Sự khác biệt giữa người thành công và những người khác không nằm ở chỗ thiếu sức mạnh, thiếu kiến thức, mà là ở chỗ thiếu ý chí.

Vince Lambardi

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Van Kien
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1332 / 40
Cập nhật: 2016-09-17 16:45:12 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9
inh Quang Trên Đỉnh Núi
Máccô 9,2-8
- Sáu ngày sau, Đức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gìoan đi theo mình. Người đim các ông đi riêng ra một chỗ, chi mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người hiên đôi hình
9,2-8
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 195
dạng trước mắt các ông.3 Y phục Người trở nên rực rỡ, trảng tinh, không cỏ thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy.4 Và ba môn đệ thấy ông Êlia cùng ông Môsê hiện ra đàm đạo với Đức Giêsu. 5 Bấy giờ, ông Phẽrô thưa với Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hav! Chúng con xin dựng ba cải lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia. " 6 Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng. 7 Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người. Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giêsu với các ông mà thôi.
ở đây chúng ta đang đối diện với một biến cố trong đời sống Chúa Giêsu vôn được phủ bằng một tấm màn bí mật. Chúng ta chỉ cố tìm hiểu xem đã có chuyện gì xảy ra. Máccô bảo rằng việc này xảy ra sáu ngày sau biến cô" gần Xêdarê Philípphê. Luca thì nói tám ngày sau. Tuy nhiên, ở đây không hề có sự bất nhất. Cả hai vị đều muốn nói như ngày nay chúng ta nci là “độ chừng một tuần lễ sau”. Cả hai Giáo Hội Đông lẫn Tây phương đều kỷ niệm ngày Chúa Giêsu biến hình vào 06 tháng 08 dương lịch, vấn đề quan trọng không phải ngày đó đúng hay không, nhưng đó là thời điểm mà chúng ta nên tìm cách ghi nhớ. Truyền khẩu nói sự biến hình xảy ra trên đỉnh núi Tabor. Giáo hội phương đông gọi lễ Chúa Biến Hình là lễ Taborion, có lễ việc chọn núi Tabor được căn cứ vào câu đề cập đến núi Tabor trong Tv 89,12, nhưng đó là một lựa chọn đáng tiếc. Núi Tabor năm về phía Nam xứ Galilê, còn Xêdarê Philípphê thì ở mãi tận phía bắc. Núi Tabor cao không hơn 300 m và vào thời Chúa Giêsu có một đồn binh trên đó. Điều có lý hơn là sự việc đã xảy ra trên sườn núi Herrnôn một ngọn núi phủ tuyết quanh năm, cao gần 3000 m, gần Xêdarê Philípphê hơn và khung cảnh cũng yên tĩnh hơn nhiều.
Chúng ta không thể xác quyết đã có chuyện gì xảy ra. Chúng ta chỉ biết cúi đầu cung kính khi cố gắng tìm hiểu. Máccô bảo áo của Chúa Giêsu trở nên sáng rực. Từ ông dùng là chữ stibein, chữ được dùng chỉ sự sáng chói của đồng hoặc của vàng được nung chảy, hoặc của thép được đánh bóng hay ánh sáng chói chang vàng rực của mặt trời. Lúc biến cố ấy kết thúc, có một áng mây che phủ họ. Trong tư tưởng của người Do Thái, sự hiên diện Thiên Chúa luôn luôn được kết hợp với đám mây. Trong ngày
196 WILLIAM BARCLAY
9,2-8
khánh thành đề thờ sau khi được Salômôn xây cất, một đám mây đã bao trùm đền thờ. Dân Do Thái mơ ước khi Đấng Mêsia đến, đám mây hiện diện của Thiên Chúa cũng sẽ trở lại với đền thờ (Xh 16 10; 19,9; 33,9; IV 8,10; 2Mcb 2,8). Việc đám mây kéo xuống là một các nói rằng Đấng Mêsia đã đến, và bất kỳ người Do Thái nào cũng hiểu như vậy.
Sự biến hình có hai ý nghĩa:
1/ Đó là một điều thật quý báu cho Chúa Giêsu. Chúa Giêsu cần quyết định một số sự việc, Ngài đã quyết định lên Giêrusalem và quyết định ấy có nghĩa là đối diện và chấp nhận thập giá. Ngài cần biết cách tuyệt đối rằng mình đã quyết định đúng trước khi tiếp tục dấn bước. Trên đỉnh núi, Ngài đã nhận được sự chấp thuận quyết định của Ngài.
(a) Êlia và Môsê đã đến gặp Ngài. Môsê là nhân vật tối cao đã ban bố luật cho dân Israel. Cả hai dân tộc đã chịu ơn ông về luật của Chúa. Êlia là vị ngôn sứ đầu tiên và vĩ đại nhất trong các ngôn sứ. Mọi người luồn luôn nhìn lại ông như một ngôn sứ mang chính lời Chúa đến cho con người. Khi hai nhân vật lỗi lạc nhất đó hội kiến với Chúa Giêsu, có nghĩa là nhà ban bô" luật vĩ đại nhất và vị ngôn sứ lỗi lạc nhất đã nói với Chúa Giêsu rằng “Xin cứ tiên lên! ” Nó có nghĩa là hai vị thấy nơi Chúa Giêsu hoàn thành tất cả những gì họ từng mơ ước trong quá khứ. Nó có nghĩa là họ thấy nơi Ngài tất cả những gì mà lịch sử vẫn trông chờ từ lâu và đã hướng về đó với hy vọng tràn đầy. Dường như chính lúc đó Chúa Giêsu được bảo đảm rằng Ngài đang đi đúng đường, và cả lịch sử đều dẫn đến thập giá.
(b) Thiên Chúa Cha phán với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không bao giờ hành động theo ý riêng. Ngài luôn luôn đến với Thiên Chúa Cha và thưa rằng “Cha muốn con phải làm gì đây?’’Ngài đặt mọi kế hoạch và dự kiến trước mặt Chúa Cha và Chúa Cha phán với Ngài “Con đang làm đúng điều chính Con yêu dấu ta phải làm. Hãy tiếp tục đi”. Trên núi Biến Hình, Chúa Giêsu được bảo đảm Ngài không lầm đường. Ngài đã thấy thập giá không những là việc không tránh được và còn là điều vô cùng chính đáng.
2/ Đó là điều quý báu vô cùng cho các môn đệ của Chúa.
9,9-13
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 197
(a) Họ đang bị tan nát khi nghe Chúa Giêsu khẳng định rằng Ngài sắp lên Giêrusalem để chịu chết. Điều này dường như tiêu hủy, phủ nhận tất cả những gì họ đã được hiểu về Đấng Mêsia. Họ đang bối rối, ngẩn ngơ, kinh ngạc, chẳng hiểu sự việc thế nào. Những việc xảy ra chẳng những khiến họ rối trí mà còn khiến họ đau lòng. Những gì đã thấy trên núi Biến Hình cho họ một cơ hội để bám chặt lấy ngay khi họ chẳng hiểu gì. Cho dù có thập giá hay không, họ vẫn được nghe chính tiếng nói của Chúa Cha xác nhận Chúa Giêsu là Con Ngài.
(b) Nó khiến họ trở thành các chứng nhân cho sự vinh hiển của Chúa Kitô theo một ý nghĩa đặc biệt. Theo định nghĩa chứng nhân là người thấy, sau đó tỏ bày ra. Lần ấy, trên núi, họ đã được cho thấy vinh hiển của Chúa Kitô. Do đó, khi có cơ hội, họ đã có sẩn câu chuyện đang giấu kín trong lòng để lại kể cho mọi người nghe.
SỐ Phận Của Vị Tiền Hô
Máccô 9,9-13
9 Ớ trên núi xuống, Đức Giêsu truyền cho các ông không được kê lại cho ai nghe nhũng điều vừa thấy, trước khi Con Ngirời từ cõi chết sống lại. [° Các ông tuân lệnh đó, nhưng vẫn bàn hỏi nhau xem câu “từ cõi chết sống lại ” nọỷiĩa là gì. " Các ông hỏi Đức Giêsu: “Tại sao các kinh sư lại nói ông Êliaphải đến trước? ” 12 Người đáp: “Đúng thế, ông Êlia đến trước đê chỉnh đốn mọi sự. Vậy sao có lời chép rằng Con Người phủi chịu nhiều đau khổ và bị khinh chê? 13 Nhimg Thầy nói cho anh em biết: ông Êlia đã đến, và họ đã xử với ông theo ỷ họ muốn, như Sách Thánh đã chép về ông. ”
Tất nhiên ba môn đệ của Chúa đã suy nghĩ rất nhiều khi ở trên núi xuống.
Trước hết, Chúa Giêsu bắt đầu bằng một mệnh lệnh. Họ không được nói lại với bât cứ ai điều họ đã trông thấy. Chúa Giêsu biết rõ tâm trí họ hãy còn bị ám ảnh bởi ý niệm về một Đấng Mêsia đầy sức mạnh, đầy quyền năng. Nếu họ kể lại những gì đã xảy ra trên núi, việc họ đã thây vinh quang của Chúa, cả Mỗsê lẫn Êlia
198 WILLIAM BARCLAY
9,9-13
cũng có mặt, điều đó sẽ không phù hợp với những điều mọi người trông đợi. Điều đó không thể làm việc mở màn cho khung cảnh Chúa bừng bừng nổi giận, dùng quyền năng Ngài báo thù các dân tộc trên thế gian. Các môn đệ còn phải học hỏi thêm về sứ vụ của Đấng Mêsia. Chỉ một điều duy nhất dạy cho họ là thập giá và phục sinh tiếp theo đó. Khi thập giá dạy cho họ sứ vụ của Đấng Mêsia có nghĩa gì, và khi phục sinh thuyết phục họ Chúa Giêsu chính là Đấng Mêsia, lúc đó và chỉ lúc đó, họ mới có thể kể lại vinh quang trên núi, chỉ lúc đó họ mới thấy được điều họ phải thấy như khúc mở màn, không phải là quyền lực của Chúa được tung ra nhưng là tình yêu của Chúa đã bị đóng đinh.
Bấy giờ tâm trí họ vẫn tiếp tục suy nghĩ. Họ không thể hiểu nổi những lời Chúa Giêsu đã nói về sống lại có nghĩa gì? Toàn thể thái độ của họ chẳng hiểu gì cả. Cả cách nhìn của họ khi cây thập tự hiện ra, là cái nhìn của những người thấy hồi kết cuộc đã đến rồi. Chúng ta không nên trách các môn đệ của Chúa. Chỉ vì họ bị nhồi vào đầu một ý niệm khác hẳn về sứ vụ của Đấng Mêsia, nên họ chẳng thể hiểu gì cả về những điều Chúa Giêsu vừa nói.
Vì thế họ đã nêu lên một câu hỏi vốn gây bôi rốì cho họ. Dân Do Thái tin rằng trước ngày Đấng Mêsia đến thì Êlia phải đến trước để làm sứ giả tiền trạm dọn đường cho Ngài (MI 3,5.6). Họ có câu chuyện truyền khẩu bảo rằng Êlia sẽ đến trước Đấng Mêsia ba ngày. Ngày thứ nhất ông sẽ đứng trên các núi Israel than khóc về sự hoang vu trong xứ. Rồi bằng một tiếng mà từ địa cực này đến địa cực kia mọi người đều nghe thấy ông hô to rằng “Hòa bình đã đến trên thế gian, hòa bình đã đến trên thế gian”. Ngày thứ hai, ông sẽ la lớn “Điều tốt lành đã đến trên thế gian, điều tốt lành đã đến trên thế gian”. Và ngày thứ ba, ông sẽ la lên “Jeshua (sự cứu rỗi) đã đến trên thế gian, Jeshua đã đến trên thế gian”. Ông sẽ vãn hồi mọi sự. Ông sẽ hàn gắn các rạn nứt trong gia đình do các ngày đen tối gây ra. Ông sẽ thu xếp đâu vào đây mọi điểm còn bị hoài nghi liên hệ đến nghi thức và lễ lạc. Ông sẽ thanh tẩy dân ítraen bằng cách đưa trở về những kẻ bị khai trừ một cách sai lầm. Êlia có một vai trò lạ lùng trong tư tưởng người Do Thái. Họ quan niệm ông vẫn còn tích cực hoạt động cả trên trời lẫn dưới đất để làm ích lợi cho họ và là người tiền trạm báo ngày tận thế.
9,14-18
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ​199
Chắc các môn đệ đã nghĩ “Nếu Chúa Giêsu là Đấng Mêsia thì việc gì đã xảy ra cho Êlia?” Câu trả lời của Chúa Giêsu là cách nói mà bất cứ người Do Thái nào cũng hiểu. Ngài phán “Êlia đã đến rồi và người ta đã xử với người theo ý của họ”. “Người ta đã bắt ông, đối xử với ông theo ý riêng độc đoán của họ mà quên mất ý của Đức Chúa Trời”. Chúa Giêsu ám chỉ việc Gioan Tẩy Giả bị Hêrôđê tống ngục và xử tử. Rồi bằng ngụ ý Ngài đưa họ về với ý nghĩ mà họ khó lòng đương đầu nổi, nhưng Ngài quyết định là họ phải đương đầu. Bằng ngụ ý Ngài hỏi họ “Nếu họ đã làm như thế với người tiền trạm, họ sẽ làm gì cho Đấng Mêsia?”.
Chúa Giêsu đang làm đảo lộn mọi quan niệm được hình thành sấn trong các môn đệ Ngài. Họ đang trông đợi Êlia xuất hiện, rồi Đấng Mêsia sẽ đến và Thiên Chúa can thiệp vào thời gian, đoạt chiến thắng, vang dội cả cõi trời điều mà họ vẫn xem như chiến thắng khải hoàn của dân Do Thái. Ngài cô" gắng cho họ thấy người tiền trạm đã bị giết cách tàn ác và Đấng Mêsia cũng phải kết thúc cuộc đời trên thập giá. Nhưng họ vẫn chưa hiểu, sở dĩ họ chưa hiểu được vì họ bám riết đường lối riêng của họ mà không chịu nhìn thấy đường lối của Thiên Chúa. Họ muốn mọi việc xảy ra theo ý họ, không phải theo trật tự Thiên Chúa đã sắp xếp. Những tư tưởng sai lầm của họ khiến họ đui mù trước chân lý mặc khải của Thiên Chúa.
Từ Trên Núi Xuống
Máccô 9,14-18
14 Khi Đức Giêsn và ba môn đệ trở lại với các môn đệ khác, thì thây một đám người rat đông đang vây quanh các ông, và các kình sư tranh luận với các ông.'5 Thấy Đức Giêsu, lập tức tất cả đám đông kình ngạc. Họ chạy lại chào Người.'6 Người hỏi các môn đệ: “Anh em tranh luận gì với họ thế? ” 17 Một người trong đám đông trả lời: "Thưa Thầy, tôi đã đem con trai tôi lại củng Thầy; cháu bị quỷ câm ám.18 Bất cứ ở đâu, hề quỷ nhập vào là vật cháu xuông. Chán sùi bọt mép, nghiên răng, cứng đờ người ra. Tôi đã nói với các môn đệ Thầy đê họ trừ tên quỷ đỏ, nhưng các ông không làm noi. ”
200 WILLIAM BARCLAY
9,14-18
Đây là loại sự nghiệp mà Phêrô muốn tránh. Trên núi, trong vùng hào quang sáng chói, Phêrô đã nói “Thưa thầy, chúng con được ở đây thật là hay ”, ông muốn dựng lên ba lều cho Chúa Giêsu, Môsê và Êlia để mọi người cùng ở lại đó. Trên đỉnh núi này, gần gũi với Thiên Chúa hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn nhiều. Thế thì còn xuống núi làm gì nữa? Nhưng cuộc đời đâu phải thế, chúng ta phải từ trên núi đi xuống. Có người bảo trong tôn giáo phải có yên tĩnh. Nhưng không nên để có cô độc. Tĩnh mịch cần thiết vì người ta phải tiếp xúc với Chúa, nhưng nếu một người trong lúc đi tìm yên tĩnh cần thiết mà tránh xa đồng loại, bịt tai trước lời kêu nài giúp đỡ, đóng chặt lòng trước tiếng kêu khóc, thì không còn là đạo giáo nữa. Tĩnh mịch không thể đẩy chúng ta đến chỗ ẩn dật. Nó nhằm giúp chúng ta có nhiều năng lực để đương đầu và đối phó với những đòi hỏi của đời sống hàng ngày.
Chúa Giêsu đã xuống núi để đến với một hoàn cảnh tế nhị. Một người cha đã đem con mình đến cho các môn đệ của Chúa vì đứa con bị chứng động kinh. Mọi triệu chứng đều bộc lộ rõ rệt. Các môn đệ không đủ khả năng đối phó với trường hợp ấy. Việc này đã tạo cơ hội cho các kinh sư để họ đánh giá thấp cả trò lẫn thầy. Chính điều đó đã khiến tình hình trở nên rất tế nhị, và đó là điều làm cho mỗi trạng huống của con người trở nên khó khăn, tế nhị hơn đối với Kitô hữu. Thái độ, lời nói, hành vi, khả năng hay việc bó tay chịu thua trước các dpi hỏi của đời sống đều được dùng như thước đo, không chỉ để phê phán chúng ta mà còn để phê phán Chúa Giêsu Kitô nữa. Trong quyển “Giáo Dục Kitô Giáo” A.v.Murray viết “Có nhiều người khi nói đến Hội Thánh thì họ nhìn bằng con mắt thật bao quát. Đó là một xã hội siêu nhiên, thân thể Chúa Ki tô, tân nương không tỳ vết của Ngài, người bảo quản các sấm ký của chúng, đoàn thể được cứu chuộc đầy phước hạnh và một sô" danh hiệu đẹp đẽ khác”. Thiên hạ không cần nghe một người tự khoe mình như thế nào, nhưng họ vẫn căn cứ vào hành động của người ấy để phê phán và một khi họ phê phán, đồng thời cũng phê phán Thầy và Chúa của người ấy. Đó là tình trạng đang diễn ra tại đây.
Nhưng Chúa Giêsu đã đến nơi. Lúc dân chúng thây Ngài, họ kinh ngạc vô cùng. Chúng ta không hề có lúc nào dám nghĩ rằng hào quang của biến hình vẫn còn lưu lại trên Ngài. Vì điều
9,14-18
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 201
này sẽ hủy hoại lời răn dạy của Ngài là phải giữ kín chuyện này. Đoàn dân cứ tưởng Ngài vẫn ở trên triền núi Hẹtmôn vắng vẻ. Họ quá mải mê tranh luận đến nỗi Ngài đến lúc nào họ không thấy, và giờ đây, đúng vào lúc thuận tiện nhất, Ngài có mặt giữa họ. Họ ngạc nhiên vì Ngài đã đến nơi thình lình, bâ't ngờ và đúng lúc.
Ớ đây, chúng ta học được hai điều về Chúa Giêsu:
1/ Ngài sẩn sàng đối diện với thập giá và cũng sẵn sàng đương đầu với những vân đề xảy ra thông thường. Một đặc điểm của bản tính con người, là chúng ta thường có thể đối diện với những khoảnh khắc khủng hoảng quan trọng trong đời sống cách thẳng thắn, can trường, nhưng lại để những việc rất tầm thường, những đòi hỏi rất quen thuộc hàng ngày làm chúng ta tức giận, mất bình tĩnh, buồn bực. Chúng ta có thể chịu đựng nổi nhiều đòn sấm sét của cuộc đời một cách dũng cảm, anh hùng, nhưng lại để cho những chuyện hết sức nhỏ mọn, bối rối, lo âu. Nhiều người có thể bình thản chịu đựng một thảm họa lớn lao, mất mát thiệt thòi trầm trọng, nhưng lại mất bình tĩnh vì một thức ăn vụng nấu hoặc vì một chuyên xe đến muộn. Điều kỳ diệu nơi Chúa Giêsu là Ngài bình thản đối đầu với thập giá, đồng thời cũng trầm tĩnh y như vậy khi cần đối phó với những việc xảy ra hàng ngày. Bí quyết là Ngài không hề xếp Thiên Chúa qua một bên, chỉ dùng đến khi gặp khủng hoảng trầm trọng như nhiều người trong chúng ta vẫn làm, nhưng trong từng hơi thở, trên các nẻo đường của đời sống. Ngài đều cùng bước đi với Thiên Chúa.
2/ Ngài đã đến thế gian để cứu vớt thế gian, thế nhưng Ngài vẫn có thể hiến thân trọn vẹn để chỉ cứu giúp một người duy nhất. Rao giảng Phúc Âm cho cả nhân loại bao giờ cũng dễ hơn là thương yêu một cá nhân, một tội nhân đơn độc, chẳng đáng yêu tí nào. Chịu xúc động để cảm thương cho cả nhân loại vẫn dễ hơn là phải chịu khó đi con đường mình đang đi để giúp đỡ một tín hữu hay một ai đó. Chúa Giêsu -với tâm tình cao thượng- luôn hiến thân trọn vẹn cho tất cả những ai gặp Ngài.
202 WILLIAM BARCLAY
9,19-24
Tiếng Kêu của Đức Tin
Máccô 9,19-24
19 Nẹười đáp: “Ôi thể hệ cứng lòng, không chịu tin! Tôi phải ở cùng các người cho đến bao giờ, cỏn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nừa? Đem nó lại đây cho tôi. ” 20 Người ta đem nó lại cho Người. Vừa thấv Người, quỷ liền lay nó thật mạnh, nó ngã xuống đất, lăn lộn, sùi cả bọt mép.21 N^ười hỏi cha nỏ: “Cháu bị như thế từ bao lâu rồi? ” Ông ấy đáp: “Thưa từ thuở bé.22 Nhiều khi quỳ xô nó vào lửa hoặc đầy xuống nước cho nỏ chết. Nhưng nếu Thầy có thể làm được gì, thì xin chạnh lòng thương mà cứu giúp chúng tôi. ” 23 Đức Giêsu nói với ông ta: “Sao lại nói: nếu Thầv có thế? Mọi sự đều có thể đổi với người tin. ” 24 Lập tức, cha đứa bẻ kêu lên: "Tôi tin! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi!
Đoạn sách này bắt đầu bằng một tiếng kêu thoát ra tự đáy lòng Chúa Giêsu. Ngài vừa ở trên đỉnh núi, vừa đối diện với nhiệm vụ phi thường được đặt ra trước mặt, Ngài vừa quyết gắn chặt đời sống với việc cứu chuộc thế gian. Giờ đây, Ngài xuống núi để gặp mặt những môn đệ thân cận nhất, những người chính Ngài đã chọn, đang bị đánh bại bất lực, chẳng có hiệu quả gì. Lúc này, sự việc hẳn đang thách thức cả Chúa Giêsu nữa. Bỗng nhiên Ngài nhận thức về điều mà ta cho là tuyệt vọng đối với sứ vụ Ngài. Có lẽ lúc này Ngài đã gần như hết hy vọng trong cố gắng nhằm thay đổi bản tính con người, để biến những con người của trần gian này trở thành người của Thiên Chúa.
Ngài đã đối phó với khoảnh khắc tuyệt vọng này ra sao? Ngài phán “Hãy đem cháu lại cho tôi”. Khi chúng ta không thể đôì phó được với tình hình chung cuộc thì việc phải làm ngay là hãy đôi phó với tình hình trước mắt. Dường như Chúa Giêsu có ý muốn nói “Ta không biết rồi đây Ta có thay đổi được tâm trí của các môn đệ Ta hay không, nhưng ngay bây giờ Ta có thê giúp được cho cháu bé này. Hãy giải quyết công việc của khoảnh khắc này trước và đừng thất vọng về tương lai”. Đây luôn luôn là cách để tránh thất vọng. Nếu chúng ta ngồi lại suy nghĩ về tương lai thế giới, chúng ta sẽ thất vọng. Vậy hãy bắt tay hành động trong góc bé nhỏ của thế giới chúng ta. Lắm lúc chúng ta có thể
9,19-24
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 203
thất vọng về Hội Thánh. Chúa Giêsu không ngồi lại kinh hãi và bất động như bị tê liệt khi thây tâm trí loài người chậm hiểu. Ngài đối phó ngay với hoàn cảnh đang có. Phương pháp chắc chắn nhất để tránh được bi quan, tuyệt vọng là thực hiện ngay điều trước mắt có thể thực hiện được vì luôn luôn có những điều cần phải thực hiện.
Với cha của đứa trẻ. Chúa Giêsu đã đặt một điều kiện để phép lạ có thể xảy ra. Ngài phán “Mọi sự đều có thể đối với người tin”. Dường như Chúa Giêsu muốn nói “Việc chữa lành cho con ông không tùy thuộc tôi mà tùy thuộc nơi chính ông đấy”. Đây không phải là một chân lý thần học đặc biệt, mà là điều thông thường. Bắt đầu bất kỳ việc gì với tinh thần tuyệt vọng tức là biến nó thành tuyệt vọng. Bắt đầu bất cứ việc gì bằng đức tin tức là biến nó thành việc có thể thực hiện được. Cavour đã nói “Điều mà một chính khách cần có nhất là “ý thức về cái có thể”. Phần đông chúng ta bị khiển trách bởi ý thức bất khả năng, đó chính là lý do khiến phép lạ không thể xảy ra được”.
Toàn thể thái độ của người cha đứa bé đã soi sáng cho chúng ta nhiều điều. Thoạt tiên, ông đến tìm gặp Chúa Giêsu, vì Ngài đang ở trên núi nôn ông trình bày sự việc với các môn đệ Ngài và kinh nghiệm của việc này khiến ông thất vọng. Đức tin ông bị rung động đến nỗi khi gặp Chúa Giêsu, ông chỉ có thể nói “Nếu Thầy có thể làm được gì....”. Nhưng khi đã gặp Chúa Giêsu, mặt đối mặt, đức tin của ông ta thình lình bùng lên. Ông la lớn “Tôi tin, xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi”. “Nếu trong tôi còn có chút thất vọng, chút nghi ngờ nào xin cất chúng khỏi tôi và đổ đầy trong tôi một niềm tin không thắc mắc”. Thỉnh thoảng có người không nhận được nơi Hội Thánh hay người phục vụ vườn nho Hội Thánh điều mà họ trông mong. Khi có chuyện như thế, người ấy cần vượt khỏi đầy tớ của Chúa để đến với chính Chúa. Lắm lúc Hội Thánh khiến chúng ta thất vọng, các tôi tớ của Chúa trên đời này có thể khiến chúng ta thất vọng. Nhưng khi chúng ta chiến đấu để tiến đên chỗ đối diện với Chúa Giêsu, Ngài chẳng bao giờ để chúng ta bị thất vọng.
204 WILLIAM BARCLAY
9,25-29
Nguyên Nhân Thất Bại
Máccô 9,25-29
25 Khỉ thấy đám đông tuôn đến, Đức Giềsu quát mắng tên quỷ: “Thần câm điếc kia, Ta truyền cho ngươi: ra khỏi đứa bé và không được nhập vào nó nữa! ” 26 Quỹ thét lên, lay nó thật mạnh, rồi ra khỏi. Đứa bé ra như chết, khiến cho nhiều người nói: “Nó chết rồi! ” 27 Nhưng Đức Giêsu cam lấy tay nó, đờ nỏ dậy, và nỏ đứng lên.28 Khi Người vào nhà, các môn đệ mới hỏi riêng Người: “Tại sao chúng con đây lại không trừ nối tên quỷ ấy? ”29 Người đáp: “Giong quỳ ấy, chỉ có cầu nẹuyện mới trừ được thôi. ”
Chắc Chúa Giêsu đã phải đưa hai cha con người này đi riêng ra. Nhưng đám đông nghe tiếng kêu của cả hai cha con người ấy, đã kéo nhau chạy đến và Chúa Giêsu đã hành động. Còn một trận chiến đấu cuối cùng, một cuộc chiến đấu đến mức đứa trẻ bị kiệt sức và nó được lành.
Lúc ở riêng vơi Chúa Giêsu, các môn đệ đã hỏi Ngài nguyên nhân thất bại của họ. Chắc họ nhớ lại rằng Ngài từng sai họ đi để giảng đạo, chữa bệnh và đuổi quỉ (Mc 3,14.15). Thế thì tại sao bây giờ họ lại thất bại như vậy? Chúa Giêsu đã trả lời hết sức giản dị rằng phải cầu nguyện mới có thể chữa nổi loại bệnh đó.
Ngài có ý nói “Các ngươi đã không sống gần gũi đủ với Chúa”. Họ đã được trang bị quyền năng, nhưng phải cầu nguyện để bảo tồn và duy trì quyền năng ấy.
ở đây có một bài học sâu nhiệm cho chứng ta. Có thể Chúa đã cho chúng ta một ân huệ đặc biệt, nhưng nếu chúng ta không duy trì tiếp xúc mật thiết với Ngài, thì ân huệ đó có thể bị khô héo rồi chết đi. Điều này nghiệm đúng cho bất cứ mọi ân huệ. Chúa ban cho mọi người tài năng, ân huệ quan trọng tự nhiên để sống đời sông Kitô hữu, điều cần là người ấy duy trì mối liên hệ giữa mình với Chúa, bằng không thì cuối cùng, người ấy chỉ là một người chẳng có đức tin. Chúa ban cho một người năng khiếu về âm nhạc hoặc ca hát, đòi người ấy duy trì tiếp xúc với Chúa, nếu không thì người ấy sẽ chỉ là người chuyên nghiệp, chỉ sử dụng tài năng của mình để kiếm lợi, là chuyện hết sức đáng buồn. Nói thế không có
9,30-32
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 205
nghĩa là con người không nên dùng tài năng của mình để kiếm lợi. Mọi người đều có quyền dùng tài năng của mình như vốn liếng. Nhưng ngay cả khi dùng tài năng để kiếm sống, người ấy cũng tìm được niềm vui trong đó, vì người ấy cũng dùng tài năng đó cho Chúa. Người ta kể rằng nữ ca sĩ giọng kim Thụy Điển lừng danh là Jenny Lind, trước mỗi lần trình diễn đều ở riêng trong phòng cầu nguyện rằng “Lạy Chúa, xin giúp con hát cho đúng đêm nay”.
Nếu chúng ta không duy trì tiếp xúc với Chúa, dù tài năng, ân huệ của chúng ta có lớn lao, tuyệt đỉnh đến đâu, chúng ta cũng bị mất đi hai điều:
1/ Chúng ta bị mất đi sức sinh động. Chúng ta bị mất đi năng lực sống động, là cái gì thêm vào để người ta có thể trở thành vĩ đại. Việc chúng ta làm sẽ chỉ còn là một lối trình diễn cho qua chuyện, thay vì một của lễ dâng lên cho Chúa. Và thân thể vốn sống thật linh động, bừng bừng sinh lực sẽ chỉ còn là một cái xác tuy đẹp đẽ nhưng vô hồn.
2/ Chúng ta mất đi sự khiêm nhường. Chúng ta bắt đầu dùng điều đáng lẽ phải tôn vinh Chúa, thì lại tự tôn vinh chính mình, do đó, phần đức hạnh không còn ở trong đó nữa. Điều đáng lẽ phải dùng để phô bày ra trước mặt mọi người, lại bị chúng ta lạm dụng để tự phô trương trước mặt thiên hạ và như thế mọi nét sống động, đẹp đẽ không còn nữa.
Đây là một tư tưởng để cảnh cáo chúng ta. Các môn đệ của Chúa từng được Ngài trực tiếp trang bị quyền năng, như họ đã không nuỗi dưỡng nó bằng cầu nguyện, cho nên quyền năng ấy bị mai một. Cho dù Chúa có ban cho chúng ta tài năng, ân huệ nào đi nữa, nếu chúrig ta sử dụng nó cho riêng mình, chúng ta sẽ mất nó. Chúng ta chỉ giữ được nó khi làm cho ân huệ ấy phong phú thêm bằng cách liên tục tiếp xúc, gần gũi với Chúa là Đấng ban ân huệ đó cho chúng ta.
Đốĩ Diện Với Mục Đích
Máccô 9,30-32
30 Đức Giêsu và các môn đệ ra khỏi đỏ, đi băng qua miền Galilê. Nhưng Đức Giêsa không muốn cho ai biết,31 vì Người
206 WILLIAM BARCLAY
9,30-32
đang dạv các môn đệ rằng: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sail khi bị giết chết, Người sẽ song lại. ”ỉ2 Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.
Đoạn Tin Mừng này đánh dâu một giai đoạn quan trọng. Bây giờ Chúa Giêsu đã lìa khỏi vùng đất phía Bắc là nơi Ngài được an toàn để đi những bước đầu tiên về Giêrusalem và thập giá đang chờ Ngài tại đó. Lần đầu tiên, Ngài không muốn có đám dân đông đảo chung quanh mình. Chúa Giêsu biết rõ Ngài sẽ thất bại, trừ khi Ngài viết được thông điệp của mình trong những người Ngài đã chọn. Bất kỳ một Rabi nào cũng để lại cho hậu thế một loạt các lời tuyên bố. Nhưng Chúa Giêsu biết chỉ có vậy thì chưa đủ. Ngài phải để lại sau lưng mình một đoàn người mà những lời tuyên bố của Ngài được ghi khắc trên họ. Ngài phải chắc chắn rằng sau khi thân xác Ngài rời bỏ thế gian này, vẫn còn một số người hiểu -dầu chỉ lờ mờ- những gì Ngài từng phán dạy. Lần này, lời cảnh cáo của Ngài còn gặp thất bại bi thảm, đau lòng hơn. Nếu đốì chiếu đoạn này với đoạn trước đây, trong đó Ngài báo trước sự chết của Ngài (Mc 8,31), chúng ta thây có câu duy nhất này được thêm vào “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời”. Trong nhóm người ít ỏi đó, Ngài vẫn nhìn thấu suốt cách thức mà Giuđa vận dụng tâm trí. Naài biết rõ hơn Giưđa biết chính mình. Vì thế, khi Ngài phán “Con Người sẽ bị nộp trong tay người đời” chẳng những Ngài thông báo một sự kiện, đưa ra một lời cảnh cáo, mà Ngài còn thực hiện một lời kêu gọi cuối cùng đối với kẻ inult tính một kế hoạch phản bội Ngài.
Thế nhưng cho đến lúc đó, các môn đệ vẫn chưa hiểu. Điều họ không hiểu nổi là mấy tiếng ngắn ngủi đề cập sự sống lại. Bây giờ họ đã ý thức được bầu không khí của tấm thảm kịch, nhưng cho đến tận những ngày chót, họ vẫn không nắm được thật chắc chắn sự phục sinh. Đây là một việc kỳ diệu quả lớn lao đối với họ, một việc kỳ diệu mà họ chỉ lãnh hội được khi nào nó trở thành một sự kiện đã hoàn tất.
Khi đã không hiểu thì họ cũng không giám hỏi gì thêm. Họ như những kẻ đã biết quá nhiều rồi, nên sợ biết nhiều hơn nữa. Một người có thể nhận được sự chẩn đoán bệnh tình của mình từ bác sĩ, có thể người ấy nghĩ rằng nội dung tổng quát của sự chẩn
9,33-35
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 207
đoán ấy không được sáng sủa lắm, nhưng không hiểu hết mọi chi tiết, mà lại sợ không dám hỏi gì thêm, đơn giản chỉ vì người ấy sợ không muốn biết thêm. Các môn đệ của Chúa đang lâm vào tình trạng như vậy.
Lắm lúc chúng ta ngạc nhiên, không hiểu tại sao các môn đệ của Chúa lại không lãnh hội được một việc đã được Chúa nói rõ ra như vậy. Tâm trí con người vốn có năng khiếu lạ lùng để loại bỏ điều họ không muôn thây. Chúng ta có khác gì họ đâu? Bao nhiêu lần chúng ta đã nghe thông điệp Kitô giáo. Chúng ta vẫn biết, tiếp nhận nó là phước hạnh, là vinh quang, cũng biết rằng khước từ nó là thảm họa, nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn xa tránh thông điệp ấy không chịu tuân phục hoàn toàn cũng như không chịu uốn nắn cuộc sông chúng ta cho phù hợp với nó. Nhân loại chỉ tiếp nhận phần nào mình thích và phù hợp với nìình và từ chối không chịu hiểu phần còn lại.
Cao Vọng Chân Chính
Máccô 9,33-35
33 Sau đó, Đức Giêsu và các môn đệ đến thành Caphácnaum. Khi về tới nhà, Đức Giêsu hỏi các ông: “Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy? ” 34 Các ông làm thinh, VI khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả.35 Rồi Đức Giêsu HÍỊÔÌ xuống, gọi Nhỏm Mười Hai lại mà nói: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rot hết, và làm người phục vụ mọi người. ”
Không có việc nào cho thây rõ các môn đệ nhận thức đến đâu về ý nghĩa đích thực của sứ vụ Mêsia bằng sự việc ở đây. Chúa Giếsu nhắc đi nhắc lại với họ những gì đang chờ đợi Ngài tại Giêrusalem. Thế nhưng, họ cứ nghĩ vương quốíc của Chúa Giêsu là một vương quốc trên thế gian này và chính họ là các thượng thư, bộ trưởng trong vương quốc ấy. Ý nghĩ của Chúa Giêsu đang tiến về thập giá, còn các môn đệ lại tranh cãi xem ai được quyền cao chức trọng hơn cả. Là một cái gì kiến Chúa hết sức đau lòng. Dù vậy, tự thâm tâm, họ vẫn biết là họ đã sai quấy. Khi Chúa Giêsu hỏi họ đang cãi nhau về chuyện gì thì họ chẳng trả lời. Đó là im lặng vì xấu hổ. Họ không có lý do gì để bào chữa. Thật lạ lùng
208 WILLIAM BARCLAY
9,33-35
khi một việc được bày tỏ dưới mắt Chúa Giêsu thì sẽ đâu ra đấy, đồng thời cũng bộ lộ rõ tính chất của chúng. Bao lâu họ nghĩ Chúa Giêsu chẳng lắng nghe, chẳng nhìn thấy thì cuộc cãi nhau về ai lớn nhất nghe có vẻ hay ho, nhưng khi phải tranh luận trước mặt Ngài, họ thấy mọi sự thật vô nghĩa. Nếu chúng ta đem mọi sự đặt dưới mắt Chúa Giêsu, đời sống chúng ta trên thế gian này sẽ trở thành khác hẳn. Nếu trong mọi việc chúng ta đều đặt câu hỏi “Tôi có thể làm việc này dưới con mắt theo dõi của Chúa Giêsu không?” Nếu trong mọi lời nói, chúng ta đều đặt câu hỏi “Tôi có thể tiếp tục nói thế này nếu Chúa Giêsu đang lắng nghe tôi không?” Hẳn chúng ta sẽ tránh được vô số việc làm, nhiều lời nói đáng tiếc, vấn đề là không có chữ “nếu” trong niềm tin Kitô giáo. Mọi việc chúng ta làm, mọi lời chúng ta nói, đều phơi bày trước mặt Chúa Giêsu. Nguyện Chúa gìn giữ chúng ta khỏi những việc làm, những lời nói khiến chúng ta phải xâu hổ, khi biết Ngài đang nghe và thấy.
Chúa Giêsu đã giải quyết sự việc này thật nghiêm chỉnh. Kinh Thánh chép “Ngài ngồi lại và gọi nhóm Mười Hai đến”. Khi một Rabi thật sự dạy dỗ với tư cách Rabi, như một bậc thầy dạy bảo học trò, khi ông muốn tuyên bô" một điều quan trọng, vị Rabi ấy luôn luôn ở tư thế ngồi để giảng dạy. Trước khi ngỏ lời với họ, Chúa Giêsu đặt mình vào tư thế của một Rabi dạy dỗ học trò. Ngài bảo họ, nếu muốn làm lớn trong Nước Trời thì sẽ được chức vị cao trọng ấy, không phải bằng cách làm sao để đứng đầu, nhưng phải tìm cách làm kẻ đứng sau rốt, không phải tìm cách làm chủ, nhưng phải làm tôi tớ mọi người. Nói thế không phải là Chúa Giêsu xóa bỏ cao vọng, nhưng Ngài chỉ muốn tái tạo vào thăng hoa cao vọng. Ngài đã đem cao vọng giúp đỡ tha nhân thay thế cho tham vọng bắt người khác phục vị chính mình.
Đây không phải là một quan điểm lý tưởng không thể thực hiện, nhưng là một quan điểm hết sức phù hợp. Những nhân vật thực sự vĩ đại, những con người luôn luôn được người ta nhớ ơn vì đã thực sự đóng góp cho đời, không phải là những người vẫn tự nhủ thầm “Ta có thể lợi dụng đất nước này, xã hội này để gây thêm uy tín cho riêng ta, thực hiện những tham vọng của riêng ta như thê nào đây?” Nhưng tự hỏi “ta phải dùng tài năng mình để phục vụ quốc gia dân tộc thế nào?” Sự vĩ đại của một người không phải là việc người ấy leo được đến tột đỉnh các nấc thang của quốc gia,
y,30-5/
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 209
xã hội nhưng ở trong sự kiện người ây sẩn sàng phục vụ quốc gia, đồng bào mình bất cứ lúc nào, ở đâu.
Người thật sự không vị kỷ rất ít, nên có người như thế được mọi người ghi nhớ mãi. Người Hy Lạp có một câu chuyện về một người ở Sparta tên gọi Paedaretos. Người ta chọn và bầu ra 300 người để cai trị sứ Sparta. Paedaretos là một ứng cử viên. Khi danh sách những người trúng cử được công bố, khồng có tên ông. Một bạn thân của ông ta nói “Tiếc thật, người ta đã không bầu cho anh, thiên hạ không biết nếu bầu cho anh, anh sẽ là một chính khách lỗi lạc đến thế nào”. Nhưng Paedaretos thản nhiên đáp “Trái lại, tôi rất vui vì trong xứ Parta này còn có 300 người có tài, có đức hơn tôi”. Đây là một người đã đi vào truyền thuyết vì sẵn sàng nhường cho kẻ khác ngôi vị hàng đầu mà không hề tỏ ra cay đắng.
Một vấn đề kinh tế có thể giải quyết nếu mọi người đều sống vì những gì mình có thể làm cho tha nhân, chứ không phải vì những gì họ có thể thâu góp, vơ vét cho chính mình. Và mọi vấn đề về chính trị có thể được giải quyết nếu mọi người luôn luôn có cao vọng chỉ nuôn phục vụ quốc gia chứ không phải chỉ lăm le gây uy tín cho riêng mình. Những chia rẽ, tranh giành xâu xé trong Hội Thánh từ bên trong, phần lớn sẽ chẳng bao giờ xảy ra nếu ước vọng duy nhất của Hội Thánh và của các cấp lãnh đạo Hội Thánh là phục vụ Hội Thánh chứ không phải lo củng cố địa vị của mình. Khi Chúa Giêsu đề cập đến tính cách vĩ đại và giá trị tối cao của một người có cao vọng làm tôi tớ cho kẻ khác là Ngài thiết lập một trong những chân lý thực tiễn quan trọng nhất về cách sống ở đời.
Giúp Đỡ Người Vô Vọng
Máccô 9,36-37
36 Kê đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lây nó và nói:37 “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiêp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thảy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy. ”
Nên nhớ là ở đây, Chúa Giêsu vẫn còn đề cập đến vấn đề cao vọng xứng đáng và tham vọng bất chính.
210 WILLIAM BARCLAY
9,38-40
Ngài đem một đứa trẻ đặt ở giữa họ. Một đứa bé thì chẳng có ảnh hưởng gì, không thể giúp được ai thăng tiến trong sự nghiệp hoặc tăng thêm uy tín. Một đứa bé chẳng có gì để cho chúng ta cả, trái lại thì đúng hơn. Một đứa bé cần đến cái này, cái kia, người ta phải làm việc này, việc nọ cho nó. Vì thế Chúa Giêsu phán “Nếu ai tiếp rước kẻ nghèo khó, người tầm thường, những người chẳng có danh tiếng, của cải hoặc quyền thế, những kẻ cần được các ngươi giúp cho việc này việc nọ, ấy là các ngươi đã tiếp đãi ta. Hơn thế nữa, chính các ngươi đã tiếp đãi Chúa vậy”. Đứa trẻ tiêu biểu cho người có nhu cầu, gặp thiếu thốn, và chính cộng đồng của những người có nhu cầu mà chúng ta phải tìm đến.
ở đây có một lời cảnh cáo. Thật dễ làm bạn với người có thể giúp đỡ chúng ta, những người mà tiếng tăm của họ có lợi cho ta. Cũng rất dễ cho chúng ta tìm cách xa tránh những người đang sa cơ thất thế, cần được chúng ta giúp đỡ. Thật dễ cho chúng ta làm ơn, ưu đãi những người có quyền thế, có địa vị, và xao lãng những ai chất phác, khiêm hạ, tầm thường. Thật dễ cho chúng ta tìm để làm quen với những người được mọi người chú ý tôn trọng và tránh những người nghèo khổ, chẳng ai thèm lưu ý. Thật ra, Chứa Giêsu đã dạy chúng ta không nên tìm cách kết thân với những người có thể giúp đỡ chúng ta việc này, việc nọ, nhưng nên kết thân với những ai cần được chúng ta giúp đỡ, vì làm thế, là chúng ta tìm cách kết thân với chính Ngài. “Ai làm một việc nhỏ mọn cho một trong những người nhỏ mọn nhất trong anh em ta, tức là đã làm việc đó cho ta vậy”.
Một Bài Học về Khoan Dung
Máccô 9,38-40
38 Ông Gioan nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, chúng con thấy có người lẩy danh Thầy mà trừ quỷ. Chủng con đã cố ngăn cản, vì nẹười ấy không theo chúng ta. ” 39 Đức Giêsu hảo: “Đừng ngăn cản người ta, vì không ai ỉấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay san đó lại có thể nói xẩu về Thầy.40 Quả thật, ai không chong lại chúng ta là ủng hộ chủng ta.
9,38-40
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 211
Như chúng ta được biết nhiều lần, vào thời Chúa Giêsu, ai nấy đều tin có ma quỉ. Mọi người đều tin rằng các thứ bệnh tật ở thân thể lẫn tâm thần, đều do ma quỉ tà linh ám ảnh. Có một phương pháp hết sức thông thường để trục xuất ma quỉ. Nếu ai biết được tên của một tà linh nào mạnh hơn, thì có thể nhân danh tà linh ấy truyền lệnh cho tà linh đang ám ảnh nạn nhân đó ra khỏi người đó và con quỉ đó phải nhượng bộ. Nó không dám chống lại danh của một tà linh khác có thế lực hơn nó. Đó là loại sự việc đang xảy ra ở đây. Gioan thấy có người nhân danh uy quyền của Chúa Giêsu để đuổi quỉ, ông đã ngăn cấm vì người ấy không phait là một trong số thân cận với Chúa Giêsu như các tông đồ. Nhưng Chúa Giêsu tuyên bố rằng chẳng hề có ai hoàn toàn thù địch với Ngài mà có thể nhân danh Ngài làm được việc quyền năng nào. Rồi Ngài quy định một đại nguyên tắt là “hễ ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Đây là một bài học về khoan dung mà mọi người cần học tập:
1/ Mỗi người đều có quyền tự do tư tưởng. Mồi người đều có quyền suy nghĩ về mọi sự việc cho đến khi nào tìm ra kết luân cho những điều mình tin. Đây là một nguyên tắc mà chúng ta phải tôn trọng. Chúng ta thường vội vàng lên án những điều mình không hiểu. Penn có nói “Đừng bao giờ khinh dể hoặc chống lại những gì bạn không hiểu”. Trong bản dịch Tân Ước của Kinsley Williams. Giuđa 10 được dịch là “số người này phát ngôn bừa bãi về mọi điều họ không biết”. Chúng ta phải nhớ hai điều:
(a) Có nhiều cách thức để người ta đến được với Chúa như Tennyson nói “Chúa tự bày tỏ mình theo nhiều cách”. Cervantes cũng bảo “Chúa có nhiều đường lối để đưa những người thuộc về Ngài vào thiên đàng”. Trái đất vốn tròn, hai người bắt đầu đi về hai hướng ngược nhau, cuối cùng vẫn gặp nhau tại một điểm. Tất cả mọi con đường đều dẫn đến Chúa, nếu chúng ta theo đuổi chúng lâu đủ và dài đủ. Thật là điều đáng sợ nếu có ai nghĩ chỉ có họ độc quyền về ơn cứu rỗi.
(b) Điều cần nhớ là chân lý luôn luôn lớn hơn điều mà bất cứ người nào có thể lãnh hội được. Chẳng hề có ái thâu tóm được toàn thể chân lý. Nền tảng của khoan dung không phải là thái độ lười biếng châp nhận bất cứ điều gì. Đó không phải là cảm nghĩ cho rằng không thể có được swk đảm bảo ở bất kỳ nơi nào. Nền
212 WILLIAM BARCLAY
9,38-40
tảng của thái độ khoan dung chỉ đơn giản là nhận thức được tính cách bao la của quỹ đạo chân lý. Iohn Morley viết “khoan dung là tôn trọng khả năng của chân lý, có nghĩa là thừa nhận chân lý có thể cư trú trong mọi nhà, mặc lấy mọi màu sắc và nói bằng đủ các thứ tiếng lạ. Nó có nghĩa là phải thật lòng tôn trọng quyền tự do của lương tâm ngự trị bên trong, chống lại mọi hình thức máy móc. Nó có nghĩa là tình yêu lớn hơn cả đức tin lẫn hy vọng”. Sự không khoan dung là dấu hiệu của cả kiêu ngạo lẫn dốt nát, nó là dấu hiệu của kẻ tin là không hề có chân lý nào khác ngoài chân lý mình thấy.
2/ Chẳng những phải nhường lại cho mọi nng quyền làm theo những gì họ nghĩ, mà chúng ta phải nhường quyền để họ tự phát biểu những điều riêng của họ. Trong tất cả các quyền tự do dân chủ, quyền quan trọng nhất là quyền tự do phát biểu ý kiến. Dĩ nhiên là phải có giới hạn. Nếu có đưa ra những giáo lý được tính toán trước nhằm phá hoại luân lý, lật đổ mọi nên tảng của xã hội văn minh và Kitô giáo, thì kẻ ấy phải bị chống lại. Nhưng phương pháp để chống lại người ây chắc chắn không phải là một loại trừ người ấy bằng vũ lực, nhưng bằng cách chứng minh cho người ấy thấy họ đã sai lầm. Voltaire từng quy định quan niệm về tự do ngôn ngữ bằng một câu sông động “tôi ghét điều anh nói, nhưng tôi sẵn sàng chịu chết để anh có quyền được nói ra nó”.
3/ Cuối cùng, chúng ta phải nhớ, mọi giáo lý và mọi quan niệm đức tin đều phải được xét đoán căn cứ vào các hạng người mà nó đã sản sinh ra. Câu hỏi tối hậu phải luôn luôn được nêu lên, không phải là “Giáo Hội được điều hành như thế nào?” nhưng là “Giáo Hội đã sản sinh loại người như thế nào?” Ngụ ngôn phương Đông có câu chuyện như sau: Người kia có một chiếc nhẫn bích ngọc rất lạ. Hễ ai đeo nhẫn ấy vào thì tính tình trở nên hiền hậu, chân thực khiến mọi người đều yêu mến. Chiếc nhẫn là một thứ phép màu. Nó được truyền từ đời cha sang đời con luôn luôn linh nghiệm. Thời gian trôi qua, chiếc nhẫn được truyền đến một người có ba con trai, mà đứa nào ông cũng yêu quý cả. Khi biết mình sắp chết, ông ta băn khoăn sẽ để lại chiếc nhẫn lại cho đứa nào đây? Ông đã liều thuê thợ bạc làm thêm hai chiếc khác, y hệt như chiếc nhẫn thật, đến nổi chẳng ái phân biệt được chiếc nào là thật, chiếc nào là giả. Lúc hấp hối, ông gọi riêng từng đứa con trôi trăn riêng với
9,41-42
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 213
từng người, sau đó ông cho riêng mỗi người một chiếc nhẫn mà người kia không biết. Nhưng về sau, cả ba người đều khám phá ra rằng mỗi người đều được nhẫn, thế là một cuộc tranh cãi dữ dội đã bùng nổ xem ai được chiếc nhẫn có thể đem lại nhiều điều có lợi cho chủ nó. Nội vụ được đưa đến một quan tòa khôn ngoan xét xử. Quan tòa xem xét thật kỹ các chiếc nhẫn rồi nói “ta không biết chiếc nhẫn nào là chiếc nhẫn thật, nhưng chính các ngươi có thể chứng nghiệm điều đó”. Ba người con ngạc nhiên hỏi “chúng tôi à?” Quan tòa bảo “phải, và nếu chiếc nhẫn thật tạo cho người đeo nó một bản chất dịu hiền thật bởi đời sống thiện hảo của người ấy. Cho nên, các anh hãy về đi, sống cho tử tế, trung thực, dũng cảm ngay thẳng trong mối liên hệ với mọi người, và ai làm như thế chính là người được chiếc nhẫn thật”, vấn đề phải chứng nghiệm bằng đời sông. Không ai lên án được một giáo lý đã khiến một người xấu trở nên tốt. Nếu chúng ta nhớ được điều ấy, có thể giảm bớt sự thiếu khoan dung.
4/ Chúng ta có thể ghét niềm tin của một người nhưng đừng bao giờ ghét người ấy. Chúng ta có thể muốn loại.bỏ những gì người ấy giảng dạy nhưng đừng bao giờ có ước muốn loại trừ chính người ấy.
Thưởng Và Phạt
Máccô 9,41-42
41 “Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Kitô, thì Thảy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu. 42 “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bẻ mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cố nỏ mà ném xuống biên còn hơn.
Lời giáo huấn trong đoạn này thật đơn sơ, không thể lầm lẫn được, rất bổ ích.
1/ Bất kỳ một việc tốt nào, một sự giúp đỡ nào làm cho người của Chúa, đều không bị mất phần thưởng. Lý do để giúp đỡ là vì người ấy cần được giúp đỡ thuộc về Chúa Giêsu. Mỗi người có nhu cầu đều có thể đòi hỏi chúng ta giúp đỡ, người ấy được Chúa Kitô
214 WILLIAM BARCLAY
9,41-42
yêu thương. Nếu Chúa Giêsu còn tại thế, chắc Ngài cũng đã giúp đỡ họ cách thực tiễn và bổn phận cứu trợ, giúp đỡ, đã được giao lại cho chúng ta. cần chú ý là sự trợ giúp rất đơn giản. Của cho có thể chỉ là một ly nước. Không đòi hỏi ta làm những chuyện lớn lao, những việc vượt quá khả năng của ta. Chỉ đòi hỏi ta phải làm những việc mà bất cứ ai cũng có thể làm, cũng có thể cho.
Một giáo sĩ kể lại câu chuyện sau đây: Bà giáo vừa dậy các học sinh cấp 1 người Phi Châu về việc nhân danh Chúa Giêsu cho người ta một chén nước lạnh. Hôm ấy, bà đang ngồi trước nhà, thây một đám phu khuân vác người bản xứ đi vào làng. Họ vác những kiện hàng thật nặng. Ai nấy đều mỏi mệt, khát nước và ngồi bệt xuống đất để nghỉ ngơi. Họ là người thuộc bộ tộc khác và nếu họ xin nước nơi những thường dân không theo Kitô giáo, sẽ được bảo: hãy tự đi tìm lấy mà uống, vì có một bức tường ngăn cách ở giữa họ. Nhưng đang khi số người mệt mỏi kia ngồi đó và bà đang nhìn họ thì một đám trẻ gái người Phi Châu từ trường học đi ra, mỗi em đội trên đầu một vò nước. Cả bọn rụt rè, sợ sệt tiến đến gần những người khuân vác đang mỏi mệt và quì xuống, đưa các vò nước cho họ. Những người khuân vác kia ngạc nhiên, tiếp lấy rồi uống ngon lành và trả vò lại. Các bé gái vội vàng chạy nhanh đến với bà giáo, và nói “chúng cháu vừa nhân danh Chúa Giêsu cho những người khát uống nước”. Các bé gái đã tiếp nhận lời dạy dỗ ấy theo nghĩa đen của nó. Ước gì cũng có nhiều người làm vậy. Chính những việc làm đơn sơ với tấm lòng tử tế là những việc hết sức cần thiết. Mahomet đã nói “Đặt người lạc lối vào đúng con đường, cho một người khát uông nước, mỉm cười với anh em mình, đó là đức bác ái”.
2/ Nhưng việc trái lại cũng được nghiệm đúng. Giúp người thì sẽ được phần thưởng đời đời, còn làm cho một anh em yếu đuối hơn vấp phạm là tự chuộc lấy hình phạt đời đời. Phần thưởng rất nghiêm khắc. Tại Palestine có hai loại cối: côi đá xay bằng tay mà phụ nữ dùng trong nhà và loại cối đá lớn đến nỗi phải cột một con lừa mới kéo nổi. Loại cối đá nói ở đây là loại lớn. BỊ n'ém xuống biển với một thớt cối như thế cột vào người, chắc chắn không hy vọng trở về. Thật ra, đây là cách xử tử cả tại Roma lẫn tại Palestine, sử gia Josephus kể rằng, lúc một số người Galilê thành công trong một cuộc nổi dậy, “họ bắt được những người thuộc đảng
9,43-48
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 215
Hêrôđê và ném xuống biển hồ”. Suetonius, sử gia Roma kể lại về Augustus rằng “vì ông thầy dạy học và bọn người hầu hạ hoàng tử là Gaius lợi dụng căn bệnh của chủ để lạm quyền và tham nhũng trong tỉnh, nên hoàng đế truyền cột vật nặng vào cổ và ném họ xuống sông”.
Tự mình phạm tội đã là chuyện khủng khiếp rồi, nhưng dạy kẻ khác phạm tội, lại càng tệ hại. o.Henry, nhà văn Mỹ lừng danh về truyện ngắn đã sáng tác câu chưyện về một bé gái mồ côi mẹ. Cha cô bé có thói quen hễ đi làm về là ngồi ngay xuống ghế mở cặp lôi giây tờ ra, đốt ống điếu và gác chân lên ngăn kệ đặt gần lò sưởi. Cô bé vào, xin cha chơi đùa với mình một lát vì em rất cô đơn. Nhưng người cha bảo ông mệt lắm, hãy để cho ông yên. Ông bảo cô bé hãy ra đường mà chơi. Thế là cô đi chơi ngoài đường, và chuyện không tránh được đã xảy ra, cô trở thành người sống ngoài đường phô". Thời gian trôi qua, cô gái chết. Linh hồn cô gái đến thiên đàng. Phêrô trông thấy cồ ta liền thưa với Chúa Giêsu “Thưa Thầy, đây là một bé gái gặp số phận xấu. Con nghĩ chúng ta phải đưa thẳng nó xuống hỏa ngục”. Nhưng Chúa Giêsu ôn tồn đáp “Không, hãy cho nó vào”. Rồi đôi mắt Ngài trở nên nghiêm nghị “Nhưng hãy tìm con người đã từ chối không chịu chơi đùa với con gái nhỏ của mình, đuổi con ra đường, và đưa hắn xuống hỏa ngục”. Chúa không nghiêm khắc đối với tội nhân, nhưng Ngài hết sức nghiêm khắc đối với kẻ đã làm cho người khác sa vào tội lỗi, kẻ mà vô tình hay cô" ý, đã đặt một tảng đá vấp chân trên lối đi của một người anh em yếu đuôi hơn mình.
Một Mục Tiêu Đáng Cho Chúng Ta Hy Sinh
Máccô 9,43-48
43 Nếu tay anh làm cở cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cỗi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoá ngục, phải vào lửa không hề tat.44 [ ]45 Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi son% còn hơn là cỏ đủ hai chân mà bị ném vào hoá ngục.46 []47 Neu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục,48 nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.
216 WILLIAM BARCLAY
9,43-48
Bằng ngôn ngữ sinh động kiểu phương Đông, đoạn này nêu lên một chân lý căn bản, có một mục tiêu trong cuộc sống đáng cho chúng ta hy sinh bất cứ điều nào để đạt đến. về phương diện thuộc thể, có lẽ người ta sấn sàng chịu mất chân, tay hay một phần thân thể nào đó, để được sự sông cho toàn thân. Có những trường hợp mà phương thế duy nhất để bảo tồn được sự sống cho toàn thể là phải cưa tay, chân, hoặc phải chịu giải phẫu cắt bỏ một phần nào đó trong cơ thể. về phương diện thuộc linh trường hợp như trên cũng có thể xảy ra.
Các Rabi Do Thái cũng có một câu cách ngôn đại ý một vài phần trong thân thể người ta có thể đưa họ đến chỗ phạm tội. “Con mắt và tấm lòng là hai tên mai mối cho người ta phạm tội”. “Con mắt và tấm lòng là hai đứa đầy tớ cho tội lỗi Đam mê chỉ ở trọ nơi kẻ có mắt để trông thấy. “Khốn thay cho kẻ nào chạy theo con mắt, vì con mắt vốn dâm tà”. Trong con người, có một sô"bản năng, một sô" các chi thể bẩm sinh dễ xui khiến người ta phạm tội. Chúng ta không nên hiểu câu nói này của Chúa Giêsu theo nghĩa đen, nhưng đây là một cách nói hết sức gợi hình theo lối người phương Đông, ngụ ý ở đời, người ta có một mục đích để sẩn sàng vì đó mà hy sinh bất cứ điều gì để đạt được.
Đoạn này nhắc đi nhắc lại nhiều lần về địa ngục. Tân Ước đề cập đến địa ngục trong Matthêu 5,22.29.30; 10, 28; 18,9; 23,15.33; Luca 12,5; Giacôbê 3,6, đây là những chữ được dùng để dịch từ Gehenna. Từ này có một lịch sử. Nó là một dạng từ của từ Hinnom. Hinnom là một thung lũng ở bên ngoài thành Giêrusalem. Nó có một lịch sử xấu xa. Đó là thung lũng mà xưa kia Acha đã lập đền thờ thần lửa và dâng trẻ con làm sinh tế trong lửa. “Người đốt hương trong thũng lũng Hinnom và thiêu con cái mình trong lửa” (2Sk 28,3)- Manase cũng tiếp tục việc thờ phượng ngoại giáo khủng khiếp này (2Sk 33,6). Do đó, Hinnom, Gehenna, là một cảnh tượng về một trong những lần Israel sa vào các phong tục tập quán khủng khiếp nhất của ngoại giáo. Vào thời phục hưng của Giôsia, nhà vua đã tuyên bố Hinnom là chỗ ô uế. “Người cũng làm ô uế Tôphết tại thung lũng con cái Hinnora hầu cho từ này về sau, không ai được đưa con trai hay con gái mình qua lửa cho Môlóc” (2V 23,10). Một khi thung lũng ấy đã bị công bố là ô uê, nó bị đặt riêng ra làm nơi đổ rác và đốt rác của thành phô" Giêrusalem. Kết
9,43-48
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 217
quả là nó trở thành một nơi dơ dáy đáng ghê tởm, đầy rác rến giòi bọ, khói và lửa cháy âm ỉ không ngừng giống như một lò thiêu vĩ đại. Câu nói về nơi giòi bọ chẳng hề chết và lửa chẳng hề tắt có xuất xứ từ Israel 66,24, mô tả về số phận kẻ thù gian ác của dân Israel, vì tất cả các lý do trên đây, thung lũng Hinnom, Gehenna, trở thành một loại biểu tượng cho địa ngục, là nơi linh hồn kẻ ác sẽ bị hành hạ, hủy diệt. Nó được dùng như thế trong kinh Talmud “Tội nhân không tuân hành luật lệ, cuối cùng phải xuống địa ngục (gehenna)”. Vậy, địa ngục tượng trưng cho nơi giam phạt, và từ nay gợi lên trong tâm trí người Israel những hình ảnh ảm đảm và khung khiếp nhất.
Nhưng vì mục đích gì mà chúng ta có thể hy sinh mọi sự? Có lần nói về sự sống và một lần vì Nước Trời. Có thể định nghĩa Nước Trời như thế nào? Chúng ta lấy câu định nghĩa cho chúng ta trong Kinh cầu Nguyện Chung. Kinh cầu nguyện ấy, có hai lời cầu xin đã được đặt bên cạnh nhau “Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Một đặc điểm trong ngữ pháp Do Thái, là thể loại song hành. Trong thể loại song hành người ta viết hai câu cạnh nhau, mà câu này nhân mạnh, bàn rộng, giải thích hoặc khai triển câu kia. Ta có thể lấy bất cứ bài nào trong Thánh Vịnh để minh họa cho phương pháp đó. Vậy, trong Kinh Cầu Nguyện Chung, chúng ta có thể hiểu là lời cầu xin này đã giải thích và bàn rộng, triển khai lời cầu xin kia. Khi xếp hai câu chung với nhau, chúng ta có câu định nghĩa là “Nước Thiên Đàng là một xã hội ỏ trần gian, trong đó, ý Chúa được thực hiện trọn vẹn dưới đất cũng như trên trời”. Có thể nói thật đơn giản, người nào hoàn toàn vâng theo ý Chúa là công dân của Nước Chúa. Nếu lấy câu đó ứng dụng cho đoạn sách chúng ta đang nghiên cứu, nó sẽ có nghĩa là “làm theo ý Cha là điều xứng đáng cho mọi hy sinh, mọi trường hợp khép mình vào kỷ luật, mọi trường hợp từ chối mình”. Chỉ có việc làm theo ý Chúa chúng ta mới có được sự sống đích thực, có được bình an tối hậu, hoàn toàn và mãn nguyện.
Origen đã hiểu ý này theo nghĩa biểu tượng. Ông bảo có lẽ cần phải khai trừ vài kẻ theo tà giáo hoặc vài kẻ gian ác nào đó, không được hiệp thông trong Hội Thánh để giữ thần thể Chúa Kitô được thuần khiết. Nhưng câu này ngụ ý dạy chúng ta phải ứng dụng nó cho chính mình trước nhât. Nó ngụ ý dạy chúng ta cần từ bỏ, khai
218 WILLIAM BARCLAY
9,49-50
trừ một thứ xấu, từ bỏ một thú vui, tuyệt giao với một số bạn bè, cắt đứt một điều nào đó vốn rất thiết thân với chúng ta để vâng phục trọn vẹn ý Chúa. Đây không phải là một điều mà bất cứ ai cũng có thể làm đốì với người khác. Nó là vấn đề lương tâm mỗi cá nhân, và nó có nghĩa là nếu có bất cứ việc gì ngăn trở chúng ta vâng phục hoàn toàn ý Chúa, thì dù vật hay người ấy vốn thân thiết với chúng ta, dù thói quen phong tục tập quán đó đã trở thành một phần của chính đời sống. Thì chúng ta cũng phải nhổ bỏ tận gốc. Việc dứt bỏ đó có thể gây đau đớn như một cuộc giải phẫu, có thể giống như phải chặt bỏ đi một chi thể. Nhưng nếu muôn được sự sống đích thực, hạnh phúc đích thực và bình an đích thực, chúng ta phải quyết tâm thi hành. Câu nói nghe có vẻ lạnh lùng, nghiêm khắc, nhưng thật ra, đó là thái độ phải đối diện với các sự kiện của đời sống.
Muối Của Sinh Hoạt Kitô Hữu
Máccô 9,49-50
49 Quả thật, ai nấy sẽ được luyện bằn<ị lửa như thể ướp bằng muối. 50 Muối là cái gì tốt. Nhưng muối mà hết mặn, thì anh em sẽ lấy gì ướp cho mặn lại? Anh em hãy giữ muối trong lòng anh em, và sống hoà thuận với nhau. ”
Đây là ba câu trong số những câu khó cắt nghĩa trong Tân Ước. Các nhà chú giải đã đưa ra nhiều cách cắt nghĩa khác nhau. Việc lý giải sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta nhớ vài điểm mà chúng tôi từng xin lưu ý trước đây. Chúa Giêsu thường đưa ra những câu nói mạnh mẽ để ghi sâu vào tâm trí người ta, để họ sẽ không thể nào quên. Nhưng thường thường đầu người ta có nhớ được câu nói, họ lại quên đi khung cảnh, cơ hội phát sinh câu nói ây. Kết quả là chúng ta thường có một loạt câu nói của Chúa Giêsu được ghép lại với nhau nhưng lại chẳng liên hệ gì với nhau cả, bởi vì những câu nói ấy được ghi khắc vào tâm trí của tác giả viết sách theo lối xếp loại như thế. Đây là một trường hợp điển hình. Chúng ta sẽ chẳng hiểu gì về hai câu Kinh Thánh này trừ khi chúng ta thừa nhận ở đây có ba câu nói hoàn toàn khác nhau của Chúa Giêsu, chẳng liên hệ gì với nhau cả. Chúng cùng đến với tâm trí của người biên soạn và gắn liền với nhau theo trình tự này vì cùng có chữ muôi. Đây là
9,49-50
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 219
một SƯU tập nhỏ các câu nói của Chúa Giêsu, trong đó Ngài dùng chữ muôi theo các phương cách khác nhau khi thì như dụ ngôn, lúc như thí dụ minh họa. Sở dĩ chúng tôi nói thế là để chúng ta khỏi mất công đi tìm một mối liên hệ xa xôi nào đó giữa các câu nói ấy. Chúng ta phải lấy riêng rẽ từng câu một và giải thích rõ từng câu một.
1/ Mỗi người sẽ bị muối bằng lửa. Theo luật Do Thái, mọi của lễ trước khi dâng lên bàn thờ cho Thiên Chúa đều phải được nêm muối (Lv 2,13). Muôi dùng trong việc tế lễ đó vốn được gọi là “muôi của giao ước” (Ds 18,9; 2Sk 13,5). Chính nhờ việc nêm muôi này, Thiên Chúa mới vui nhận của lễ và đây là điều cần thiết mà luật giao ước của Ngài được nêu lên. Vậy, câu nói của Chúa Giêsu ở đây có nghĩa là “Trước khi Chúa có thể vui nhận đời sống một Kitô hữu, nó phải được xử lý bằng lửa, cũng như mọi của lễ đều phải được nêm muôi vậy”. Lửa và muôi khiến một đời sống được chấp nhận trước mặt Chúa. Điều này có nghĩa gì? Theo ngôn ngữ thông thường, trong Tân Ước lửa liên hệ đến hai việc sau đây:
(a) Lửa liên hệ với việc thanh tẩy. Chính lửa tinh luyện các quặng kim khí, nhờ đó, chất cặn bã bị loại, và phần kim khí còn lại được tinh ròng. Do đó, lửa có nghĩa là những gì thanh tẩy đời sông, là phần kỷ luật giúp con người thắng được tội lỗi, là những từng trải ở đời giúp thanh lọc và tăng cường gân cốt cho linh hồn người ta. Trường hợp ở đây, nó có nghĩa là “Đời sông đẹp lòng Chúa là đời sông đã được tẩy rửa thanh lọc do việc Kitô hữu khép mình vào kỷ luật để vâng phục chấp nhận bàn tay hướng dẫn của Chúa”.
(b) Lửa liên hệ với hủy diệt. Trường hợp ở đây, câu nói này liên hệ với bắt bớ, bách hại. Nó có nghĩa là một đời sống trải qua thử thách, gian khổ, chịu đựng bắt bớ, nguy hiểm, bách hại, là một đời sông đẹp lòng Chúa. Người tự nguyện đương đầu với cơ nguy có thê bị tiêu diệt cả tài sản lẫn tính mạng vì muôn tận trung với Chúa Kitô, là người được Thiên Chúa Cha thương yêu trìu mến. Vậy, theo nghĩa thứ nhất, chúng ta có thể hiểu là đời sống được kỷ luật thanh lọc và theo nghĩa thứ hai đời sống dám đương đầu với cơ nguy của thanh lọc, bách hại vì tận trung với Thiên Chúa là của lễ quý báu trước mặt Ngài.
220 WILLIAM BARCLAY
9,49-50
2/ Muôi là vật tốt, nhưng nếu muốn mất mặn thì sẽ lấy gì làm cho nó mặn lại. Câu này càng khó cắt nghĩa hơn. Chúng tôi không dám nói là không còn cách giải thích nào khác nữa, nhưng chỉ đề nghị hiểu như sau: muôi có hai đặc tính. Một là nó thêm hương vị cho các vật khác. Ản trứng gà mà không có muối, thì thật là khó nuốt. Ai cũng biết nếu không có thức ăn nào dọn lên mà người đầu bếp nỡ quên nêm muối thì thức ăn đó sẽ dở đến mức nào. Thứ hai muối là chất được dùng trước nhất để giữ các thức ăn khỏi bị hôi thối. Người Hy Lạp bảo muối có tác dụng như linh hồn khiến cho thân thể khỏi chết. Thịt để tự nhiên sẽ thối rữa, nhưng nếu được ngâm muối, nó sẽ giữ được lâu. Dường như muối đã đưa vào đó một thứ sự sông. Vậy, muối giữ được cho vật khác khỏi thối rữa, hư hỏng. Kitô hữu muôn được sai đến sống trong một xã hội ngoại đạo, nhằm làm lợi ích cho xã hội ấy. Xã hội ngoại đạo có hai đặc tính. Thứ nhất là chán chườfig và mòn mỏi. Chính sự xa hoa quá độ của thế giới thời cổ là bằng chứng cho thây nó chán chường, mệt mỏi, đang trông mong một sự rung cảm cho đời sông mà trong mọi rung cảm đều biến mất. Kitô giáo đã đến với thế giới chán chường mòn mỏi đó và nhiệm vụ của Kitô hữu là san sẻ cho xã hội ấy một hương vị mới, một sự rung cảm mới, như người ta thêm muối vào thức ăn vậy. Thứ hai, thế giới cổ xưa vốn là một thế giới hư hoại. Chẳng ai biết rõ điều đó hơn là chính những người thời ấy. Juvenal đã ví Roma với một ống cống ô uế. Thánh thiện không còn nữa và chẳng ai biết đến trinh khiết là gì. Nhưng Kitô giáo đã đến trong thế giới hư hoại đó và nhiệm vụ của Kitô hữu là đem chất khử độc cho đời sông đã bị đầu độc, đem ảnh hưởng tẩy rửa, thanh lọc đến cho sự băng hoại. Cũng như muối đã đánh bại sự băng hoại tấn công chất thịt chết, thì Kitô giáo cũng tấn công sự hư hoại của thế gian này y như thế. Vậy, trong câu nói này, Chúa Giêsu ngụ ý thách thức rằng “Thế gian đang cần có hương vị, có sự trong sạch mà chỉ Kitô hữu mới đem đến được cho nó mà thôi. Nhưng nếu Kitô hữu lại mất đi chính sức sông và sự thanh sạch của đời sống làm Kitô hữu, thì thế gian sẽ tìm đâu cho ra những điều kia? Trừ khi với quyền năng của Chúa Giêsu, Kitô hữu đánh bại được sự mệt mỏi, chán trường, băng hoại của thế gian, bằng không, những điều đó sẽ lan tràn, không gì có thể ngăn chặn được.
3/ Phải có muối trong người và sông hòa bình với tha nhân. Ớ đây chúng ta phải hiểu muối theo ỷ niệm trong sạch. Người xưa
10,1-12
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 221
cho rằng không có gì trong trần gian tinh khiết hơn muối vì nó phát sinh từ hai thứ tinh khiết nhất, mặt trời và biển cả. Chính màu trắng lấp lánh của muối là một hình ảnh về sự trong sạch. Như vậy câu này có nghĩa “phải có ảnh hưởng trong sạch của Chúa Kitô trong chính các con. Phải được tẩy sạch khỏi ích kỷ, tìm kiếm tư lợi, khỏi cay đắng, tức giận và thù hận. Phải tẩy sạch nóng giận, ủ rũ, khi đó và chỉ khi đó các con mới có thể sông hòa bình với tha nhân”. Nói cách khác, Chúa Giêsu nói rằng chỉ có đời sống được tẩy sạch khỏi bản ngã và được đổ đầy Chúa Kitô mới có thể sống trong mối giao hảo thật với con người.
Tin Mừng Mác Cô, Chú Giải Tin Mừng Mác Cô, Chú Giải - William Barclay