Good friends, good books and a sleepy conscience: this is the ideal life.

Mark Twain

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Van Kien
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1332 / 40
Cập nhật: 2016-09-17 16:45:12 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 14
àn Cuốĩ Bắt Đầu
Máccô 14,1-2
'Hai ngày trước lễ Vượt Qua và lễ Bánh Không Men, các thượng tế và kinh sư tìm cách dùng mint bat Đức Giêsu và giết đi;2 vì họ nói: “Đừng làm vào chính ngày lề, kẻo dân chủng náo động. ”
Bây giờ thì màn cuối trong cuộc đời của Chúa Giêsu có đông đảo quần chúng tham dự sắp bắt đầu. Lễ Vượt Qua và Lễ Bánh Không Men thật ra là hai ngày lễ khác nhau. Lễ Vượt Qua nhằm ngày 14 tháng Nisan, nghĩa là khoảng 14 tháng 4 dương lịch. Lễ Bánh Không Men kéo dài suốt 7 ngày sau Lễ Vượt Qua. Lễ Vượt Qua là một đại lễ và phải được giữ như ngày Sabát vậy. Lễ Bánh Không Men được gọi là một lễ nhỏ mặc dầu nhằm ngày ấy người ta không bắt đầu công việc mới mẻ nào, chỉ có những công tác “cần thiết cho công ích hoặc chống gây thiệt hại cho tư nhân” mới được phép làm mà thôi. Ngày thật sự quan trọng là ngày Lễ Vượt Qua.
Lễ Vượt Qua là một trong ba kỳ lễ có tính cách bó buộc. Hai lễ kia là Ngũ Tuần và Lều Tạm. Vào các kỳ lễ này tất cả những người Do Thái trưởng thành thuộc phái nam, ở trong vòng 15 dặm chung quanh thành Giêrusalem đều bị bắt buộc phải lên đền thờ dự le.
Lễ Vượt Qua có hai ý nghĩa: (a) Nó có một ý nghĩa lịch sử. Nó kỷ niệm việc các con cái ítraen được giải phóng khỏi vòng nô lệ tại Aicập (Xh 12) Thiên Chúa đã giáng tai vạ này đến tai vạ khác trên xứ Aicập và khi mỗi tai vạ tới, Pharaôn lại hứa để
14,1-2
TIN MUNG THEO THÁNH MÁCCÔ 297
dân chúng ra đi. Nhưng khi mỗi tai vạ qua đi thì lòng vua lại cứng cỏi và bội ước. Cuối cùng là một đêm kinh hoàng khi vị thiên sứ của sự chết đi qua khắp xứ Aicập, giết hết các con đầu lòng trong từng nhà. Người ítraen phải giết một chiên con và dùng chùm kinh giới nhúng vào máu chiên đó bôi lên khung cửa. Khi vị thiên sứ của sự chết trông thấy khung cửa đã được đánh dấu như vậy, thì vượt qua nhà ấy và những người trong nhà được an toàn. Trước khi lên đường dân ítraen phải ăn thịt chiên với bánh không men. Lễ Vượt Qua nhằm kỷ niệm sự vượt qua, sự giải phóng đó. (b) Nó có một ý nghĩa nông nghiệp. Nó đánh dấu mùa thu hoạch lúa mạch. Trong ngày đó phải dânẹ lên một bó lúa mạch, đưa qua đưa lại trước nhan Chúa (Lv 23,10-11). Chỉ sau khi làm như vậy, lúa mạch mới được đem bán ở các cửa hàng, bột lúa mạch mới được làm bánh để ăn.
Người ta có những chuẩn bị cho Lễ Vượt Qua. Từ một tháng trước, ý nghĩa Lễ Vượt Qua đã được giải thích tại hội đường và bài học về Lễ Vượt Qua được dạy hàng ngày trong các trường học, để ai cũng biết và chuẩn bị cho ngày lễ ấy. Đường sá được chỉnh trang, các cây cầu cũng được sửa chữa lại. Có một việc đặc biệt phải làm. Việc chôn xác người bên đường là một việc làm thông thường. Nhưng nếu có người khách hành hương nào chạm phải ngôi mộ bên đường như vậy thì kể như là người ấy đã đụng phải xác chết, do đó bị ô uế, hậu quả là không được phép dự buổi lễ. Cho nên trước ngày Lễ Vượt Qua, tất cả các ngôi mộ bên vệ đường đều phải được quét vôi trắng làm chúng nổi bật thật rõ ràng để khách hành hương trông thấy mà tránh đi. Các Thánh Vịnh 120-134 đều có nhan đề là “các Thánh Vịnh đi lên từ bậc” có thể đó là những Thánh Vịnh mà khách hành hương, vừa đi vừa hát trên đường dự lễ, để làm nhẹ đi mệt nhọc bởi đường xa. Người ta kể rằng Tv 122 chính là bài thánh ca họ vừa hát vừa leo dốc lên đền thờ, vào chặng cuối trong chuyến hành trình của họ.
Như chúng ta biết, tất cả nhữns người Do Thái thuộc nam giới trưởng thành, ở trong vòng 15 dặm chung quanh Giêrusalem đều buộc phải đến dự Lễ Vượt Qua, tuy nhiên số’ người đi dự lễ còn đông hơn nhiều. Nguyện vọng của mỗi người Do Thái, ít nhất là một lần trong đời được ăn Lễ Vượt Qua tại Giêrusalem
298 WILLIAM BARCLAY
14,1-2
trước khi chết. Do đó, từ khắp các quốc gia trên thế giới, các khách hành hương đổ dồn về Giêrusalem dịp Lễ Vượt Qua. Trong thời gian Lễ Vượt Qua, mọi người đều được trọ miễn phí. Thành phô" không đủ chỗ trọ số’ lượng người đông đảo, nên Bêtania và Bétphagiê là hai làng ngoại ô có thể cho khách hành hương ở trọ. Một đoạn trong tác phẩm Josephus gợi ý cho biết sei khách hành hương thật sự đông đảo. Ông cho biết Cestius là quan tổng đốc xứ Palestine vào khoảng năm 65 SCN, đã khó khăn lắm mới thuyết phục được Nero về tầm quan trọng của tôn giáo đôi với người Do Thái. Nhằm lưu ý Nero, ông yêu cầu Thầy cả thượng phẩm lúc bấy giờ làm bảng thống kê số’ chiên bị giết nhân dịp Lễ Vượt Qua trong một năm. Theo Josephus thì con số đó là 256.500. Luật quy định phải có ít nhất 10 người mới dâng một con chiên, điều đó có nghĩa là phải có ngót ba triệu khách hành hương đến Giêrusalem.
Vấn đề chính là cho nhà cầm quyền Do Thái. Nhân dịp Lễ Vượt Qua, tinh thần của dân chúng dâng lên thật cao. Việc kỷ niệm ngày dân tộc họ được giải phóng mới khỏi ách đô hộ của Roma. Không có lúc nào tinh thần ái quốc của họ lại dâng cao thế. Giêrusalem không phải là tổng hành dinh của quân đội Roma tại Giuđê. Quan tổng đốc có dinh tại Xêdarê và quân đội cũng đồn trú tại đó. Nhân Lễ Vượt Qua, nhiều đơn vị quân đội đặc biệt được gửi đến Giêrusalem và đóng quân trên tháp Antonia, là một cao điểm nhìn xuống đền thờ. Người Roma biết rằng vào dịp lễ này mọi việc đều có thể xảy ra, nên họ không dám chểnh mảng. Nhà cầm quyền Do Thái cũng biết rõ bầu không khí sẩn sàng bùng nổ, nên nếu bắt Chúa Giêsu sẽ khiến dân chúng nổi loạn. VI thế họ phải âm mifu lén lút bắt Ngài, đặt Ngài vào vòng quyền lực của họ trước khi dân chúng hay biết.
Màn cuối của cuộc đời Chúa Giêsu phải được diễn trong một thành phố đầy ngập người Do Thái đến từ khắp nơi trên thế giới. Họ phải về đó để kỷ niệm biến cố từ ngàn xưa khi dân tộc họ được giải thoát khỏi ách nô lệ tại Aicập. Và cũng chính lúc ấy, tại đó, Đấng giải phóng nhân loại mà Thiên Chúa sai đến lại chịu đóng đinh vào thập giá.
14,3-9
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 299
Sự Phung Phí Do Tình Yêu Thương
Máccô 14,3-9
-* Lúc đó, Đúv Giêsu đang ở làng Bêtania, tại nhà ông Simon Cùi. Giữa lúc Người dùng bữa, có một người phụ nữ đến, mang theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm cam tùng nguyên chất thứ đcit tiền. Cô đập ra, đô dầu thơm trên đầu Người. 4 Có vài người lẩy làm bực tức, nói với nhau: “Phỉ dầu thơm như thế đế làm gì?3 Dầu đó có thế đem bán lấy trên ba trăm quan tiền mà hổ thỉ cho người nghèo. ” Rồi họ gắt gỏng với cô. 6 Nhung Đức Giêsu bảo họ: “Cứ đê cho cô làm. Sao lại muốn gây chuyện? Cô ẩy vừa làm cho tôi một việc nghĩa.7 Người nghèo thì lúc nào các ông chang có bên cạnh mình, các ông muốn làm phúc cho họ bao giờ mà chang được! Còn tôi, các ông chang có mãi đâu!s Điều gì làm được thì cô đã làm: cô đã lấy dầu thơm ướp xác tôi, đế chuân bị ngàv mai táng. 9 Tôi bảo thật các ông: He Tin Mìmg được loan báo đến đâu trong khắp thiên hạ, thì nơi đó việc cô vừa làm cùng sẽ được kê lại đê nhớ tới cô. ”
Điều cảm động trong câu chuyện này là ở chỗ nó kể lại cho chúng ta điều dễ dãi cuối cùng mà Chúa Giêsu đã tự làm cho chính Ngài.
Ngài đang ở trong nhà một người tên Simôn là người bị phong cùi, thuộc làng Bêtania. Ớ Palestine người ta không ngồi để dùng bữa mà nằm dựa trên những chiếc ghế dài thấp. Họ dựa trên một chiếc gối bằng khuỷu tay bên trái, và dùng bàn tay mặt để lấy thức ăn. Cho nên hễ ai đến với một người đang nằm như vậy thì cũng đứng cao hơn hẳn người ấy. Một phụ nữ cầm bình bạch ngọc đựng dầu thơm đến với Chúa Giêsu. Người ta vẫn có tục lệ nhỏ vải giọt dầu thơm lên người các quan khách lúc họ vào nhà hoặc lúc ngồi vào bàn ăn. Bình này đựng cam tùng hương, là một loại dầu rất quý, cất từ một loại cây hiếm tận Ân Độ. Nhưng người phụ nữ này không phải chỉ nhỏ vài giọt lên đầu Chúa Giêsu, bà ta đập cả bình dầu và xức cho Ngài.
Có nhiều lý do để bà đập bể bình dầu. Bà phải đập bể để cho thấy là bà đã dùng cả bình dầu. Bên phương Đông có tục lệ là khi một nhân vật quan trọng nào sử dụng một cái ly, người ấy dùng xong phải đập vỡ đi để không ai khác ở địa vị thấp được dùng đến
300 WILLIAM BARCLAY
14,3-9
chiếc ly ấy. Có lẽ người phụ nữ này cũng nghĩ vậy. Điều mà người phụ nữ này không nghĩ đến, nhưng Chúa Giêsu đã thấy: Theo phong tục phương Đông, khi một người chết thì trước hết phải được tắm rửa, sau đó xức dầu. Sau khi đã xức dầu cho xác chết, thì chiếc bình đựng dầu đã dùng đó cũng bị đập bể ra và các mảnh vỡ được đặt trên xác chết trong mồ. Tuy người phụ nữ này không dụng ý làm vậy, nhưng sự thật là bà đã làm đúng sự việc ấy.
Hành động của bà khiến một vài kẻ đứng gần đó tức giận chê trách. Bình dầu đó giá hơn 300 đơniê. Một đơniê là một đồng tiền Roma tương đương với một ngày làm công. Một người bình thường phải lao động cả năm mà không chi tiêu gì cả mới mua được bình dầu đó. Với một số người, dường như đây là một chuyện phung phí đáng xấu hổ. số tiền ấy người ta có thể bô" thí cho kẻ nghèo. Nhưng Chúa Giêsu hiểu ý họ. Ngài trích dẫn cho họ một câu trong Kinh Thánh “Vì sẽ có kẻ nghèo trong xứ luôn luồn” (Đnl 15,11). Và Ngài phán “Người nghèo thì lúc nào các ông cũng có bên cạnh. Còn tôi, các ông không có mãi đâu”.
Câu chuyện tỏ bày một hành động cho tình yêu:
1/ Chúa Giêsu cho biết người phụ nữ ấy đã làm một việc tốt đẹp (câu 8, theo bản Anh ngữ). Trong Hy văn, có hai từ “tốt”, từ agathos mô tả một điều tốt đạo đức, và từ kalos mô tả một điều chẳng những tốt mà còn đáng yêu nữa. Một việc có thể là tốt nhưng cứng rắn, nghiệt ngã, nghiêm nhặt, chẳng hấp dẫn chút nào. Nhưng cái gì là kalos thì đẹp đẽ đáng yêu chuộng, duyên dáng, hấp dẫn người ta. Có người đã bảo Hội Thánh sẽ được lợi ích rất nhiều nếu Kitô hữu làm những điều “tốt đẹp”. Đây chính là ý nghĩa của từ kalos, chính là việc người đàn bà đang làm ở đây. Tinh yêu chẳng những làm những việc tốt mà còn làm nhiều điều đáng yêu nữa.
2/ Nếu yêu thương là yêu thương thật thì bao giờ cũng có chút phung phí trong đó. Nó không hề tính toán thiệt hơn, không phải tính toán phải hiến dâng hay ban tặng thế nào cho hợp lý, cho phải lẽ. Nếu tình yêu cho tất cả những gì nó có thì tặng phẩm vẫn còn thây là quá ít. Trong tình yêu không có lo lắng, không có những tính toán những mất mát, thiệt thòi.
3/ Tinh yêu thây được những điều mà người ta chỉ có hy vọng làm được một lần duy nhất. Một trong những tâm thảm kịch ở đời
14,10-11
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 301
là chúng ta thường được thúc giục làm một việc tốt, nhưng chúng ta lại không chịu làm. Có lẽ vì chúng ta e lệ, rụt rè, cảm thấy làm thế thì có vẻ quá kỳ cục. Có lẽ chúng ta lại được một gợi ý khác bảo rằng hãy thận trọng, làm sao cho hợp lý, phải lẽ thì hơn. Chẳng hạn ta được thúc giục viết thư cảm ơn ai đó về một việc người ấy đã làm, được thúc giục nói với ai đó ta yêu mến, biết ơn người ấy, hoặc được thúc giục tặng ai đó một món quà hay nói với họ một câu nói đặc biệt. Đáng buồn thay, sự thúc giục đó vẫn thường bị dập tắt ngay khi nó vừa mới nảy sinh. Thế gian này sẽ đẹp đẽ hơn biết bao nếu có nhiều người giống như người phụ nữ ở đây, khi được tình yêu thúc đẩy thì hành động ngay, vì tự thâm tâm bà biết, nếu không làm ngay, bà sẽ chẳng bao giờ còn có cơ hội để làm. Chính sự phung phí, sự thúc giục bà thực hiện hành động tốt đẹp đó đã nâng cao tinh thần của Chúa Giêsu biết bao.
4/ Chúng ta ghi nhận một điều khác hơn. Một lần nữa, lòng tin tưởng vững vàng của Chúa Giêsu được thể hiện. Thập giá đang thấp thoáng ngả bóng xuống thật gần trước mặt, nhưng Ngài không bao giờ tin thập giá là chỗ kết thúc. Ngài biết Phúc Âm sẽ được loan truyền khắp thế giới. Và cùng với Phúc Âm, câu chuyện về hành động đáng yêu này, được thực hiện với lòng quảng đại không tính toán, thực hiện khi được thúc giục và thực hiện từ tấm lòng yêu thương sẽ được loan truyền khắp thế giới.
Kẻ Phản Bội
Máccô 14,10-11
10 Giuđa ítcariổt, một người trong Nhóm Mười Hai, đi gặp các thượng tế đế nộp Người cho họ." Nghe hẳn nói, họ rất mừng và hứa cho tiền. Giuđa liền tìm cách nộp Người sao cho tiện.
Máccô xếp việc Chúa Giêsu được xức dầu tại Bêtania cảnh sự kiện Giuđa phản bội là có dụng ý nghệ thuật. Ông không cần giải thích thêm gì cả, nhưng chỉ xếp một hành động của tình yêu hào hiệp bên cạnh một hành động phản bội khủng khiếp. Khi nghĩ về Giuđa, chúng ta luôn bị rung động mạnh mẽ trong lòng. Dante đã đặt ông ta vào nơi sâu thẳm nhất của hỏa ngục một nơi băng giá, nơi không phải dành cho những tội nhân bị nung đốt bởi những
302 WILLIAM BARCLAY
14,10-11
đam mê điều cuồng, nhưng lạnh lung, tính toán và cố ý phụ bạc tình yêu của Chúa.
Máccô kể lại câu chuyện nhưng tiết kiệm từng lời, không để cho chúng ta có tài liệu suy đoán. Nhưng đàng sau hành động của Giuđa, chúng ta có thể phân biệt được một số sự việc:
1/ Có sự tham lam. Matthêu 26,15 cho biết rằng Giuđa đã đến với nhà cầm quyền, đòi hỏi phải trả giá, mặc cả với họ để được 30 đồng bạc. Gioan 18,2 cho thấy người chỉ điểm. Câu ấy cho chúng ta biết nhà cầm quyền dò hỏi xem Chúa Giêsu đang ở đâu để tìm cách bắt Ngài. Có thể lúc ấy, Chứa Giêsu đã là một kẻ bị đặt ngoài vòng pháp luật, có một phần thưởng treo trên đầu, dành cho kẻ nào chỉ điểm để họ bắt được Ngài. Giuđa biết thế nên muốn giải thưởng đó. Gioan rất dứt khoát khi nếu vân đề. Ông bảo rằng Giuđa là thủ quỹ của nhóm tông đồ, lợi dụng địa vị ây để bòn rút túi bạc chuna: (Ga 12,6). Sự tham tiền là điều hết sức khủng khiếp, nó có thể khiến người ta mù quáng đối với phải trái, thành thật và danh dự. Nó khiến người ấy chỉ lo thu vét bất chấp bằng cách nào. Giuđa đã khám phá quá muộn rằng có một số điều nào đó phải trả giá qua đắt.
2/ Có sự ghen tị. Thi sĩ Klopstock, người Đức nghĩ rằng lúc Giuđa nhập đoàn mười hai tông đồ, ông có đầy đủ tài năng, đức hạnh có thể giúp ông trở thành một vĩ nhân, nhưng lần hồi ông đã bị lòng ghen tị với Gioan là vị môn đệ được yêu mến, khiến những điều tốt đẹp tiêu hao đi, và cuối cùng tính ghen tị ấy đã đẩy ông đến chỗ thực hiện hành động khủng khiếp đó. Thật dễ thấy giữa mười hai tông đồ đã có cay đắng, căng thẳng với nhau. Những người khác đã khắc phục được nhưng Giuđa đã bị con quỉ ghen tị kiểm soát, ám ảnh lồng ông. Tính ghen tị phá hoại đời sống của chính chúng ta và người khác.
3/ Có tham vọng. Chúng ta đã nhiều lần thấy mười hai tông đồ nghĩa về Nước Trời theo phương cách của trần gian này, và mơ ước được một địa vị cao trọng trong đó. Giuđa chắc cũng thê. Có thể trong khi những người khác hãy còn bám chặt lấy giấc mơ của họ, ông là người đầu tiên nhận ra giấc mơ ấy thực sự sai lầm, họ có rất ít hy vọng thực hiện giấc mơ trần gian. Có thể trong khi hoang mang như thế, tình yêu đốì với Chúa Giêsu trước kia đã biên thành
14,10-11
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 303
Sự thù ghét. Có một thứ tham vọng sẵn sàng giày đạp lên tình yêu và danh dự cũng như tất cả những gì tốt đẹp khác, để mong cuối cùng đạt được điều mà lòng mình trông mong.
4/ Nhiều người cho rằng Giuđa chẳng hề muôn Chúa Giêsu phải chết. Gần như Giuđa là một nhà ái quốc cuồng nhiệt và ông thấy Chúa Giêsu là người khiến các giấc 1T1Ơ về quyền thế và vinh quang cho đất nước ông trở thành hiện thực. Nhưng giờ đây, ông thấy Chúa Giêsu đã bị đẩy vào chỗ chết trên thập giá. Cho nên, nhằm khiến giấc mơ của ông sớm thành sự thật, ông đã cố gắng một lần chót là phản bội Chúa Giêsu để bắt buộc Ngài phải hành động, mà chính hành động đó sẽ là bước đầu của một chiến dịch toàn thắng mà ông vẫn hằng mơ tưởng. Ý niệm ấy của Giuđa đã được xác minh qua việc ông tự sát sau khi thấy hậu quả của việc mình làm. Ông đã đem số bạc đáng nguyền rủa quăng cỉưới chân nhà cầm quyền Do Thái và ra đi treo cổ (Mt 27,3-5). Nếu quả đúng như thế, tấm thảm kịch của Giuđa chính là tấm thảm kịch lớn nhất lịch sử vậy.
5/ Cả Luca và Gioan đều nói cách đơn giản rằng ma quỉ đã nhập vào Giuđa (Lc 22,3; Ga 13,27). Nói cho cùng thì đó chính là việc đã xảy ra cho Giuđa. Giuđa đã muốn Chúa Giêsu trở thành người theo ý ông chớ không phải trở nên người như Ngài muốn trở thành. Thật sự, Giuđa theo Chúa Giêsu không phải trở nên môn đệ Ngài, nhưng muốn lợi dụng Ngài thực hiện các kế hoạch, ước vọng, mưu mô của tấm lòng đầy tham vọng của riêng ông. Thay vì tuân phục Chúa Giêsu, ông lại muôn Chúa Giêsu tùng phục ông, nên khỉ Chúa Giêsu đã chọn con đường của Ngài là thập giá, Giuđa đã tức giận đến độ điên cuồng và đã phản lại Ngài, kiêu ngạo chính là yếu tính của tội lỗi. Căn cốt của tội lỗi là đứng riêng rẽ một mình, trung tâm tội lỗi là muốn làm điều mình thích chứ không phải làm điều Chúa muôn. Đó là những tính xấu điên dại của Satan, ma quỉ. Nó thay mặt cho tất cả những gì chống lại Chúa, chứ không phải những gì tuân phục Chúa, đó là chính tinh thần đã nhập vào thể xác của Giuđa.
Chúng ta rùng mình vì Giuđa. Nhưng chúng ta hãy nghĩ lạ - tham lam, ghen tị, tham vọng, ước muốn làm mọi sự theo ý riêng đang chủ trị trong chúng ta. Chúng ta có khác hơn Giuđa chăng? Những điều vừa kể đã khiến cho Giuđa phản Chúa, và cũng chính
304 WILLIAM BARCLAY
14,12-16
những điều đó vẫn khiến cho nhiều người mọi thời đại phản bội Chúa Giêsu.
Chuẩn Bị Cho Ngày Lễ
Máccô 14,12-16
12 Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giêsu: “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầv ăn lễ Vượt Qua ở đâu? ” 13 Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ: "Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vỏ nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó. 14 Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà: Thầy nhắn: “Cái phòng dành cho tôi ăn lề Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu? 15 Và ông ẩy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuârì bị sẵn sàng: và ớ đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta. ” 16 Hai môn đệ ra đi. Vào đến thành, các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt Qua.
Dường như có một từ hơi lạ đã được dùng ý liên quan tới Chúa Giêsu. Nhưng khi đọc bài tường thuật tuần lễ cuối cùng của đời Ngài, chúng ta không thể không ngạc nhiên về tài năng sắp xếp công việc của Ngài. Nhiều lần, chúng ta thấy Chúa Giêsu không hề để nước đến chân mới chạy. Trước đó, Ngài thu xếp có sẩn con lừa cho Ngài đi vào thành Giêrusalem. Ớ đây chúng ta thấy Ngài thu xếp mọi sự từ trước. Các môn đệ Chúa muốn biết họ sẽ ăn Lễ Vượt Qua ở đâu. Ngài sai họ vào thành Giêrusalem với lời dặn dò hãy tìm một người đang mang vò nước. Đây là một dấu hiệu đã có sắp xếp trước. Mang vò đi lấy nước là việc của đàn bà. Đó là việc chưa hề thấy một người đàn ông nào làm. Một người đàn ông vác vò nước trên vai sẽ là một hình ảnh nổi bật giữa đám đông, chẳng khác gì một người đàn ông đi mưa mà che dù đàn bà. Chúa Giêsu không hề để sự việc đến phút chót mới lo. Từ lâu, Ngài đã thu xếp chỗ họp mặt cuối cùng cho chính Ngài với các môn đệ và mọi việc đều xảy ra đúng như ý muốn.
Các căn nhà lớn của dân Do Thái có những phòng cao, các căn nhà ấy trông như có một chiếc hộp nhỏ xếp chồng trên một chiếc hộp lớn vậy. Chiếc hộp nhỏ hơn đó là phòng cao, có cầu thang ở
14,12-16
TIN MỪNG THEO THÁNH MACCO
JÍU!)
bên ngoài để đi lên, nên người ta không cần phải đi qua phòng lớn bên trong nhà. Phòng cao có nhiều công dụng. Nó có thể dùng làm phòng kho, hoặc dùng làm nơi suy gẫm, làm chỗ nghỉ khi nhà có khách. Nhưng đặc biệt nhất đó là nơi để một Rapbi dạy dỗ các môn đệ thân tín. Chúa Giêsu đã làm theo thói quen các Rabi Do Thái vẫn thường làm.
Chúng ta phải nhớ một điểm về cách ghi nhận ngày của dân Do Thái. Theo người Do Thái, thì một ngày mới bắt đầu từ 6 giờ chiều, trước 6 giờ chiều là ngày 13 tháng Nisan, là ngày sửa soạn cho Lễ Vượt Qua. Nhưng ngày 14 tháng Nisan là ngày Lễ Vượt Qua thì bắt đầu từ 6 giờ chiều. Theo cách tính của chúng ta thì ngày thứ sáu của người Do Thái bắt đầu từ 6 giờ chiều ngày thứ năm.
Người Do Thái chuẩn bị những gì để ăn Lễ Vượt Qua?
Nghi lễ đầu tiên là nghi thức tìm men. Trước ngày Lễ Vượt Qua, tất cả men được loại bỏ ra khỏi nhà. Trong ngày Lễ Vượt Qua đầu tiên tại xứ Aicập (Xh 12), người ta đã ăn lễ ấy với bánh không men. Bánh không men không giống bánh mì chút nào, nó là một thứ bánh bột luộc. Sở dĩ tại Aicập họ đã phải ăn như vậy vì làm thế sẽ nhanh hơn làm một ổ bánh có men, và ngày Lễ Vượt Qua đầu tiên là ngày thoát ra khỏi xứ Aicập, dân Israel phải ăn hối hả và mọi người đều phải sẵn sàng để ra lên đường. Hơn nữa, men còn là biểu tượng của sự thôi nát. Men là bột đã ủ cho dậy lên và người Do Thái đồng nhất hóa sự lên men với quá trình thôi rữa, hư hoại. Vào ngày trước Lễ Vượt Qua, người chủ nhà thắp một ngọn nến, rồi theo nghi lễ, đi tìm men khắp trong nhà. Trước khi đi tìm, người ấy khấn nguyện rằng “Đáng chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa, là Vua toàn cõi vũ tru, Đấng đã lây các điều răn của Ngài để thánh hóa chúng tôi, và truyền lệnh cho chúng tôi phải cất hết men đi”. Sau khi đã tìm khắp nhà, chủ nhà nói “Tất cả men tôi có, mà tôi đã tìm thấy hoặc không tìm thấy đều kể như không còn nữa, kể như bụi dưới đất vậy”.
Tiếp theo, vào xế trưa trước buổi chiều Lễ Vượt Qua là dâng sinh tế về Con Chiên Vượt Qua. Mọi người đều đến đền thờ. Người dâng lễ phải giết con chiên của mình để dùng nó dâng làm của lễ hy sinh. Dưới mắt người Do Thái, máu là vật thiêng liêng dâng cho
3UÒ WILLIAM BARCLAY
14,12-16
Thiên Chúa, bởi vì người Do Thái xem máu ngang hàng với sinh mạng. Việc tin thế là điều tự nhiên, vì nếu một người hay một con vật bị thương, có máu chảy ra, thì sự sông cũng theo đó mà ra. Cho nên trong đền thờ, kẻ đến thờ phượng tự giết con chiên mình đem đến. Giữa những người đến thờ phượng và bàn thờ, có hai hàng dài các thầy tư tế, mỗi người cầm một cái chén vàng hoặc bạc. Khi máu từ cổ họng con chiên chảy ra, máu được hứng vào các chén ấy, chuyền tay nhau cho đến thầy tư tế đứng ở cuối hàng đổ máu ấy lên bàn thờ. Con vật được mổ ra, bộ lòng và mỡ được lấy ra, vì là phần cần thiết cho việc tế lễ, còn xác được trả về cho người dâng lễ. Nếu phần tường thuật của Josephus hoàn toàn đúng, thì có hơn Va triệu con chiên đã bị giết, chúng ta khó tưởng tượng nổi quang cảnh tại đền thờ cũng như tình trạng bàn thờ đầy máu. Con chiên được đem về nhà và quay. Không thể đem nâu thịt ấy. Không thể để nó chạm vào một vật gì dù là cạnh của một chiếc nồi. Nó phải được đâm xuyên qua bằng một khúc cây lựu và quay trên ngọn lửa. Khúc cây được đâm xuyên thẳng từ miệng đến đuôi, con chiên được quay nguyên con, còn cả đầu, giò, đuôi dính vào thân.
Chiếc bàn ăn thấp có dạng như một hình vuông để trông một cạnh. Tất cả khách nằm trên những chiếc ghế dài, chông bằng khuỷu tay trái, dùng tay mặt lấy thức ăn.
Có một số vật cần thiết mà các môn đệ của Chúa phải chuẩn bị sẩn sàng.
1/ Một con chiên để nhắc họ nhớ lại việc gia đình họ được bảo vệ nhờ máu bôi trên khung cửa khi thiên sứ của sự chết đi qua khắp xứ Aicập.
2/ Bánh không men để nhắc họ nhớ thứ bánh mà họ phải ăn vội vã lúc thoát ách nô lệ.
3/ Chén nước muôi để nhắc họ nhớ lại nước mắt họ từng đổ ra tại Aicập và nước của Biển Đỏ mà nọ đã vượt qua an toàn lạ lùng.
4/ Một mớ các loại rau đắng, để nhắc họ nhớ về sự cay đắng khi làm nô lệ tại Aicập.
5/ Một loại bánh dẻo gọi là charosheth là một hỗn hợp các thứ trái táo, chà là, lựu và hạt dẻ, để nhắc họ nhớ về đât sét mà
14,17-21
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 307
họ dùng làm gạch tại Aicập. Lần lộn trong đó là những sợi quế để nhắc nhở họ về rơm họ đã trộn vào đất sét làm gạch.
6/ Bốn cốc rượu nho. Các cốc đựng loại rượu nho được pha bằng ba phần rượu với hai phần nước lã. Bốn cốc rượu được uống vào bôn giai đoạn khác nhau trong bữa ăn, để nhắc họ về bôn lời hứa trong sách Xuất Hành 6,6-7: “Ta sẽ rút các ngươi khỏi gánh nặng mà người Aicập đã chất lên vai các ngươi. Ta sẽ giải thoát các ngươi khỏi vòng tôi mọi, Ta sẽ giơ thẳng tay ra, dùng hình phạt nặng mà chuộc các ngươi. Ta sẽ nhận các ngươi làm dân ta, và Ta sẽ làm Chúa của các ngươi”.
Đó là những gì phải chuẩn bị cho ngày Lễ Vượt Qua. Tất cả các chi tiết đều nhắc nhở về ngày trọng đại, khi Chúa ban ơn giải phóng dân Ngài khỏi cảnh nô lệ tại Aicập. Chính nhằm ngày lễ đó, Đấng giải thoát thế gian khỏi tội lỗi đã ngồi để dự bữa ăn cuối cùng với các môn đệ Ngài.
Tiếng Gọi Cuốĩ Cùng của Tình Yêu
Máccô 14,17-21
17 Chiều đến, Đức Giêsu và Nhỏm Mười Hai cùng tới. 18 Đang khi dùng bữa, Người nói: “Thầy bảo thật anh em, có người trong anh em sẽ nộp Thầy, mà lại là người đang cùng ăn với Thầy. ” 19 Các môn đệ đâm ra buồn rầu, và lần lượt hỏi Ngirời: “Chăng lẽ con sao? ” 20 Người đáp: “Chính là một trong Nhỏm Mười Hai đây, mà là người chấm chung một đĩa với Thầy. 21 Đã han, Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người. 'Nhung khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà kẻ đó đừng sinh ra thì hơn! ”
Một ngày mới bắt đầu lúc 6 giờ chiều, và đến buổi chiều tối Lễ Vượt Qua. Chúa Giêsu ngồi vào bàn ăn với mười hai tông đồ. Sau nhiều thế kỷ kể từ ngày ăn Lễ Vượt Qua đầu tiên tại Aicập, phần nghi lễ xưa chỉ có một thay đổi mà thôi. Trong Lễ Vượt Qua đầu tiên tại Aicập người ta phải đứng mà ăn (Xh 12,11). Đó vốn là dấu. hiệu sự hối hả, vội vàng, một dấu hiệu cho thấy họ là những nô lệ đang tìm cách thoát thân. Vào thời của Chúa Giêsu thì quy tắc là phải nằm dựa tay mà ăn, vì đó là dấu hiệu của người tự do, có nhà riêng, ở trong xứ sở mình.
308 WILLIAM BARCLAY
14,17-21
Đây là một đoạn sách tỏ bày nỗi thương tâm. Bất cứ lúc nào một câu Kinh Thánh luôn luôn hiển hiện trong tâm trí Chúa Giêsu “Phải, người bạn thân của tôi mà lòng tôi tin cậy và đã ăn bánh của tôi, cũng giơ gót lên nghịch cùng tôi” (Tv 41,9). Chúng ta có thể thấy mấy điều quan trọng ở đây:
1/ Chúa Giêsu biết rõ chuyện sắp xảy đến. Đây là thái độ vô cùng can đảm của Chúa Giêsu, nhất là vào những ngày cuối cùng. Chúa Giêsu có thể trốn tránh dễ dàng, nhưng Ngài nhất định tiến lên. Homer kể, lúc chàng chiến sĩ anh hùng Achill.es được cho biết, nếu anh ta ra trận lần cuối, cùng, chắc chấn anh sẽ bị giết. Câu anh trả lời là “dầu vậy tôi vẫn phải tiếp tục ra trận”. Ghúa Giêsu vẫn tiến tới khi biết rõ một biến cô"xảy đến phía trước Ngài.
2/ Chúa Giêsu thấy rõ lòng dạ Giuđa. Điều lạ lùng là dường như các môn đệ khác chẳng nghi ngờ gì Giuđa. Nếu họ biết Giuđa sắp làm gì, chắc chắn họ đã ngăn chặn ông, dù phải dùng đến võ lực. Đây là một điều chúng ta phải nhớ. Có nhiều điều chúng ta giấu anh em mình được. Nhưng chúng ta sẽ không thể nào giấu được Chúa. Ngài là Đấng dò xét lòng người. Ngài biết rõ những gì vốn có trong lòng mỗi người. Thật phúc cho kẻ có lòng trong sạch.
3/ Trong đoạn sách này chúng ta thấy Chúa Giêsu đưa ra cho Giuđa hai điều: (a) Lời kêu gọi của tình yêu. Ngài muốn nói với Giuđa rằng “Ta biết rõ việc ngươi sắp làm, mãi đến giờ này, ngươi vẫn không chịu ngừng lại hay sao?” (b) Lời cảnh cáo cuối cùng, Ngài đã báo trước cho ông về các hậu quả của việc mà ông đang định làm. Chúng ta cần lưu ý điều này, đây là phương pháp mà Chúa dùng để đối xử với chúng ta, không có cưỡng bách. Chúa Giêsu có thể bắt buộc Giuđa ngừng tay. Ngài chỉ cần nói ra một tiếng về những gì Giuđa đang suy nghĩ, mứu tính, chắc chắn mười một môn đệ kia sẽ không để Giuđa đang suy nghĩ, mưu tính, chắc chắn mười một môn đệ kia sẽ không để Giuđa ra khỏi căn phòng ấy mà còn sống. Đây chính là tình trạng của mọi người. Chúa ban cho chúng ta ý chí tự do. Tình yêu Ngài kêu gọi chúng ta, chân lý của Ngài cảnh cáo chúng ta. Nhưng không hề có chuyện cưỡng bách. Trách nhiệm khủng khiếp của một người, là người đó có thể bỏ ra ngoài tai tiếng gợi tình yêu của Chúa, có thể xem thường lời
14,2_-2u
TIN MƯNG THEO THANH MẢCCO JUy
cảnh cáo của Ngài. Cuôì cùng, chỉ riêng ta phải chịu trách nhiệm về tội lỗi ta mà thôi.
Theo một truyền thuyết Hy Lạp, có hai du khách nổi tiếng đi ngang qua những ghềnh đá nơi có một nhóm mỹ nhân ngư đang ca hát. Nhóm mỹ nhân ngồi trên các ghềnh đá ấy cất lên nhiều điệu hát du dương, quyến rũ các thủy thủ, đến nỗi họ không tài nào cưỡng lại được mà cứ đâm đầu vào chỗ chết. Ulysses đi thuyền ngang qua chỗ các ghềnh đá ấy. Phương pháp của ông là bịt tai các thủy thủ lại, không cho họ nghe và ra lệnh cho họ lấy dây trói chính ông ta vào cây cột buồm cho dù có phấn đấu đến đâu đi nữa, ông cũng không thể nào đáp lại những tiếng ca hát du dương, ngọt ngào kia. Ông đã chông lại bằng sự cưỡng bách. Người du khách kia chính là Orpheus, một nhạc sĩ hay nhất của mọi thời đại. Phương pháp của ông là đánh đàn và hát lên nhiều điệu du dương vượt bực đến nỗi chẳng còn ai nghe được tiếng hát của nhóm mỹ nhân nữa, vì họ đã bị chính tiếng hát của ông ta lôi cuốn. Phương pháp của ông là chống lại tiếng gọi cám dỗ, quyến rũ bằng một tiếng gọi còn mạnh mẽ hơn, to lớn hơn. Phương pháp của Chúa là phương pháp thứ hai. Ngài không hề cưỡng ép, bắt buộc để ngăn chặn chúng ta lại trước tội lỗi bất chấp chúng ta có thích hay không. Ngài chỉ tìm cách khiến chúng ta yêu mến Ngài thật nhiều đến nỗi tiếng nói của Ngài sẽ là lời thiết tha, ngọt ngào, hấp dẫn chúng ta hơn tất cả mọi tiếng gọi khác đang quyến rũ chúng ta xa cách Ngài.
Biểu Tượng Của Sự Cứu Rỗi
Máccô 14,22-26
22 Cũng đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm: lay bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: ‘'Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy. ” 23 Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uổng chén này. 24 Người bảo các ông: “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đố ra vì muôn người. 25 Thầy bão thật anh em: chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phấm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uổng thử rượu mới trong Nirớc Thiên Chúa. ” 26 Hát thánh vịnh xong, Đức Giêsu và các môn đệ ra núi Ôỉỉu.
310 WILLIAM BARCLAY
14,22-26
Trước hết, chúng ta cần biết rõ các giai đoạn khác nhau trong ngày Lễ Vượt Qua, để có thể hình dung những gì Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài đang làm ở đây. Mọi việc được diễn tiến theo thứ tự sau đây:
1/ Chén Kiddush. Kiddush có nghĩa là thánh hóa hay phân rẽ. Đây là một hành động mang tính chất tách rời bữa ăn này khỏi tất cả các bữa ăn bình thường khác. Người chủ gia đình nâng chén lên, cầu nguyện, rồi mọi người cùng uống chén đó.
2/ Rửa tay lần thứ nhất. Chỉ có người dâng lễ phải làm việc này mà thôi. Người ấy phải rửa tay ba lần theo cách thức quy định chúng ta nghiên cứu ở chương 7.
3/ Một miếng ngò tây hay rau diếp được đem nhúng vào một chén nước muối rồi ăn. Đây là một món khai vị để ăn cho ngon miệng, nhưng cây rau ngò tiêu biểu cho chùm kinh giới đã được nhúng trong máu rồi bôi lên khung cửa, còn muối tiêu biểu cho nước mắt đã đổ ra tại Aicập và nước của Biển Đỏ mà dân Israel đã được đưa ra khỏi đó an toàn.
4/ Bẻ bánh. Khi bẻ bánh có hai câu chúc phúc được đọc lên “Đáng cảm tạ Ngài là Đức Chúa, Thiên Chúa chúng tôi là Vua toàn cõi vũ trụ, nguyện Ngài được tôn vinh trên trái đất” hoặc “Đáng cảm tạ Ngài là Cha chúng tôi ở trên trời, Đấng hàng ngày ban bánh đủ dùng cho chúng tôi”. Trên bàn bánh không men được xếp thành ba vòng. Vòng bánh chính giữa được cầm lên và bẻ ra. Vào lúc đó, người ta chỉ ăn một chút bánh mà thôi. Việc này nhắc nhở cho người Do Thái nhớ lại thứ bánh đau khổ họ từng ăn tại Aicập, nhắc họ nhớ những kẻ làm nô lệ chẳng bao giờ được ăn trọn vẹn cả ổ bánh, nhưng chỉ được ăn những mảnh vụn. Lúc bẻ bánh, người chủ gia đình nói “Đây là bánh đau khổ mà tổ tiên ta từng ăn tại Aicập, ai đang đói, hãy đến mà ăn. Ai đang túng thiếu hay đến cùng dự Lễ Vượt Qua với chúng tôi” (Trong cách hành lễ hiện đại tại các nơi xa lạ, lời cầu nguyện nổi tiếng sau đây đã được thêm vào “Năm nay, chúng ta dự lễ ở đây, năm sau chúng ta sẽ dự lễ trong xứ Israel. Năm này chúng ta dự lễ với tư cách kẻ nô lệ, năm tới chúng ta sẽ dự lễ với tư cách người tự do”).
5/ Tiếp theo là phần kể lại câu chuyện giải phóng. Người trẻ tuổi nhất hiện diện sẽ hỏi có gì khiến ngày nay khác với các ngày
14,22-26
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 311
khác và tại sao lại giữ lễ này. Và người chủ nhà bắt đầu kể lại cả câu chuyện về lịch sử dân Israel từ ngàn xưa cho đến khi có cuộc giải phóng vĩ đại mà ngày Lễ Vượt Qua được dùng để kỷ niệm. Với người Do Thái, Lễ Vượt Qua không bao giờ trở thành một nghi lễ suông. Nó luôn luôn là một kỷ niệm về quyền năng và lòng nhân từ của Chúa.
6/ Các Thánh vịnh 113,114 được hát lên. Các Thánh vịnh từ 113-118 vốn được biết dưới tên gọi Hallel nghĩa là ca ngợi Thiên Chúa. Tất cả Thánh vịnh ấy đều là những lời ngợi khen. Chúng là một phần của tài liệu xưa nhất mà một cậu bé Do Thái phải học thuộc lòng.
7/ Uống chén thứ hai. Chén này được gọi là haggadah, nghĩa là chén giải nghĩa hay công bô".
8/ Bây giờ thì mọi người đang có mặt đều rửa tay để chuẩn bị dùng bữa.
9/ Một bài cầu nguyện tạ ơn được đọc lên “Hỡi Đức Chúa Thiên Chúa chúng tôi, đáng cảm tạ Ngài vì đã ban hoa quả từ đất. Hỡi Thiên Chúa, đáng chúc tụng Ngài, Đấng đã thánh hóa chúng tôi bằng các điều răn của Ngài, và truyền cho chúng tôi ăn bánh không men”. Sau đó những mẩu bánh nhỏ được phân phát ra.
10/ Một ít rau đắng kẹp giữa hai miếng bánh không men, nhúng vào chén charosheth và ăn. Việc này đượé gọi là nhúng vào nước. Nó nhắc lại cảnh làm nô lệ và những viên gạch mà họ đã bị bắt buộc phải sản,xuất.
11/ Tiếp theo là bữa ăn chính. Cả con chiên được đem ra ăn. Nếu còn thừa chút gì thì phải thiêu đi, chứ không được dùng cho một bữa ăn bình thường nào khác.
12/ Lại rửa tay.
13/ Ăn bánh không men còn lại.
14/ Đọc bài cầu nguyện cảm tạ, gồm một lời khấn xin Êlia kịp đến để báo tin về Đấng Mêsia. Rồi mọi người uống chén rượu thứ ba được gọi là chén cảm tạ. Lời chúc phúc lúc nâng chén là “Hỡi Đức Chúa là Thiên Chúa, là Vua toàn cõi vũ trụ, Đấng đã tạo nên trái nho, đáng cảm tạ Ngài”.
312 WILLIAM BARCLAY
14,22-26
15/ Hát phần thứ hai các bài Hallel (Thánh vịnh 115, 118).
16/ Uống chén rượu thứ tư và hát Thánh vịnh 136 vốn được gọi là bài Hallel lớn.
17/ Hai bài cầu nguyện ngắn như sau được đọc lên “Hỡi Chúa là Thiên Chúa chúng tôi, mọi công việc Ngài đều ca ngợi Ngài. Tất cả các thánh, các người công chính, những kẻ làm đẹp lòng và toàn thể dân Ngài, cả nhà Israel, bằng bài ca vui mừng, hãy ca ngợi và chúc tụng, tán dương và tôn vinh, tôn cao và cung kính, thánh hóa và ghi tạc danh Ngài vào Nước Ngài. Hỡi Chúa là Vua chúng tôi, thật là tôt đẹp khi ca ngợi, lấy làm thỏa vui mà hát ngợi khen danh Ngài, vì từ đời đời cho đến đời đời Ngài là Thiên Chúa.
“Hơi thở của mọi sinh vật sẽ ca tụng dân Ngài là Chúa. Hỡi Chúa chúng tôi, mọi vật sẽ mãi mãi tôn vinh và đề cao Ngài. Hỡi Thượng Đế, Vua chúng tôi, vì từ đời đời đến đời đời, Ngài là Thượng Đế, ngoài Ngài ra chẳng có Vua, chẳng có Đấng cứu chuộc hay Đấng Cứu Thế nào khác”.
Như thế là Lễ Vượt Qua kết thúc. Nếu buổi lễ mà Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài đã ngồi lại để dự là Lễ Vượt Qua, thì chắc Chúa Giêsu đã dùng mục 13 và 14 để nói về chính Ngài và mục 16 chắc là bài thánh ca mà mọi người cùng hát lên trước khi ra đi đến núi Ôliu.
Bây giờ, chúng ta hãy xem Chúa Giêsu đã làm gì và Ngài đã làm cách nào gây ấn tượng trên những người theo Ngài. Hơn một lần chúng ta thấy các ngôn sứ Israel dùng các hành động biểu tượng và những diễn xuất kịch nghệ để truyền đạt sứ điệp khi họ cảm thấy lời nói không chưa đủ. Đó là việc Ahigia đã làm khi ông xé chiếc áo choàng của ông ra làm 12 mảnh và trao 10 mảnh cho Giêrôbôam, là dấu hiện về 10 chi phái trong dân Israel sẽ tôn ông ta lên làm vua (IV 11,29-32). Đó là việc Giêrêmia cũng từng làm khi ông làm xiềng và ách rồi mang chúng như một dấu hiệu về tình trạng nô lệ sắp xảy đến (Gr 27). Ngôn sứ Hanania đã làm thế khi bẻ ách mà Giêrêmia đã mang (Gr 28,10-11). Đó là phương cách mà tiên tri Êdêkiên vẫn thường làm (Ed 4,1-8; 5,1-4). Người ta rất dễ quên lời nói, nhưng một hành động như diễn kịch có thể in sâu vào tâm trí họ. Đó là việc Chúa Giêsu đã
14,22-26
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 313
làm khi Ngài kết hợp hành động như diễn kịch đó với ngày lễ cổ của dân tộc Ngài, để nó càng in sâu hơn vào tâm trí các môn đệ Ngài. Ngài phán “Hãy xem như bánh này đã bị bẻ ra làm sao, thì thân thể ta cũng sẽ vì các ngươi mà bị vỡ nát ra như vậy. Chén đựng chất rượu màu đỏ này bị đổ ra làm sao thì máu ta cũng sẽ vì các ngươi mà đổ ra như vậy”.
Ngài ngụ ý gì khi bảo rằng chén này tiêu biểu cho giao ước mới? Từ giao ước là một chữ rất thông thường trong tôn giáo Do Thái. Nền tảng của Do Thái giáo là Thiên Chúa đã lập một giao ước với dân Israel. Từ này có nghĩa là một sự dàn xếp, trả giá, một hợp đồng hai chiều. Việc thừa nhận giao ước cũ được nói rõ trong Xuất hành 24,3-8. Theo đoạn sách đó chúng ta thấy giao ước hoàn toàn tùy thuộc việc dân Israel tuân giữ luật. Nếu luật bị vi phạm thì giao ước cũng bị vi phạm, và mối Hên hệ giữa Thiên Chúa vđi dân Israel sẽ tan rã. Đây là một mối giao hảo hoàn toàn tùy thuộc luật và việc tuân giữ luật ấy. Thiên Chúa là vị thẩm phán. Vì không hề có ai giữ trọn luật nên phần khiếm khuyết luôn luôn ở về phía dân chúng. Nhưng Chúa Giêsu phán “Ta phê chuẩn và ban hành một giao ước mới, một mối liên hệ, một hợp đồng mới giữa Thiên Chúa với loài người. Nhưng giao ước này không lệ thuộc vào luật mà tùy thuộc tình yêu. Nói khác đi, Chúa Giêsu muôn bảo rằng “Việc ta đang làm đây để chứng minh cho các ngươi thấy Thiên Chúa yêu thương các ngươi như thế nào”. Loài người không chỉ đơn giản ở dưới luật của Thiên Chúa. Vì điều Chúa Giêsu đã thực hiện, họ mãi mãi ở trong tình yêu của Thiên Chúa. Đó chính là yếu tính của những gì Tiệc Thánh nói lên với chúng ta.
Có thể ghi nhận thêm một điểm nữa. Trong câu cuối cùng, một lần nữa chúng ta lại thấy hai điều thường thấy: Chúa Giêsu biết Ngài sắp phải chịu chết và Ngài biết Nước Ngài sắp đến. Ngài chắc chắn về thập giá, và cũng chắn chắn không kém về vinh quang. Lý do khiến Ngài biết chắc cả hai như vậy vì Ngài biết cách chắc chắn về tình yêu của Thiên Chúa cũng như biết chắc về tội lỗi của loài người. Và Ngài biết cuối cùng thì tình yêu sẽ chinh phục tội nhân.
314 WILLIAM BARCLAY
14,27-31
Thất Bại Của Các Bạn Hữu
Máccô 14,27-31
27 Đức Giêsu nói với các ông: “Tất cả anh em sẽ vấp ngã, vì Kinh Thảnh đã chép: Ta sẽ đánh người chăn chiên, và chiên sẽ tan tác. 28 Nhung sau khi trỗi dậy, Thầy sẽ đến Galilê trước anh em. ” 29 Ông Phêrô liền thưa: “Dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con cũng nhất định ỉà không. ” 30 Đức Giêsn nói với ông: “Thầy bảo thật anh: hôm nay, nội đêm nay, gà chim kịp gáy hai lần, thì chính anh, anh đã choi Thầv đến ba lần. ” 31 Nhưng ông Phêrô lại nói quả quyết hơn: “Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy. ” Tất cả các môn đệ cũng đều nói như vậy.
Điều kỳ diệu nơi Chúa Giêsu, là không có việc gì mà Ngài không chuẩn bị sẩn sàng trước. Sự chông đối, hiểu lầm, thù nghịch của sô" người theo chính thống giáo vào thời của Ngài, sự phản bội của một trong số người thân tín, nỗi đau đớn trong cơn hấp hốì trên cây thập giá, tất cả đều đã được Ngài chuẩn bị chu đáo trước. Nhưng có lẽ điều khiến Ngài đau lòng hơn hết là thất bại của các bạn Ngài. Khi một người đương đầu với kẻ thù chính là lúc người ấy cần đến bạn hữu hơn hết, nhưng đúng lúc đó, các bạn Ngài đã bỏ chạy, để mặc Ngài ở lại một mình. Chúa Giêsu phải chịu không sót một nỗi đau đớn dằn vặt nào trong toàn bộ những nỗi đau đớn, dằn vặt của cả thân xác lẫn tinh thần. Sir Hugh Walpole có viết một chuyện ngắn nhan đề “Nghị lực”. Trong câu chuyện có một nhân vật tên Phêrô, lấy câu sau đây làm phương châm “Vấn đề quan trọng không phải là đời sông, mà là lòng can đảm bạn đưa vào đó”. Cuộc đời đã đem đến cho Phêrô đủ mọi sự, và cuối cùng đứng trên tột đỉnh vinh quang của mình, Phêrô nghe một tiếng nói “Phúc thay đau khổ dằn vặt và mọi thứ đau đớn hành hạ thân xác. Phúc thay tất cả những mất mát, bội bạc của bạn hữu và hy sinh của tình thương. Phúc thay thất bại và tàn lụi của mọi hy vọng trần gian. Phúc thay mọi đau buồn, hành hạ, khó khăn và chịu đựng đòi hỏi can đảm. Phúc cho mọi điều đó, vì mọi điều đó đã đến để đào tạo cho người ta nên người”. Rồi Phêrô sấp mình xuống mà cầu nguyện rằng “Xin
14,27-31
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 315
hãy đào tạo cho con nên người... chẳng sợ hãi gì cả, nhưng sẽ sẩn sàng cho mọi sự. Tình yêu, tình bạn, thành công... để nhận lấy khi chúng đến, để chẳng quan tâm đến điều gì cả, nếu đó không phải được dành cho con. Xin làm cho con dũng cảm, xin làm cho con dũng cảm”. Hơn bất kỳ ai, Chúa Giêsu vốn có nghị lực tuyệt vời đó, đức tính, khả năng để cứ đứng thẳng, bất chấp những đòn tấn công của cuộc đời, vẻ thanh thản khi tất cả chẳng còn gì, ngoài sự đau lòng đang ở phía sau lưng và sự hành hạ tra tấn đang ở phía mặt. Thỉnh thoảng, chúng ta lịm người, bái phục trước thái độ can trường anh hùng của Chúa Giêsu.
Lúc Chúa Giêsu báo trước sự thất bại thảm hại của lòng trung thành đó, Phêrô không thể tin nổi sự việc như thế sẽ xảy ra. Trong những ngày nổi loạn của Stewart, chúng bắt được lãnh tụ của đạo quân phía Bắc là công tước Huntley, chúng chỉ vào một khúc gỗ và chiếc rìu để sẵn và nói với ông rằng nếu ông không chịu từ bỏ lòng trung thành với nhà vua thì sẽ bị chặt đầu tại chỗ tức khắc. Ông đã trả lời “Các ông có thể khiến đầu thôi lìa khỏi cổ nhưng không bao giờ cắt được trái tim tôi rời khỏi vua tôi”. Đó chính là điều Phêrô đã nói trong đêm ấy. Tại đây chúng ta có được một bài học trong từ “vấp ngã”, mà Chúa Giêsu đã dùng. Trong Hy văn đó là động từ skandalizein do chữ skandalon hay skandalethron mà ra, có nghĩa là miếng mồi trong chiếc bẫy dùng để nhử cho con thú đến và khi con thú bước lên thì khiến chiếc bẫy sập. Vậy chữ skandalizein có nghĩa là gài bẫy, bị gạt gẫm có âm mưu. Phêrô đã quá tự tin, ông quên mất những cạm bẫy mà cuộc đời có thể giăng ra đối với những con người tốt nhất. Ông quên rằng ngay cả những người tốt nhất vẫn có thể bước trên chỗ trơn trợt và ngã lăn ra. Ông đã quên con người vốn yếu đuôi, còn những cám dỗ của ma quỉ thì có sức mạnh phi thường. Nhưng có một điều chúng ta cần nhớ về Phêrô, tấm lòng của ông đang nằm đúng vị trí. Thà làm một Phêrô với một quả tim nóng bỏng tình thương, dù trong khoảnh khắc trái tim ấy gặp thất bại nhục nhã, còn hơn là làm một Giuđa với một trái tim thù hận lạnh lùng. Hãy để cho người nào chẳng hề thất hứa, chẳng hề bất trung trong đời sống, cả trong tư tưởng lẫn hành động, kết án Phêrô. Ông đã yêu mến Chúa Giêsu, nhưng khi tình yêu gặp thất bại, nó lại đứng dậy.
3 16 WILLIAM BARCLAY
14,32-42
Ý Cha Được Nên Trọn
Máccô 14,32-42
32 Sau đó, Đức Giêsu và các môn đệ đến một thửa đất gọi là Ghếtsêmani. Ngưòi nói với các ông: “Anh em ngồi lại đây, trong khỉ Thầy cầu nguyện. ” -u Rồi Ngirời đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo. Người bắt đầu cảm thay hãi hùng xao xuyến. u Người nói với các ông: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức. ”35 Người đi xa hơn một chút, sấp minh xuống đất mà cầu xin cho mình khỏi phải qua giờ ẩy, nếu có thế được. 36 Người nói: “Ápba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điền Cha muốn. ”37Rồi Ngirờì trở lại, thấy các môn đệ đanẹ ngủ, liền nói với ông Phêrô: "Simon, anh ngủ à? Anh không thức nôi một giờ sao? 38 Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vĩ tinh thần thì hăng hái, nhimg thể xác lại yếu đuổi. ” 39 Nẹười lại đi cầu nguyện, kêu xin như lần trước. 40 Rồi Người trở lại, thay các môn đệ vẫn ngủ, vì mat họ nặng trĩu. Các ông chang biết trả lời làm sao với Người. 41 Lần thứ ba, Người trở lại và bảo các ông: “Lúc này mà còn ngủ, còn nghỉ sao? Thôi, đủ roi. Giờ đã điềm. Này Con Người bị nộp vào tav phường tội lỗi. 42 Đứng dậy, ta đi nào! Kìa kẻ nộp Thầv đã tới! ”
Đây là một đoạn sách mà hầu như chúng ta rất sợ phải đọc. Vì đọc đoạn này, dường như chúng ta đã xâm phạm vào lãnh vực đau đớn riêng tư trong cơn hấp hối của chính Chúa Giêsu.
ở trên phòng cao đã là chuyện hết sức nguy hiểm. Với nhà cầm quyền Do Thái đang rình rập, với một Giuđa sắp phản bội, thì căn phòng cao có thể bị tấn công bất cứ lúc nào. Nhưng Chúa Giêsu còn phải đến một nơi khác nữa. Sự kiện, Giuđa biết có thể tìm gặp Ngài trong vườn Giêtsimani, chứng tỏ Chúa Giêsu thường có mặt ở đó. Ngay trong thành Giêrusalem, chẳng có khu vườn nào. Thành phố’ quá đông dân, lại có một điều luật lạ lùng nói rằng vùng đất thánh thiêng của thành phô" không thể bị ô uế bởi phân bón làm vườn. Nhưng một số người giàu có, khá giả tậu vườn riêng trên núi ôliu, để họ đến đó nghỉ ngơi. Có lẽ Chúa Giêsu có vài bạn thân giàu có vẫn dành cho Ngài được sử dụng những khu vườn của họ.
14,32-42
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 317
Khi Chúa Giêsu đến vườn Giêtsimani, Ngài thiết tha mong ước hai điều, Ngài muốn được hiệp thông với Thiên Chúa. Ngay từ ban đầu Thiên Chúa đã phán “Loài người ở một mình thì không tốt” (St 2,18). Lúc ở trong hoạn nạn, chúng ta cần có một ai đó ở với mình. Chúng ta không nhất thiết cần họ làm một điều gì đó cho chúng ta, thậm chí cũng không nhất thiết cần họ nghe ta nói hay nói cho ta nghe. Chúng ta chỉ muốn họ có mặt, thế thôi, và Chúa Giêsu cũng vậy. Điều hết sức lạ lùng là cả đến những người vừa mới quả quyết rằng họ sẩn sàng chết vì Ngài, bây giờ lại không thể cùng thức với Ngài dù chỉ trong một tiếng đồng hồ mà thôi. Nhưng không ai có thể trách họ, vì những kích thích, những căng thẳng đã khiến cho sức lực, cho khả năng đối kháng của họ bị vơi kiệt cả rồi.
Trong đoạn này có những điều rất rõ về Chúa Giêsu.
1/ Ngài không muôn chết. Ngài mới có 33 tuổi và chẳng có ai lại muôn chết vào lúc mới bắt đầu những năm tốt đẹp nhất của cuộc đời. Ngài mới chỉ làm được quá ít việc và còn cả thế giới đang chờ đợi để được cứu rỗi. Ngài biết rõ bị đóng đinh vào thập giá là thế nào và Ngài rùng mình khi nghĩ đến điều đó. Ngài phải tự ép buộc chính mình tiến tới, như chúng ta cũng thường phải làm vậy.
2/ Ngài không hiểu đầy đủ tại sao sự việc lại xảy ra như vậy, Ngài chỉ biết chắc chắn đó là ý Chúa Cha và Ngài phải tiến lên. Chính Chúa Giêsu cũng phải thực hiện cuộc phiêu lưu quan trọng của đức tin. Ngài cũng phải chấp nhận điều Ngài không thể hiểu, như điều chúng ta thường phải làm.
3/ Ngài tuân phục ý Chúa Cha. Abba là tiếng Aram, nghĩa là Cha. Chỉ một tiếng đó đã đủ thay đổi mọi sự, Hardy đã kết thúc câu chuyện Tess của ông sau khi kể lại cuộc đời bi thảm của Tess, bởi một câu khủng khiếp “Ông chủ tịch của những kẻ bất tử đã kết thúc trò chơi của ông ta đối với Tess”. Thiên Chúa không hề như vậy. Ngay trong giờ phút khủng khiếp nhất lúc Chúa Giêsu đưa ra lời yêu cầu khủng khiếp đó, Thiên Chúa vẫn là Cha. Nếu chúng ta có thể gọi Chúa là Cha thì mọi sự đều có thể chịu đựng nổi. Lắm lúc chúng ta không hiểu được, nhưng chúng ta luôn tin chắc “Bàn tay của người Cha chẳng bao giờ khiến cho con cái mình nhải rơi
318 WILLIAM BARCLAY
14,43-50
lệ vô ích”. Đó là điều Chúa Giêsu biết rõ, chính vì thế mà Ngài đã tiến lên, và với chúng ta cũng vậy.
Chúng ta phải chú ý phần kết thúc của đoạn sách này. Kẻ phản bội và đồng bọn của nó đã đến. Phản ứng của Chúa Giêsu tỏ ra thế nào? Không phải là chạy trốn đâu, dù bấy giờ là ban đêm và Ngài có thể trốn cách dễ dàng. Phản ứng của Chúa Giêsu là đối diện với chúng, cho đến giây phút cuối cùng, Ngài đã không hề rẽ đường hay quay lưng, lùi bước.
Bắt Chúa
Máccô 14,43-50
43 Ngav ỉủc đó, khi Người còn đang nói, thì Giuđa, một người trong Nhóm Mười Hai, xuất hiện. Cùng đi với han, có một đám đông mang gươm giáo gậy gộc. Họ được các thượng tể, kinh sư và kị’ mục sai đến. 44 Kẻ nộp Đức Giêsu đã cho họ một ám hiệu, han dặn rằng: “Tôi hôn ai thì chính là người đó. Các anh bat lay và điện đì cho cân thận. ” 45 Vừa tới, Giuđa tiến lại gần Ngưòi và nói: “Thưa Thầy!”, rồi hôn Người. 46 Họ liền tra tay bắt Người. 47 Nhumg một trong những kẻ đang có mặt tại đỏ tuốt gươm ra, chém phải tên đầy tớ của thượng tế, làm nó đứt tai.48 Đức Giêsu nói với họ: “Tôi là một tên cướp sao mà các ông đem gươm giáo gậy gộc đến bat? 49 Ngày ngày, tôi vẫn ở giữa các ông, vẫn giảng dạy ở Đen Thờ, mà các ông không bắt. Nhung thế này là đế lời Sách Thảnh được ứng nghiệm. ” 50 Bay giờ các môn đệ bỏ Người mà chạy tron hết.
Đây là một màn kịch sôi động, ngay cả Máccô vốn ít lời vẫn khiến được các nhân vật nổi bật trước mắt chúng ta.
1/ Giuđa là kẻ phản Chúa. Ông hiểu dân chứng biết rõ Chúa Giêsu, chỉ cần nhìn thấy là có thể nhận ra Ngài ngay. Thế nhưng Giuđa nghĩ rằng với ánh sáng lờ mờ trong vườn dưới những bóng cây rậm rạp ngăn bớt ánh sáng và dưới ánh đuốc bập bùng thì cần phải được một dấu hiệu rõ ràng, dứt khoát về ai là người cần bắt. Do đó ông ta đã chọn dâu hiệu khủng khiếp: một cái hôn. Việc chào Rabi bằng một cái hôn là lẽ thường. Đây là dấu hiệu tỏ vẻ tôn kính và trìu mến đốĩ với một bậc thầy kính mến. Nhưng ở đây
14,43-50
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 319
CÓ một điều hêt sức khủng khiếp. Khi Giuđa bảo “Hễ tôi hôn ai thì chính là người đó”, ông ta đã dùng từ philein, chữ rất thông dụng. Nhưng người viết sách kể lại việc ông ta bước tới và hôn Chúa Giêsu, thì từ được dùng là kataphilein, tiếp đầu ngữ kata có tác dụng tăng cường, và kataphilein là chữ dùng chỉ cái hôn của người tình hôn người yêu của mình. Dấu hiệu của sự phản bội không phải chỉ là một cái hôn theo hình thức tỏ ra tôn kính chào mừng. Nó là nụ hôn của một người yêu. Đây là điều đáng buồn và khủng khiếp nhất trong toàn thể các câu chuyện được sách Phúc Âm kể lại.
2/ Có đám người đi vây bắt. Họ vốn là tay chân của các Thượng tế, Kinh sư và Kỳ mục. Đó là ba thành phần họp thành Tòa Công Luận, tòa án tối cao của dân Do Thái và Máccô nói họ vôn do Tòa Công Luận phái đi. Ngay dưới quyền tài phán của người Roma, Tòa Công Luận vốn còn một số quyền tỏ chức an ninh và thuế khóa tại Giêrusalem. Họ cũng có cả một lực lượng cảnh sát riêng nữa. Chắc chắn cũng có một đoàn ô hợp đi theo họ nữa. Dù sao Máccô cũng nói lên được thái độ hung hăng của những kẻ đi bắt Chúa. Có lẽ họ đã chuẩn bị với một tinh thần căng thẳng, sẩn sàng đổ máu. Chính từ phía họ đã toát ra vẻ kinh hoàng chứ không phải từ Chúa Giêsu.
3/ Một người trong tình trạng tuyệt vọng đã rút gươm ra chém một nhát. Gioan (18,10) cho biết người đó là Phêrô. Nghe như là Phêrô, nhưng Máccô không nêu rõ danh tánh ông vì làm như vậy vào lúc bấy giờ chẳng an toàn, hoàn cảnh chưa được an toàn. Trong cảnh hỗn loạn, không ai biết được người đã chém nhát gươm ấy, tốt nhất đừng để ai biết gì cả. Nhưng 40 năm sau, khi Gioan viết Phúc Âm Thứ Tư ông nói rõ, vì chẳng còn gì đáng ngại cả. Rút gươm để chém người là điều sai quấy, nhưng dù sao chúng ta cũng vui vì có một người, ít nhất, do hoàn cảnh thúc bách nhất thời đã sẵn sàng vì Chúa Giêsu mà chém một nhát gươm.
4/ Các môn đệ. Họ hoàn toàn mất hết tinh thần, họ không thể đương đầu nổi sự việc đang xảy ra. Thành thật mà nói, họ sợ phải chịu chung số phận như Chúa Giêsu nên chạy trốn,
5/ Chính Chúa Giêsu. Điều lạ lùng là trong toàn thể cảnh tượng rối loạn đó, Chúa Giêsu lại là một ốc đảo thanh thản, an bình. Đọc câu chuyện này, chúng ta cảm thấy Chúa Giêsu đang điều khiển
320 WILLIAM BARCLAY
14,51-52
mọi chuyện chứ không phải cơ quan cảnh sát của Tòa Công Luận. Với Ngài, cuộc chiến đấu trong vườn Giêtsimani đã giải quyết xong, bây giờ, chỉ còn cảnh bình an của người biết mình đã vâng theo ý Chúa Cha.
CÓ Một Thanh Niên
Máccô 14,51-52
51 Trong khi đổ có một cậu thanh niên đi theo Người, mình khoác vỏn vẹn một tam vải gai. Họ tủm lấy anh. 52 Anh liền trút tấm vải lại, bỏ chạy trần truồng.
Đây là hai câu kỳ lạ như thôi miên độc giả. Thoạt nhìn thì dường như chúng được đặt vào đây cách không thích hợp, chúng chẳng thêm được gì cho phần tường thuật, thế nhưng, nếu chúng đã được đặt vào đây chắc phải có một lý do nào đó. Trong phần vào đề, chúng ta đã biết rằng cả Matthêu iẫn Luca đều dùng sách Máccô làm nền tảng cho tác phẩm của hai ông, hai ông đã đưa vào sách của mình hầu hết mọi sự kiện có trong sách Máccô. Nhưng cả hai ông đều không đưa việc này vào. Dường như điều đó chứng minh rằng biến cố này chỉ quan trọng đối với Máccô, chứ không quan trọng đối với người khác. Tại sao nó lại được chép vào đây? Và tại sao lại quan trọng chỉ riêng với Máccô, đến nỗi ông buộc phải ghi lại? Câu trả lời hợp lý nhất là chàng thanh niên này chẳng ai khác là chính Máccô, và đây là cách để ông nói rằng “Tôi có mặt tại chỗ”, không cần phải ghi chính tên mình ra.
Khi đọc sách Công vụ, chúng ta thấy nơi họp mặt và trụ sở của Hội Thánh Giêrusalem chính là nhà riêng của bà Maria, mẹ của Gioan Máccô (Cv 12,12). Nếu quả thế, thì rất có thể căn phòng cao nơi Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài ăn Lễ Vượt Qua là chính căn phòng cao trọng của bà Maria mẹ Gioan Máccô. Không còn có chỗ nào tự nhiên hơn căn phòng này để làm trụ sở cho Hội Thánh. Nếu kết luận được như thế, thì có thể có hai sự việc: (a) Có lẽ Máccô đã có mặt trong Bữa Tối Cuối Cùng, bấy giờ, ông hãy GÒn nhỏ, chỉ là một cậu bé, chẳng ai để ý tới. Nhưng ông bị Chúa Giêsu thu hút, nên khi đoàn người ra đi trong đêm tối, ông đã lén theo họ trong khi đáng lý ra phải vào giường ngủ rồi. Ông ra đi với
14,55-65
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 321
chỉ một chiếc khăn vuông bằng vải gai trùm lên thân mình. Có lẽ suốt đêm đó, lúc nào Máccô cũng có mặt trong bóng tối để nghe ngóng vằ quan sát. Sự kiện này có thể giải thích được bài tường thuật về chuyện xảy ra trong vườn Giêtsimani này vốn ở đâu ra? Nếu tất cả các môn đệ đều ngủ, ai biết được cuộc chiến đâu trong tâm hồn Chúa Giêsu lúc đó, có lẽ chứng nhân duy nhất không ai khác hơn là Máccô, khi ông đứng im lặng trong bóng tối, chờ xem mọi sự với lòng tôn kính của một cậu bé đối với vị anh hùng vĩ đại nhất xưa nay. (b) Căn cứ vào bài tường thuật của Gioan, chúng ta biết Giuđa đã rời khỏi đoàn người của Chúa trước khi bữa ăn kết thúc (Ga 13,30). Có lẽ Giuđa định dẫn bọn cảnh sát của đền thờ đến phòng cao để có thể âm thầm bắt Chúa Giêsu. Nhưng khi Giuđa trở lại với bọn cảnh sát, thì Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài đã đi rồi. Dĩ nhiên, chuyện bàn tán, cãi cọ xảy ra. Tiếng ồn ào đã khiến Máccô thức giấc và ông nghe Giuđa đề nghị cứ thử đi vào vườn Giêtsimani. Lập tức Máccô chụp vội cái khăn vải gai choàng lên người, hối hả chạy vào vườn Giêtsimani để báo tin cho Chúa Giêsu. Nhưng ông đến nơi thì đã muộn, cuộc náo loạn diễn ra đến nỗi chính ông cũng suýt bị bắt.
Cho dù thật sự thế nào đi nữa, chúng ta có thể chắc rằng sở dĩ Máccô chép hai câu này vào đây, vì chúng liên hệ đến chính ông. Ông không thể nào quên được đêm đó. Ông khiêm tốn không muốn tự ghi tên mình vào, nhưng viết như thế là ông đã ký tên mình và nói với những ai đọc tới mấy dòng chữ này rằng “Chính tôi, lúc hãy còn trẻ, cũng đã có mặt tại đó”.
Xét Xử
Máccô 14,55-65
55 Bấy giờ các thượng tế và toàn thế Thượng Hội Đong tìm lời chứng buộc tội Đức Gỉêsu đề lên án tử hình, nhưng họ tìm không ra, 56 vì tuy có nhiều kẻ đưa chimg gian tổ cáo Người, nhưng các chứng ấy lại không ăn khcrp với nhau. 57 Có vài kè đímg lên cáo gian Người rằng: 58 “Chúng tôi có nghe ông ấy nói: Tôi sẽ phá Đèn Thờ này do tay người phàm xúy dựng, và nội ba ngày, tôi sẽ xây một Đền Thờ khcic, không phải do tay người phàm!” 59 Nhimg
322 WILLIAM BARCLAY
14,55-ÖD
ngay về điểm này, chứng của họ cũng không ăn khớp với nhau. 60Bấy giờ vị thượng tế đứng lên giữa hội đồng hỏi Đức Giêsu: “Õng không nói lại được một lời sao? May người này tố cáo ông gì đó? ” 61 Nhưng Đức Giêsu vần làm thinh, không đáp một tiếng. Vị thượng tế lại hỏi Người: “Ông có phải là Đang Kừô, Con của Đấng Đáng Chúc Tụng không? ” 62 Đức Giêsu trả lời: “Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thay Con Người ngự bên hừu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến. ” 63 Vị thượng tế liền xé áo mình ra và nói: “Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? 64 Quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, quỷ vị nghĩ sao? “ Tất cả đểu kết án Người đáng chết. 65 Thế là một số bắt đầu khạc nhô vào Người, bịt mặt Người lại, vừa đánh đấm Người vừa nói: “Hãy nói tiên tri đi! ” Và đám thuộc hạ tát Người tủi bụi.
Mọi việc đang diễn ra nhanh chóng để đi đến kết cục không thể tránh được.
Thời bấy giờ, thế lực của Tòa Công Luận bị giới hạn vì người Roma đang cai trị trong xứ. Tòa Công Luận được toàn quyền trên các vân đề tôn giáo. Dường như họ cũng được một số quyền hạn xét xử về hình sự nữa, nhưng không được quyền kết án tử hình. Nếu điều Máccô mô tả ở đây là một buổi họp Tòa Công Luận thì ta có thể coi như một phiên hội thẩm. Chức năng của Tòa Công Luận không phải là tuyên án nhưng là chuẩn bị một bán cáo trạng, để đưa tội phạm ra xét xử trước tổng đốc Roma.
Điều không thể nghi ngờ là trong việc xét xử Chúa Giêsu, Tòa Công Luận đã vi phạm luật lệ của họ. Các quy tắc về thủ tục của Tòa Công Luận là một chương trong kinh Mishnah. Một sô" quy tắc trong đó chỉ có tính cách lý tưởng chứ không thực sự áp dụng, nhưng dù sao thì toàn thể thủ tục thực hiện trong đêm đó đều là những bất công trắng trợn.
Tòa Công Luận là tòa án tối cao của dân Do Thái, gồm 71 thành viên. Thành phần hội viên gồm thành phần của Tòa Công Luận, có người Xađốc cả giai cấp tư tế đều gồm toàn phái Xađốc, người Pharisêu, Kinh sư là các chuyên gia về luật và những nhân vật khả kính là các Kỳ mục. Mọi thành viên vắng mặt trong buổi họp đều được thay thế bằng các thành viên dự khuyết. Thầy cả thượng phẩm chủ tọa hội đồng. Hội thẩm đoàn ngồi thành vòng
14,55-65
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 323
cung để thành viên này có thể thây rõ mặt thành viên kia. Trước họ là ghế dành cho học trò của các Rabi. Họ được phép bào chữa cho phạm nhân chứ không được buộc tội. Hội trường chính thức để họp Tòa Công Luận là Hiên Đá Đẽo trong khuôn viên đền thờ, các quyết nghị của Tòa Công Luận chỉ có giá trị khi buổi họp được tổ chức tại đây. Tòa không được họp ban đêm, cũng không vào bất cứ những kỳ đại lễ nào. Sau khi đã năm được bằng chứng, các nhân chứng được thẩm vấn riêng biệt và lời chứng của họ chỉ có giá trị khi ăn khớp với nhau từng chi tiết. Mỗi thành viên của Tòa Công Luận sẽ tuyên án riêng rẽ, bắt đầu từ người trẻ nhất, cho đến người cao tuổi nhất. Nếu là án tử hình thì phải chờ qua một đêm mới được đem ra thi hành để tòa án có cơ hội thay đổi ý kiến và quyết định khoan hồng. Chúng ta có thể thấy ngav rằng tại đây Tòa Công Luận đã vi phạm chính các luật lệ của mình. Buổi họp đã không được tổ chức đúng nơi quy định, lại là một buổi họp ban đêm. Cũng không có những lời tuyên án cá nhân và không có một đêm chờ đợi trước khi thi hành bản án tử hình. Trong tình trạng nôn nóng muốn diệt trừ Chúa Giêsu, nhà cầm quyền Do Thái đã không ngần ngại giày đạp ngay cả các luật lệ của chính họ.
Trước hết, tòa án không thể chấp nhận những kẻ làm chứng dối dù họ có làm chứng ăn khớp nhau. Những kẻ làm chứng dối ở đây đã tô" cáo Chúa Giêsu từng tuyên bố rằng Ngài sẽ phá hủy đền thờ. Có lẽ đã có kẻ nào đó nghe qua điều Chúa Giêsu đã nói trong Máccô 13,3 rồi đã quỉ quyện xuyên tạc câu nói ấy thành ra lời đe dọa phá hủy đền thờ. một truyền thuyết kể rằng Tòa Công Luận đã nhận được nhiều bằng chứng mà họ không muốn có, vì hết người này đến người khác tiến đến phía trước và nói rằng “Tôi là một kẻ phong đã được Ngài chữa lành, tôi là một kẻ mù đã được Ngài làm cho sáng mắt, tôi là một kẻ điếc đã được Ngài làm cho nghe được, tôi là một kẻ què đã nhờ Ngài mà đi được, tôi là một kẻ bại liệt đã được Ngài phục hồi sức mạnh. Nhưng đó không phải là loại bằng chứng mà Tòa Công Luận muốn có.
Cuối cùng thì thầy cả thượng phẩm đã tự ý đảm trách mọi việc. Khi làm vậy, ông ta đưa ra loại câu hỏi mà luật hoàn toàn cấm đoán. Ông ta hỏi một câu có thể dẫn đến câu trả lời như ý. Luật cấm nếu một câu hỏi mà khi trả lời bị cáo có thể tự kết án chính mình. Không ai có thể chịu thẩm vân để tự kết án chính
324 WILLIAM BARCLAY
14,54.66-72
mình, nhưng đó lại là cách tra hỏi của thầy thưởng phẩm. Ông ta đã hỏi thẳng Chúa Giêsu rằng có phải Ngài là Đấng Mêsia không. Thật vậy, Chúa Giêsu biết đã đến lúc phải chấm dứt mọi chuyện sai quây này nên Ngài đã trả lời không chút phân vân là “phải”. Đây là một bằng cớ để tô" cáo về tội phạm thượng, nhục mạ Thiên Chúa. Tòa Công Luận đã nắm được điều họ cần, tức là một lời tố cáo đưa đến án tử hình, và họ đã hài lòng một cách man 1'Ợ.
Một lần nữa chúng ta thấy hai đặc tính quan trọng của Chúa Giêsu đã nổi bật ở đây.
1/ Sự can đảm của Chúa. Ngài biết rõ trả lời như vậy là phải chết, nhưng Ngài đã không chút phân vân. Giả sử Ngài không trả lời như vậy, thì họ chẳng có quyền đụng chạm đến Ngài.
2/ Lòng tin quyết của Chúa. Dù bây giờ cực hình thập giá đã trở thành điều chắc chắn. Ngài vẫn tiếp tục đối đáp với lòng tin quyết về chiến thắng tổi hậu của mình.
Chắc chắn đây là một trong những tấn thảm kịch khủng khiếp nhất, khi Đấng vốn đến để ban tình yêu thương cho loài người, lại bị chối từ cả một công lý tối thiểu và bị bọn đầy tớ cũng như đám lính canh cộc cằn thô lỗ của Tòa Công Luận đem ra làm trò cười.
Can Đảm Và Hèn Nhát
Máccô 14,54.66-72
54 Ong Phêrô theo Người xa xa, vào tận bên trong dinh thượng tế, và ngồi sưởi bên đổng lừa với đám thuộc hạ. 66 Ông Phêrô đang ở dưới sần, có một người tớ gái của thirợng tế đi tới; 67 thấy ông ngồi sưởi, cô ta nhìn ông chòng chọc mà nói: “Cả bác nữa, bác cũng đã ở với cải ông người Nadarét, ông Gỉêsu đó chứ gì! ”68 Ông liền chối: “Tôi chăng biết, chăng hiểu cô muốn nói gì! “ Roi ông bỏ đi ra phía tiền sảnh. Bẩy giờ có tiếng gà gáy. 69 Ngưỏi tớ gái thay ông, lại bắt đầu nói với những người đứng đó: “Bác này cũng thuộc bọn chúng đay. ” 70 Nhưng ông Pìĩêrô lại choi. Một lát sau, những người đứng đó lại nói với ông: “Đúng ỉà bác thuộc bọn chúng, vì bác cũng là người Galilê! ” 71 Nhưng ôngPhêrô liền thốt lên nhũng lời độc địa và thề rang: “Tôi thề là không có biết người các ông nói đó!” 72 Ngay
14,54.66-72
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 325
lúc đó, gà gáy lần thứ hai. Ông Phêrô sực nhớ điều Đức Gièsu đã nói với mình: “Gà chưa kịp gảy hai lần, thì anh đã chổi Thầy đến ba lần. ” Thế là ông oà lên khóc.
Lắm khi kể lại câu chuyện này chúng ta thiếu công bằng đối với Phêrô. Điều chúng ta thường quên nhìn nhận nơi Phêrô, đến tận giờ phút chót của cuộc đời ông, đêm đó chính là lúc ông có can đảm phi thường nhất, bất chấp tất cả. Ông đã bắt đầu bằng cách rút gươm ra trong vườn Giêtsimani với thái độ quyết liệt của một người có thể một mình dám chống lại cả một đám đông. Giữa cơn hỗn loạn đó, ông đã chém đứt tai tên đầy tớ của thầy cả thượng phẩm. Nếu theo sự thận trọng thông thường của con người bấy giờ, Phêrô phải thu mình lại càng nhiều càng tốt. Sân nhà của thầy cả thượng phẩm là nơi mà không ai nghĩ rằng Phêrô có thể dám đặt chân tới, thế nhưng ông lại đi đến chính nơi đó. Tự việc ấy đã là can trường rồi. Có lẽ mọi người khác đều đã chạy trôn, nhưng Phêrô vẫn giữ đúng lời hứa của mình. Dù mọi người khác đã lìa bỏ Chúa Giêsu, chính ông vẫn bám sát lấy Ngài. Thế nhưng bản tính bất nhất của con người đã xen vào. Ông đang ngồi bên đống lửa để sưởi, về đêm lạnh chắc ông đang thu người lại trong chiếc áo choàng. Một ai đó đã khơi đông lửa, hay ném thêm một khúc củi vào đó khiến ngọn lửa cháy bùng lên, vì thế người ta đã nhận ra Phêrô. Ông lập tức phủ nhận mọi liên hệ của mình với Chúa Giêsu. Tuy nhiên đây là điểm mà mọi người vẫn hay quên, bất kỳ người nào thận trọng cũng phải vắt giò lên cổ chạy càng xa càng tốt, như Phêrô thì không. Việc ấy xảy ra lần thứ hai, và một lần nữa, Phêrô lại chối Chúa, nhưng ông vẫn chưa đi. Rồi chuyện ấy lại xảy ra một lần nữa. Phêrô lại chối Chúa, ôns đã không nguyền rủa danh Giêsu. Điều ông đã làm là thề không biết Chúa và tự nguyền rủa mình nếu không nói đúng sự thật. Một lần nữa, Phêrô vẫn chưa muốn cất bước. Nhưng một điều gì đó đã xảy ra. Có thể chuyện đã xảy ra là như vầy. Người Roma chia một đêm ra làm bốn phiên canh từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng. Vào cuối lần canh thứ ba tức lúc 3 giờ sáng, thì đổi người canh. Để báo hiệu đổi phiên canh, người ta thổi lên một hồi kèn gọi là Gallicinium, tiếng La Tinh có nghĩa là gà gáy. Chuyện có thể đã xảy ra, là ngay lúc Phêrô thốt ra lời chối Chúa lần cuối cùng thì tiếng kèn báo hiệu đổi phiên canh đã vang lên giữa đêm vắng lặng, đập mạnh vào tay ông. Ông nhớ
326 WILLIAM BARCLAY
14,54.66-72
lại và lòng ông tan vỡ. Xin đừng nhầm lẫn ở điểm này, Phêrô đã sa vào một cám dỗ chỉ có thể xảy đến cho inột người có lồng can đảm phi thường mà thôi. Thật không phải cho những ai tỏ ra thận trọng hoặc tìm sự an thân phê phán Phêrô vì đã sa vào một cám dỗ mà chính bản thân mình không bao giờ đốì diện với cùng một hoàn cảnh. Mỗi người đều có một điểm giới hạn. Phêrô đã đặt đến điểm giới hạn của ông tại điểm này, nhưng trong 1000 người thì 999 người đến điểm giới hạn của họ trước đó nhiều. Tốt hơn chúng ta nên kinh ngạc trước sự can đảm của Phêrô thay vì phân rẽ trước sự sa ngã của ông.
Nhưng cũng còn một điểm nữa. Câu chuyện này chỉ có thể do một người duy nhất kể lại và người đó phải là chính Phêrô. Chúng ta vẫn nhớ sách Phúc Âm Máccô vốn là tài liệu rao giảng của Phêrô. Điều này có nghĩa là đã nhiều lần ông nhắc đi nhắc lại câu chuyện chối Chúa của chính ông. Chắc ông đã nói “Tôi đã cư xử như vậy đó, nhưng điều lạ lùng là Chúa Giêsu vẫn không thôi yêu thương tôi”. Nhà truyền giáo Brownlow North, một tôi tớ của Chúa, thuở thiếu thời, ông sống rất ngang tàng. Một Chúa Nhật nọ ông đến giảng tại Aberdeen. Trước khi ông lên tòa giảng, có người trao cho ông một bức thư. Tác giả bức thư nhắc cho ông nhớ trước khi trở thành Kitô hữu ông đã làm một việc rất đáng xấu hổ, và dọa, nếu ông đứng lên giảng dạy, chính anh sẽ công khai tố giác việc ấy trước Hội Thánh. Brownlow cầm bức thư ấy bước lên tòa giảng và đọc cho mọi người nghe. Ông cho mọi người biết việc ấy hoàn toàn đúng sự thật. Rồi ông kể lại cho họ biết thế nào là qua Chúa Giêsu, ông đã được tha tội, đã thắng được bản thân, bỏ quá khứ ra sau lưng và nhờ Chúa Giêsu, ông trở thành một con người mới. Ông đã dùng chính hành động nhục nhã đáng xấu hổ của mình làm một thỏi nam châm để thu hút người khác đến với Chúa. Đó chính là việc Phêrô đã làm. Ông bảo mọi người “Tôi đã gây tổn thương cho Chúa, đã bỏ rơi Ngài, nhưng Chúa vẫn yêu thương, đã tha thứ cho tôi, và Ngài cũng sẽ làm y như vậy cho.các bạn nữa”.
Khi đọc đoạn sách này bằng thái độ hiểu biết, thông cảm, sự hèn nhát của Phêrô sẽ trở thành câu chuyện về lòng can đảm, điều đáng xấu hổ của ông trở thành câu chuyện của vinh quang.
15,1-5
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 327
Tin Mừng Mác Cô, Chú Giải Tin Mừng Mác Cô, Chú Giải - William Barclay