Người mà cố gắng rồi thất bại vẫn tốt hơn nhiều so với người không cố gắng gì cả và thành công.

Lloyd James

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 14
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 6573 / 17
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10 -
hay quần áo, Hà ra đầu ngõ đi xe ôm. Chiếc Citi đời mới nhất anh đã cầm, giờ chỉ còn cách ngồi xe ôm.
Tới quán, Hà không cần tìm cũng thấy Quân. Anh ta cười toe toét.
- Trông cậu phờ phạc như vừa ốm nặng. Phải làm một tô đặc biệt để lấy lại phong độ mới được.
Hà nôn nóng:
- Chắc anh không gọi tôi ra ăn sáng suông đâu nhỉ?
Quân chặc lưỡi:
- Thì cũng có chút việc. Nhưng chả vội vàng gì. Cậu cứ ăn no đã. Đi làm bằng xe ôm cũng cực dữ hả?
Hà ngường ngập:
- Thằng em mượn xe cả tháng vẫn chưa trả.
Quân nheo mắt:
- Ngoài thẳng nhóc đang ở Hà Nội, cậu còn thằng em nào khác nữa sao? Với tôi, cậu cũng sĩ diện à? Cầm xe vì thua bài thì cứ thú thật cho xong, bày đặt nói láo, khó nghe quá.
Hà nhanh chóng lấy lại vẻ tự nhiên:
- Đúng là chả có gì giấu được anh. Chỉ xin anh khín miệng dùm, kẻo tay Việt mà biết em khoái trở đen đỏ, sẽ đuổi em mất.
Vỗ ngực, Quân vênh váo:
- Vuốt mặt cũng nể mũi. Việt không dám động vào cậu đâu.
Đợi người phục vụ đi khuất, Quân mới nói tiếp:
- Dẹp thằng Việt qua một bên đi. Tôi và cậu tính chuyện kiếm tiền cho sướng thân.
Hà cỏ vẻ nghi ngờ:
- Kiếm tiền bằng cách nào?
Quân lấp lững:
- Bằng những phượng tiện mình có sẵn.
Hà khá nhạy bén:
- Tôi hiểu rồi. Buôn lậu chứ gì?
Quân bật cười:
- Làm gì có vốn mà buôn lậu. Mình chỉ có thể chở đồ lậu thôi. Cậu nghĩ sao?
Hà nhún vai:
- Tôi nghĩ tới ông Việt trước.
Quân ngạo nghễ:
- Dạo này hắn lo nuôi ông già vợ ở bệnh viện, chả ngó ngàng gì tới công việc đâu. Đây là cơ hội của tụi mình. Có gan thì làm giàu, nếu cậu muốn chuộc lại cái Citi thì cố gắng lên một tí xem nào.
Hà ngập ngừng:
- Để tôi suy nghĩ lại đã.
- Nhưng nhanh lên. Không thôi, cậu sẽ sa lầy trong nợ đó.
Thấy Hà ngồi làm thinh, Quân chép miệng:
- Mà có gì để cậu phải đắn đo chứ? Mọi chuyện đã có tôi, phó tổng giám đốc lo rồi. Nhưng không lẽ tôi lại trực tiếp điều hành công việc thì khó coi quá. Cậu sẽ là trung gian, là gạch nối giữa tôi và đám thuyên trường. Đây vẫn là việc thường ngày của trưởng phòng phân sự, mà nếu tôi không lầm, cậu đã từng ký khống nhiều lệnh điều hành tàu đi chở hành nhưng không vào sổ.
Mặt Hà tái đi, anh chối:
- Làm gì có.
Quân nhấn mạnh:
- Tôi vẫn theo dõi việc cậu làm. Tốt lắm là cậu không còn phải chối...
Đưa tay ra, Quân nói:
- Chúng ta hợp tác vui vẻ.
Hà liếm môi:
- Anh chở hàng cho ai vậy?
Quân úp môi:
- Người này cậu gặp rồi.
- Bảy Khả à?
- Có gì không ổn sao?
Hà lắc đầu. Anh nhìn bàn tay chìa ra của Hà rồi chậm chạp nắm lấy nó. Đay là cái phao mà dù không muốn, Hà cũng đành liều mạng bám lấy.
o O o
Chuông điện thoại vang lên giữa trưa im ắng nghe buốt đến tận óc. Khanh giật mình đánh rơi quyển vở xuống đất.
Cô uể oải cầm máy lên. Đầu bên kia giọng một phụ nữ thật trầm:
- Cho tôi gặp Việt.
- Chị chờ một chút.
Vừa lúc ấy, Việt từ phòng bước ra, Khanh nói:
- Anh có điện thoại.
Việt nhíu mày:
- Ai gọi vậy?
Khanh lắc đầu. Cô trở ra hành lang ngồi với quyển vớ trên tay. Đầu óc vẫn còn sật sừ chưa tỉnh ngủ. Khanh lại giật mình một lần nữa khi nghe Việt quát vào máy:
- Đừng bao giờ làm phiền tôi nữa.
Khanh ngồi thẳng người lên, trân trối nhìn khi Việt bước ra.
Anh cáu kỉnh:
- Lần sau em nhớ hỏi tên người gọi.
Khanh phản ứng:
- Hỏi như vậy bất lịch sự lắm. Biết đâu người ta nghĩ vơ.. giám đốc kiểm tra tên họ vì ghen.
Việt hơi khựng lại một chút, anh biết mình đã quá lời nên giả lả:
- Anh không nghĩ thế. Nhưng nhiều khi bị làm phiền qua điện thoại, bực bội lắm.
Khanh tò mò:
- Nhưng người vừa làm phiền anh là ai vậy?
Việt nhún vai:
- Khách hàng. Nói tên, em cũng đâu có biết là ai.
Khanh cong môi lên:
- Nhưng tôi muốn biết thì sao?
Việt cười xoà:
- Em bắt đầu quan tâm đến anh rồi à?
Khanh vuốt cho thẳng trang vở bị cong góc, giọng chua ngoa:
- Bánh ít đi, bánh quy lại. Dạo này anh quá cực vì ba, tôi quan tâm đến anh là phải đạo.
Việt nhấn mạnh:
- Chỉ thế thôi sao? Anh nghe giọng em cay và ù cả tai. Người ta bảo ớt nào là ớt chẳng cay, đúng thật.
Khanh thản nhiên:
- Anh tha hồ tưởng tượng, tôi chẳng bực mình chút nào đâu.
Việt vươn vai ngồi xuống gốc cột đối diện, mắt không rời Khanh. Trông cô đáng yêu làm sao. Với mái tóc búi cao, để lộ cái gáy trắng ngần. Bờ vai thon thả, gương mặt Khanh vừa ngây thơ, vừa quỷ quái khiến Việt nôn nao từng đêm. Ngay giờ phút này, lòng anh vẫn không ngơi khao khát, Việt phải vào nhà thương trông chừng ông Phi, nhưng sinh lực của một người đàn ông khoẻ mạnh vẫn tràn trề sung mãn trong Việt. Anh vẫn phải đứng nhìn chùm nho căng mọng và chờ ngày nó chín mọng vào tay mình.
Khanh nghiêng nghiêng đầu:
- Anh không đến công ty sao?
Việt lắc đâu:
- Tôi nay nhà hàng nổi X.M khai trương.
- Nhưng đó là việc buổi tối mà.
- Tranh thủ làm việc luôn ban ngày. Thế nào những người thường làm ăn chung với anh cũng có mặt. Bàn tiệc là nơi lý tưởng để làm ăn đấy.
Nhìn mặt Khanh, Việt hạ giọng:
- Anh rất muốn có em đi cùng.
Cô kêu lên:
- Không được đâu.
- Tại sao?
- Tôi.. tôi không quen. Hay là anh đi với chị Yến nghe.
Mặt Việt cau lại:
- Yến không phải vợ anh.
Khanh buột miệng:
- Nhưng đã có lần hai người đi ăn cơm trưa chung mà anh chưa hề nói với tôi.
Việt cười nhạt:
- Đúng vậy. Đó là một sai lầm của anh và sẽ không bao giờ để sai lầm ấy tái diễn.
Im lặng một chút, Việt nói tiếp:
- Chúng ta là vợ chồng, anh luôn tôn trọng những đề nghị của em. Còn em thì sao? Chỉ quan tâm suông tới anh thôi, chưa... phải đạo đâu.
Khanh hất mặt lên:
- Nói như anh khác nào ép người ta làm việc người ta không thích.
Việt nhìn đồng hồ rồi đứng dậy:
- Anh đã hứa là không ép em mà. Nếu em không thích, cứ thanh thản ở nhà.
Dứt lời, anh đi một mạch tới chỗ để xe. Việt dắt chiếc Dream ra cổng, Khanh ray rứt nhìn theo.
Vừa rồi, đúng là cô không phải với Việt, nhưng vốn tự cao, Khanh đâu thể nói khác hơn, trong khi sâu thẳm đáy hồn cô vẫn còn thích làm Việt đau đớn cho bộ ghét. Nhưng thật ra, Việt cũng đâu dễ ghét đến mức Khanh phải cần làm như thế. Anh ta vẫn có nhiều điểm dễ yêu đấy chứ.
Bỗng dưng Khanh lại thắc về người phụ nữ vừa gọi điện cho Việt. Cô ta có phải là người ở tận đất Mỹ xa xôi không?
Để quyển vở lên cái đôn hình con voi, Khanh xuống bếp tìm bà Năm.
Vừa thấy bà, Khanh đã trỗi giọng nhõng nhẽo:
- Con muốn ăn xoài tượng.
Bà Năm vừa rửa ly, vừa nói:
- Đã cắt sẵn trong tủ lạnh. Mắm ruốc xào thịt cũng dọn sẵn để trong lồng bàn.
Khanh hớn hở:
- Cảm ơn dì Năm.
Cắm miếng xoài giòn tan, Khanh hít hả:
- Bữa nay dì Năm mua xoài ngon quá.
- Cậu Việt mua chớ không phải dì đâu.
Nuốt nước bọt, Khanh ngỡ ngàng:
- Thật hả dì Năm?
- Dì nói dối làm chi? Cậu ấy biết ý vợ mình mà.
Mặt Khanh nóng bừng, cô có cảm giác miếng xoài trong miệng chua hơn.
Giọng bà Năm đều đều:
- Cậu Việt nhà này si tình giống như ông bố. Ba cậu ấy cho đến chết vẫn còn khổ vì tình.
Khanh ngạc nhiên:
- Nghĩa là sao hả dì?
Bà Năm lảng sang chuyện khác:
- Tối nay con mặc bộ đồ nào để đi với Việt vậy?
Khanh ấp úng:
- Con không biết nữa.
Rồi cô hạ giọng:
- Chắc con ở nhà quá.
Bà Năm tỏ vẻ phật ý:
- Sao lại thế? Trong làm ăn, người vợ luôn là chỗ dựa tinh thần của người chồng. Trước đây độc thân, Việt đi dự tiệc một mình không sao, giờ đã lập gia đình, mà không vợ kèm một bên là mất thế lắm đó. Con phải có trách nhiệm với chồng chứ. Dì nói thật, con có phước mà không biết hưởng.
Khanh khó chịu:
- Dì không hiểu con đâu.
Bà Năm thản nhiên:
- Cứ cho là dì lẩm cẩm đi. Nhưng tới từng tuổi này, dì đã chứng kiến biết bao nhiêu chuyện đời con biết không? Người cố chấp là người bất hạnh nhất đấy.
Khanh cắn môi:
- Dì muốn nói con ạ?
- Dì nói rất nhiều người, nhưng hy vọng là không có con. Nếu biết nghĩ tới người khác một chút, con sẽ thấy lòng thanh thản hơn. Dì nghĩ con nên thử đi chung với Việt một lần. Chắc cậu ấy sẽ rất vui.
Khanh thở dài:
- Còn con sẽ rất buồn vì không thích.
Bà Năm nheo nheo đôi mắt lão:
- Vì người khác sẽ thấy mình thánh thiện. Cậu Việt vẫn nói thế với dì.
Khanh im lặng ăn xoài. Một lát sau, cô hỏi:
- Theo ý dì, con nên mặc bộ đồ nào tối nay?
Bà Năm trả lời không cần suy nghĩ:
- Dĩ nhiên là bộ váy hai dây màu hồng lấp lánh những ngôi sao bạc rồi. Cậu Việt rất thích bộ váy ấy, nhưng từ khi Việt mua cho đến giờ, con vẫn xếp bỏ xó.
Khanh chống chế:
- Tại con chưa có dịp mặc nó chứ bộ.
Bà Năm hớn hở:
- Để dì lấy nó ra xem sao.
Khanh hỏi:
- Có thật anh Việt thích cái váy ấy không?
- Thật chớ.
Vừa nói, bà Năm vừa bước về phía Khanh. Cô leõ đẽo theo sau. Bà Năm lấy cái váy ướm vào người Khanh. Giọng bà trầm trồ:
- Da con trắng mịn, sẽ rất hợp với màu hồng hoa đào này. Việt đúng là có mắt tinh đời.
Chuông điện thoại lại reo, bà Năm để cái váy xuống giường rồi tất cả bước tới chỗ đặt máy.
Khanh nghe bà nói:
- Cậu Việt không có ở nhà. Cô cứ nhắn đi. Tôi sẽ nhớ không thiếu một chữ.
Khanh chợt khó chịu. Chắc là cô nàng lúc nãy. Sao bám Việt dai thế nhỉ? Làm như Việt còn độc thân không bằng. Một chút gì như là ghen tuông chợt bùng lên trong hồn Khanh, nó khiến cô nhức nhối, bực bội, dầu Khanh không hề yêu Việt lấy một chút.
Bà Năm vừa bước trở vô, Khanh đã hỏi ngay:
- Ai vậy dì Năm:
- À! Công ty kiếm cậu Việt.
Cô mỉa mai:
- Con tưởng điện từ Mỹ gọi chứ.
Bà Năm thoáng bối rối, nhưng bà mau chóng lấy lại vẻ thản nhiên:
- Ôi dào! Cậu Việt giao thiệp rộng, đâu chả có người quen.
Khanh nhấn mạnh:
- Nhưng người khiến Việt nổi nóng lên một cách bất thường lại chính là người gọi điện thoại từ Mỹ về. Mới lúc nãy thôi, Việt nạt con vì cú điện thoại của ai đâu con chả biết tên.
Bà Năm tủm tỉm:
- Con khó chịu à?
Khanh rùn vai:
- Đương nhiên. Con có lỗi gì chứ.
Bà Năm bỗng nói:
- Đúng là có một khách hàng nữa hay điện thoại làm phiền Việt, nên cậu ấy muốn tránh.
- Nhưng tại sao bà ta lại làm phiền Việt.
Bà Năm ngập ngừng:
- Trước đây công ty của mình vẫn hay chở hàng cho bà ta, sau đó Việt phát hiện được hàng hoá được đăng ký và hàng công ty nhận chở hàng không giống nhau, Việt cắt đứt hợp đồng. Từ đó, bà ấy cứ theo năn nỉ Việt, tìm đủ mọi cách nối lại mỗi làm ăn cũ. Nhưng cậu ấy dứt khoát không chịu.
Ngừng một chút, bà Năm nói tiếp:
- Nhưng trong công ty vẫn có người lén Việt hợp đồng chở hàng lậu cho bà ta đấy.
Khanh thảng thốt:
- Sao dì biết.
- Dì không biết mới là kỳ chứ.
- Nhưng ai lại dám làm chuyện đấy nhỉ? Rồi Việt có sa thải người đó không?
Bà Năm đáp:
- Chuyện này dì không hỏi, vì Việt dễ cáu gắt lắm. Dì nghĩ con nên quan tâm hơn tới chồng mình. Người đàn ông nào cũng cần một chỗ dựa tinh thần sau những phút giay xông xáo, lo toan ngoài đời.
Khanh gân cổ lên:
- Nhưng con biết phải quan tâm chuyện gì đây?
Bà Năm cao giọng:
- Con hỏi lòng mình ấy.
Khanh cắn môi, nhìn bà Năm với một chút dè dặt. Khi mới về nhà Việt, cô cứ tưởng bà Năm là một bà giúp việc tầm thường. Nhưng dần dà, Khanh nhận thấy không phải thế. Qua Việt, Khanh được biết, bà Năm từng là một giáo viên tiểu học không chồng con, là bạn của mẹ anh lúc sinh thời. Bà đã bị khớp, nên không đếp lớp nữa mà về phụ giúp cho gia đình anh. Việt xem bà như người thân thích ruột thịt. Bà Năm rất sâu sắc, lời ăn tiếng nói mạch lạc, kiến thức uyên bác và cũng rất tâm lý, bởi vậy Khanh luôn cảm giác bà đọc được hết những suy nghĩ của mình. Với Việt, tiếng nói của bà luôn có trọng lượng, anh khá nể nang người quản lý của mình. Rất nhiều chuyện trong gia đình Việt mà Khanh chưa được biết. Một phần tại cô không quan tâm, phần khác tại Việt quá kín đáo. Khanh luôn có cảm giác anh giữ cho mình bí mật nào đó của gia đình.
Mà đó là bí mật nào chứ. Muốn quan tâm đến Việt, ít ra cô phải biết rõ về gia đình, về cá nhân và công việc làm của anh. Khổ sao những chuyện này, Khanh lại mù tịt.
Ngập ngừng một chút, cô hỏi:
- Nghe nói hồi nhỏ Việt cực lắm hả Năm?
Bà Năm ngậm ngùi:
- Ờ. Việt cực lắm. Năm đó, cậu Việt mới hai mươi tuổi, đang học đại học mà phải cáng công ty thay cha mới tội chứ. Tội nhất là lúc ấy công ty trên đà thua lỗ, khách hàng chẳng ai thèm thuê tàu bè để chuyên chở. Cậu Việt bán bớt tàu, thanh toán hết nợ nần cũ của ông bố rồi một thân một mình vừa đi học vừa điều hành năm chiếc tàu cũ nhất để qua ngày.
Khanh tò mò:
- Rồi sau đó thì sao?
- Ôi dào! Chuyện dài dòng lắm Năm hổng nhớ nổi. Con đi mà hỏi Việt ấy.
Khanh phụng phịu:
- Nhiều lúc con thấy mặt ảnh khó đăm đăm trông ớn.. bỏ xừ.
Bà Năm xua tay:
- Coi vậy chứ không phải vậy đâu. Cậu ấy luôn mong ước được vợ mình quan tâm. Nhưng người đàn ông nào lại không nhiều tự ái. Việt muốn được con yêu mến thật sự chớ không muốn làm kẻ chiếm đoạt.
Ngừng một chút với vẻ đầy suy nghĩ, bà Năm mới nói tiếp:
- Việt biết con còn nặng tình với người yêu cũ. Tuy rất buồn, nhưng cậu ấy vẫn thầm khen con là người chung thủy.
Khanh ấp úng:
- Việt nói với dì như thếà?
Bà Năn nhún vai:
- Có lần dì phê phán con, Việt đã bênh vực bằng lý lẽ ấy. Dì nói thật, con nên chôn kín cái tình yêu đầu đời gì đó mà trong tiểu thuyết hay đề cao, để sống thực tế hơn đi.
Khanh buột miệng:
- Dì Năm giống mẹ con ghê.
Bà Năm thản nhiên:
- Dì và mẹ con là những bà già lẩm cẩm chớ gì. Ai đã sống qua nhiều cũng đều trở nên lẩm cẩm. Đó cũng có thể là một thói quen của những người già. Thói quen đa nghi, chủ quan bốc đồng như bọn trẻ.
Khanh tròn xoe mắt nhìn bà Năm, cô có cảm giác bà đang diễn thuyết cho mình nghe. Một người giúp việc nhà mà biết nói như thế quả là hiếm thấy.
Bà Năm chợt ngắt ngang câu chuyên:
- Gần tới giờ rồi. Con chuẩn bị để không kịp đó.
Khanh nói:
- Vẫn còn sớm mà.
Bà Năm lắc đầu:
- Không sớm đâu.Dì sẽ sửa soạn cho con, cũng lâu lắm đấy.
Bà Năm vẫn giữ lập trường của mình:
- Là vợ tổng giám đốc, con phải lịch sự, sang trọng,vui vẻ, bặt thiệp cho nở mày nở mặt chồng.
Khanh lầu bầu:
- Lẽ ra Việt nên cưới chị Yến. Chị ấy hội đủ những tiêu chuẩn Năm vừa đưa ra, còn con thì không.
Bà Năm tỏ vẻ phật ý:
- Ai lại kỳ thế. Phải tập ăn nói cho đâu ra đó, con ạ.
Khanh làm thinh. Cô bước về phòng mình với bao nhiêu suy nghĩ trong đầu.
Tại sao cô lại đi với Việt đêm nay khi mình không hề ép buộc. Có lẽ do cô bốc đồng chớ Khanh không hề có chút cảm tình nào với Việt, tình yêu của cô đã trao hết cho Hiển từ lầu lắm rồi.
Tình Trong Cuộc Sống Tình Trong Cuộc Sống - Trần Thị Bảo Châu