A good book is always on tap; it may be decanted and drunk a hundred times, and it is still there for further imbibement.

Holbrook Jackson

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 121
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 572 / 2
Cập nhật: 2017-09-25 04:34:44 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 83: Vẫn Đầy Người Triết Vẫn Nhiều Người Mưu (Thượng)
uổi tối không đứng đắn nhưng đến ban ngày, phu thê hai người ai nấy đều đoan chính lễ độ. Hôm sau, Trương Mại mở cửa từ đường, sai người quét dọn, lau rửa dụng cụ cúng bái, thỉnh linh vị, rất có khí thế của người làm chủ. A Trì sai người quét tước phòng chính, chuẩn bị treo di ảnh. Cả Ngụy quốc công phủ, trong ngoài trên dưới đều rất bận rộn.
Bận đến trưa, đầu tiên là thê tử của Trương Cẩm Thẩm thị sang nói chuyện hồi lâu, kế đó là thê tử của Trương Dũ Đường thị tới ngồi một lát. Giọng điệu hai người đều giống nhau:
- Con ngoan, con vừa mới đến, có gì không hiểu cứ qua hỏi ta. Nếu cần giúp đỡ, tuyệt đối đừng khách sáo.
A Trì cười đáp:
- Dạ, đều là người trong nhà, con nhất định không khách sáo.
Buổi chiều, thê tử của Trương Thư Vũ thị, thê tử của Trương Mậu Tề thị, thê tử của Trương Ý Chân thị, thê tử của Trương Thái Lư thị, hoặc hai người cùng đến hoặc một mình đến, đều nói cười vui vẻ:
- Một gia đình lớn như vậy, đúng là làm khó con rồi. May là con giỏi giang chứ đổi thành người khác, còn không biết thành cái dạng gì nữa.
Đều là tới lấy lòng.
Thái phu nhân Lâm thị lực sát thương mạnh mấy ngày qua đau ngực, không ra khỏi cửa, không gặp ai; Tô thị khăng khăng cố chấp vẫn đang bệnh nằm trên giường không dậy nổi. Nhìn kỹ lại, Ngụy quốc công phủ hình như không có ai muốn tới quấy rối mình. A Trì xem lại từ đầu đến cuối, đây phải chăng có nghĩa là, khách điếm ở tạm một tháng này sẽ vô cùng thuận lợi, không có sóng gió?
Mặt trời lên đến đỉnh đầu, A Trì sai người chuẩn bị trà nước điểm tâm, yên tĩnh uống trà trưa. Công việc vất vả, hẳn là cần nghỉ ngơi một chút. Trà gừng hương vị đậm đà, bánh dứa mềm xốp ngon miệng, A Trì ăn rất hưởng thụ.
Sau khi uống trà trưa, nữ nhi của Trương Khẩn Trương Vũ tiểu cô nương khoan thai bước đến:
- Biết tẩu năm mới nhất định muốn thưởng hà bao cho tiểu hài tử nên muội tự tay thêu mấy cái, nếu tẩu không chê xin nhận lấy.
Trong giỏ trúc nhỏ khéo léo là mấy chục hà bao bằng gấm xinh xắn, không biết đã tốn bao nhiêu tâm tư của tiểu cô nương đây.
A Trì mỉm cười cám ơn:
- Muội muội phí tâm rồi, đa tạ.
A Trì giữ nàng ấy lại uống trà, trò chuyện một lát, thấy nàng ấy cười nói tự nhiên, dường như cũng không có ý gì khác thì không nghĩ nhiều nữa.
Sau khi Trương Vũ rời đi, thị nữ Khê Đằng hầu hạ bên cạnh hiểu rõ nội tình Ngụy quốc công phủ vẻ mặt thở dài:
- Không biết thập nhị tiểu thư làm ngày làm đêm thế nào mới làm ra được.
Trương Vũ đứng thứ mười hai trong những người đồng lứa ở phủ.
A Trì không xác định nhìn vào giỏ trúc, làm cái này rất tốn sức? Nàng không giỏi thêu thùa may vá, thêu một cái hà bao mất bao nhiêu thời gian, nàng hầu như không có tí khái niệm nào. Khê Đằng hé môi cười:
- Phu nhân, đồ của thập nhị tiểu thư đều là tự làm lấy, chứ phòng châm tuyến đâu có quản? Tam phu nhân lại đang bệnh, mọi việc trong nhà đều do một tay nàng ấy lo liệu. Có thể làm ra những thứ này mang tới là rất không dễ dàng.
A Trì chậm rãi nói:
- Ngươi biết rõ chuyện của thập nhị tiểu thư nhỉ.
Khê Đằng đỏ mặt, ngượng ngùng:
- Trách nhiệm của nô tỳ, bất cứ chuyện gì trong phủ, nô tỳ cũng phải biết, phu nhân nếu hỏi, nô tỳ lúc nào cũng có thể bẩm báo. Phu nhân, nô tỳ thấy thập nhị tiểu thư thật đáng thương, gặp phải mẹ ruột như tam phu nhân vậy, thập nhị tiểu thư………..không dễ dàng.
Có người mẹ hồ đồ như vậy, rất đáng lo.
Bội A và Tri Bạch mỗi người bê một khay lớn tiền mừng tuổi tiến vào:
- Phu nhân, vàng năm trăm thỏi, bạc cũng năm trăm thỏi.
Thỏi vàng, thỏi bạc là để Tết thưởng cho tiểu hài tử, có hình như ý, hình hoa mai, kiểu dáng rất xinh xắn, đều ngụ ý may mắn, tốt lành.
Sẽ không có một ngàn tiểu hài tử tới chúc Tết đâu nhỉ? A Trì căn dặn:
- Vàng, bạc mỗi thứ lấy một trăm thỏi, đem qua cho thập nhị tiểu thư.
Khê Đằng nhanh nhẹn đáp ứng, xoay người tự mình đưa đi.
- Phu nhân nói, sợ tam phu nhân bệnh, những chuyện nhỏ này không ai nghĩ đến mới sai nô tỳ mang qua.
Trương Vũ cảm kích liên tục đa tạ:
- Phải đó, mẫu thân vừa bệnh, rất nhiều chuyện đều kéo tới. Đa tạ phu nhân nhọc tâm nghĩ đến, Khê Đằng tỷ tỷ, hôm nay thời tiết lạnh lẽo mà phiền tỷ đi một chuyến, thật áy náy.
Khê Đằng cười nói:
- Không đáng gì đâu.
Nàng cáo từ Trương Vũ, trở về Gia Vinh Đường.
A Trì làm Ngụy quốc công phu nhân, đối với tình hình kinh tế của mọi người trong Ngụy quốc công phủ cũng hiểu được đại khái.
Trong quốc công phủ, chi lớn và chi thứ năm nhậm chức bên ngoài, quanh năm không ở kinh thành; Ngụy quốc công đương nhiệm Trương Mại là thứ tôn chi thứ ba; Trương Chiêu chi thứ tư tuy đã trí sĩ nhưng năm đó biết cách làm quan, tài sản do làm quan mà có rất phong phú, thê tử Vũ thị của Trương Chiêu giỏi lo liệu việc nhà, việc buôn bán nên chi thứ tư vô cùng giàu có; Trương Cẩm chi thứ sáu vốn là tiểu nhi tử không biết tính toán, không có tiền đồ, toàn dựa vào quốc công phủ sống qua ngày. Về sau, Trương Tịnh trưởng thành mời Trương Cẩm giúp trông coi Tọa Vong Các, mấy năm gần đây, Trương Cẩm cũng tích trữ được không ít gia sản.
Khốn khó chính là hai thứ tử chi thứ hai. Thái phu nhân Lâm thị chi thứ hai cực kỳ giàu có nhưng không thích Trương Khẩn, Trương Dũ, càng không chịu duỗi tay với hai nhà họ. Chi thứ hai không phân gia nên trong tay Trương Khẩn, Trương Dũ không có sản nghiệp, đều dựa vào tiền tiêu hàng tháng của quốc công phủ sống qua ngày.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân Trương Khẩn sợ vợ: trong tay ông không có tiền, cũng không có bản lãnh kiếm tiền, chỉ dựa vào tiền tiêu hàng tháng sao đủ dùng? Nếu có chuyện khẩn cấp, không thể thiếu việc dùng đến đồ cưới của Tô thị. Cứ thế, Trương Khẩn ở trước mặt thê tử không hề có chút phân lượng nào.
Trương Dũ so với Trương Khẩn tốt hơn một chút. Ông dẻo miệng, tính tình mềm mỏng, quan hệ với mọi người trong phủ ngoài phủ đều không tệ nên kiếm được một chân trong Ngũ thành binh mã ti, xem như có chút thu nhập. Bởi vậy, Trương Dũ ít nhất có thể nuôi được gia đình.
Sau khi chính thê của Trương Dũ qua đời, ông theo lời mai mối cưới nữ nhi một quan viên cửu phẩm là Đường thị về làm kế thất. Đường thị trẻ tuổi xinh đẹp nhưng đồ cưới hơi ít, chẳng qua Đường thị cùng Trương Dũ rất hòa hợp, Trương Dũ ngoài sáng trong tối đều bênh vực bà, cho bà chỗ dựa. Bởi vậy, Đường thị tuy là kế thất nhưng không ai vì thế mà xem thường bà.
Hai người vợ của thứ tử chi thứ hai, Tô thị là chính thất, Đường thị là kế thất; khi sức khỏe Tô thị tốt thì thường hầu hạ thái phu nhân Lâm thị, còn Đường thị bình thường không hề theo nịnh nọt thái phu nhân, ngoại trừ hành lễ vấn an theo thông lệ thì cực ít khi đặt chân đến chỗ Lâm thị.
Cũng thú vị. A Trì đem mọi người, mọi chuyện của Ngụy quốc công phủ suy nghĩ một lần, khóe môi khẽ hiện lên ý cười. Bất luận kiếp trước hay kiếp này, A Trì đều tin vào tầm quan trọng của cơ sở kinh tế. Dĩ nhiên, ở kiếp này, chỉ có cơ sở kinh tế thì còn xa mới đủ, muốn sống dễ chịu nơi thế giới này còn phải có quyền thế và thực lực.
Từ biểu hiện bên ngoài cho thấy Tô thị rất hiếu kính, tôn trọng thái phu nhân, đối với thái phu nhân luôn nói gì nghe nấy, ngoan ngoãn vâng lời, đây chỉ đơn thuần vì đạo hiếu sao? A Trì không tin tưởng lắm. Nàng nghiêng về suy nghĩ có liên quan đến lợi ích hơn.
Mặt trời còn chưa xuống núi, Trương Đồng cùng với sư công, hai ông cháu ngồi xe ngựa thong thả đến.
- Hai người vậy mà dám không về nhà! Thôi, hai người không về thì hai ta qua đây chứ sao.
Trương Đồng đầu tiên là lên mặt chỉ trích, tiếp đó cười hì hì.
Lão gia tử tóc bạc mặt ủ mày chau:
- Tiểu cô nương, sư công không có giày mang. Đôi giày này không xứng với áo bào đỏ và kim quan.
Tết phải mang gì đây, thực làm người ta đau đầu mà.
A Trì dỗ sư công như dỗ hài tử:
- Giày để tối nay con suy nghĩ, nhất định sẽ cho sư công một đôi tiện lợi, vừa chân lại oai phong đẹp mắt! Bây giờ sắp cơm tối rồi, chúng ta tập trung nghĩ xem muốn ăn cái gì, ăn thế nào, có được không?
Sư công cao hứng:
- Muốn ăn thịt! Mùa đông ăn thịt dê hầm, vừa ngon vừa mềm. Tiểu cô nương, trước đây nhà con có đưa qua cháo thịt bò, ăn cũng rất ngon.
Trương Đồng ngồi chọn món:
- Muội muốn ăn cá! Cá gì miễn tươi là được, đem hấp; một ít rau xanh, đem xào; thêm ít gỏi cũng được, trình bày đẹp chút.
Đến khi Trương Mại quay lại thì bữa tối đã được dọn lên, ngoài rau cải ra, món gỏi kia quả thật phù hợp với yêu cầu của Trương Đồng: tuy là thịt bò thông thường nhưng được xếp thành hình chữ Vạn (万) xinh đẹp. Bên cạnh thịt bò là hoa hồng được khắc tỉ mỉ, những lớp cánh hoa màu hồng nhạt, tự nhiên, xinh đẹp nở trên mâm sứ trắng óng ánh, tạo phong cảnh điền viên lay động lòng người.
- Đẹp làm người ta vừa nhìn là muốn ăn!
Trương Đồng gắp một miếng thịt bò cho vào miệng. Thịt bò mềm mại nhiều nước, hương vị hấp dẫn, dạ dày kén ăn thế nào cũng không thể soi mói. Cảm giác mùi vị tuyệt vời tràn ngập trong miệng, Trương Đồng thích thú gắp thêm một miếng:
- Đã ăn là muốn ăn nữa!
Sư công vui vẻ húp cháo thịt bò. Ông trước đây quen ăn miếng thịt to uống chén rượu lớn, mấy năm gần đây được Du Nhiên từ từ dẫn dắt nên ăn uống cũng dần tinh tế hơn. A Trì càng có công lao vĩ đại, có thể dụ sư công ngày càng thích húp cháo--------sư công tuổi đã lớn, húp cháo sẽ tốt cho tiêu hóa.
A Trì sai người đem một đĩa rau xào đặt trước mặt Trương Mại, nghịch ngợm nháy nháy mắt với hắn. “Ngoan, ăn rau sẽ ngày càng xinh đẹp, tỷ tỷ mới thích ngươi!” Trương Mại nhìn ánh mắt nàng, nhớ tới lời nàng từng nói, vừa yêu vừa bực mình.
Xem ta buổi tối trừng trị nàng thế nào! Trương Mại lườm A Trì, hung hăng gắp một đũa rau, rồi hung hăng nuốt. A Trì ra vẻ sợ hãi, ai u, ăn như chàng sẽ khó tiêu đó nha.
Sau bữa tối, phu thê hai người theo sư công đến Thanh Dương Viện cách Gia Vinh Đường không xa:
- Sư công ở đây có được không? Cách chỗ tụi con rất gần. Những thứ bình thường ngài thích chơi đều đã chuẩn bị tốt cho ngài rồi. Sư công có vừa ý không?
Sư công vô cùng vui vẻ:
- Vừa ý, vừa ý!
A Mại là hài tử tốt, tiểu cô nương cũng là hài tử tốt, nghĩ cho sư công rất chu đáo!
Tuy vô cùng vừa ý nhưng sư công vẫn kiên trì muốn về Bình Bắc hầu phủ. Ở lại? Không đâu. Hai đứa nhỏ mới tân hôn, lão đầu tử theo làm loạn cái gì.
Không lay chuyển được sư công, Trương Mại cùng A Trì đành phải ngồi lên xe, đưa sư công và Đồng Đồng về Bình Bắc hầu phủ. Xe ngựa rộng rãi to lớn, bốn người ngồi cũng rất thoải mái.
Trương Đồng cười nói:
- Hai người cần gì phải đi theo chứ? Muội có cao thủ như sư công bảo vệ mà hai người vẫn không yên tâm. Nhị ca nhị tẩu đối với tiểu muội duy nhất là muội đây thực quá quan tâm yêu quý rồi, xấu hổ, xấu hổ.
- Tự mình đa tình.
Trương Mại ở gần đưa tay xoa đầu muội muội:
- Ta và nhị tẩu muội rõ ràng là hiếu thuận với sư công có được không? Đồng Đồng, không liên quan gì tới muội hết.
Trương Đồng đến ngồi cạnh A Trì, ôm cánh tay nàng tố cáo:
- Nhị tẩu, nhị ca luôn ăn hiếp muội! Hồi nhỏ, mẫu thân muốn đánh muội, phụ thân giơ muội lên thật cao, mẫu thân đánh không tới đành hết cách. Tẩu đoán xem thế nào? Nhị ca vậy mà muốn làm cái thang!
Đem thang đến, không phải là đánh tới rồi sao.
A Trì bật cười, hai huynh muội này là một đôi dở hơi! Đồng Đồng hẳn là bướng bỉnh quậy phá gây họa, mẹ muốn đánh, cha không nỡ. Trọng Khải cũng không bớt việc, còn muốn làm cái thang!
A Trì cố nén cười:
- Xin thỉnh giáo một chút. Chàng làm cái thang vậy chỗ gác chân là chỗ nào?
Phụ thân trong tay giơ muội muội, chiếc thang là chàng ……….làm thế nào gác chân?
- Cái này mà cũng hỏi.
Trương Mại ra vẻ khinh thường:
- Đương nhiên là gác trên người phụ thân rồi.
Trừ phi phụ thân dựa vào tường, bằng không ta chỉ có thể gác lên người phụ thân!
Sư công dẫn đầu ôm bụng cười, trong buồng xe đều là tiếng cười lớn.
Đến Bình Bắc hầu phủ, cha mẹ, huynh tẩu đều tươi cười nhẹ nhàng, ấm áp hài hòa, Trương Mại cùng A Trì thoải mái ngồi xuống, lại không muốn đi nữa.
Trương Tịnh phụng bồi sư công đánh cờ, hai huynh đệ Trương Kình và Trương Mại ở bên cạnh xem chiến. Phó Vanh và Đồng Đồng miệt mài nghiên cứu trang sức thịnh hành của Trân Bảo Các, còn A Trì ngồi cạnh Du Nhiên tán gẫu việc nhà.
Du Nhiên vỗ vỗ tay A Trì:
- Làm Ngụy quốc công phu nhân không dễ nhỉ?
Tiểu cô nương mười sáu mười bảy tuổi phải đối mặt với mười mấy tộc nhân, trông coi mấy trăm nô bộc, thị nữ, không thể không lao tâm khổ trí.
A Trì cười khôn khéo:
- Làm người, nào có ai dễ dàng? Bất luận là ai cũng sẽ có phiền não. Gặp phải người hay việc phiền phức, có thể mặc kệ thì mặc kệ, nếu thật sự tránh không khỏi thì ứng phó thôi.
Làm Ngụy quốc công phu nhân không dễ dàng, vậy, như Từ Tố Mẫn, Từ Tố Tâm các nàng thì dễ dàng sao? Mỗi người đều có những đấu tranh, những bất đắc dĩ riêng. So với các nàng thì Từ Tố Hoa đã rất may mắn rồi.
Du Nhiên mỉm cười khen ngợi:
- Con thật là khoáng đạt!
Ban đầu lúc cầu hôn Từ gia, vợ chồng Từ Sâm có ý “nếu là nhị công tử Bình Bắc hầu phủ thì có thể hứa hôn nhưng nếu là Ngụy quốc công thì phải suy nghĩ lại”, có thể thấy Từ gia không thích Ngụy quốc công phủ. A Trì lại không chút để bụng, rất tốt rất tốt.
A Trì thành thạo nịnh nọt:
- Mẹ quá khen. Có mẹ chồng từ ái như mẹ, con dĩ nhiên là có chủ kiến. Cho dù con thật làm sai nửa lần hay một lần, mẹ cũng có thể giúp con chu toàn trở lại. Đều nói làm dâu khó nhưng con thấy, có mẹ chồng tốt thì làm dâu rất nhẹ nhàng thoải mái!
Du Nhiên vui vẻ, cố ý nghiêm mặt:
- Làm dâu nhẹ nhàng thoải mái thì hỏng mất. Từ mai trở đi, ta sẽ nghiêm khắc!
A Trì tạo dáng vẻ sợ hãi, nhát gan, giọng nói khiếp đảm:
- Đừng mà, đừng mà.
Hai người đều bật cười.
A Trì chủ động đề cập:
- Thập nhị muội muội khiến người khác thật quý mến. Cô nương thông minh như vậy, tuổi còn nhỏ đã biết nhìn sắc mặt người khác nói chuyện. Lúc con cỡ tuổi muội ấy chỉ biết nghịch ngợm làm nũng, chuyện gì cũng không hiểu.
Du Nhiên chậm rãi nói:
- Hài tử có cha mẹ yêu thương và không có cha mẹ yêu thương khác nhau rất lớn; hài tử có cha mẹ giỏi giang và có cha mẹ tầm thường cũng khác nhau rất lớn. A Vũ sở dĩ vô cùng hiểu chuyện là vì con bé không có chỗ dựa.
Cha ruột không có tiền đồ, mẹ ruột ngu muội vô tri đều là trở ngại của con bé. Con bé không thể dựa vào ai, bản thân không đứng vững được thì có thể thế nào đây.
A Trì tập trung suy nghĩ một lát, bình tĩnh mở miệng:
- Mẹ, có một điểm, con nghĩ không thông lắm. Đích tử của thái phu nhân Lâm thị mất sớm, không để lại con nối dõi, qua rất nhiều năm, tại sao bà ấy không có tôn tử thừa tự?
Bà ấy nếu muốn tìm con thừa tự cho đích tử Trương Từ chết sớm thì trong tộc có không biết bao nhiêu người vội vã muốn đem con đưa tới ấy chứ, thái phu nhân Lâm thị cực kỳ giàu có! Làm tôn tử của bà ấy, cả đời đều có thể hưởng vinh hoa phú quý.
Thời đại này rất coi trọng việc “cúng bái”. Người sống muốn ăn cơm, sau khi chết đến âm phủ cũng muốn có con cháu cúng cơm cho ăn, bằng không sẽ chịu đói ở âm phủ sao? Chuyện khi còn sống và sau khi chết đều là đại sự khiến người ta quan tâm.
Tố Hoa Ánh Nguyệt Tố Hoa Ánh Nguyệt - Xuân Ôn Nhất Tiếu