Anyone who says they have only one life to live must not know how to read a book.

Author Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 31
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1459 / 21
Cập nhật: 2015-07-18 12:57:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 15
ô Thu ôm bà Ba mà nước mắt tràn trề. Cô nghẹn ngào đến đỗi không nói được. Bà Ba gắt mãi nhưng Thu vẫn không nói thành lời.
Trên đường từ phi trường về nhà, cô cứ khóc và chỉ nói được một câu đứt quãng mà Bà
Ba hiểu ra:
- Để về nhà con sẽ thuật hết cho má nghe…Chỉ một mình má thôi!
Bà Ba càng áo não trong lòng, nghe như xe chạy trên núi đá gập ghềnh.
Bà nghĩ tới chuyện cái đám "Việt Kiều về nguồn" tự xưng là Bác Sĩ trước kia và thằng
Việt kiều tự xưng là chủ nhà băng kỳ này mà hỡi ôi.
Anh Bác Sĩ đã tặng cho bà một đứa "cháu ngoại" rồi biến mất. Để bây giờ bà phải thuê một người nuôi đó. Kỷ niệm "đẹp" như một hòn sạn nằm trong tim bà chưa mổ lấy ra được thì nay lại đến "ông chủ nhà băng" Việt kiều này.
Vốn liếng ông bà có 2 gái một trai. Hai đứa con gái coi như đi đời nhà ma một đứa rồi. Thằng con trai thì đã cầm chắc là đã hỏng nhưng không biết hỏng đến cỡ nào. Máy hỏng thì còn có thợ máy chữa được, còn người hỏng thì khó hấp hoặc vô phương hấp. Tự nó muốn hư, tự nó hủy hoại tương lai của nó. Ai can được?
Con là nợ, vợ là oan gia người ta nói phải lắm! Bà Ba nhìn ra ngoài. Đồng lúa Gia Lâm xanh mượt hai bên đường. Kia là Viện Nong Lâm Súc, nọ là Vòm Cầu Long Bìa, xa xa kia là làng Gốm Bát Tràng. Hà Nội mở rộng qua Tả ngạn Sông Hồng. Ga tàu hảo Gia Lâm đã thay Ga Hàng Cỏ cho những chuyến tàu lên mạn ngược, còn Ga Hàng Cỏ chỉ là bến đổ cho những con tàu đi về xuôi. Cầu Long Biên sẽ không còn rêm mình với những đoàn tàu nặng nề chạy lên thân nó và khu Đồng Xuân Mã Mây sẽ không đinh tai nhức óc với những tiếng còi tàu sáng sáng chiều chiều.
Bà Ba hết nhìn ra ngoài cửa sổ lại liếc sang con gái. Nó đi Mỹ có mấy tháng mà trông nó khác hẳn lúc ở nhà, tóc tai mặt mũi giày dép.
Mi mắt nó viền thật đậm, lông nheo dài và cong, môi son xâm. Bên trong cái lớp nhòe nhoẹt đó ẩn náu một linh hồn nhàu nát tang thương chăng? Thường ai đi Mỹ về cũng thế!
Bà không dám động đến cái khối đau thương đó. Nó trước nhất sẽ đè nặng xuống đời bà. Động đến nó sẽ vỡ ra, ngập lụt cả trần gian.
Đường quen như đi chợ mà bà cứ tưởng như đang lướt trên những đâu đâu xa lạ. Bất giác
bà hỏi:
- Tới đâu rồi Xe? (Từ lâu rồi bà có thói quen gọi chú tài bằng cái tên Xe)
- Dạ qua cầu rồi sắp đến Cửa Thành
- Ờ, cửa Nam kia, tới nhà rồi!
Thu mở cửa xe đỡ mẹ xuống xe rồi chạy vào nhà.
Bà Ba tất tả theo sau, vào ngồi trên sô pha, ngã đầu ra thành ghế, hai tay giăng ra như con chim bị đạn soải cánh.
Thu đến ngồi bên mẹ, thủ thỉ:
- Con sẽ trở qua Mỹ má ơi!
- Tế ông Vãi mày hay làm gì bển?
- Con không thể sống xa anh ấy được.
- Lại một một thằng Việt kiều...về nguồn.
- Không ảnh yêu con thật, ảnh là chủ nhà băng thật má à!
Bà Ba nghe thì mừng nhưng chưa tin hẳn tai và óc của mình. Bọn đĩ điếm ở Mỹ về không mấy đứa đàng hoàn.
Nhà băng của ông Phó Giám Đốc về nguồn chẳng những khang trang đẹp mắt và còn nguy nga đồ sộ nữa. Ai nhìn cũng muốn vào để ký thác mồ hôi nước mắt của mình vào không sợ mất, không lo gian lận. Nếu mất thì chủ nhà băng bồi thường cho tín chủ.
Cô Thu thuật lại cho bà Ba nghe về cái cơ ngơi lớn lao của người hôn phu của nàng, một
"Việt Kiều về nguồn" và đã đính hôn với nàng trong dịp về viếng cố hương năm qua.
Để ghi dấu mối tình nghìn trùng xa cách mà nay trở thành gang tấc, tay trong tay nhau, gối tựa lưng kề, cô Thu đã ghi bít 2 quyển sổ nhựt ký "đi Mỹ" thăm chàng từng trang, từng dòng một, viết trên giấy thơm, mỗi kỷ niệm được ghi bằng chữ bằng hình ảnh và còn được đánh dấu bằng những dấu môi son, những lọn tóc mai hay một chiếc lá vàng nhặt ở đâu đó trong vườn hoa mà đôi tình nhân đã ngồi tự tình hoặc một ít hạt cát nâu trên bãi biển mà họ tìm thấy cảnh thần tiên trong thời hạn ngắn ngủi mùa Hè "năm ấy".
Xin đọc giả hãy bắt đầu du ngoạn với cô gái Việt Nam trên những thắng cảnh ở Mỹ Quốc
vào năm...cuối thế kỷ XX với tình nhân.
25-3...Trời rét căm căm, tháng Ba bà già chết rét. Bố mẹ không muốn cho mình đi, nhưng mình cương quyết đi theo tiếng gọi của tình yêu. Không có chàng ôi, Minh Quân! Em làm sao sống nổi suốt cuộc đời cô độc của em. Trời sanh ra Quân là để yêu Thu...Cuối cùng sức mạnh của tình yêu đã thắng. Ba má đã cho đứa con gái cưng của ông bà đi Mỹ một thời gian ngắn.
Ngồi trên máy bay nhìn xuống con sông Hồng...Lạ nhỉ, ở gần thì thấy nước hồng tươi, còn từ trên cao nhìn xuống thì thấy Hồng Hà là một dãi nước trắng xóa ngoằn ngoèo như con rắn khổng lồ bò giữa hai bờ xanh ngắt ngô dâu ruộng lúa.
26-3...Thế là xa Hà Nội rồi nhé! Hà Nội thân yêu, Hà Nội bất diệt. Đây là lần đầu tiên ta xa thành phố này. Ở trong đó, dạo phố, đi chợ lắm lúc bực mình vì những cảnh hỗn độn, nghèo đói đến mất nhân cách, nhưng khi xa rồi ta mới thấy yêu một Hà Nội như vậy, một Hà Nội có một không hai trên đời. Không tìm đâu ra một Hà Nội như Hà Nội của ta.
Viết những dòng này với nước mắt.
Mới xa Hà Nội có mấy tiếng đồng hồ mà muốn trở về. Ý định phiêu lưu đi tìm người yêu đã biến mất. Nếu là đi xe thì ta kêu tài xế quay lộn về để ta thấy Cầu Long Biên, để ta đi Chợ Mã Mây Chợ Đồng Xuân hay bất cứ chợ nào để được nghe thấy tiếng ồn ào của kẻ mua người bán tranh nhau một ô phiếu, để nghe tiếng ruồi bay vo ve như một bản nhạc triền miên không dứt. Ta không ham giàu sang phú quý mà tại sao phải ra khỏi Hà Nội.
Chữ nghèo rất xám xịt. Nhưng nghèo có chế ai. Nước ta từ xưa vẫn nghèo, nhưng mà ta có những bậc tổ tiên anh hùng, những nhà chiến lược tài ba, những thi văn sĩ không đâu có nổi. Ta chắc hẳn đã nghèo về vật chất, nhưng ta chắc chắn giàu tâm hồn, lòng ái quốc và tính nghệ sĩ.
Mình đi phiêu lưu quá nhố! Sao ta lại có thể quyết định một cuộc đi như thế. Rủi không tìm được chàng thì sao? Trên đời chỉ một. Một mà thôi. Ngoài ra tất cả đều vô nghĩa. Chỉ một
người đó thôi. Ngoài ra không ai cả. Đây là đâu nhỉ? Thành phố lạ hoắc. Dừng chân ở đây bao lâu. Không gì chán bằng chờ đợi. Cũng không gì thích thú bằng chờ đợi.
28-3...Cuối cùng rồi cũng tới nơi mình định đến. Ở đây là xứ người. Thì cũng những con người sinh sống nhộn nhịp chen lấn đông đúc. Nhà cửa san sát. Loa máy bay báo tin: "Quý vị chuẩn bị hành lý, hãy khoan tháo giây an toàn ra. Đây là Thành Phố Los Angeles Mỹ Quốc. Xin
quý vị hãy dùng bữa ăn trưa Hoa Kỳ đầu tiên đạm bạc với lời chào thân ái của phi hành đoàn và nhân viên Hoa Kỳ".
Ồ xe hơi ở đâu nhiều thế. Chúng đậu như những cái muỗng nằm úp thứ tự trên sân. Máy bay hạ xuống thấp. Cơm đã dọn ra nhưng mình thấy no. Phút gặp gỡ sắp đến. Mình nghễng cổ trong qua cửa sổ để nhìn, để tìm người quen. Ngượng quá đi mất. Ai lại con gái mà vác thây đi tìm con trai. Nhưng mình tự nhủ "Chúng tôi đã yêu nhau". Thì người này đến với người kia, có gì mà phải thẹn. Ta tìm nhau như trăng với sao. Trăng không có sao trăng sẽ cô độc.
Máy bay hạ cánh. Một tiếng cụp. Loa báo: "Các vị đã chạm mặt đất Hoa Kỳ. Trong giây
phút nữa các vị sẽ đi trên đất Hoa Kỳ, thở không khí Hoa Kỳ. Chào Mỹ Quốc, good afternoon
America.
Máy bay đã chạy trên đường bay, chạy chậm chậm. Hồi hộp quá. Ngó ra cửa sổ thấy đám đông vẫy tay. Trong đó cánh tay của chàng ở đâu. Có biết ta đang đến không? Có đón, có chờ ta không? Nếu có thì sao, nếu không thì sao?
Thang máy bay đã nối liền mặt đất với bầu trời, bắt cầu cho Chức Nữ gặp Ngưu Lang thế
kỷ này.
Kìa rồi ta không thấy bằng mắt, nhưng ta thấy chàng rõ nhất, bằng tâm hồn, bằng ý tưởng,
bằng nhớ nhung, bằng một ngón tay, một sợi tóc, bằng một hơi thở, bằng một đường bay quái gỡ mà thần ti en, bằng tình yêu, tình yêu, tình yêu. Hoa Kỳ là đời của tình yêu. Ta không còn thấy rõ chàng nữa. Hình bóng chàng đã nhòe ra rồi hiện rõ trong mắt ta.
Ta nghe nóng hổi trên má trên môi trên khắp cả thân mình, như chưa bao giờ cảm thấy. Ôi tình yêu diệu kỳ. Tình yêu muôn năm. Muôn năm Hoa Kỳ vùng đất đã cho ta sự sống, kiếp sống, sống để yêu, yêu đến chết, chết vì yêu, ta xin chết, chết ngay bây giờ, ngay trong tay chàng.
Phòng Hô ten sang trọng. Sao vậy gì cũng sáng trưng, sạch sẽ một cách lạ kỳ. Các cô hầu phòng cực kỳ sang trọng và duyên dáng. Mà phòng lại giá rẻ chỉ 45 đô một đêm.
Chàng hỏi đủ thứ không trả lời kịp. Chàng đòi hỏi đủ thứ. Ta cho cả trừ 1. Chàng lại mặc cả. Trừ tất cả xin được 1. Ta nhất định không. Chịu cắt tai con lợn ngày phải bái đấy à? Tục lệ xưa đâu thể quên bỏ dù ở xứ người hay trên quê hương. Chàng không biết chuyện đó? Ở Mỹ chắc con gái lăng loàn lắm nên chàng quen thói. Báo chí ta nói là một anh ca sĩ nhảy cà tửng, leo lên cột sân khấu nhào lộn như điên, mồm hét như chó tru...thế mà hát xong 1 show được cả chục, có khi cả trăm cô gái ném chìa khóa phòng mời anh ta đến làm tình một đêm. Thế mới thấy gái Việt Nam là thượng đẳng. Ta hỏi chàng:
- Anh cũng như đám con gái động cỡn mất dạy đó ư? Chàng đáp:
- Không, anh là người Việt Nam, anh sống theo lối Việt Nam, không buông thả ngây ngô. Đây là lần thứ nhất anh ngủ hô ten. Cái tiếng hô ten nghe có cái gì bất chính trong đó. Anh thề không bao giờ ngủ hô ten ở Sài Gòn hoặc Hà Nội nữa. Chúng nó làm như mình là tên vô giáo dục. Chỉ những kẻ vô giáo dục mới đến hô ten.
Thế là qua đêm chay lạc, chàng bắt ta chụp hình trong phòng ngủ. Ngượng quá. Ở xứ Mỹ này họ tự do quá trớn. Con gái gì chưa đám cưới mà ném chìa khóa rủ trai ngủ chung như thế. Rồi cái gối của thằng ca sĩ đem ra đấu giá 5 ngàn đô la. Ta sang đây làm sao tránh khỏi bị lây vi
trùng tự do này?
Ngủ với nhau chung giường như hai con nhộng mà không gì cả. Có gì, nhưng trừ 1. Có ai
tin không? Ai tin thì tin không thì có trời đất biết Cụ Thượng Nguyễn Công Trứ ơi! Cái miệng thế gian này ớn lắm, nhờ cái mo quạt của cụ che, bịt bớt nó lại. Nếu có thể xin cụ bít nó luôn trong trường hợp của chúng con.
Chàng có vẻ hiền hậu và ngáo ộp trong nhiều trường hợp, nhất là sự va chạm với nữ giới. Ai bảo Việt Kiều là láu cá? Không, Việt Kiều là những người xa xứ nhưng không mất cội nguồn. Đảng và chính phủ không nên o ép họ, bạc đãi hoặc đối xử khắc nghiệt với họ, hoặc trấn lột họ làm cho họ trở thành nhân tố chống đối. Họ không bao giờ chống đối Tổ Quốc của họ ngoại trừ khi họ bị dồn ép quá mức thì họ cũng chỉ chống đối chế độ là cùng.
Anh Quân! Tiếng gọi đó Thu đã quen dùng hết ngượng miệng rồi. Anh cho em biết là có nhiều cô gái Việt, Mỹ sẵn sàng làm người hôn phối của anh, anh phải từ chối khéo để không mất lòng họ, nhưng trong thâm tâm anh nhận định rằng:
- Gái Mỹ: Có thể là một trí thức, một Nhà Chính Trị, Nhà Kinh Tế, Giáo Sư Đại Học, cả Phi Hành Gia hoặc Tổng Thống nữa, nhưng không bao giờ họ là một người nội trợ giỏi, một người vợ hiền theo kiểu Việt Nam. Anh nói anh ớn gái Mỹ lắm. Một bữa ăn, một buổi sáng du ngoạn, hay một buổi không gì cả, chúng nó cũng có thể "thân ái" với mình như thường. Đứa nào cũng có đồ "phòng chống bão" trong bốp đầm. Hoặc trước khi đó chúng nó tọng một viên thuốc ngừa thai. Xong rồi quên hết, quên cả người tình. Nửa triệu gái Mỹ chửa hoang vào lứa tuổi học sinh. Việt Nam có bao giờ đạt tới mức đó. Rồi phá thai. Kẻ tán thành, người chống. Biểu tình rầm
rầm. Kết luận: Chết thì chết, anh không bao giờ có tình nhân là gái Mỹ, đừng nói chi cưới vợ Mỹ.
Gái Mỹ ngược lại... (câu này không rõ, đoán mò)
- Gái Việt Nam ở Mỹ: Anh cũng không dám xáp vô. Vì những cô này sang đây được học hành cởi bỏ cái lớp nông dân quê mùa bên nhà để học đòi cái tánh tự do quá trớn của xứ này. Muốn lấy ai thì lấy. Áo mặc qua khỏi luôn 3 cái đầu tuốt luốt. Cưới nhau chỉ cần lên tòa án, quan tòa chứng nhận, đóng 25 đô thế là xong. Rồi lại cũng như Mỹ, ly dị, 50%. Vì ở Mỹ trai thiếu gái thừa nên những cô gái tha hồ bỏ chồng, thiếu gì thanh niên bứng đem về làm vợ nhưng chỉ một thời gian rồi ngựa quen đường cũ...
Ăn mặc thì lố lăng, đua đòi phơi đùi, hở vú trông tởm lắm, nhưng thanh niên Việt Nam vẫn cứ xông vào thành ra thứ hàng đã xài rồi, cũng để giá như hàng ô ri gin.
Do những lý do trên mà cái cây Việt Nam không bắt rễ trên mảnh đất đó, mà nó tìm "về nguồn" để được ăn sâu vào đất Việt Nam muôn đời trân quý, đi đâu rồi cũng trở về.
Anh Quân bảo: "Em nói ba tiếng: "em yêu anh" làm tim anh rung động, còn gái gốc Mỹ nói "I love you" anh cảm thấy như nước đổ lá môn".
Ta hỏi:
- Còn gái Việt Nam ở Mỹ nói câu: "em yêu anh" cũng như gái Việt Nam vậy! Thì sao? Quân cuời, bảo: Em hỏi thật tận cùng hằng số, nhưng mà anh cũng trả lời được cho em,
chứ không sao! Gái Việt Nam ở Mỹ nói: "em yêu anh" không còn nguyên âm nguyên chất nữa, như nước ngọt pha nước mặn ở Việt Nam, ta gọi là nước pha chè vậy. Tiếng Việt Nam nhưng có mùi hăm bơ gơ hay hot dog trong đó chứ đâu được như em. Giọng em là giọng Việt Nam, phát ra từ lồng ngực và cổ họng Việt Nam hoàn toàn không bị bơ sữa làm lạc nguồn gốc! Em Thu ơi, anh muốn cưới một cô gái Việt Nam hoàn toàn làm vợ chớ anh không muốn gái Việt Nam lai Mỹ hoặc bị ảnh hưởng Mỹ. Gốc gác chúng ta là Lạc Hồng, con chúng ta phải mang giòng máu Hồng Lạc 100% không pha chè. Em hiểu anh không?
- Có, em rất hiểu anh, nhưng em sợ anh không hiểu em. Con gái gì đi tận Mỹ tìm trai.... như em!
- Có yêu nhau mới tìm nhau mới tìm nhau chứ, chân trời góc biển cũng tìm. Hữu duyên
thiên lý năng tương ngộ mà em! Sao anh không hiểu em? Không hiểu em mà anh đến đây đón
em làm gì?
ta...
Ta ngây ngất uống những lời chàng như những ngụm rượu mạnh. Chàng từ từ đến hôn
Nhưng ta cự tuyệt cái ân huệ cuối cùng. Bảo để dành đêm tân hôn. Chàng nghe ta nói bèn
ngưng ngay những cử chỉ mê cuồng và quỳ xuống chân ta hôn hai bàn chân ta như lửa đốt.
Vậy còn gì hơn? Bỏ cái công ta đi tìm chàng. Đúng ra chàng cho một cái địa chỉ rất đúng, hẹn giờ không sai một phút. Và chúng tôi đã gặp nhau như "vợ chồng cũ" xa nhau nửa kiếp người, bây giờ tái sinh gặp lại.
23-4. Cuộc sống vợ chồng đã đến, không bất ngờ, không đột ngột, dưới sự yêu mến nồng nhiệt và sự tự nguyện hoàn toàn. Trên tình cảm, Thu đã là vợ Quân, chỉ còn phần pháp lý! Nhưng cần quái gì cái thứ ấy. Cái chính là có yêu nhau không. Tình yêu là pháp lý tối cao, tối quan trọng. Không yêu thì có một ngàn câu phán của quan tòa cũng không giữ lại được đôi nam nữ gần nhau.
Cha mẹ ơi! Con có lỗi với cha mẹ vì con chưa kịp mời cha mẹ ly rượu đáp đền ơn cha mẹ, nhưng con không ngăn được tình cảm khi tình yêu tới. Con đã đến với nó như chờ tàu. Chiếc tàu chở trái tim chàng đã đến, con phải đi. Kẻo nhỡ chuyến thì còn tàu đâu nữa. Phạm tội bất hiếu và chỉ một lần đời con. Con dù có chết cũng không ân hận với tấm tình chàng đối với con. Nếu con không chống trả lại nỗi và nếu...nhưng mà con đã từ chối một cách thẳng thắn có lý, từ chối mà nhận lãnh.
4-4. Như vậy chàng đã bị từ chối. Trời đất Hoa Kỳ trở thành quê hương Việt Nam vì ở
đây có chàng. Con sẽ đi sẽ sống nơi nào có chàng.
5-4. Hôm nay chàng đưa ta đi tham quan các nhà băng của chàng một cách tỉ mỉ. Làm gì thế nhỉ? Nếu chàng không phải là Phó Giám Đốc nhà băng rồi "em không yêu anh sao?" dù anh là kẻ trắng tay em cũng yêu, khi yêu là yêu. Đừng nên hỏi tại sao và bao giờ? Bất cứ lúc nào và ở đâu, tình yêu chân thật vẫn là tình yêu. Nhà băng chứa bao nhiêu đô la trong đó vậy? Ta đâu có cần! Nhưng vắng chàng thì ta phải đi tìm chàng chớ không phải để xem cái nhà băng của chàng.
Nó chiếm mặt tiền nhìn ra đại lộ mà xe cộ chạy như nước suốt ngày đêm. Ai cũng thấy cái nhà băng bốn tầng lầu này. Ai cũng muốn ký thác mồ hôi nước mắt của mình vô đây mà không sợ lộ rò như đê sông Hồng mùa nước lũ. Chàng cho ta biết suốt từ khi chàng làm chủ nó tới nay, hơn 10 năm, nhân viện đã không phạm hơn 2 lần lỗi lầm với khách hàng. Lần đó là vì cái check viết số 5 không rõ. 142 đô 50 cents, con số 5 có thể đọc là con số 6, nhưng sai biệt 10 cents đó cũng được báo cho thân chủ biết và nhà băng vẫn bồi thường. Chàng dẫn ta đi xem từ dưới đất lên tới tầng 4 và cho biết sẽ xây thêm 2 tầng nữa mới đáp ứng nỗi nhu cầu của khách. Người Mỹ rất lễ phép ba má ạ, không phải lúc nào họ cũng ném bom B-52 như trước kia ném xuống Hà Nội đâu. Những người nhân viên an ninh chào hai chúng con rất lịch sự mỗi khi chàng giới thiệu con là hôn thê của chàng. Họ cuối đầu rất thấp và nói:
- Chúng tôi được hân hạnh đón bà Phó Giám Đốc đến cơ quan chúng tôi. Xin mời bà và ông Phó Giám Đốc, mời ông Phó Giám Đốc v.v...
Văn phòng của chàng rộng lớn và có đủ phương tiện liên lạc khắp thế giới. Con vào ngồi thì một nữ nhân viên mang hai tách cà phê tới mời chúng con. Vừa lúc đó thì có điện thoại reo. Chàng bắt lên nghe thì đó là chi chánh của nhà băng này bên Thái Lan gọi xin chỉ thị về lãi xuất. Chàng vừa nói xong thì lại một cú điện khác reo. Đó là một nhà băng bên Đức gọi sang nói về sự chia chát lãi xuất. Con không hiểu...Xong chàng bảo con gọi về bố mẹ. Hôm đó con gặp mẹ, con tường thuật cũng khá lâu. Nhưng chàng muốn cho con fax thư về bố mẹ. Con viết mấy chữ và fax ngay. Máy báo lại rằng mẹ đã nhận được. Chập sau chàng bận họp với Ban Quản Trị nhà băng
nên chàng kêu tài xế đưa con về khách sạn.
Ở đây người ta làm việc rất khoa học. Người nào việc ấy không lộn xộn không gian lận
được. Bãi đậu xe phía trước rộng rãi, phía sau có máy để bỏ tiền ô băng không phải đi bộ một bước. Cứ ngồi trên xe bỏ tiền hoặc check vô hộp, bấm nút điện là ở trong phòng kính nhận được và biên nhận chạy ra cho mình. Dân Mỹ chạy xe tới vừa hút thuốc lá uống cà phê ngay trên xe, bỏ tiền vô, rút tiền ra toàn bằng máy, không phí một phút.
Cơ ngơi nhà băng này to lớn nhất vùng và tên nó đứng hàng thứ 14 toàn Hoa Kỳ. Con không hỏi vốn của nhà băng nhưng chàng tế nhị cho con biết trên 6 tỷ bạc với 70 phần hùn, một Ban Giám Đốc gồm 11 người gồm 1 Giám Đốc và 6 Phó Giám Đốc, số còn lại là nhân viên chuyên về điều hành, về chương mục v.v...
Con nghĩ là nhà nước ta có thể vay từ 2 tỷ đô trở xuống với tiền lời thấp đặc biệt cho bố vợ ông Phó Giám Đốc.
Con không thể mô tả hết cảnh trí, sự đồ sộ và sự sinh hoạt của nhà băng. Có thể nói để bố mẹ tạm hiểu là nó lớn và đẹp hơn ngân hàng trung ương của mình. Nhân viên ít hơn nhưng công việc con cảm thấy lại nhiều hơn.
(Mấy hôm nay đi chơi liên tiếp, mệt quá không có thì giờ lẫn tâm trí để ghi dòng nào, chỉ có thể ghi một chữ HẠNH PHÖC to lớn và đậm nét).
26-4. Con ở khách sạn lâu ngày chán cảnh xe cộ, nên con đòi về. Ảnh lập tức lái xe đưa con đi ra bãi biển chơi. Ảnh chỉ cần gọi 5 phút là tài xế lái chiếc xe tới để ngay trước cửa khách sạn và một người mặc đồn phục trắng đội kê pi lưới trai đen hẳn hoi đến: "Thưa ông Phó Giám
Đốc xe đã sẵn. Ảnh bảo: Hôm nay tôi cho ông nghĩ ở nhà, tôi và vợ chưa cưới của tôi lái đi
được!" Người tài xế cảm ơn rồi lui ra.
Ảnh đưa con đi bãi biển. Ở đâu thì biển cũng như nhau. Cát trắng, nước xanh, nhưng bờ biển bên Hoa Kỳ đẹp hơn ở Việt Nam vì nơi đây con có người yêu. Tình yêu làm mọi vật đẹp thêm, cả trời đất và quê hương như không còn ranh giới.
Mẹ ơi! Con xin tạ lỗi với mẹ, với bố và với tổ tiên! Nơi bãi biển này con đã đi xa hơn con dự tính. Tình yêu đã vượt qua biên cương để đến một vùng đất khác, đầy hoa thơm cỏ lạ mà con mới biết lần thứ nhất trong đời. Càng đi càng nhiều hoa cỏ chào đón với mùi hương và màu sắc của vườn xuân.
Những gì gọi là kỷ niệm của đời con đều ghi lại đây cả. Con sẽ hốt một nhúm cát nơi in dấu chân chúng con bỏ vào một cái lọ nhỏ ném xuống đại dương để nó trôi về nhà kính tặng bố mẹ. Con xưng là "chúng con" được chưa mẹ?
Đời con nở hoa trong tim, một đóa hoa đượm máu của tình yêu và sống mãi với gió mây khí trời mênh mông vô tận.
Giờ phút này con nghĩ tới chị Xuân nhiều lắm. Bây giờ chị tự bôi màu xám lên cuộc đời chị và coi như xuống dốc luôn không quay trở lại nơi cũ nữa. Con có nghe chị thuật lại về anh chàng tỏ tình với chị trước kia và bị chị từ chối. Bây giờ anh ấy đã trở lại xin chị một mảnh tim. Nhưng chị lại từ chối lần nữa. Lần này khác với lần trước, nhưng đó cũng là tình yêu, một thứ tình yêu "Đời Mưa Gió". Đóa hoa nào chịu đựng được mưa gió thì sẽ sống mãi, mạnh mẽ hơn và tươi đẹp hơn những đóa hoa thường. Con bảo chị xem Thúy Kiều và Kim Trọng đó "Hoa tàn mà lại thêm tươi. Trăng tàn mà lại hơn mười năm xưa". Chị lập tức quát con là nói nhảm. Đó là trong sách vở viết để mà chơi, chứ làm gì có trong cuộc đời quanh mình. Chị bảo đời chị đã lỡ làng như vậy thì chị đành chịu vậy, nhưng trong nỗi buồn vạn kỷ ấy, chi cũng tìm được niềm vui với một thế giới mới, một thế giới mà chị phải thân thiện, một thế giới của một lũ người đang biến thành những con ngợm hay những con ngợm đang biến cởi xác thành người. Trong đó chị là môt thành viên.
Chị đã nói như vậy thì con còn làm thế nào được nữa. Còn thăng bé con Việt Kiều, chị
phải tính cách nào, nó lớn lên nó hỏi bố nó là ai. Rồi trả lời với nó thế nào? Không lẽ giấu hoặc nói dối nó suốt đời?
Mẹ ơi! Con biết nỗi đau khổ mẹ vời vợi khôn cùng về chị Xuân. Mỗi khi gần anh Quân thì con thiết tha thương chị. Hóa công tàn ác quá. Số phận của một người con gái đẹp có học thức như chị sao lại phải chịu cảnh long đong như thế. Con đâm ra chán nản. Lắm lúc đang ăn cơm với ảnh con ngưng đũa ngẩn ngơ. Ảnh gạn hỏi con điều gì? Con nói là con nhớ nhà.
Mẹ ơi! Tẻ vui cũng một kiếp người. Thôi thì mẹ cho phép con hưởng niềm vui khi nói chưa thành nỗi buồn của đời con vậy. Ở Mỹ này bà cụ 80 tuổi còn đi sửa sắc đẹp. Hơn nữa còn đăng báo lấy chồng, nữ là chị Xuân mới nửa chừng xuân...
16-5. Hôm nay con Fax về xin phép bố mẹ ở nán lại chơi với anh Quân vài ngày nữa để anh dẫn con tới cho con xem nhà hàng nơi sẽ cử hành đám cưới của chúng con định vào Giáng Sinh năm nay.
Ngoài ra chúng con còn phải lo một số thủ tục về pháp lý về xã hội. Ở đây đòi hỏi đủ thứ trước khi trai gái chánh thức thành vợ chồng, như phải có giấy khám sức khỏe của Bác Sĩ chứng nhận rằng cả hai đều khỏe mạnh và không mắc bệnh truyền nhiễm. Vì thế đôi tân hôn sẽ không gặp cảnh éo le nhừ trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng và con cái sinh ra tránh được những trường hợp không như ý của cha mẹ...
Khi về nhà con sẽ kể thêm cho bố mẹ nghe những điều tai nghe mắt thấy ở xứ ngươi ta. Con ước mong sao nước mình sẽ được văn minh và khoa học như xứ người. Chứ cà rịch cà tang mãi không khéo hết Thế Kỷ XXI cái cày chìa vôi vẫn còn là đế vương trên đồng ruộng đó mẹ.
18-5. Hôm nay ở bên nhà sửa soạn làm sanh nhật bác Hồ. Chắc Hồ Gươm rộn rịp lắm.
Đèn hoa, cờ xí nỡ lẫn trong tàng lá trên ngọn liễu trên các thân điệp già quanh hồ. Ở đây không có gì lạ, vẫn hằng ngày cà phê sáng với cái xănh úych Mỹ, trưa lại cơm Tàu với thịt bò xào, cá tẩm bột chiên. Chiều lại cơm Việt Nam với gà hầm măng. Đôi khi chúng con đi nhà hàng Á Đông để tìm lại hương vị quê nhà. Ảnh càng ngày càng phấn khởi và vui tính, tỏ ra hết dạ yêu con. Như thế thì kể như đời con đã gặp được người chồng lý tưởng rồi. Ảnh khuyên con nên học một ít tiếng Anh để sau này sang Mỹ làm thư ký riêng cho ảnh, như vậy ảnh nhẹ lo hơn. Đời bây giờ không thể tin ai hơn vợ con cha mẹ. Xứ nào cũng thế.
Ảnh nói ảnh cũng đang học thêm để lấy bằng cử nhân về khoa ăn nói (public communication) để trong vòng 3 năm nữa ông Giám Đốc về hưu ảnh có thể sẽ được bầu làm Giám Đốc. Nếu được vậy lương căn bản của ảnh là 6000 đô một tháng, ngoài ra còn chia phần lời của nhà băng nữa.
Con bảo anh rằng nội số tiền lương đó ảnh nên nghỉ, về xứ để hưởng hạnh phúc an nhàn. Nhưng ảnh trả lời rằng: Đời là một sự phấn đấu không ngừng và không có đỉnh núi nào cao hơn đầu gối mình, cho nên không thể nghỉ ngơi khi còn làm việc được. Ảnh sẽ bám cái công việc khi đã trên 60 tuổi hay hơn nữa. Chừng đó ảnh sẽ làm cố vấn cho các ngân hàng như các sĩ quan Hải Quân và Không Quân khi ra khỏi Quân Đội thì làm việc cho các Cơ Quan Hàng Hải, Hàng Không tư, lương còn nhiều nữa.
19-5. Hôm nay trước khi lền đường về nước, còn 14 tiếng đồng hồ nữa con sẽ xa ảnh, chúng con sẽ xa nhau tạm thời để vĩnh viễn gần nhau. Con nói: "Em sẽ không từ chối bất cứ điều gì anh mơ ước ở em!"
Mẹ biết tại sao con nói câu ấy không? Tại vì hơn 1 tháng nay chúng con sống bên nhau, không một chút xa rời, nhiều lần con cảm thấy như đã là vợ của ảnh rồi, nhưng con từ chối cái ân huệ cuối cùng của một người con gái đối với con trai. Đã nhiều lần anh ấy đòi hỏi gần như ép buộc, như dồn con vào một vị trí bắt con phải nhận, nhưng con đã cương quyết giữ mình để là người con gái Việt Nam không mất gì hết trước phút trở thành vợ, nguyên vẹn một tấm băng trinh. Đó là điều theo con nghĩ và đọc thấy qua các tiểu thuyết thì đó là người vợ không mất tình
yêu lẫn sự kính trọng của chồng. Càng giữ gìn, thì càng được quí trọng. Cho nên con nhất định không đầu hàng. Con đã chiến đấu mãnh liệt và con đã thắng một cách vẻ vang.
Nhiều lúc con tưởng đã phải đầu hàng, tuy không nhục nhã như quân Pháp ở Điện Biên, như quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam, nhưng bất cứ sự đầu hàng nào cũng mang ít nhiều sự nhu nhược, mất chí khí...Nếu con xuôi chèo trong tay chàng thì cả hai cùng hưởng hạnh phúc và vinh quang như nhau. Không ai thắng không ai bại, có khi phần chiến thắng lại nghiêng về phía kẻ đã nhân nhượng nữa là khác. Nhưng con đã không nhân nhượng không đầu hàng. Con đã chiến thắng con mà không làm cho kẻ địch thất trận.
Nhưng mà hôm nay con không còn giữ vững được ngoại thành nội thành nữa như quân Lê Chiêu Thống trước sức tấn công của quân Quang Trung đã thắng trận như chẻ tre. Con đã mềm lòng khi anh ấy than thở: "Mai này anh sẽ không còn có em bên cạnh anh. Hạnh phúc sẽ trở thành hư bỏ".
Chúa Phật ơi, tình yêu nào không xác thịt. Nhưng ở đây xác thịt là tâm hồn. Con buột miệng nói: "Em sẽ không bao giờ là hạnh phúc hư ảo của anh. Hãy ngắt đóa hoa em cho anh!"... Ôi hạnh phúc. Con tiếc con không phải là văn sĩ để ghi ra đây những giòng chữ bằng lệ hạnh phúc tuôn tràn chăn gối.
Bà Ba nhận thấy con gái từ khi đi Mỹ về thì ngơ ngẩn như đứa mất hồn. Vui đó rồi buồn đó, hát hỏng lơ mơ không bài gì ra bài gì, không đi chợ đi phố, không ra khỏi nhà. Lắm lúc nó vào buồng đóng cửa cả ngày. Bà sợ dại, đập cửa gọi ra thì lùa nhanh chén cơm, nói năm ba câu rồi lại trở vào buồng. Bà gạn hỏi thì Thu chỉ nói: "Con muốn trở lại Mỹ". Hỏi nữa thì cô trả lời
nhát gừng: "Con muốn anh ấy về Việt Nam!"
Một hôm Thu kêu thằng Xe chở cô đi Chợ Đồng Xuân. Bà Ba mừng lắm. Bà dặn thằng Xe đủ điều, dò xét ý tứ xem con bà ra sao rồi về thuật lại cho bà nghe. Khi cô đi rồi, bà ở nhà vào buông cô lục hết đồ đạc trong tủ, trong va-li xem xét tất cả không xót thứ gì. Đời này là đời xảo quyệt. Người ta sống và đạp lên đầu nhau nhờ xảo quyệt. Những tên Việt Kiều về nguồn 100 thằng thì hết 99 thằng đã uống thuốc rượu bìm bịp.
Bà bị một vụ rồi, bây giờ bà không còn tin ai. Ngay cả trong cái nhà này cũng có ổ bìm bịp, tuy chưa nỡ ra nhưng rồi một ngày kia, ai cấm được?
Cuối cùng bà thấy quyển sổ nhật ký. Bà vồ lấy đem về buồng đọc ngấu đọc nghiến. Nào chữ nghĩa, nào hình ảnh nào hoa lá ép khô trong tập, và những bức thư của thằng kia gởi cho nó. Sống bên nhau mà còn gởi thư cho nhau. Phải, có những điều không nói bằng miệng được phải nhờ bút mực. Có lẽ nó đã đưa quyển sổ nhật ký này cho thằng nọ đọc và lưu niệm cho nó những dòng chữ và kỷ vật linh tinh....Em Thu yêu dấu. Anh sống hoàn toàn nhớ em, vì em và cho em. Trên trái đất này anh chỉ thấy có một mình em. Cả vườn hoa anh chỉ thấy một đóa, anh ngắt nó cặm vào trái tim anh như một lọ hoa, một cái lọ chỉ cắm một cành hoa. Anh phải đưa em về Việt Nam. Trái tim của anh em cầm trong tay, em để trong bốp em đó chớ đâu còn trong lồng ngực của anh. Anh tưởng tượng phút chia tay, chiếc máy bay cất cánh. Em đã đi xa dần còn anh ở lại, gục đầu trên đường bay trong khói của chiếc phản lực cơ trên đó em ngồi. Em ngồi ở đâu anh không biết, nhưng anh cứ mường tượng em nghiêng đầu ra cửa sổ nhìn anh, vẫy tay chào anh, anh như nom thấy gương mặt em nước mắt đầm đìa....Em về Việt Nam cứ yên tâm, ngày tháng rồi sẽ qua nhanh. Chúng mình rồi sẽ gặp nhau, không phải như Ngưu Lang Chức Nữ, mà sống gần nhau mãi mãi. Lúc nào anh gọi em cũng nghe. Lúc nào em gọi anh, anh cũng đến được. Đại dương thu hẹp lại như hai lề đường Hàng Bông, Hàng Đào....Anh còn phải thu xếp nhiều việc để về với em. Business đang mở rộng ra ở Öc Châu và các nước Đông Âu. Triển vọng rất to lớn.
Nhưng anh vui lòng dẹp hết tất cả để lo cho cuộc sống chúng ta. Anh sẽ cắt một phần vốn của nhà băng đem về Việt Nam lập một cái ngân hàng chi nhánh cùng tên với ngân hàng cái bên
Mỹ, do anh làm Giám Đốc, mục đích là giúp đất nước ta hồi sinh theo đường lối bên Mỹ này....Ngày hạnh phúc tươi vui của chúng ta sẽ đến. Hoa nở chím cười chào đón chúng ta. Một khi anh đã quyết định việc gì thì anh phấn đấu để thực hành, không bao giờ làm người bỏ cuộc....Em còn nhớ không lần đầu tiên gặp em ở Nhà Thủy Tạ, anh đã tìm cách làm quen với em nhưng em mặt lạnh như tiền. Dù vậy anh vẫn không thối chí. Những cô gái nhận lời sau vài câu tán tỉnh thì không có tương lai. Anh quyết định theo đuổi em tới cùng và anh đã thắng bước đầu. Anh vẫn chưa thỏa mãn. Anh phải phải phấn đấu gian nan để thắng bước thứ hai là bước gay go nhất, nhưng nó chính là gia đoạn quyết định toàn bộ. Bây giờ chúng ta là của nhau rồi. Nếu chẳng may anh mất em thì anh sẽ không còn là anh nữa. Và ngược lại...
Mấy dòng kế tiếp là tuồng chữ của Thu, Thu viết gạch bên lề: "Không có ngược lại và cũng không có nếu, nhưng gì cả. Anh là của em và em là của anh "rồi, rồi, rồi", chứ không phải
"sẽ" gì nữa cả.
Bà Ba đọc hết những trang nhật ký của Thu điểm xuyết những dòng của Quân và những hoa lá, dấu môi son, những sợi tóc minh họa,....bà thấy trái tim già của bà trẻ lại lại cái thời ở trên Việt Bắc. Hồi ấy đang mở chiến dịch Na Sầm, chồng bà mới là tiểu đoàn trưởng nhưng là tiểu đoàn chủ công. Sau khi giải phóng Na Sầm và Hoàng su Phì tiểu đoàn ông được bộ chỉ huy dùng làm nòng cốt để thành lập trung đoàn, chiến sĩ gọi là trung đoàn Hoàng su Phì mà ông là trung đoàn trưởng cùng lúc với Trần Độ được Đại Tướng khen ngợi và giao cho giữ chức đại đoàn phó đại đoàn 304. Cái biệt danh Hoàng su Phì ở lại với ông từ đó.
Ồng là trung đoàn trưởng Hoàng su Phì mới ngoài 30 tuổi. Chính là đơn vị gốc của La văn
Cầu. Lê khả Phiêu đâu có nỗi tiếng bằng Hoàng su Phì....Hai người gặp nhau bên một bờ suối mơ. Lúc đó bà là cán bộ phụ nữ cứu quốc Tỉnh Hà Giang đi công tác chính trị thương binh, gặp ông đến thăm chiến sĩ. Ông chân thành đến cục mịch, tỏ tình bằng những lời đơn giản chớ đâu được bay bướm như thằng Việt kiều chủ nhà băng này với Thu.
Chốc đấy mà đã hơn 40 năm. Thời gian làm bạc đầu nhanh quá. Con đường dài trải qua biết bao năm dốc núi chặng đường đèo và những bữa cơm muối. Bà nhận lời tỏ tình của anh trung đoàn trưởng Hoàng su Phì không với nhiều đắn đo hơn thiệt, yêu nhau để tiếp tục làm cách mạng. Tình yêu trong cách mạng đâu có xe hơi và máy bay, đâu có nước hoa, tuy có chia ly nhưng không có nước mắt. Đám cưới giản tiện trong hoàn cảnh kháng chiến. Một bó hoa rừng mấy ấm chè xanh. Cô dâu không có áo dài. Tuyên bố xong hai người không có nơi động phòng, chỉ ngủ bên bờ suối trong tiếng chim hòa lẫn với tiếng súng quân ta đánh đồn.
Đọc được nhật ký của con gái bà thấy yên tâm hơn. Bà không lạ gì tâm trạng của con gái mới yêu. Những trang nhật ký của Thu làm cho mẹ nó sống lại thời con gái. Hoàn cảnh có khác nhưng tâm lý vẫn là một thứ tâm tình của đứa con gái mới yêu phơi phới như trăng mới lên như hoa mới nở, pha lẫn tí ngớ ngẫn.
Tôm Hùm Huýt Sáo Tôm Hùm Huýt Sáo - Xuân Vũ Tôm Hùm Huýt Sáo