Every breath we take, every step we make, can be filled with peace, joy and serenity.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 34
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 835 / 6
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 29 - Quan Điểm Của Người Thanh Tra
uỳnh lấy cây đàn ghi ta treo trên vách tường, đưa cho ba. Quỳnh biết ý rồi, những lúc ba ngồi thừ người, có nghĩa là một chuyện gì đó đang làm ba buồn hoặc phải suy nghĩ lung lắm, thì tốt hơn hết là cứ đưa cây đàn cho ba, tiếng đàng có thể làm cho gương mặt ba tươi tỉnh trở lại.
Như đón cây đàn nơi tay con gái, và kéo con ngồi xuống cạnh mình, anh xoa đầu con, mỉm cười. Quỳnh chớp ngay lấy cơ hội ba chợt vui mà hỏi cái điều mà từ sáng tới giờ Quỳnh cứ băn khoăn:
- Kế hoạch chiều nay sẽ không có gì thay đổi chứ ba?
Như trả lời lơ đãng:
- Có thể phải điều chỉnh lại một chút.
Quỳnh xụ mặt:
- Con biết mà… - Từ hai hôm nay Quỳnh cứ nghĩ tới kế hoạch tắm biển chiều nay và sướng mê. Tiếng là ở Vũng Tàu, nhưng Quỳnh còn nhỏ, hơn nữa công việc của ba lúc nào cũng ngập đầu, nên được đi tắm biển đối với Quỳnh vẫn là một mong ước. Cứ nghĩ tới lúc ngụp vào sóng, nằm trên phao bơi cho ba đẩy ra xa, mà ngắm bầu trời xanh. Thật chẳng có gì tuyệt vời hơn thế. Vậy mà ba lại quyết định sẽ không đi tắm biển nữa, Quỳnh đã nghe tiếng khóc dâng lên đến tận cổ, - Lúc nào ba cũng việc cớ công việc, - Chỉ nói được có thế là Quỳnh đã bậc khóc.
- Kìa con, - Tiếng khóc của Quỳnh làm cho Như bối rối thật sự, anh quay người lại, kéo con gái vào lòng, - Ba chỉ nói điều chỉnh lại một chút thôi mà, con đã lớn rồi, không nên khóc,
Quỳnh vẫn tấm tức:
- Con… con…
- Con nín đi, dù thế nào đi nữa chiều nay chúng ta cũng đi tắm biển.
- Thôi mà, nếu ba bận công việc thì chủ nhật sau.
Như nháy nháy mắt với con:
- Hình như con rủ cả cô Lan nữa phải không?
- Có cô Lan ba sẽ cảm thấy vui hơn.
- Ba đã nói với con rồi, cô Lan với ba chỉ là bạn, cô cũng rất bận công việc, vì thế không nên làm phiền cổ.
Quỳnh cười hóm:
- Ba lúc nào cũng nói với con như vậy, nhưng hôm rồi ngủ trưa con nghe ba mớ, ba gọi tên cô Lan…
Như bậc cười:
- Trời ơi, con gái tôi bịa chuyện tài quá.
Như búng ngón tay vào dây đàn, lập tức những thanh âm trỗi lên, hai cha con cùng hát, bài hát này Như tự sáng tác và tự trình diễn trong gia đình cha con cùng thưởng thức. Lời bài hát có đoạn:
Nàng tiên biển ơi, sao nàng chưa thức dậy
Giấc ngủ ngàn năm trong sóng vỗ êm đềm?
Thức dậy nàng ơi những mũi khoan gõ cửa
Chúng tôi chờ ngọn lửa ánh mắt nàng
Thức dậy đi, nàng tiên biển ơi, nàng tiên biển ơi…
Lan từ ngoài vào, cô hát hòa vào câu cuối rất tự nhiên. Tiếng hát của cô quyện vào giọng hát của cha con Quỳnh. Nhưng Quỳnh đã chẳng hát lên được câu nào, và tất nhiên, tiếng ghi ta cũng ngưng lại.
- Cô Lan, - Quỳnh chạy ôm Lan,
Lan tươi cười, hôm nay cô đánh phấn hơi đậm, vì thế nom cô trắng hơn, thêm vào chiếc áo sư mi ca rô may khá mốt, khiến người ngoài nhìn cô với cảm giác hội hè.
- Cô tới theo tiếng gọi của âm nhạc đó nghe.
- Nếu vậy thì nàng tiên biển sẽ thức dậy, Như nói tếu và cây đàn ghi ta lại vang lên. Cả gian phòng đầu ắp tiếng hát của họ.
Thức dậy nàng tiên ơi, những mũi khoan gõ cửa
Chúng tôi chờ ngọn lửa ánh mắt nàng.
Thức dậy đi, nàng tiên biển ơi, nàng tiên biển ơi…
Như vẫn nói với con gái: Con cứ tin đi, tiếng hát của cha con mình sẽ lan ra khơi theo sóng biển và cho dù có ngủ say cách mấy, nàng tiên biển cũng phải nghe thấy. Con có biết vì sao kêu bằng nàng tiên biển không? Dầu khí đấy con ạ. Và giờ đây, ai bảo rằng tiếng hát của họ, ít nhất cũng ba giọng, lại không bay trong gió lan theo sóng mà ra tít trùng khơi đi đánh thức nàng tiên biển.
Tấn không muốn phá ngang khúc hát vui của họ, anh tựa cửa, lắng nghe. Mãi khi tiếng hát lặng, rồi dứt, anh mới như một thính giả nhiệt tình, bừng tỉnh, hai tay vỗ vào nhau rất dòn, giọng nói thật sảng khoái, chân tình:
- Một ban nhạc dầu khí rất tuyệt.
- Anh Tấn, tôi cứ nghĩ là anh không tới, - Khi nãy gặp Tấn ngoài đường, họ chỉ mới gật đầu chào nhau.
Tấn cười:
- Sao lại không tới? Hôm chia tay, tôi về lại tổng cục, anh đã đối xử với tôi rất nghĩa tình, lẽ nào, bây giờ trở lại đây, tôi lại không tới thăm anh, con người ta sống phải có đạo lý chứ.
Như gật gù, anh khẽ nói nhỏ với con gái:
- Pha dùm ba mấy ly cà phê.
Lan đã đứng dậy đỡ lời Quỳnh:
- Để em giúp cháu.
Hai cô cháu nắm tay nhau vào nhà trong. Việc Trần Đình Tấn trở lại Vũng Tàu, lại làm trưởng đoàn thanh tra, thật sự có gây cho Lan một nỗi băn khoăn lớn. Gì thì gì, việc cấp trên cử Tấn là trưởng đoàn thanh tra là cô không chịu. Tấn đã bị cách chức giám đốc xí nghiệp xây dựng, xin trở lại làm chuyên viên kinh tế cho Tổng cục, tất nhiên anh ta sẵn có thành kiến với công ty, vậy mà chẳng hiểu sao, cấp trên lại cử anh ta làm trưởng đoàn thanh tra. Trước đây, cô không hề có ác cảm với Tấn, nhưng lần trở lại này của anh, làm cô khó chịu. Cô hình dung cái mũi của ảnh sẽ dí vào mọi nơi, mọi chốn, và ảnh sẽ làm cho mọi việc rối mù lên. Quỳnh tuyệt nhiên không hề biết chuyện đó, bé chỉ cảm thấy hai tay Lan mở nắp hội cà phê mà cũng lóng ngóng. Lan đang cố căng tai, nghe hai người đàn ông đang nói chuyện ngoài kia. Tò mò là thói xấu, nhưng trong trường hợp này cô tự cho mình cái quyền phải tò mò, phải biết. Tiếng hai người đàn ông đang qua lại với nhau điềm tĩnh, nhưng có cái gì đó thủ thế.
Như: Hồi hai đứa mình tới đây, chúng mình cùng một phía, còn bây giờ chúng ta ở hai phía khác nhau.
Tấn: Đúng. Nhưng tình cảm giữa tôi với anh thì vẫn chỉ là một. Tôi đi thanh tra người ta chứ không phải thanh tra anh.
Như: Không có người ta nào ở cái công ty này cả, mà tất cả đều là chúng tôi. Tôi đã nghe anh chất vấn ban giám đốc, qua những lời chất vấn đó, tôi hiểu là anh đánh giá tình trạng quản lý kinh tế của chúng tôi ở đây là tình trạng quản lý tư bản chủ nghĩa.
Tấn: Đó là một sự thực.
Như: Nhà nước giao nhiệm vụ phục vụ dầu khí cho công ty với số vốn ban đầu vổn vẹn gần hai chục ngàn đồng… Từ đó tới nay mới mấy năm mà chúng tôi đã xây dựng được cơ ngơi như ngày hôm nay. Tại sao anh lại không nghĩ tới tính hiệu quả của công tác quản lý?
Tấn: Vấn đề là ở chổ đó. Ai cho phép các anh thành lập nguồn vốn tự tạo? Mà ở đâu ra nguồn vốn đó mới được chứ? Các anh liên doanh, liên kết, tổ chức xuất nhập khẩu, các anh cho tư nhân đấu thầu, các anh tổ chức các ổ tri hoan cho bọn giàu sang mới ngay trong khách sạn, các anh đề bạc cán bộ, thu nhận người có tỳ vết dưới chế độ cũ… Nói chung, trên mọi phương diện, các anh đều đã xử sự như trong chế độ tư bản. Làm ăn theo kiểu đó, không ai lạ gì, nhưng nhà nước xã hội chủ nghĩa không cho phép.
Như: (Cười nhạt) Chúng ta nói mãi về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, nhưng mình hỏi thiệt nhé, ngoài những cái tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội, cậu có nhận thấy cái chưa hoàn chỉnh của cơ chế đó chưa?
Tấn: Cậu nói cái gì? Chủ nghĩa xã hội có những cái dở hả?
Như: Mình chỉ nói cái chưa hoàn chỉnh thôi.
Tấn: Thí dụ coi.
Như: Nhiều đó. Thí dụ như kẻ chẳng làm gì, suốt ngày chỉ lo bới móc công việc của người khác, vậy mà vẫn hưởng mọi chế độ như người làm việc, thậm chí còn hưởng cao hơn.
Tấn: Cứ cho là như vậy đi, nhưng điều đó không phải là bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Như: Và chủ nghĩa tư bản dưới mắt cậu chắc toàn điều xấu xa, nhơ bẩn.
Tấn: Tất nhiên.
Như: Mình không nghĩ cực đoan như vậy. Mình nghĩ chúng ta cần học tập cách làm ăn của chủ nghĩa tư bản, cần phải nghiên cứu họ.
Tấn: Ví dụ?
Như: Người công nhân cần phải làm việc đúng giờ, đấy là mình đơn cử một ví dụ nhỏ, hôm nay anh tới trể năm phút, ghi lại, và tới lần thứ ba chủ mời lên và cho thôi việc. Còn ta, trễ năm phút, thậm chí trễ cả ngày cũng chỉ giao công đoàn nhắc nhở.
Tấn: Cậu vẫn là đảng viên đấy chứ?
Như: Phó bí thư chi bộ.
Tấn: Nếu vậy tốt hơn hết cậu nên viết đơn xin ra khỏi Đảng. Mình sẽ giúp cậu chuyện đó, bởi cậu đã nhầm lẫn quá nghiêm trọng những quan niệm cơ bản mà mỗi người đảng viên phải có.
Như: (Cười) Đấy cũng là cái chưa hoàn chỉnh chủ nghĩa xã hội đó. Mình nghĩ trong lòng sao, mình nói vậy, thì cậu bảo mình nên ra khỏi Đảng, còn cậu, mình cam đoan là trong bụng cậu cũng nghĩ như mình, chỉ có một điều cậu không dám nói ra, cậu coi việc nghĩ một đàng, nói một nẻo như là một thói quen…
Tấn: Sao, cái gì?
Như: (Không chú ý tới thái độ của Tấn) Người giám đốc trong chế độ tư bản không cần phải nói dối về tình trạng sản xuất của xí nghiệp họ, bởi nói dối tức là họ tự lừa dối chính họ và họ dẫn tới bị phá sản, còn người giám đốc kém cỏi trong chủ nghĩa xã hội thì có quyền lừa dối cấp trên, có quyền báo cáo láo, có quyền xin sỏ điều chỉnh kế hoạch, mặc cho xí nghiệp mình ra sao thì ra, nhà nước cứ việc bù lỗ và mình tiếp tục được tăng lương, được đề bạc, được huân chương…
Tấn: Tôi lưu ý sự sa đọa về tinh thần của cậu. (Đứng dậy, đi đi, lại lại) Dù sao thì các cậu không thể lái mình sang hướng khác, các cậu đã vi phạm hàng loạt nguyên tắt quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Như: Xin anh đừng đem nhà nước xã hội chủ nghĩa vào chuyện này.
Tấn: Vậy thì là cái gì?
Như: Là sự vận dụng sáng tạo, mạnh dạng các đường lối nghị quyết của Đảng và Nhà nước trong công tác quản lý kinh tế, phù hợp với từng hoàn cảnh, từng giai đoạn. Và điều quan trọng hơn hết là tính hiệu quả của công tác quản lý sáng tạo đó.
Tấn: (cười khẩy) Hơi nhiều nhân danh đấy. Nhân danh nào cũng có vẽ đẹp đẽ, nhưng thực chất là gì? Các anh được giao nhiệm vụ phục vụ, vậy mà các anh đi lạc đường, nói cách khác là các anh đá lộn sân. Việc xây dựng cơ bản là của xây lắp, việc xuất nhập khẩu là của ngoại thương, việc chăn nuôi là của nông nghiệp, việc buôn bán là của thương nghiệp… Đàng này, cái gì các anh cũng mở, cũng làm. Các anh bao sân.
Như: Nhưng tôi hỏi anh, nếu chúng tôi không tự làm những việc đó thì lấy đâu ra nhà cho chuyên gia bạn và ta ở để khai thác dầu, miếng cơm của họ ai lo, các trang thiết bị ai làm. Anh sẽ lại nói là chúng tôi phải chờ chứ gì?
Tấn: Dù sao các thể chế của nhà nước cũng phải thi hành nghiêm nhặt.
Như: Tôi hỏi anh, nếu giặc ngoại xâm tấn công, chúng tôi có được phép cầm vũ khí không? Chúng tôi chỉ là đơn vị phục vụ không có quyền cầm súng.
Tấn: (Gắt to) Đó lại là chuyện khác.
Như: Không có gì khác cả. Đảng không ngăn cấm chúng ta vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách.
Tấn: (Cười) Cậu đừng lan man. Mình hỏi thực nghe, các vụ việc mình vừa nêu, có cái gì liên quan tới cậu không để khi kiểm tra mình còn gỡ cho.
Tấn: Cảm ơn anh, tôi dính dáng vào tất cả các chuyện đó.
Tấn: Cậu nói sao? Chính cậu dính dáng vào các chuyện liên doanh, liên kết, xuất nhập khẩu?
Như: Chúng tôi cùng đề xuất và cùng thi hành.
Tấn: Như vậy thì kẹt cho mình quá, mình chẳng phải biết phải gỡ cho cậu thế nào.
Như: Tại sao lại phải gỡ, tôi có yêu cầu anh đâu. Mà chính tôi lại muốn anh lăn vào các vụ việc đó để làm sáng tỏ ra. Tôi nói thiệt nhé, anh là một chuyên gia kinh tế nhưng sách vở và bảo thủ. Thế giới người ta tiến ầm ầm, còn anh vẫn đóng kín cửa để chiêm nghiệm mấy cuốn sách cũ.
Tấn: (Quát) Cậu dám nói tôi như vậy hả?
Như: Các cơ quan kinh tế Nhà nước còn tiếp tục sử dụng các anh như những cố vấn thì nền kinh tế của nhà nước chẳng biết tới khi nào mới khá lên được. Anh đừng đóng cửa nữa, hãy mở toan cửa ra thế giới bên ngoài để xem người ta làm ăn ra sao thì biết.
Tấn: (Nghiến răng) Cậu bậy, cậu mất phương hướng, để rồi tôi sẽ cho các người biết các người đã làm ăn sai trái như thế nào. (Giận dữ bỏ ra).
Lan giật thót người, mấy ly cà phê có lẽ đã nguội. Lan lúng túng, quay lại, thì bắt gặp cặp mắt ngơ ngác của đang nhìn mình. Lan muốn chữa ngượng: tại sao cà phê được rồi cháu không nói với cô. Nhưng Lan không đủ can đảm để nói với Quỳnh câu đó. Còn Quỳnh, thực ra đã mấy lần níu vào quần cô, ra hiệu cho cô, nhưng cô như không biết chuyện gì, hai tai cứ dỏng ngược như tai thỏ. Quỳnh biết là cô đang nghe chuyện của ba ngoài phòng khách, mà chừng như câu chuyện có vẻ nghiêm trọng lắm.
Lan bưng cà phê ra và buộc phải thú nhận với Như:
- Thấy các anh gay gắt quá, em và cháu sợ làm phiền quên cả mang cà phê ra.
Giọng Như như lạc đi, chưa lấy lại được sự bình tĩnh thường ngày:
- Cứ để cho anh ta thanh tra. Cái đúng không thể bị lăng mạ, bôi nhọ… - Và anh bổng sực nhớ ra là mình nói chuyện đó lúc này làm gì, mắt của Quỳnh như đôi mắt bồ câu đang chằm chằm nhìn anh, - Sao, con gái ba, ta chuẩn bị đi biển chứ?
Quỳnh ngoẹo cổ bắt chước cách nói của người lớn:
- Tình hình nghiêm trọng như vậy mà ba vẫn quyết định đi biển sao?
Như bậc cười:
- Chẳng có gì quan trọng cả. Hôm nay nắng thế này biển đẹp lắm.
- Ba tuyệt quá, có cần mang phao bơi không ba?
- Có, mượn thêm lối xóm một phao nữa nghe con. Cô Lan của con cũng không biết bơi đâu.
Quỳnh dạ một tiếng rõ to rồi chạy vụt vào trong. Lan chưa kịp một câu từ chối khách sáo, Như không muốn nghe lời từ chối ấy:
- Cô cùng đi với ba con tôi cho vui. Tội nghiệp nó, nó chỉ ao ước được sống với cả cha lẫn mẹ.
Lan chỉ khẽ gật đầu, sao cô thương người đàn ông này và con gái anh ta đến thế.
Tình Biển Tình Biển - Nguyễn Nguyên Bảy