Think of all the beauty still left around you and be happy.

Anne Frank, Diary of a Young Girl, 1952

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: El Amor En Los Tiempos Del Cólera
Biên tập: Hoàng Ngọc
Upload bìa: Hoàng Ngọc
Số chương: 51
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3975 / 120
Cập nhật: 2015-12-03 04:33:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 43
ó một buổi chiều thứ bảy nọ, Phlôrêntinô Arixa bước vào phòng ngủ của mình đã bắt gặp cô gái đang đánh máy chữ và cô đánh máy khá tốt vì cô đã học sử dụng máy chữ ở trong trường. Cô đánh được một nửa trang nhưng ở một vài dòng nào đó người ta dễ đàng nhận ra tâm trạng thực của cô. Phlôrêntinô Arixa cúi xuống trên vai cô để đọc điều cô viết ra. Cô cảm thấy bối rối trước làn hơi ẩm của ông, trước hơi thở không đều của ông, trước mùi thơm của quần áo ông, vốn giống hệt mùi gối ông nằm. Cô không còn là cô bé vừa mới đến đây mà để cởi quần áo của cô ông phải phỉnh rằng trước tiên là đôi giày nhỏ xíu này hãy cởi cho con gấu bé tẹo kia, sau đó chiếc áo sơ mi hãy cởi cho con thỏ con này, sau rốt là chiếc xilíp hoa hãy cởi cho con thỏ con này, và bây giờ hãy để một nụ hôn của cha em lên cái con bướm ngầy ngậy. Cô không còn là nhãi ranh nữa, trái lại cô đã là một phụ nữ thực thụ, người mà ông vẫn thích chủ động rủ rê đến thiên đường bí mật ở sau văn phòng của hãng tàu thủy. Cô vẫn đánh máy mổ cò bằng một ngón trỏ bàn tay phải. Bằng tay trái, cô dò tìm trên bẹn ông. Cô tìm kiếm cái của ấy và đã tìm được nó, thấy nó sống lại từ từ, từ từ to ra. Cô cảm thấy hơi thở háo hức của ông và cái hơi thở già nua của ông bỗng trở nên khò khè và khó khăn hơn. Cô biết rất rõ điều đó, kể từ phút ấy trở đi ông bắt đầu thiếu tự chủ, lý trí cũng tan biến mất, hoàn toàn dâng hiến cho niềm hoan lạc của cô, và ông sẽ không tìm được đường trở về chừng nào chưa đi đến điểm tận cũng của trò chơi. Ông bị cô cầm tay dắt đi như thể dắt một người mù tội nghiệp qua đường. Rồi với điệu bộ nhẹ nhàng và duyên dáng cô cởi quần áo cho ông, cởi từng thứ một, rồi cô kích thích ông như thể người đầu bếp dấm muối cho món thịt xào, một ít tiêu cay, một nhánh tỏi, một lát hành, một lá nguyệt quế, nước chanh cho đến khi nó vừa mắm vừa muối và bếp dầu vừa nóng đủ độ. Nhà không có ai. Các cô hầu đã ra đi, bọn thợ nề và thợ mộc đang sửa chữa ngôi nhà không đến làm vào ngày thứ bảy. Họ có cả một thế giới riêng cho hai người. Ông thoát khỏi cơn hứng khởi ngay ở bờ miệng vực thắm. Ông gạt tay cô ra, ngồi đậy và nói giọng thều thào:
- Coi chừng kẻo chúng ta không có túi ngừa thai.
Cô gái nằm ngửa trên giường mà suy tư khá lâu và khi trở về trường nội trú sớm hơn thường lệ một giờ, cô đau khổ khủng khiếp đến mức không muốn khóc. Cô rèn luyện cho khứu giác của mình thính nhạy hơn và mài móng vuốt của mình sắc nhọn hơn để tìm gặp diện mạo con thỏ rừng từng gây xáo trộn cuộc đời cô. Trái lại, Phlôrêntinô Arixa lại một lần nữa phạm phải khuyết điểm của bọn mày râu, ông nghĩ rằng cô đã phải đầu hàng trước những mục đích vô ích của cô và cô sẵn sàng quên ông đi rồi.
Ông đang sống trong những suy tư của chính mình. Sau sáu tháng không hề có lấy một dấu hiệu nhỏ nào từ phía Phecmina Đaxa, ông lại trằn trọc trên giường cho đến tận sáng, trôi nổi trong cảnh hoang vu của một thứ bệnh mất ngủ khác hẳn trước đây. Ông nghĩ rằng Phecmina Đaxa bóc lá thư thứ nhất, đã nhìn thấy đoạn mào đầu giống hệt như những bức thư trước đây khi họ còn trẻ và thế là bà ném nó vào ngay ngọn lửa lò đốt rác mà chẳng cần mất sức đọc cho hết lá thư. Bà chỉ cần nhìn bì những bức sau là đã quẳng chúng vào bếp mà chẳng hoài bơi bóc chúng ra xem. Sự việc cứ diễn ra như vậy cho đến ngày tận thế mất trong lúc ông đã đi tới điểm mút của những suy tưởng được viết ra. Ông không tin rằng có một người phụ nữ đủ sức chống chọi với tính tò mò của bản thân trong cả một năm đối với những bức thư được viết đều đặn, và đều đặn hàng ngày đến tay mình mà không thèm biết đến ngay cả màu mực dùng để viết thư. Nhưng nếu quả là có một người đàn bà như vậy thì người đó là Phecmina Đaxa.
Phlôrêntinô Arixa cảm thấy rằng thời gian của tuổi già không phải là một thác nước cuộn chảy mà là một bể nước không đáy khiến cho tâm lực phải cạn kiệt. Mưu mẹo của ông cũng cạn kiệt. Sau khi đi quanh khu phố La Măngga trong vài ngày, ông hiểu rằng thủ đoạn thời trẻ của mình sẽ không thể chọc thủng những cánh cửa được đóng kín để chịu tang. Có một buổi sáng nọ, do tìm một số điện thoại trong danh bạ điện thoại ông bỗng bắt gặp số điện thoại nhà Ucbinô. Ông gọi điện thoại cho bà. Ông nghe thấy chuông đổ vài lần và cuối cùng ông nhận ra giọng nói của bà, một giọng nói nghiêm trang và vang vọng "Ai gọi đấy!". Ông dập máy mà không nói nhưng cách quãng vô tận của giọng nói ấy khiến ông ân hận về mặt đạo đức.
Cũng vào thời kỳ ấy, Lêôna Catxiani tổ chức lễ mừng sinh nhật của bà và bà mời một số bạn bè thân đến nhà. Ông vô ý đã ngã đè lên trên đĩa súp gà. Lêôna Catxiani dùng một góc khăn trải bàn thấm nước lau ve áo vextông cho ông rồi sau đó bà lấy khăn ăn đeo trước ngực cho ông để phòng khi lại rớt nước canh lần nữa, thế là ông giống như một đứa trẻ già như ông lão. Bà nhận thấy trong lúc ăn, đã vài lần ông gỡ kính ra rồi dùng khăn tay lau mắt kính, vì hai mắt ông đẫm lệ. Đến lúc uống cà phê, ông ngủ trong lúc tay còn bưng tách cà phê. Lêôna Catxiani nhẹ nhàng định lấy tách cà phê ra khỏi tay mà không làm ông thức dậy, nhưng ông đã ngượng ngùng khống chế: "Tôi chợp mắt chẳng qua là cho mắt đỡ mỏi thôi". Lêôna Catxiani nằm mà ngạc nhiên thấy rằng mình thấy ông già đi nhiều quá.
Trong ngày giỗ đầu bác sĩ Huvênan Ucbino, gia đình gửi thiếp mời bạn hữu đến dự lễ misa tưởng niệm ngài tại Nhà Thờ lớn. Chính lúc ấy, Phlôrêntinô Arixa đã gửi cho bà lá thư số một trăm ba mươi hai mà vẫn chưa hề có dấu hiệu trả lời. Sự kiện đó càng làm cho ông có quyết tâm cao sẽ đi dự lễ misa dù không được mời. Đó là một sự kiện xã hội mang màu sắc hãnh diện hơn là để tưởng nhớ người quá cố. Những chiếc ghế ở hàng đầu, được giữ gìn cẩn thận với đặc điểm cha truyền con nối, đều có một tấm biển đồng ghi rõ tên họ của chủ nó ở phía sau tấm tựa. Phlôrêntinô Arixa đến nhà thờ cùng với số khách mời đầu tiên để ngồi ở vị trí mà Phecmina Đaxa đi qua không thể không nhìn thấy ông. Ông nghĩ rằng những chỗ ngồi tốt nhất có lẽ là những hàng ghế ở gian chính giữa nhưng vì người đến dự quá đông nên ông đã không tìm được một chỗ trống, và vì vậy ông buộc phải ngồi ở hàng ghế bên dành cho những người thân nghèo khó. Từ chỗ ấy ông nhìn thấy Phecmina Đaxa khoác cánh tay người con trai, mặc bộ đồ nỉ đen trùm kín tận gót chân với một hàng cúc dài suốt từ cổ xuống tận bàn chân nom tựa như chiếc áo thụng hành lễ của Đức Giáo chủ và thay cho chiếc mũ bà quàng một chiếc khăn đăngten của Tây Ban Nha có dính dải băng tang như những bà góa khác. Gương mặt của bà bừng sáng thứ ánh sáng của thạch cao tuyết hoa, đôi mắt lá răm sống sức sống của chính mình bên dưới ngọn đèn chùm treo ở gian giữa, và bà đi rất ngay ngắn, rất kiêu hãnh, rất tự chủ đến độ người ta có cảm tưởng bà chẳng già hơn người con trai là bao nhiêu. Phlôrêntinô Arixa đứng, ngón tay tì lên tấm tựa của chiếc ghế phía trước, và cứ đứng như thể cho đến khi mình qua cơn choáng váng bởi vì ông cảm thấy rằng ông và bà không chỉ cách nhau một khoảng cách bảy bước chân mà còn cách nhau một khoảng cách của hai ngày khác nhau.
Phecmina Đaxa đứng ngay ở ghế danh dự của gia đình trước bàn thờ lớn mà hành lễ, hầu như bà đứng gần hết buổi lễ với chính sự chăm chú khi đi dự một buổi nhạc kịch. Nhưng đến cuối buổi lễ, bà đã phá bỏ mọi lề luật của nghi thức tế lễ, và bà không đứng nguyên ở chỗ đứng của mình để lại một lần nữa nhận những lời chìa buồn thống thiết được bạn bè thân hữu nhắc lại, theo đúng như quy định hiện hành, mà trái lại bà bước đến từng vị khách một để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với họ: đó là một hành động đổi mới phù hợp với cách sống của bà. Bà chào hết người này đến người khác cho đến khi bà đi đến hàng ghế của những người bà con nghèo, rồi cuối cùng bà đứng lại, quay người nhìn khắp lượt để tự tin rằng mình không bỏ sót một ai quen biết mà không chào hỏi. Chính lúc ấy Phlôrêntinô Arixa cảm thấy có một ngọn gió kinh dị khác thường đã lôi bật ông ra khỏi tâm hồn mình: Bà đã nhìn thấy ông rồi. Phecmina Đaxa đã tách ra khỏi đám người cùng đi với bà trong điệu bộ nhanh nhẹn hoạt bát mà bà thường có trong hoạt động xã hội, bà chìa tay ra cho ông, rồi với một nụ cười ngọt ngào, bà nói:
- Xin đa tạ sự có mặt của ông.
Vậy là bà không những nhận được thư mà còn đọc chúng với một niềm thích thú không bờ bến và trong những bức thư ấy bà đã tìm thấy rất nhiều điều cần phải suy nghĩ để tiếp tục sống. Bà đang ngồi ăn ở bàn, ăn sáng với người con gái, thì bức thư đầu tiên đến với bà. Vì tò mò thấy lá thư được đánh máy bà mở ra và khi nhận ra chữ ký tên tắt bà liền đỏ bừng mặt. Nhưng ngay tức khắc bà trấn tĩnh được và cất thư vào túi áo tạp dề. Bà bảo: "Thư chia buồn của chính phủ". Người con gái ngạc nhiên, nói: "Thư chia buồn chẳng đã đến nhà hết rồi sao". Bà vẫn khăng khăng giữ ý kiến của mình: "Nhưng đây là một bức thư chia buồn khác". Ý định của bà là sau này sẽ đốt bức thư đi (bà đốt đi không chỉ vì những lời nói của người con gái) nhưng bà không thể đốt nó đi mà chưa đọc trước một lần. Bà những tưởng đây chỉ là một bức thư trả lời lại những điều bà sỉ nhục và nguyền rủa ông, nhưng khi đọc qua phần mở đầu của lá thư thì bà hiểu có một cái gì đó đang thay đổi trong cuộc đời. Bà hết sức thán phục và thú vị đến mức bà vào phòng khóa trái cửa lại để bình tĩnh đọc lại nó trước khi đem đốt đi và bà đã đọc tới ba lần không hề nghỉ lấy hơi. Đó là những suy nghĩ về cuộc đời, về tình yêu, về tuổi già, về cái chết: những tư tưởng nhiều lần như những chú chim đêm vỗ cánh bay lượn trên đầu bà nhưng khi bà định túm lấy thì chúng đã biến đi trong một luồng lông bay. Những tư tưởng ấy đang hiện hữu ngay bên bà, hiện hữu một cách thật trong sáng, thật giản dị, như bà thích nói đến chúng, và hơn một lần nữa bà đau lòng thấy rằng chồng mình không còn sống để cùng bà bàn luận về chúng như họ bàn luận về một số sự kiện xảy ra trong ngày trước khi đi ngủ. Bằng hình thức đó, trước mặt bà biển hiện một Phlôrêntinô Arixa chưa hề được quen biết, với một sự sáng tỏ rằng ông không giống với những bức thư đầy nhiệt tình hồi còn trẻ của ông, cũng chẳng hề liên quan gì tới thái độ trầm ngâm rầu rĩ cả một đời ông. Đúng hơn, chúng là những lời dường như được nhận trực tiếp từ tinh thần thượng đế của người đàn ông, theo như bà cô Escôlaxtica nói và chính ý nghĩ này đã lại làm bà hoảng hốt như lần đầu tiên. Tóm lại, cái góp phần làm cho tâm hồn bà thanh thản chính là cái ý nghĩ sáng tỏ này, bức thư ấy của ông già thông thái không có ý định lặp lại hành động xấc xược trong đêm tang lễ, mà đúng hơn nó là một hình thức rất cao cả để xóa bỏ quá khứ.
Những bức thư của ông đã làm cho bà thực sự an lòng. Bằng mọi giá, sau khi đọc xong chúng với một ni thích thú ngày càng tăng, bà đều đốt hết dẫu rằng khi đốt xong trong lòng bà đọng lại nỗi ân hận vì sao mình không kịp thời ngừng việc đốt thư lại. Vì vậy, khi bà nhận được những bức thư được đánh số thứ tự ngay lập tức bà tìm thấy một lời biện hộ có tính đạo lý cho mình rằng thực lòng bà không muốn những bức thư này bị thiêu hủy. Trong mọi trường hợp, ý nghĩa ban đầu của bà không phải là việc giữ lại những bức thư này cho bản thân mình mà chờ dịp để trả lại cho Phlôrêntinô Arixa để ông khỏi bị mất đi một cái gì đó mà theo bà nó rất có ích cho nhân loại. Điều tệ hại là ở chỗ thời gian cứ trôi đi và thư cứ tiếp tục đến với bà, cứ độ ba hay bốn ngày lại có một lá thư đến trong suốt cả một năm ròng, và thế là bà không biết làm thế nào để trả lại ông những bức thư này mà bà không khỏi nghĩ đó là một hành động khiếm nhã mình không muốn làm, và tuy không trả lại thư nhưng bà không phải giải thích trong một lá thư mà vì lòng kiêu hãnh bà không muốn viết. Thời gian một năm ấy đủ để bà làm quen với cuộc sống góa bụa của mình. Ký ức về người chồng được thanh lọc không còn là một trở ngại trong các hoạt động xã hội của bà, trong những suy tư thầm kín của bà, và nó trở thành một sự hiện diện có tính chất thường xuyên để dắt dẫn bà mà không làm bà hoảng sợ. Đôi lúc bà bắt gặp ngài, nhưng ngài không chỉ là một cái bóng mà trái lại ngài là hiện diện bằng xương bằng thịt, ở ngay chỗ thực tình bà đang cần đến ngài. Bà khích lệ ý nghĩ sáng tỏ rằng ngài vẫn ở đây, vẫn đang sống mà không có những thích thú đàn ông, không có những đòi hỏi quá quắt của bậc trưởng lão, không có sự đòi hỏi dai dẳng rằng bà hãy yêu ngài với chính nghi thức của những nụ hôn không đúng lúc và những lời lẽ dịu dàng mà ngài từng yêu bà. Bởi lúc ấy bà hiểu ngài hơn cả khi ngài còn sống, hiểu được nỗi khát khao của tình yêu ngài, hiểu được ý muốn sẽ tìm thấy ở bà sự yên bình mà đối với ngài nó là chỗ dựa của cuộc đời hoạt động xã hội mà trên thực tế không bao giờ ngài có được. Có một ngày, khi quá đau khổ, bà đã gào vào mặt ngài rằng: "Ông không thấy điều bất hạnh mà tôi đang phải chịu đựng hay sao". Bằng điệu bộ rất đặc trưng cho con người mình, ngài gỡ cặp kính ra, vẫn điềm nhiên như không, với đôi mắt giàn giụa lệ ngài nhìn bà, nói: "Xin em hãy luôn luôn nhớ cho rằng điều quan trọng nhất trong cuộc sống của một cặp vợ chồng hòa thuận là sự ổn định chứ không phải là hạnh phúc". Kể từ những ngày cô đơn đầu tiên của cuộc đời góa bụa, bà đã hiểu rằng câu nói ấy không giấu trong nó một lời đe dọa nào cả như đã có lúc bà nghĩ mà nó là hòn đá tảng từng đem lại cho cả hai biết bao giờ hạnh phúc.
Trong những lần đi ra nước ngoài, Phecmina Đaxa đã mua tất cả những gì mà tính chất mới lạ của chúng từng khiến bà chú ý. Bà thích thú chúng bởi sự thôi thúc trước tiên mà người chồng hài lòng với lý lẽ của bà, và đó là những đồ vật đẹp và hữu ích trong khi chúng còn ở khung cảnh sinh ra của chúng: trong những tủ kính ở Rôma, ở Pari, ở Luân Đôn, hoặc ở những tủ kính thành phố Nữu Ước nghe ồn ào đến nhức óc bởi tiếng nhạc nhảy của điệu xanxtơn và đó là nơi những tòa nhà chọc trời đang mọc lên, những thành phố này lại không chịu nổi sự thử thách của những bản nhạc của Xtrau, với tiếng trống tiếng kèn nghe sôi động, nóng đến bốn mươi nhăm độ C trong bóng râm. Vậy là bà trở về với nửa tá hòm cao lênh khênh, to đùng, bằng sắt tây bóng loáng có khóa và đai đồng, nom tựa như những chiếc quan tài quái dị, và thế là bà chủ nhân và là vương hậu của những đồ dùng kỳ điệu, mới nhất của thế giới, nhưng chúng lại không có giá trị của vàng vào khoảnh khắc thoáng qua mà một người nào đó trong số những đồng bào của mình nhìn thấy chúng một lần. Bởi chính vì lẽ đó chúng được mua về, để cho những người khác một lần được nhìn ngắm chúng. Ngay từ trước khi bước sang tuổi già, bà đã có ý thức về tính chất hư danh phù phiếm của con người trong xã hội của bản thân mình và ở trong nhà thường xuyên được nghe thấy bà nói: "Cần phải thoát ra khỏi bao thứ vô dụng này đến độ chúng không để chỗ cho ta sống". Bác sĩ Huvênan Ucbino giễu cợt những mục đích vô ích của bà, bởi ngài biết rằng những chỗ trống vừa được giải phóng ở trong nhà rồi lại bị kê chặt bởi những đồ đạc mới mà thôi. Nhưng bà khăng khăng cãi lại, vì trên thực tế nhà không còn chỗ để chứa thêm đồ nữa, và không một chỗ nào đó lấy một vật hữu ích cả, tỷ như những chiếc áo sơ mi mắc trên giá treo sau cánh cửa, hay những chiếc mắc áo khoác ngoài dùng trong mùa đông ở châu Âu được gấp lại để trên gác xếp nơi nhà bếp. Vì vậy, có một buổi sáng thức dậy với tinh thần quật khởi bà đã úp ngược các ngăn đựng quần áo trong tủ, lôi hết các đồ vô dụng trong hòm ra, lôi hết đồ đạc cất trên tầng trần xuống và do đó khiến cho sàn nhà như một bãi chiến trường ngổn ngang sau trận đánh: những đống quần áo đã được mặc nhiều lần, những chiếc mũ không bao giờ đội bởi không có dịp dùng khi chúng còn mốt thời trang, những đôi giày do các nghệ nhân Âu châu đóng theo mốt giày các vương hậu dùng trong dịp được tấn phong nhưng ở đây lại bị các cô tiểu thư con nhà quyền quý coi khinh bởi chính vì chúng quá giống những đôi giày mà bọn gái đa đen mua ở ngoài chợ để dùng đi trong nhà. Suốt buổi sáng ấy, hành lang luôn luôn ở trong tình trạng tấp nập người qua kẻ lại để dọn dẹp, và trong nhà rất khó thở trước mùi băng phiến nồng nặc. Nhưng chỉ ít giờ đồng hồ sau bà đã lấy lại được bình tĩnh bởi vì bà hài lòng trước không biết bao nhiêu lụa quý trải dài trên sàn nhà, trước không biết bao nhiêu tấm vải thêu chỉ kim tuyến còn thừa và mẩu thừa đồ ren kim tuyến, trước không biết bao những đuôi chồn màu xanh đã bị kết án đưa vào lò lửa.
- Nếu đốt chúng đi thì đây là một tội lỗi, - bà nói, - vì còn biết bao người ngay cả đến miếng ăn cũng không có.
Vậy là việc hỏa thiêu đồ vô dụng bị day lại và chúng luôn luôn bị dừng lại, và các đồ vật chỉ bị thay đổi vị trí mà thôi, từ vị trí danh giá chúng bị đưa xuống những tàu ngựa cũ đã được cải tạo lại thành các kho chứa đồ vặt vãnh của gia đình, trong khi đó những chỗ trống vừa được giải phóng, như ngài đã nói, lại được để các đồ vật mới, những thứ chỉ sống trong một lần rồi chết trong các tủ quần áo, chúng lại đợi đến kỳ hỏa thiêu sau. Bà bảo: "Có lẽ phải sáng tạo ra một cái gì đó để mà làm đối với những đồ vật bỏ thì thương vương thì tội này". Đúng như thế, tính tham lam muốn có các đồ vật đến mức chúng ngày càng ngốn mất khoảng không để con người sống, ngày càng lấn át con người, dồn con người vào chân tường đã khiến Phecmina Đaxa lo sợ, vì thế bà đã xếp chúng vào nơi kín đáo. Bởi vì thực ra bà không gọn gàng ngăn nắp như bà tưởng mà chẳng qua bà có một phương pháp của chính mình. Bà sợ mình giống với tình trạng lộn xộn trong nhà nên đã cất giấu tình trạng lộn xộn ấy đi mà thôi. Ngày bác sĩ Huvênan Ucbinô tạ thế, người ta phải khuân vợi một nửa đồ đạc trong phòng làm việc của ngài và phải chồng đống các đồ vật lên nhau trong phòng ngủ để lấy chỗ làm lễ viếng ngài.
Thần chết khi đi qua ngôi nhà này đã để lại một giải pháp. Cùng một lúc với việc thiêu đốt quần áo của người chồng quá cố, Phecmina Đaxa nhận ra rằng cảm xúc hãi hùng về tội lỗi không làm bà run tay và cũng với chính nỗi thôi thúc ấy bà lại nhóm lửa vào những thời gian nhất định, ném tất cả vào lửa, đồ cũ cũng như đồ mới, mà lòng không mảy may bận tâm đến nỗi ghen tị của những người giàu có, không bận tâm đến lòng thèm muốn của những kẻ nghèo không có cái ăn. Cuối cùng, để không còn lại một vết tích gì của nỗi bất hạnh, bà cho người ta đào tận gốc rễ cây xoài đi và tặng con vẹt ấy cho Bảo tàng Thành phố mới được khánh thành. Chỉ đến khi ấy bà mới thở hít theo sở thích của mình trong một ngôi nhà từng ao ước nó rộng rãi, thoáng đãng là của bà.
Ôphêlia, người con gái, ở với bà trong ba tháng rồi trở về Tân Ooclêăng. Người con trai lôi kéo bạn bè của mình đến ăn cơm trưa tại nhà bố mẹ vào các ngày chủ nhật và vào những dịp có thể trong một tuần. Những người bạn gái thân cận nhất của Phecmina Đaxa, sau khi đám tang qua đi rồi, đã thường xuyên đến chơi với bà. Họ cùng nhau chơi bài tây ở ngoài hiên đối diện với sân cỏ được cắt tỉa gọn gàng, cùng làm thử món ăn mới, nghĩa là họ đặt bà vào cuộc đời bí mật của thế giới khao khát sống vẫn tồn tại dù không có bà. Một trong những bạn gái thường hay đến thăm bà nhất là Lucrêxia đên Rêan đên Ôbixpô, một bà quý tộc theo nếp sống cũ, là người bao giờ bà cũng giữ được một quan hệ bạn hữu tốt đẹp và kể từ sau ngày Huvênan Ucbinô chết đến nay đã gần gũi với bà hơn cả. Lucrêxia đên Rêan đi lại chậm chạp vì bệnh viêm khớp và rầu rĩ vì cuộc sống khó khăn của mình, đã mang đến cho bà không phải chỉ những giờ vui vẻ sống bên nhau mà còn mang cả những tin tức về việc thành phố đang có những dự định xây những công trình lớn và chính điều đó đã khiến cho Pheclnina Đaxa cảm thấy mình có ích ở chính bản thân chứ không ở bóng ma phù hộ của người chồng. Tuy nhiên, không bao giờ như lúc ấy bà cảm thấy mình giống ngài đến như vậy bởi vì người đời đã tước đi của bà cái tên thường gọi của mình và họ bắt đầu gọi bà bằng cái tên bà quả phụ Ucbinô.
Bà cảm thấy đó là điều không thể chấp nhận được, nhưng trong lúc ngày giỗ đầu của người chồng ngày càng đến gần, bà cảm thấy như mình đang bước vào một khung cảnh râm mát, thoáng đãng, thanh lặng: một cánh rừng yên ả của điều không thể tránh được. Lúc này và trong vài tháng sau đó bà vẫn chưa ý thức được đầy đủ lắm việc những suy tư được viết ra giấy của Phlôrêntinô Arixa đã giúp bà biết bao nhiêu trong việc khôi phục lại tinh thần thanh thản của bản thân. Những suy tư ấy được vận dụng vào kinh nghiệm sống của bản thân bà chính là điều đã cho phép bà hiểu được cuộc đời mình và với một tinh thần nghiêm túc bà đang đón chờ những khó khăn vất vả của tuổi già sẽ tới. Cuộc hội ngộ trong lễ misa tổ chức để tưởng niệm người chồng quá cố được một năm là một dịp may mắn để báo cho Phlôrêntinô Arixa hiểu rằng nhờ những bức thư đầy khích lệ của ông, bà đã sẵn sàng xóa bỏ quá khứ.
Tình Yêu Thời Thổ Tả Tình Yêu Thời Thổ Tả - Gabriel Garcia Márquez Tình Yêu Thời Thổ Tả