Love gives light even in the darkest tunnel.

Anonymous

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 31
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1459 / 21
Cập nhật: 2015-07-18 12:57:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5
à-Rằn bắt phôn lên ngay tiếng chuông reo dứt hồi thứ nhứt:
- Ai ở đầu dây? Vâng tôi là Giám Đốc liên hợp công ty Hàn Nồi...Giá đó là quá cao, nếu ông không thông cảm được thì chúng tôi xin cho những người khác vậy (ngưng một chút). Tôi sẽ trả tiền mặt, nửa xanh nửa đỏ. Nếu ông Họa Sĩ đồng ý thì xin mời đến văn phòng của tôi...Tôi bận lắm không thể đi được...Thế thì tôi chờ.
Tà Rằn kinh nghiệm cùng mình. Đây là những giấy nháp lem nhem nhưng mà đó là tên của khách "chơi chịu" chưa trả tiền cho các em. Kẻ không có kinh nghiệm buôn bán bất cứ hàng gì, đến đó trao tiền xong, chúng nó giao hàng ở từng lầu trên, khách xuống tầng trệt là bị trấn lột lấy hết hàng trở lại (như vàng bạc, các thứ nữ trang, đồng hồ bút máy Mỹ...) đành về tay không, tiên mất nhưng mạng còn. Cho nên Tà Rằn không đi đến nhà Họa Sĩ Ngọc Sơn để lấy quyển sổ quý đã ngã giá xong.
Ngọc Sơn là một Họa Sĩ tầm thường về nghệ thuật nhưng khéo chạy áp phe. Y bán được
mấy bức tranh cho bảo tàng cách mạng, rồi thuê một căn phố lầu số 1 đường Điện Biên Phủ. Ở tầng trệt thì Sơn bày giá vẽ bột màu, đất sét, vải toan, ai đi ngang cũng cho đó là xưỡng vẽ. Hơn nữa trước cửa Sơn treo một tấm bảng vẽ khá công phu tự quãng cáo cho mình: Nhận làm các loại bảng hiệu và vẽ đủ loại: Sơn dầu, lụa, màu nước...
Gái Hà Nội vài ba cô cho y thuê thân mình làm mẫu với giao kèo chỉ được "nhìn" để vẽ truyền thần thôi. Mỗi giờ được trả 1000. Chả mất gì. Nhìn thì đâu có mòn da hay hao tốn ca-lô-ri mà sợ.
Nếu ngồi cho Họa Sĩ nhìn và vẽ suốt ngày thì được ít nhất 10 ngàn cụ, có khi Họa Sĩ dúi cho tiền đô. Khỏe quá mà ta! Mại dô!
Tiếng lành đồn xa. Một cô rủ bạn. Hai cô rủ bạn đến để làm mẫu cho Họa Sĩ. Dần dần người mẫu có đến cả chục, thặng dư thừa, Họa Sĩ phải chọn những cô "vừa ý nhất". Rồi có mộ sự rĩ tai, tranh mối giành giựt giữa các cô.
Xưởng họa đông đúc khách hàng. Họa Sĩ vẻ tay mặt, làm thêm nghề tay trái nhưng rồi tay trái hái được nhiều tiền hơn tay mặt. Họa Sĩ vẽ bằng tay trái còn làm nghề phụ bằng tay mặt.
Bây giờ Họa Sĩ có người mẫu thường trực tức là làm việc theo giờ cơ quan chánh phủ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều ra về.
Tranh của Họa Sĩ bày bán quanh năm không ai mua, nhưng Họa Sĩ có cần gì cái nghề vẽ. Họa Sĩ kinh doanh nghề khác: Nghề đắt khách nhất Thủ Đô. Tầng lầu giành cho Họa Sĩ vẽ khỏa thân, mấy người mẫu vẫn khỏa thân nhưng Họa Sĩ không vẽ bằng cọ thường.
Họa Sĩ vừa đầy 70, gân guốc thân xác chưa xệu xạ lắm, một ngày "hoàn thành vài ba bức" có phí sức bao nhiêu.
Rồi Họa Sĩ bắt mối, tự khoác áo tú bà, nghề này phất nhanh. Không cần quảng cáo trên
báo Nhân Dân nhưng khách đánh hơi rất nhạy cứ như là ong đến hút nhụy hoa vậy. Chẳng bao lâu Họa Sĩ phát tài. Cố nhiên là cái nghề này phải có ô dù che mưa chống nắng. Khu phố được đấm mõm theo tỷ lệ chi thu của Ngọc Sơn, nên chính khu phố cũng là kẻ dắt mối đồng thời làm nhiệm vụ bảo vệ và chỉ đường. Dịch vụ phát triển nhanh như gió mùa Đông Bắc.
Ngọc Sơn thuê luôn căn bên cạnh cũng có lầu. Thế là số 1 và số 2 phố lầu Điện Biên thuộc chủ thuê Ngọc Sơn. Nhiều mánh lới nảy ra trong nghề: Đưa người cửa trước rước người cửa sau. Ngọc Sơn mở cửa hậu để khách rộng đường di tản và giao thông phòng khi bất trắc để bảo đảm an ninh cho khách và giữ gìn danh giá nhà Họa Sĩ vốn đã lem luốc khỏi bị lem nhem thêm.
Ngọc Sơn cho thiếu chịu, có sổ ghi địa chỉ hẳn hoi và có công an làm chứng rằng đã mua
chiếc tủ, cái giường hay bộ đồ giá...ngày tháng của Ngọc Sơn ký tên đóng dấu đàng hoàn, chạy trời không khỏi nắng.
Ngọc Sơn nhận thấy dân thường không có mấy tay vô đây. Phần đông là cán bộ trung cấp một số ít cán xịn. Một hôm Ngọc Sơn vớ được cặp nai tơ Ngọc Sơn khám thì biết còn "ô rin", ông Họa Sĩ "lấy mật" trước rồi ngầm thông báo với mấy đầu mối bảo tìm khách sộp mới trao hàng. Từ đó khách xịn tin tưởng lời chủ chứa, nên kéo tới càng đông.
Phần lớn họ chỉ trả tiền mặt một phần còn lại thì ký sổ nợ và Ngọc Sơn thề độc là giữ quyển sổ này bí mật, sống cất trong tủ, chết mang theo.
Đó là cuốn sổ mà Tà Rằn vừa ngã giá xong và bảo Ngọc Sơn mang tới. Sỡ dĩ Sơn bán
cuốn sổ này vì trong đó có ghi một dọc danh sách cán xịn. Ngọc Sơn đem cuốn sổ đến gặp Tà
Rằn, nói:
- Ông Giám Đốc cho thêm chút ít tiền xăng được không?
- Ông phải bảo đảm đây không phải là danh sách ma nghe!
- Dạ có dấu ấn của công an hẳn hoi.
- Công thì công chớ khó tin lắm!
- Nếu có một danh sách ma, tôi sẽ ra tòa.
- Ông hầu tòa mấy lần rồi?
- Dạ có tất cả là 11 lần. Lần thứ 12 được hoãn vô thời hạn.
- Rồi sao còn "mần ăn" được?
- Dạ thì em có "phép" chứ ạ. Ông Giám Đốc cũng xài "phép" luôn mà hỏi khó em chi!
- Ông có chịu đứng vô công ty liên hợp của tôi không?
- Dạ hùn hạp khó lắm ông Giám Đốc à! Hoạt động độc lập dễ hơn.
- Tôi sẽ chia cho ông 1/3 số nợ này nếu không có sổ ma.
- Rồi tôi sẽ hưởng thụ như thế nào, đó mới là điều quan trọng.
- Ông cứ đóng nguyệt liễm cho tôi, hễ có chuyện gì thì tôi che cho.
- Ô Dù ông Giám Đốc cở nào?
- Gốc đa Tân Trào, cả gốc Ba Đình. Ngay bây giờ ông có thể tái hoạt động nếu ông giao cuốn sổ cho tôi.
- Ông Giám Đốc nói thật?
- Tôi làm ăn lớn mà. Hạm "đầu rằn", nhưng ông không biết cách, không đấm mõm được đâu. Tổng cộng tất cả số nợ này được bao nhiêu?
Đưa cho hạm đòi thì chắc ăn nhất 3-3-3. Hạm 1 phần, tôi 1 phần, ông 1 phần. Ăn ít no dai. Hạm gầm một tiếng là rún động tâm can hết cả. Bố mẹ đ...nhau thế nào nó cũng khai hết. Trong danh sách này tôi thấy có tên một "hảo háng" cỡ bự. Ông đòi nó, nó sẽ đánh dấm vô mặt ông. Nhưng hạm đòi nó ớn, nó trả.
- Hạm cỡ nào?
- Mình sẽ cho hạm cao hơn nó 1 phé, đòi nó.
Họa Sĩ Ngọc Sơn ngồi lặng thinh. Tà Rằn nói:
- Thời buổi này phải biết "phải quấy" cho đúng kiểu đúng cỡ. Nếu nó đòi đấm mõm bằng thịt tươi mình cũng phải làm theo ý nó.
- Mồi loại đó thay bằng mồi giấy được không?
- Mồi đó là món ăn chơi, mồi giấy mới là mồi ăn thiệt. Thôi cứ giao cuốn sổ cho tôi. Ông Họa Sĩ về hoạt động tiếp đi. Tôi che hết. Có gì "ới" tôi một tiếng là xong. Họa Sĩ Ngọc Sơn lũi thủi ra về. Ông Giám Đốc nói vậy là vậy. Không nên kỳ kèo nữa.
Dùi đánh đục, đục đánh xăng. Sự đời là thế. Cửa hỏa lò luôn luôn mở rộng đón khách anh hùng. Mấy người mẫu còn ở lại trong căn phố Điện Biên chờ Họa Sĩ về trả tiền "người mẫu". Ngọc Sơn trả cho 3 em. Còn 2 cuối cùng, em Hồng và em Láng, Ngọc Sơn cũng đưa đúng số tiền thường lệ. Nhưng em Hồng cầm xấp bạc và nói:
- Nhiêu đây chưa đủ.
- Em đếm lại xem.
- Em cầm nhẹ tay, em cũng biết.
- Tại sao?
Hồng giở áo lên. Ngọc Sơn thấy bên hông cô bé nở ra. Ngọc Sơn nói:
- Nhưng với ai?
- Anh đừng chơi trò đểu. Tôi đi tố cáo anh bây giờ.
- Đi thật không? Anh chở cho đi bằng xe nhà.
- Con Láng cũng thế kìa!
- Nhưng biết "cốt" của ai?
- Anh đừng nói giọng đó. Tắt kinh hu hu...bố em biết được thì em tự tử. Em tự tử! Láng vừa nói vừa nhảy tưng lên như đạp phải than lửa.
Nhưng Ngọc Sơn vẫn bình tĩnh nhìn những giọt nước mắt chảy ròng ròng trên gò má sỗ sữa của cô gái. Láng nói tiếp:
- Em xin phép bố em lên Hà Nội tìm việc.
- Thì tìm được việc 10 ngàn một ngày, còn chê ít sao?
- Rồi em làm sao về nhà! Hu hu...!
- Em không phải về nhà. Cả hai em ở đây làm nhân viên cho anh.
- Thèm vào! Anh cao hơn bố em 30 tuổi.
- Thì đã sao nào?
- Em bắt đền anh. Anh bảo anh chỉ nhìn em để vẽ thôi.
- Thì anh chỉ nhìn.
- Chỉ nhìn mà em ra thế này ư?
- Thì em đồng ý anh mới...v...ẽ ẽ!
- Anh đểu lắm! Một lần rồi hai lần, rồi...
- Nói đùa, em không phải lo.
- Không lo thì ai lo cho em?
- Anh lo tất.
- Nói điêu!
- Không, thật. Lại đây anh thơm tí rồi anh chở đi. Vừa nói Ngọc Sơn giằn ngửa Láng trên bàn rồi cứ để thế chàng ta lại giằn tiếp Hồng ra bên cạnh Láng. Xong chàng rút cọ ra "vẽ"...! Ban đầu hai nàng còn phản đối mạnh, sau yếu dần rồi im hẳn sức chống chọi. Ngọc Sơn cười hì hì:
- Đây là trận biệt ly tình nhé. Các con giúp bố, bố giúp lại các con!
"Kẻo kẹt" một lúc lâu, Hồng vùng chạy thoát nhưng Ngọc Sơn không truy diệt mà bình tỉnh bảo:
- Hai em xuống đất. Anh lui xe ra rồi chúng ta cùng đi chén chim quay.
Ngọc Sơn nói thật. Hắn chở hai em đi tiệm cao lâu ở Hàng Buồm. Xong rồi bảo:
- Hai em không ưng ở với anh thì anh đưa đi nơi khác. Cả hai ngúng nguẩy phản đối.
Triển vọng của công ty sáng sủa hơn bao giờ hết. Nếu được bạn bè Ba Sao gật một phát thì kẻ đậu người đường hùn nhau nấu chè ngay trong khu Ba Đình. Bếp nhóm bằng củi khô gốc đa Tân Trào. Quân dân cá nước hợp tác với nhau buôn bán kiếm lời và kiếm các thứ khác nữa. Liên Công Ty dưới sự lãnh đạo của bà tướng và đồng chí Tà Rằn, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa theo tốc độ vượt mức kế hoạch nhà nước 500% dưới thời đồng chí Phạm Hùng, ông Thủ Tướng độc nhất gốc Nam Kỳ và cũng là một uỷ viên bộ chính trị chết trên mình một nữ y tá, vì thượng mã phong được ngụy trang bằng bịnh tim cấp tính cũng như Nguyễn chí Thanh ăn B-52 ở ấp nhà Mát ở Nam Kỳ lại được che dấu bằng bệnh nhồi máu cơ tim ở bịnh viện 108 Hà Nội.
Độc giả thân mến, câu chuyện đến đây đã có mòi lâm ly rồi, nhưng không ăn thua chi, ăn thua chi...! Đây mới chỉ là bảy món ăn chơi thôi, nghề thương mại Hành Chánh gọi là "thủ tục đầu tiên!" hoặc "chào hàng". Đi sâu vào rốn vũ trụ của nghệ thuật Lắc kìa mới "dzui".
Lắc rung Thủ Đô, lắc rung cả bộ chính trị, lắc rung đảng..., bác nằm không yên, lắc sụp toàn địa cầu nữa kia. Nhân loại thế kỷ này muốn học ăn chơi tận cùng bằng số, xin hãy đến Việt Nam Xã Nghĩa cuối triều Lê khả Tiêu hoặc đầu triều Nông đức Mạnh hay Mông lắc Mạnh. Mại dô! Buy one get one free, mua một tặng một! Theo kiểu tư bản.
Muốn lên thiên đàng, bác Hồ ơi, chẳng khó gì, cũng không cần mất 5 năm, 10 năm hai mươi năm hay lâu hơn nữa, càng khó nhọc công bác trồng cây trồng người mất hết. Tháp Mười lại Hà Nội, Huế, Quảng Nam, "nước" chưa rút lại trở lại Hà Nội! Con người thì hóa ra con ngợm, uổng công của bác "đi tìm hình của nước" mất 20 năm dư. Nhưng...kể ra thì hy sinh cho đất nước là điều cao quý, không ai tính chuyện Quê Hương phải trả nợ cho mình mà mình phải trả nợ cho Quê Hương. Chúng cháu những thế hệ sau này phải trả cho bác và trả tiếp với bác cái món nợ ấy kia. Nhờ bác tìm được cái hạt giống cộng sản đem về gieo trên nước ta nên ngày nay mới có những vũ trường những bar dancing, những quán bia ôm, cà phê võng, cà phê đùi, những hiệu vật lý trị liệu, những động mát xa..., nhờ đó chúng cháu không cần phải thuê cây thang "con cóc đi kiện ông trời" ngày xưa để lên thiên đàng. Chủ cây thang phép ấy là một chú thiềm thừ đỏ (cóc lửa) đã dùng nó để cho họ hàng nhà cóc, nhái, chàng hiu, ễnh ương leo lên thiên đàng rồi rút thang, dòng họ cóc ở trên nhìn xuống chúng sanh bơi lội lõm bõm trong biển trần khổ, không cho ai có phương tiện leo lên cùng hưởng phước thiên đàng.
Nhưng mà chúng cháu cần gì leo lên cái thiên đàng xa xôi ấy? Ở dưới mặt đất xã hội chủ
nghĩa Việt Nam này cũng có thiên đàng, hay chính xã hội chủ nghĩa này là "thiên đàng mặt đất!" Bác Hồ ơi, bác khỏi lo cho các cháu yêu của bác sa xuống địa ngục. Không đâu, chúng cháu võ trang kỹ một quyển Mác Lê trong túi sau quần tây đế quốc tay phải cầm quạt "tư tưởng Hồ chí Minh" tay trái cầm quyển "Lê Duẩn toàn tập". Còn trong túi thì chỉ có một vỉ "hoàng hậu trắng hai viên". Thế là có thể lên thiên đàng, không lâu lắc như con thuyền vũ trụ đâu, không cần phản lực cũng không cần đeo vè phi thuyền Liên Xô như Phạm Tuấn, Phạm Tuân gì đó.
Có khó gì đâu,chỉ cần lấy ra 1 "hoàng hậu" bỏ vào mồm, chiêu một ngụm bia chỉ trong vòng 25 tíc tắc thì nghe "phê" ngay, nghĩa là cháu bắt đầu mọc cánh ra và chỉ trong vòng ba phút thì bay. Chưa đầy năm phút thì đã tới cổng thiên đàng, lắc nhẹ một phát là vô giữa rốn thiên đàng. Bác Hồ ơi, thức dậy đi, giấc ngủ bác tiên đoán xưa kia là "Mười Năm" (giấc ngủ mười năm xuất bản trong kháng chiến của Trần Lực, chính là của Bác Hồ). Bác đã tiên tri đúng boong. Đánh giặc đúng mười năm thì lớp cha anh chúng cháu đã thắng bọn quỷ lõ và đã leo lên thiên đường miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Các tiên ông tiên bà và tiên cô đã bào chế linh dược trong lò
"Bác Quái" để uống mỗi viên sống được 500 năm. Chỉ cần lấy rau muống luộc thay cho nhâm sâm và các thứ tiên dược. Đây không phải thiên đàng là gì? Miền Nam còn sống trong địa ngục nhìn ra mâm cơm rau muống và mắm cáy miền Bắc mà thèm rỏ dãi. Đến khi cái thiên đường ấy đem vô đặt ở miền Nam thì dân chúng hồ hởi mừng són đái. 25 năm cả nước Việt Nam đã thành cái thiên đường sáng chói nhất mà nhân loại chưa ngu đần còn thèm thuồng liếm mép mãi, mong sao một ngày gần đây trái đất sẽ noi gương Việt Nam mà xây dựng thiên đàng kiểu mới này vậy.
Bác Hồ vô vàn thương mến ơi, bác ngủ một giấc đã trên 30 năm rồi. Thức dậy là vừa. Bác sẽ thấy hoa lá khắp Việt Nam, toàn là kỳ hoa dị thảo chớ không có cỏ cứt chó không có có hoa
"vạn thọ" đâu, bác sẽ thấy tiên đồng ngọc nữ hát ca đầy đường, ban đêm chúng xách đèn quả bí đi liên hoan ăn bánh "đa" khắp ruộng nương, đi hốt "ốc bưu vàng" về làm thực phẩm đóng hộp với rau muống. Thứ rau này ngày nay đã trở thành cỏ lan cỏ chi mọc ở Ba Đình như Diêu Bông chỉ mọc ở Đình Bảng Bắc Ninh thôi.
Bác Hồ ơi, bác thức dậy đi, bác nằm chi trong hòm kính cho ngạt thở. Bác vô đó để cái củ tỏi của bác vô tích sự, lâu ngày sẽ mục nát như tư tưởng của bác vậy. Hãy đem nó lau chùi, cho sáng lấp lánh như xưa, ngày nào bác còn hươi múa nó với bác gái Minh Khê. Tăng Tuyết Minh, và các bác ớ bên Nga, bên Pháp bên xứ Thái Lan vậy. Chúng cháu bảo đảm với bác, cây nhà lá vườn các cháu sẽ tìm đồ cho bác lau cây thần côn tốt lắm, bác trông thấy sẽ phát hứng lên làm thơ lục bát trật vần bằng 5 bằng mười năm xưa, mà chúng cháu được các cô các thầy giảng cho nghe từ lớp một đến lớp mười.
Bác Hồ ơi! Xin hãy vui lòng thức dậy vì đời chưa bao giờ đáng sống đối với chúng cháu bằng lúc này và không ở đâu đáng sống bằng Quê Hương bác: Việt Nam xã nghĩa, nơi mà "mọi người đều là con cháu Bác" nơi mà ông vua Tày đang ngồi trên ngai vàng Ba Đình được tôn vinh ì xèo là giọt máu rơi của lịch sử. Quả là cọp đẻ ra cứt cọp, thằng điếm cha đẻ ra thằng ngáo con. Trông nó giống bác lắm, nhứt là hai cái vành tai, không biết mắt nó có 2 con ngươi như mắt bác không? Nhưng thôi, không dám bàn nữa mà mất sự thiêng liêng.
Bác Hồ ơi, ngày xưa bác dậy rằng đánh thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng đất nước tươi đẹp gấp mười lần xưa, nay quả y như rằng, đất nước ta tươi đẹp hơn vạn lần xưa. Bác không dậy được thì cứ mở mắt ra nhìn một thoáng quanh Ba Đình chỗ bác đứng đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2.9.45 đó, bây giờ nào là tượng Lênin, vũ trường quốc tế, hộp đêm, quán bia ôm, bia cá-rô- cây. Các đồng chí Liên Xô, Trung Quốc đến tỏ tình hữu nghị thâu đêm suốt sáng. Bác sẽ thấy mớ râu dế của bác đã bị con sò cạp mất đi hồi nào: Bác trẻ lại như xưa. Tố Hữu bảo bác trẻ mãi không già thì thiệt là đúng "pa" chê!
Chúng cháu sẽ lấy xe dream đèo bác đi ra Đêm Màu Hồng ở rạp Long Biên hồi thời sinh tiền của bác, cuối phố Hàng Chiếu của Hà Nội 36 Phố Phường lịch sử. Đây là xe ôm đặc biệt cho bác dùng. Bác không phải đi xe Zim đen với những cửa kính dày ba phân súng bắn không lủng. Nhưng ngồi trong đó ngộp thở và không thấy cảnh vật bên ngoài. Phải đi xe dream ôm, mốt tân thời kìa, mới đã tỉ. Con nhỏ lái xe là cháu bác chớ ai mà bác ngại. Cứ việc ôm siết mạnh đi, nếu bác thấy tình bác cháu dâng tràn lên thì bảo nó chạy đến Đêm Màu Hồng ở cuối đường Quan Thánh gần vườn hoa Hàng Đậu, ở đó bác cháu sẽ tha hồ mà ca bài Xang Xừ Líu hay lampada
"nhạc ráp" gì tùy thích, có tức thì, tỉ tê không cần chìa phiếu.
- Nào, bác leo lên ngồi trên pọoc baga, ôm cho chặt cái eo ếch của cháu yêu đi, gì mà bác run dữ vậy, cháu bức xúc mạnh rồi phát lên cơn là hỏng hết đường lối của đảng. Đấy bác thấy chưa, bên trái là Đền Quan Thánh nơi bác Đỗ Mười đi cúng Phật Tết con mèo và bác Phạm văn Đồng đi lễ năm con chuột. Chuột kỵ mèo nên đã đào hang xuống âm ty rồi còn mèo ở lại một mình tha hồ cua hết đám mèo cái trong trung ương đảng và nghe đâu sẽ đưa một cặp vào bộ chính trị trong đại hội chín điểm hay đại hội bù trất gì đó.
- Thế à?
- Dạ với bác, cháu mới dám thưa, ngoài ra không dám thổ lộ với ai.
- Bác thấy ngồi xe dream này dễ chịu quá! Hai tay bác bấu chặt cứng cái eo ếch con nhỏ, tóc nó phất ngược lại sau quất vô mặt bác thơm ngát muốn té ngửa, nên bác càng ôm chắc hơn, hổng biết nó có phản ảnh với bộ chính trị kiểm thảo bác hôn?
- Dạ không có cái vụ kiểm thảo xịt dầu thơm vậy đâu, bác đừng lo. Bác là Á thánh mà.
Đâu có mấy cái vụ nham nhở đó.
- Còn cái chỗ gì hai hàng cây soi bóng bên mặt nước vậy?
- Dạ đó là đường Cổ Ngư bị bác chê là xưa, nên đổi lại là đường Thanh Niên cho nó hợp thời trang.
- Sao tay bác run quá làm cái rốn vũ trụ của cháu cũng hơi tăng tăng...nhiệt độ lên rồi.
- Hổng có "vụ đó" đâu! Bác run tim chớ không có run tay cháu à! Tim bác run là vì ở con đường Cổ Ngư bác có một kỷ niệm sâu sắc không sao quên được. Bác chưa kể cho ai nghe, nhưng nay, chỉ có hai bác cháu trong đêm khuya vắng vẻ, hơn nữa mùi tóc của cháu gây thương nhớ nên bác kể cho cháu nghe, cháu đừng kể lại cho đám nhà báo ăn hại, chúng lại đem thêu hoa, dệt gấm thì mệt lắm.
Nàng lái xe nghe bác sụt sịt mấy cái rồi thấy ấm ấm trên lưng. Thì ra bác khóc và nước mắt thấm qua lớp áo mỏng, thấm vào tận hai quả đào thơm của cháu.
Bác Hồ vừa bệu bạo vừa nuốt nước mắt vừa kể:
- Làm người ai chẳng muốn hưởng hạnh phúc gia đình. Nhưng bác vì say mê hoạt động cách mạng mà bỏ dở nhiều cơ hội cưới bác gái. Chỉ quơ quào chụp giựt cho nhanh rồi trốn chui trốn nhủi chớ đâu có được thảnh thơi như bác nông dân mộc mạc, bình yên trong cuộc sống. Mãi đến sau khi cách mạng thành công đâu đó định vị yên ổn rồi bác mới nghĩ đến việc gia đình. Gia đình đây là vợ con, kẻ nối dòng ấy mà! Lúc bấy giờ bộ chính trị không đồng ý việc chính thức, chỉ cho phép bác "hoa lá cành" thôi, nhưng mặc dù bề ngoài bác nghe theo chỉ thị đó, nhưng trong bụng bác lại nghĩ khác tức là phải tậu một mụn con để nối dõi, theo tục lệ của ông bà. Lúc bấy giờ bác đã gần sáu con giáp rồi nhưng lúc ở chiến khu, chú Trần đăng Ninh có tìm cho bác một cô bé. Sau khi về Hà Nội, nhà cao cửa rộng bác lại nhớ những ngày gian khổ ở núi rừng nên bác bảo các chú rước cô ấy về ở với bác, nhưng không được cưới hỏi hoặc sống chung làm mất uy tín đảng.
Bác Hồ nói đến đây thì nghẹn ngào, hồi lâu nói tiếp:
- Do đó mà vợ chồng không có hạnh phúc thì cũng đã đành nhưng cha con nghĩa nặng mà cũng như người dưng nước lã. Đến ngày bác theo Mác Lê cũng không được làm cha, làm chồng, mặc dù bác có con, có vợ...thôi chuyện như vậy đó, mang tội ác thì đời nguyền rủa. Bác đành chịu! Đến đây bác Hồ không nói được nữa. Cô gái "ôm" muốn tránh cho bác những phút đau lòng nên trỏ ngôi biệt thự đồ sộ bên trái và hỏi:
- Đây là nhà của chú ba Mặt Nám đó, bác nhớ không?
- Ba mặt nám nào?
- Chú ba tổng bí thư sau chú Trường Xuân Khu đấy!
- À...cái thằng lưu manh ác ôn bị trời đánh hụt, cái mặt nám đen đó hả?
- Sao bác gọi như vậy?
- Nó lưu manh thì gọi lưu manh chớ gọi bằng gì bây giờ. Trong đời bác, bác dùng nhầm hai tên lưu manh. Thằng Duẩn là một, thằng Hoàn là hai. Thế mà bác để chúng nó thân cận với bác nhất. Chính hai thằng này giết bác đấy. Thằng mặt nám bóp dái bác còn thằng Hoàn chuyên vác cờ hiệu xe hòm thì bắn sau gáy bác. Thằng mặt nám lại sửa di chúc của bác nên mới bỏ bác vào hòm kính và ướp xác bác cho thiên hạ tới xem chửi bới bác cả mấy chục năm nay đầy tai. Thằng đó ác độc xảo trá và dâm dục nhất đấy. Nhưng mà ác lai ác báo. Nó cũng bị người thân cận của nó giết trong lúc nó khen thưởng bọn tay chân và nói với thầy thuốc rằng nó muốn sống
thêm 5-10 năm nữa để xây dựng đất nước! Xì, nó mà sống thêm 5-10 năm nữa thì đất nước này như nồi cám lợn. Còn đảng thì trở thành những tay điếm đực, buôn lậu và hạm ba đuôi chín đầu.
- Dạ cũng do họ học tập gương sáng của...Chớ nhơn chi sơ tánh bổn thiện mà bác!
- Hừm,...cháu muốn nói là gương sáng của bác hả? Bác cũng có phần sai lầm của bác chớ không phải thú tính của loài vật như thằng mặt nám đó. Nó đi đâu là tỉnh ủy ở đấy phải kiếm đồ giải trí cho nó. Thậm chí nó bắt vợ người ta từ Sài Gòn về hát xướng cho nó coi rồi bắt ở với nó luôn cho đến có bầu và giết cả hai vợ chồng rồi phao tin là tình báo Trung Hoa giết vì cô đào đóng vai tuồng chống Trung Hoa. Rồi cả trung ương đảng tha hồ dâm loạn, thậm chí công khai bắt gái nhà lành về phục vụ cho mình như một lối đòi hỏi cách mạng trả công. Là con người thì nhân vô thập toàn, nhưng thời nay không thể có sai lầm cúa thời phong kiến được.
Đến đấy thì xe đổ trước cửa "Đêm Màu Hồng" cháu gái xe dream ôm kính cẩn cúi đầu:
- Đây là một góc thiên đàng của Bác mơ ước dựng lên, vậy xin mời bác thưởng thức chút cái công lao của bác 40 năm trời vào tù ra tội, dãi nắng dầm sương...
Bác gật gù bảo:
- Đúng là màu hồng. Màu cờ Mác Xít Lê nin nít. Tuyệt diệu thay. Cứ mỗi bước đi ta nhìn không chớp mắt. Mái tóc bác bạc phơ, hạt lệ giữa màu hồng.
Những nàng ngọc nữ cỡi hạc cởi áo và cởi luôn...Suối tiên róc rách. Nhạc lúc rỉ rả tưng bừng, lúc du dương, réo rắt. Đây là cảnh thế giới đại đồng chăng? Nếu không, sao lại có da trắng, da đỏ lẫn da đen, tóc bím lẫn tóc quăn? Ai ai cũng có nét mặt hớn hở lạ lùng. Và cái ngộ nghĩnh, chưa từng thấy ở dâu là mọi người hôn nhau siết chặt nhau và làm những cử chỉ đáng lẽ chỉ được diễn ra ở những chỗ kín. Thế mà mọi người vẫn cứ tự nhiên. Ồ thiên đàng đâu nữa mà phải đi xấy, phải đi tìm? Một tiên nữ mình trần như nhộng đến mời: "ông già gần hết xí quách làm một cốc "máu cô mary" (bloody mary) rồi đi một bản "Ráp", xong rồi vô trong kia
"lắc...!" Có lẽ cô tiên người Linh Bình hoặc Hà Lam nên phát âm chữ "en lờ" ra chữ "enh nờ"
(L = N).
Chỉ nhảy xong bản "ráp" ông già được cô tiên trao cho một viên "hoàng hậu trắng", dặn cách sử dụng, đã thông tác dụng và viễn ảnh tương lai vô cùng rực rỡ. Nghe xong vị cha trẻ mãi không già, lắc đầu nói: "cho bác lui, và xin cho bác về hòm kính để bác lắc một mình...!" Cả bọn tiên đồng ngọc nữ thông cảm nên tiễn ông trở lại trần gian bằng một loạt cười cuồng.
- Về đó không có chỗ, (n)...ắc phải có đối tượng cách mạng, chớ ai lại sô lô thì còn hứng thú gì nữa!
Bạn đọc thân mến,
Tôi tự cho mình là người Hà Nội, nhưng bây giờ đọc báo Hà Nội và nghe người về thăm Hà Nội trở lại kể chuyện Hà Nội, tôi thấy ngộp người, tôi không tưởng tượng được Hà Nội lại tiến nhanh tiến mạnh đến thế.
Thuở xưa, Hà Nội được gọi là Hà Nội 36 Phố Phường. Tôi sống ở Hà Nội 10 năm, không biết tôi đã đi hết lượt các phố chưa. Nay ngồi nhớ lại và ghi ra thấy vừa thừa lại thiếu. Thiếu là vì có những con phố có thật mà tôi quên ghi ra, còn thừa là vì có những cái tên mang máng "có" mà không chắc "có", nhưng cũng cứ để vô và mong những vị cố cựu của đất Hà Thành chỉ giáo cho. Xin kể như sau:
- Hàng Bột
- Hàng Bồ
- Hàng Bông
- Hàng Bông Thợ Nhuộm
- Hàng Bạc
- Hàng Bún
- Hàng Buồm
- Hàng Bè
- Hàng Thuốc Bắc
- Hàng Chiếu
- Hàng Đậu
- Hàng Đường
- Hàng Cân
- Hàng Chả Cá
- Hàng Cót
- Hàng Da
- Hàng Chuối
- Hàng Hòm
- Hàng Khay
- Hàng Lọng
- Hàng Mắm
- Hàng Mả
- Hàng Đồng
- Hàng Đẫy
- Hàng Muối (?)
- Hàng Gà
- Hàng Nồi?
- Hàng Quạt
- Hàng Vôi
- Hàng Khoai
- Hàng Thiếc
- Hàng Trống
- Hàng Thùng
- Hàng Giấy
- Hàng Ngang
- Hàng Cỏ (Ga) Các Phố
- Phố Tràng Thi
- Phố Tràng Tiền
- Phố Bờ Sông
- Phố Lò Đúc
- Phố Lò Sủ (Cầu Gỗ?) Các Chợ
- Chợ Đồng Xuân
- Chợ Hôm
- Chợ Bắc Qua
- Chợ Mả Mây
- Chợ Cửa Nam
- Chợ Dừa, Chợ Bưởi (đi lên Bắc Bình)
- Chợ Cơ Bắp (giảng võ) Chợ Lên Cơn
- Chợ Chồm Hổm
- Chợ Mơ (bây giờ là Chợ Mơ Mộng (Mông Mợ)
- Chợ Khâm Thiên
- Chợ Thịt
- Chợ Cầu Giềnh
- Chợ Ông Chưởng
Các Bến Xe
- Bến Xe Long Biên (đi Tây Bắc)
- Bến Xe Kim Mã (đi lên Sơn Tây)
- Bến Xe Kim Liên (đi vào Thanh Hóa)
Tôi không thể nào nhớ ra nữa, vì xa Hà Nội ngót 50 năm rồi! Kể ra được bấy nhiêu cũng là khá lắm.
Nhưng những tên Phố, tên đường đã thay nhiều. Không phải bộ chính Trị thay mà chính là giai cấp xích lô thay bằng miệng và giai cấp bụi đời cũng tham gia bằng tay. Thí dụ Hàng Đậu. Chúng bôi mất chữ giữa. Tôi mới gặp người bạn cố tri vừa đi thăm Hà Nội về lại Hoa Kỳ. Anh nói chuyện một lúc với ngôn ngữ bình thường rồi bắt qua "ngôn ngữ xích lô" nghe điếc con ráy. Nghe xong tôi vái anh cả mũ và yêu cầu phụ đề Việt Ngữ dùm cho tôi hiểu. Dưới đây là 1 đối thoại ngắn của hai đồng chí xích lô:
- Đằng ấy vừa cuốc đâu ta thế? Được rỡm hay thiết nặng?
- Choa đưa con bồ nhí cho nó. Vào thòng lọng chờ cho nó kót két xong với thằng tây ba lô. Nó ra tớ thấy đùi đĩa cúa nó loạc choạc hết. Tớ hỏi nó có đi phì phạch khứ hồi nổi nữa không? Nó bảo đi cóc lửa ngồi đồng thì được chớ kẻo kẹt ô vờ nai thì không còn khả lăng.
- Mẹ kiếp toàn là dân tê nắn bóp, cá độ không xong thì ôm khoai từ rồi đi xuống Hàng Bê xê lê luôn, chớ còn đi xả sao nổi nữa? Nhưng mà gặp Tây Lọ thì hàng thiếc, hàng da thuê bịt lại cái trống thủng là vốn. Khách xin bê cho 100 nặng, có khi cả đời gặm bánh đa.
Phụ đề Việt Ngữ:
- Đằng ấy vừa đi đâu ta thế? Được cụ hay kẹo?
- Choa đưa con đào nhỏ xuống hàng lọng (tức đường Nam Bộ) chờ cho nó kót két (hay kẻo kẹt tức là cái sự ấy) xong với thằng tây ba lô. Nó ra, tớ thấy (chân, mông) của nó loạc choạc hết. Tớ hỏi nó có đi phì phăch (tức là phố hàng Quạt có hiệu Karaoke) khứ hồi (đi thêm lần khách nữa) nổi không? Nó bảo đi vườn hoa con cóc trước cửa Bắc Bộ Phủ ngồi đồng (tức ngồi trùm chăn làm ăn trên ghế đá) trong sương lạnh thì được chớ đi karaoke suốt đêm thì không nổi.
- Mẹ kiếp toàn là dân nắn bóp (tức Hàng Bột có động chị em ta chuyên mát xa), cá độ không xong thì ôm khoai từ (hàng khoai có nhà ngủ) cho thuê ca (1 giờ) ở đây phỏng theo chuyện tếu về một chị vắng chồng ở nhà chị đem khoai từ ra trước ngõ ngồi gọt, bất đồ chị ta cho
1 củ khoai vào hang cắc cớ rồi leo lên giường nằm đắp chăn rên hừ hừ như ốm nặng. Anh chồng về thấy thế đi mời thầy cúng lập đàn vái lia chia. Bổng đâu anh ta phát hứng cho cái củ tỏi vào miệng be rượu rồi rút ra không được. Mụ chủ nhà thấy thế phát cười to làm củ khoai văng ra ngoài. Con chó thấy củ khoai đã được gọt láng ngon lành bèn chạy lại. Anh thầy cúng nhơn lúc tình hình rối ren bèn mạnh dạn rút cái của quý ra. Thành ra cả hai đều khỏi bệnh. Anh chồng cảm ơn rối rít.
Ở đây ý nói là đi cá độ không nổi thì làm thế cho nó hạ hỏa nếu không thế thì đi Bê xê tê tức là hàng hòm luôn, bộ chính trị là bộ chính trị (không hiểu sao giai cấp công nhân xích lô lại tặng cho bộ tham mưu giai cấp cái tên hàng hòm vậy? Xã nghĩa là xả suôi (tiếng Sài Gòn xưa) hoặc xả láng đến sáng về luôn! Đi tiểm là tụ điểm, nói lái là tiểm đ...!
Anh bạn bảo tôi:
- Tôi ngồi trên xe nghe hai đồng chí xích lô "cặp tàu" lại với nhau, vừa đạp vừa nói chuyện râm ran không có vẻ sợ sệt ai cả. Tôi cứ để cho họ tha hồ phát huy cách mạng ngôn ngữ nên xe chạy huốc nhà tôi, đến ngã rẽ bên Hồ Tây, hai người chia tay nhau tôi mới bảo anh bạn quay trở lại Hàng Đậu và về hàng Bạc.
Anh bạn cười:
- Và ông đi khứ hồi đến đấy nhẩy! Gần đấy có "Đêm Màu Hồng"...các em nhót rồi xả sáng đêm với cái "của tự có", các em lắc "liên tu bất tận" ô kê...ô vờ nai.
Tôi nghe đồng chí xích lô nói danh từ nhiều đến điếc con ráy. Tôi ở lại Hà Nội 10 ngày gặp một người đồng nghiệp cũ. Anh ta trước kia viết báo không hiểu vì thời cuộc đẩy đưa như thế nào nay anh ta trở thành thi sĩ và...anh ta bảo nhỏ tôi: "Anh đừng có dính với tôi, công an nó để ý mệt anh lắm đó!" Do đó tôi chỉ tâm sự được có một buổi thôi. Tôi khai thác anh về danh từ mới của cách mạng nhưng muốn hiểu tại sao giai cấp xích lô và gia cấp "bụi" lại có ngôn ngữ riêng của họ, tôi phải nghe anh bạn kể một số chuyện để chứng minh.
Thí dụ tại sao Hàng Bột lại có tên là hàng nắn bóp? Là vì ở đường này có một hiệu bán bia đi với mát xa. Vô đó chỉ làm động tác tay nhẹ nhàng thôi, còn muốn xã thì phải đi phì phạch (câu thơ của Hồ Xuân Hương là "phì phạch trong lòng đã sướng chưa?" Nên Hàng Quạt đổi ra là hàng Phì Phạch vì ở đây có động công khai, công an biết mà không làm gì hay bị cú đấm mõm mà không động tới thì không rõ. Chơi đến tận cùng. Đó là khẩu hiệu dân chơi. Gái trong các vũ trường ngày xưa gọi là ca-ve (cavalière tức là gái nhảy thuê) bây giờ tiếng ca-ve bất lực, được thay vào bằng hai chữ "dân chơi" tức là các em nhảy cò mồi để gài độ khách.
Hàng Trống bên góc Hồ Hoàn Kiếm nơi đặt trụ sở báo Nhân Dân hồi trước, nhà in báo ở Phố Tràng Tiền. Dân xích lô lẫn dân thường đều ngang nhiên gọi là Nhân Dân "đánh cái trống thủng không văng ra tiền". Công an có nghe cũng lờ đi, coi như không nghe còn muốn bắt thì lý do gì?
Hàng Đào họ gọi là hàng đùi. Hàng Đẩy họ gọi là hàng đĩa, gộp lại là đùi đĩa. Vì ở Hàng Da, phố dài đông người. Những kẻ đa tình cứ đến đây tha hồ uống bia hơi không cần ôm, nhìn ra đường đếm những bộ đùi trần lên tới háng không biết cơ man nào mà kể, còn muốn xem (xem thôi) đĩa đủ loại thì xuống Hàng Đẩy.
Chặt đẹp, nhưng không có máu như đi nhảy phăng (fantasie) với dân chơi ở vũ trường. Mô na cô, Đêm Màu Hồng, Cút Bắt xong rồi nếu không muốn ngồi đồng thì "đi Liên Xô" ngồi dưới chân tượng Lê Nin trùm ni lông lại cũng có thể núp 5, 7 cặp. Hai năm qua khi Lê khả Phiêu chỉ thị những cán bộ trung cấp phải kê khai tài sản, thì họ lại có danh từ "đi khai tài sản" tức là đi Hàng Khai cũ, con phố thị tứ nhất có ngã tư Tràng Tiền. Sinh hoạt đẻ ra ngôn ngữ, trước đây không có Chợ Cơ Bắp, nay thì chợ này rất hấp dẫn, ở Giảng Võ, nơi đây người có tiền đến mua con ở, thằng Xe giá vài ba trăm đô tùy theo phẩm chất, đem về nhà muốn dùng vào việc khác thì cứ tự nhiên. Đàn bà con gái đã đành. Đàn ông và thanh niên cũng sáng giá lắm.
Hàng Mắm, Hàng Hòm lại được gọi là Hàng Hến, Hàng Sò (nghêu sò ốc hến, vở tuồng này bị cấm), gọi tắt là Bê-Xê-Hát và Bê-Xê-Tê.
Hàng Bồ gọi là Hàng Bịt hoặc Bồ Nhí. Hàng Cân gòi là Hàng Cán Cân (có lẽ do tiếng
"cán câu tạo hóa rơi đâu mất" trong 1 bài thơ Hồ Xuân Hương). Hàng Bún gọi là hàng "Đảng ta". Có lẽ họ muốn nói là đảng ta yếu như bún? Danh từ này được dùng công khai nhất là sau khi cộng sản cắt đất biên giới cho Trung Cộng. Hàng Vôi gọi là Hàng Lý Tưởng...có nghĩa là đảng bạc như vôi chăng? Anh bạn tôi kết luận:
- Tôi tiếp xúc với một nhà thơ, nhờ anh ấy giải thích nhưng có nhiều tên "hàng" chính anh cũng không rõ tại sao mà chỉ đoán mò thôi. Thí dụ như Hàng Bông thợ Ruộm họ gọi là hàng Xuân Hoàng, chúng tôi đoán điềm giải mộng kinh hoàng vì phố này chạy ngang bên hông Hỏa Lò, nhưng có người bảo là không phải ý đó. Xuân là cô Xuân, Hoàng là vàng. Tức là cô Xuân cô Vàng. Vụ này ở trong nước, chúng tôi nghe đầy tai. Cô Xuân bị trùm đầu bằng vãi nệm nhà thương còn cô Vàng thì bị siết cổ chết, xác thả xuống sông Hoàng Bồ, trên Tỉnh Cao Bằng, cho tuyệt tích.
Còn Hồ Hoàn Kiếm họ gọi là Hồ Tìm Kiếm. Dạo bờ hồ gọi là dạo tìm rùa v.v và v.v... Anh bạn tiếp: Trước kia đảng tự hào rằng nhân dân ta theo đảng tới kỳ cùng, ngày nay mới thấy
đảng xa rời dân và dân nói kháy, nói cạnh, nói khóe, như những lời phê bình đảng nhưng đảng không nghe, còn nhân dân thì cứ nói, và những vũ trường thì cứ mở cho trai gái hét với nhau. Cửa hàng Mộng Mơ, cái dấu nặng được dời địa điểm từ chữ Ô qua chữ Ơ thành ra Mông Mợ, vừa hét vừa ôm mông mợ!
- Hét là hò hét ấy hả? Nói không nghe, nên phải hét to chớ gì!
- Không phải đâu ông bạn "vịt" kiều ơi! Hét là xả, xả xuôi đó. Hai bên trai gái đều dùng
"của tự có" để hét với nhau, nhưng hét chưa đủ, hét rồi còn lắc nữa! Lắc tới cùng. Ông bạn ở Mỹ về qua trông có vẽ nhà quê lắm. Mỹ và ngoại quốc chơi không có bằng Việt Nam ta ngày nay đâu. Mộng Mơ không bằng mông mợ...Hí hí hí, bạn lạc hậu lắm!... Tác giả tập truyện này lấy tên bộ ba truyện là:
1.- Tôm Hùm Huýt Sáo.
2.- Hoàng Tử Lắc.
3.- Nữ Hoàng Trắng để giải thích tiếng Lắc, có lẻ bằng 1.500 trang tiểu thuyết, chữ lắc không có trong từ điển Đào Duy Anh, Khang Hy tự điển hay đại tự điển Encyclopédie đâu! Chỉ có trong tự điển ăn chơi xã hội chủ nghĩa thời hậu Khả Phiêu tức là đương thời Nông đức Mạnh vậy. Nay xin đặt tên sách như trên.
Bạn đọc thân mến,
Tôi thu thập tài liệu và tâm ngẫm quyển tiểu thuyết này hơn 10 năm qua. Khi cảm thấy tạm đủ chất liệu (từ năm 1998 rồi) tôi đâm ra suy nghĩ hoang mang với một câu: "Lương tâm của thời đại để ở đâu? Có nên viết ra hay không?". Khi tôi đã quyết định "viết", thì tôi lại đụng nhằm một câu hỏi khác. "Viết với phương pháp nào? Nói rõ ra là cách thể hiện đề tài". Trong phương pháp của nghề viết, có hai cách. Euclid và Sophocle có 2 phương pháp khác nhau như sau đây (nhưng tôi không nhớ rõ phương pháp nào của cụ nào).
1- Phương pháp thứ nhất là "viết ra như sự thực xảy ra". Đó tạm gọi là hiện thực chân phương, nghĩa là sự việc xảy ra như thế nào, viết ra như thế ấy. Không có nhưn nhị, bình luận gì
cả.
2- Phương pháp thứ hai là "viết ra như sự việc sẽ tiến tới đó". Phương pháp này cách mạng gọi, và tôi cũng đã từng đọc, từng học lúc ở Hà Nội: "mô tả sự việc theo hiện thực xã hội" (realisme socialiste). Tức là thấy cái mầm non nhú lên ở chỗ cuống lá vàng vừa rụng xuống. Hiện tượng nay được ông tổng bí thư Lê Duẫn dùng để huấn từ cho văn nghệ sĩ. Và sau đó được một anh chàng thi sĩ hạng ruồi diễn đạt ra bằng một bài thơ đăng trên báo Văn Nghệ Hà Nội, và được các thi sĩ "gật đầu" khen là "thợ xào". Nhưng rồi sau đó có vụ Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo có mang theo con chó "Leika" đâu vào thập niên 60 gì đó tôi quên mất rồi. Để ca ngợi thành công khoa học này thi sĩ Chế Lan Viên chơi chữ "Ôi chị Hằng Nga, cô gái Nga". Nhưng bạo hơn, có một thi sĩ khác, xin miễn nêu tên, dùng ngay tên chó đặt tên cho đứa con của mình mới chào đời: Bé Leika!
Bỗng nhiên tôi nhớ lại những việc xa xưa. Không biết để làm gì, vào cái lúc mà trí nhớ của tôi theo lệ thường thì không thể còn tốt nữa ở vào cái tuổi của tôi. Nhưng không hiểu tại sao nó cứ còn tốt? Giá mà nó xấu đi, nghĩa là quên đi, có hay hơn không?
Rồi tôi nhớ luôn đến 2 cái phương pháp thể hiện trong văn chương đã kể trên kia, tôi phân vân không biết mình nên dùng cái phương nào cho quyển truyện này. Nhưng không sao. Ở Việt Nam mình cũng có những bậc thầy: Tôi nhớ đến quyển truyện của Tô Hoài "Quê Người" tôi được đọc cách đây gần 50 năm mà tôi vẫn còn chưa quên. Quyển truyện mà ông viết lúc quá tuổi chơi dế một chút (như chính ông đã nói với tôi, tức là ngay sau quyển "Dế Mèn Phiêu Lưu Ký"), một quyển truyện mà tôi tưới nước mắt khi đọc, một quyển truyện mà chính tác giả, người đã viết
lượng tác phẩm chồng lên cao hơn bề cao của mình, cũng không có quyển nào hay hơn. Trong
"Quê Người", theo tôi thì tác giả dùng phương pháp thứ nhất, tức là "mô tả sự việc như tự nó".
Lẽ dĩ nhiên là vì hồi đó tác giả đâu có được ai truyền cho cái phương pháp "hiện thực xã hội chủ nghĩa" để mà viết "Quê Người". Tôi có tò mò hỏi anh: "Tại sao anh viết về những chuyện ở "quê nhà" mà anh lại đặt tên là "Quê Người"?" Anh trả lời: "Vì lúc tôi viết, tôi nghĩ là những người này rồi sẽ rời khỏi quê hương họ đi sống nơi khác tức là "Quê Người" vậy". Phải chăng quyển truyện này là một lời tiên tri? Dù sao thì nó cũng là một cách thể hiện nghệ thuật theo phương pháp thứ nhất, tức là "mô tả sự việc như tự nó".
Tôi thấy đây là phương pháp hay nhất, không biết vô tình hay cố ý mà Tô Hoài đã theo để viết quyển truyện hay nhất của đời ông. Tức là chỉ viết như nó xảy ra, còn suy tư, thêm nhưn thêm nhị là phần của độc giả.
Tôm Hùm Huýt Sáo Tôm Hùm Huýt Sáo - Xuân Vũ Tôm Hùm Huýt Sáo