Love is a puzzle posed by the emotions and not likely to be solved by reason.

Anon

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 31
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1459 / 21
Cập nhật: 2015-07-18 12:57:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6
hần này rất độc lập, tác giả không thể lèo lái, cũng không thể biết được cái lèo ở đâu để mà "lái". Mà liệu sự "lèo lái" đó có chắc đúng hay không?
Nói tóm lại phần thể hiện tác phẩm là phần của tác giả, còn phần tác động của tác phẩm là phần, mà dù muốn dù không cũng phải dành cho độc giả, dù tác giả hay ai khác có thô bạo dùng quyền lực muốn xen vào cũng không được. Nói khác hơn, xin những cụ độc tài nên biết cho rằng dù tác giả có muốn cho nhân vật của truyện phát triển theo chiều hướng định trước cũng không được vì cuộc sống của nhân vật phát triển theo quy luật của xã hội chớ không phải theo tư duy của tác giả.
Để cho ý nghĩ của tôi được diễn đạt rõ rệt hơn, tôi xin lấy ví dụ: "Trên Dòng Sông
Hương" của Tố Hữu. Trong bài thơ này tác giả khắc họa điểm chính tâm tư của cô lái đò:...Trời ơi em biết khi mô
Thân em hết nhục dày vò năm canh
Tình ơi, gian dối là tình.
Thuyền em rát nát còn lành được không?
(tác giả đáp:)
Răng không cô gái ven sông
Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài
Thơm như hương nhụy hoa lài.
Đẹp như nước suối ban mai giữa rừng
Ngày mai gió mới ngàn phương
Sẽ đưa cô đến một vườn đầy xuân.
Ngày mai trong giá trắng ngần
Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ....
Tố Hữu muốn những điều tốt đẹp sẽ đến cho cô lái đò sông Hương. Tư duy đó rất cách mạng, cả tác giả lẫn nhân vật đều ước mong được như vậy trong tương lai (tức là theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa). Là người "cách mạng", Tố Hữu mong ước phá vỡ xã hội cũ làm cho cô lái đò "bị dày vò nhục nhã", để kiến tạo một xã hội mới trong đó cô lái "thôi sống kiếp đày thân giang hồ"...Cách mạng đã phá vỡ được xã hội cũ từ nửa thế kỷ rồi nhưng đã có một vườn đầy xuân cho cô lái đò chưa? Hay đã có 400 ngàn gái điếm và 200 ngàn gái gọi không đăng ký mà tổng số khách làng chơi được Công An thống kê khoảng 75% là cán bộ, ngoài ra có đường dây gái gọi cao cấp, có các tụ điểm chích choác, các bar, các vũ trường động loạn gấp 100 lần thời Pháp thuộc. Đó là chưa kể các quán bia ôm, ngủ ôm, cà phê đèn mờ, những hình thức "phong phú" hơn, trên sông Hương kia gấp trăm ngàn lần.
Khi còn đi học tôi cảm phục Tố Hữu vì tư tưởng cao quý của ông và tôi không trở lại trường mà đi theo cách mạng cũng vì thế. Ngày nay tôi không muốn công kích một con người tan hoang ý thức hệ vào lúc xế chiều của gã, tôi chỉ muốn nói rằng văn học nghệ thuật là lãnh vực tự do cho sự phát triển tài năng của tác giả (như Engels đã nói) nay tôi thêm rằng: Tác giả không thể bẻ quẹo theo ý muốn của mình sự sống và phát triển của những nhân vật do chính mình đẻ ra. Đó là quy luật bất di bất dịch. Tôi muốn nói rõ thêm chút nữa rằng viết quyển truyện này tôi theo phương pháp "as they are" not "as they will be". Nguyên lý đó của văn học nghệ thuật muôn thuở không thể bẻ quẹo đi được.
Bạn đọc thân mến!
Tính cho đến năm nay thì tôi cầm bút đã 55 năm. Bài thơ đầu tiên tôi được in trên báo Nhân Dân Miền Nam do Lưu Quý Kỳ làm chủ bút (1) ký tên là "Công Nhân" là vào năm 1947.
Tập truyện ngắn đầu tiên xuất bản ở Hà Nội "Chiến Lũy Ngầm" năm 1960. Quyển hồi ký đầu tiên khi tôi về Sài Gòn "Đường Đi Không Đến" xuất bản năm 1972.
Bây giờ là năm 2002, tôi viết quyển trường thiên tiểu thuyết này là quyển thứ 72 với một đống tài liệu sống ngùn ngụt chớ không phải chắc mót và lấy từ báo chí việt cộng. Tôi cảm thấy tôi là anh chàng đầu bếp già có vô số thịt cá, và các thứ gia vị để xào nấu thành món ăn để phục vụ thực khách Việt Nam là những người có khẩu vị ít nhiều hạp với cách nấu nướng của tôi, như tôi được biết từ 1/4 thế kỷ qua.
Nhưng phải nói rằng có một vị hương chức già đầu trong làng văn (lão làng) không thích, và đã mỉa mai tôi, nhưng tôi cho ông ấy lẩm cẩm nên không đáp từ.
Viết văn là làm dâu trăm họ, một vài người không thích thì cũng chưa đến đổi làm cho tôi bỏ nghề. Vì thế tôi vẫn viết cho đến hôm nay, và quyển tiểu thuyết này cũng chưa phải là quyển chót của tôi. Sau quyển thứ ba (Bộ Ba) tôi còn quyển thứ Tư (Bộ Tư), thứ Năm thứ Sáu...
Khi tôi về Sài Gòn, tôi có nói rằng tôi sẽ dùng những ngày còn lại của đời tôi để viết ra cho hết cái bụng của tôi về cộng sản.
Viết về cái sự kỳ cục của chủ nghĩa cộng sản mà tôi phải chạy bạt mạng trốn khỏi nó năm 1967. May mắn thay tôi đã tự giải phóng.
Sống trong lồng cộng sản, tôi đã thấy nó kỳ cục.
Thoát ra khỏi lồng nó, ngoảnh nhìn lại, tôi thấy nó càng kỳ cục hơn, đúng như những cảm nghĩ đầu tiên của tôi về nó.
Và càng ngày nó càng trở nên kỳ cục và siêu kỳ cục, đến quái gỡ. Quyển sách này không thể mô tả hết nổi nửa thế kỷ mà sự kỳ cục đó ngự trị như một ông vua, hơn vua, trên đầu dân tộc ta.
Xin đọc dùm tôi chút. Đó là lời khẩn nài của một nhà văn.
Tôi không lấy việc nói xấu người khác làm lẽ sống, càng không nói xấu những nhân vật trong truyện này dù chúng là người Việt Nam thuộc dân tộc tôi, đất nước tôi, nơi tôi ăn cơm uống nước, thở khí trời mà sống và lớn lên, cầm bút. Nay dù xa, vẫn ngày đêm vọng tưởng quê hương. Tôi cũng không dùng ngòi bút của tôi để bôi đen những trang giấy trắng vô tư và vô tội. Tôi chỉ vẽ lên những nét tồi tệ đến cùng cực mà những kẻ đã tự nhận là "đỉnh cao trí tuệ" của dân tộc đã từ xa tới gần đưa dân tộc ta xuống vũng bùn của một chủ nghĩa vô luân nhất lịch sử.
Xin cảm ơn bạn và xin mời bạn đi từng nấc vào thiên đàng cộng sản mà tôi đã viết thành ba quyển (và còn tiếp). Để khỏi gây sự ngỡ ngàng cho bạn đọc, xin mời liếc qua vài danh từ thông dụng trong quyển SIÊU TỰ ĐIỂN CỦA LÀNG CHƠI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
01.- TỰ THIÊU: Đi nhảy, đi ôm, đi lắc...hay bất cứ hành động nhục thể nào, như loài thiêu thân bay vào lửa.
02.- XẢ: Chỉ sự ấy! Tiếng cũ của Sài Gòn: Xả xui, xả láng (tiếng mới: BẮN).
03.- ĐI TIỂM: Nói lái từ tiếng "tụ điểm" (theo kiểu Sài Gòn).
04.- XỊN: Gái cao cấp, hang quý, kép tài ba...không rõ nguồn gốc từ đâu.
05.- VUA LẮC: Những chàng xài thuốc lắc không mệt, ghiền không có thuốc lắc thì không hưng phấn.
06.- NỮ HOÀNG LẮC: Chỉ những ca-ve chuyên môn dùng thuốc lắc, bán thuốc lắc và lắc không mệt.
07.- KẺO KẸT: Làm tình lâu như đưa võng, kẻo kẹt không dứt.
08.- KÉO LỬA hoặc BẮT CÓC: Đi vườn hoa con cóc, một tụ điểm trước cửa Bắc Bộ Phủ rất phổ biến ở Hà Nội.
09.- KHỨ HỒI: Vừa thỏa mãn dục tình, lại đòi ngay ngay keo khác đi liền theo đó, chị em ta phải uống thuốc lắc mới kham với Tây Ba-Lô.
10.- BÊ-XÊ-TÊ (BTC): Bộ chính trị.
11.- NGỒI ĐỒNG, NGỒI CỐT: Trùm ni lông ngồi trên băng công viên, đớp hít làm tình du kích, không cần chỗ nằm hoàn hảo.
12.- GẶM ĐÁNH ĐA: Gốc từ tiếng SIĐA (AIDS).
13.- Ca-VE: Gái nhảy. Tiếng Sài Gòn cũ, bây giờ thay bằng tiếng "dân chơi" (tiếng
Pháp: cavalière).
14.- CÂU ĐỘ: Rủ nhau đi làm tình ở các nơi quen thuộc, như tiếng Mỹ game maker.
15.- CÁ ĐỘ: Thách nhau chơi, ăn thua, phổ thông trong những cuộc ghép đôi làm tình và bóng đá.
16.- DÂN CHƠI: Các nàng các chàng nhảy nhót ở các bar, club đã thành danh.
17.- Ô-VỜ-NAI: Tiếng Mỹ "overnight". Chỉ cường độ chơi bời không mệt, suốt sáng.
18.- LIÊN TU BẤT TẬN: Hết keo này gầy keo khác. Chữ xưa vẫn còn ý nghĩa bình dân.
19.- CỦA TỰ CÓ (vốn tự có): Cái ấy của nam và nữ.
20.- ĐÙI ĐĨA: (Không cần phải giải thích).
21.- CÕ: Gốc từ tiếng Pháp "commission" tức là ăn hoa hồng. Nghề cò thịnh hành bất cứ ở Sài Gòn hay Hà Nội, trong mọi lãnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa.
22.- THÕNG LỌNG: Hàng Lọng cũ đổi lại là Đường Nam Bộ, nơi có nhiều động.
23.- MỘNG MƠ: Đổi ra thành "mông mợ" tức Chợ Mơ, ngoại ô Hà Nội, nơi có nhiều trò chơi.
24.- MŨ GAI: Bao cao su có gai, bán ở chợ Giãng Võ cũng gọi là Chợ Cơ Bắp, loại chợ
"lên cơn". Ở đây có bán nhiều thuốc kích dâm nội lẫn ngoại, rất "phê".
25.- TÂY BA-LÔ: Dân ngoại quốc mang ba lô đến Hà Nội.
26.- LỌ NỒI: Tây đen, Mỹ đen và các sắc dân da đen đến Sài Gòn, Hà Nội rất khoái đi bao vì rẻ tiền và ngỗ ngáo.
27.- BÊ ĐÊ (PĐ): Nguyên chữ là "Phò Đực" tức là kiếm bạn đồng tình luyến ái.
28.- VŨ NAM: (không rõ gốc) Cũng chỉ giới "dân chơi" (tiếng bên Trung Cộng vượt biên giới sang Việt Nam).
29.- CƯỚI HỐI MẠI: Giã vờ bỏ nhau để được hưởng phần đất do chính phủ cấp, lãnh xong, quay lại lấy nhau, với sự chứng kiến của nhà cầm quyền, gọi là "cưới hối mại".
30.- LÁ VÔNG, LÁ TRE: Tiếng cũ dùng tới ngày nay để chỉ hình thể của cái ngàn vàng.
31.- MŨ GAI, HÀNG GAI: Bao cao su có gai dùng trong lúc làm tình để tránh bệnh, tránh thụ thai, và gây thêm khoái cảm.
32.- TẺ, NẾP: Phân loại "của tự có" phái nam, để chỉ dung tích khi đồng khởi trước và sau đồng khởi.
33.- PHÊ (tiếng Pháp effet): Có nghĩa tác động. Thuốc "lắc" kích thích trong vòng 3
phút.
34.- HẠM CHÍN ĐẦU: Giới chức cao cấp ăn hối lộ, chuyên chạy áp phe có nhiều đầu
mối với cấp cao để ăn tiền.
35.- HÀNG CHÍN, HÀNG SỐNG: Gái già, gái tơ. Thông dụng ở từng địa phương.
36.- CHÍN CON CHÓ, COBRA, HỒNG PHẤN, HOÀNG HẬU TRẮNG,
MERCEDES...: Những hiệu thuốc nổi tiếng kích dục ngoại quốc thông dụng trong giới dân chơi, bán ở các vũ trường, bar, club...
37.- TÔM KHÔ, TÔM TƯƠI: Gái già, hoặc các mụ có chồng còn đi ăn chè. Gái non, học
sinh 15-17 tuổi, con nhà lành, ham vui, lỡ dại.
38.- TỌ MỌ: Đi mót sái của người ta đã đãi lấy chất tốt hết rồi (tiếng miền Trung trong vùng đào mỏ thiếc).
39.- BÈO: Rẽ như bèo. Tiếng này xuất hiện khoảng 1994-1996 ở miền Bắc, rồi sau lan
vào Nam.
40.- BÁN TRỨNG: Chỉ những người đàn bà con gái đi lang hoặc muốn đẻ thuê cho người khác cần con.
41.- ĐẺ THUÊ: Đây là một loại việc làm (job) mới xuất hiện sau 1998, do những bà vợ không đẻ con mướn đẻ 1, 2 lứa tùy theo sự thỏa thuận.
42.- BƯỚM BIÊN THÙY: Gái điếm Hà Giang, Phú Thọ chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp.
43.- NAI ĐỒNG QUÊ: Không phải nghĩa Hạ Cờ Tây. Đây chỉ các em nhà quê lên Tỉnh còn ngơ ngáo.
44.- NAI MỚI RA RỪNG: Gần cùng nghĩa như trên, chỉ các em mới tập tễnh bán dâm.
45.- MÖT KEM, L...BÁNH XẾP: Động tác bằng mồm của đôi bên lúc làm tình. ĂN KEM I, KEM II: Kẹ lớn lắm, kẹ hạng nhì.
46.- ĐẤM, ĐÖT: Lo hối lộ cho hạm.
47.- CHỢ LUỒN TRÔN: Chợ Đồng Xuân (không rõ tại sao có cái tên này).
48.- MẮC LAU DƯƠNG CẦM: Đang quơ vợ người khác, không đi chơi được (nói xỏ Võ
nguyên Giáp).
49.- NHẢY PHĂNG (fantasy): Nhảy kiểu cọ lố lăng muôn hình vạn trạng hơn cả Chachacha, Lampada và Karaoke được phiên âm là "chả chìa chó, con ông cháu cha, làm bác đã và cá rô cây..."
50.- XÙY MÁI: Một nàng theo "chàng" để đốc xúi phe ta đánh nhau chí tử với phe nó.
51.- DỔM, NẶNG: Tiền cụ, tiền đô.
52.- OẢI: Giới chơi bời phóng túng, rãi tiền mua vui, con ông cháu cha, bất cần đời.
53.- DÂN CHÙA: Xin đừng nghĩ là nhà tu mà đó là những chàng công tử đỏ xài tiền như của chùa hoặc cùng nghĩa với trò chơi chữ sau đây:
Chùa có tương chao. Trong chữ tương có chữ TƯ thường viết tắt thay vì viết nguyên chữ là TRUNG ƯƠNG. Chữ TƯƠNG CHAO đẻ ra chữ TƯ, dân chùa tức là con cháu của ủy viên trung ương đảng. Để đỡ mất thì giờ và giữ được bí mật nên gọi tắt đầy ẩn ý.
Dân chơi nào được gọi là "dân chùa" thì phải gờm.
54.- VÊ-XÊ-ĐÍT: Cố vấn Mười (Đỗ Mười), XÊ-VÊ-KA (cố vấn Võ văn Kiệt), VÊ-XÊ-A
(cố vấn Lê đức Anh).
55.- ĐI LIÊN XÔ: Tức là đi đến vườn hoa canh nông nơi có tượng Lê Nin. Vào giờ lên đèn thành phố, chị em ta thường đến đây bắt mối kiếm ăn.
56.- BBL: Bê bê en lờ. Bắt bò lạc. Ben lờ: B.L, B.C có nhĩa như chữ MÖT KEM, L... BÁNH XẾP, ĂN KEM I, KEM II (số 45).
57.- BÕ: Cũng có nghĩa là cớm như hồi Pháp tức là CA mặc áo da bò.
58.- MÔNG-LẮC-MẠNH: NÔNG ĐỨC MẠNH bán thuốc lắc, một lối chơi chữ độc ác.
59.- BỜ LỜ: Buôn lậu hoặc BL.
60.- HẠ CÁNH AN TOÀN: Tức là chơi bời đến tiết mục chót mà không bị CA tóm.
61.- BÊ TÊ VÊ ĐÊ: (btvđ) Bất thành vấn đề.
Còn rất nhiều danh từ hay ho và siêu việt nữa, nhưng chúng tôi chỉ nhặt một mớ đưa ra
hầu bạn đọc, còn về sự giảng nghĩa thì chúng tôi biết tới đâu xin ghi ra tới đó, không chắc có được như các tự điển và đại tự điển hay không. Và chúng tôi cũng xin độc giả hiểu cho việc không thể xếp theo thứ tự ABC được vì vớ được chữ nào thì ghi chữ ấy giống như bắt nhái bỏ vô giỏ vậy, kẻo nó chuôn mất thì uổng lắm. Tôi sẵn sàng nhận thêm những danh từ mới để bổ túc quyển siêu tự điển này, làm cho nó ngày càng phong phú thêm lên xứng đáng đại diện cho ngôn ngữ của nền ăn chơi của chủ nghĩa xã hội ưu tú.
62.- NHỮNG CÂU VÈ: (Tùy địa phương và sở thích)
Nhất Bạc: Là Hàng Bạc có hiệu nhảy cá-rô-cây hết sẩy.
Nhì Bông: Hàng Bông có hiệu nhảy đồng thời có một tụ điểm ở cuối hàng Bông gần chợ cửa Nam.
Tam Long: Hàm Long là nơi có động công khai.
Tứ Giám: Chợ Giám, Quốc Tử Giám (khu Ba Đình) có động em trứ danh.
Hoặc những điểm nổi tiếng của dân chơi, tùy "khẩu vị" của từng hạng người mà xếp thứ tự, nhưng chung quy cũng thế cả:
Nhất Ruộm: Hàng Bông thợ Ruộm.
Nhì Hồ: Hồ Hoàn Kiếm.
Tam Bồ: Hàng Bồ.
Tứ Sủ: Lò Sủ. Có một động cao cấp.
Nhất Bún: Hàng Bún.
Nhì Bè: Hàng Bè.
Tam Chè: (Không rõ nói gì).
Tứ Chiếu: Đầu Hàng Chiếu (gần cầu Long Biên) có Đêm Màu Hồng.
"Lãn ông" đi dễ khó về
Khi đi côi độc, khi về "cọc đôi" (nhại theo Sàigòn. Ở Hà nội có phố Lãn ông.)
Hàng Buồm, hàng Quạt, hàng Vôi
Ba cô hàng ấy, anh xơi cô nào? Cô nào cũng đẹp tựa sao
Đừng ham tốt mã mà quào "bánh đa" (sida)
Hoặc:
Hàng Buồm, hàng Chả, hàng Hòm
Ba cô hàng ấy anh tom cô nào?
Có cô yếm thắm hàng Đào
Kém cô đổi mới (Đ.M) phần nào ở mô!
Muốn vui mà khỏi tốn xu
Dùng vốn tự có: Liên Xô cũng gần 1
--------------------------------
1 Liên Xô tức là vườn hoa canh nông, có tượng Lê Nin.
Con cóc mày nhảy đường mô?
Nhảy qua nhảy lại cũng vô hàng Hòm
Con cóc mày nhảy lom xom
Nhảy lên nhảy xuống rơi tòm hàng Da.
Tôm Hùm Huýt Sáo Tôm Hùm Huýt Sáo - Xuân Vũ Tôm Hùm Huýt Sáo