn của một ông đồ tuổi Dậu (Ất Dậu 1945) bạn nhờ Cò chạy đi tìm ở trong các tiệm thuốc Nam thuốc Bắc để làm việc gì đó, có khi cũng có. Bạn muốn tìm một cô xẩm lai? Cò cũng sẽ tìm được cho bạn. Thậm chí bạn muốn đắc cử vô ban chấp hành trung ương hoặc tỉnh ủy, bạn cũng có thể nhơ mối may ở đây.
Ôi Giảng Võ, người đã cởi tung chiếc áo cũ kỹ để khoác chiếc áo sặc sỡ muôn màu cho hòa hợp cùng thế kỷ mới chăng?
Ngọc Toàn vào đây như một lữ khách không có mục đích nhưng mọi hoạt động đều lôi cuốn nàng. Nàng không biết ghé vào đâu giữa hằng chục cánh tay ngoắc và tiếng chào mời: Ăn uống, xem hàng và tham dự. Ở nơi nào nàng cũng được xem là khách. Bất ngờ nàng ghé vào một gian nhà không thấy bày bán món gì nhưng trong buồng nghe tiếng cãi vã vọng ra.
- Ông không nên hỏi tới nó nữa. Ông là người cha nhẫn tâm.
- Anh đã bảo em rồi mà. Anh không phải trốn trách nhiệm.
- Sao anh không gởi về một chữ?
- Ðó là con ngưòi của anh, không thích tỏ tình giả dối trên giấy.
- Một thằng đểu, một tên điếm. Anh không nên xưng là cha nó.
- Anh chỉ muốn gặp nó.
- Anh đừng nên chường cái mặt dày của anh ra đây. Ðể tôi đi bán hàng. Khách đang đợi ngoài trước.
- Không có khách nào quan trọng bằng anh ở đây. Con chúng ta đâu? Em chỉ cho anh đi.
- Thì nó ở trên nhà. Bà già thuê người giữ mấy năm nay.
- Sao anh không gặp?
- Ông không xứng đáng, không cần, không nên gặp nó.
- Thôi mà em!
- Tôi bán nó rồi!
- Trời ơi!
- Trời ơi cái gì! Tôi mang bầu người ta cười tôi chửa hoang, sao anh không kêu trời?
-Anh có biết đâu?
- Quân khốn nạn. Sao ông không biết đến ai hết? Ông phải biết, phải biết ông là thằng chó má, thằng bất lương!
Một người thì xưng hô ngọt ngào van vỉ khẩn cầu. Một người thì mắng tưới vào mặt người kia. Một người xưng anh âu yếm, còn người kia nhất mực gọi bằng "ông".
- Anh đã kể cho má nghe cả rồi. Má đã tha tội cho anh nên má mới cất cho anh một ngôi nhà để anh hành nghề.
- Nghề của anh là nghề bịp. Ði mà "chuyển phái" cho những tên mù!
- Anh chỉ mở có một tháng mà dịch vụ ào ào tiền vống đã thu lại đủ rồi. Từ nay về sau là
lãi. Anh chỉ mong em về đó đứng thu tiền và làm biên nhận cho anh.
- Ông tưởng tôi ham ăn bám ông lắm sao? Ông tưởng tôi làm không đủ sống hả? Lâu nay tôi sống nhờ ông đấy! Ông đi ra, không tôi kêu CA bắt ông đấy.
- Tôi tội gì?
-Tội ăn trộm, tội ăn cắp, tội lừa đảo, đủ chưa? Tội Bác Sĩ lậu, cần tôi kể nữa thôi?
- Còn một tội nữa! Tội làm giàu cho người ta mà bị người ta xua đuổi. Ngọc Toàn lên tiếng:
- ( Tác giả để trống hàng nầy -Xin xem lại)
- Vâng ạ, tôi ra ngay.
- Ông cút đi ngã sau kia kìa. Ðừng có ra phía trước mà làm kinh sợ khách hàng của tôi. Từ trong buồng bước ra một người đàn bà mặt còn hừng hực lửa giận.
Ngọc Toàn kêu lên
- Chị Xuân!
- Cô là ai?
- Chị không nhớ em sao?
- Tôi chưa gặp cô lần nào!
- Em là em dâu của chị nè!
- Vợ thằng Tuấn.
- Vâng!
-Á à ạ! Tôi có nghe nói. Ngần ngại một chút, sao tôi nghe má tôi nói gần đây nó lại có hai con vợ nữa. Nó có đem cả hai về nhà cho má tôi xem. Má tôi nói một con tên Phụng Trân, một con tên là gì nữa tôi quên rồi. Phải cô đây không?
- Dạ không ạ! Anh Tuấn cưới em trước hai cô đó. Cả hai đều không có cưới hỏi như em.
- Rồi em đi đâu đây?
- Dạ em đi tìm anh ấy.
- Bao lâu rồi em không gặp nó?
- Dạ chưa đầy một ngày.
- Lần cuối cùng em gặp nó ở đâu, bao lâu?
- Dạ ở Ðêm Màu Hồng.
- Lần trước nữa?
-Dạ ở đại hội bầu cua.
- Em có diễm phúc hơn chị nhiều. Chị không gặp người yêu trong 3 năm, hơn nữa bị
người ta đá nặng. Em đến đây lâu chưa? Nếu trong vòng 10 phút thì em nghe cả câu chuyện. Hắn đấy! Hắn còn muốn bịp chị lần nữa đấy. Em cần gì, chị sẽ giúp nếu chị có thể. Chị em mình bị đàn ông khinh rẻ và bốc lột nặng nề em ạ. Em là em của chị, là người nhà cả. Em vào đây chị em mình tâm sự. Chị muốn nói với em một đôi điều.
Ngọc Toàn nói:
- Em cảm ơn chị. Em chưa nghe nhưng biết trước những điều chị sắp nói rất quí báu. Em
sẵn sàng vâng theo. Em mong chị nói tất tình.
Người đàn bà nói:
- Em còn trẻ nên dễ tin. Em bảo chị nói tất tình. Chị cũng mong làm theo ý em nhưng đời này làm gì có chuyện ăn ở tất tình với nhau, em! Cái miệng thì nói vậy, nhưng cái bụng thì không phải vậy.
Em có nghe anh chàng đó bị chị đối đãi "tất tình" không. Em biết đó là ai chứ? Xưa kia anh ta đã từng nói tất tình với chị ngọt quá nên chị cũng đối xử tất tình với anh ta. Kết quả là chị có bầu, anh ta lĩnh mất. Thằng bé ra đời không có cha. Bây giờ nó 4 tuổi thì bố nó ở đâu lại lù lù về xưng là Bác Sĩ. Cái bảng to tướng rất đẹp treo trước một biệt thự lớn ở đường Cột Cờ, "trung tâm cấy, chuyển phái" đó là má cất cho hắn hành nghề.
Nhiều khách lắm. Những bà hiếm, những cô bé lỡ dại, những thanh niên thiếu nữ chán đời muốn "chuyển phái"...đến đó để đóng tiền cho hắn.
Chị chẳng nói dấu gì em chị đã "làm lành" với hắn rồi. Bên cạnh phòng mạch của hắn là
"phòng dược" của chị. Hái ra bạc. Nhưng lâu lâu chị phải nổi cơn lên giằn mặt hắn. Nếu mọi việc xảy ra suông sẻ thì hắn lại chứng nào tật ấy như xưa.
Ngọc Toàn hỏi:
- Chị không sợ anh ấy phiền lòng hay sao?
- Ðàn ông thì phải đối xử như thế, khi dùn khi thẳng, khi ngọt khi cay thì mới trị được họ...Tuy bị mắng như tát nước vào mặt như thế, nhưng anh ta sẽ trở lại. Nếu vài ba hôm anh ta không đến thì chị phải đến trên ấy xem qua cái phòng "dược" của chị, để liếc anh ta một cái, thế nào anh ta cũng sang gặp chị. Còn nếu anh không thì chị sang...Em hiểu chưa nào?
Ngọc Toàn nói:
- Em thấy khách nữ có nhiều bà lắm.
- Chị biết! Chị biết! Nhưng chị còn con bài chủ trong tay. Ðó là thằng con trai của anh ta. Anh còn giành tí lương tâm ở đó. Tuy chợ trời vẫn còn chút lương tâm. Chị biết cái đuôi Sở Khanh của anh ta mọc lại dài lắm nhưng anh ta sợ chị lột mặt nạ!
- Em thấy ở đại hội có bà Tòa, bạn của nhà mình, bảo là có chồng gần 40 năm không có con. Anh ấy đã "cấy" cho, nay bụng đã u lên. Bà ta khoe với các bà và có vẻ hãnh tiến với ông chồng lắm. "Ðàn ông gì như gà thiến, không làm nổi cho vợ có thai".
- Thai gì, cấy gì em ơi! Dịch vụ đó mấy chục tỉ đó nhưng mà bạc dổm. Ngọc Toàn ngơ ngác:
- Em lạ lắm à! Ðời này toàn xài bạc dổm. Thì nhà thơ nhân dân ta đã nói: "Giả tin như thật, có sao đâu" mà!
Rồi rỉ tai Ngọc Toàn. Hồi lâu bà chị dang ra, Ngọc Toàn ôm đầu kêu lên như sắp chết:
-Chị...không bịa à? Chị không bịa à? Ối giời ơi là giời! Em cứ tưởng...
- Tưởng hay không tưỏng? Em tưởng thì em cứ tưởng, sống bằng tưởng tượng yên ổn hơn thực tế. Thì đó, ngay trước mắt đó, tình nghĩa Việt-Hoa. Thi phú còn truyền lưu đó. Ai mà không tưởng là "hảo hảo" đời đời bền vững! Ðùng một cái 6 Tỉnh biên giới ra tro. Ðùng một cái nữa Mục Nam Quan trôi sâu vào tới Lạng Sơn hằng ngàn cây số vuông mất phéng, mới nghe tưởng chiêm bao. Nay mai đùng một cái nữa không biết chuyện gì sẽ tới.
Ngọc Toàn trố mắt nhìn bà chị chồng hồi lâu. Xuân đưa Ngọc Toàn vào buồng và bảo:
- Em nằm trên giường đó nghỉ đi. Giường của chị đấy. Em thấy đó, chỉ một chiếc gối thôi. Em là vợ của thằng Tuấn thì là em của chị. Ðừng ngại gì. Ðể chị ra trước bán hàng. Lúc này hàng chạy lắm. Em có đói bụng không? Có xâu bánh ú chị treo đó. Lâu rồi chị không ăn phở hay đi tiệm quen!
Ngọc Toàn đáp:
- Chị yên tâm. Em nằm đây đọc sách.
- Sách ở đâu sẵn vậy?
- Em mới mua từ gánh đồng nát ở Hà Nội.
- Quí thế à? Xuân cười.
- Ở đây chị cũng có sách "đồng nát". Em muốn đọc lát nữa chị đưa cho.
Ngọc Toàn lên giường đưa mắt ngó bốn bên thấy gian phòng cũng bình thường thì yên tâm lấy quyển sách nát ra đọc tiếp. Nàng lật nhanh nhiều trang, mắt lướt qua những tên truyện để xem mình ưng ý sẽ đọc truyện nào trước, thì bỗng dừng lại ở truyện "Món nữ trang". Nàng lật đến trang chót thì thấy truyện "Mối thù truyền kiếp". Ðây là tập truyện ngắng chọn lọc của Mô- pát-xăng do Trọng Ðúc dịch ra tiếng Việt. Ngọc Toàn đã đọc đến tên tác giả và dịch giả trước khi mua mà vẫn thấy muốn đọc lại như một con đường mòn lượn mãi mà vẫn còn thích đi. Ngọc Toàn đọc luôn một hơi hết truyện. Tuy đã đọc, đã học, đã được nghe giảng giải ở nhà trường rồi, Ngọc Toàn đọc lại vẫn còn thấy thích thú.
Nàng không ngừng nghỉ, dở qua đọc liền truyện "Mối thù truyền kiếp". Nàng hết sức ngạc nhiên vì sự ly kỳ của câu chuyện trả thù. Ðó là một bà cụ già ngoài 70 có một đứa con trai độc nhất tên là Jean. Jean rất có hiếu. Ði làm được bao nhiêu tiền đều đem về trao cho mẹ hoặc mua thức ăn ngon đem về cho mẹ. Cuộc đời bà coi như được an bài trong một niềm hạnh phúc mẹ con đến lúc chết. Nhưng dè đâu một hôm bà được tin con bà bị một tên cướp giết chết. Người ta cho bà hay. Bà đến nơi đem xác Jean về chôn cất như chôn theo đứa con trai niềm vui cuối cùng của đời bà. Nhưng bà không để cho nó tiêu tan như thế. Bà có ý định trả thù và bà nuôi ý
định ấy bằng trái tim già cạn máu và đôi tay yếu đuối khô cằn. Bà nhất định phải trả thù xong thì chết mới nhắm mắt. Làm gì được với sức lực tàn tạ của bà? Nhưng bà quyết định trả thù. Và bà đã thành công. Bà đã giết được tên cướp.
Ðọc xong truyện ngắn, Ngọc Toàn kêu lên:
- Chị Xuân ơi, chị Xuân! Em đã tìm được cách trả thù... Xuân đang ở ngoài truớc vội vàng chạy vào, hớt hãi:
- Cách gì thế? Em định trả thù ai?
- Em nhất định trả được thù chị ạ Ngọc Toàn ngồi bật dậy đáp. Em định trả thù thằng
Tuấn bỏ em hả? Nó chẳng qua là con thiêu thân bị cuốn vào ngọn đèn thôi mà!
- Không! Anh Tuấn không bỏ em. Không đứa nào bỏ đứa nào cả chị ạ! Anh ấy vẫn yêu
em!
- Thế em định trả thù ai?
- Em có kẻ thù truyền kiếp chị ạ!
Vừa đến đó thì có khách mua hàng, Xuân phải trở ra.
Ngọc Toàn lại nằm xuống đọc tiếp những truyện khác. Rồi thấy chồng sách trên kệ Ngọc
Toàn với tay lấy xuống xem. Nào là sách Dạy nấu ăn, Dạy việc phòng the, Dạy nuôi gà, Dạy tập khỉ làm xiếc, Tập chó khôn...Ngọc Toàn uể oải chồng trả lại y như cũ rồi đọc lại truyện "Mối Thù Truyền Kiếp" kỹ từng câu, từng chữ một.
Ngọc Toàn lấy làm kính phục cụ già. Thì ra khi người ta có ý chí thì người ta vẫn có thể thành công. Ở trong nhà bà cụ không có một món binh khí, cụ cũng không biết võ nghệ, thế nhưng cụ nhờ vào sự thông minh của con chó như một món vũ khí. Nhờ con chó cụ trả được thù. Lạ lùng chưa?
Nếu không có nhà văn thì những mối thù truyền kiếp sẽ chỉ được an táng dưới lòng đấy và những người mang mối thù trong lòng sẽ ôm mãi mối thù trong cuộc sống và xuống mồ. Diệu kỳ thay những trang sách, những dòng chữa.
Ngọc Toàn cất quyển sách trong túi xách như một vật quí.
Ở ngoài trước có tiếng người lao xao mua bán. Một chốc, bỗng Ngọc Toàn nghe:
- Xuân, anh đã nói cạn lòng anh rồi. Em! Anh chờ ở em một tiếng đã trên 5 năm rồi.
- Em đã nói với anh hết cả những ý nghĩ của em rồi mà!
- Anh van em!
- Anh không nên xin làm Cò cho em nữa. Anh nên đi cò cho tiệm phở hay cho bữa cơm chiều nay của anh thì tốt hơn ở đây nói cù nhầy với em...
- Em muốn anh chết trước mắt em hay sao?
- Sinh mạng của anh là do anh định đoạt, không phải em. Em không có trách nhiệm gì với
nó.
- Ngày mai nếu em không còn thấy anh đến đây tức là anh đã chết. Vì tay em.
- Anh đừng gieo tiếng ác cho em. Em không bao giờ là ông Ác đối với ai cả.
Tiếng đối đáp im đi một lúc lâu rồi có bước chân vào. Vài ba người mua. Có một vài
người bán. Họ đòi vào trong buồng trao hàng nhưng Xuân từ chối.
- Thuốc của ông hết 30% là thuốc giả.
- Tại sao bà biết?
- Vì khách mua uống không phê
- Thì người bán cho tôi thế nào, tôi bán lại cho bà thế ấy chớ tôi làm sao biết được?
Ngọc Toàn nằm nghe tất cả sự ồn ào đi lại xa gần ở ngoài. À thì ra đây người ta cũng sống như ở Hà Nội, hay bất cứ ở đâu. Trời càng xế qua cuộc sống càng rộn rịp, vội vã. Người ta cũng đau khổ, cũng hả hê khi mua nhầm hay mua rẻ một món hàng.
Bỗng nàng vùng dậy bước ra ngoài nói:
- Ðể em đi đằng này chút chị a.
- Em đi đâu?
- Ði đằng kia.
- Ðằng kia là đằng nào?
- Ðằng kia kìa!
Ngọc Toàn càng né thì Xuân càng đuổi bắt. Nàng nói:
- Ở đây em muốn mua bán gì phải hỏi chị, không bị lừa đấy. Ðồ giả tràn ngập đến mũi!
- Em sẽ mua một vật không thể làm giả được.
- Như gì? Nói chị nghe xem!
- Một con chó!
- Xì! Em nhầm. Cái gì người ta cũng mạo hóa được hết.
- Nhưng con chó, chẳng lẽ em lại không phân biệt chó thật với chó dồn bông hay sao? Xuân cười: - Ðã làm đồ giả thì món hàng phải trông như thật thì người mua mới nhầm
được chứ. Thằng móc túi phải làm ra mặt nghiêm trang đàng hoàng thì mới móc túi được. Hoặc nó phải có mánh gì để xáp lại gần em thì nó mới giật được cái bóp của em! Người ta không đem bán chó vải dồn bông cho em mà người ta nhuộm lông nó, sửa sắc đẹp nó, đeo lông cổ nó. Chó xà mâu biến thành chó Nhật, chó Ý, em mua trả tiền xong hoặc đem về nhà nó rụng hết lông lòi xà mâu ra em mới biết là chó Việt Nam. Em đem trở lại thì chủ chó đâu có ở đó nữa mà đổi mà đền?
- Chị nói thế thì em có ý thức rồi. Em xem thật kỹ.
- Có chủ bỏ nó vào trong lồng bảo "chó dữ" em đâu dám sờ vào. Có sờ cũng chỉ qua loa thôi. Nghệ thuật tinh vi lắm thế mới có người nhầm. Người ta bảo đây là chợ trời mà! Ðời là một
cái chợ trời mênh mông mà mua hay bán đều bịp cả. Chúng nó có cò bịp nữa đấy. Cò bịp Cò nữa
nghe em!
- Cò bịp thế nào được?
- Khi em lưỡng lự chưa quyết định mua thì có người đến giả bộ mua tranh với em làm cho em sợ hụt món hàng tốt nên mua liền. Thế là mắc mưu chúng nó. Xuân tiếp luôn. Xe hơi cũng thế em ạ! Chị đã từng thấy một anh quản lý bộ đội mua một cái đồng hồ Xây-Cô ô-tô-ma-tíc. Nhìn trên mặt đồng hồ thấy "3 cửa sổ" đàng hoàng và cây kim chỉ phút búng đều đều nhưng khi đem về tới đơn vị thì kim không búng nữa lắc mãi nó cũng nằm im. Mới biết là đồ giả. Cái mánh này là do bọn chợ trời Sài Gòn lây ra chớ ngoài mình không có. Nhưng bây giờ tràn lan rồi không còn phân biệt được nữa. Ðến như cá vàng mà người ta cũng mua nhầm cá giả nữa thì em biết.
- Cá làm sao làm giả được hở chị? Xuân giải thích:
- Ấy thế người ta mới nhầm. Không phải cá giấy, cá gỗ như cá..rô cây đâu. Cá thiệt nhưng là đồ ba trợn, cá tầm bậy nó đem ra sơn rằn ri hoa hòe trông đẹp lắm! Mấy ông nhà giàu ham cây cảnh, thấy thì mê, nhưng đó là cá nó sơn.
- Cá làm sao sơn được hả chị?
- Thế mới tài. Nó bảo là cá bên Úc bên Ý gì đấy. Mấy ông nhà giàu rửng mỡ thấy lạ thì ham, có con bán đến 2, 3 trăm ngàn. Mua về vài bữa, sơn tróc hết hóa ra cá sặc, cá lòng tong. Em không có thể tưởng tượng được đâu. Ðến chừng người ta đi thưa, chủ cá bị công an tóm, bắt luôn cả đồ nghề thuốc màu người chủ cá mới chịu khai. Cá đã giả, tôm cũng giả em ạ. Ối giời! Ðời này là đời giả dối lừa đảo. Em tin ai là kể như bị mắc lừa! Ðây kìa, Xuân trỏ tay ra lề đường ngay trước cửa tiệm. Em thấy mấy đứa bé khăn quàng đỏ đó không?
- Sao ạ?
- Chúng nó có mấy chai xăng dựng bên lề đó thấy không? Chúng chờ mấy ông Kinh chạy xe máy qua chậm chậm là chúng mời mua bảo là "xăng bán với giá ủng hộ để xây trường mới" em mua là "bị" đấy. Xăng pha nước. Xe chạy một lúc thì tắt máy. Chưa đâu, còn một bọn chơi táo bạo hơn, chúng ném chông cho em chạy cán xì lốp thì có bọn bên lề vá cho. Thợ vá lại quàng khăn đỏ. Khăn quàng cũng giả nốt.
Ngọc Toàn nói:
- Em đọc báo thấy noí ở trong biên giới Miên-Việt, An Ninh chạy thuyền máy đuổi theo xuồng buôn lậu, chúng quăng dây kẽm gai dưới sông, thuyền An Ninh bị vướng chân vịt không chạy được.
Xuân tiếp:
- Thế là còn may. Chạy theo chúng đến khúc vắng chúng quay lại thịt đấy. Buôn lậu bây giờ lắm ngón nghề. Ở đây vừa buôn lậu vừa buôn lừa. Ðừng tưởng có tiền ra chợ mua là đem về nhà được của tốt. Ðổ tiền ra cưới vợ, hoặc có vợ rồi còn chạy "giàn ngoài" gặp chị thì chết. Chị gắn lông nheo giả, độn ngực, độn mông, quần áo 7 phần da ba phần vải. Nhào vô là rêm mình thôi. Cái anh chàng hồi nãy là kỹ sư, hồi trước chị còn con gái, y cua chị, chị không OK...Vậy mà bây giờ vẫn trở lại đấy.
Ngọc Toàn hỏi:
- Như vậy bây giờ em muốn mua một con chó thì phải làm sao?
- Em phải cần Cò thôi.
- Chó Mực hay chó Vàng gì cũng được miễn em ưng ý thì thôi, không nhất thiết phải chó
Cò.
- Chị nói đây là Cò chó chứ không phải là Chó Cò! tức là mối chó. Mấy người ngày tìm
cho em con chó tốt, lý lịch trong sáng.
- Nghĩa là sao?
- Nghĩa là không phải chó trộm. Nếu mua nhằm chó trộm mà chủ nó nhận được thì rắc rối to. Em quên vụ con chó nhà mình à? Mất đã lâu mà má nhìn được. Ðúng ra là nhờ đức tính trung thành của nó. Nó đi xa chủ bao lâu nó ngửi cũng nhìn ra chủ.
- Vậy chị tìm dùm em một ông Cò dắt dẫn em mua một con đi!
- Em mua chó giữ nhà hay chó săn? Hay chó kiểng như mấy bà nhà giàu đỏng đảnh học làm sang theo kiểu Tây đầm ôm chó trên tay đi phố?
- Em muốn mua một con chó săn thật khỏe.
- Bộ em muốn trổ nghề săn bắn hay sao?
- Hổng phải đâu chị. Em muốn một con chó để bảo vệ em!
- Như cận vệ ấy à? Ừ có khi chó còn được việc hơn người không bị mua chuộc rồi quay trở lại cắn chủ như người. Nếu em muốn mua, để chị gọi Cò lại, em nói chuyện với nó nhé.
Ngọc Toàn nói:
- Mua chó là chuyện tình cờ. Còn chuyện chị muốn nói với em là chuyện gì?
- Chuyện bao đồng ấy mà! Nhưng mà chị sẽ viết văn đấy em à! Thiệt ấy mà! Hằng ngày tai nghe mắt thấy ở cái chợ này, chính cái chợ này làm cho chị trở thành nhà văn thứ thiệt như Vũ Trọng Phụng đấy!
Ngọc Toàn cười:
- Chị trở thành nhà văn thiệt thì ai là nhà văn giả?
- Vật gì, người gì cũng có loại thiệt thì nhà văn cũng có nhà văn thiệt, nhà văn giả em ạ! Câu chuyện lòng vòng làm cho hai người đàn bà thân nhau hơn. Ðặc biệt Xuân lâu nay
hiểu lầm Ngọc Toàn là một cô gái thiếu tư cách thì hôm nay được thấy một cô gái đàng hoàng và thông minh nơi Ngọc Toàn.
Xuân nói:
- Chị muốn hỏi em nghĩ thế nào về xã hội mình đang sống hiện nay?
- Xà ngầu quá chị à. Em không có chuẩn bị gì hết nên em tạm dùng một tiếng như thế. Có lẽ cũng chưa đánh giá được xã hội mình đang sống đâu. Nội dung câu chuyện chị với em nãy giờ nói rõ hơn.
- Nghĩa là thế nào?
- Giả dối, lớn hư, nhỏ hỏng. Thế! Phần nhận định của em thì thế. Còn của chị?
- Cũng thế! Nhưng chị muốn nói về bọn chị em mình.
- Vâng, em xin nghe.
- Em đứng ở ngoài nghe cuộc đối thoại của chị hết chứ gì? Và cuộc đối thoại của chị với một người khác sau đó vừa rồi?
- Em nghe cả một cách bất ngờ. Ngọc Toàn thành thật nhận.
Xuân nói:
- Ðó là hai người quan trọng trong tuổi trẻ và trong cuộc đời chị. Em nghe qua cũng biết là ai rồi. một người lừa chị đến có con. Chị không cho gặp mặt con. Một người bị chị từ chối nhưng vẫn còn theo đuổi chị. Em thấy đời chị có quái gỡ không? Hai người cùng đến với chị. Người yêu chị chân thành thì chị lại từ chối để chấp nhận trái tim thằng bịp.
Em nghe qua câu chuyện của chị thì em biết thằng bịp là ai rồi. Bây giờ chị hết tin ai rồi. Dù thật hay giả chị cũng sợ hết vía. Ðàn ông là bịp. Ðối tượng dễ bịp nhất là đàn bà và là người yêu họ. Khi họ đeo đuổi thì đàn bà là nữ thần, là bông hoa, là "tất cả đời anh". Nhưng khi họ chiếm được trái tim nàng rồi thì nàng trở thành rác và nô lệ. Chị tin là những gì chị nói với em bằng kinh nghiệm thực tế không phải là vô ích. Em đọc sách thì rất tốt. Ðời nằm trong sách. Sách lấy từ đời.
Ngọc Toàn nói:
- Em học chưa hết lấy đâu là vô ích hở chị. Ðời của em bây giờ em cũng chưa biết tính
sao. Em muốn trở lại điểm xuất phát để bắt đầu con đường mới. Bây giờ lỡ rồi, trở lại không được chị ạ.
- Sao không được?
- Chỉ có một người em đã tỏ bày tâm sự là anh Tuấn và cũng chỉ có một mình anh Tuấn chia sẻ với em ý định này.
- Em có thể nói cho chị biết với không?
- Em lăn thân vào bụi không phải vì em mù quáng đâu chị ạ. Nhiều người cứ hiểu lầm. Nhưng em chỉ dùng lớp áo bụi để làm việc khác chị ạ.
Ðột nhiên Xuân hỏi:
- Chị nghe nói em, thằng Tuấn và vài em khác lọt được vào đại hội phải không?
- Dạ.
- Ðể làm gì?
- Ðể tham luận ba lăng nhăng...
- Sao lại ba lăng nhăng?
- Nếu tham luận đúng đắn cả thì người ta đâu có chịu nghe.
- Rồi sao?
- Rồi hội nghị kết thúc bất ngờ nên không tham luận được. Ngưng một chút Ngọc Toàn lại nói:
- Thù riêng mà nghĩa chung chị ạ! Cũng như Trưng Nữ Vương vậy nhưng Trưng Trắc thù chồng, còn em thì không phải như vậy...nhưng cũng riêng mà chung.
Xuân nhìn Ngọc Toàn rơm rớm nước mắt, bụng nghĩ thầm: "Lâu nay mình hiểu nhầm nên xem thường nó, không cả nói một tiếng chị em. Con người ai cũng có lương tri. Có khi nó bị vùi dập nhưng còn một chấm sáng như hạt vàng lẫn trong cát, người khéo léo biết nhìn thấy nó để khơi lên".
Xuân nói ri rí:
- Bây giờ em định làm gì? Chị có thể giúp em được không?
- Việc của em rủi rồi liên lụy tới chị. Chị gọi Cò dùm em đi. Xuân bắt phôn lên gọi, xong gác phôn và bảo:
- Em phải chậm rãi, đừng có vồ vập để khỏi nhầm nghe!
Chập sau một anh chàng đội mũ phớt, sơ mi sọc, dép cao su tới, nói ngay:
- Bà chị mua chó làm gì?
- Tôi kêu dùm cho em tôi đây, chứ không phải tôi.
- À, cô em cần chó, chó săn, chó giữ nhà hay chó kiểng? Thứ nào tôi cũng có cả. Chó săn có đến 5, 6 giống. Chó giữ nhà 4, 5 giống, còn chó kiểng thì chỉ có loại Pháp.
Nói xong anh chàng mở cặp lấy ra một quyển album và tiếp:
- Ðây là một số hình kiểu mẫu. Cô bạn xem qua cho có khái niệm đi rồi sẽ theo tôi đi đến địa điểm, ở ngay đây thôi. Trăm nghe không bằng một thấy. Cô đến trại chó hoặc trường đua chó. Bây giờ trường đua chỉ để đua, còn hội trường chó chỉ để thi hoa hậu chó gọi là "cẩu hậu". Ðâu đấy phân biệt chứ không hòa hợp chó thi sắc đẹp với chó chạy đua như trước nữa. Cô em muốn mua chó loại nào để tôi phác sơ qua ý niệm.
- Dạ, tôi muốn mua chó có thể vừa giữ nhà, vừa đi săn.
- Ồi! Loại đó thì có thiếu chi. Chó ta có đủ các đức tính đó, cho nên bất cứ chó nào lai chó ta cũng di truyền ra giống mới có nhiều đức tính hơn cho mẹ nó. Cô đẹp người như thế mà không mua chó kiểng để đi phố hay sao? Người đẹp chơi...chó kiểng thì càng tăng vẻ đẹp. Người phương Tây thích chơi chó hơn người mình. Nhưng gần đây mấy bà mấy cô nhà giàu cũng thích cái món ấy. Hì hì, có tiền cũng nên chơi cho biết cái nếp văn minh của người ta. Bây giờ đi ngoài bờ Hồ thấy một nàng tóc quăn vàng ánh mặc mini rúp, mang giày cao gót dắt theo một con chó bẹc-rê to gần bằng con bò con hoặc tay ôm một chú chó Nhật Bản to bằng con chuột cống lông trắng như tuyết, mũi đỏ như son người ta mới nhìn tưởng là người ngoại quốc, nhưng không phải, đó là các cô thiếu nữ Việt Nam tân thời, hoặc mấy bà nhà giàu độc thân chơi chó cho đỡ buồn. Cái mốt chơi chó bây giờ cũng thời trang.
Xuân tiếp:
- Vì thế mới nảy sanh ra các băng trộm chó tầm cỡ lắm phải không?
Anh Cò nói:
- Chị Hai rành 6 câu. Chuyện gì chị cũng biết. Ðến cái mốt chơi chó chị cũng rành.
- Ðúng. Chó dễ chơi hơn người, vì chó không phản chủ. Này ông Cò, chú có chú ý đức tính của chó không? Chó sủa nhiều là chó sủa bậy. Còn chó ít sủa là chó hay. Em thích chó nào?
- Em không thích chó sủa nhiều điếc tai lắm. Thấy con gà cũng sủa, con chim câu đáp xuống gần cũng sủa. Thậm chí sủa ví con mèo nhà nhưng kẻ trộm thì lại không sủa. Ông chọn cho tôi một con chó có bộ răng thật khỏe, hễ tôi xua là nhảy lên ngoạm cổ ngay đi ông Cò chó!
- Tôi không dám bảo đảm với cô là nó sẽ ngoạm cổ kẻ trộm, nhưng tôi biết đây là con chó săn của một ông lớn. Ông này săn tài lắm. Nhưng bữa nọ ông sắp lên đường thì thằng con khùng khùng của ổng bắn ổng chết tươi. Cho nên vợ ổng muốn tẩy sạch hết cả các dấu vết kỷ niệm săn bắn của đức ông chồng, đem bán hết mấy cái bộ gạc nai, súng ống, nanh heo rừng, da cọp và nhất là một bầy chó săn quí giá. Nai gặp chúng thì kể như hết phương sống còn heo rừng thì 3 con đeo
đít không chạy được một bước phải lủi vô bụi ngồi im, chờ chủ tới thưởng cho cục kẹo đồng.
Con chó này trong bầy đó. Lý lịch của nó được chủ ghi đầy thành tích, cho nên chúng tôi mới biết rõ vậy.
- Có sáng tác thêm không đó cha non? Xuân hỏi gặn.
- Không đâu, tôi buôn chó quí không hà! Chính tôi đến tận nhà bắt nó về trại mà. Tôi bảo đảm cô thấy mê liền. Nhiều người hỏi mua nhưng tôi chờ giá cao hơn.
Ngọc Toàn nói:
- Như vậy coi như được rồi. Ðể tôi bàn với chị tôi rồi sẽ đến xem tận mắt. Anh Cò bỏ đi rồi còn quay lại nói câu thòng:
- Cô đến mau nhé! Tôi về sẽ bảo mấy người kia là tôi đã hứa với cô rồi. Hay là cô cho tôi một số bạc cọc đi nhỉ!
Xuân cười:
- Ông thấy ai mua cao giá thì cứ để người ta bắt đi! Rồi quay lại nói nhỏ với Ngọc Toàn:
- Em thấy chưa. Có 1001 kẻ mua tranh đấy. Em mua mau lên kẻo hụt mua con chó giỏi không tìm đâu ra nữa. Ðó chị nói để em đừng có sôi nổi để rồi sai lầm như cái tuổi trẻ của em, của chị và...
Ngọc Toàn ngồi im như phổng. Hồi lâu mới nói:
- Em tiếc lâu nay không được dịp gần chị. Ðúng ra là có dịp nhưng em không gần vì cho rằng chị cũng đi con đường của em đang đi, nghĩa là con đường sai lầm dẫn dắt tới chồng chất tội lỗi. Gần chị có nghĩa là sai lầm gần với sai lầm. Hôm nay em mới hiểu chị là con người không phải chỉ như thế.
Xuân cười:
- Em đừng vội ca chị. Chị đang đi trên con đường ngập ngụa bùn lầy. Chị sẽ chết trên con đường ấy. Vì đường đi cho tuổi trẻ hiện nay đều là những lối đi thảm khốc, đen tối không có lấy một ngọn đèn soi, ngoại trừ mình soi lấy cho mình. Ðó là cái lương tâm của mình còn le lói nhưng dễ gì còn le lói được mãi trong cái màn đêm trung cổ này.
Hai chị em đang say sưa tâm sự thì có một ông khách tới. Từ ngoài đường anh ta trỏ tay vào quán với giọng lè nhè nhưng tướng đi gượng gạo lướt cơn say:
- Ðây này, cái quán này này. Tôi bảo đảm với ông bạn là thuốc thiệt, không giả như các quán khác. Uống vô 3 phút phê liền. Một viên 50 đô la xanh ngắt ngằn ngặt.
Vừa nói chân đã bước qua cửa và mồm réo vang:
- Chị Hai! Chị Hai ơi, chị đâu rồi. Hôm nay túi cạn queo em xin má, má mắng em quá tr..rời. Vậy chị cho em tạm giật 2 viên được không? Em hứa sẽ trả đúng giá trong kế hoạch năm năm thứ mười..lăm! Hì hì...Chị Hai thông cảm em nhé. Ðời em không bao giờ xin bất cứ cái gì bất cứ ai, bất cứ chốn nào và bất cứ thời gian nào. Ủa, chủ quán đâu rồi, vắng vậy he?
Hai người đàn bà vừa lúc thấy ông khách quẹo vào quán đã lẩn vô buồng. Xuân bảo nhỏ
Ngọc Toàn:
- Em ra nói chuyện với nó đi. Lựa lời mà nói. Chắc nó đi lắc đêm qua, bữa nay còn dư âm sỉn nặng đấy!
Ngọc Toàn bước ra ngoài đon đả chào:
- Anh Tuấn! Anh tìm ai vậy?
- Tôi tìm chị Hai tôi, chủ quán nầy.
- Ở đây đâu phải là quán gì hết. Và cũng không có chị Hai nào đâu! Người khách chưng hửng kêu lên:
- Ủa, em, sao em ở đây?
- Em nào? Anh là ai?
- Thôi mà, cố nhân hai sắc hoa ti-gôn. Nếu biết rằng em đã có chồng. Trời ơi người ấy có buồn không? Lá Diêu Bông em tìm được, chị lại bảo rằng không! Sao chị không chịu lấy em làm chồng?..
- Ở đây không phải là quán tiệm nào hết. Mời anh sang bên kia đường có cà phê.
- Ối ồi! Cà phê ôm, cà phê võng, cà phê đùi Úm Ba La ba cái cà phê đắng lắm, tôi chỉ uống một ngụm đã rụng lưỡi rồi. Tôi đi cùng trời cuối bể tìm lá Diêu Bông. Ơi hỡi em, hỡi lá Diêu diêu..bông! Bồng bống bông.
- Lá Diêu Bông trên Ðình Bảng Tỉnh Bắc Ninh chứ ở đây làm gì có.
- Lá Diêu Bông kia kìa..Em đấy Ngọc Toàn!
- Anh nhầm rồi.
- Tôi không nhầm. Tôi chỉ nhầm một lần trong Cải Cách Ruộng Đất nhưng tôi đã sửa sai rồi. Không có ai có quyền vạch lá tìm sâu nữa. Hãy để cho tôi liệm người trong thú đau thương! Nào Ngọc Toàn, em làm gì ở đây? Anh tưởng em đã đi Sè Goòng với đoàn Oải Nam Kỳ rồi chứ..Hì..hì..Dù em đi đâu anh cũng đi theo cho đến tận cùng trời cuối đất. Lá Diêu Bông hỡi, dù em có ra khỏi tim anh nhưng anh không bao giờ ra khỏi tim em.
- Tôi không phải là Ngọc Toàn mà ra khỏi cái gì?
- Em không phải là Ngọc Toàn thật hả?
- Không, không, không! một trăm lần không. Anh quáng manh giữa ban ngày. Anh hãy nhìn lại kỹ đi!
Ông khách bước lại gần vươn cổ ra lải nhải:
- Ðúng là Ngọc Toàn...mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Vợ tôi đây mà.
- Tôi đã nói là không phải.
- Thế à? Không phải Ngọc Toàn đây à? Thế thì xin cố gắng giúp tôi đi tìm nàng.
- Tôi biết đâu mà tìm cho anh?
- Tôi chỉ đường lối kinh thế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Cô cứ đi theo đó khi nào gặp chiếc ô tô Phượng Hoàng lũi xuống mương thì gặp! Ngọc Toàn ở đó đó chờ tôi đến chúng tôi cùng đi.
- Sao bảo tới rồi còn đi?
- Ði vòng vòng đi hoài không đến, đến hay không đến cũng cứ đi. Ði vòng vòng khỏe re
như bò kéo che. Ði rồi lại không đến mà cứ đi như bò kéo che, e e e như che kéo bò, ò ò ò như bò
kéo che!
Từ trong buồng Xuân bước ra, miệng nói:
- Tuấn, mày còn sỉn thì vô buồng nằm đừng ở đó nói nhảm làm mất mối hàng tao.
- A, chị Hai chị ở đâu mới đến? Em ở trên thiên đàng mới về đây. Chị đi không, theo em,
em dẫn cho đi.
- Ði bằng xe hơi hay xe bò. Xuân cười cười hỏi.
- Ði bộ thôi, leo thang theo con cóc đi kiện ông trời đấy. Leo hơi mệt.
- Thôi, tao không đi đâu! Mệt lắm!
- Lên đó chơi cho biết một lần chị à. Ðẹp lắm. Toàn tiên đồng ngọc nữa múa hoa sen nghê thường.
- Tao mới gặp ông Văn Cao ổng vừa lên đó, ổng về liền đây. Tuấn vỗ đánh đốp vô đùi:
- Ông lên một lượt với em chứ đâu. Ổng đang ngồi chơi bỗng tụt mất lúc nào không hay. Các tiên nữ đang tìm ổng để tặng đào thơm...em nhận dùm đem về dưới này cho ổng. Hí hí hí...Chiều nay em sẽ trở lên đó nữa.
- Ðường đâu mày đi? Người ta rút cây thang rồi!
- Rút, rút em có đường khác. Em bay mau hơn chị à!
- Người ta giấu cánh mày rồi lấy gì mà bay?
- Em có phép nè. Tuấn móc túi áo, túi quần hồi lâu lấy ra một cái vỏ giấy. Nè chị coi phép của em đây. Thứ này ngậm vô miệng, chiêu một ngụm bia trong vòng 2 phút rưỡi thì lên tới võ cửa thiên đường. Mình chỉ cần lắc nhẹ một cái là vô tới rốn thiên cung.
- Ðâu đưa chị xem! Xuân vừa nói vừa giật cái vỏ giấy xem và nói. Giấy lộn chứ phép gì
đâu!
Tuấn cười hềnh hệch:
- Phép ở trong đó em xài rồi. Bởi vậy em mới đến đây tìm phép mới. Chị cho em vay tạm
đi. Loại nào cũng phê hết. 9 con chó, Êm Dịu, Giựt Gân, Tê Dại. Loại nào cũng tốt cả. Bỏ vô miệng 3 phút bay liền. Nhưng chị đừng đưa hàng giả nghe. Em biết chị toàn bán hàng rin nên khách rất ái mộ. Em biết nguồn gốc thuốc của chị rồi. Hàng tịch thu áo vàng mang tới phải không?
- Ðừng nói bậy, tao đuổi ra bây giờ.
- Hì hì! Nói thế chứ áo vàng đã hiệu cần kiệm liêm chính đâu có làm chuyện đó. Chị có đường dây đặc biệt chứ đâu cần gì móc ngoặc với cơ sở đen phải không?
- Có chớ! Không móc ngoặc với những cơ sở đó thì đâu có cánh cho mày bay. Mày cần thứ nào nào?
- Em nói thực với chị thứ nào cũng tốt cả. Thứ thì dịu dàng từ từ lướt nhẹ như cánh cò trắng trên biển lúa vàng. Thứ thì ào ạt như sóng lưõi búa dồi lên dập xuống ngạt thở nhưng thích thú phiêu lưu, nhưng em khoái nhất là loại hoàng hậu trắng em mới dùng vừa rồi. Ông Quỉ Cốc tiên sanh nào chế ra đôi cánh đó thiệt là phi thường. Nó êm dịu khi mình cần êm dịu, nó dữ dội khi mình trở thàng hổ báo rồi cuối cùng nó co mình hạ cánh an toàn. Tên nó là hoàng hậu trắng. Hoàng hậu trắng. Em không bao giờ nhầm lẫn với ai khác.
Xuân nói:
- Có, có đây! Chờ đó chị lấy cho.
Mặc cho cặp mắt của Ngọc Toàn nguýt háy, Xuân vẫn vào trong buồng lấy ra đưa cho
Tuấn:
- Ðây là Hoàng Hậu trắng mà em đòi. Mỗi vỉ 2 viên. Mỗi viên 50 đô nặng. Tuấn kêu:
- Gì đắt thế?
- Thiên Ðàng bây giờ dời địa điểm rồi. Ðường bay hơi xa, phải lắp cánh mạnh nên đắt gấp đôi. Cứ xài đi, nếu không như ý đem trả lại.
- Xài rồi còn trả lại làm sao được?
- Em chỉ cần nói "Không phê bằng 9 con chó" thì chị sẽ đổi lại cho em hiệu cánh khác.
Nhưng cách dùng hơi khác. Phải theo lời chỉ dẫn trong đó thì mới phê. Thế nào?
- Uống một viên trước với nước trà trong vài tiếng đồng hồ thấy khỏe như vâm. Trước khi bay uống viên thứ 2 mọc cánh bay trong vòng 2 phút rưỡi. Nếu dùng theo đúng cách chỉ dẫn đường bay sẽ vô hạn định và hoàn toàn theo ý muốn. Còn dùng sai cách thức thì sẽ không có tác dụng gì hết. Hiệu thuốc "Blue Dragon" -Rồng Xanh. Ðây em cất 2 vỉ mà dùng.
Tuấn nói:
- Em muốn đi một vân trình xa gấp đôi, vậy em dùng thuốc gấp đôi được không chị?
- Thuốc mới, em dùng theo đúng nguyên tắc xem sao rồi sau sẽ cải tiến. Nghe chị nói, Tuấn lấy làm thích thú nói:
- Ðêm nay có tiệc lớn của đám Oải chúng em ở Ðêm Màu Hồng. Em muốn giữ danh hiệu
Hoàng tử một kỳ nữa. Vậy để em thử dùng thuốc Rồng Xanh này xem.
Xuân gật đầu bảo:
- Uống xong vô buồng chị nằm nghỉ. Chiều đến Ðêm Màu Hồng trước khi "bay" hãy uống viên thứ hai. Chắc chắn em sẽ toàn thắng không ai tranh nổi danh hiệu hoàng tử của em.
Tuấn vào buồng, Xuân rót cho Tuấn tách nước trà và đẩy Ngọc Toàn vào buồng đóng cửa lại. Ngọc Toàn đang bất mãn vì thấy bà chị cho em trai mình những viên thuốc lắc mới độc hại nhưng chưa kịp nói gì thì bị đẩy vào buồng. Ngọc Toàn là vợ cưới hỏi của Tuấn thì sống chung một phòng có gì cản trở? Ngay cả chung giường.
Tuấn ngủ một giấc ngon lành. Khi thức dậy thì thấy mình nằm bên một mỹ nữ, nghe cơ thể khỏe mạnh và hưng phấn không thấy như sau mỗi trận lắc bằng Chín Con Chó nửa đỏ nửa xanh hay với hoàng hậu nửa trắng nửa hồng. Cả người như liệt hết gân cốt, những bắp thịt như giãn ra đến mức tối đa không còn co lại được. Tuấn thấy da thịt con gái tanh rình khó chịu, chỉ muốn tống cho một đạp văng khỏi giường. Một cảm giác chán chường chạy khắp ngũ quan. Mắt nhắm nghiền không cả muốn nhìn nữa.
Nhưng hôm nay uống viên Rồng Xanh này, Tuấn thấy bắp thịt khỏe mạnh như một sự hồi sinh sau cơn sốt, một sự khỏe mạnh không giả tạo như những lần uống thuốc lắc.
Tuấn nghe thấy mùi hương tóc của Ngọc Toàn bên gối cũng lạ, không giống những lần ôm nhau quay cuồng trong ánh sáng cầu vồng mà không nghe thấy gì hết. Ngay cả trong giờ phút gọi là đêm tân hôn.
Tuấn thấy hừng hực sức sống và ham sống. Tuấn đưa tay định lay vai người yêu nhưng không hiểu sao Tuấn run run và rụt tay lại. Mảng vai như một ánh trăng huyền ảo làm Tuấn rụt rè. Nhưng cuối cùng Tuấn thấy mình vô lý. Tuấn đã từng ôm riết, cào cấu vật vã với cái cây thịt như không có linh hồn này. Cớ sao hôm nay nó làm mình run.
Và Tuấn đã thành công trong việc làm Ngọc Toàn thức giấc:
- Em ngủ à?
- Ư..ư...
- Em nhọc à?
- Ư..ư
- Dậy, dậy, nghe anh nói câu này.
- Thì nói..ư đi!
- Em đi đâu đây?
- Anh đi đâu đây?
- Câu trả lời như tiếng vang lại của câu hỏi.
- Ði tìm em.
- Thì em cũng đi tìm...
- Tiếng cuối cùng của câu nói bị ém trong môi người hỏi.
- Em đi tìm...
- Anh nhầm. Em không đi tìm anh đâu. Em đi tìm chó.
Tuấn nghe tiếng nói của Ngọc Toàn ngập trong nước mắt và Tuấn cũng thấy nước mắt nàng chảy lăn xuống gối, dòng nước mắt trong như ngọc.
- Anh đã nghe em tâm sự một lần.
- Và anh đã hứa...nhưng anh không còn nhớ. Qua những trận lắc, anh không còn nhớ gì
hết.
- Anh chưa quên gì hết thì đúng hơn. Em còn yêu anh không Ngọc Toàn?
- Em chưa yêu ai.
- Em bỏ anh để đi theo kẻ khác.
- Là để đi đến đích ngắm từ lâu, có lẽ suốt đời của em, nếu em chưa thực hiện được.
- Là gì?
- Anh bảo là anh chưa quên mà!
Ở bên ngoài có tiếng người tới. Tiếng của Xuân đon đả chào:
- Mời ông vào.
- Xin chờ tôi đậu xe sát lề một chút. Bặt đi một lúc rồi tiếng giày trở lại.
- Hàng kỳ này...
- Dạ hàng tốt đấy. Tôi có thể chất vào đâu được.
- Có nhiều không?
- Chỉ vài thùng nho nhỏ thôi.
- À thế hả. Thế thì ông khuân hộ vào buồng bên trái.
- Buồng bên phải tôi vẫn thường chất...
- Dạ, hôm nay có người...
- Ồ, ra bà đã mở thêm "dịch vụ" mới ấy à?
- Không không không! Hai vợ chồng em tôi đến chơi rồi nghỉ lại ấy mà!
- Cậu Tuấn chớ gì?
- Thượng Sĩ cũng biết nó nữa à?
- Tôi còn biết cậu ấy có 3 hỗn danh nữa cơ!
- Thế cơ à?
- Hoàng su Ròm là một, Hoàng su Hào là hai. Hoàng su Lỳ là danh hiệu của dân làng chơi
mới tặng cho cậu. Còn danh hiệu Hoàng tử Lắc có lâu rồi, nhưng ít ai dùng. Vì lúc này ai mà chả
Lắc? Ðó là cái mốt sơ đẳng của dân làng chơi.
- Thôi được rồi! Hàng gì đâu đem vô đi. Nhanh lên. Có người tới. À, anh Cò Chó!
- Chó Cò à?..Hàng phở họ không có kén đâu! Chó cò chó mực đều nấu phở ngọt hết.
- Tôi nói là Cò Chó chứ không phải chó cò. Cái anh này!
- Cô gì hỏi mua chó đâu rồi, chị Hai?
- Chó gì đấy?
- Chó săn Nhật lai đức.
- Chó Nhật như con chuột săn gì được?
- Chó Nhật loại săn to con lắm chớ. Ðây chị xem. Nhật lai Ðức đâu có tệ. Ủa, sao nó quen hơi chị? Trông kìa nó ngửi hơi chị.
- Trời đất ơi! Con chó Lu Lu nhà tôi. Sao ra thân hình này?
- Tôi không biết xuất xứ của nó! Vậy ra chó chị à?
- Không phải tôi chó mà con chó này của nhà tôi! Cái anh này!
- Thì ra anh Hai mua nó ở đâu mà nó lại lọt vào trại này?
- Anh Hai nào?
- Chị bảo là "nhà chị". Thì anh Hai chớ còn anh Hai nào?
- Nhà tôi là cái nhà tôi ở đấy anh hiểu không? Nhà tôi ở trên Hà nội ấy.
- Nhà chị ở là đây, chớ còn đâu nữa?
- Thôi được rồi. Ðể tôi bảo em tôi xem. Giá bao nhiều thế?
- Chị cho 2 tê rưỡi được rồi. Chó tốt đấy. Nó là của một ông kẹ ông ấy sắp đi săn không hiểu sao thằng con trai của ổng làm cưóp cò súng nổ, ổng bị rủi đạn bắn voi lại trúng người nên ổng chết tươi.
- Anh bịa ra lý lịch con chó hả?
- Tôi có phải là ban tổ chức đâu mà đi bịa lý lịch...chó?
- Thôi được rồi...Tuấn ơi, ra đây xem có phải con Lu Lu nhà mình không? Tuấn chạy ra. Con chó đến liếm tay và kêu ri rỉ.
- Ðúng là con Lu Lu. Nhưng ai cải trang nó thế này? Lông ô-rin của nó luốc luốc mà!
- Cậu coi kỹ nhé. Chó này chính cống của trại có lý lịch 3 đời cụ kỵ đấy!
- Tôi thấy ai đã sửa sắc đẹp cho nó nhiều lắm. Nó đã bị trộm một lần rồi, má tôi tìm được chuộc về, lại bị trộm.
Xuân hỏi Tuấn:
- Em nhớ xem con Lu Lu mất lần thứ hai hồi nào? Ngọc Toàn xuất hiện vừa chỉnh trang y phục vừa nói:
- Anh ấy có ở nhà đâu mà biết con Lu Lu mất hồi nào. Chị căn cứ trên cái mũi nó thì biết. Lính chó, thuốc phiện lậu giấu trong bánh xe hơi nó ngửi cũng ra.
- Cô bảo ai lính chó? Này, quân đội là trụ cột bảo vệ đất nước đó nghe. Cô không được
mạt sát nhà lính tôi như thế.
Viên Thượng Sĩ nổi giận nói.
- Ông là bò, bò vàng chứ đâu phải là chó mà ra miệng.
- Công an võ trang biên phòng cũng là lính chớ là gì?
- Tôi nói lính chó tức là quân khuyển đấy chứ có mạt sát gì anh?
- Tôi xin lỗi. Nghe cô nói lính chó, tôi nghĩ là cô mắng tôi.
- Tầm bậy! Em dâu tôi là con gái Đại Tướng đấy ông ạ. Nếu cô ấy mắng ông là lính chó chẳng hóa ra cô ấy chửi bố mình là chỉ huy chó hay sao?
- Dù sao chó cũng là một quân chủng của quân đội, không thể thiếu được. Có khi nó còn hữu hiệu hơn người.
Con Lu Lu bỗng miết sâu mũi nó vào cái hộp trên tay ông Thượng Sĩ. Ông này bước tránh
và kêu lên:
- Trong hộp không có heo rừng hoặc nai, gấu gì hết!
- Chắc nó đói, ông có để thịt hay thức ăn gì trong đó không?
- Tôi bảo đảm là không có thứ gì ăn được trong đó cả.
- Thế ra..Xuân khoác tay bảo anh cò. Ông vui lòng đưa hai em tôi đến trại chó. Ở đó có nhiều không?
- Dạ nhiều đấy ạ. Trong cũng có, ngoài cũng có. Chó người ta dẫn đến để bán, hoặc để đua. Hôm nay có hôi thi hoa hậu chó, cả thi chó chạy đua. Ồ chưa bao giờ hai anh chị được trông thấy nhiều sắc lông, nhiều loại, nhiếu giống đến thế.
- Ðã là chó thì chó chớ nhiều loại là sao?
- Dạ chó giữ nhà, chó săn, chó kiểng, chó vừa săng vừa giữ nhà. Có nhiều loại chó chứ ạ!
Rồi còn chó thật, chó nguyên hình, chó giả, chó cải trang nữa ạ!
- Chó nguyên hình là sao, còn chó giả, chó cải trang là sao?
- Chó nguyên hình là 100% chó, chó từ đuôi đến đầu, từ lông đến móng không có sửa đổi tí nào. Nói trắng là chó thật đấy ạ. Nhưng hiện nay loại chó này ít đi vì người ta mang vào viện sửa sắc đẹp để cải trang nói ạ. Có thể lông nó Cò nhưng nó biến nó thành chó vá, chó luốc, chó mực ạ. Có khi biến nó thành cọp, hoặc đeo thêm bờm làm sư tử ạ. Tùy bao nhiêu % cải trang ạ!
- Con Lu Lu đây được cải trang bao nhiêu % mà tôi nhìn không ra thế?
- Tôi là cò chớ không phải Thẩm Mỹ Viện chó, nên không đánh giá được ạ.
- Tôi chỉ biết rằng nó chưa quên chủ cũ. Tức nó là của tôi. Thôi hai em theo ông chó Cò
ủa ủa Cò Chó về đằng trại để quyết định việc mua bán, chuộc lại.
Anh Cò hiểu ý bà chủ. Ngọc Toàn cũng đâu phải kém thông minh, nhưng nàng bảo:
- Tôi không phải là chủ.
- Chồng là chủ thì vợ cũng là chủ chứ.
Ngọc Toàn thấy thế bèn cùng với Tuấn theo anh Cò đi lại trại chó. Xuân quay lại người
Thượng Sĩ đang đứng ở góc quày tay ôm chiếc hộp chắc cứng, hất hàm:
- Mỗi hộp bao nhiêu?
- 40000 viên tất cả hai hộp đấy ạ. Dạ, Xếp tôi dặn lấy tiền mặt cụ ạ. Cứ theo giá cũ 500 ngàn một viên ạ.
- Ðược rồi, tôi biết.
- Dạ, còn em nữa ạ. Em cũng tậu được chút đỉnh ạ. 200 viên thôi ạ. Dạ giá của em thấp hơn chỉ lấy 75 đô cho một vỉ hai viên. Như vậy chị lãi 25 đô cho mỗi vỉ ạ. Lúc này sau đại hội người ta liên hoan mừng thắng lợi chỉ cần đem ra Ðêm Màu Hồng 2 đêm là đi phéng ngay. Cô để
160 cho một vỉ hai viên đấy ạ. Những kẻ đi trễ tìm không ra, bọn dân chơi lại án lại 180 một vỉ đấy ạ. Dạ bán lẻ lãi nhiều hơn bán sỉ đấy ạ. Lúc khan một vỉ có thể leo đến 200 đấy ạ. Mua lẻ một viên 150 đấy ạ. Anh chị nào trữ được vài vỉ thì kể như đủ tiền bay cho mình đấy ạ.
- Sao anh rành cả vậy?
- Dạ thì hì..hì..em cũng tới lui đó, lâu lâu cũng làm một cái bia ôm là thứ giá thấp nhất ở đấy. Ôm 2 cái thì kể như đi đứt nửa vỉ rồi.
- Thôi được, để tôi boa cho chú đủ đi 2 cái..ôm. Còn đây là tiền 200 của chú.
- Dạ trong kho tang vật lúc này đầy ắp thôi ạ. Nội lượm thuốc rơi rớt cũng đủ đi Liên Xô
rồi.
Viên Thượng Sĩ nhận lại của Xuân hai thùng không rồi ra xe rồ máy tếch nhanh. Ngọc Toàn và Tuấn vừa đi vừa hỏi anh Cò:
- Cái gì đông đúc thế kia?
- Dạ đó là khu "bảo tồn văn hóa" đấy ạ. Anh chị xem thấy cổng chào và hình đôi cá hóa
Lý Ngư vọng nguyệt ở hai đầu cột đấy ạ! Hồi mới khai mạc thì chỉ vẽ hình cá và treo băng đơ rôn nhưng nay thì có cổng gạch và tượng cá xi-măng đấy ạ.
- Ở trong đó có những vốn cổ văn hóa nào thế?
- Dạ trước tiên ở hai bên cổng thì có các cụ trình bày nhạc thời kháng chiến hoặc Cò Lã Trống Quân dân ca Quan họ ạ. Kế đấy là các trò chơi Bắt trạch trong chum vui lắm ạ. Cô cậu phải tham gia thì mới thú ạ! Dạ không phải mua vé vào cửa ạ!
- Còn phía bên kia là gì mà cũng đông thế?
- Lối ấy vào Làng Bầu, Làng Bẹp, Chợ Cơ Bắp đấy ạ! Còn đối diện bên này là Chợ Cơ Bắp II. Trước đây chợ này ít người nhưng bây giờ yêu cầu cách mạng gia tăng nên chợ chiếm một khu đất bằng ba lúc trước đấy ạ!
- Còn dãy nhà gì kia?
- Ðó là nơi giải trí đi liền với khu nhi đồng ạ.
- Ở đây có nhà "giải trí" và nhà "giữ trẻ" nữa ư? Tiến bộ có khác gì Hà Nội nhỉ!
- Dạ. Giải trí..í hì..hì..Còn giữ trẻ thì ai muốn mua đem về nhà nuôi cũng được.
- Thế à?
- Dạ, trẻ con có thể mua ngay từ lúc nó còn trong bụng mẹ đấy ạ!
-À,..à..
- Dạ mời hai anh chị vào khu chó đây ạ! Khu này gồm 2 tiểu khu. một dành cho trại chó và một cho khu đua ạ. Tôi mời cô cậu vô đây sống vài giờ đồng hồ giữa cái thế giới chó má này cô cậu sẽ vui hẳn lên mà thấy rằng mình không phải 4 chân như chó. Tuy nhiên mình cũng sẽ lấy làm lạ tại sao chó lại không quên chủ không phản chủ như loài 2 chân. Tôi nói thiệt tôi là Cò chứ không phải chủ chó. Nếu con Lu Lu này quả thật là của cô cậu thì không bảo nó cũng theo cô cậu về nhà. Thằng cha chủ trại không dám cượng lý đây. Nếu phải đem ra pháp lý thì quan tòa lại tin chó hơn người.
Ngọc Toàn nghĩ bụng: Cái anh Cò nầy lắm mồm nhỉ! Nhưng mà nói cho cùng anh ta có nhiều kinh nghiệm.
Quả y như rằng, vào trại chó, Tuấn bảo người chủ trại rằng con chó này là của mình bị trộm lần thứ hai và xin chuộc lại. Anh chủ trại mừng húm. Thay vì mất không thì anh ta được tí tiền còm lại không bị đem ra trước pháp luật. Nếu có vài trường hợp như con Lu Lu thì...trại chó này là quân chó má và cái trại chó này sẽ vỡ tan luôn, mất cả chì lẫn chào và chủ trại còn có thể đi nằm Hỏa Lò gỡ lịch.
Cuối cùng con Lu Lu được phản hồi cố chủ một cách đàng hoàng. Tuấn trỏ vào Ngọc
Toàn và bảo con Lu Lu:
- Kể từ giờ này chủ của mày là người này!
Trong lúc đó ở đằng trước tiêm của chị Xuân, một chiếc xe Jeep đổ lại. một viên sĩ quan y phục màu vàng chớp lòe những ngôi sao xuống xe và bước thẳng vào quán Xuân. Ðây rồi mấy ông lớn cũng muốn bay chớ phải đâu chỉ lớp trẻ. Nhưng không, chị Hai Xuân niềm nở chào. Viên sĩ quan hất hàm và quay lại vẫy tay. Hai chiến sĩ, một mang súng ngắn một xách còng 88. Viên sĩ quan nói:
- Bà chủ cho biết vụ phạt kỳ trước bà đã nộp đủ chưa?
- Dạ biên lai tôi còn giữ đây!
- Biên lai thật hay biên lai giả?
- Dạ của chánh phủ đưa cho tôi chớ tôi đâu có nhận của ai khác!
- Của ai khác là ai?
- Dạ người ta đưa rồi cũng bảo là của chính phủ ạ!
- Chánh phủ thì chỉ có một chớ không hai được cũng như trời thì chỉ một ông thôi. Bà hiểu chưa?
- Dạ lâu nay tôi vẫn hiểu như thế ạ.
- Còn bây giờ, bà hiểu thế nào?
- Dạ tôi vẫn hiểu là mình có một chính phủ thôi ạ, nhưng có nhiều người xưng là người của chính phủ nên thành ra có nhiều chính phủ ạ.
- Cái bà này, bà đùa với luật pháp à?
- Dạ, tôi không dám ạ, thế nhưng sự thực là như thế. Bây giờ ông bảo ông là chính phủ, nhưng chốc nữa lại có người tới cũng xưng là chính phủ và làm những gì ông đã làm ạ.
- Bà bán gì cho Ðêm Màu Hồng? Họ khai là nguồn cung cấp ở đây nên tôi mới đến đây. Bà vừa nhận một dự trữ khổng lồ ma túy có không?
- Dạ xin ông thông cảm.
- Pháp luật là pháp luật. Không thể xen tình cảm vô đó được.
Hai người lính tự nảy giờ vào trong buồng lục lọi, người cầm còng trở ra báo cáo:
- Dạ, hai thùng ạ.
- Bà móc ngoặc với đường dây nào mà có những món hàng độc hại đó?
- Dạ,..được chó rồi hả? Bà chủ quán ngó ra đường hỏi. Vừa đến đó thì Ngọc Toàn và Tuấn trở về.
- Thì cũng con Lu Lu của mình!
-Nó đòi bao nhiêu?
- Dạ...
- Mặc xác nó! Trám miệng quách cho xong. Bi nhiêu bi. Chị trả cho, không khéo nó kiếm chuyện lưu con Lu Lu đi! Rồi chuyện dễ hóa ra khó.
Viên sĩ quan quay lại:
- Ai làm khó gì bà thế?
- Ồi! Chuyện con chó mất trộm nay tìm lại được ấy mà!
- Tôi bảo đảm bà sẽ không gặp khó khăn gì hết! Ðây là biên nhận bà cầm lấy. Còn đây là nhãn hiệu của "ban phòng chống trụy lạc" dán trên mặt bà...ủa ủa mặt tiền cửa tiệm bà sẽ không có ai đến xét hỏi gì nữa. Chỉ 50 ngàn một tấm thôi.
Xuân liếc qua thấy dòng chữ mập đậm đen trên giấy vàng: TIỆM TÔI CƯƠNG QUYẾT BÀI TRỪ TRỤY LẠC
- Có 50 ngàn hà. Dán trên cửa như lá bùa hộ mạng.
Tôm Hùm Huýt Sáo Tôm Hùm Huýt Sáo - Xuân Vũ Tôm Hùm Huýt Sáo