Khi phải chống chọi với những thử thách của cuộc sống, bạn đừng vội nản lòng. Bởi đó là cơ hội tốt để những khả năng tiềm ẩn trong bạn có dịp được phát huy.

S. Young

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Số chương: 6
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 830 / 2
Cập nhật: 2016-06-02 00:13:32 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
ời của Trúc Đào 12 tuổi học lớp 6:
*
Thế là giấc mơ mặc áo dài đi học của tôi đã thành hiện thực.
Từ lúc còn ở lớp tiểu học, thấy má mỗi lần ra đường mặc áo dài màu hoàng yến, thiên thanh, hồng phấn hoặc có hoạ tiết cầu kỳ,mang đôi guốc cao gót hợp với màu áo trông tha thướt thanh lịch, hay chị Anh Đào trong chiếc áo dài trắng quần trắng tung tăng cùng các bạn đến trường, một tay cắp cặp một tay giử vành nón lá nghiêng nghiêng. Thỉnh thoảng cơn gió nhẹ thổi qua làm hai tà áo vờn bay, từ xa nhìn các chị đitrên đường như đàn bướm trắng khiến tôi thèm thuồng vô cùng. Mong cho chóng đến ngày vào trung học để được mặc áo dài như má như chị.
Sáng nay, ngày tựu trường, lần đầu tôi mặc áo dài lụa trắng, quần trắng, mang giầy sandale trắng, đội nón lá quai màu hồng phấn ( năm nay má mua cho cái nón lá, chứ mấy năm trước chỉ đội nón rơm vì má nói con nít đội nón rơm cho xinh xắn và phù hợp với tuổi ) lòng cứ lâng lâng sao ấy. Thấy mình người lớn hẳn ra. Má ngắm tôi rồi quay sang nói với ba:
- Anh nhìn kìa, con gái thứ ba hôm nay xinh đẹp chưa? Ba nhìn rồi khen:
- Ừ, con gái bửa nay người lớn hẳn ra. Cả ba công chúa đều xinh đẹp giống mẹ.
Ba tôi nịnh đầm dữ a. Anh ba Kiệt nhìn chị em gái cười tủm tỉm không nói gì.
Chị hai Anh Đào, anh ba Kiệt, bé Xuân Đào cũng đều tề chỉnh để đến trường. Chị Anh Đào đã mặc áo dài từ bốn năm nay nên quen rồi. Tuy nhiên mỗi đầu năm được má may cho hai bộ áo mới bằng tơ mịn nên chị ra vẻ thích thú lắm, cứ đứng trước gương chải tóc rồi xoay người ngắm vuốt mãi. Hình như tôi thấy hình dáng chị có cái gì khang khác với mọi năm mà chưa nghĩ ra. Bé Xuân Đào vẩn còn mặc đồng phục quần đen áo sơ mi trắng, bé nhìn hai chị với ánh mắt ngưỡng mộ ao ước, y hệt như tôi cách đây mấy tháng và nói:
- Ước sao thời gian qua thật mau đặng em được mặc áo dài như hai chị, chờ tới hai năm nửa lâu quá.
Đó cũng là tâm trạng của tôi trước đây nên tôi rất hiểu Xuân Đào.
Ngoài ra, năm nay được má đồng ý cho để tóc dài chứ không phải uốn tóc quăn quăn ngắn ngủn nửa. Vì mới nuôi tóc từ đầu năm nên chỉ chấm vai thôi, hy vọng sang năm sẽ dài đến giữa lưng. Nhìn mái tóc chị Anh Đào thấy bắt ham, đen nhánh mượt mà.
Hình như có anh nào hôm tết tặng thiệp xuân cho chị, phần trên là lời chúc, bên dưới kèm thêm mấy câu thơ:
Em đi bước nhẹ như làn gió
Thả tóc dài cho hoa bướm vương.
Đôi tà áo trắng đầy mộng tưởng.
Bao trái tim trai rụng xuống đường
( Dậy thì, Lê Thị Kim )
Buổi tối mấy chị em ngồi học bài, thấy chị mở thiệp ra xem rồi giấu giấu diếm diếm sợ ba má thấy,anh Kiệt hỏi làm gì chị hốt hoảng nên chị kể là anh Long học lớp 11 viết tùm lum. Anh Kiệt nói: Viết sao tùm lum? Chị đưa cho anh xem, tôi cũng tò mò ghé mắt dòm. Anh Kiệt nói:
- Anh nầy trồng cây si chị rồi.
- Ê đừng nói lớn ba má nghe
Trong bốn câu thơ đã đề cập đến hai mơ ước của mình, là chiếc áo dài và mái tóc dài nên tôi càng mong niên học lớp 5 kết thúc sớm để giấc mộng hoá thành hiện thực.
Ba chở Xuân Đào đi riêng trước khi vào ty làm việc. Anh Kiệt chạy xe đạp tìm bạn để cùng đến trường. Còn chị Anh Đào với tôi đi chung, chị nói:
- Từ nay hai chị em cùng đến trường với nhau rồi, thích chưa?
Buổi sáng khai giảng mọi học sinh các trường trong thị xã đều hiện diện, ai trường nấy lớp nấy nên đường phố rợp màu áo trắng vui ơi là vui. Chị Anh Đào gặp lại bạn chào hỏi tíu tít, tôi cũng tụ họp với nhóm bạn của mình đi tìm lớp.
Năm nay ngoài một số bạn cũ từ tiểu học, còn thêm nhiều bạn mới từ trường khác vào. Cả lớp có 60 học sinh, hơn phân nửa là nam. Điều tôi thích nhất là năm nay được học với nhiều thầy cô khác nhau cho mỗi môn, và có những môn mới lạ chưa từng nghe qua lúc ở tiểu học như lý hoá, Việt văn, Anh văn. Thấy mình người lớn hẳn lên.
Lần đầu mặc áo dài nên chúng tôi cảm thấy vừa thơi thới hãnh diện vừa ngượng nghịu vì chưa quen với hai tà áo. Lúc ngồi, có đứa kéo vạt choàng về phía trước, có đứa ngồi luôn trên vạt sau.
Rồi cũng quen dần đến nổi tôi thấy mặc áo dài đi học là chuyện tự nhiên thậm chí có hôm còn thấy vướng víu nữa là khác. Đó là những lần chúng tôi lợi dụng thời gian trông khi thầy cô nghỉ bịnh hay bận việc không đến lớp, trong lúc chờ tiết học tới chúng tôi kéo nhau ra phía sân sau trường chơi nhảy dây, chơi lò cò, lấy giấy xé nhỏ cột túm phần trên lại chơi đá cầu lông nửa chứ.
Lúc đó hai vạt áo cứ bay phất phới nên phải buộc lại bên hông một cục to, để chân trần chơi cho dể.Về nhà má thấy áo nhăn, đôi giầy sandale trắng giờ dính lem đất vì bàn chân dơ xỏ vào, má không rầy chỉ nói là: con phải cẩn thận chứ mặc quần trắng mà chơi đất dơ hết. Gần cuối năm, trường có xây thêm mấy phòng học. Lợi dụng lúc nào thợ nghỉ, chúng tôi lén kéo vào đó chơi trên nền xi măng cho sạch chút.
Chương trình học năm nay có nhiều môn, khá khó như toán lý hoá nhưng tôi rất thích môn kim văn, cổ văn, luận văn và Anh văn. Còn các môn vạn vật, sử địa, công dân giáo dụcnếu chịu khó nghe thầy cô giảng và siêng thuộc bài thì không đáng lo.
Môn nữ công thì về nhà tôi nhờ chị Anh Đào thêu dùm vì tôi rất vụng về trong việc cầm kim chỉ. Nhớ có một lần lúc chấm điểm mẫu thêu lược chỉ hay gì đó, cô hỏi tôi: bộ em luồn chỉ qua vải rồi rút hả? Tôi ngơ ngác vì có đụng tới miếng vải đâu mà biết, thậm chí còn không hiểu ý cô hỏi về cái gì nửa. Tôi ngồi như trời trồng, cô lập lại câu hỏi lần nữa, tôi vẫn tịnh khẩu như bình nhưng tim đập bình bịch. Cô thấy tôi run nên không hỏi nữa chỉ lắc đầu cười. Hú hồn! Tưởng bị phạt. Cô giáo thật hiền.
Chị Anh Đào rất khéo chuyện thêu thùa, tôi biết là chị dùng kim may từng mủi mà vì quá khéo léo đến nổi cô tưởng là luồn chỉ qua vải để rút thôi ( vì cô bị cận nặng mà ).Có lần thi lục cá nguyệt làm cái nón cho em bé, thêu hoa trang hoàng tuỳ ý. Chị Anh Đào cũng trỗ tài nên tôi được hạng nhất. Nhưng từ ngày cô hỏi tôi chuyện ấy, tôi tự thêu chứ không dám nhờ chị nữa vì sợ cô phát giác sự gian lận.
Nhân nhắc chị Anh Đào, nhớ ngày tựu trường tôi thấy chị mặc áo dài mới trông chị có cái gì khang khác mà không tìm ra. Nay thì tôi biết rồi, vì chị có mặc thêm cái soutien-gorge ( áo nâng ngực ) nên trông chị ra dáng thiếu nữ điệu đà lắm, chỉ thua má tôi thôi.Tôi thấy chị giặt phơi cái áo ngộ nghỉnh ấy kế bên cái của má, hi hi. Ủa?! Mà hình như chị đã...có ngực từ hai, ba năm nay rồi cơ mà, chắc là tôi không để ý đó thôi. Thỉnh thoảng tôi thấy má với chị trao đổi câu chuyện gì có vẻ hơi bí mật, tôi chỉ hiểu loáng thoáng nhưng bản năng bảo tôi là đừng có tò mò, khi lớn lên tôi tự khắc sẽ biết.
Mấy chuyện nầy thuộc về “vấn đề tế nhị “ của người lớn nên sau đó tôi cũng quên ngay.
Đi học về, ăn cơm xong là tôi với Xuân Đào rủ nhau qua bên hông nhà chơi bán hàng, thỉnh thoảng có nhiều đám lục bình trôi tắp vào bến sau, hai chị em kéo lên bờ. Lấy thân cây làm bánh mì, lá xé nhỏ làm bún, còn hoa tím cắm vào cái ly thuỷ tinh chưng cho đẹp.
Có ngày chúng tôi hái bông dâm bụt đỏ kết thành xâu choàng quanh cổ, lấy lá chuối cuốn lại làm micro giả làm ca sĩ hát:
Tình bằng có cái trống cơm
Khen ai khéo vỗ
Ố mấy bông mà nên bông
Ố mấy bông mà nên bông
Một đàn tang tình con xít
Một đàn tang tình con xít
Ố mấy lội, lội, lội sông
Ố mấy đi tìm, em nhớ thương ai
( Trống Cơm, dân ca )
Tôi nghĩ ra nhiều trò chơi rất lý thú với cái tuổi con gái 12 của mình.
Buổi tối bốn chị em quây quần quanh chiếc bàn chữ nhật học bài trong khi ba nằm đu đưa trên võng đọc báo hay kể những chuyện xảy ra chỗ ty ba làm cho má nghe ở góc xa để chị em tôi không bị phân tán tư tưởng. Má sau một ngày bếp núc may vá mệt nhọc, giờ nghỉ ngơi trên chiếc ghế bố kê cạnh võng. Cảnh gia đình đầm ấm làm sao!
Tôi hơi yếu môn hình học nên phải nhờ anh Kiệt giảng. Có lần bài tập của anh nhiều nên không dạy tôi được, hôm sau vào lớp xui thế nào thầy cho đúng vào đề tài đó, tôi chỉ làm được hơn phân nửa. Thế là tôi chỉ có 12 điểm.
Trong lớp có“thằng” Đằng mới vào học chung, lúc trước chả biết “nó” học ở đâu. Nó hầu như môn nào cũng giỏi, nhất là toán và lý hoá. Tôi bị thua điểm nó ở hai môn nầy hoài, nhưng nhờ siêng nên mấy môn khác bù qua nhất là Việt văn. Đó là môn yêu thích nhất của tôi. Đến giờ cổ văn, tôi rất thích được học những câu ca dao tục ngữ như:
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà.
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu.... ( Ca dao VN )
Hoặc giải thích ý nghĩa của bài Thằng Bờm:
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi một xâu cá mè
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười
Bờm tuy chỉ là một cậu bé nhà quê chân chất, nhưng đủ sáng suốt để không bị phú ông lừa bịp bằng những cái bánh vẽ ảo tưởngxa vời, chả giúp làm đầy bao tử bằng nắm xôi là điều thực tế trước mắt Bờm đang cần.
Tôi say sưa lắng nghe cô giảng những bài kim văn của các tác giả Thanh Tịnh, Khái Hưng, Nhất Linh...nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Tôi vốn mê đọc sách từ lúc bắt đầu biết chữ rồi.
Cái “thằng” Đằng nầy, lúc trước tôi chẳng quan tâm gì đến “nó”. Hồi đầu niên học mỗi tháng xếp hạng nó luôn đứng nhất. Nhưng từ cái hôm nó bịnh nghỉ khá lâu nên mất điểm toán, thế là tháng đó bị sụt hạng sau tôi và Quân, khi hết bịnh đi học lại nó cứ nhìn tôi gườm gườm. Rồi một lần tụi con trai cả lớp cúp cua đi xem mấy anh đệ nhất ( lớp 12 ) tranh tài đấu bóng chuyền, nghe nói có anh của nó trong số đó. Tụi con trai bị zero điểm, tôi lại chiếm đầu bảng, nó hình như căm thù tôi lắm. Tôi chả thèm tức làm gì, đối với tôi mấy đứa con trai học chung tôi xem như con nít hết. Ai đời vô trung học rồi mà còn chơi bắn bi, đá dế, ôm nhau vật lộn coi ai mạnh hơn ai, sao mà tôi nể phục cho được.
( à, nói vậy chứ chính tôi cũng còn chơi nhà chòi đây thôi. Có điều con gái thì...được quyền chớ bộ )
Anh Kiệt lớn hơn tôi hai tuổi mà tôi còn thấy đôi khi ảnh xử sự giống con nít nửa đây, huống gì mấy đứa học chung. Trong lớp rất nhiều người lớn hơn tôi 3,4 tuổi lận như anh Nam trưởng lớp, chị Lành... Nhưng cái tên Đằng nầy chắc chỉ bằng tuổi tôi, vì nó đâu có cao hơn tôi mà cái mặt cũng non choẹt. Đã vậy còn tánh nhỏ mọn giống con gái, thật là buồn cười.
Như lần tôi nộp bài Anh văn sớm nên được 20 điểm, nó tức xanh mặt. Rồi lần sau nó thắng, khi đi ngang tôi nó vênh mặt đắc chí bị tôi ngó lơ ý cho thấy là tôi chẳng thèm chấp với đứa con nít. Lần thứ ba nó hấp tấp nên làm sai bị tôithắng nửa, quê quá chừng. Giờ ra chơi nó ngồi xụ mặt trong lớp không ra sân đùa giỡn như mọi khi. Cho đáng đời cái tánh háo thắng.
Từ đó về sau tôi với nó có sự cạnh tranh ngầm. Các môn khác chúng tôi tương đương nhau, chỉ toán và lý hoá tôi cố lắm cũng bằng chứ không vượt qua nó được.Công nhận tên nầy học giỏi thật.
Mà lạ thật nha. Trong lớp có Quân cũng học rất giỏi, luôn thay phiên chiếm nhất nhì với Đằng mà sao thằng quỉ nầy không ganh tức với Quân, lại đi cố chấp với tôi nhỉ? Hay tại nó có quan niệm trọng nam khinh nữ, nghĩ con gái kém thông minh nó có thua Quân cũng chả sao, nhưng nếu thua con gái thì nhục nhã?
Suy luận như vậy khiến tôi càng ghét Đằng. Hể chỗ nào bạn bè đang chuyện trò như bắp rang mà thoáng thấy nó sáp lại là tôi mất vui, ngừng nói luôn.Thầm mong có dịp hạ bệ cái tự cao tự đại của nó một lần cho bỏ ghét.
Một chiều nọ tôi cùng chị Anh Đào ra phố mua ít giấy trang trí để chuẩn bị buổi tối mừng sinh nhật 16 tuổi của chị. Trên đường về bỗng nghe từ xa tiếng ai hát như vịt, đạp xe bằng một tay, còn tay kia giơ chai gì lên trời vung vẫy. Chiếc xe lượn qua lượn lại trên đường vắng xe cộ, ngó kỷ thì ra là tên Đằng, tưởng mình là anh hùng trên xa lộ chắc. Thấy tôi, nó trố mắt ra vẻ ngạc nhiên lắm. Chắc lần đầu tiên thấy tôi mặc áo đầm lạ quá nên mãi nhìn bị vấp cục đá to té lăn giữa đường cái rầm thật mạnh.
Chị Anh Đào chạy lại giúp, tôi bất đắc dĩ cũng theo chị, nhưng đứng sớ rớ không chào gì hết. Đến lúc Đằng lồm cồm gượng đứng lên đau đớn vì cả người đập xuống đường nhựa, tay chảy máu bị mảnh chai cắt cố leo lên yên xe, lòng tôi gợn lên một chút tội nghiệp. Dù sao Đằng cũng chỉ là một nhóc con 12 tuổi như tôi thôi mà. Đây là chuyện tai nạn, đáng lẽ tôi phải tỏ ra quan tâm hơn chứ đâu có đứng im thin thít như không quen biết vậy. Về nhà rồi tôi mới cảm thấy ân hận sao mình vô tình thế, tự nhủ mai tôi chờ không có ai sẽ hỏi xem nó có đau không.
Nhưng một phần lòng kiêu hãnh của tôi quá cao, một phần tôi ngượng nghịu không muốn bắt chuyện trước nên hôm sau vào lớp tôi vẫn giử vẻ mặt phớt lờ, dù biết Đằng quan sát tôi. “Ta là người tế nhị, có giáo dục nhé nhà mi”, tôi nghĩ thầm.
Với lại dư hương buổi sinh nhật tối qua của chị Anh Đào vẫn còn chiếm trọn tâm trí tôi, không có chỗ cho những điều tủn mủn nhỏ nhặt đời thường nữa.
Chị mặc áo đầm trắng bằng vải voan mỏng má may hai lớptrông như thiên thần. Có các anh chị bạn của chị đến dự, họ trò chuyện cười đùa tự nhiên nhưng lịch sự không gây ồn ào. Anh Kiệt cũng hoà vào các cuộc đàm thoại, chỉ
có tôi và Xuân Đào là gần như im lặng ngắm mọi người với sự ái mộ cao. Nhủ thầm vài ba năm nữa mình cũng trở thành một thục nữ trang nhã như các chị vậy.
Vài ngày sau chị Anh Đào nhận được bài thơ anh Long viết tặng nữa:
Em rạng ngời đôi mắt thuỷ tinh
Mười ngón tay dạo nhạc ân tình
Giờ đã đến nến hồng thắp sáng
Mộng ứ tràn xiêm áo lung linh
Đứng trang nghiêm thanh thoát dáng tiên
Mấp máp môi non lời dịu hiền
Giờ cắt bánh nến hồng vụt tắt
Chở đêm về ru giấc hồn nhiên
( Mùa sinh nhật của chim, Th.H )
Anh Kiệt lại trêu, chị Anh Đào miệng chối lia nhưng tôi thấy đôi mắt chị long lanh. Người lớn lạ thật nhỉ.
Tiếc là tôi và chị cách nhau đến bốn tuổi nên chị không thể tâm tình được.
Vả lại, tôi vẩn còn rất ham chơi nhà chòi với Xuân Đào. Mỗi lần chúng tôi bày mỗi trò khác nhau. Sau kỳ thi lục cá nguyệt thứ nhất, buổi trưa chúa nhật nọ hai chị em tôi đang chơi búp bê. Tôi đóng vai làm mẹ em bé mấy tháng tuổi. Đang giả bộ đi dạo công viên, tức là chung quanh sân vừa bế con vừa ầu ơ vì nó khóc đòi sữa. Đang đong đưa ru nó nín khóc tôi có cảm giác bị nhìn trộm lúc đi gần tới hàng rào dâm bụt. Ngẫng lên, thấy tên Đằng đang đậu xe ngoài đường ngóng cổ ngó vô. Quá bất ngờ, tôi đứng chết sững. Trời ơi thật là quê, chắc hắn đã nghe hết những lời chị em tôi trao đổi với nhau rồi. Nào là “con của chị khóc”, nào là “ con nín đi mẹ thương “... Xấu hổ quá, tôi vụt chạy nhanh vào nhà. Xuân Đào cũng nối gót theo, hỏi:
- Ai đứng rình mình vậy chị có biết không?
- Biết, tên đó học chung lớp với chị đó. Quê quá rồi, chắc thế nào mai vào lớp hắn cũng kể cho các bạn nghe.
Hai chị em cười nghiêng ngữa vì mắc cở.
Hôm sau vào lớp gặp Đằng, tôi nhìn thẳng vào mắt hắn xem phản ứng thế nào chớ không thèm giả lơ như thường ngày nữa. Muốn để hắn hiểu rằng nếu hắn đem kể chuyện này ra thì tôi sẽ coi khinh hắn như...như gì nhỉ? Ừ, thì như “thằng Đằng “vậy.
Tối nọ giờ học bài, tôi kể chuyện tụi con trai phá phách ở lớp thì bị chị Anh Đào, anh Kiệt chỉnh:
- Sao Trúc Đào cứ gọi các bạn là “thằng nầy, con nọ” hoài thế? Nghe không hay chút nào. Con gái phải tập nói chuyện thanh tao lịch sự chứ đừng dùng danh từ thô kệch vậy nữa.
Tôi ngượng quá, cố cãi:
- Có sao đâu, tụi em quen gọi nhau mầy tao hồi nào tới giờ. Ai lớn tuổi hơn thì em mới gọi bằng anh chị.
- Từ nay em tập sửa lại đi, đừng gọi vậy nghe xấu lắm, nhất là từ miệng một cô gái xinh xắn như em đó.
Giờ tôi tạm gọi là “hắn” chứ không thể kêu là “anh” được. Trời, là anh hả?Cái người tối ngày lo tranh điểm với con gái mà đòi làm anh tôi sao!
Khi tôi nhìn Đằng thì hắn cũng nhìn sâu vào mắt tôi đáp trả. Lần nầy tôi không thấy nét khiêu khích hung hăng nào. Rất trong sáng, chân thành. Một tiếng chuông tưởng tượng khẽ vang lên trong đầu như báo hiệu trận chiến ngầm của chúng tôi nay kết thúc, sẽ không còn sự tỵ hiềm thù ghét nào nữa, tôi nghĩ thế.
Kể từ ngày đó, thái độ Đằng có thay đổi thật. Hình như hắn tìm cơ hội để trò chuyện với tôi hay sao ấy nhưng thấy tôi thờ ơ nên ngại không dám nói trực tiếp mà chỉ phụ hoạ khi Quân, Mạnh, Phú, Thi khen tôi tháng nầy được mấy cái 20 Anh văn thế nào cũng đứng nhất, hắn nói:
- Chắc chắn Trúc Đào hạng nhất rồi, học giỏi mà.
- Cám ơn đã nghĩ tốt cho “tui”, tôi trả lời.
Một hôm Oanh hái một chùm hoa mầu hồng rất đẹp của nhà ai trên đường đi học mang vào lớp khoe. Mọi người trầm trồ mà không biết hoa gì, thì Đằng từ đâu chen vào nói:
- Tui biết hoa nầy, trong sân nhà tui có trồng đó là trúc đào, hương thơm lắm.
- A vậy trùng tên với Trúc Đào nhà ta rồi.
- Ngoài ra, má tui còn trồng cây tử đằng nữa. Hắn thêm vừa liếc chừng tôi. Bọn con gái nhao nhao:
- Ô thế à, cây như thế nào? Giống tên của Đằng thế. Tui chỉ nghe nói chứ chưa thấy, bửa nào tụi tui lại nhà Đằng xem được không? Hình như có hoa cát đằng nửa, là một hả?
Đằng giải thích:
- Không, là hai loại cũng có hoa màu tím nhưng khác nhau hẳn. Hoa cát đằng hình nón có 5 thuỳ nở thành cụm,không có mùi thơm. Còn tử đằng là loại cây mọc cao phải làm giàn cho nó leo để hoa nở rủ xuống có chùm dài mấy tấc mùi rất thơm. Hoa tượng trưng cho tình yên vĩnh cửu. Nó ra hoa hồi tháng tư tới giờ, nếu ai thích thì chúa nhựt nầy lại nhà tui xem.
Chị Lành chọc:
- Chà Đằng coi bộ rành về hoa quá ta. Tưởng chỉ biết học với chơi chạy đua, bắn bi thôi chứ
- Nghe má em giải thích vậy với khách tới chơi nên em biết, Đằng hơi đỏ mặt biện hộ.
Cả bọn bàn nhau chúa nhật lại nhà Đằng xem hoa rủ tôi cùng đi, nhưng tôi kiếm cớ thoái thoát chả biết vì sao nữa. Thứ hai tụi con gái vô kể chuyện, nói ba má Đằng rất hiếu khách còn đãi bạn của con ăn chè thập cẩm ngon quá trời. Mấy anh của Đằng góp chuyện vui vẻ lắm.
Nhà tôi không trồng tử đằng, trúc đào mà trồng những loại dể thương khác như ti gôn, tơ hồng, huệ trắng, mai vàng tứ quí, hoa dành dành (thuỷ hoàng chi) màu trắng đẹp và thơm đâu thua gì hoa sứ hoa lài,bông giấy đặc biệt hai màu trắng tím trên cùng một chùm, bông trang.v..v... Những loại hoa vì quen nhìn nên không thấy trân trọng nữa, nhưng nó thân thiết gần gũi dính liền với tuổi thơ tôi nên trở thành vô giá.
Ngày bãi trường tới. Kết quả công bố Đằng lãnh thưởng hạng nhất, Quân nhì, tôi ba. Tôi mừng vì có ba tháng tự do chơi đùa không phải lo bài vở. Tôi phải tận hưởng tối đa có thể.
Giã từ các bạn, hẹn ba tháng sau gặp lại
Tơ Lòng Còn Vương Tơ Lòng Còn Vương - Thanh Hà Switzerland