Làm tốt thì tốt hơn là nói giỏi.

Benlamin Franklin

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 31
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1459 / 21
Cập nhật: 2015-07-18 12:57:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Quyển Ii Chương 16
ác Mác định nghĩa giai cấp là một số người cùng sống trong một hoàn cảnh kinh tế với nhau, sinh hoạt tinh thần và vật chất như nhau, đôi khi lại còn chung một tôn giáo và địa dư nắm giữ một vai trò chính trị.
Nếu vậy thì Hà Nội có một giai cấp mới: Giai cấp Oãi. Ðây là những thanh niên, thiếu nữ bỏ trường đi bụi, quen thói chơi bời xả láng, không hẹn mà giống nhau trong sinh hoạt, trong ngôn ngữ và cả trong cách ăn mặc. Ðúng ra thì đám dân này là một tầng lớp trong giai cấp dân chơi. Vì Oãi có sắc thái riêng về tâm lý. Ðó là vì chán đời mà lao vào các cuộc chơi để tự hủy hoại mình. Còn dân chơi thì lại khác. Chơi để tìm thú vui chơi để hưởng thêm những lạc thú này tràn sang những lạc thú khác chớ không phải vì chán đời. Dân chơi chọn lựa đề tài, còn dân oãi thì không. Dân chơi không cần xùy mái, dân oãi thì lúc nào cũng cần có xùy mái thì mới hăng hái.
Xùy mái là các em nhí đi kè kè bên oãi để dí điện và…do đó đã gây ra những cuộc binh
lửa tương tàn vô lý với người ngoại cuộc nhưng lại hữu lý với oãi.
Có thể nói Oãi là cái cốt của dân chơi, đã vượt khỏi trình độ cao nhất của dân chơi để trở thành những bậc siêu trong làng chơi: "Bất cần đời".
Thiệt khó mà định nghĩa rõ ràng cái tầng lớp xã hội Oãi...Và càng khó hơn nói lên sự khác biệt giữa hai tầng lớp xã hội: Oãi và Dân chơi
Xin độc giả tạm thời hiểu nó như vậy. Ðây là một tầng lớp trong xã hội đen, trong xã hội đỏ đen, người ta cho nó là bẩn nhưng không dám nhận chân bẩn đó từ đâu có.
Ðám cưới của Tuấn được tổ chức linh đình ở Ðêm Màu Hồng. Trưởng ban tổ chức không phải là gia đình của đàng trai hoặc đàng gái mà là người trong bộ máy dân chơi Hà Nội: Dương và Luật. Và ban quản trị nhà hàng.
….Từ ngày bà Ba tự xếp hàng vào tổ chức "Hạm Ba Ðình" thì bà như cái nhà băng hứng những ngánh suối tiền chảy vô không ngừng. Cậu Tuấn xin tiền dễ dàng hơn xưa. (Có thể có độc giả thắc mắc: Sao không thấy tác giả mổ xẻ việc bà Ba từ một bà cán bộ KC bây giờ lại nhảy vào bầy hạm? Xin thưa rằng: Đó là phạm trù tự nhiên theo chủ nghĩa Mác. Mà ta cũng có nhận định từ khuya bằng ca dao: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Sống giũa các bà lớn đều là hạm. Phần lớn chồng hạm đực, vợ hạm cái, con hạm nhí. Cả nhà hạm thì bảo sao bà Ba nhịn miệng không ăn? Ðã ăn lại còn cấm ngó mồm nữa là đang khác!!). Có một thằng con trai, dù gì cũng phải chìu nó! Ban đầu nó xin vài tê, dần dà con số lên cao bà cũng làm theo ý nó. Nhưng bây giờ nó như cái hang cá kèo trong đợt nước lớn: Hang cá bị ngập nhưng cá kèo không ngộp. Cá vọt ra khỏi hang và tiếp tục cuộc sống của con cá không hang.
Dân "ăn theo" càng ngày càng đông "đeo" theo cậu Hai Tuấn nhưng cậu rất chung tình, không bỏ đứa nào. Cậu không về nhà vòi tiền nữa mà in cạc-vi-dít của ông Bố Thượng Tướng và chủ nợ cứ tới nhà đưa cho bà Ba Sao. Vì thương con và nể chồng, bà trả hết các khoản. Gần đây nhất là tiền khách sạn và đài thọ 3 cô "gỏi gà" cao cấp.
Và bây giờ là đám cưới của Tuấn và Nữ Oãi Ngọc Toàn, thứ nữ của một ông Tướng Ðiện
Biên, bạn của Thượng Tướng Hoàng su Phì.
Nhà hàng đưa các-vi-dít tới đòi bà phải chi trước khi cử hành đám cưới. Số tổng phí không nhiều. Ðâu chừng 12 Tê dổm, gồm cả các khoản mua tất cả hoa Hà Nội và tiền xăng cung cấp cho đoàn xe đua biểu diễn giật le cho đám cưới. Không có rước dâu, chỉ có rước dâu đi quanh bờ hồ. Mỗi chiếc xe đều chở sau poọc baga một em Oãi hoặc nữ dân chơi, tay cầm hoa vẫy và
miệng hát tự do không cần bài bản gì ráo...Mỗi em cũng được tiền boa và một tích kết dự tiệc mặn và nhót ở Ðêm Màu Hồng. Ngoài ra khách không mời mà đến cũng được đài thọ như trên.
Số tổng phí ấy không quá nửa số bà Ba lượm hái được trong vụ thợ vẽ Ngọc Sơn, đáng lẽ tù chung thân, nhưng anh chàng chỉ bị treo 15 cuốn lịch Phước Lộc Thọ hoặc Tam Tông Miếu. Ở cái thời nào thì không biết chớ thời này án treo kể như khỏe ru như c. bà bóng. Cho nên 12 tê ghi trên "các" ông Thượng Tướng có chữ ký của cậu ấm Tuấn được phu nhân Hoàng su Phì trả bạc mặt một lần và với lời cầu chúc Nhà Hàng làm ăn tấn phát nữa (Bà cho câu thòng có thể đám cưới cô Thu sẽ tổ chức ở đây).
Ðêm dạ hội đám cưới có bò vàng nhởn nhơ giữ trật từ từ vườn hoa Hàng Ðậu đến cửa nhà hàng. Bên trong có 5 con bò mặc lễ phục trắng như lính gác lăng bác ở Ba Đình, giữ trật tự.
Xe cộ dựng trên lề tràn xuống cả lòng đường nhưng không ai bị phạt vì các nẻo đường đều được ngăn, tạm thời ngưng giao thông kể từ 4 giờ chiều đến 5 giờ sáng.
Ðúng 6 giờ 29 phút, chú rể và cô dâu xuất hiện trên sân khấu. Cả hai đều trang sức theo lối Oãi đương thời. Chú rể mặc áo ka ki xám banh ta lông. Cô dâu mặc áo lụa xanh ngắn tay để hở cặp bưởi tàu phơi phới trước mặt khán giả. Hai người vừa an vị xong thì đồng hồ trên vách chỉ đúng 6 giờ 30 phút. Nhạc bắt đầu trổi lên, không rõ bản gì, trong tiếng vỗ tay rầm rập của khách. Ðây là những tay chơi, băng bụi nổi tiếng khắp Thủ Đô như băng của Quang lé thuộc khu Ba Ðình, băng Hồ (Hoàn Kiếm) của Lý Mụn, băng Ðống Ða của Hùng Xùi, băng Yên Phụ của Tân Lương, Oãi trưởng Ngọc Phi. Các oãi lẻ tẻ không được mời cũng cứ đến và được đối xử ngang hàng với các vị khách quân dân chánh đảng.
Cô dâu có cặp đùi đáng ngàn cây. Vừa trắng vừa thon như hai cây bạch lạp. Ðó là mục tiêu thu hút quý khách. Cô mặc quần ngắn tối đa, xé tua như ánh sao xẹt chung quanh "vốn tự có" của cô, vật duy nhất được che kín 100% trên thân thể cô mà bài toán phân số của lớp 6 được dùng đến để chiết tính sự đoan trang của "gái nhà quàng" là bảy phần da, ba phần vải.
Ông trưởng ban tổ chức mặt non choẹt, ăn mặc đàng hoàng nhất nghĩa là áo sơ mi dài tay, cổ đeo cà vạt, quần tây dài túi sau có giắt cái phôn di động ló cấn lên chừng một gang tay. Ông trưởng ban cất giọng:
- Hôm nay do một cuộc hòa hợp của hai trái tim mà chúng tôi được hân hạnh đón chào quý vị tại nơi lịch sử nầy. Xin giới thiệu đôi tân hôn oãi trưởng Hoàng Ngọc Tuấn và nữ oãi Ngọc Toàn. Hai hòn ngọc kết lại thành đôi ngọc. Xin mời anh chị tặng nhau cái dấu ấn bất diệt của sự hòa hợp này. Ðây có thể là tình yêu, cũng có thể là tình bạn, hoặc hơn nữa là tình dân chơi. Ba thứ tình lẫn lộn pha trộn nhau thành một thứ tổng hợp bách phân mà quý vị sẽ rót ra từ những chai đã bật nắp để trên bàn trước mặt quý vị. Chúng tôi không mời mọc như trong những đám cưới thường lệ. Chúng tôi cũng không chúc đôi tân hôn bá niên giai lão, bởi vì thời đại nầy tình yêu cũng như mọi thứ khác đều thay đổi như mây với gió theo đúng qui luật biện chứng. Xin tự tiện biểu hiện tình cảm bằng mọi cách mà quý vị mong muốn nhưng không thể thực hiện được ở nơi nào khác ngoài Ðêm Màu Hồng
Khách vừa rót rượu vừa la hét vừa vỗ tay. Bàn ghế bị dời chỗ để lấy đường bay cho những thiên thần chưa ráp cánh. Ðôi tân hôn được yêu cầu biểu hiện tình cảm đối với nhau. Tiệc kết thúc nhanh với những chiếc chai ngã lăn, những chiếc cốc chạm đến vỡ toang trong tiếng nhạc ỉ eo như những ống cống bị nghẹt và những đôi môi bất lực vì bị xài không còn điện xẹt nữa. Người ta đến đây không phải để dự tiệc cưới mà để phá phách nó. Không có nghi thức cổ truyền nào được trông thấy ở đây.
Trong nhà xong đến phần ngoài trời. Ðây mới là phần chính. Tất cả các loại xe gắn máy bắt đầu rồ máy. Và xếp hàng ba chạy ra Ðường Ðê, quẹo vô bảo tàng lịch sử, vọt thẳng Tràng Tiền,quẹo phải lên Bưu Điện, chạy qua rạp Thủ Ðô, rẻ trái sang Nhà Thủy Tạ xuống Câu Lạc Bộ
Thống Nhất cũ ở đầu đường Hàng Trống vừa chạy vừa bóp còi inh ỏi, may mà không có tai nạn
xảy ra...
Quanh bờ hồ các em ăn mặc theo lối oãi hiện thời hoặc vẫy tay chào hoặc nhảy thót lên xe cùng đi biểu diễn. Từ biểu diễn nghệ thuật đến đua xe. Công an thổi còi ngăn lại. Càng thổi đoàn xe càng chạy. Càng chạy thì càng đông thêm, như những chiếc ghe chèo ở sông cái quấn lục bình.
Ðến vòng thứ ba thì đoàn xe tự động tủa ra đi các hướng. Mỗi chiếc trước khi rã hàng đều bấm còi hết mức để báo tin cho đoàn biết sự vắng mặt của mình. Những người còn lại trong đoàn cũng bấm còi đáp lại như hồ hỡi công nhận hợp pháp và tự nguyện cái sự vắng mặt đó
Những chiếc còn lại để trước cổng vào Cầu Thê Húc chờ lệnh. Họ là những tay đua cảm tử chui qua bụng xe be. Những chiếc xe 16 bánh to dềnh dàng này được thuê đúng giờ sẽ đổ xuống dốc Cầu Long Biên để làm mục tiêu cho xe máy chui qua bụng.
hưng bỗng một chiếc xe công an đổ lại. Có tai nạn ở dốc cầu làm cho xe cộ bị nghẽn chẹt. Số là một chiếc xe ba gác chở nứa do một đôi bò kéo đổ dốc. Dốc Cầu Long Biên không cao lắm nhưng xe phải có phanh tốt mới dám đổ vì nó vừa xuống dốc thì quẹo phải. Chiếc xe bò chở nứa cây dài ló ra khỏi thân xe cả 5, 7 thước tây. Ðuôi nứa nhọn như những mũi chông khổng lồ tua tủa ra phía sau. Xe bò thì đi chậm, cố nhiên chậm hơn các thứ xe, kể cả xe đạp.
Một anh chàng cởi xe đạp thả dốc ở phía sau xe nứa. Có lẽ anh ta say rượu hay chiếc xe đạp hỏng phanh, nên cả xe lẫn người lao vào những mũi chông nứa đang chỉa ra tua tủa đó. Anh ta như con cá quả bị hằng chục mũi lụi xuyên từ ngực ra lưng. Không ai thấy hoặc người ta thấy mà không thể dừng lại để giải cứu nạn nhân. Chỉ người đánh xe bò biết. Anh ta dừng lại và để xe ở cuối dốc, nép sát bên lề đường. Một người đi đường nào đó hảo tâm đã báo cho đồn công an Hàng Ðậu. Xe cứu cấp đến, xe cứu hỏa đến...Họ chận đường, tạm thời ngăn giao thông. Ðôi bò đưọc giải tỏa ra khỏi gọng xe. Những cây nứa bật chĩa lên trời. Xác nạn nhân lững lơ trên những đuôi nứa. Máu ria từ nửa dốc cầu xuống tận cuối dốc đọng thành vũng sau chỗ xe đậu, chạy dọc xuống gọng xe.
Công an phía bên Gia Lâm cũng được lệnh ngăn đường. Trên Cầu Long Biên không có loại xe nào chạy qua. Do đó cuộc đua chui qua bụng xe be được ngưng trọn vẹn. Nếu không, đám cưới có thể trở thành đám ma. Mặc dù vậy cuộc vui không đình lại. Ðoàn cua-rơ trở ra bờ Hồ chạy xả ga một vòng rồi trở lại Ðêm Màu Hồng...
Trong sự ngổn ngang của bàn ghế, chai cốc, những người khách chịu chơi ôm nhau nhót đủ điệu với tất cả sự nồng nhiệt của những trái tim dư thừa máu, không có nơi phung phí, không có cờ để nhuộm thêm thắm tươi…
Tuấn được đám oãi và dân chơi nhất trí bầu làm Oãi Trưởng Thủ Ðô với những cuộc chơi liên tu bất tận nổi tiếng Hà Thành và đám cưới oãi hôm nay, trước mặt cô dâu là nữ oãi Ngọc Toàn. Cả đôi "tân hôn" được công kênh để nhảy điệu rừng.
Bạn đọc hẳn còn nhớ trong một phiên tòa trước đây có một học sinh đá vô mặt cô giáo và đón đường xịt nước cống vào cô ta? Chàng học sinh tên là Phạm Thế Nguyệt hay Thế Truyệt gì đó. Cậu ta bị "treo" và được hai nữ học sinh ôm hôn rả rít trước mặt quan tòa. Một trong hai nữ học sinh đó là cô dâu trong đám cưới nầy và được phong tước là Oãi Hậu Thủ Ðô: Ngọc Toàn.
Ngọc Toàn lấy Hoàng Ngọc Tuấn vì những nghĩa cử của Tuấn nổi tiếng khắp Thủ Đô. Nhưng lấy Tuấn làm chồng không có nghĩa là yêu Tuấn mà ý trung nhân của nàng chính là anh chàng học sinh "dũng cảm" kia.
Tuấn được hai oãi luôn luôn đi kề cận và Ngọc Toàn đóng vai xùy mái. Cho nên việc gì
Tuấn cũng làm, không điều gì do bộ ba này xùy mà Tuấn từ chối.
Một bàn dành riêng cho bốn người được dọn ra ở giữa nhà hàng. Tiệc rượu đang diễn tiến tới chỗ vui chết người thì oãi Luật báo cáo với Oãi Vương (Tuấn): (chồng của Oãi Hậu thì mặc nhiên là Oãi Vương ):
- Có một đám oãi đầu vàng ở thành phố Bác du Bắc Hà.
Tuấn được tấn phong là Oãi Trưởng Thủ Ðô, vừa được Luật gọi là Oãi Vương bỗng thấy mình cao lớn thật, bèn đập bàn quát:
- Nó là thằng nào, lý lịch ra sao? Luật đáp:
- Con ông A1, A2, cháu ông B3, B4 gì đó. Tuấn lại càng hùng hổ:
- Bất cứ nó là con cháu ai, và từ đâu tới, nó phải yết kiến Trẩm. Nếu không Trẩm sẽ ra lịnh tiêu diệt nó trong ba ngày hoặc tống cổ nó ra tức khắc.
Oãi Dương nhỏ nhẹ:
- Tụi oãi đầu vàng nầy lắm đô nhiều dổm. Muốn tiêu diệt nó phải có đa ngân
Trước đây trong làng chơi ngưòi ta dùng tiếng Tê hoặc Cây. Bây giờ muốn cho đỡ mất thì giờ nên người ta xài một tiếng Ngân. Ðó có nghĩa là bao gồm các thứ giá trị tiền bạc, có thể thay cho tiền bạc như đồng hồ, bút máy, nhẫn vàng, hoa tai, máy ảnh, hột xoàn càng tốt, nhưng riêng món hột xoàn phải có hóa đơn kèm theo thì mới có giá trị.
Dương giải thích tiếp:
- Tụi oãi thành phố bác toàn là công tử, chúng ra đây ắt đem theo nhiều ngân lắm đó Oãi
Vương!
- Chúng nó ra đây để làm gì?
- Tôi đoán là chúng muốn nếm mùi cá rô cây phương Bắc và học kinh nghiệm để tổ chức oãi trong Nam, chứ không muốn có ý kình địch với Oãi Thủ Ðô. Dù sao Oãi Thủ Ðô cũng có tiếng là lãnh chúa…ủa lãnh đạo xưa nay.
Tuấn bảo:
- Vậy thì ta cho chúng nó tồn tại, nhưng phải đến yết kiến ta và hậu của ta. Nếu thấy tư cách chúng đàng hoàng ta sẽ có thái độ hữu nghị. Mình cần bao nhiêu?
- Dạ chơi với đám công tử Bạc Liêu này thì mình phải dùng ngón đòn tuyệt diệu là Ðô và
La Majeur không nên xài Dổm mineur. Dạ tùy Oãi Vương, nhưng để gặp nhau hiệp nhứt coi thế nào đã. Ta nên ém quân chớ nên bộc lộ lực lượng trong trận đầu.
Oãi Vương rút cây bút và tấm "các" ra ghi ghi ký tên và đưa cho Dương, bảo:
- Cậu đến nhà tôi đưa cho má tôi sẽ có ngay. Dương phóng xe đi một lúc trở lại, báo cáo:
- Bà cụ bảo là không có đô, chỉ có dổm thôi.
- Không được, đưa dổm ra tụi Nam Kỳ khinh nhờn khó làm việc lắm. Cậu trở lại gặp má tôi lần nữa xem. Nếu không có "đô" ở nhà thì nói bả viết séc tới băng lấy.
Luật nghiêng qua giải thích:
- Tôi nghe ở Sài Gòn làng oãi được hình thành trước làng oãi Thủ Ðô của ta. Ðó là những tay chơi xuất thân từ giới con ông cháu cha chọn lọc kỹ, không có đám học sinh bụi đời hoặc dân phố thường, cũng không có thành phần phất phơ cà nhỏng làm chùm gởi các băng cao cấp để "ăn theo". Vì thế chúng hoạt hung chơi bạo không tưởng tượng được. Ở Sài Gòn, đám oãi phân làm hai thành phần. Thành phần thứ nhất gồm các oãi quý tử, là những oãi chơi liên tu bất tận 24/24 suốt bốn mùa cũng còn gọi là Oãi Bốn Mùa. Kế đó là oãi nhà nghèo, tức là con của Giám Đốc, giám điếc trở xuống, có tiền mới chơi. Hết tiền nghỉ chơi, đến khi có tiền lại chơi, gọi là Oãi Tức Thì.
Tuấn Vương quát:
- Không được nói lòng vòng. Hãy cho trẩm biết vắn tắt Oãi Ðầu Vàng là oãi gì? Chúng ra đây có nhiệm vụ gì? Là bạn hay là thù của ta?
Luật tiếp:
- Oãi Ðầu Vàng là oãi dùng toàn khuyên vàng để chi các dịch vụ. Kế đó là Oãi Ðầu Xanh
toàn dùng đô la U Ết (US), còn Oãi Ðầu Ðỏ chỉ dùng tiền dổm để trả các dịch vụ. Ba hạng oãi nầy thờ chung một lý tưởng gồm những câu biền ngẫu: "Chơi xã láng tới sáng về luôn, chơi cho ông địa phải khóc, cá lóc phải cười, cho đười ươi phải mếu. Chơi cho gió lạnh tàn canh. Thích chơi thì chơi, chơi hết, đốt hết không chừa thứ gì. Ðất hoạt động của chúng gồm những bars, nhà hàng club và đi Liên-Xô" hoặc "chùa Một Cột!"
- Bọn này ra đây với mục đích gì? Luật nói:
- Có lẽ tụi nó hãnh tiền nên ra đây kiếm cớ nghinh với mình! Tuấn Vương quát:
- Vậy thì ta phải cho chúng nó biết mặt! Dương can:
- Khoan đã. Tụi này giàu và chơi "Tam xà đỡm" lắm! Mình chạy đường trường không ăn tụi nó đâu. Ðể coi cái chiến thuật của nó ra sao rồi mới định chính sách của ta được! Nếu nó chơi Văn thì mình chơi Võ. Còn nếu nó chơi Võ thì mình chơi Văn.
- Võ là sao? Văn là sao?
- Võ là nó đô vật bắn súng đua với mình. Nói chung là dùng bắp thịt. Còn Văn thì nó thách đố những động tác nghệ thuật.
- Hai cái đó cái nào khó?
- Cái nào cũng dễ, cái nào cũng khó hết.
- Tại sao kỳ vậy?
Lâu nay Tuấn tự xem mình là đại vương, tuy không xưng ra, còn Dương và Luật là tả hữu thừa tướng nên làm việc gì Tuấn ít khi độc đoán mà hỏi hỏi ý kiến hai bạn. Nghe Tuấn hỏi, Dương đáp:
- Dễ là khi mình biết địch. Còn khó là khi mình không biết địch mà khai chiến. Vậy để xem nó gặp mình nó làm sao cái đã.
- Nhưng đâu phải gặp êm ái như gặp những người thường. Có khi lại phải đổ máu. Thôi được, ta cứ cho tụi nó tới xem sao. Nhưng dù sao cũng phải cho chúng nó biết một điểm hẹn là Cầu Thê Húc, đường vào Đền Ngọc Sơn hoặc Bến Nước Sông Hồng.
Hai giờ 15 phút hôm sau diễn ra cuộc tao ngộ của hai đoàn oãi.
Một là Ðoàn Oãi Thủ Ðô do Tuấn làm Oãi Trưởng. Với danh xưng tắt là Ðô Oãi. Một đoàn là Oãi Sài Gòn do một oãi (tên tuổi cho biết sau) với danh xưng tắt là Sài Oãi. Hai kẻ đứng đầu đưọc gọi là Tuấn Vương và Sài Vương. Mái xùy của Tuấn Vương gọi là Oãi Hậu, của Sài Vương gọi là Sài Phi. Ðó là cách xưng hô trong làng Oãi kể từ nay.
Hai bên gặp nhau tại đấu trường, nghinh nhau một phút rồi vào đề. Tuấn Vương tưởng tượng trước một cuộc đổ máu bất phân thắng bại, hoặc một cuộc đua tài nào đó. Chữ Tài ở đây không phải là tài ba mà là tiền tài, tài vật, kinh tài.
Gần đây trong làng Chơi có lối chơi "đốt hết" nghĩa là giá mấy cũng chơi, không chừa gì, chơi tận cùng bằng số. Một trong các lối chơi là ném tiền ra cho bất cứ ai, nay đổi thành ném khuyên vàng xuống sông. Ai ném nhiều khuyên kẻ đó thắng cuộc.
Tuấn Vương định bụng không chơi trò nầy vì không đủ địa để so tài vời Sài Oãi. Dân Sài Gòn hồi nầy nổi lên những Hắc Công Tử, Bạch Công Tử như lá mùa xuân, Oãi nào muốn làm Hắc hoặc Bạch Công Tử thì cứ tung tiền ra lót gạch các vũ trường, hoặc đốt giấy bạc cho em soi gương tỉa lông…mày, sơn móng tay chơi.
Vừa chạm mặt, Tuấn Vương rất lễ độ:
- Chẳng hay đại nhân định "so đũa" bằng cách nào? Sài Vương đáp:
- Thưa đại ca, chúng em ra đây đâu phải để so tài so cựa gì ạ!
- Vậy các ngài định làm gì? Ta cho biết là rừng nào cọp ấy nghe!
- Dạ chúng tôi không có ý định tranh hơn thua với Thủ Ðô ạ.
Tuấn Vương rất ngạc nhiên. Ngọn lửa đang cháy bừng bừng bỗng tắt rụi. Sài Vương nghiêng qua nói nhỏ vào tai Tuấn Vương.
Tuấn Vương càng trố mắt ngạc nhiên:
- A, thế à?
- Vâng, chúng tôi không tranh tài tranh đức trong làng chúng ta với nhau. Tuấn Vương chìa tay cho Sài Vương và quay ngang bảo Luật:
- Em đem gởi các bạn ta lại tạm trú ở khách sạn Hồng Hoa vừa rồi. Bảo ông chủ là khách của ta ở Sài Gòn ra. Ðối xử cho tử tế.
Nói xong Tuấn Vương móc tấm "các" Thượng Tướng Hoàng su Phì ra ký tên đưa cho
Luật. Luật mời các oãi Sài Thành cùng đi lại khách sạn.
Tuấn Vương quay lại hỏi Dương:
- Bây giờ mình tính sao? Không hiểu đám này định làm gì?
- Em không rõ. Ðể chờ thằng Luật về xem có tin gì hay không?
- Tin gì thì tin, cũng phải đối xử với chúng nó cho đẹp. Ðừng để mất mặt Thủ Đô. Luật trở về báo cáo:
- Kế hoạch mình hỏng hết ráo rồi!
- Sao, sao vậy?
- Tụi Sài Oãi có định ăn thua gì với tụi Ðô Oãi của mình đâu mà dàn trận cho mất công.
Chúng nó chơi toàn cú Văn.
- Nghĩa là sao? Nói rõ nghe coi! Luật bảo các toán oãi "ăn theo":
- Các em về nghỉ đi. Khi cần ta sẽ gọi.
Khi các em oãi rút đi hết, còn lại bộ ba và Oãi Hậu, Luật mới nói:
- Chúng nó ra đây định đổi đĩa đổi kim hát bản mới chơi đấy mà!
- Nghĩa là sao? Cứ nói thẳng vô cột cờ, cứ đi lòng vòng ngoài sông Tô Lịch!
- Thằng Sài Vương muốn đổi con Oãi Phi của nó với Oãi Hậu.
- Rồi sao?
- Trong thời gian nó ở Thủ Đô.
- Chịu liền! Oãi Hậu Ngọc Toàn đáp ngay không đợi ý kiến của Tuấn Vương. Luật tiếp:
- Nó sẽ trao con Oãi Phi của nó cho Tuấn Vương xài, còn Tuấn Vương cống hồ Oãi Hậu cho nó nếm.
- Ðược rồi! Hậu ta đồng ý tức là ta đồng tình. Vậy cho chúng nó hay đi. Luật lại tiếp:
- Nhưng đó chỉ là chuyện râu ria như "gỏi gà" như đi Hàng Bồ ở đây thôi. Còn chuyện cốt yếu, thằng Sài Vương không nói. Nó bảo cần bàn trực tiếp với ta.
Tuấn Vương bứt đầu bứt tóc:
- Không hiểu tụi này định âm mưu việc gì?
- Ðể ta gặp nó xem. Ðồng ý chớ!
Tuấn Vương kêu Dương chở hắn đến gặp Sài Vương.
Sài Vương là một gã không to xác, nhưng rắn rõi, có những cử chỉ cương quyết và ăn nói rất lễ độ. Gặp Tuấn Vương hắn nói ngay:
- Những kẻ dự cuộc bàn luận hôm nay phải là thân cận của đôi bên. Tuấn Vương đáp:
- Bên ta có Hậu và Tả Hữu thừa tướng. Ngoài ra không có ai. Ðược không?
- Ðược, nhưng không nên cho đàn bà xen vào. Chỗ nào có họ vô là hỏng cuộc!
- Vậy thì cho Hậu ta lui đi. Sài Vương nói:
- Chúng ta mang tiếng là quân đàng điếm vô luân. Bây giờ tôi muốn tự thân mình cởi bỏ cái tiếng xấu ấy.
- Cởi thì cởi, nhưng không bỏ, Tuấn Vương nói. Bỏ thì có kẻ nhặt lấy mặc vào.
- Ðược rồi. Chuyện đó tính sau. Bây giờ nên bàn việc quan trọng. Số là đại hội cộng sản sắp họp.
- Chuyện đó có ăn thua gì đến chúng ta? Chúng ta là một lũ sống ở ngoài càn khôn mà!
- Có chứ! Có chứ!…chúng ta phải gởi đại biểu tới tham luận, yêu sách và hành động.
- Như thế nào?
- Tôi chưa biết như thế nào. Nhưng chúng ta phải có tiếng nói ở đại hội đó. Là con dân đất
Việt, chúng ta không thể để cho cộng sản làm gì thì làm mà không có ý kiến của chúng ta.
- Vô lý! Vô lý! Luật gạt phăng, chúng nó quen thói coi nhân dân như rác thì tiếng nói của dân bụi mình có ra chi!
Sài Vương tiếp:
- Chuyện vô lý sẽ trở thành có lý. Như họ đặt ra mọi thứ luật lệ ưu tiên cho những việc làm bậy bạ của họ và nhờ luật lệ bóp chẹt dân chúng. Toàn là những chuyện vô lý nhưng không người chống lại, ai cũng cúi đầu vâng theo. Cho nên vô lý thành ra hữu lý đã 50 năm nay. Bây giờ chúng ta phải làm cho hữu lý trở thành vô lý và vô lý trở thành hữu lý.
Tuấn Vương nói:
- Tôi mới nghe một người nói những lời vàng ngọc lần đầu là bạn đó. Thật tôi vô cùng xúc động. Chúng ta không phải là loại người không tim, không có Tổ Quốc. Nhưng mà hiện nay có cũng như không. Ta nên làm một cái gì để tiếng nói chúng ta còn tồn tại trong đời sống Việt Nam mà chúng ta đang sống. Chúng ta hãy xem lại những người cầm luật đó là cha mẹ chú bác của chúng ta chớ ai. Lẽ nào cha mẹ chú bác lại không nghe lời con cháu thiết tha cầu khẩn.
- Trước nhất phải có tiếng nói ở đại hội cộng sản kỳ này. Phải có tiếng nói cái đã, rồi liệu bề tính sau. Như ta ném hòn đất vào một miệng hố sâu thăm thẳm. Dù sâu đến đâu cũng có tiếng vang đáp lại. Huống chi là ném xuống Hồ Hoàn Kiếm này.
Sài Vương và Tuấn Vương đồng ý nhanh chóng với nhau mọi việc. Trước khi chia tay để hành động, hai bên gọi Oãi Hậu và Oãi Phi đến để trao đổi nhau.
Oãi Hậu nói:
- Trước đây chúng em hoàn toàn buông thả, tự hủy hoại cuộc đời mình vì cảm thấy cuộc sống vô nghĩa. Nhưng chúng em lén nghe các anh bàn luận mà tỉnh ngộ lại được nhiều. Không biết bao nhiêu phần trăm nhưng chúng em đã thấy ánh sáng ở cuối đường hầm rồi. Vậy việc đổi kim đổi đĩa xin gác lại vô thời hạn để lo nhiệm vụ cao cả.
Oãi Phi nói:
- Em đồng ý với chị Ngọc Toàn. Chúng em không thể để cho thiên hạ xem chúng em như những món đồ giải trí với giá rỗm. Những giá trị còn lại ít nhiều chúng em nguyện sẽ giữ lấy. Chúng em sẽ lãnh đạo nữ oãi đứng chung với chúng em để theo sự hướng dẫn của các anh.
Tuấn Vương nói:
- Các em không mất gì. Nhà Phật nói: Tên cướp buông dao cũng có thể trở thành bồ tát. Các em đâu đến nỗi nào. Chúng anh càng quí trọng các em hơn.
Sài Vương nói:
- Ðại hội của họ đã gần kề, bây giờ mình phải gấp rút chuẩn bị mới kịp. Các anh ở Thủ Đô sát với tình hình nên nhận phần tham luận trên diễn đàn đại hội. Còn chúng em đảm nhiệm phần vỗ tay.
Tuấn Vương nói:
- Tôi thấy nên đưa cho một nữ đại biểu thì tuyệt thế. Còn phần đài thọ mọi phương tiện và tài chánh thì chúng tôi xin đảm nhận. Chúng tôi sẽ móc một nhân vật có tầm cỡ về mặt tài chánh và uy tín đối với chúng ta. Nói tóm lại chúng tôi lo toan tất cả. Các bạn chỉ có mặt trong phái đoàn với chúng tôi là đủ. Theo tôi nên có chừng một trăm đại biểu mới làm nổi cái nhân cho đại hội.
- Ô kê, ô kê! Trước nhất chúng ta bầu một ban lãnh đạo phái đoàn, Sài Vương nói. Chúng tôi tín nhiệm đại ca Tuấn Vương trong cương vị trưởng phái đoàn, ba phó đoàn gồm hai nữ và một nam. Tham luận sẽ dài 85 trang đánh máy đọc ngang thời gian với bản báo cáo chính trị của Ðại Hội. Chúng ta tự gọi nó là "Báo Cáo Bổ Sung".
Tuấn Vương nói:
- Kết luận phải hô khẩu hiệu "Việt Nam muôn năm". Các đại biểu chúng ta và toàn hội trường không phân biệt đảng phái và chính kiến sẽ cùng nhau hô to một lúc. Như vậy sẽ át chìm các khẩu hiệu phản dân tộc của chúng nó.
Sài Vương nói:
- Tôi thấy bản tham luận nên đưa cho Oãi Hậu Ngọc Toàn đọc là có tiếng vang nhất vì
Ngọc Toàn là ái nữ của một cựu Tướng Ðiện Biên.
- Ðại ca cũng là con của một vị Tướng Ðiện Biên vậy. Còn chúng tôi là con cháu của các anh hùng giải phóng miền Nam.
- Chúng ta phải tìm cách móc với Ðại Công Tử Hoàn Ty. Anh này cũng là dân chơi có hạng nhưng ngặt cái là bố anh ta thuộc loại A1 nên đôi khi trong cuộc chơi anh ta cũng còn ngập ngừng vì sợ sứt mẻ uy tín của bố. Nếu móc được anh này thì lực lượng Oãi ta lên đời lắm.
Oãi Phi nói:
- Em biết tánh anh Ty, ảnh là dân chơi có lý trí và biết nhận lẽ phải. Ðể em lo phần móc cho. Xin hứa trước là sẽ có kết quả vượt mức kế hoạch nhà nước 500%.
Rồi đó cuộc họp mặt hai Ðoàn Oãi Thủ Ðô và Oãi Sài Thành gọi tắt là "Ðoàn Oải thống nhất" được đánh dấu bằng một đêm liên hoan tổ chức tại Ðêm Màu Hồng với chi phí 12 tê, nhưng ông Giám Đốc nhà hàng này thấy khí thế oãi đang lên và oãi lại có nghĩa cử yêu nước nên ông chỉ ăn phân nửa giá thôi. Những các thứ khác quý giá, các món tổ, các trò chơi xả láng đều được ông tung ra làm hứng chí khách Sài Thành.Thiên hạ Thủ Đô sẽ lác mắt. Bò vàng ngơ ngác không can thiệp cấm cản được, ngược lại còn tham gia góp phần bảo vệ. Sau cuộc liên hoan bên trong đến cuộc đua xe gắn máy chui qua bụng xe be ở dốc Cầu Long Biên bị bỏ dở kỳ trước vì cái tai nạn lạ đời: Người đi xe đạp bị đuôi nứa lụi xuyên ngực bụng như cá nướng. Lần này thì không bị trở ngại nữa.
Luật rút phôn tay trong túi quần sau, gọi:
- Alô. Xong chưa?…Ra quân đi.
Rồi quay lại đoàn cua-rơ xe máy đang xếp hàng chờ vọt. Luật là chỉ huy trưởng cuộc chơi này. Luật bảo:
- Sẽ có một chiếc xe be màu xanh, một chiếc màu vàng chạy qua đây. Từng cặp lần lượt chui qua bụng xe rồi chạy thẳng về đậu ở bờ Hồ Tây trước Đền Quan Thánh. Xe be chạy xuống dốc xong quành lại qua cầu rồi chạy theo đường cũ cho xe gắn máy luồn qua. Chúng ta có tám dũng sĩ dự cuộc chơi này. Như vậy hiệp nhất của cuộc chơi chấm dứt để bắt đầu hiệp thứ hai. Hiệp này sẽ bắt đầu từ Hồ Tây. Xe be chạy trên đường Thanh Niên với những dũng sĩ mới đã chực sẵn ở ven hồ. Tốp đầu gồm bốn dũng sĩ sẽ vọt lên mặt bằng sau xe số 1. Tốp sau gồm bốn dũng sĩ cũng vọt lên mặt bằng của xe số 2. Khi bốn dũng sĩ tốp đầu chiếm lĩnh vị trí xong thì
người lái xe sẽ bóp còi to hết mức để chào mừng những dũng sĩ đã đạt được thắng lợi và khuyến khích các dũng sĩ tốp hai. Khi các dũng sĩ tốp hai đã chiếm lĩnh "trận địa" thì người lái xe cũng
sẽ bóp còi. Cả hai xe vừa chạy vừa bóp còi trên đường đê, trở lại dốc cầu rồi về Ðêm Màu Hồng. Tất cả các dũng sĩ vào tặng hoa cho đôi tân hôn và tiếp tục liên hoan.
Luật nói xong thì thấy đèn pha trên cầu từ phía Gia Lâm chớp chớp. Luật nói:
- Chúng nó tới rồi đấy. Chuẩn bị đi! Mỗi chiếc xe be cách nhau một phút.!
Luật vừa nói dứt lời thì một chiếc xe be màu xanh tới. Vút...Vút….Chiếc xe be màu vàng tới. Vút…Vút…Lần lượt các dũng sĩ đều phóng qua lườn xe be một cách chớp nhoáng. Còi ré lên làm thiên hạ, phố xá ngơ ngác nhưng rồi đâu đó trở lại bình thường như một cơn gió thổi qua. Cuộc chơi rất mỹ mãn đạt chỉ tiêu 101% và tiếp tục. Xe chạy đến đầu đường Phan Ðình Phùng rẻ tay phải sang đường Thanh Niên chạy lên dốc Yên Phụ. Hai tốp dũng sĩ đều tuần tự vọt lên mặt bằng sau xe. Tất cả bóp còi cật lực và chạy trên đường đê xuyên qua gần Cầu Long Biên và trở lại Ðêm Màu Hồng. Hoa đã kết thành mười sáu bó xếp trên bàn trước cửa Ðêm Màu Hồng. Mỗi dũng sĩ ôm một bó vào bên trong tặng cho đôi tân hôn và lại xếp thành hai chữ T dính liền nhau trước mặt đôi tân hôn và khách khứa. Những bóng điện li ti được chuyền lòn trong những cánh hoa, chớp tắt chớp tắt sáng như những chòm sao sa.Người ta nỗ săm banh, chạm cốc và chúc mừng đôi tân hôn bằng những câu phá lệ mà ở những đám cưới khác không hề nghe thấy, trong đó có một câu ai cũng lấy làm ngạc nhiên:
- Nhưng tên hai đứa đã nói rõ định mệnh của đôi tân hôn. TT là tự tử!
Tuấn và Ngọc Toàn đã không tỏ vẻ bất mãn mà còn rất hài lòng. Trước nhất Ngọc Toàn
nói:
- "Hôn nhân là tự sát". Câu đó tôi đọc trong truyện "Thằng Ngốc" của Ðốt (tôi-ép-ki).
Desdemona nói với Rogogine khi hai người thành hôn: "Tôi lấy anh là tự nhận cái chết chậm".
Tuấn nói:
- Tôi cũng có đọc một câu thơ dịch: "Ôi giuờng cưới, Ôi nấm mộ ta!"
Tất cả đều nâng cốc ực cạn, nhiều người đập bàn, đứng dậy đá lăn ghế! Một người nhảy lên đứng trên bàn giơ cốc hét to: "Oãi Vương, Oãi Hậu muôn năm!"
Việc đổi đĩa thay kim đột nhiên bất thành vì sự phản đối của Oãi Hậu Ngọc Toàn. Tuy việc thay đổi kế hoạch rất lớn và bất ngờ nhưng không ai ngạc nhiên. Có lẽ đám oãi đã tự mình chán chê mình nên khi có người chống đối thì coi như hợp lý. Dòng nước đã chảy hết trớn của nó, chỉ cần một bờ đấp nhỏ cũng đủ ngăn. Cái bờ đắp đó là lời nói của Ngọc Toàn. Ngọc Toàn nói:
- Chúng em nghĩ rằng mình đã sống vô nghĩa lý quá nhiều. Các anh có nhớ lời của Paven Koọc Sa Ghin trong Thép đã tôi không? Anh ta yêu con Rita, bà chủ có đôi bắp tay trắng như ngà thì hết hồn, nghĩ rằng trên đời sao lại có một vật đẹp đến thế?
Dương gạt ngang:
- Thép đã tôi lạc hậu đối với chúng ta rồi! Ðừng có nhắc cái anh chàng ngốc đó nữa! Anh ta nói với con Rita: "tim anh cho em một phần, cho đảng hai phần" chớ gì! Rồi ông Tố Hữu làm bài thơ cũng với ý đó. Tôi học hồi lên Ðại Học. Có thằng bảo là ông ấy tính toán tình yêu bằng phân số!
Ngọc Toàn cải lại:
- Em nhớ câu khác cơ. Ðời của Paven đáng tội nghiệp, đáng noi theo không phải ở bài toán phân số ấy mà ở nhiều điều khác. Thí dụ anh ta nói: "Ðời người chỉ sống một lần. Vậy hãy sống để giúp ích cho cuộc giải phóng nhân loại…" hoặc như khi anh hôn con Rita anh ta cảm thấy như "trút cả một dòng điện" sang cho Rita.
- Rồi sao nữa?
- Ai hôn mà chả thế! Ngọc Toàn tiếp:
- Em thấy câu sau rất xoàng Như anh nói: Ai mà không thế! Nhưng câu trên là câu hay.
Không phải người thanh niên nào yêu cũng nói và nghĩ được như vậy.
- Bà định giải phóng nhân loại như Paven đấy à? Rồi nhân loại có được giải phóng không? Hay là nhân loại đó rơi xuống vũng lầy khi chưa được giải phóng? Liên Xô đi tàu suốt rồi còn rêu rao lý tưởng của Paven. Một thứ lý tưởng rởm.
- Nhưng dù sao Liên Xô cũng sống được 70 năm! Chứ ít à? Ngọc Toàn nói:
- Du đảng cũng có lý tưởng bạn ạ! Lý tưởng của nó là tiền. Nói thẳng hơn là đích nhắm của cuộc đời. Người ta đi vào quán để uống một ly nước ngọt, để ôm một thân hình. Ðó là giải khát. Nhiều chiến sĩ vượt Trường Sơn để giải phóng miền Nam. Ðó là lý tưởng. Một cái rất nhỏ. Một cái rất lớn. Cái nhỏ gọi là mục đích. Cái lớn gọi là lý tưởng. Tôi xin hỏi các bạn mục đích của chúng tôi đêm nay là gì? Là tự tử. Mục đích của các bạn là chứng kiến hoặc chấp nhận sự tự tử của chúng tôi. Có phải không?
- Hu ra! Hu ra!
Ngọc Toàn tiếp:
- Các bạn sẽ thấy trong một ngày nào đó, hoặc Tuấn hoặc tôi hoặc cả hai cùng một lúc. Ngày đó là ngày N chưa định nhưng sẽ có.
- Hu ra Hu ra!
- Ti nói không để bịp kể từ giờ phút này. Các bạn hãy lắng nghe đây. Các bạn sẽ bỏ tôi không chơi với tôi nữa, hoặc các bạn sẽ tôn tôi là nữ thần.
Mọi người im phắc. Rượu ngậm trong miệng chưa nuốt vội. Ly kề trên môi để xuống. Lắng nghe.
- Tôi thù các bạn và tôi khinh tôi!
- Hu ra! Hu ra!
Ngọc Toàn nhảy lên bàn đưng thẳng nói to:
- Tôi thù các bạn và tôi khinh tôi. Các bạn có nghe rõ không?
- Rõ! Hay lắm. Nói tiếp nói tiếp! Bis! Bis!
- Chúng ta là những kẻ sống thua con ong cái kiến. Sống không có mục đích. Chúng ta đi nhưng không biết đi đâu. Chúng ta khoác lác. Chúng ta la ó. Nhưng chúng ta không biết chúng ta nhân danh cái gì để nói để làm? Một tia chớp, một nụ cười chăng? Một hạt cát hay cả mặt trăng mặt trời? Chúng ta là ai? Chúng ta không nặng bằng một cái lá rừng Lam Sơn, không mát bằng một giọt nước Bạch Ðằng. Chúng ta sống à không biết chúng ta sống vì không biết sống. Chúng ta không xài cái phân số của Paven, nhưng chúng ta phải kính phục hắn ta vì hắn ta sống có lý tưởng. Còn chúng ta thì không! Chúng ta sống như những con vật hai chân biết cười,biết khóc, biết nhiều cách làm tình, biết nói yêu khi ghét, biết khóc khi phải cười và biết cười khi khóc.
Tiếng vỗ tay và đập bàn, la ó rầm rầm. Cả giàn nhạc gác cả nhạc khí. Những vũ nữ cò mồi đã liếm những bộ lông cho mướt chuẩn bị ra màn câu khách, bỗng thụt vào trong mặc quần áo nghiêm túc và trở ra nghe cô dâu mới diễn thuyết như chưa nghe ai nói như thế bao giờ.
Ngọc Toàn nghiêng cốc nhận rượu ngửa cổ ực cạn và tiếp:
- Hãy vứt đi những tim chó lòng trâu. Hãy ngậm lại đi mồm heo miệng gấu. Chúng mày còn nói dối ăn bẩn và uống máu đồng loại đến bao giờ? Thượng Ðế không ban cho chúng mày những ân huệ đó mãi mãi. Ông ấy đã tự thấy mình nhầm.
Những viên công an giữ trật tự tưởng nhà hàng sẽ nổi loạn, nhưng không, cả trăm rồi cả ngàn người, rồi người ta đến càng lúc càng đông. Xe đạp, xe gắn máy ghếch một bánh lên lề đường, người chỏi một chân xuống đất, nghe, như trước kia thời giáo điều xét lại phun nước bọt vào nhau. Thính giả cũng xúm đen xúm đỏ dưới những chiếc loa quanh bờ hồ để hứng từng chữ.
Tuấn, người chồng mới, cũng nghe một cách say mê và lấy làm hãnh diện về người vợ của mình. Tuấn cảm thấy mình kém nàng xa về tài hùng biện và về lòng can đảm. Phải chăng đó
là những ý nghĩ của chính Tuấn lâu nay mà Tuấn không dám nhìn thẳng vào, như mỗi lần soi gương, Tuấn càng thấy mình biến dạng một cách kỳ dị mà không dám nhận, không dám nhìn chính mình. Ðó là cái tật của thời đại. Chửi bới người khác thì mạnh bạo tận tâm lắm, nhưng cấm người nói lại.
Những nam nữ Oãi Thủ Đô không hẹn mà lần lượt đến hôn bàn chân của Ngọc Toàn một cách say đắm và kính mến. Có đứa rên rỉ: "Ðây là bạn đồng thời là lãnh tụ của tôi!"
Tuấn không chờ Ngọc Toàn dứt lời, đến bế xốc nàng đem ra xe đặt nàng lên băng sau đã lót bằng những bó hoa tự bao giờ, lấy từ hai chữ T.
Tôm Hùm Huýt Sáo Tôm Hùm Huýt Sáo - Xuân Vũ Tôm Hùm Huýt Sáo