TV. If kids are entertained by two letters, imagine the fun they'll have with twenty-six. Open your child's imagination. Open a book.

Author Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 31
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1459 / 21
Cập nhật: 2015-07-18 12:57:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 11
uan biện lý tuyên bố:
Phiên tòa này xử các trường hợp phạm pháp như sau:
1.- Học sinh cấp 3 đánh cô giáo.
2.- Vụ bán trẻ Sơ sinh của một cô gái 17 tuổi.
3.- Vụ lường gạt tống tình của Họa Sĩ lão thành Ngọc Sơn.
4.- Vụ Ông Huỳnh Long chủ tịch ủy ban bài trừ tham nhũng, tham nhũng 77 tỷ công quỹ. Còn các trường hợp khác như một việt kiều về thăm nhà giết vợ chặt ra làm nhiều mãnh,
một cán bộ Cấp tỉnh chứa gái mãi dâm dưới hình thức từ thiện, một cán bộ Xã ghen tuông lột quần áo vợ lôi ra đường, một tên lang băm chữa bệnh sida bằng thuốc xứt lác…sẽ xử tiếp sau dưới quyền chủ tọa của chánh án Phù văn Thủng.
Một người lùn thấp từ bên trong bước ra cúi đầu chào rồi ngồi và ghế giữa trên bục cao, vui vẻ nói:
- Tôi xin đính chánh, tôi không phải là Phù văn Thủng mà là Phùng văn Thủ, có lẽ biện lý hay nhân viên đánh máy có tật nói lái nên mới có sai lầm đó. Nếu đã phù lại thủng thì làm sao
phục vụ nhân dân được ạ.
Công chúng cười cái rầm. Không khí mát mẻ tươi vui như xem hài kịch, không có vẻ gì khắc nghiệt như người ta tưởng trước khi bước chân vào đây.
Một viên sĩ quan quân phục chỉnh tề với quân hàm và phù hiệu chớp lóe dõng dạc tuyên
bố:
- Xin mời đồng bào đứng dậy trang nghiêm làm lễ chào quốc kỳ khai mạc...Nghiêm,
chào...chào!
Mọi người răm rắp tuân theo, viên sĩ quan lại hô tiếp:
- Coi chừng chào "Ổ cụ Hành", ủa ảnh cụ Hồ.
Nhiều tiếng cười bị ép như bóng xì hơi rải rác vài nơi, vị sĩ quan nhanh trí nạt tiếp:
- Lễ chào đã xong xin mời đồng bào ngồi xuống. Ngay kế đó một viên chức tuyên bố:
- Phiên xử bắt đầu. Vụ thứ nhất học sinh đánh cô giáo.
Ông cầm một xấp giấy lên và bắt đầu đọc:
- Từ bao nhiêu năm qua, đảng và nhà nước ra sức đẩy mạnh công tác giáo dục biến học đường thành lò nung, ủa lò đào tạo những nhân tài cho đất nước. Các trường học từ cấp một đến đại học đều đã đạt kết quả khả quan, đặc biệt từ mẫu giáo đến lớp tư đều được giáo dục trương trình Mác Lê sơ cấp, các cháu đều mang khăng quàng đỏ, chào theo lối Komsomol bôn sê vít và
99,99% đều thuộc lòng bài "cây đại thụ xít ta lin" của nhà thơ cố hủ, ủa Tố Hữu.
Tuy nhiên do tàn tích đế phong rơi rớt lại chưa gột sạch nên vài trường hợp đã đảo lộn trật tự luân lý nhà trường học sinh bất kính sư phụ. Nhất là ở cấp ba, biểu hiện trên lời nói. Nhưng vì không kịp giáo dục nên đã đi đến hành động thô lỗ bạo hành. Như trường hợp sắp được đưa ra xét xử hôm nay...
Vừa đến đó thì phía dưới hai công an kè một thanh niên từ cánh trái đi ra, đưa anh chàng vào vành móng ngựa rồi đứng hai bên bị cáo.
Viên chức ngồi kế bên của quan tòa cất tiếng hỏi theo thường lệ: Tên là gì, học lớp mấy,...đến câu: Cha mẹ tên gì?
Chàng thanh niên đáp:
- Phạm Thế Tuyệt.
Ông viên chức giật mình một cái nhẹ và hỏi tiếp:
- Có phải cậu đã đá vô mặt cô giáo của cậu không, tại sao? Cậu đã gây ra thương tích nào cho cô giáo, và cô đã làm gì lại cậu? Đây là phiên toàn dân chủ hoàn toàn. Cậu có thể tự do phát biểu ý kiến. Nếu cần thì cậu có thể yêu cầu luật sư biện hộ.
Người thanh niên không chút sợ hãi, nói giọng tự nhiên:
- Tôi tên là Phạm Thế Tuyệt con của ông bà Phạm Thế Quyệt. Tôi học lớp mười trường Trần Phú cấp 3 ở đường Hàng Hành. Ngày 18 tháng 8 năm nay tôi bị cô giáo Phan Thị Ngà cho điểm hạnh kiểm xấu nên tôi về nhà bị bố tôi rầy. Hôm sau tôi đến lớp chất vấn cô giáo, cô bảo cô rất chí công vô tư. Tôi yêu cầu cô nâng điểm lên quá trung bình nhưng cô không đồng ý. Tôi nghĩ, tại sao: Tôi được các bạn gái cùng lớp thích mà cô giáo chê? Tôi ức quá bèn phóng lên buya-rô đá vô mặt cô một phát. Dạ chỉ có thế thôi ạ.
Quan tòa hỏi:
- Giáo viên Phan Thị Ngà có điều gì bổ túc không?
- Dạ, thưa tòa, đúng như lời em Tuyệt khai ạ, tôi không có điều gì phải bổ túc, chỉ xin tòa nhìn gương mặt của tôi thì rõ.
Bỗng từ dưới hàng khán giả tiếng huýt sáo ầm ĩ, tiếng vỗ bàn rôm rốp rồi một giọng nói vượt hẳn sự rùm beng ấy: "Phạm Thế Tuyệt là anh hùng tuổi trẻ Thủ Đô! Đã đảo giáo dục nhồi sọ! đã đảo, đã đảo!"
Quan tòa nhìn qua nhìn lại liền lẩm bẩm:
- Thế này là thế nào?
Nhân viên an ninh lập lại trật tự nhanh chóng. Nữ giáo viên Ngà mới giơ tay xin phát biểu. Cô nói:
- Dạ, sau khi mãn giờ tôi đi về nhà, ngang Lò Sủ.
- Cô đi bộ à?
- Vâng, tôi có một chiếc xe đạp nhưng bị hỏng nặng sửa chưa xong, nên tôi đi bộ đến bến tàu điện ở gần nhà thủy tạ. Khi đi ngang lò Sủ thì từ trong hẻm em Tuyệt xuất hiện.
- Tại sao cô biết là em Tuyệt?
- Dạ tôi dạy nó mà sao tôi lại không biết? Hơn nữa em còn la lớn: Tao là thằng Tuyệt bị điểm hạnh kiểm xấu đây. Cho mày biết tay! Tôi chưa kịp trở tay thì em xịt nước cống vào người tôi.
- Tại sao cô biết là nước cống?
- Dạ nước đen ngòm và hôi thối ạ! Quan tòa hỏi Tuyệt:
- Có thật thế không?
- Dạ có nhưng còn thiếu ạ! Tuyệt tiếp. Tôi còn định lột hết quần áo của cô nữa nhưng chưa kịp làm 100% thì cô đã chạy mất.
- Tại sao anh làm việc đó?
- Dạ tôi muốn cứu các bạn tôi.
- Cách nào?
- Cô ta bị một lần thì tởn, không dám cho điểm xấu các bạn tôi nữa. Tôi còn viết giấy gửi cho cô, bảo nếu còn tái phạm sẽ bị trừng trị đích đáng.
Ông ủy viên chánh phủ, tức công tố viên, lên tiếng:
- Bị cáo và đầu cáo đã khai rõ, tôi nhân danh pháp luật xã hội chủ nghĩa tuyên bố: Học sinh Phạm Thế Tuyệt đã vi phạm điều 14 khoảng a1 và b6 tức xâm phạm và đả thương cá nhân có dấu tích. Xin quan tòa quyết định hình phạt theo bộ hình luật, để làm gương cho học sinh toàn quốc.
Quan tòa dặn hắng ba cái liền và lên giọng:
- Thay mặt nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và căn cứ trên bộ hình luật, tôi tuyên bố phạt học sinh Phạm Thế Tuyệt 2 năm tù ở và 5 năm tù treo, khi mãn hạn về nhà gia đình phải chịu trách nhiệm giáo dục. Trong vòng 10 ngày học sinh Tuyệt phải chuẩn bị đến cơ quan chức năng thọ án để được đưa vào nhà tù Hà Nội tức là hỏa lò cũ, ủa ủa...
Quan tòa chưa dứt thì tiếng huýt còi, la ó, vỗ tay đập bàn ầm ĩ cả lên, nhân viên an ninh càng vung tay ra dấu trấn an thì tiếng kia lại càng nỗi lên mạnh hơn. Một cậu học sinh chạy lên bắt tay Tuyệt rồi hai nàng nhào lên ôm hôn Tuyệt tíu tít.
Rồi một đám khác ùa đến công kênh Tuyệt lên đi ra cửa, nơi đó có những vòng hoa và hoa giấy, kẻ tặng người tung hô Tuyệt. Nhân viên an ninh vừa ra đến thì chúng bạn đã ấn Tuyệt vào một chiếc xe bóng láng đã mở máy sẵn, chở Tuyệt vút đi như một cơn gió. Một đàn xe gắn máy chạy theo sau như bảo vệ một nhân vật quan trọng. Chúng chạy vòng quanh bờ hồ rồi đưa Tuyệt về tận nhà.
Ở đằng này quan tòa tiếp tục nói, một cô gái được đưa ra vành móng ngựa. Một viên chức đọc tội trạng của cô như sau:
- Cô Nguyễn Thị Bình Phong, 17 tuổi quê ở Nam Định xã viên hợp tác xã phá sản, lên Hà Nội tìm việc làm đã rơi vào tay bọn buôn người qua biên giới. Cô tưởng ra khỏi nước nhà là thoát khỏi cảnh nghèo đói, không ngờ ở đó cô bị bắt phải hành nghề mãi dâm. Sau khi mang bầu, cô
mới ân hận và cô tìm cách trở lại quê hương. Ở Hà Nội, cô được nhận vào bịnh viện để sanh đẻ.
Cô đã bán cái thai với giá năm triệu đồng như bán một món đồ vật. Khi sanh xong, cô giao con và nhận tiền. Giữa lúc đang làm giấy tờ cô bị nhân viên an ninh bắt. Đây là một hành động hết sức vô nhân đạo nhưng cũng đáng thương hại. Chúng tôi yêu cầu tòa phạt nặng tối đa để làm gương cho kẻ khác. Luật pháp mong đây là vụ án cuối cùng về việc buôn bán thai nhi.
Ông công tố ủy viên hỏi:
- Tại sao cô không bám trụ ở nông thôn mà lại lên thành phố?
- Dạ thưa ông "tà", ở dưới, em không sống nổi. Nhân viên an ninh đứng bên cạnh nhắc khẽ:
- "Tòa", không phải "tà!" Nói lại đi!
- Dạ thưa ông "quan tòa", ở dưới đó khó sống quá hà.
- Khó nghĩa là sao?
- Dạ mỗi ngày em kiếm không được non ngàn đồng. Ủy ban lại bắt phải mua khố.
- Khố gì? Ở quê hương đồng chí Trường Chinh giờ này còn ai mặc khố nữa? Cũng như thấy ăn mày đầy Thủ Đô người ta bảo đó là thần dân quê bác.
- Dạ khố bằng giấy có thật đấy mà.
- À ạ! Công khố phiếu. Tiền ấy...như bỏ ống vậy mà! Ông công tố hỏi tiếp, rồi tại sao cô
bán con cô?
- Dạ...hu hu hức...hức hức...Cô gái gục đầu khóc nức nỡ.
- Cô biết đó là phạm pháp không?
- Dạ em đâu muốn bán con em, nhưng để đó ai nuôi. Em nuôi thân còn không nổi, làm sao nuôi nó? Cho nên buộc lòng em phải bán chớ mẹ nào lại đi bán con? hu hu hu...
Đợi cô bé bớt khóc, quan tòa lại hỏi:
- Làm sao cô bán được đứa nhỏ?
- Dạ có người làm mối ạ.
- Cô có biết ai là cha đứa bé không?
- Dạ kẻ ra người vào làm sao biết được?
- Cô bán giá bao nhiêu?
- Dạ được bốn triệu, nhưng người mối ăn 1 triệu. Em cũng liều, bi nhiêu bi miễn về được
xứ có mấy đồng tiền bỏ túi và không ai biết mình là đàn bà là được rồi!
- Cô có biết cô bán con cô cho ai không?
- Dạ không, họ không cho em thấy mặt, chắc là để em khỏi đòi con lại, trong nhà thương cũng không cho người mua thấy mặt em. Họ nói đã xong là xong. Họ giao tiền cho em và kể từ giây phút đó em không có con nữa.
- Cô bán con lần này là lần thứ mấy?
- Dạ thứ nhất mà em còn muốn tự vận chớ thứ mấy nữa! Có ai tàn ác như em đâu! Ở quê nhà có người đi hỏi em nhưng em chưa ưng vội, bảo chờ em đi làm kiếm ít vốn rồi trở về sẽ cử hành đám cưới, nào ngờ đâu ra cớ sự này.
- Sao hồi nãy cô nói cô định về quê miễn không ai biết cô là đàn bà thì thôi!
- Dạ bên ngoài thì người ta không biết, nhưng khi lấy chồng thì giấu chồng sao được? Thôi thà đi biệt xứ cho xong.
- Cô còn cha mẹ gì không?
- Dạ bố em đi giải phóng miền Nam hy sinh năm đó tới năm nay không có giấy báo tử nhưng mẹ em được nằm trong diện vợ liệt sĩ, em cũng nằm trong đó với mẹ em. Nhưng ủyyy ban và hàng xóm thầm thì rằng bố em không phải là người đi giải phóng miền Nam mà là ông phó bí thư xã mới là bố em, nhưng ông ấy không dám công khai mà chỉ đi ngõ sau nhà em thôi. Năm ngoái ông ấy chết rồi nên mẹ em không còn người giúp đỡ. Do đó em phải đi làm nuôi mẹ em.
- Mẹ cô có biết cô ở trong hoàn cảnh này không?
- Dạ chắc không đâu ạ!
Công tố viên kết luận:
- Đây là nạn nhân của xã hội về hai mặt kinh tế và chính trị. Tôi yêu cầu tòa khoan hồng với cô bé và giúp đỡ gia đình cô, đồng thời tạo hoàn cảnh để cô sớm trở lại với cuộc sống bình thường.
Quan tòa hỏi:
- Luật sư của bị cáo có gì bào chữa không?
Một người quá tứ tuần mang kiếng gọng vàng ngồi ở bàn giành riêng cho các luật sư đứng dậy đẩy chiếc kiếng lên và nói:
- Thưa tòa, trường hợp của cô Bình Phong thật đáng thương. Sách có câu "Thiên sanh nhơn hà nhơn vô lộc, địa sanh thảo hà thảo vô căn". Nghĩa là trời sanh ra người, có người nào không được trời ban cho phước lộc. Đất sanh cỏ thì cỏ nào không có gốc? Từ câu nói đó ta có thể suy luận một cách khoa học rằng chế độ đẻ ra người và người sanh ra thói hư tật xấu (ông luật sư vừa nói vừa nhìn quan tòa, thấy quan tòa hơi nhíu mày, ông luật sư vội nói lái đi). Nói như vậy tôi không có ý đồ đổ lỗi cho chế độ ta là đất dung dưỡng thói hư tật xấu. Không có chế độ nào không có tội phạm, ngay cả trên thiên đàng còn có những vụ trộm cắp dâm ô nữa là...Chế độ ta là chế độ ưu việt nhất từ xưa đến nay. Khi còn đi học tôi đã nghe Thủ Tướng Phạm văn Đồng tuyên bố rằng sống một ngày ở chế độ ta bằng sống 20 năm trong chế độ tư bản. Nay thì câu ấy hoàn toàn sai, ủa, đúng, duy nhất đúng. Cô bé Phong sở dĩ làm những điều tội lỗi như thế là do hoàn cảnh đẩy đưa. Xã hội thuộc địa có biết bao nhiêu hoàn cảnh như cô bé này. Hai quyển tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng "Lục Xì" và "Làm Đĩ" đã để lại những chứng minh hùng hồn về thời Pháp thuộc còn chế độ ta đâu có nhà văn nào viết nổi một quyển như vậy. Có muốn viết cũng không viết được.
Quan tòa cắt ngang:
- Đúng, nhà văn chế độ ta không có tác phẩm nào như thế là vì chế độ ta đâu có Lục Xì và làm gì tìm thấy trên báo chí, sách vở hai tiếng nhơ nhớp ấy nữa.
Một khán giả ở góc phòng đứng vọt lên nói:
- Chỉ có ở hải ngoại thôi ạ. Đó là bọn đĩ điếm bồi bếp chạy sang Mỹ năm 75.
Vị luật sư tiếp:
- Đây là do khách quan gây ra. Đứng về lý luận thì đây là phạm trù ngẫu nhiên, không phải tất nhiên. Nghĩa là không phải cô gái nào ở nông thôn cũng là cô Phong hết cả.
Quan tòa gật gù:
- Đồng chí nói đúng lắm! Nhưng kể từ nay đồng chí không được đi biện hộ cho ai nữa. Một quan chức tuyên bố:
- Vụ án này kết thúc. Đến vụ thứ ba sẽ tiến hành xét xử vào chiều nay, nếu chưa xong có thể kéo dài đến ngày mai, ngày mốt.
Chiều lại phiên tòa tiếp tục. Khán giả tới đông nghẹt đứng ngoài trước tiền đình tràn cả ra ngoài đường. Xe cộ bị nghẽn giao thông không chạy đươc. Một số quay đầu đi đường khác. Một số đậu lại tòa án. 5 chiếc loa được mắc chung quanh khu vực. Một chiếc được được mắc ở bên kia đường. Cốt ý của nhà nước là làm cho nhân dân hưởng đầy đủ nền dân chủ của chế độ và cho bọn phóng viên nước ngoài sáng mắt sáng lòng ra kẻo lâu nay họ moi móc dèm pha chế độ ta là chế độ độc tài đảng trị, hối lộ, hạm, nọ kia v.v...
Đúng 2:15, từ các loa có tiếng nói:
Đồng chí chánh án bồi thẩm biện lý và các luật sư đã an vị. Bị cáo là Họa Sĩ Ngọc Sơn 70 tuổi đang đứng trước vành móng ngựa và cung khai hoặc trả lời những câu hỏi của ủy viên chánh phủ. Xin đồng bào phát huy dân chủ lắng nghe.
- Anh tên gì?
- Dạ Ngọc Sơn!
- Anh làm nghề gì?
- Dạ nghề vẽ.
- Anh vẽ gì?
- Dạ tôi vẽ bất cứ những gì tôi thích và tôi cho là đẹp.
- Như gì?
- Dạ kể ra không thể nào hết được ạ. Quan tòa cười khẩy:
- Anh có biết là anh dùng màu sắc để bôi bẩn hội họa không?
- Dạ tôi làm nghề hội họa bằng màu chứ tôi không dùng màu sắc để bôi bẩn hội họa đâu ạ.
- Anh dụ dỗ gái tơ làm điều tồi bại như thế nào?
- Dạ tôi không có dụ dỗ ai hết, tất cả đều tự nguyện. Hơn nữa tôi thuê người mẫu ngồi cho tôi vẽ 10 ngàn đồng 1 giờ.
- Tại sao anh không cho người ta mặc quần áo đàng hoàng mà bắt người ta bia nhộng
vậy?
- Thưa tòa, vẽ khỏa thân là một môn phái trong hội họa. Còn đối với Họa Sĩ, thì đó là sở
trường, sở thích cá nhân. Làm thế nào giải đáp được cho người ngoài nghề? Có Họa Sĩ chỉ vẽ toàn là Tôm như Tề Bạch Thạch, có người thích ngựa, vẽ toàn ngựa như Từ Bi Hồng ở Trung Quốc. Có Họa Sĩ Nhật chuyên về mèo. Ở nước ta Họa Sĩ Tô Ngọc Vân vẽ toàn phái nữ.
- Anh có biết anh phạm tội không?
- Dạ tội gì ạ?
- Anh cưỡng hiếp người mẫu của anh!
- Dạ tôi không có dụ dỗ, cũng không hề cưỡng bức ai cả!
- Nếu tôi kêu án tù chung thân thì anh nghĩ sao?
- Dạ quan tòa kêu thì tôi phải chịu nhưng tôi xin được ân huệ đem cọ và màu vào tù để vẽ tiếp vì đất nước ta đâu cũng có nét đẹp.
- Anh phải bồi thường cho cô bé ở Nam Định 7 triệu bạc nghe không? Tội của anh là tội dụ dỗ lung lạc cô gái 16 tuổi ngây thơ. Ngoài ra anh không được phổ biến quyển sổ ghi tên khách
hàng của anh.
- Dạ tôi không dám ạ.
- Nếu anh có lỡ đưa cho ai thì anh phải lấy lại ngay giao cho tòa.
Đến đây thì theo lệnh của ông ủy viên chánh phủ, 2 người công an đến dắt chàng Họa Sĩ đi vô buồng. Một viên chức chánh phủ tuyên bố:
Vụ án còn nhiều bí ẩn, ngày mai toàn sẽ tiếp tục xét xử.
Ngày mai công chúng lại đến xem thì không ai được vào bên trong kể cả phóng viên nội ngoại chỉ được nghe loa báo: "Hôm nay tòa xét xử vụ ông Huỳnh Long trưởng ban bài trừ tham nhũng và 46 người có liên quan móc ngoặc với nhau thành một tổ chức chặt chẽ. Hôm nay vắng mặt 30 bị cáo vì bận công tác đã được tòa cho phép, còn 16 người vắng mặt không có lý do. Đây là vụ biển thủ lớn nhất từ trước đến nay. 77 tỷ bạc do ông Huỳnh Long biệt danh là Rồng Vàng Năm Móng Sài Gòn có liên quan đến Họa Sĩ Ngọc Sơn. Xin đồng bào kiên nhẫn theo dõi. Huỳnh Long khai ra hết thì không cần Huỳnh Long đối chất với Họa Sĩ Ngọc Sơn.Tòa cứ theo lời khai của Huỳnh Long mà định án cho cả hai.
Phiên tòa bắt đầu. Huỳnh Long đang được đưa tới vành móng ngựa. Huỳnh Long 42 tuổi người Minh hương được trung ương bổ nhiệm lãnh chức vụ quan trọng năm 1997. Công chúng lắng nghe từng hơi thở của Huỳnh Long.
Quan tòa hỏi:
- Anh tên gì?
- Dạ Bảo ạ.
- Sao anh khai là Huỳnh Long?
- Dạ Huỳnh Long là bí danh. Tôi lấy tên đó nên mới bị tội như hôm nay.
- Tại sao?
- Dạ dân chúng và cán bộ tưởng đó là tên tôi nên gọi là Rồng Vàng 5 Móng.
- Sao lại 5 móng?
- Dạ móng có nghĩa là quào đâu trúng đó, quơ quào đấy ạ.
- Anh quơ quào cái gì?
- Dạ có gì ngoài đô la ạ.
- Tổng cộng anh quào của công quỷ là bao nhiêu?
- Dạ tôi không có quào của công quỷ ạ.
- Vậy sao anh bị tố cáo là biển lận của công quỷ 77 tỷ?
- Dạ, đó là các ông Giám Đốc, bí thư đấm cho tôi chớ tôi không có quơ quào gì hết.
- Bao nhiêu mỗi đầu?
- Dạ cái đó tùy hảo tâm ạ. Khi từ 5, 7 tê lúc thì vài ba tỉ. Họ đấm mồm em để em không khai ra ạ. Thí dụ ông Tân Trường Sanh ổng đút 7 Tỷ ạ còn Minh Phùng đấm 100 triệu ạ.
- Anh có biết trong lúc này đảng và nhà nước có chỉ thị chống tham nhũng không? Và chủ tịch ủy ban bài trừ tham nhũng của anh có nhiệm vụ gì không?
- Dạ biết hết. Em có được đồng chí tổng bí thư trực tiếp chỉ thị miệng nữa ạ!
- Rồi tại sao chủ tịch ủy ban bài trừ tham nhũng lại tham nhũng?
- Dạ em thấy nhiều tiền quá nên em mê. Hễ ai đút thì tay em quơ miệng em cứ nuốt thôi, không nghĩ gì hết nói chi tới chức vụ và chỉ thị.
- Anh có kê khai tài sản theo chánh sách cúa đảng và nhà nước chưa?
- Dạ tôi chờ Phó Thủ Tướng Ngô xuân Lộc hay tổng bí thư làm xong tôi sẽ nhờ các ông ấy hay các con ông ấy giúp đỡ khai cho tôi luôn một lượt.
- Tài sản của anh ước chừng bao nhiêu?
- Dạ tính sơ sơ có 1 cái thái ấp, 3 chung cư, 4 villa cũ, còn 3 cái mới thì tôi mới vừa hứa tặng cho con bồ nhí của tôi 1 cái. Tính chung chừng 800 tỷ ạ, tôi trích ra tặng cô bé mỗi tháng 3
triệu tiền mặt.
- Ở đâu mà anh có tài sản kếch xù đó?
- Dạ còn thua bà Thủ Tướng Phan Cầm Nhầm xa lắm ạ. Nhưng tôi không có gửi nhà băng nước ngoài. Dạ ông Nguyễn văn Linh kêu bắt bà Cầm Nhầm và chồng bả, nhưng không thấy gì hết. Đó là động cơ quào của tôi. Hai tay quào chưa đủ, nên dùng cả hai chân để quào nữa mới kịp bạn bè hạm, buôn lậu, vượt biên...
Quan tòa đập bàn quát:
- Anh này mắc bệnh tâm trí, lôi ra mau, tống vô Bệnh Viện. Các mồm loa bên ngoài suýt vỡ ra vì tiếng thét của quan tòa.
Mọi người chờ mãi không thấy loa nói gì thêm, công chúng tản dần ra. Nhiều tiếng xì
xầm:
- Tử hình là cái cẳng.
- Gì ì! Đi một đường tỉ tê là bắt được con mèo tam thể.
- Thằng chệt lai này chả sợ ai nhỉ!
- Thầy pháp ăn thầy chùa chịu.
Vợ con nhà tỷ phú ở đâu chạy tới đập cửa tòa rầm rầm, kêu la inh ỏi:
- Oan cho chồng tôi lắm quan tòa ơi!
- Oan cho cha tôi lắm quan tòa ơi! Từ các loa vang lên tiếng nói:
Mời đồng bào tiếp tục xem xử tiếp vụ Việt Kiều.
- Anh tên gì?
- Dạ tên Sung.
- Anh ở bên Mỹ làm gì?
- Dạ làm luật sư.
- Tại sao anh giết người yêu?
- Dạ vì tôi yêu quá mức.
- Yêu sao giết?
- Dạ giết để cô ta không còn yêu ai ngoài tôi nữa.
- Anh có ân hận không?
- Dạ ân hận nghĩa là sao ạ?
- Tức là tiếc rẽ tại sao mình làm việc ấy.
- Dạ có, tôi rất ân hận.
- Như thế nào?
- Dạ tôi tiếc là đã không giết cô ta sớm hơn, để cho cô ta yêu người khác trong lúc vẫn xài
tiền của tôi, và bỏ tôi cô độc trong 7 ngày trời để đi với người cô ta yêu.
- Anh không có cách gì khác hay sao, phải giết người?
- Dạ đó là cách giải quyết tốt nhất, không phải mất công và mất thì giờ ạ.
- Anh nghĩ rằng anh lãnh hình phạt gì cho xứng?
- Dạ bất cứ hình phạt nào tòa ban cho tôi, tôi cũng xin vui lòng nhận lãnh, không xin giảm án ngay cả tử hình.
- Anh đã tự phong như vậy là tốt lắm. Nhưng tôi giảm án cho anh còn chung thân. Bỗng tiếng loa phát to, oang oang:
- Hôm qua tòa chưa quyết án ông Huỳnh Long, là có để cho ông ta qua một đêm hối cải, tòa sẽ giảm án. Nhưng ông không tỏ ra hối lỗi chút nào để được hưởng sự ân giãm của pháp luật. Vì lẽ đó tòa tuyên án tử hình tên Huỳnh Long, tịch thu toàn bộ gia sản. Huỳnh Long có quyền
phát biểu ngắn gọn trước khi thụ án.
Tiếng của Huỳnh Long:
- Tôi không có điều gì để nói với tòa. Đó là luật xử phân minh. Người có tội phải đền tội. Tôi chỉ xin nhắn gởi mấy lời cho cô bạn của tôi thôi.
- Anh cứ nói!
- Em yêu quí! Bao nhiêu ngày tình nghĩa mặn nồng. Bây giờ anh phải ra đi. Anh chỉ có một điều ân hận là đã không bồi dưỡng cho em nhiều hơn 6 tê mỗi tháng. Bây giờ không còn làm gì được. Chúc em ở lại vui nghĩa tào khang không quên nhiệm vụ.
Một người đàn bà dáng vẽ mỹ nhân đứng bên gốc cây chuối ở cuối sân dưới một chiếc loa chậm chạp đưa tay quệt ngang dòng nước mắt trên má rồi nhanh nhẹn đi ra đường biến mất trong khi chiếc xe đen bên hông tòa rụ máy luồn ra ngõ.
Trong lúc đó ở trên khoảng sân gạch trước cửa tòa án một người đàn bà mặc xoàng xỉnh, vẻ mặt rầu rĩ nhưng mắt khô ráo, nhìn ra gốc cây ở cuối sân. Và bên ngoài trước tiền đình của tòa án, một người đàn bà đấm vào hai cánh cửa lim gào lên:
- Oan cho chồng tôi lắm quan tòa ơi!
Bỗng bà ta quay ra lau nước mắt và với giọng sắc như dao cau, hỏi han người thanh niên bên cạnh:
- Phải con đĩ chó đó không?
Người thanh niên mặc áo thun để lộ những hình xăm chàm trên hai cách tay gân guốc và một thanh niên khác mặt vuông với hai quai hàm bạnh ra, cả hai cùng gật đầu đáp:
- Chính thị ta đó, bà. Xuất chiến được chưa?
- Mần đi!
Tức thì hai người chạy vút ra. Người mặt vuông nắm tóc mỹ nhân giật ngược lại sau làm nàng ta suýt bổ ngửa.
Người thanh niên kia quát:
- Ông Huỳnh Long có ăn thua gì với bà mà bà khóc?
- Ông hỏi để làm gì? Chồng tôi thì tôi khóc chớ!
- Tôi tặng cho bà một cái vỏ ghè tương để chứa nước mắt.
Rồi hai người xáp lại lột hết quần áo của bà ta lôi sần sật ra ngoài đường. Người đàn bà đứng đấm vào cánh cửa lim trông thấy thế bèn chạy ra la oai oái:
- Ơ kìa sao các ông đánh đàn bà? Để tôi đánh cho. Đàn bà đánh đàn bà thì tội nhẹ hơn. Nói rồi xoắn tóc người đẹp vào tay, hai hàm răng nghiến ken két:
- Chồng tao bị tội là vì mày. Đồ quỷ cái! Ịch ịch ịch. Bà ta đá vô lưng vô ngực bà kia xong lại gầm gừ. Tao dọt gót vô l. mày cho mày bỏ thói rượng đực! Có chồng còn đi đ. chồng người ta!
Bỗng từ đám đông một người đàn ông nhào ra can và la lên:
- Sao bà dám đánh vợ tôi?
- Vợ ông lấy chồng người ta, cho nên người ta mướn chúng tôi dạy cho vợ ông một bài học! Ông có muốn học luôn cho vui không?
Nghe giọng điệu xốc ốc người đàn ông kia lặng lẽ rút lui. Bạn đọc thân mến,
Bạn vừa trông thấy con Rồng Vàng đất Sài Gòn bị xử tử để bảo vệ đường lối chống tham nhũng của "đảng ta". Xin mời bạn đọc tiếp những con số sau đây xem chúng nói gì với từng người dân Việt Nam và từng đầu người của nhân loại.
Lê khả Phiêu có một tài sản trị giá.................1 tỷ 700 triệu Mỹ kim Phan văn Khải.............................................. 1 tỷ 200 triệu Mỹ kim Nguyễn tấn Dũng......................................... 1 tỷ 480 triệu Mỹ kim Nguyễn mạnh Cầm....................................... 1 tỷ 150 triệu Mỹ kim Phạm thế Duyệt............................................1 tỷ 173 triệu Mỹ kim
Tướng Phạm văn Trà......................................1 tỷ 360 triệu Mỹ kim và 10 tấn vàng
Trương tấn Sang........................................... 1 tỷ 124 triệu Mỹ kim
Ông bạn Đồng Minh cũ của Việt Nam Cộng Hòa và mới của việt cộng có biết tụi nay ở đâu có nhiều tiền hơn tư bản Mỹ và chúng cất giấu ở đâu không?
Đường vào tình yêu như Đường vào chợ Trờ...ời ời... Đường vào tình yêu như
Vào Khu Giảng Võ ỏ ỏ Giảng Võ chia thành 5 phố
Phố một hàng chó
Phố hai hàng người
Phố ba buôn trẻ nhỏ
Phố bốn bắt trạch trong chum
Tôm Hùm Huýt Sáo Tôm Hùm Huýt Sáo - Xuân Vũ Tôm Hùm Huýt Sáo