Books are delightful society. If you go into a room and find it full of books - even without taking them from the shelves they seem to speak to you, to bid you welcome.

William Ewart Gladstone

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Van Kien
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1332 / 40
Cập nhật: 2016-09-17 16:45:12 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10
Ù Sau Này Tốt xấu Ra Sao
Máccô 10,1-12
1 Đức Giêsu bỏ nơi đó, đi tới miền Giuđê và vùng bên kia sông Giođan. Đông đảo dân chúng lại tuôn đến với Người. Và như thường lệ, Người lại dạy dỗ họ.2 Có mấy người Pharisêu đến gần Đức Giêsu và hỏi rằnẹ: “Thưa Thầv, chồng có được phép rav vợ không? “Họ hỏi thế là đê thử Người. 3 Người đáp: “ Thế ông Môsê đã truyền dạy các ông điều gì? ” 4 Họ trả lời: "Ỏng Môsê đã cho phép viết giấy ly dị mà rẫy vợ. ”5 Đức Gìêsu nói với họ: “Chỉnh vì các ônẹ lòng chai dạ đả, nên ông Môsê mới viết điều răn đó cho các ông.6 cỏn lúc khởi đầu công trình tạo dựn<ị, Thiên Chúa đã làm nên con người cỏ nam có nữ; 7 V/ thể, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, s và cá hcii sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chí là một xương một thịt.9 Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly. ” w Khi về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điều ẩy. 11 Người nói: “A i rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đổi với vợ mình; 12 và ai bỏ chồng đế lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình. ”
Chúa Giêsu vẫn tiếp tục đi về phía Nam, Ngài đã ra khỏi xứ Galilê và vào trong địa phận xứ Giuđê. Ngài chưa đến Giêrusalem nhưng từng bước từng giai đoạn, Ngài đang đến gần khung cảnh cuối cùng. Có vài người Pharisêu đến chất vấn Ngài về việc ly dị để thử Ngài. Có thể ẩn đàng sau câu hỏi này, còn có nhiều động cơ thúc đẩy khác nữa. Ly dị là một vấn đề nóng bỏng, một đề tài
222 WILLIAM BARCLAY
10,1-12
tranh luận của các Rabi, và có thể họ thật lòng muốn biết ý kiến và nhận định của Chúa Giêsu trong vấn đề này. Cũng có thể họ muốn thử Ngài về phương diện giáo lý chính thống. Có lẽ Chúa Giêsu đã từng đề cập vấn đề này rồi. Trong Mt 5,31 -32 chúng ta đã thấy Chúa Giêsu đề cập hôn nhân và việc tái hôn, nên số người ấy mong Ngài tự mâu thuẫn với chính mình và sẽ gặp rắc rối vì chính những lời Ngài đã nói. Cũng có thể họ vốn biết Ngài sẽ trả lời như thế nào nên tìm cách đẩy Ngài vào chỗ thù địch với Hêrôđê, là người đã ly dị vợ để cưới vợ khác. Cũng có thể họ muôn được nghe Chúa Giêsu nói trái luật Môsê sẽ như Ngài đã từng làm, do đó, họ sẽ tố cáo Ngài là kẻ giảng tà giáo. Có một điều chắc chắn: vấn đề họ đặt ra không phải là vấn đề thuần lý, chỉ liên quan đến trường phái của các Rabi mà thôi. Đó là một trong những đề tài tranh luận gay gắt nhất trong thời Chúa Giêsu.
về lý thuyết, không có gì cao hơn lý tưởng về hôn nhân trong Do Thái giáo. Trinh khiết vốn được xem như đức hạnh quan trọng nhất của mọi đức hạnh. “Chúng tôi nhận thây rằng Thiên Chúa nhịn nhục đối với mọi tội, ngoại từ tội không gìn giữ trinh khiết”. “Việc không giữ tiết hạnh khiến vinh quang Thiên Chúa quay đi”. “Mọi người Do Thái thà chết chứ không chịu phạm tội thờ ngẫu tượng, giết người hoặc tà dâm”. “Khi có ai ly dị vợ thuở thanh xuân của mình, thì cả đến bàn thờ cũng rơi nước mắt”. Lý tưởng đã nằm sấn ở đó nhưng thực tế lại hụt hẫng quá xa.
Điểm cơ bản làm xáo trộn mọi sự ở đây là theo luật Do Thái, phụ nữ vốn bị xem như một đồ vật. Phụ nữ không có quyền lợi pháp định, hoàn toàn bị đặt dưới quyền sử dụng của người đàn ông làm chủ trong gia đình. Hậu quả là người đàn ông có thể ly dị vỢ bất cứ vì lý do gì, trong khi hầu như có rất ít lý do để người phụ nữ được phép ly dị. Cùng lắm người vợ chỉ có thể xin chồng ly dị mình mà thôi. Phụ nữ bị chồng ly dị dù có thuận ý hay không, nhưng đàn ông có thể tự ý ly dị vợ. Lý do để một phụ nữ được quyền xin ly dị chồng là khi người chồng mắc bệnh phong, hoặc khi người ây xâm phạm tiết hạnh một trinh nữ, hoặc khi người chồng cáo gian vợ phạm tội trước khi kết hôn với nhau.
Luật về ly dị của người Do Thái vốn bắt nguồn từ Đnl 24,1. Đoạn sách này là nền tảng của toàn thể vấn đề. Khi một người nam cưới vợ, nếu nàng chẳng làm đẹp lòng chồng, bởi thấy nơi
10,1-12
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 223
nàng một điều gì chướng, thì chồng được viết một tờ ly dị để trao vào tay nàng, đuổi khỏi nhà mình. Thoạt tiên tờ ly dị vợ rất đơn giản. Nó được viết như sau: “Đây là tờ giấy tôi viết để ly dị, cho ra khỏi nhà và cho (nàng) được tự do, có thể lấy ai tùy ý”, về
sau tờ ly dị được viết kỹ hơn, trau chuốt hơn “Vào ngày tuần​
tháng năm trên thế gian, theo cách tính đang thịnh hành tại
thành phố...... bên bờ sông, tôi là X, con trai của Y và dưới bất
kỳ tên nào tôi được gọi ở đây, có mặt hôm nay nguyên quán tại
thành phố. tự ý, không bị ai ép buộc gì, có từ bỏ, cho về và đuổi
nàng z, con gái của V, hoặc dưới bất cứ tên nào được người ta gọi mà từ trước đến nay vốn là vợ tôi. Hôm nay tôi đuổi nàng là z con gái của V, để nàng được tự do và có thể lấy ai tùy ý, chẳng ai có quyền ngăn cản. Đây là tờ ly dị, giấy đuổi, chứng chỉ ly hôn và theo luật Môsê, của ítraen”. Vào thời Tân Ước, chứng từ này phải do một Rabi đặc trách thảo ra. Sau đó, nó còn phải được một hội đồng gồm ba Rabi phê chuẩn, rồi được ỉưu trữ tại Tòa Công Luận, nhưng nói chuns thì việc ly dị vợ hết sức dễ dàng và thường thường do ý muôn của người đàn ông.
Nhưng vấn đề then chốt thực sự là việc giải thích luật theo Đnl 24,1. Câu ấy quy định người đàn ông có thể ly dị vự nếu thấy nơi nàng điều gì chướng (bản anh văn dịch là ô uế). Vậy họ phải cắt nghĩa câu này như thế nào? Trong vấn đề này xuất hiện hai trường phải tư tưởng. Trường phải Shammai giải thích vân đề hết sức khe khắt, điều chướng (ô uế) là ngoại tình và chỉ có nghĩa là ngoại tình (tà dâm) mà thôi. Cho dù người đàn bà xấu xa gian ác như Giêsabên, nhưng nếu người ấy không ngoại tình, không thể có chuyện ly dị. Thứ hai là trường phái Hillel giải thích câu quan trọng này theo nghĩa rộng rãi nhất. Họ bảo người vợ làm hỏng một đĩa đồ ăn, la cà ngoài phô", trò chuyện với đàn ông lạ, nói hỗn với bà con bên chồng và nếu đó là người hay to tiếng (họ lại định nghĩa to tiếng là nói lớn đến nỗi nhà hàng xóm có thể nghe được)
- đó là những điều chướng. Rabi Akiba còn đi rất xa để giải thích câu “nếu nàng chẳng làm đẹp lòng chồng” là “nếu người đàn ông thây có người đàn bà nào đẹp hơn vợ mình”.
Bản tính con người vốn vậy, hễ điều gì lỏng lẻo hơn thì luôn luôn thắng thê hơn. Hậu quả là các lý do để ]y dị hoàn toàn là những lý do nhỏ nhặt, hay chẳng có lý do nào cả lại là chuyện -
224 WILLIAM BARCLAY
10,1-12
phổ biến tai hại. Sự việc vẫn tiếp diễn như thế nên vào thời Chúa Giêsu, phụ nữ thường ngần ngại không chịu tiến đến hôn nhân, vì hôn nhân quá bấp bênh. Khi Chúa Giêsu phán các lời ấy, Ngài đang đề cập một vấn đề nóng bỏng, và Ngài đã quan tâm đến phụ nữ mà giáng một đòn sấm sét hầu vãn hồi địa vị thích đáng phải dành cho hồn nhân.
Chúng ta cần ghi nhận một số điểm sau đây: Chúa Giêsu đã trích dẫn một quy tắc của Môsê, và Ngài thêm rằne sở dĩ Môsê đã quy định như vậy là “vì lòng các người cứng cỏi”. Câu này có một trong hai nghĩa sau đây. Có nghĩa là sở dĩ Môsê quy định như thế vì đó là điều tốt đẹp nhất người ta có thể trông mong nơi dân mà ông phải ban bô" luật cho. Hoặc nó có nghĩa là sở dĩ Môsê quy định như vậy vì ông muốn cố gắng kiểm soát một tình hình lúc bấy giờ đã thoái hóa trầm trọng, và điều đó thật ra không hề có chuyện cho phép người đàn ông ly dị vợ, nhưng từ ban đầu, nó chỉ là một nỗ lực nhằm kiểm soát việc ly dị vợ đưa nó vào trong phạm vi một thứ luật lệ, khiến việc ly dị vợ phải gặp nhiều khó khăn hơn mà thôi. Dù sao Chúa Giêsu cũng đã vạch rõ, Ngài chỉ xem Đnl 24,1 như một quy định do một hoàn cảnh chứ không là một sự ràng buộc vĩnh viễn. Những chứng liệu Ngài trích dẫn còn lui về những thời xa xưa hơn. Để thêm uy quyền, Ngài nêu chuyện sáng tạo trời đất như trong Sáng Thế 1,27; 2,24. Theo quan điểm của Ngài, ngay trong bản chất của sự việc, hôn nhân vốn có tính cách vĩnh viễn, là sự kết hợp bền vững giữa hai người bằng một phương cách mà không bao giờ luật lệ, quy điều của con người có thể phá vỡ, cắt đứt được sự ràng buộc đó. Chúa Giêsu tin, trong cơ cấu của vũ trụ, hôn nhân là một sự kết hợp tuyệt đối vĩnh viễn, bất khả phân ly, chẳng có một quy tắc nào của Môsê nhằm vào một hoàn cảnh tạm thời lại có thể thay đổi được nó.
Chỗ khó hiểu là trong phần tường thuật của Matthêu lại có một điểm khác hẳn. Trong Máccô Chúa Giêsu tuyệt đối cấm việc ly dị vỢ và tái hôn. Trong Mt 19,3-9 Ngài vẫn tuyệt đối câm tái hôn, nhưng về ly dị, thì có một trường hợp duy nhất được cho phép, là nếu có ngoại tình (hiểu theo Tin Lành). Hầu như chúng ta có thể chắc chắn rằng phần tường thuật trong Matthêu là đúng và dĩ nhiên ý đó cũng có cả trong sách Máccô nữa. Chính luật Do Thái dạy rằng sự kiện ngoại tình bắt buộc phải đưa đến việc hủy bỏ hôn
10,13-16
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 225
nhân. Thật ra thì chính tội ngoại tình, bất trung, cũng đã cắt đứt sợi dây buộc chặt đôi vợ chồng trong hôn nhân rồi. Một khi đã phạm tội ngoại tình, thì trong mọi trường hợp, sự hiệp nhất nên một đã bị tan vỡ, còn ly dị, chỉ là một sự kiện để chứng thực mà thôi. Bên Công Giáo hiểu được phép ly dị nếu là hôn nhân bất hợp pháp.
Yếu tính đích thực của đoạn sách này là Chúa Giêsu muốn nhân mạnh tình trạng lỏng lẻo của đạo đức về hôn nhân và tình dục vào thời của Ngài, cần phải được hàn gắn, sửa đổi. Những kẻ chỉ muốn kết hôn để tìm lạc thú rằng hôn nhân cũng là trách nhiệm. Những kẻ xem hôn nhân chỉ là một phương tiện nhằm thỏa mãn các đam mê xác thịt phải nhớ đó là một sự liên hiệp thuộc linh. Chúa Giêsu đang xây một thành lũy chung quanh gia đình.
Nước Trời Thuộc về Những Người Đó
Máccô 10,13-16
13 Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giêsu, đế Người đặt tay trên chúng. Nhưng các môn đệ la rầy chúng.'4 Thấy vậy, Ngirời bực mình nói với các ông: “Cứ đế trẻ em đến với Thầy; đừng ngăn cam chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giong như chủng.15 Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nur/C Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào. ” 16 Rồi Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng.
Các bà mẹ Do Thái muốn một Rabi danh tiếng, có uy tín, chúc phúc cho con cái họ. Đó là điều hết sức tự nhiên. Đặc biệt là nhằm ngày thôi nôi của chúng. Theo thói quen đó họ đã đưa nhiều trẻ nhỏ đến Chúa Giêsu.
Chúng ta chỉ hiểu được trọn vẹn vẻ đẹp sâu sắc của đoạn sách này nếu nhớ rằng sự việc đã xảy ra lúc nào. Phải luôn nhớ là Chúa Giêsu đang trên con đường dẫn đến thập giá và Ngài biết rõ điều đó. Lúc ấy, bóng khổ nạn không rời khỏi tâm trí Ngài. Thế nhưng, cũng chính lúc ấy, Ngài đã dành thì giờ cho trẻ nhỏ. Ngay khi tâm trí Ngài bị căng thẳng như vậy, Ngài vẫn dành thì giờ để ẩm bồng chúng vào lòng, vân có thể mỉm cười với chúng và có lẽ cũng còn nô đùa một lúc với chúng nữa. Cũng chính vì thế mà các môn đệ
226 WILLIAM BARCLAY
10,13-10
Chúa đã tìm cách ngăn cản đám trẻ nhỏ lại, không phải vì họ là những con người thô lỗ, vô tâm. Nhưng thực sự họ chỉ muôn bảo vệ Chúa Giêsu. Họ không biết chuyện gì xảy ra, nhưng biết rõ là tấm thảm kịch đang ở trước mặt và thấy rõ Chúa Giêsu đang trong sự căng thẳng. Họ không muôn Ngài bị quấy rầy, cũng không thể nào hiểu nổi Ngài muốn có trẻ nhỏ bên cạnh trong một hoàn cảnh như thế. Nhưng cả trong một tình huống như vậy, Chúa Giêsu vẫn phán “Cứ để trẻ em đến với Thầy đừng ngăn cấm chúng”.
Một cách ngẫu nhiên việc này cho chúng ta biết rất nhiều điều về Chúa Giêsu. Nó cho chúng ta biết Ngài là Đấng hay chăm sóc trẻ nhỏ mà trẻ nhỏ cũng mến Ngài. Ngài không thể là một người nghiêm nghị, âu sầu, chẳng biết vui vẻ gì. Gương mặt nhân từ của Ngài rạng rỡ như mặt trời vậy. Chắc Ngài rất dễ mỉm cười, cũng thường vui vẻ reo cười. George Macdonald, bảo rằng ông không tin vào Kitô giáo của một người nếu trẻ em không tìm được một chỗ để quây quần vui chơi trước cửa nhà người ây. Biến cố nhỏ bé, quý báu này đã chiếu cả một luồng ánh sáng của Chúa Giêsu vào loài người.
Ngài tiếp “Vì Nước Thiên Chúa là của những ai giông như chúng”. Trẻ nhỏ có gì mà Chúa Giêsu lại yêu thích và đánh giá cao như vậy?
1/ Có khiêm nhu như trẻ nhỏ. Thỉnh thoảng cũng có vài đứa trẻ thích phô trương, nhưng trẻ như vậy rất hiếm và hầu như đó là kết quả sự hướng dẫn chúng cách sai lầm của người lớn. Thông thường trẻ nhỏ rất bốì rối khi được đề cao, được đưa ra quảng cáo, nó chưa hề biết suy nghĩ bằng ngôn từ của địa vị, của tính kiêu ngạo, háo danh. Nó chưa được học hỏi để khám phá ra tầm quan trọng của chính nó.
2/ Có vâng phục như trẻ nhỏ. Thật ra trẻ nhỏ thường không chịu vâng lời, nhưng cũng thật nghịch lý là bản năng tự nhiên của trẻ nhỏ lại vốn hay vâng phục. Trẻ nhỏ chưa học biết để kiêu ngạo, để muốn được độc lập giả tạo, là điều gây ngăn cách giữa một người với đồng bào, đồng loại.
3/ Có lòng tin cậy của trẻ nhỏ. Điều này được thây rõ trong những trường hợp: (a) Trẻ nhỏ thừa nhận uy quyền. Vào một giai đoạn nào đó, nó nghĩ rằng cha nó biết hết mọi sự, và cha nó bao
10,17-22
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 227
giờ cũng đúng, cũng phải cả. Nhưng điều đáng xấu hổ cho chúng ta là chẳng bao lâu nó thoát khỏi tuổi đó, nhưng do bản năng, nó vốn biết rõ sự ngu dốt, bất năng, bất lực của nó và tin cậy nơi người mà nó tưởng là hiểu biết, (b) Trẻ nhỏ có sự tin cậy đối với người khác. Chỉ có trẻ nhỏ mới không thấy người khác xấu. Nó sẵn sàng kết bạn với người xa lạ. Một vĩ nhân đã nói, lời khen tặng lớn lao nhất đời ông là lần kia một đứa trẻ hoàn toàn xa lạ đến nhờ ông cột dây giầy giúp nộ. Trẻ nhỏ chưa biết hoài nghi về thế giới, nó tin rằng mọi người đều tốt. Có khi niềm tin cậy đó đưa nó vào chỗ nguy hiểm, vì có nhiều kẻ hoàn toàn không xứng đáng, sẽ lạm dụng nó, nhưng dầu sao thì lòng tin cậy đó cũng hết sức đẹp đẽ.
4/ Trẻ nhỏ vốn mau quên. Nó chưa biết lẩm bẩm và chất chứa điều cay đắng trong lòng. Cả khi bị đối xử bất công, mà ai trong chúng ta lại không có lần tỏ ra bất công với con cái, nó cũng quên ngay, quên đến nỗi chẳng còn gì để tha thứ nữa.
Thật vậy Nước Thiên Chúa thuộc về những người như vậy.
Phải Thánh Thiện Đến Mức Độ Nào
Máccô 10,17-22
17 Đức Giêsu vừa lên đường, thì cỏ một người chạy đến, quỳ xuống trước mặt Nẹười và hỏi: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì đế được sự sống đời đời làm gia nghiệp? ” 18 Đức Giêsu đáp: “Sao anh nói tôi là nhân lành? Không cỏ ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa. 19 Han anh biết các điều răn: Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chimg gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ. ” 20 Anh ta nói: “Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ. ” 21 Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta: “Anh chi thiếu có một điều, là hãy đi bản những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi. ” 22 Nghe lời đó, anh ta sa sầm nét mặt và buồn râu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.
Đây là một trong những bức tranh sinh động nhất trong các sách Phúc Âm.
228 WILLIAM BARCLAY
10,17-22
1/ Chúng ta cần ghi nhận người này đến với Chúa như thế nào, và Chúa Giêsu tiếp người ấy làm sao. Người ấy đã chạy đến rồi quì dưới chân Chúa Giêsu. Thật đáng ngạc nhiên khi chàng thanh niên giàu có, quý phái này lại quì xuống trước mặt vị ngôn sứ người Nazaret không một xu dính túi, sắp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Anh ta bắt đầu nói “Thưa Thầy tốt lành”. Chúa Giêsu trả lời ngay “Thôi, đừng nịnh hót như vậy, đừng nói tôi là tốt lành, hãy dành tiếng đó cho Thiên Chúa”. Thoạt nhìn dường như Chúa Giêsu đang cô" làm cho người này cụt hứng, và dội nước lạnh, dập tắt lòng nhiệt thành của anh ta. Ở đây có một bài học. Rõ ràng chàng thanh niên này đã vội vàng đến với Chúa Giêsu trong lúc bị xúc động mạnh mẽ. Tất nhiên là Chúa Giêsu như có sức thu hút và thôi miên người ấy. Chúa Giêsu đã làm hai việc mà bất kỳ một nhà truyền giáo, một thầy dạy nào cũng phải nhớ đến bắt chước. Trước hết, Chúa Giêsu có ý muốn nói: Hãy dừng lại và suy nghĩ đi, vì ngươi đang mất bình tĩnh, xúc động mạnh! Ta không muốn ngươi chạy đến với ta trong lúc đang cảm xúc mạnh như vậy. Bình tĩnh lại và suy nghĩ xem ngươi đang làm gì đây? Chúa Giêsu không hề làm người ấy phải cụt hứng. Ngài đang nhắc người ấy phải nghĩ đến cái giá mình phải trả ngay lúc chưa nhập cuộc. Thứ hai là Chúa Giêsu muốn bảo “Ngươi không thể trở thành Kitô hffu vì xúc động mạnh khi thấy Ta. Ngươi phải nhìn vào Thiên Chúa”. Giảng dạy bao giờ cũng có nghĩa là truyền đạt một chân lý qua trung gian một nhân cách, đây là chỗ có nguy cơ to lớn của các vị giảng dạy. Cơ nguy đó là người học trò non trẻ có thể quá chú ý đến ông thầy hoặc nhà truyền giáo mà lầm tưởng rằng mình đang chú ý gắn bó với Thiên Chúa. Thầy dạy và nhà truyền giáo đừng bao giờ chỉ vào chinh mình, mà phải luôn luôn chỉ vào Thiên Chúa. Trong việc dạy dỗ thật sự bao gồm cả việc giấu mình. Thật vậy, chúng ta không thể nào bảo tồn nhân cách đồng thời chứng tỏ sự trung thành cá nhân đầm ấm được, nếu có thể, chúng ta cũng không muôn làm như thế. Nhưng vấn đề vẫn chưa dừng ở đó. Nói cho cùng thầy dạy và nhà truyền giáo chỉ là những ngón tay chỉ Thiên Chúa cho người ta mà thôi.
2/ Câu chuyện này đã cho ta thấy rõ chân lý thiết yếu của Ki tô giáo không phải chỉ kính trọng là đủ. Chúa Giêsu đã nêu ra các điều răn vốn là nền tảng của một đời sống đạo đức, đáng kính trọng. Chàng thanh niên nọ không chút do dự đáp ngay rằng mình đã giữ trọn tất cả. Tuy nhiên, cần ghi nhận điều này, ngoại trừ một
10,17-22
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 229
điều còn tất cả các điều răn kia đều là những mệnh lệnh tiêu cực, và điều răn ngoại lệ đó chỉ được thực thi trong phạm vi gia đình. Thật ra chàng thanh niên đã nói “Cả đời tôi chưa hề làm thiệt hại ai bao giờ”. Đúng vậy, nhưng vân đề thật ra là “Ngươi đã làm được việc tốt lành gì cho tha nhân?” Và câu hỏi đặt ra cho chàng thanh niên này còn rõ ràng hơn nữa “Với tài sản, tiền của và tất cả những gì ngươi tỏ ra, thì ngươi đã làm được điều tốt lành tích cực nào cho tha nhân? Ngươi đã tỏ ra những gì để nâng đỡ, an ủi, khích lệ kẻ khác như điều ngươi đáng phải làm”. Nói chung, coi trọng tôn kính chỉ là không làm điều này, điều nọ. Kitô giáo đòi phải hành động. Đây chính là chỗ thất bại của chàng thanh niên này, cũng như nhiều người trong chúng ta.
3/ Chúa Giêsu đã tiếp đón chàng thanh niên này bằng một thách đô". Ngài muốn nói “Hãy vượt khỏi thái độ tôn kính về mặt luân lý đạo đức ấy đi. Đừng tưởng chỉ cần không làm việc này, việc nọ như thế thì đã là nhân lành, thiện hảo. Hãy đem bản thân, đem tất cả những gì ngươi có, và dùng mọi sự cho người khác. Rồi sẽ tìm thấy chân hạnh phúc cả ở đời này lẫn đời sau”. Nhưng chàng thanh niên đó không làm được điều ấy, anh có nhiều tài sản lắm, điều mà anh ta không bao giờ muôn từ bỏ, nên khi được gợi ý, anh ta đã không thể làm nổi. Anh không hề trộm cắp hoặc lường gạt ai, nhưng anh chưa bao giờ ép buộc mình trở nên một người nhân từ cách tích cực và hi sinh. Có thể con người khả kính này không bao giờ tham lam của ai, nhưng Kitô hữu phải cho kẻ khác điều mình có. Thật ra, Chúa Giêsu đã buộc chàng thanh niên phải đối diện với một vân đề thiết yếu và cơ bản “Ngươi có được bao nhiêu tính chất Kitô giáo đích thực? Ngươi sẩn sàng bỏ hết tài sản mình đang có để được nó hay không?” và chàng thanh niên ấy đã trả lời rằng “Tôi rất muốn được mang bản chất Kitô giáo, nhưng tôi không muốn được nó nhiều đến mức đó”. Trong “The Master of Ballantrae”, Robert Louis Stevenson có mô tả một ông chủ phải bỏ ngôi nhà thừa tự của tổ phụ mình để ra đi lần cuối cùng. Ông ta rất buồn và nói với người quản gia trung thành của gia đình mình “Anh Kellar này, bộ anh tưởng tôi không bao giờ hối tiếc sao?” Kellar đáp “Tôi không nghĩ là ông lại có thể tệ đến mức đó, trừ khi ông có đủ cả mọi sự để trở thành một người tốt”. Người chủ nói “Không phải là tât cả đâu, anh lầm rồi đó, đó là căn bệnh không thiết có”. Chính căn bệnh không muôn có là tấm thảm kịch của
230 WILLIAM BARCLAY
10,23-27
chàng thanh niên này. Đó cũng là căn bệnh mà phần đông chúng ta đều mắc phải. Mọi người đều muôn sống tốt lành thánh thiện, nhưng lại có quá ít người tha thiết muốn được nó đến mức chịu trả giá cho nó.
Chúa Giêsu nhìn anh ta trìu mến. Trong cái nhìn của Chúa Giêsu có khá nhiều điều, (a) có tiếng gọi của tình yêu Chúa Giêsu không giận anh ta, nhưng lại yêu mến anh rất nhiều. Đây không phải là một cái nhìn giận dữ, nhưng là tiếng gọi của tình thương,
(b) có lời thách thức hãy hy sinh. Đây là cái nhìn để tìm cách kéo anh ta ra khỏi đời sông dưdả, ổn định để sông phiêu lưu mạo hiểm của việc làm một Kitô hữu chân chính, (c) đây là cái nhìn buồn rầu. Sự buồn rầu này là nỗi buồn khiến người ta đau lòng hơn khi thấy một người tự ý chọn sự thất bại trong khi đáng lý ra người ấy có thể đã và đang trở thành người xứng đáng. Chúa Giêsu đã nhìn chúng ta bằng tiếng gọi của tình thươna, bằng sự thách thức, hãy dũng cảm tiến trên đường cao thượng của Kitô giáo. Thiên Chúa chẳng bao giờ muốn nhìn chúng ta một cách đau buồn như nhìn theo một người thân yêu đã ngoan cố không chịu sông như một con người xứng đáng.
Cơ Nguy Của Giàu Có
Máccô 10,23-27
23 Đức Giêsu rảo mắt nhìn chung quanh, rỗi nói với các môn đệ: “Những người có của thì khỏ vào Nước Thiên Chúa biết bao!” 24 Nghe Người nói thế, các môn đệ sững sờ. Nhung Người lại tiếp: “Các con ơi, vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao!25 Con lạc đà chui qua lồ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa. ” 26 Các ông lại càng sửng sốt hơn nữa và nói với nhau: “Thế thì ai có thể được cứu?” 27 Đức Giêsu nhìn thẳng vào các ông và nói: “Đoi với loài người thì không thể được, nhưng đổi với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đoi với Thiên Chúa mọi sự đều có thế được. ”
Người trẻ tuổi ấy không chấp nhận lời thách thức của Chúa Giêsu đã buồn bã bỏ đi. Chắc chắn lúc anh bỏ đi, cả Chúa Giêsu lẫn các tông đồ đều nhìn theo anh cho đến khi khuất hẳn. Rồi Chúa Giêsu quay sang các môn đệ Ngài và nói “Những người có của sẽ
10,23-27
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 231
khó vào Nước Thiên Chúa biết bao?” Chữ Chúa Giêsu dùng để chỉ tiền bạc là chremata đã được Aristote định nghĩa là “mọi vật mà giá trị được cho bằng tiền đúc”. Chúng ta ngạc nhiên tại sao câu nói ấy lại khiến các môn đệ sững sờ. Sự kinh ngạc của họ được nhân mạnh hai lần. Họ sững sờ vì Chúa Giêsu đã hoàn toàn đảo ngược các tiêu chuẩn thông thường của dân Do Thái. Đạo đức học bình thường của người Do Thái rất đơn giản. Họ tin thật giản dị rằng sự hưng thịnh là dấu hiệu chứng tỏ một người tốt. Nếu ai giàu có, phát tài, thì người ấy đã được Thiên Chúa tôn trọng và chúc phúc. Giàu có là bằng chứng người làm chủ nó là người có đức hạnh, được Thiên Chúa ban ơn. Tác giả Kinh Thánh đã tóm tắt như sau “Trước tôi trẻ, rầy đã già, nhưng chẳng hề thấy người công chính bị bỏ, hay là dòng dõi họ đi ăn mày” (Tv 37,25). Chẳng trách tại sao các môn đệ lại ngạc nhiên. Họ có thể lý luận một người càng hưng thịnh thì càng chắc chắn vào được Nước Thiên Chúa. Vì thế Chúa Giêsu đã lập lại câu nói của Ngài bằng cách hơi khác đôi chút để làm sáng tỏ hơn điều Ngài ngụ ý “Ngài phán”: kẻ trông cậy ỷ lại vào sự giàu có của mình, sẽ rất khó vào được thiên đàng.
Chưa hề có ai thấy nguy cơ của sự thịnh vượng và tài sản vật chất rõ ràng hơn Chúa Giêsu. Các cơ nguy đó là gì?
1/ Của cải vật chất dễ làm người ta gắn bó vào đời này. Người ấy sẽ bám chặt lấy đời này, quan tâm quá nhiều vào đời này đến nỗi khó nghĩ đến điều gì vượt ra khỏi đó, đặc biệt là khó nghĩ tới chuyện có thể rời bỏ. Có lần tiến sĩ Johnson được đưa đi xem một tòa lâu đài nổi tiếng và khu đất đẹp đẽ. Khi xem xong, ông quay sang các bạn và nói “đây là những điều làm cho người ta khó mà muôn chết được”. Sự nguy hiểm của tài sản, là nó buộc chặt các tư tưởng và sự quan tâm của con người vào thế gian này.
2/ Nếu mối bận tâm chính yếu của con người là việc chiếm hữu của cải vật chất thì nó khiến người ta có khuynh hướng nghĩ về mọi sự bằng cách lượng đình giá cả. Cách đây ít lâu, vợ một người nuôi cừu trên núi có gửi một thư hết sức lý thú cho một nhật báo nọ. Con cái họ vốn được nuôi dưỡng trong cảnh yên tịnh của vùng núi, chúng đều chất phác, ngay thật. Sau đó, chồng bà ta trở thành một người có địa vị trong một thành phố, bọn trẻ đã từng sống trên miền núi ấy được đưa vào thành phố. Chúng đổi thay rất nhiều nhưng lại thay đổi để trở thành tệ hại hơn. Đoạn chót bức thư ấy
232 WILLIAM BARCLAY
10,23-27
được viết như sau “ cái gì là tốt hơn cho việc dưỡng dục một đứa
trẻ; một chỗ thiếu xa hoa trần thế, nhưng có cách cư xử tốt hơn, với những tư tưởng thật thà, giản dị hay một nơi đô hội với các thói quen đương thời chỉ biết giá của mọi vật mà chẳng biết gì về giá trị đích thực của bất kỳ một vật nào cả”. Nếu mối bân tâm chính của một người là của cải vật chất, thì người ấy chỉ biết có giá cả mà không biết gì đến giá trị. Người ấy chỉ nghĩ đến những gì người ta có thể mua bán bằng tiền bạc và người ấy sẽ quên phứt đi rằng có những giá trị ở đời mà người ta không thể nào mua bán bằng tiền bạc. Có những điều vốn vô giá, quý báu mà tiền bạc không thể nào mua được. Thật là tai hại khi một người bắt đầu nghĩ tất cả mọi điều đáng có đều có thể mua bằng tiền bạc.
3/ Chúa Giêsu muốn nói rằng của cải vật chất có hai tác dụng.
(a) đó là một trắc nghiệm khó vượt qua cho con người. Trong khi có một trăm người chịu nổi và vượt được nghịch cảnh thì chỉ có một người vượt được sự giàu có. Của cải rất dễ khiến người ta trở nên khoe khoang, kiêu căng, tự mãn, phàn tục. Phải là một vĩ nhân, một người thánh thiện đích thực mới xứng đáng được giàu sang.
(b) nó là một trách nhiệm. Con người luôn luôn bị phê phán căn cứ trên hai tiêu chuẩn, người ấy thâu góp tài sản như thế nào và sử dụng của cải ấy làm sao. Càng có nhiều bao nhiêu, người ấy càng có nhiều trách nhiệm bây nhiêu. Anh ta sẽ sử dụng nó cách ích kỷ hay hào hiệp? Anh ta sẽ sử dụng nó như đó là tài sản thuộc riêng về mình chẳng có ai tranh chấp được hay sẽ dụng nó mà luôn nhớ mình chỉ tạm giữ nó trong tay như người quản lý của Chúa?
Phản ứng của các môn đệ với câu nói của Chúa Giêsu là nếu đó là sự thật thì hầu như được cứu là chuyện không thể nào có được. Chúa Giêsu đã khẳng định trọn vẹn giáo lý về sự cứu rỗi trong một câu ngắn gọn. Ngài phán “Nếu sự cứu rỗi tùy thuộc các nỗ lực của con người, chẳng hề có ai nhờ cô" công ra sức mà được cứu cả. Nhưng sự cứu rỗi vốn là ân huệ của Chúa, vì Ngài có thể làm được mọi sự”. Người nào tin cậy vào chính mình hoặc của cải mình có, chẳng bao giờ được cứu. Người nào tin cậy vào quyền năng cứu rỗi và tình yêu thương của Chúa, sẽ được cứu rỗi. Đó là tư tưởng mà Phaolô viết từ bức thư này sang bức thư khác. Và đó cũng còn là tư tưởng dành cho chúng ta để làm nền tảng cho đức tin.
10,28-31
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 233
Chúa Kitô Chẳng Mắc Nợ Ai
Máccô 10,28-31
28 Ông Phêrô lên tiếng thưa Người: “Thầy coi, phần chúng con, chủng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!” 29 Đức Giêsu đáp: “Thầy bảo thật anh em: Chăng hê có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cải hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, 30 mà ngav bâv giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đài, và sự sống vĩnh cúv ở đời sau. 31 Quả thật, nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hèmẹ chót, còn nhìmíỊ kẻ đứng chót sẽ được lên hùn% đầu. ”
Tâm trí Phêrô đang suy nghĩ và ông không thể im lặng. Ông vừa chứng kiến một người từ chối không chịu đi theo tiếng gọi “Hãy theo ta” của Chúa Giêsu. Thật vậy, chính ông vừa nghe Chúa Giêsu bảo như vậy là, người nọ đã tự mình đóng cửa Nước Thiên Chúa lại đối với chính mình. Vì thế Phêrô đã không thể không nêu lên nét tương phản giữa người ấy và chính ông cùng các bạn ông. Người nọ đã từ chối tiếng gọi “Hãy theo ta” của Chúa Giêsu, nhưng ông và các bạn ông đã chấp nhận và với lòng thành thật, hết sức bộc trực, Phêrô muôn biết khi đi theo Chúa như vậy, ông và các bạn ông sẽ được gì. Câu trả lời của Chúa Giêsu gồm ba phần.
1/ Chúa Giêsu bảo chẳng hề có ai vì danh Ngài và vì Phúc Âm của Ngài, từ bỏ bất cứ điều gì mà không nhận lại được gấp trăm. Việc xảy ra ngay trong Hội Thánh, điều đó đã nghiệm đúng theo nghĩa đen của nó. Người theo Kitồ giáo có thể bị mất hết nhà cửa, bạn bè, những người thân yêu của mình, nhưng việc người ấy gia nhập Hội Thánh Chúa đưa người ấy vào một gia đình gồm toàn bà con thuộc linh rộng lớn hơn nhiều so với gia đình mình vừa lìa bỏ. Việc ây đã thực sự xảy ra với Phaolô, chắc chắn khi Phaolô trở thành Kitô hữu, cách cửa nhà ông và nhà bà con đóng lại trước mặt ông. Nhưng điều chắc chắn là khi đi từ thành phố này sang thành phố khác, thị trấn này sang thị trấn khác, làng này qua làng khác tại cả Âu Châu lẫn Tiểu Á. Phaolô tìm thấy một nhà đang mong chờ ông, một gia đình Chúa Kitô tiếp rước ông. Điều lạ lùng là ông thường dùng những từ có tính cách gia đình. Trong Roma 16,13, ông bảo mẹ của Ruphô cũng là mẹ ông. Trong Philêmôn câu 10,
234 WILLIAM BARCLAY
10,28-31
Ông bảo Ônêximô là con ông đã sanh ra trong lúc bị tù. Đối với các Kitô hữu thời Hội Thánh sơ khai, mọi việc đều là thế. khi bị chính gia đình từ bỏ, người ấy gia nhập vào đại gia đình rộng lớn của Chúa Giêsu.
Khi Egerton Young rao giảng Tin Mừng lần đầu tiên cho người da đỏ ở Saskatchewan, ý niệm về Thiên Chúa là Cha mọi người đã thu hút những con người mà từ trước đến bây giờ chỉ thấy Chúa trong sấm sét giông bão. Một tù trưởng cao niên hỏi Young “Có phải ông đã thưa với Chúa rằng ‘Lạy Cha của chúng con không?’, Young đáp ‘Phải’ vị tù trưởng tiếp tục hỏi “Vậy thì Ngài cũng là cha của ông chứ gì?” Young đáp “Phải”. Rồi vị tù trưởng nói tiếp “và Ngài cũng là cha của tôi phải không?” Young đáp “Chắc chắn như vậy”. Gương mặt vị tù trưởng bỗng sáng rực lên cách khác thường, ông ta vung tay lên và nói như người mới khám phá được một điều gì khác thường, ông bảo “Vậy thì ông với tôi là anh em”. Có người phải hy sinh nhiều mối dây ràng buộc với những người thân yêu để trở thành Kitô hữu. Nhưng khi làm như vậy, người ấy đã trở thành một thành viên và anh em trong một gia đình rộng lớn bằng cả thế gian này với thiên đàng.
2/ Thêm vào đó. Chúa Giêsu còn nêu lên hai điểm nữa. Một là Ngài thêm những từ thật đơn giản: với sự ngược đãi. Mấy chữ này làm cho vấn đề trở thành hết sức sáng tỏ, chẳng úp mở gì cả. Chúng cất đi ý niệm về phần thưởng vật chất cho những hy sinh vật chất. Chúng nói với chúng ta hai điều. Trước hết là lòng thành thật của Chúa Giêsu. Ngài không hề đề nghị một con đường dễ đi. Ngài nói thẳng với người ta rằng làm Kitô hữu thì phải trả giá đắt. Thứ hai chúng cho ta thấy Chúa Giêsu chẳng bao giờ dùng của hối lộ, đút lót kéo người ta theo Ngài. Ngài dùng thách thức. Ngài phán “Chắc chắn là các ngươi sẽ được phần thưởng, nhưng các ngươi phải chứng tỏ mình là một con người xứng đáng, một nhà thám hiểm dũng cảm, đủ điều kiện để được lãnh phần thưởng ẩy”. Điều thứ hai Chúa Giêsu thêm vào là ý niệm về đời sau. Ngài không hề hứa là sẽ tính sổ sòng phẳng, thiết lập quân bình trên cán cân thấu xuất của thời gian và không gian hiện có. Ngài không kêu gọi người ta đến lãnh nhận các phúc lộc của cõi đời đời. Thiên Chúa không phải chỉ có một cõi đời này để trả công cho chúng ta thôi đâu.
10,32-34
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 235
3/ Rồi Chúa Giêsu thêm một câu cảnh cáo có tính cách dí dỏm “Đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, còn những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu”. Thật ra đây là lời cảnh cáo Phêrô. Có thể chính lúc đó Phêrô đang tự đánh giá mình, tự định đoạt lấy phần thưởng dành cho mình, ông đang đánh giá chúng rất cao. Điều Chúa Giêsu ngụ ý là “Tiêu chuẩn để phán xét tốì hậu vốn ở nơi Chúa, nhiều người có thể được người ta coi là tốt, là hay; nhưng đối với phán xét của Chúa có thể trái ngược với phê phán của loài người. Hơn nữa nhiều người có thể tự phê cho mình là tốt, là hay, nhưng cuối cùng sẽ thây Chúa đánh giá mình cách trái ngược hẳn lại”. Đây là một lời cảnh cáo đối với mọi thái độ kiêu ngạo. Đây là lời cảnh báo phán xét chung thẩm vốn thuộc về Thiên Chúa là Đấng duy nhất biết rõ mọi động cơ thúc đẩy trong lòng người ta. Đây là lời cảnh báo phán xét trên thiên đàng sẽ trái ngược với danh tiếng dưới thế gian này.
Giờ Tần Cùng Gần Đến
Máccô 10,32-34
32 Đức Giêsu và các môn đệ đang trên đường lên Giêrusalem, Người dần đầu các ông. Các ông kinh hoàng, còn những kẻ theo sau cùng sợ hãi. Người lại kéo riêng Nhóm Mười Hai ra, và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy đến cho mình: 33 “Này chủng ta lên Gỉêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ lên án xử tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại.34 Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, họ sẽ đánh đòn và giết chết Người. Ba ngày sau, Người sẽ song lại. ”
Đây là bức tranh sống động, càng sinh động hơn vì những lời lẽ ngắn gọn và sắt đinh được nói ra. Bây giờ Chúa Giêsu và số người theo Ngài đang bước vào giai đoạn cuối. Chúa Giêsu lên Giêrusalem và thập giá một cách dứt khoát không lay chuyển. Máccô đã ghi lại các giai đoạn này các rõ ràng. Trước đó, Chúa Giêsu đã đến miền bắc, đến phần đất chung quanh Xêdarê Philípphê. Từ đó Ngài chuyển hướng về phương Nam, dừng chân ở Galilê một thời gian ngắn. Hành trình tiếp tục đên Giuđê, qua vùng trung du và vùng bên kia sông Giôđan. Đây là giai đoạn chót, đường đến Giêrusalem.
236 WILLIAM BARCLAY
10,32-34
Bức tranh này nói với chúng ta mấy điều về Chúa Giêsu:
l/ Nó cho chúng ta biết sự cô đơn của Chúa Giêsu. Đoàn người đang đi trên đường và Ngài đi phía trước họ chỉ một mình. Các môn đệ đang vô cùng kinh ngạc, bối rối, vì họ đều ý thức rằng tấm thảm kịch đang rình rập đâu đây và họ sợ hãi, không dám đi nhanh cho kịp Ngài. Có những quyết định mà một người phải tự thực hiện một mình. Giả sử Chúa Giêsu có nói ra sự việc với các môn đệ của Ngài, phần đóng góp duy nhất của họ là cố can ngăn Ngài mà thôi. Có nhiều sự việc mà con người phải tự đương đầu một mình. Có một sô" quyết định mà mỗi người phải tự quyết định lấy, có một sei con đường mà mỗi người đều phải vượt qua trong sự cô đơn hãi hùng của chính tâm hồn mình. Thế nhưng, theo một ý nghĩa sâu nhiệm nhất, thì cả trong những lúc đó, con người cũng không hoàn toàn cô đơn, vì không có lúc nào Thiên Chúa lại gần gũi với người ấy hơn lúc nàv. Tại đây, chúng ta thấy sự cô đơn tận cùng của Chúa Giêsu, sự cô đơn được chính Thiên Chúa an ủi.
2/ Nó cho chúng ta thấy sự can đảm của Chúa Giêsu. Ngài đã nói ba lần về những việc sẽ xảy đến cho Ngài tại Giêrusalem và như điều Máccô tường thuật về những lời báo trước này thì mỗi lần chúng đều gia tăng tính chất quyết liệt hơn và nhiều chi tiết hãi hùng hơn được thêm vào. Lần đầu tiên (Mc 8,31) chỉ có lời thông báo suông. Lần thứ hai có tiềm ẩn chuyện phản bội trong đó (Mc 9,31 ), và lần thứ ba này xuất hiện cả sự chế nhạo, khinh dể và đánh đập nữa. Dường như cái giá phải trả cho việc cứu chuộc càng rõ nét hơn trong tâm trí Chúa Giêsu. Có hai loại can đảm. Có loại can đảm chỉ là một thứ phản xạ do bản năng gần như một hành động phản xạ, sự can đảm khi người ta phải đôi đầu với một cơn khủng hoảng thình lình, qua đó người ta phản ứng ngay bằng can đảm do bản năng, không kịp có thì giờ suy nghĩ. Nhiều người đã trở thành anh hùng trong những khoảnh khắc nóng bỏng như thế. Nhưng cũng có một loại can đảm của người thấy rõ chuyện nguy hiểm đang từ xa tiến lại, và người ấy có thì giờ để quay lại nếu muôn tránh né vấn đề, nhưng người ấy vẫn tiến tới. Dĩ nhiên, đây là loại can đảm cao cả nhất, thái độ bình thản tự ý tự nguyện đốì đầu với tương lai đã được biết trước. Đó là sự can đảm nơi Chúa Giêsu.
10,35-40
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 237
3/ NÓ cho chúng ta biết sực thu hút của Chúa Giêsu. Lúc ấy các môn đệ của Chúa không hay biết việc sắp xảy ra. Họ vẫn tin Chúa Giêsu là Đấng Mêsia. Họ cũng biết chắc là Chúa Giêsu sắp chết. Theo họ, khi xếp chung hai việc này với nhau, thì chúng hoàn toàn vô nghĩa. Họ vô cùng hoang mang nhưng họ vẫn theo Ngài. Trước mắt họ, mọi sự đen tối, trừ một điều họ vẫn yêu mến Chúa Giêsu và dù họ có muôn làm khác đi, họ vẫn không thể nào lìa bỏ Ngài. Họ đã yêu Chúa thật nhiều đến nỗi bị bắt buộc phải chấp nhận điều mà chính họ không thể hiểu nổi.
Đòi Hỏi Tham Vọng
Máccô 10,35-40
3S Hai người con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan đến gần Đức Giêsu và nói: “Thưa Thaw chúng con muốn Thầy thực hiện cho chủng con điều chúng con sắp xin đây. ” 36 Người hỏi: “Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điểu gì?” 37 Các ông thưa: “Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngoi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang. ” 38 Đức Giêsu bảo: “Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uổng, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?” 39 Các ông đáp: “Thưa được.” Đức Giêsu bảo: “Chén Thầy sắp uổng, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu.40 Còn việc ngồi bên hữu hav bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhung Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được. ”
Đây là một câu chuyện cho chúng ta thấy nhiều điều hay:
1/ Nó cho chúng ta biết đôi điều về Máccô. Matthêu cũng kể lại câu chuyện này (Mt 20,20-23) nhưng trong tường thuật của ông thì trước hết, lời yêu cầu không do Giacôbê và Gioan đích thân nêu ra, nhưng do mẹ của hai ông là bà Salômê. Có lẽ theo Matthêu thì một yêii cầu như thế là không xứng đáng cho một tông đồ, nhưng nhằm cứu vãn tiếng tăm cho hai anh em, ông đã gán lời yêu cầu đó cho tham vọng tự nhiên của bà mẹ. Câu chuyện này cho chúng ta thây sự thành thật của Máccô. Người ta kể rằng có một họa sĩ trong triều đình vẽ chân dung cho Oliver Cromwell. Mặt
238 WILLIAM BARCLAY
10,35-40
Cromwell đầy mụn cóc. Nghĩ để làm vui lòng ông, họa sĩ không vẽ những mụn cóc đó trong bức họa. Khi Cromwell thấy như vậy, ông nói “Dẹp bức chân dung này đi, vẽ cho ta một bức với đầy đủ các mụn cóc”. Mục đích của Máccô là muốn chúng ta thấy đầy đủ mụn cóc của các tông đồ. Và Máccô đã có lý, vì mười hai tông đồ vốn không phải là tập thể các vị thánh. Họ chỉ là những con người bình thường. Chúa Giêsu dùng những con người giông như chúng ta để thay đổi thế giới. Điều này đã thành hiện thực.
2/ Nó cho chúng ta biết vài điều về Giacôbê và Gioan.
(a) Hai ông vốn có nhiều tham vọng. Họ nhắm vào những chức vị cao nhât trong vương quốc của Chúa Giêsu khi chiến thắng và khải hoàn đã trọn vẹn. Có thể tham vọng đó đã manh nha, vì nhiều lần Chúa Giêsu từng tách riêng họ ra trong số ba người chọn lọc tin cẩn. Có thể họ đã có một chỗ đứng khá hơn những người khác. Thân phụ họ vốn khá giả đủ để thuê người giúp việc (Mc 1,20) nên họ tưởng rằng ưu thế về địa vị xã hội có thể giúp họ chiếm được địa vị hằng đầu. Dù sao họ cũng để lộ cho thấy họ là những con người, từ nơi sâu kín của lòng họ, có tham vọng chiếm giữ vị trí hàng đầu trong vương quốc trần gian.
(b) Nó cho chúng ta thấy hai ông hoàn toàn không hiểu Chúa Giêsu. Điều lạ lùng đối với chúng ta không phải là sự kiện ấy đã xảy ra, nhưng là thời gian mà sự việc ấy đã xảy ra. Lời yêu cầu này khiến chúng ta phải bàng hoàng vì nó được đưa ra hầu như trùng hợp với lúc Chúa Giêsu tuyên bố dứt khoát và báo trước chi tiết cái chết của Ngài. Ngoài chuyện này, không có việc nào khác có thể bày tỏ cho chúng ta thấy họ đã hiểu quá ít những gì Chúa Giêsu nói. Lời lẽ của Ngài đã không gột rửa nổi ý niệm về Đấng Mêsia, với quyền thế và vinh hiển thế gian, vốn ăn sâu trong tâm trí hai ông. Chỉ có thập giá mới làm nổi việc ấy mà thôi.
(c) Nhưng sau khi chúng ta đã nói tất cả những gì có thể nói chống lại Giacôbê và Gioan, thì câu chuyện này cho chúng ta thấy một điểm sáng chói về hai ông là dù họ đang bàng hoàng, bốĩ rối, họ vẫn còn tin vào Chúa Giêsu. Điều đáng ngạc nhiên là họ vẫn còn gắn liền vinh quang với một người thợ mộc dân Galilê, người đã bị các cấp lãnh đạo Do Thái giáo thù ghét, chông đối kịch liệt và rõ ràng Ngài đang tiến đến chỗ nhận lấy thập giá. Đây là một lòng
10,35-40
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 239
tin cậy, tận trung đáng cho chúng ta phải kinh ngạc (Dù Giacôbê và Gioan đã phạm sai lầm nhưng tấm lòng của họ vẫn nằm đúng vị trí đáng phải có, họ chẳng hề hoài nghi chút gì về chiến thắng tối hậu của Chúa Giêsu).
3/ Nó cho chúng ta biết đôi điều về tiêu chuẩn của Chúa Giêsu. Bản dịch của chúng ta đã dịch nguyên văn theo nghĩa đen câu hỏi của Chúa Giêsu “Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?” ở đây Chúa Giêsu đã dùng hai lối nói bóng theo người Do Thái. Theo tập tục, trong các dạ hội hoàng gia khoản đãi, nhà vua sẽ tự tay trao chén cho khách được mời. Do đó, chén muốn nói về đời sông và kinh nghiệm phúc lộc mà Thiên Chúa trao cho loài người? Tác giả Kinh Thánh cũng nói “Chén tôi đầy tràn” (Tv 23,5), khi ông đề cập đời sống và kinh nghiệm sống mà Thiên Chúa đã ban cho ồng. Tác giả Kinh Thánh cũng nói “Trong tay Chúa có cái chén” (Tv 75,8) khi ông nghĩ đến sô" phận dành cho kẻ ác và không vâng lời. Khi nghĩ về những tai họa giáng trên Israel, Isaia mô tả dường như họ đã uống say “chén thịnh I1Ộ từ tay Thiên Chúa” (Is 51,17). Vậy chén ám chỉ về kinh nghiệm mà Thiên Chúa dành cho loài người. Câu thứ hai Chúa Giêsu phán cũng dễ gây hiểu lầm. Ngài muốn đề cập đến phép rửa Ngài đã chịu. Động từ Hy văn baptizein có nghĩa là nhúng. Quá khứ phân từ của nó là bebaptismenos, có nghĩa là bị chìm ngập và thường được dùng để chỉ việc bị chìm ngập trong một kinh nghiệm nào đó. Chẳng hạn như chúng ta nói người hoang phí bị nợ ngập đầu. Người uống rượu được bảo là uổng như hũ chìm. Người gặp đau khổ quá nhiều được gọi là chìm trong đau thương. Từ này thường được dùng để chỉ một chiếc tàu bị đắm và chìm dưới nước. Cách nói bóng ở đây rất giống với lối nói bóng mà tác giả Kinh Thánh thường dùng. Tv 42,7. Chúng ta đọc thấy “Các lượn sóng và nước lớn của Chúa đã ngập tôi” Tv 124,4 nước đánh chìm chúng ta, dòng nước tràn qua ngập linh hồn chúng ta”. Thành ngữ Chúa Giêsu dùng ở đây không liên hệ gì với thuật ngữ phép rửa. Điều Ngài ngụ ý muốn nói là “các ngươi có bằng lòng trải qua phần kinh nghiêm từng trải khủng khiếp mà ta sắp phải trải qua không? Các ngươi có dám đương đầu với thù ghét, đau khổ và cái chết sắp nhận chìm, như ta sắp phải chịu không?” Chúa Giêsu đang muôn dạy hai người môn đệ này rằng nếu không có thập giá thi sẽ chẳng bao giờ có được triêu thiên. Tiêu chuẩn về sự cao trọng vĩ đại trong
240 WILLIAM BARCLAY
10,41-45
Nước Thiên Chúa là thập giá. Thật vậy, những tháng ngày sau đó, trải qua kinh nghiệm của Thầy mình, vì Giacôbê đã bị vua Ácríppa chém đầu (Cv 22,2) còn Gioan tuy không tử vì đạo nhưng ông đã chịu nhiều khổ nạn vì Chúa Giêsu. Họ đã chấp nhận lời thách thức trên đây của thầy mình, dẫu chưa hề hay biết gì.
4/ Chúa Giêsu bảo với họ rằng kết quả tối hậu của mọi việc là thuộc về Thiên Chúa, số phận tối hậu dành cho một người là CỈO quyền của Chúa định đoạt. Chúa Giêsu không bao giờ lạm quyền của Thiên Chúa. Cả đời sống Ngài, chính là một hành động tuân phục ý Thiên Chúa cách trường kỳ, và Ngài biết rằng đến cuối cùng, thì ý của Thiên Chúa tối cao, tuyệt đối.
Giá Của Công Cuộc Cứu Rỗi Loài Người
Máccô 10,41-45
41 Nẹhe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức toi với ông Giacôbê và ông Gioan.42 Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: “Anh em biết: nhũnẹ người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những n%ười làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dán. 43 Nhung giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em;44 ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người.45 Vì Con Người đến không phái để được người ta phục vụ, nhưng là đế phục vụ, và hiển mạng sống làm giá chuộc muôn người. ”
Điều không thể tránh được là chuyện của Giacôbê và Gioan khiến mười tông đồ kia tức giận. Theo họ hai anh em cố giành bước trước, đã chơi xấu, muốn chiếm ưu thế đối với họ. Lập tức, vấn đề tranh cãi xem ai sẽ là người lớn hơn hết bắt đầu nổi lên dữ dội hơn bao giờ. Tình hình bỗng trở nên nghiêm trọng, thông điệp giữa các tông đồ bị sứt mẻ nếu Chúa Giêsu không hành động ngay. Ngài vạch rõ các tiêu chuẩn khác nhau về sự cao trọng trong Nước Thiên Chúa với các nước trên thế gian. Trong các vương quốc trần gian, tiêu chuẩn về cao trọng là quyền thế. Cách thử nghiệm là: một người cai trị được bao nhiêu người khác? Khi một người truyền lệnh, thì được bao nhiêu kẻ bị buộc phải răm rắp tuân theo? Người ấy có thể áp đặt ý của mình trên bao nhiêu người? Chang bao lâu
10,41-45
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 241
sau đó, Galba đã tóm tắt quan niệm ngoại đạo về vương quyền và tính cách cao trọng khi ông ta bảo bây giờ ông ta đã là hoàng đế, ông muôn làm gì thì làm, ông có quyền thực hiện bất cứ việc gì cho bất kỳ ai. Trong vương quốc của Chúa Giêsu, tiêu chuẩn lại là phục vụ. Sự cao trọng không bao gồm việc bắt người khác phục vụ mình, nhưng là đặt chính mình vào việc phục vụ tha nhân. Cách thử nghiệm không phải là: tôi được thiên hạ phục vụ tới mức độ nào, nhưng là: tôi có thể phục vụ tới mức độ nào.
Chúng ta có khuynh hướng nghĩ đây là một tình trạng lý tưởng ở đời. Thật ra, đây chỉ là một lẽ thường hợp lý, là nguyên tắc đầu tiên của cách sống. Bruce Barton chĩ cho thấy rằng căn bản mà một hãng ô tô dựa vào để kêu gọi sự lưu tâm các khách hành của mình là họ sẵn sàng chui xuống gầm xe của bạn thường hơn, chịu dơ bẩn hơn bất cứ hãng cạnh tranh nào. Nói cách khác, họ sẩn sàng phục vụ nhiều hơn. Ông ta cũng chỉ cho thấy rằng trong khi người thư ký văn phòng bình thường có thể đi về nhà từ 5g30 chiều, thì ánh đèn tronơ văn phòng của giám đốc điều hành vẫn còn sáng đến khuya. Vì sẩn sàng phục vụ thêm giờ, mà người ấy đứng đầu xí nghiệp. Chỗ rắc rối trong tâm trạng của con người, là ai cũng muốn làm ít nhất, nhưng lại được hưởng lợi nhiều nhất. Chỉ khi nào người ta muốn đầu tư vào cuộc sống nhiều mà chỉ lấy ra ít, thì đời sống mới phong phú và hạnh phúc cho chính họ và cho tha nhân. Thế giới này đang cần những con người có lý tưởng phục vụ, là những con người nhận thức được ý nghĩa sâu xa của câu mà Chúa Giêsu phán dạy ở đây.
Nhằm nhấn mạnh cho lời phán dạy của Ngài, Chúa Giêsu đã chỉ vào chính gương của Ngài. Với quyền năng sẵn có, Ngài có thể sắp xếp cuộc sông hoàn toàn phù hợp với chính Ngài, nhưng Ngài đã sử dụng bản thân và tất cả để phục vụ người khác. Ngài phán rằng, Ngài đã đến để phó mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người. Đây là một trong những câu quan trọng nhất trong Phúc Âm, thế nhưng lại thường bị hiểu sai và bị xuyên tạc một cách đáng buồn. Nhiều người nỗ lực dùng câu nói đầy yêu thương đó để dựng lên một lý thuyết về chuộc tội. Chẳng bao lâu sau đó, người ta đã đặt vân đề là giá chuộc của Chúa Giêsu được trả cho ai? Origen đưa ra câu hỏi “Ngài đã phó mạng sông trả giá cho ai để cứu chuộc nhiều người? Giá ấy không phải để trả cho Thiên
WILLIAM BARCLAY
lU,41-45
Chúa vậy trả cho ma quỉ chăng? Vì ma quỉ vẫn nắm chặt lấy chúng ta cho đến khi một giá chuộc phải được trả cho hắn, và đó chính là sinh mạng của Chúa Giêsu, vì nó đã bị lừa gạt bởi tưởng rằng nó có thể cầm quyền trên sự sông ấy mà lại không thấy rằng nó không thể nào chịu nổi sự hành hạ trên quan điểm việc cầm giữ sự sống ấy”. Đó là một quan niệm xưa cũ chủ trương rằng sự sông của Chúa Giêsu đã được trả cho ma quỉ như một giá chuộc để giải thoát cho loài người khỏi xiềng xích nô lệ mà nó đã dùng trói buộc họ, nhưng ma quỉ đã thấy khi đòi hỏi và nhận được giá chuộc đó, nó đã cắn nhằm một miếng mồi khó nuốt như ta thường nói là khạc chẳng ra, nuốt chẳng vào.
Gregory ở Nyssa đã nhìn thây vết rạn trong lý thuyết ấy, thuyết ấy đã đặt ma quỉ ngang hàng với Chúa, mặc cả với Ngài trên tiêu chuẩn bình đẳng. Vì vậy Gregory ở Nyssa lại cưu mang một ý tưởng khác thường về việc Chúa đánh lừa ma quỉ. Ma quỉ đã bị lừa phỉnh bởi sự dường như yếu đuối của nhập thể. Nó lầm tưởng rằng Chúa Giêsu chỉ là một con người bình thường. Nó cố gắng thực thi quyền lực của nó trên Chúa Giêsu và khi làm vậy, nó bị mất đi phần quyền lực ấy. Đây cũng lại là một quan niệm kỳ quái, chủ trương rằng Thiên Chúa phải chinh phục ma quỉ bằng một mưu lược lừa phỉnh. Hai trăm năm nữa trôi qua và Gregory lại trở về với quan niệm ấy. Ông ta dùng một dụ ngôn kỳ dị. Sự nhập thể của Chúa Giêsu là một mưu lược của Thiên Chúa nhằm cài bẫy để bắt con Lêviathan khổng lồ. Thần tính của Chúa Kitô là cái lưỡi câu, còn xác thịt Ngài là miếng mồi. Khi miếng mồi được nhử trước mặt Lêviathan là ma quỉ, thì nó đã nuốt miếng mồi, đồng thời cũng muốn nuốt luôn cả lưỡi câu vì vậy nó đã bị chinh phục vĩnh viễn. Cuối cùng, Phêrô người Lombard đã đưa quan niệm ấy tới chỗ lố bịch và đáng ghê tởm nhất, ông ta nói “Thập giá là chiếc bẫy chuột để bắt ma quỉ mà máu của Chúa Cứu Thế đã được dùng làm mồi”. Tất cả những gì vừa trình bày cho thấy điều gì xảy ra khi con người lấy một bức tranh quý báu đáng yêu để tạo ra một lý thuyết thần học lạnh giá.
Khi chúng ta nói “Đau khổ là giá trả cho tình yêu” chúng ta ngụ ý rằng tình yêu không thể tồn tại mà không có đau khổ cặp theo, nhưng chúng ta không bao giờ nghĩ đến việc giải thích xem giá phải trả cho ai. Khi chúng ta nói tự do phải được trả giá bằng
10,46-52
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 243
máu lao lực mồ hôi và nước mắt, chúng ta chẳng bao giờ tra vấn xem cái giá trả cho ai. Câu nói trên đây của Chúa Giêsu chỉ là một cách nói gợi hình, ngụ ý rằng Chúa Giêsu đã phải trả giá bằng chính mạng sông Ngài để đưa loài người đang đắm chìm trong tội lỗi, trở về với tình yêu thương của Chúa. Nó có nghĩa rằng cái giá phải trả để chúng ta được cứu rỗi chính là thập giá. Chúng ta không thể và cũng không cần vượt xa hơn điều đó, chúng ta chỉ cần biết đã có một việc gì đó xảy ra trên thập giá, và con đường đến cùng Thiên Chúa đã được mở rộng cho chúng ta.
Phép Lạ Bên Vệ Đường
Máccô 10,46-52
46 Đức Giêsn và các môn đệ đến thành Gỉêrikhô. Khi Đức Giêsu cùng với các môn đệ và một đám người khá đônẹ ra khỏi thcinh Giêrlkhô, thì có một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường, tên anh ta là Batỉmê, con ông Timê.47 Vừa nghe nói đỏ là Đức Gỉêsu Nadarét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng: “Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi! ” 48 Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng: “Lạy Con vua Đavít, xin đủ lòng thương tôi! ” 49 Đức Giêsu đứng lại và nói: “Gọi anh ta lại đây!” Người ta gọi anh mù và bảo: “Cứ vên tâm, đứng đậy, Người gọi anh đấy! ” 50 Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giêsu. 51 Người hỏi: “Anh muốn tôi làm gì cho anh? ” Anh mù đáp: “Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được. ”52 Ngưòi nói: “Anh hãy đi, lỏng tin của anh đã cứu anh!” Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Ngiĩời đì.
Với Chúa Giêsu, điểm cuối cùng của chặng đường không con bao xa nữa. Giêricô chỉ cách Giêrusalem 15 dặm, chúng ta phải cố gắng hình dung lại quang cảnh này. Con đường chính chạy xuyên qua Giêricô. Chúa Giêsu đang trên đường đi dự lễ Vượt Qua. Khi có một Rabi được trọng vọng thực hiện một hành trình như vậy, thường thường vị ấy vừa đi, vừa thuyết giảng cho một đám đông người vây quanh, gồm dân chúng, các môn đệ và những người muôn học hỏi đi theo để nghe. Đây là một trong nhiều cách dạy dỗ thông thường nhất. Theo luật, tất cả những người Do Thái
244 WILLIAM BARCLAY
10,46-52
thuộc phái nam trên 12 tuổi, ở cách Giêrusalem trong vòng 15 dặm, đều phải lên Giêrusalem để dự lễ Vượt Qua. Dĩ nhiên điều luật này khó có thể tuân hành trọn vẹn và tất cả mọi người đều đổ về Giêrusalem. số người không thể đi được thường có thói quen đứng dọc dài theo hai bên đường của các thị trân hay làng mạc để chúc bình an khách hành hương đi qua đó. Vậy, bấy giờ chắc phải có nhiều người đứng dọc theo các đường phô" Giêricô, có lẽ đông hơn thường lệ nữa, họ rất nôn nóng, hiếu kỳ, muốn xem mặt chàng thanh niên vùng Galilê đã có can đảm đứng lên chống lại sức mạnh tổng hợp của chính thông giáo. Giêricô có một đặc thù. Có trên 20.000 thầy tư tế và một con số đông tương đương người Lêvi trực thuộc đền thờ. Họ không thể cùng phục vụ một lúc trong đền thờ. Do đó, họ được chia làm 26 phiên ban thay nhau phục vụ. Nhiều thầy tư tế và người Lê vi trong số này thường trú tại Giêricô khi chưa đến phiên phục vụ trong đền thờ. Hôm ấy, trong đám đông tại Giêricô hẳn cũng có nhiều người trong số họ. Vào dịp lễ Vượt Qua tất cả những người này đều có mặt phục vụ tại đền thờ. Đây là một cơ hội hiếm hoi mà mọi người đều có công tác. Nhưng nhiều người vẫn chưa vội khởi hành. Họ còn nóng lòng gấp đôi dân chúng, mong được trông thấy tận mắt kẻ phản loạn sắp xâm chiếm Giêrusalem. Cho nên hôm ấy, có lẽ trong đám đông đang có nhiều con mắt lãnh đạm, thù địch chăm chú nhìn vào Chúa Giêsu, vì rõ ràng nếu Chúa Giêsu đúng, toàn thể việc thờ phượng trong đền thờ trở thành lỗi thời.
ở cửa phía Bắc thành phố có một người ăn mày mù tên Batimê. Anh ta nghe nhiều tiếng chân người đi, nên dò hỏi xem có chuyện gì xảy ra, và ai sắp đi ngang qua. Người ta bảo đó là Chúa Giêsu. Lập tức anh ta đứng dậy kêu to lên để khiến Chúa Giêsu phải chú ý đến mình. Với số đông người đang đi theo Chúa Giêsu để lắng nghe những giáo huấn của Ngài, thì tiếng hét to đó là một xúc phạm. Họ cố làm cho Batimê phải im tiếng, nhưng đã không ai lấy được của anh ta cái cơ may duy nhất có thể thoát khỏi thế giới tối tăm, nên anh ta cứ hét thật to đến nỗi đoàn người đông đảo đó phải dừng lại và người ta dẫn anh ta đến với Chúa Giêsu. Đây là câu chuyện có rất nhiều điểm soi sáng, qua đó, chúng ta sẽ thấy được nhiều điều có thể gọi là những điều kiện để một phép lạ có thể xảy ra.
lU,4ỒOZ
TIN MƯNG THEO THANH MACCO Z4D
1/ CÓ Sự kiên trì triệt để của Batimê. Không có gì ngăn cản được tiếng kêu gào của anh ta mong được đối diện với Chúa Giêsu. Anh quyết tâm phải gặp cho bằng được con người mà từ lâu anh trông mong được gặp mặt với tình trạng tật nguyền của mình. Trong trí Batimê ước muốn nhìn thấy Chúa Giêsu không phải là một sự mơ hồ, hoặc do cảm xúc. Đây là một ước muôn thiết tha và chính ước vọng tha thiết đó đã khiến cho mọi sự được thành.
2/ Anh ta đáp lại tiếng gọi của Chúa Ciic.su ngay tức khắc, hết sức sốt sắng, sốt sắng đến nỗi anh ta đa vứt đi chiếc áo ngoài để chạy đến với Chúa Giêsu cho nhanh hơn. Nhiều người khi được nghe tiếng gọi của Chúa Giêsu đã thực sự tự nhủ “Hãy chờ một chút để tôi làm việc này cho xong đã”. Nhưng khi Batimê nghe tiếng gọi, anh lập tức chạy đến với Chúa ngay. Có nhiều cơ may chỉ xảy đến một lần mà thôi. Do bản năng, Batimê biết rõ điều đó. Lắm khi chúng ta cũng muốn vứt bỏ một thói quen, muốn thanh tẩy đời sống khỏi một vài điều sai quây, muốn hiến thân cho Chúa Giêsu trọn vẹn hơn, nhưng thường thường chúng ta cũng không chịu hành động ngay, rồi dịp may qua đi và chẳng bao giờ trở lại.
3/ Anh biết đúng nhu cầu của mình đang cần được sáng mắt. Lắm khi chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Giêsu chỉ là sự thu hút mơ hồ. Khi đi bác sĩ, chúng ta muốn bác sĩ giúp điều trị một tình trạng nhất định nào đó. Khi đến nha sĩ chúng ta muốn ông ta nhổ cái răng đang đau chứ không chữa bất kỳ cái răng nào. Giữa chúng ta với Chúa Giêsu cũng vậy. Điều này liên hệ đến một điều mà rất ít người muốn đối diện: tự xét mình. Khi đến với Chúa Giêsu, nếu chúng ta tha thiết mong ước được một điều rõ ràng, dứt khoát như Batimê, sẽ có chuyện lại xảy ra.
4/ Batimê có một quan niệm hết sức thiếu sót về Chúa Giêsu. Anh ta cứ nằng nặc gọi Ngài là con vua Đavít. Thật vậy, đó là danh hiệu của Đấng Mêsia, nhưng cả tư tưởng đó nói lên một Đấng Mêsia chinh phục thế gian, một vua thuộc dòng dõi Đavít sẽ đưa dân Israel đến chỗ vĩ đại của dân tộc. Đó quả là một ý niệm hết sức khiêm khuyêt về Chúa Giêsu. Dầu vậy, Batimê vốn có đức tin ấy đã hàn gắn cho khuyết điểm về thần học của anh. Điều đòi hỏi không phải là chúng ta phải hiểu biết đầy đủ về Chúa Giêsu. Dầu thế nào chúng ta sẽ chẳng bao giờ hội đủ điệu kiện đó. Điều đòi hỏi chúng ta là đức tin. Một tác giả khôn khoan đã viết “Chúng ta
246 WILLIAM BARCLAY
11,1-0
phải đòi hỏi người ta suy nghĩ, nhưng không nên trông đợi họ trở
thành những nhà thần học trước khi trở thành Kitô hữu”. Kitô giáo
bắt đầu qua một phản ứng đối với Chúa Giêsu, phản ứng do tình
yêu cảm biết đây là người thỏa mãn nhu cầu của mình. Ngay cả
khi chúng ta không thể suy nghĩ nổi mọi sự theo thần học thì chính
sự đáp ứng từ tấm lòng được xem là đủ.
5/ Cuốĩ cùng có một mối quan hệ quý báu. Batimê chỉ là một
người ăn mày mù ngồi bên vệ đường, nhưng anh là người biết tri
ân. Sau khi được chữa lành, anh ta đã đi theo Chúa Giêsu. Anh
không ích kỷ đi theo đường riêng sau khi nhu cầu của mình được
đáp ứng. Anh ta bắt đầu với nhu cầu, tiếp tục bằng lòng biết ơn và
kết thúc bằng sự trung thành, và đây là phần tóm tắt rất đầy đủ về
các giai đoạn trong việc làm môn đệ của Chúa.
Tin Mừng Mác Cô, Chú Giải Tin Mừng Mác Cô, Chú Giải - William Barclay