If we are peaceful, if we are happy, we can smile, and everyone in our family, our entire society, will benefit from our peace.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 31
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1459 / 21
Cập nhật: 2015-07-18 12:57:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10
...Một ngày đẹp trời hoa phượng nở tràn lan quanh bờ hồ. Các ông Từ Mậu Công và Yến Anh tìm chỗ ngồi dựa lưng vào những gốc cây già ở mép hồ. Phía trước Nhà Bưu Điện, gần cổng vào Đền Ngọc Sơn bên cạnh Bút Tháp chỗ cái gốc đa lập quốc có đến cả chục vị. Đây là nơi thị tứ hơn phía bên hiệu kem Zephyr cũ nay biến thành nhà Thủy Tạ mà ngày xưa chủ của nó là bố vợ của cụ Vều, nay đã đi vào quốc doanh êm thấm như gái ngồi bàn chông.
Nước mới vừa rút cạn, cảnh sống Thủ Đô lại bừng lên sinh hoạt có phần nhộn nhịp hối hả hơn trước. Hình như cơn ngập lụt đã cuốn mất ít nhiều lợi tức nên bây giờ họ phải chụp bắt trở lại cho kịp.
Cụ Trương Lương thấy cây cột đèn mà lâu nay cụ coi như là bạn thân để dựa lưng hàng ngày, nay đã biến đi đâu mất, cụ bấm tay biết trước số phận mình nên liền bỏ đi châu du thiên hạ
không thờ Lưu Bang nữa. Họ Lưu trọng dụng mình khi chưa tóm thâu thiên hạ kìa. Sau khi đã đánh thắng Hạng Võ thì quyết giết đại công thần Hàn Tín bằng tay đàn bà là vợ y, mụ Lã Hậu. Thấy cái tình đời đó, Trương Lương ra đi không để lại dấu vết gì nên Lưu Bang cho người đi tìm mà không thấy ông đã đi hướng nào.
Tội nghiệp Phạm Tăng đứng nhìn cây đa tróc gốc mà nghe trời đánh sạt một nửa mái lăng phía Nam thì biết "Hạng Võ" không truờng tồn, nhưng đã lỡ theo phò thì phải giữ lời hứa. Ông tìm một gốc cây to khuất sau ngọn Bút Tháp ngồi thiền, ai đến nhờ thì cụ bói cho chứ không đốt nhang để câu khách đến như những đồng nghiệp. Cụ vừa an vị xong thì nghe thấy tiếng xí xô ở gần phía Ngã Tư Tràng Tiền. Người lớn trẻ con xúm đen xúm đỏ ở đấy, những cánh tay chỉ chỏ tua tủa, miệng reo hò rùm beng. Công an cũng hối hả chạy đến, tay lăm lăm dùi cui sẵn sàng giải tán đám đông. Ở đâu chứ ở xứ này mọi sự tụ họp quá ba người đều có nghĩa là gây mầm chống đối. Vì thế những người có mặt, khi thấy thấy bóng bò vàng thì tự nguyện rút lui, còn những người khác thì cẩn thận hơn, đứng xa xa ngó chớ không dám đến gần.
Người ta thấy một vài cánh tay giơ lên ngoắc ngoắc. Đây là những đứa trẻ hiếu kỳ chớ không phải các nàng cò mi-ni giuýp áo xẻ cổ lòi 2 quả cam đến quá nữa ngoắc khách cho các quán ăn quán nhậu.
Người ta nghe rõ tiếng la:
- Lại đây xem rùa!
- Tầm bậy, Thần Kim Quy chớ đâu phải rùa thường!
Quả thật, nhè ba ngày Tết đê Sông Hồng lại vỡ, nước tràn Hồ Gươm, lại thêm bảo rớt, Thần Kim Quy bò lên mặt đường rồi không hiểu sao không trở lại hồ được mà nằm mắc cạn ở đây?
Cụ Phạm Tăng không đến xem, cụ chỉ ngồi bấm độn. Đây là Thần Kim Quy đã nhặt thanh kiếm vàng dâng trả Vua Lê Thái Tổ. Kim Quy còn sống đến nay, tức đã trải 500 năm. Quy nằm trong tứ linh "Long Lân Quy Phụng" là những con vật linh thiêng ta thường thấy tượng thờ
trong các đình chùa. Xưa Linh quy xuất hiện đem gươm vàng dâng trả Đức Lê Thái Tổ, nước ta thắng quân Minh, oai hùng rạng rỡ. Nay Linh quy thăng thiên, điềm mạt vận cho đất nước này: Trông kìa, Kim Quy nằm im như một tấm phản gỗ, bề dài ước chừng một sải tay. Cổ nó thụt mất, hai chân trước co rút lại hai chân sau như còn chòi để bươn ra khỏi vùng đất lầy.
Mọi người chỉ đưa mắt nhìn chớ không ai dám động tới. Bỗng một ông già đầu bạc trắng, mặt gãy cúp, tay chống gậy, trên đầu gậy có quấn sợi dây thừng chầm chầm đi tới, miệng hỏi:
- Gì thế? Gì thế, coi chừng bọn xấu diễn tiến hòa bình xúi giục đó nghe! Đám người tản dần ra. Nhưng có mấy anh áo vàng hét to:
- Đứng lại cả! Từng người một xuất trình chứng minh thư Nhân Dân coi! Lão già chống chế:
- Ta đi công tác quần chúng mà chứng minh chứng mót gì? Hơn nữa ba ngày xuân con
khỉ, coi cái con khỉ gió!
Một anh công an trẻ vừa mọp vừa nói:
- Trông cụ cố hồng hào cháu mừng lắm ạ!
- Các đồng chí, dân chúng họp lại làm gì đông thế?
- Dạ họ bu lại xem Thần Kim Quy!
- Thần Kim Quy thăng thiên ạ!
- Ủa, Thần Kim Quy chết à? Đâu nào? Ồ! Con Rùa to thế. Nó trường thọ mấy thế kỷ đấy. Sao hôm nay lại nằm mắc cạn ở bên lề xã hội chủ nghĩa vậy? Điềm gì vậy?
Một người đáp:
- Dạ không phải nó mắc cạn đâu ạ. Nó thấy Thủ Đô ta sơn nhà cửa phố xá của Pháp để lại đẹp quá nên nó bò lên tham quan đấy mà!
gọi:
Cụ cố giơ gậy chọc chọc trên lưng nó. Kim Quy không cử động. Một người khom xuống
- Kim Quy! Kim Quy ngài biết ai đấy không? Thái thượng hoàng nước ta đấy. Sao không
quơ gậy ném trả lại cho thánh thượng?
Bỗng một đứa bé từ bên kia đường chạy băng qua rẽ đám đông và nắm tay ông lão:
- Bố cháu chờ cụ cố từ sáng tới giờ. Cháu đi tìm cụ ở Chợ Hôm lên đến đây! Cụ đi nhanh về nhà cháu đi cho.
- Thiếu gì người làm cái nghề thất âm đức này chớ phải mình ta hay sao?
- Dạ bố cháu bảo chỉ tín nhiệm cụ thôi ạ vì cụ có nhiều thâm niên nhất trong nghề! Nó vừa nói vừa lôi tay lão già.
Bỗng có một người từ đâu hộc hộc chạy tới sừng sộ với đám đông:
- Các người là một lũ hữu nhãn vô châu. Hãy hoan hô to coi nào! Rồi anh ta hô một mình: Cụ cố muôn năm! Hô mau lên!
Cụ cố mu...mu...ôn năm! Cụ cố xua tay:
- Không cần không cần muôn năm muốn nằm gì hết! Hãy để ta đi làm nghĩa vụ quốc tế
của ta!
Rồi cụ chống gậy theo thằng bé đi về phía Phố Huế. Chưa đến Chợ Hôm thì dừng lại thấy
có nhiều cánh tay ngà ngoắc cụ lóa mắt không biết theo cái ngoắc nào. Cụ bước theo một cánh tay gần nhất và vào một quán bia. Một cô hầu bàn mặc áo xẻ ngực rất sâu, váy hồng ngắn củn cỡn bảy phần da ba phần vải sà vào ngồi bên cụ. Một cô khác cũng ăn mặc cùng một "mốt" đưa tới 2 ly bia trào bọt để trước mặt cụ và cô bạn. Cô này choàng tay qua cái lưng tôm của cụ rù rì:
- Anh yêu! Hãy dùng tí hương vị nội hoó...á!
Cô này vừa nói vừa ngã đầu miết gò má vào vai ông già và sờ bộ râu rễ tre thủ thỉ:
- Nào, ta chạm răng đi anh yêu. Không tổn thương tới bộ hàm giả của anh đâu.
- Bác không biết uống bia, cháu ạ! Cô gái nốc cạn hai ly bia rồi bảo:
- Anh không thích bia hơi ngồi thì đi bia võng không đau lưng. Hay anh thích cà phê đèn mờ? Hoặc làm một cái cơm tấm ôm rồi đi luôn cái cà phê đùi là thông suốt mọi nhẽ.
- Bác không biết uống cà phê gì hết.
- Vậy anh vô đây đi một chầu mát xa cho rản gân căng da săn bắp thịt.
- Ta không đau nhức gân cốt gì cả!
- Coi bộ anh mệt sau khi đi dạo bờ Hồ, vậy anh nên ngủ ôm một hai tiếng để lấy lại sức khỏe nhé!
- Vợ ta mất lâu rồi, ta chỉ ôm gối ngủ để giữ tiết hạnh với vợ ta.
- Vâng, ở đây cũng có gối cho bác ôm thích lắm!
- Ờ được! Nhưng ta chưa buồn ngủ bây giờ để công tác quần chúng xong ta sẽ trở lại ngủ!
Cô bé nói:
- Tôi biết cụ là ai! Hứa thì phải nhớ lời nhé! Đừng như bác Ba mặt nám năm 78! Lời hứa như nước đổ "la mồn!" Cô bé dắt cụ đi ngã sau có con đường nhỏ không tên ăn qua hẻm Nguyễn thị Chiến.
Thằng bé trở lại mừng rỡ đón ông già:
- Sao cụ đi vô đó? Nhà cháu đi hướng này!
-Tao thấy tay ngoắc tao rối ruột lắm, nhưng không có sự lãnh đạo nên tao cứ đi liều.
- Đó là hiệu bia tổng hợp!
- Tao biết rồi, nhưng nhờ thính hơi tao đã thoát! Mô Phật. Thôi dắt tao đi tới mục tiêu để tao thi thố tài năng. Kiếm chút cháo ba ngày Tết.
Trong hẻm Nguyễn thị Chiến có một dãy nhà ổ chuột. Ở đầu dãy, một chú cẩu mặc đồ vàng héo bị treo ngược đầu lên cột, bằng một sợi thừng buộc hai chân sau. Chú vàng thè lưỡi ra, tiếng kêu đã khản. Cụ cố mở sợi dây dỗ dành:
- Để tao "cởi trói" cho! Nghe giọng ngọt như mía lùi, Vàng ta nhe răng như cười. Người chủ nhà vội xua tay:
- Ấy xin cụ chớ có mở trói cho nó! Nó sẽ bỏ nhà đi theo trau dồi đạo đức ở Phố Hàng Nồi tức khắc.
Cụ cố cười khoe cả hàm răng giả:
- Tôi nói "cởi trói" tức là trói chặt hơn. Ai ngây thơ như chú vậy? Nói xong cụ cố móc con dao nhỏ trong túi liếc qua mấy nhát ngắn vào bàn tay cho có lệ rồi xem xét trận địa giữa háng chú Vàng gồm hai hòn bi như chùm mận tím.
Rồi bằng một cử chỉ sắc gọn pha lẫn một ý chí diệt địch cao độ cụ cố đưa lưỡi vào đánh xoẹc một nhát, một nhát, lại một nhát. Vàng ta chỉ la lên một tiếng thất thanh rồi vừa đại vừa tiểu một lúc. Nước bắn thẳng vào mặt cụ cố làm cụ phải nheo mắt lại trong lúc những cục phân lòi ra và rơi xuống đất lợt đợt.
Nhưng vốn là giai cấp công nhân thuộc thành phần cầm dao cắt cái sự sống của giống cái lẫn giống đực loài bốn chân, cụ cố không chút nao núng trước tình thế khó khăn.
Ông chủ nhà tỏ ra sợ hãi khi thấy tay cụ cố dính máu tùm lum, nhưng cụ cố vẫn mò mẫm
cho ra hai hòn bi và cắt ra ném gọn xuống đất. Tất cả hoạt cảnh diễn ra chớp nhoáng chỉ kịp cho chú Vàng kêu oăng oẳng là đi đời cái bộ phận sản xuất hạnh phúc của chú ta. Mặc dù đó là giai đoạn quan trọng nhất nhưng không phải là giai đoạn đau đớn do những mũi kim khâu vá vết thương tạo ra.
Mặc cho chú Vàng kêu to và vặn mình vô vọng trên thân cột, cụ cố cứ điềm nhiên léo qua léo lại những mũi kim và rút chỉ một cách chậm chạp với đôi mắt lờ đờ của cụ sau cặp kính làng. Ông chủ nhà thấy chấm dứt cuộc mỗ xẻ thì rất hài lòng, bảo:
- Từ nay mày hết đi "đêm màu hồng" nữa nghen!
Cụ cố khoan thai lau chùi dụng cụ cho sạch máu bỏ vào túi rồi mở dây giải phóng chú
Vàng. Cụ nói dùm cho Vàng:
- Ai cấm cho được đám đực rựa mê cái, trừ khi nào nó đã ngoài 80 như tôi. Chú Vàng được thả ra như qua cơn ác mộng...
- Nghĩa là sao ạ?
- Nghĩa là nó vẫn mạnh, mập hơn trước nữa. Có điều là nó chỉ còn "Bê Đê" thôi. Nếu thiếu sót thì nó sẽ y như trước. Mấy chục năm trong nghề, tôi chỉ bị chủ nhà than phiền có một lần vì lỡ tay thiến phạm làm chết con heo nái của bà Chánh Tổng ở Hà Đông. Ngoài ra đạt kế hoạch 100%.
- Dạ thiếu sót nghĩa là sao ạ?
- Nghĩa là chưa lấy hết cặp nan ra. Dù còn sót lại một tẹo nó cũng phát triển lại y như cũ như cái cây đâm chồi vậy.
- Cụ cố có lấy dùm ra cho nguyên vẹn không?
- Anh cho tôi đem về nghiên cứu kỹ đã. Nếu có sứt mẻ miếng nào dù lớn dù nhỏ tôi cũng phải tái thiến ạ!
Nói vậy rồi cụ cố nhặt cặp nan gói lại bỏ túi đi ra đầu hẻm Thị Chiến với niềm kiêu hãnh cao độ. Lần này sợ bị ngoắc như lúc nãy nhưng vừa đến đầu hẻm thì lại đụng nhằm những chiếc váy cực ngắn và những cánh tay chị Hằng ngoắc như rắc ánh trăng xuống trần gian. Thì ra lại các cô ngoắc cụ vào một tụ điểm khác. Cụ cố vội xua tay:
- Xin cảm ơn, tôi không quen ôm ai cũng không thích ai ôm tôi. Tôi đã cao hơn cụ Hồ 10 tuổi rồi.
- Nhẹ nhàng thôi anh yêu dấu. Không có cái sự tiệm đủ ấy đâu. Không sợ mệt.
- Chào các cháu. Xin chờ tôi hồi phục chức năng và chỉnh hình lại đã!
- Thằng cha già Lý Toét. Cái nào cũng hổng chịu hết à! Vậy mà lúc nảy hô "muốn nằm!" Cụ cố bước nhanh để trốn tiếng cười chế diễu ở phía sau lưng, nhưng lại đụng đầu một
cháu khác, quần áo bình thường tay cầm nhánh cây còn nhiều lá, phẩy nhẹ trên lưng một con vật cao lớn bốn móng nện thong dong trên nền xi măng vỉa hè. Thằng bé lúc nảy lại xuất hiện vừa ngoắc vừa gọi:
- Ở đây nè chị ơi! Bố tôi đang chờ chị đến cấy mầm sống mới cho cái lợn sề nhà tôi.
Cụ cố nhìn thấy chính thằng bé lúc nảy dắt mối cho mình đến giúp đỡ chú Vàng thì bây giờ cũng chính nó lại dắt mối này. Mới nức mắt ra cũng đã biết làm cò rồi. Cụ đứng nép một bên chờ cho cô gái dắt con thú kia đi qua, mõm nó táp xàm xạp. Bỗng cụ kêu lên:
- Kìa anh Ba! Anh Ba thân thương quý mến.
- Ộtt,....ộtt..., ẹc ẹc...Con vật nghếch cái mõm dài xọc hai bên mép xùi bọt trắng lên kêu, như đáp lại theo đúng phép xã giao. Cụ cố nghe giọng thân quen cũ toàn dấu nặng nên bước theo nom sát mặt con vật để tìm nét thân thuộc chăng, thì bỗng cụ thấy trên mặt nó mấy vết nám đen như thiên lôi giáng hụt, bèn kêu to lên với tất cả sự hồ hỡi:
- Anh Ba! Anh Ba! Anh còn nhớ tôi không? Tôi là tên nha trão được anh giao cho bán phiếu rau héo thịt ôi cá ươn cho dân nè!
- Ộtt...Ộtt! ẹc...ẹc
Mấy đứa nhỏ đi đường thấy chuyện lạ bèn dừng lại xem. Một đứa nói:
- Nhà tao có con lợn nái nâng. Thuê nọc nhảy mãi mà không có chữa. Nay bố tao mời được giống lợn nòi Maní này chắc không hoài công phí của như mấy lần trước nữa.
Cụ cố trừng mắt quát:
- Các cháu là cháu của Bác Hồ. Chớ có nói năng vô lễ. Đây là đồng chí bác Ba của chúng bây, cựu tổng bí thứ đó chứ heo Maní nào? Tao mách tổ chức lột khăn quàng đỏ của chúng mày và rút phiếu phẩm của bố chúng mày đấy!
Nói xong cụ nom sát xuống nói giọng thành khẩn:
- Chúng nó thiếu giáo dục của đoàn thể, xin anh Ba miễn chấp.
- Ộtt...Ộttt...ẹc...ẹc!
Cô gái dắt anh Ba vô điểm hẹn.
Cô rất hồn nhiên vô tư giúp đỡ tận tình cho đôi uyên 4 cẳng hòa hợp hòa giải vượt mức kế hoạch nhà nước 500%, mà nét mặt chai lỳ của cô xem chừng không bức xúc bức rứt tí nào hết. Cô theo dõi từng cử chỉ một của hai bên để giúp cho chúng hòa hợp nhanh chóng và đến mức tối đa. Cô vỗ vỗ mông đối tượng quát khẽ khi thấy chú Mani loạng quạng:
- Ở đây này. Mày tìm bố mày ở đâu đấy? Bẹp, bẹp! Anh chủ nhà hỏi:
- Có chắc ăn không cô?
- Tôi bảo đảm là chị Ba sẽ mang bầu, anh Ba không cần tái chiến lần thứ hai. Một anh thanh niên cắc cớ hỏi:
- Sao cô chắc kết quả vậy?
- Vì ông anh Ba...ủa xin lỗi, con lợn của tôi mạnh lắm. Giống Maní chính hiệu! Lại nữa lúc hai anh chị yêu nhau thì anh ở trên nhịp lia, còn chị ở dưới thì 4 cẳng run run, đôi mắt lờ đờ chứng tỏ chị tiếp thu tinh khí thần một cách tự nguyện chớ không phải đại khái như anh Ba thường làm ở nhà.
Anh chàng kia lại hỏi tiếp:
- Tôi thừa sức làm anh Ba được lắm đấy! Cô nghĩ thế nào? Tôi bảo đảm có áo đi mưa quốc tế đàng hoàng không sợ "ăn bánh đa!"
- Lợn lòi ơi, giá mà tao được như mày! Một thanh niên khác giả giọng con gái, hỏi thay:
- Bao nhiêu một dù thế hở e..em?
- Muốn thì được chớ gì mà kêu nài. Nhưng muốn đi tàu suốt phải có nơi chớ không có đi
Liên Xô hoặc "ngồi đồng" ở vườn hoa Con Cóc đâu!
Một thanh niên khác đáp thay:
- Thì "ngồi đồng" đỡ ghiền chút thôi. Bác Ba phải về họp Bê Xê Tê chớ!
- Không được đâu! Ít nhất phải thuê hô ten 1 ca, tiền thuê đằng ấy lãnh đủ.
Chàng thanh niên miệng nói, chân vọt ra ngồi lên Honda đang rồ máy rề tới rề lui chờ ở trước nhà rồi biến mất ở cuối hẻm.
Cô gái mắng vói theo:
- Thanh niên Thủ Đô, rõ dơ! Rồi cô dắt bác Ba theo lối cụ cố đi lúc nảy. Hai đàng tái ngộ lại thủ thỉ với nhau. Cụ cố sờ gáy bậc tiền bối hỏi:
- Có mất ca-lô-ri nhiều không đồng chí? Đã cổ lai hi mà được thế là đạt năng xuất cao, đáng làm gương cho hậu sinh đấy! Về Ba Đình tẩm bổ.
Thấy một cháu gái đang dắt một chú cẩu nhỏ bằng con chuột cống đi gần tới nên cụ cố ngưng ngang tâm sự. Con chó Nhật Bản thấy đồng loại mặc áo vàng đứng xiêu xiêu trên bốn vựng run run, đang quay đầu thè lưỡi liếm vết thương, nó sủa gâu gâu như tỏ lòng thương đồng loại.
Bỗng một chiếc xe Mát da trắng đỗ xịt lại sát lề. Hai thanh niên nhảy xuống. Một chàng
thì bế xốc chú Vàng, một chàng thì giật sợi dây da trong tay thiếu nữ. Cả hai nhảy phốc lên xe rồi chiếc xe nổ máy phóng nhanh. Ai nấy nhìn theo chưa kịp hiểu đây là luật thứ mấy của biện chứng duy vật thì chiếc xe đã chạy tít mù.
Chú lợn lòi vô tư cứ thong dong nện móng trong lúc miệng thì phát ra loại ngôn ngữ độc nhất của nhà lợn mà chỉ có cụ cố mới hiểu được:
- Ộtt...Ộtt...ẹc ec...
Một người mặc áo xá xẫu rách rưới, từ bờ Hồ đi tới vừa đi vừa hát nhạc mới:
- Lời mới ai ơi! Còn xa xôi nhưng ánh dương "lang deo còi", mây đã hé "chinh chòi" ai có dăng dăng dăng pạc cũ áo quần chăn màn củ lỗi, páng không?...Ai cần xỏ tai con nít, lấy ráy tai người lớn, tầm quất không? Ai có lồi lất, lồi lồng, soong nhôm chảo sắt pể cần hàn lại y như mới không? Lồ cũ lỗi lồ mới không? Ngộ lấy hếch, không pỏ thứ nào. 1
Trông thấy mọi người nhìn theo hút chiếc xe, anh Xá Xẫu giải thích:
- Băng bắt chó đấy các cụ ạ! Có muốn chuộc thì kiếm cò nó dắt mối cho chuộc! Nhưng phải sớm sớm nếu muộn thì chúng vô lò!
Cụ cố bất thần giơ gậy lên gõ gõ trên lưng "anh Ba Maní" nói nữa chơi nữa thiệt:
- Sao tụi nó không rước anh đi dùm luôn thể? Giá chuộc anh chắc cao hơn con chó Nhựt
Bổn đó nhiều, anh Ba!
- Ộtt...Ộtt...ẹc ẹc...!!! Sẵn dịp cụ cố tố luôn:
- Tôi nghe nói thằng Hoàn khiếu nại anh. Anh xuống đó có gặp nó không? Có Bác Hồ phân xử, vì nó là ủy viên bộ chính trị.
- Ộtt...Ộtt...ẹc ẹc...
- Nó nói là anh bỏ tù nó, bắt nó đứng trong bùn tới chết để trị tội nó vì nó đã cho phép đồng chí Hoan đầu dồ xuất ngoại chữa bịnh chẳng ngờ Hoan trốn sang Trung Quốc kêu anh là Thái Thượng Hoàng chửi anh ỏm tỏi.
- Ộtt....Ột...ẹc ẹc...
--------------------------------
1 Đời mới ai ơi. Còn xa xôi nhưng ánh dương đang reo cười mây đã hé chân trời, ai có răng vàng răng bạc cũ đổi bán không? Ai cần xõ tai con nít lấy ráy tai người lớn, tẩm quất không? Ai có nồi đất, nồi đồng sông nhôm chảo sắt bể cần hàn lại y như mới không? Đồ cũ đổi đồ mới không? Ngộ lấy hết không bỏ thứ nào.
Tôm Hùm Huýt Sáo Tôm Hùm Huýt Sáo - Xuân Vũ Tôm Hùm Huýt Sáo