They say love is blind…and marriage is an institution. Well, I’m not ready for an institution for the blind just yet.

Mae West

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Van Kien
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1332 / 40
Cập nhật: 2016-09-17 16:45:12 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8
ảm Thương Và Thách Thức
Máccô 8,1-10
1 Trong những ngày ấy, lại cỏ một đám rất đông, và họ không cỏ gì ăn, nên Đức Gièm gọi các mồn đệ lại mà nói:2 "Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngàv rồi mà không có gì ăn!3 Neu Thầy giải tán, để họ nhịn đói mà về nhà, thì họ sẽ bị xỉu dọc đường. Trong số đó, lại có nhũng người ở xa đến. ” 4 Các môn đệ thưa Người: “Ớ đây, trong nơi hoang văng này, lấy đâu ra bảnh cho họ ăn no?” 5 Người hỏi các ông: “Anh em có mấy chiếc bánh? “Các ông đáp: “Thưa có bảy chiếc. ” 6 Ngirời truyền cho họ ngồi xuống đất. Rồi Người cầm lẩy bảy chiếc bánh, dâng lời tạ ơn, và bẻ ra, trao cho các môn đệ để các ônsỉ don ra. Và r.nr nvta đs
170 WILLIAM BARCLAY
8,1-10
ra cho đám đông.7 Các ông cũng có mấy con cá nhỏ. Người đọc lời chúc tụng, rồi bảo các ông dọn cả cá ra.8 Đám đông đã ăn và được no nê. Người ta nhặt lấy nhũng mấu bánh còn thừa: bảy giỏ!9 Mà đám đông có khoảng bon ngàn người. Người giải tản họ.Lập tức, Đức Giêsu xuống thuyền với các môn đệ và đến miền Đanmamitha.
Trong biến cố này có hai việc quyện chặt vào nhau.
1/ Lồng cảm thương của Chúa Giêsu. Nhiều lần chúng ta thấy Chúa Giêsu chạnh lòng thương con người. Điều đáng ngạc nhiên ở đây là Chúa Giêsu luôn luôn ân cần quan tâm đến con người. Việc ân cần quan tâm đến người khác là một đức tính khiến người ta chẳng bao giờ bỏ qua các chi tiết nhỏ nhặt trong đời sông. Chúa Giêsu nhìn đám đông, họ đã ở với Chúa ba ngày rồi và Ngài biệt là nếu muốn trở về nhà, họ phải đi xa lắm. Đấng vốn có nhiệm vụ đem chân lý và tình yêu của Thiên Chúa đến cho loài người, hẳn Ngài thây điều gì sẽ xảy ra cho dân chúng trên đường về nhà. Nhưng Chúa Giêsu không phải chỉ có như vậy. Bất cứ khi nào gặp một linh hồn hư mất, một thân thể mệt mỏi, trực giác đầu tiên của Chúa Giêsu là muôn cứu giúp người ấy. Với một số đông người, trực giác đầu tiên không phải là ý muôn giúp đỡ. Trong một hội nghị, tôi gặp một người và chúng tôi nói chuyện với nhau về một đoạn đường xấu thường gây tai nạn trên con đường trở về thành phố của chúng tôi. Ông ta nói “Vâng, thật là mệt khúc đường xấu. Hôm nay, lái xe đến đây, tôi có gặp một tai nạn ô tô”. Tôi hỏi “Thế ông có dừng lại để giúp người ấy không?” Ong ta đáp “0 không, tôi thường không thích dính dấp vào những chuyện như thế”. Con người ta vẫn thường muốn lẩn tránh để khỏi bị rắc rối vì giúp đỡ người khác, nhưng Chúa luôn luôn chạnh lòng thương và muốn chúng ta cũng có thái độ đó thúc đẩy chúng ta giúp người khác.
2/ Lời thách thức của Chúa Giêsu. Khi Chúa Giêsu chạnh lòng thương đám dân đông đảo và muốn có gì cho họ ăn, thì các môn đệ của Ngài lại đưa ra những khó khăn thực tế, họ đang ở nơi hoang vắng, và trong vòng mấy dặm đường, không thể tìm được nơi nào có thức ăn. Chúa Giêsu lập tức hỏi họ “Anh em có mấy cái bánh?”. Cảm thương đã biến thành thách thức. Thật ra Chúa Giêsu ngụ ý bảo, “Đừng tìm cách đẩy trách nhiệm giúp người cho kẻ khác, đừng nói rằng phải chi tôi có thể giúp được thì tôi sẽ giúp. Đừng bảo trong hoàn cảnh như thế này, chẳng có cách gì đê giúp đỡ được
8,1-10
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ​17 1
ai. Hãy lấy điều mình đang có đem giúp người ta, rồi các ngươi sẽ thây ngay việc gì xảy ra. Một trong những ngày lễ vui vẻ nhất của dân Do Thái là Lễ Purim. Lễ ấy nhằm ngày 14 thánh 3 dương lịch để kỷ niệm Thiên Chúa giải cứu dân Do Thái được ghi trong sách XH. Trên hết, đây là dịp lễ người ta tặng quà, và một trong những quy định của ngày lễ ấy, là dù ai nghèo đến đâu cũng phải tìm cho ra một người khác nghèo hơn mình để tặng người ấy một món quà. Chúa Giêsu không hề có tinh thần ngồi chờ cho đến khi có cơ hội hoàn toàn thuận tiện rồi mới nghĩ đến chuyện cứu giúp con người. Ngài phán “Hễ các ngươi gặp bất kỳ ai hoạn nạn, hãy giúp cho người ấy với điều ngươi đang có. Các ngươi sẽ không thể nào hiểu được việc mình làm đó sẽ kết quả như thế nào”.
Trong bối cảnh của câu chuyện này, có hai điều lý thú:
Trước hết, biến cố này xảy ra tại bờ xa của Biển Hồ Galilê, tại khu vực gọi là Đêcapôli. Tại sao bốn ngàn người này đã tụ tập lại đây? Chắc việc chữa lành cho người điếc và ngọng đã được loan truyền ra khiến đám đông hiếu kỳ này kéo nhau đến. Nhưng một nhà chú giải Kinh Thánh đã gợi lên một ý hết sức lý thú. Trong Máccô 5,1 -20 chúng ta đọc thấy Chúa Giêsu đã chữa lành cho một người Ghêrasa bị quỉ ám. Biến cố ấy cũng xảy ra tại Đêcapôli. Kết quả của sự việc xảy ra đã khiến dân chúng thỉnh cầu Chúa Giêsu đi nơi khác. Người bị quỉ ám muốn theo Chúa Giêsu, nhưng Ngài đã dạy người ấy nên trở về nhà mình, kể lại những việc lạ lùng mà Chúa đã làm cho mình. Phải chăng phần lớn trong đám đông này là kết quả của hoạt động truyền giáo, của người bị quỉ ám? Phải chăng ở đây chúng ta được cho thấy thoáng qua về những gì lời làm chứng của một người có thể thực hiện cho Chúa Kitô. Phải chăng đám đông đã đến với Chúa Giêsu trong ngày đó và đã được cứu phần linh hồn là do câu chuyện mà người kia đã để lại điều Chúa Giêsu đã làm cho linh hồn mình? John Bunyan kể sở dĩ ông hoán cải và tin Chúa là nhờ nghe lỏm câu chuyện mà ba hoặc bốn bà cụ trong khi ngồi sưởi nắng đã kể cho nhau nghe “về sự tái sinh và việc Thiên Chúa đã làm trong lòng họ”. Có thể nhiều người trong đám đông tại Đêcapôli hôm ấy, đã đến đó là nhờ nghe những gì Chúa Giêsu đã làm cho người bị quỉ ám.
Điều thứ hai chúng ta đề cập đến từ thúng. Từ “thúng” ở đây khác với chữ “giỏ ” đã được dùng trong chuyện tương tự ở Máccô 6.
172 WILLIAM BARCLAY
8,11-13
Tronơ Máccô 6,44 từ dùng chỉ giỏ là kophinos mô tả cái giỏ dân Do Thái vẫn dùng mang theo thức ăn, có phần miệng thắt lại và phần dưới phình to ra, hình dạng như cái vò nước. Từ dùng chỉ thúng ở đây là sphusis, mô tả một vật giống như cái thúng to, loại thúng mà Phaolô đã được bỏ vào để thả xuống ngoài vách thành Đamas (Cv 9,25) và đó là loại thúng mà người ngoại hay dùng. Như đã nói, biến cố này xảy ra tại Đêcapôli ở tận bờ thật xa của Biển Hồ, nơi đông đảo dân chúng là người ngoại. Phải chăng chúng ta có thể hiểu được việc ban bánh của Chúa trong Máccô 6 là việc ban bánh cho dân Do Thái, còn trong biến cố này là việc ban bánh Chúa dành cho dân ngoại? Phải chăng khi chúng ta xếp hai câu chuyện này lại bên nhau thì thấp thoáng phía sau các chuyện đó gợi ý, dự báo biểu tượng về việc Chúa Giêsu đến là nhằm thỏa mãn cơn đói của dân Do Thái lẫn dân ngoại như nhau. Trong Ngài, trong chân lý là chính Thiên Chúa, Đấng luôn luôn mở tay ra để thỏa mãn lòng mơ ước của mọi loài.
Sự Đui Mù Của Những Kẻ Đòi Hỏi Dấu Lạ
Máccô 8,11-13
" Nhừng người Pharisêu kéo ra và bắt đầu tranh luận với Đức Giêsu, họ đỏi Ngirời một dấu lạ từ trời để thử Người. n Người thở dài não nuột và nói: “Sao thế hệ này lại xin một dấu lạ? Tôi bảo thật cho các ông biết: thế hệ này sẽ không được một dấu lạ nào củ. ” 13 Rồi bỏ họ đó, Người lại xuống thuyền qua bờ bên kia.
Một khuynh hướng trong thời đại của Chúa Giêsu là muôn tìm kiếm Thiên Chúa trong cái bất thường. Người ta tin rằng khi Đấng Mêsia đến, những việc lạ lùng gây kinh ngạc, sửng sốt nhất sẽ xảy ra. Trước khi đến phần cuối trang sách này chúng ta sẽ khảo sát cặn kẽ, chi tiết hơn loại dấu hiệu mà mọi người đang trông đợi. Ngay bây giờ chúng ta cần ghi nhận mỗi khi các Mêsia nổi lên thì việc thường xảy ra là họ lừa gạt bằng cách hứa hẹn nhiều dấu hiệu kỳ lạ để kéo dân chúng theo họ. Chẳng hạn, họ hứa sẽ rẽ sông Giô-đan làm đôi để có thể đi qua đó, hoặc họ hứa chỉ cần họ nói một tiếng là các vách thành sẽ đổ xuống. Người Pharisêu ở đây đang đòi hỏi một dâu lạ như thế. họ
8,14-21
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 173
muôn thấy một biến cô" kinh thiên động địa lóe lên từ chân trời, xem thường mọi định luật thiên nhiên và gây kinh ngạc cho loài người. Nhưng với Chúa Giêsu, một đòi hỏi như vậy không phát xuất do ý muốn được nhìn thấy bàn tay của Thiên Chúa mà do sự mù quáng đã làm cho không thấy bàn tay của Ngài. Cây lúa mọc ngoài đồng, chất men dậy lên trong đống bột, màu đỏ thắm của đóa hoa bên sườn đồi... tất cả đều nói về Thiên Chúa. Ngài không nghĩ Thiên Chúa phải chen vào thế gian bằng một phương cách gây ngạc nhiên sửng sốt từ bên ngoài vũ trụ. Ngài biết rằng Thiên Chúa đang ở trong thế gian cho ai có mắt chịu nhìn thấy. Dấu hiệu của con người tôn giáo thực sự không phải là đến nhà thờ để tìm được Thiên Chúa, nhưng người ấy nhìn thấy Thiên Chúa ở khắp nơi. Người ấy không cần phải dựng lên nhiều nơi, nhiều chỗ thành ra thánh thiện, thiêng liêng, nhưng là thánh hóa những địa điểm thông thường.
Với người có mắt để thấy và tấm lòng để hiểu, thì phép lạ hàng ngày của ngày và đêm, vẻ huy hoàng mỗi ngày của mọi sự vật, sự việc bình thường vốn đã là những dấu lạ đầy đủ từ Thiên Chúa ban xuống rồi.
Việc Không Chịu Học Hỏi Bằng Kinh Nghiệm
Máccô 8,14-21
14 Các môn đệ quên đem bánh theo; trên thuyền, các ông chi có một chiếc bánh.15 Người răn bảo các ông: “Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men Pharisêu và men Hêrôãêì ” 16 Và các ông bàn tán với nhau về chuyện các ông không có bánh. 17 Biết thế, Người nói với các ông: “Sao anh em lại bàn tán về chuyện anh em không cỏ bánh? Anh em chim hiếu chưa thấu sao? Lòng anh em ngu muội thế! M’ Anh em có mắt mà không thay, có tai mà không nghe ư? Anh em không nhớ sao:19 khi Thầy bẻ năm chiếc bánh cho năm ngàn người ăn, anh em đã thu lại được bao nhiêu thủng đầy mẩu bảnh? “Các ông đáp: “Thưa được mười hai. ” 20 “Và khi Thầy bẻ bảy chiếc bánh cho bổn ngàn người ăn, anh em đã thu lại được bao nhiêu giỏ đầy mẩu bảnh? “Các ông nói: “Thưa được bảy. ” 21 Người bảo các ông: "Anh em chưa hiểu ư? ”
174 WILLIAM BARCLAY
8,14-21
Đoạn sách này chiếu một luồng ánh sáng sông động vào tâm trí các môn đệ của Chúa Giêsu. Họ đang vượt biển để qua bờ bên kia mà quên không đem bánh theo. Chứng ta sẽ hiểu rõ ý nghĩa đoạn sách này hơn khi nối kết nó chặt chẽ với đoạn trước. Chúa Giêsu đang nghĩ đến việc người Pharisêu đòi hỏi dấu lạ. Ngài cũng đang nghĩ đến phản ứng giận dữ của Hêrôđê đối với chính Ngài. Cho nên Chúa phán “Phải đề phòng men Pharisêu và men Hêrôđê”. Với người Do Thái, men tượng trưng cho điều ác. Men là một ít bột được giữ lại từ số bột đã nhồi trước đó để làm bánh. Người Do Thái xem sự lên men là sự thối rữa, do đó, men tiêu biểu cho điều ác. Lắm lúc người Do Thái dùng chữ men cũng như chúng ta dùng nguyên tội hay bản tính gian ác tự nhiên của con người. Rabi Alexanđer nói “trước mặt Chúa, ý muôn chúng tôi là làm theo ý Ngài. Nhưng cái gì ngăn trở nó? Đó là chất men trong bột và trong nô lệ cho vương quốc trần thế này. Nguyện Ngài ưng ý để giải thoát chúng tôi khỏi tay chúng”. Nói cách khác, sự ô nhiễm trong bản tính tự nhiên của con neười là nguyên tội, là men hư hoại, đã ngăn trở người ta vâng theo ý Chúa, cho nên khi Chúa Giêsu nói câu này là Ngài ngụ ý rằng “Hãy cận thận giữ mình khỏi ảnh hưởng xấu xa gian ác của phe Pharisêu và Hêrôđê. Các người đừng noi theo con đường mà người Pharisêu và đảng Hêrôđê đang theo.
Vấn đề là gì? Có mối liên hệ nào có thể có giữa phe Pharisêu với Hêrôđê. Người Pharisêu vừa đòi hỏi một điều lạ. Đối với một người Do Thái, thật rất dễ nghĩ về Đấng Mêsia trong mối liên hệ với các dâu lạ, với những chiến thắng, với những việc xảy ra thật kỳ diệu với sự khải hoàn của dân tộc, và uy quyền tối thượng về chính trị. Vua Hêrôđê đã thử xây dựng hạnh phúc bằng cách đi tìm danh, lợi, quvền. Theo một phương diện, phái Pharisêu cũng như Hêrôđê, Nước Trời là một vương quốc trần gian, được đặt nền trên thế lực, trên tính cách rộng lổn, trên những chiến thắng và cường quyền mà con người có thể chiếm đoạt được. Bằng cách nói bóng gió này, dường như Chúa Giêsu đang chuẩn bị các môn đệ Ngài cho một chuyện sắp sửa xảy đến. Ngài ngụ ý rằng “Chẳng bao lâu nữa các ngươi sẽ nhận ra Ta là Đấng được xức dầu của Thiên Chúa, là Đấng Mêsia. Khi ý nghĩ đó lóe sáng trong các ngươi, đừng nghĩ về Ta như bọn người Pharisêu và Hêrôđê đã nghĩ, nghĩa là chỉ nghĩ đến thế lực và quang vinh trần gian này mà thôi”. Hiện
ồ,zz-zD
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ​175
thời Ngài chưa nói gì về ý nghĩa đích thực của việc ấy. Mạc khải đó rồi có ngày sẽ được tiết lộ.
Thật ra, câu nói bóng ây của Chúa Giêsu chẳng tồn động trong tâm trí các môn đệ. Họ chẳng nghĩ gì khác hơn là chuyện họ đã quên mang theo bánh, và trừ khi có một phép lạ xảy ra, bằng không họ sẽ phải nhịn đói. Chúa Giêsu thấy rõ mối bận tâm về bánh của họ. Chúa đã đặt ra câu hỏi này, không phải vì tức giận, nhưng kèm theo một nụ cười, như một người cô" gắng tối đa chỉ dẫn cho một đứa trẻ tự thấy được một chân lý. Ngài nhắc họ nhớ lại hai lần Ngài đã cho cả quần chúng đông đảo đang đói được ăn no nê và còn thừa nữa. Ngài ngụ ý bảo “Tại sao các ngươi bối rối như vậy? Các ngươi không nhớ việc xảy ra mới đây sao? Kinh nghiệm há không dạy cho các ngươi biết không nên bận tâm đến những chuyện như thế khi các ngươi đang ở với Ta hay sao?”
Sự kiện thật kỳ dị là chúng ta thường chỉ đọc được có nữa phần trong các bài học của kinh nghiệm. Nhiều lần kinh nghiệm chỉ làm cho chúng ta thêm bi quan, cho ta thấy những điều mình không làm được, dạy ta nhìn cuộc sống với loại tuyệt vọng cam phận. Nhưng cũng có những kinh nghiệm khác. Đau buồn đến và chúng ta vẫn vững vàng khi vượt qua. Sự cám dỗ đến và dầu sao chúng ta cũng chưa sa ngã, bệnh tật tấn công nhưng chúng ta đã bình phục. Lắm khi chúng ta gặp một vấn đề hầu như nan giải, nhưng nó cũng đã được giải quyết êm đẹp, chúng ta bị đầy đến đường cùng nhưng rồi không bí lối. Chúng ta đã gặp cảnh cùng cực, nhưng dẫu sao thì ta vẫn chưa bị ngã quị. Chúng ta cũng đui mù, chỉ cần học các bài học kinh nghiệm cho đúng cách, chúng sẽ dạy cho chúng ta không phải là một thái độ bi quan về những điều không thể có, nhưng là niềm hy vọng để ngạc nhiên, vì đến bây giờ Chúa đã đưa chúng ta vượt thoát tất cả một cách an toàn và trong sự tin tưởng vững chắc rằng Chúa đưa chúng ta thoát khỏi bất cứ điều gì có thể xảy ra.
Một Người Mù Học Nhìn
Máccô 8,22-26
22 Đức Giêsu và các môn đệ đến Betxaiđa. Người ta dẫn một người mù đến và nài xin Đức Giêsu sờ vào anh ta.23 Người cầm lấy
176 WILLIAM BARCLAY
x;¿z-2b
tay anh mù, đưa ra khỏi làng, rồi nhổ nước miếng vào mắt anh, đặt tay trên anh và hỏi: "Anh có thấy gì không? ” 24 Anh ngước mắt lén và thưa: “Tôi thấy người ta, trông họ như cây coi, họ đi đi lại lại. ” 25 Rồi Người lại đặt tay trên mắt anh, anh trông rỗ và khỏi hắn; anh thấy tỏ tường mọi sự. 26 Người cho anh về nhà và dặn: “Arìh đừng có vào làng. ”
Đui mù xưa nay vẫn là một trong những tai họa lớn lao ở Phương Đông. Nó nẩy sinh một phần vì chứng đau mắt hột, phần khác là do ánh sáng chói chang của mặt trời. Tai họa càng trầm trọng thêm vì người ta chẳng biết gì về phép vệ sinh để giữ gìn mắt. Người ta vẫn thường thấy nhiều người vị ghèn đầy mắt với bầy ruồi ngoan cố theo bám riết. Tất nhiên mắt sẽ bị nhiễm độc nặng thêm, cho nên đui mù vốn là một đại họa.
Chỉ một mình Máccô kể lại câu chuyện này, thế nhưng trong đó có nhiều điều vô cùng lý thú.
1/ Ớ đây, một lần nữa chúng ta thấy tính cách hợp nhất trong mốì quan tâm sâu xa của Chúa Giêsu. Ngài dẫn người mù ra khỏi đám đông đưa ra ngoài làng để chỉ còn một mình Ngài với người ấy. Tại sao? Cứ nghĩ xem. Đây là một người mù, người ấy đã mù từ lúc mới sinh. Giả sử, thình lình người ấy được sáng mắt giữa đám đông, chắc chắn người ấy sẽ bị lóa mắt vì thấy hàng trăm con người và sự vật, những mầu sắc chói lòa khiến người ấy phải bối rối, lạc lõng. Chúa Giêsu biết, tôt nhất nên đưa người ấy đến một nơi nào đó, để việc được sáng mắt sẽ không đến qua đột ngột. Những bác sĩ tài ba, những giáo sư lỗi lạc đều có một đặc tính nổi tiếng. Vị lương y tài giỏi phải hiểu được tâm trí cũng như tâm trạng con bệnh của mình, ông hiểu những nỗi lo sợ, niềm hy vọng của bệnh nhân và ông thực sự cảm thông, chia sẻ sự đau đớn, khổ tâm của người ấy. Vị giáo sư đầy kinh nghiệm thấu hiểu tâm ký học trò mình. Ông thấy rõ các vấn đề, những khó khăn, những chướng ngại của người ấy. Chính vì lý do ấy, Chúa Giêsu trở thành một nhân vật vĩ đại tột đỉnh, Ngài có thể đi vào tâm, và trí con người mà Ngài muôn cứu giúp. Ngài luôn quan tâm đên kẻ khác, vì Ngài vó thể suy nghĩ, cảm xúc y ngư chính họ suy nghĩ, cảm xúc. Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ân huệ đó, giống như Chúa Kitô vậy.
8,22-26
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 177
2/ Chúa Giêsu đã dùng những phương pháp mà người ấy có thể hiểu được. Thế giới cổ có một sự tin tưởng lạ kỳ về khả năng chữa bệnh của nước miếng. Chúng ta cũng chẳng lấy làm lạ gì về niềm tin ấy, khi nhớ rằng phản xạ đầu tiên của chúng ta là đưa ngón tay bị đứt hay bị phỏng vào miệng cho đỡ đau. Dĩ nhiên, người mù ở đây cũng biết rõ điều đó nên Ngài đã dùng một phương pháp chữa bệnh mà người ấy có thể hiểu được. Chúa Giêsu vốn khôn ngoan, và Ngài không hề bắt đầu với lời lẽ hoặc phương pháp nào quá cao xa đốì với quần chúng bình dân. Ngài nói với họ, làm việc giữa họ sao cho kẻ có tâm trí đơn sơ nhất cũng có thể hiểu được. Nhiều khi những gì con người không thể hiểu, lại được kể là một đặc tính và dấu hiệu của sự vĩ đại mà một tâm trí đơn sơ có thể nắm bắt được.
3/ Phép lạ này vốn độc tôn ở một điểm. Đó là phép lạ duy nhất đã xảy ra dần dần từng bước inột. Thông thường thì các phép lạ của Chúa Giêsu đều xảy ra tức thì và hoàn toàn. Trong phép lạ này, thị giác của người mù đã dần dần hồi phục. Ớ đây, có một sự thật biểu trưng. Không hề có ai thấy đầy đủ chân lý của Thiên Chúa chỉ một lần. Một trong những điều nguy hiểm là cho rằng một khi người ta đã quyết định tin theo Chúa Giêsu, lập tức trở thành một hữu trưởng thành. Một trong những điều nguy hiểm về vấn đề thành viên của Hội Thánh là cho rằng khi một người là thành viên của Hội Thánh là đã đạt đến điểm cuối cùng của con đường mình phải đi. Trái hẳn với quan điểm ấy, khi quyết định làm một thành viên trong Hội Thánh, là ta chỉ mới bắt đầu đặt chân lên con đường phải đi mà thôi. Họ còn phải khám phá các nguồn tài nguyên không hề vơi cạn của Chúa Kitô, và dù người ấy có sông đến trăm năm, ngàn năm, triệu năm đi nữa, người ấy vẫn cứ phải tiến bước trong ân sủng, cứ học hỏi thêm để ngày càng tăng trưởng trong những điều kỳ diệu, đẹp đẽ của chính Chúa Giêsu Kitô.
Có một sự thật rất đáng mừng là người ta có thể thình lình được tràn đầy ân huệ, nhưng mỗi ngày người ta vẫn cần được châm thêm cho đầy. Với tất cả ân sủng và vinh quang của Chúa trước mặt mình, người ây có thể tiếp tục học hỏi suốt cuộc đời và còn cần có cõi vĩnh cửu để được biết thêm như đã được biết.
178 WILLIAM BARCLAY
ö,Z/OU
Khám Phá Quan Trọng
Máccô 8,27-30
27 Đức Giêsu và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xêdarê Philipphê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: “Người ta nói Thầy là ai? ” 28Các ông đáp: "Họ bảo Thầy là ông Gioan Tây Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó. ” 29 Ngirời lại hỏi các ông: “cỏn anh em, anh em hảo Thầy là ai? ” Ông Phêrô trả lời: “Thầy là Đấng Kitô. ”30 Đức Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.
Xêdarê Philípphê hoàn toàn nằm ngoài ranh giới xứ Galilê, không thuộc lãnh thổ của Hêrôđê, nhưng là đất thuốc về Philípphê. Đây là một thành phô" có một lịch sử ly kỳ. Từ thời xưa, nó được gọi là Balinas, vì nó từng là một trung tâm quan trọng cho việc thờ thần Baan. Ngày nay, nó hãy còn được gọi là banias, vốn là hình thức của chữ Panias. Sở dĩ nó có tên Panias bởi trên một sườn đồi tại đấy có một hang đá mà người ta bảo chỗ sinh ra của Pan, là Thượng Đế, là thần tạo dựng cõi thiên nhiên của dân Hy lạp. Hơn nữa, từ một hốc đá bên sườn đồi ấy lại xuất phát một dòng suối mà người ta cho rằng đó là nguồn phát sinh sông Giôđan. Cao hơn trên sườn đồi, sừng sững một đền thờ sáng chói bằng đá trắng. Philípphê đã xây dựng đền thờ thần tính của Xêda, hoàng đế Roma, người đang trị vì thế giới thời ấy, người được xem như một vị thần. Điều lạ lùng chính tại đây chứ không phải ở một nơi nào khác, Phêrô lại thấy một người thợ mộc không nhà, dân xứ Galilê, là con Thiên Chúa. Bầu không khí tôn giáo cổ xưa vốn bao trùm xứ Palestine, những kỷ niệm về Baan được nhìn thấy khắp nơi. Các thần của thế giới cổ Hy Lạp cũng ngự trị tại đó, người ta vẫn còn nghe tiếng sáo của thần Pan và còn thoáng thấy các nữ thần sống trong các khu rừng. Sông Giôđan chắc gợi cho người ta nhớ lại từng giai đoạn trong lịch sử dân Israel và việc chinh phục xứ ấy. Và dưới ánh sáng của mặt trời từ Phương Đông, đền thờ bằng đá trắng đang phản chiếu như nhắc nhở mọi người rằng Xêda là một vị thần, ở đây, hơn bất cứ nơi nào khác, trong bối cảnh có đủ thứ tôn giáo và suốt dòng lịch sử, Phêrô lại khám phá vị giáo sư lưu động từ Nadaét, và đang tiến về hướng thập giá, là Con Thiên Chúa. Qua các sách Phúc Âm, thật không thể tìm được một câu
8,27-30
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCC) 179
chuyện nào khác bày tỏ được sức mạnh cao cả nhân cách của Chúa Giêsu như trong trường hợp này.
Biến cô" này xảy đến ngay ở giữa sách Phúc Âm Máccô và như đã có ý sắp xếp vậy, vì chuyện đã xảy ra đúng vào khoảnh khắc tuyệt đỉnh của Phúc Âm. ít ra theo một phương diện, khoảnh khắc này là một băn khoăn của Chúa Giêsu, cho dù các môn đệ Ngài có nghĩ gì. Chúa Giêsu biết chắc chắn ở phía trước, sừng sửng một thập giá chẳng thể tránh né, mọi sự không còn kéo dài bao lâu nữa. Thế lực chống đốì đang tập trung lực lượng để tấn công, vấn đề Chúa Giêsu phải đối đầu là: đời sông của Ngài đã gây được chút ảnh hưởng gì chưa? Ngài có thực hiện được gì? Hay nói cách khác, đã có người nào khám phá được Ngài thật sự là ai chưa? Nếu Ngài đã sống, đã giảng dạy, đã đi đây đó giữa loài người nhưng chẳng một ai thoáng thấy được Thiên Chúa nơi Ngài, thì tất cả công lao của Ngài đã bỗ ra chẳng đi đến đâu cả. Phương pháp duy nhất Ngài có thể để lại một thông điệp cho loài người, đó là viết nó vào lòng của một số người, vì thế, trong thời gian này, Chúa Giêsu đã đem mọi sự đưa vào một trắc nghiệm. Ngài hỏi các môn đệ thiên hạ đang nói gì về Ngài, để Ngài nghe từ chính họ tiếng đồn và dư luận quần chúng. Tiếp theo là một khoảnh im lặng nghẹt thở. Ngài đặt một câu hỏi thật nhiều ý nghĩa: “Còn anh em, anh em nói Thầy là ai?” Thình lình Phêrô nhận ra được điều ông vẫn biết từ nơi sâu thẳm của lòng mình. Đây là Đấng Mêsia, là Đức Kitô, Đấng được xức dầu, là Con Thiên Chúa. Qua câu trả lời này, Chúa Giêsu biết Ngài không thất bại.
Nhưng giờ đây, chúng ta đến một vấn đề đã được nêu lên và đã giải đáp nửa phần trước đây, cần được giải đáp cách chi tiết, nêu không cả câu chuyện Phúc Âm sẽ không được thấu hiểu đầy đủ. Ngay sau khi Phêrô khám phá điều đó, Chúa Giêsu bảo ông không được nói điều này với ai. Tại sao? Trước nhất và trên hết, Chúa Giêsu phải dạy Phêrô và những người khác về sứ vụ Mêsia thực sự có nghĩa gì. Vậy, muôn hiểu rõ nhiệm vụ mà Chúa Giêsu đang nắm trong tay, muốn hiểu ý nghĩa đích thực sự cần yếu đó, chúng ta cần xem lại các ý niệm liên hệ đến Đấng Mêsia vào thời Chúa Giêsu thật sự là gì.
Các ý niệm về Đấng Mêsia của dân Do Thái
180 WILLIAM BARCLAY
8,27-30
Suốt quá trình tồn tại, người Do Thái chẳng khi nào quên họ là tuyển dân của Chúa theo một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Vì lý do ấy, họ trông mong được một địa vị đặc biệt trên thế giới. Vào thời xa xưa, họ trông đợi chiếm được địa vị đó bằng điều mà chúne ta có thể gọi là các phương tiện tự nhiên. Họ luôn luôn xem những ngày trọng đại nhất trong lịch sử của họ như các ngày của Đavít, và họ mơ ước một ngày kia họ sẽ có một vua khác thuộc dòng dõi Đavít, một vua sẽ làm cho họ trở thành vĩ đại trong sự công chính và thế lực (Is 9,7; 11,1; Gr 22,4; 23,5; 30,9). Nhưng thời gian trôi qua, sự vĩ đại mà họ mơ ước đó rõ ràng một cách đáng thương hại là sẽ chẳng bao giờ có thể thực hiện được bằng các phương tiện tự nhiên. Mười chi phái bị đày sang ASyri và đã vĩnh viễn thất lạc, người Babylon chinh phục Giêrusalem, bắt dân Do Thái đem về nước làm tù binh. Rồi đến người Ba Tư trở thành chủ nhân ông của họ, tiếp theo là người Hy Lạp, sau đó là người Roma. Thế ỉà đã chẳng chinh phục, cai trị được ai, mà qua nhiều thế kỷ, dân Do Thái cũng chẳng biết đến tự do là gì nữa. Cho nên có một dòng tư tưởng khác nẩy sinh. Ý niệm về một nhà vua vĩ đại thuộc dòng dõi vua Đavít vẫn chưa bao giờ tan biến hẳn, luôn luôn ở trong tư tưởng của họ dưới một hình thức nào đó, càng ngày họ càng mơ ước về một ngày khi Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử bằng những phương tiện siêu nhiên, sẽ thực hiện điều mà các phương tiện tự nhiên chẳng bao giờ thành tựu được. Họ trông mong quyền năng của Chúa sẽ làm cho họ những gì mà khả năng của con người phải bó tay.
Trong giai đoạn giữa Cựu và Tân Ước, đã có hàng loạt các sách về những giấc mơ, những dự báo về các thời đại mới đó và sự can thiệp của Thiên Chúa. Các sách ấy được xếp vào một loại được gọi là các sách Khải Huyền. Từ này có nghĩa là vén màn. Các sách này là phương tiện nhằm vén lên những bức màn đang che giấu tương lai. Chúng ta phải quay sang các sách ấy để tìm hiểu xem dân Do Thái thời Chúa Giêsu đã tin gì về Đấng Mêsia, về công tác của Ngài và về thời đại mới. Chúng ta phải đặt giấc mơ của Chúa Giêsu trong bối cảnh các giấc mơ của họ.
Trong các sách ấy, đã xuất hiện một số ý niệm căn bản. Ở đây chúng ta theo cách xếp-loại các ý niệm ấy của Schurer, tác giả của “Lịch Sử Dân Do Thái Thời Chúa Giêsu”.
8,27-30
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 181
1/ Trước thời Đấng Mêsia đến, sẽ có một giai đoạn đại nạn. Đó là cơn quặn thắt Mêsia. Đó sẽ là cơn chuyển bụng của kỷ nguyên mới. Tất cả những gì khủng khiếp có thể quan niệm được sẽ bùng nổ trên đất, mọi tiêu chuẩn về vinh dự, về luân lý đạo đức đều bị đánh đổ, thế gian này sẽ trở thành một cảnh hỗn mang cả về phương diện thể chất luôn cả tinh thần.
“Và vinh sẽ biến thành nhục Và sức mạnh sẽ bị hạ bệ, bị khinh bỏ Và sự chân thật bị tận diệt Và đẹp đẽ trở thành xấu xí Vci tham lam sẽ dấy lên trong lòng những kẻ chẳng hề nghĩ mình ra gì.
Và đam mê sẽ bắt lấy kẻ vốn an phận Và nhiều người sẽ bị xách động để nổi giận, ẹổv tàn hại người khác.
Và thiên hạ sẽ dấy binh để gây đổ máu
Và cuối cùng, họ sẽ chết chung với nhau ” (II Barúc 27)
Sẽ có “nhiều cơn động đất, nhiều dân tộc náo loạn, nhiều quốc gia mưu đồ, nhiều lãnh tụ bối rối, nhiều vua chúa lo âu” (Xh 9,3).
“Sẽ có nhiều tiếng nói khung khiếp từ trời vang xuống đất. Những tia chớp vừa to lớn, vừa sáng chói lóe lên giữa loài người và địa cầu, là mẹ của vũ trụ sẽ chuyển động, trong các ngày đó, bởi tay Đấng Vĩnh Cửu. cả dưới biển, thú vật trên đất, vô số loài vật bay và linh hồn người ta cùng biển cả sẽ run rẩy, kinh hoàng trước Đấng Vĩnh Cửu. Và những đỉnh núi, các đồi lớn sẽ bị xé ra và mọi người sẽ nhìn thấy các vực sâu, các thung lũng, trên các núi cao sẽ đầy dẫy xác người, những khôi đá sẽ tuôn tràn máu và mọi thác sẽ đổ máu xuống làm tràn ngập các đồng bằng... Và Chúa sẽ phán xét mọi người bằng chiến tranh, bằng gươm, sẽ có diêm sinh từ trời xuống, phải, sẽ có đá, có mưa, có băng gia liên tục và trầm trọng. Sự chết sẽ giăng trên loài thú bốn chân... Phải, chính đất sẽ uống máu người chết, thú rừng sẽ ăn thịt họ ” (Các sấm ký của Sybille 3,363).
Kinh Mishnah kể ra các dấu hiệu cho biết lúc Đấng Mêsia gần đến.
182 WILLIAM BARCLAY
8,27-30
“Sự khoe khoang tăng thêm, tham vọng nảy sinh, cây nho ra trái và rượu nho được ưa chuộng. Các chính quyền biến thành tà giáo. Không còn có sự dạy dỗ nữa, các hội đường bị dành cho việc dâm đãng. Galilê bị tàn phá, Gabian bị hoang vu. Dân chúng của một khu vực đi từ thành phố này sang thành phố khác nhưng chẳng được ai thương xót. Sự khôn ngoan của người học thức bị thù ghét, kẻ tin kính bị khinh dể, chân lý vắng bóng. Con nít mắng chửi người già cả, người già phải chịu cho con trẻ xét xử. Con trai khinh cha, con gái chống đối mẹ, dâu nghịch cùng mẹ chồng. Kẻ thù của người ta là người nhà mình”.
Thời kỳ trước khi Đấng Mêsia đến là thời kỳ mà thế gian bị xé ra từng mảnh và mọi dây ràng buộc đều bị nới lỏng. Trật tự vật thể và tinh thần đều sụp đổ.
2/ Giữa cảnh hỗn mang đó. Êlia đến với tư cách sứ giả tiền trạm, báo trước việc Đấng Mêsia giáng lâm. Ông có nhiệm vụ hàn gắn các vết thương và lập lại trật tự cho cảnh hỗn mang để dọn đường cho Đấng Mêsia đến. Đặc biệt là ông phải dàn xếp những bất hòa, tranh chấp. Thật ra, luật truyền khẩu của Do Thái giáo có quy định rằng tất cả tiền bạc, tài sản đang bị tranh chấp về chủ quyền hoặc bất cứ vật gì mà người ta không biết sở hữu chủ thì phải chờ đợi “cho tới khi nào Êlia đến”. Khi Êlia đến, thì Đấng Mêsia không còn bao xa nữa.
3/ Rồi Đấng Mêsia sẽ đến. Từ Messiah và từ Christ vốn đồng nghĩa, chỉ về Đấng được xức dầu (Messiah là chữ Do Thái, còn Christ là chữ Hy Lạp). Trước khi lên làm vua, nhà vua phải được xức dầu, Đấng Mêsia là nhà Vua được Thiên Chúa xức dầu. Điều quan trọng cần nhổ là Chirst không phải là tên mà là tước vị. Lắm lúc người ta nghĩ rằng Đấng Mêsia là nhà vua thuộc dòng dõi Đavít, nhưng thường hơn, người ta nghĩ về một nhân vật vĩ đại, một thần nhân, một siêu nhân, xuất hiện trong lịch sử để tái tạo thế giới và cuối cùng sẽ báo thù cho dân của Chúa.
4/ Các dân, các nước sẽ liên minh với nhau để chống nhà vô địch của Thiên Chúa.
“Các vua của các dân tộc sẽ xông vào đất này để tự thanh toán lấy nhau. Khi đã đến xứ này, họ sẽ tìm cách cướp phá đền thờ của Thiên Chúa quyền năng và những nhà quyền quý. Các nhà vua
8,27-30
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 183
đáng nguyền rủa ấy cùng với đoàn dân vô đạo sẽ bao vây thành phố và đặt ngai mình tại đó. Và rồi, bằng một tiếng phán lớn. Thiên Chúa sẽ nói với người vô kỷ luật đầu óc trống rỗng đó, và phán xét sẽ giáng trên chúng từ Thiên Chúa toàn năng, khiến tất cả đều chết dưới tay Đấng Vĩnh Cửu” (các sấm ký của Sybille 3, 363-372).
“Chuyện sẽ xảy ra là khi các dân nước nghe tiếng Ngài (Đấng Mêsia) mọi người sẽ rời bỏ xứ mình, ngưng chiến tranh chống lại nhau, vô số người không đếm xuể sẽ tụ họp, muôn chống lại Ngài” (Xh 13, 33-35).
5/ Kết quả là các thế lực chống đối sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt, Philo bảo rằng Đấng Mêsia sẽ “ra trận đánh giặc và tiêu diệt các nước lớn và dân đông”.
Ngài sẽ trừng phạt chúng nó vì tội bất kính
Quở trách chúng vì sự bất chính
Trách mắng tận mắt chúng vì sự phản bội của chúng
Và khi quở trách chúng. Ngài sẽ tiêu diệt chúng (Xh 12,32-33)
“Và việc đã xảy ra là trong những ngày đó, sẽ chẳng có một ai được cứu, hoặc là nhờ vàng hay bạc, sẽ chẳng một ai thoát thân được, và sẽ không có sắt cho chiến tranh, cũng chẳng có ai mặc áo giáp. Đồng sẽ thành vô dụng, thiếc sẽ không còn được ưa chuộng, sẽ không còn ai thích chì, mọi vật sẽ bị tiêu diệt khỏi mặt đất” (Hênóc 52,7-9).
Đấng Mêsia sẽ là nhà chinh phục gây nhiều tàn hại nhất trong lịch sử, đàn áp các kẻ thù Ngài cho đến khi chúng hoàn toàn bị tiêu diệt.
6/ Tiếp theo đó, thành Giêrusalem sẽ được làm mới lại. Đôi khi người ta nghĩ thành phố hiện có sẽ được thanh tẩy nhưng thông thường hơn thì nghĩ rằng thành Giêrusalem mới sẽ từ trời xuống. Ngôi nhà cũ sẽ được c-uôn lại và đem đi chỗ khác, ngôi nhà mới được thế vào “tất cả cột trụ đều mới và đồ vật trang trí đều mới và đồ vật trang trí đều lớn hơn trong nhà cũ” (Hênóc 90,28-29).
7/ Dân Do Thái đã bị tản lạc khắp thế gian sẽ được gom về thành Giêrusalem mới. Nhằm hướng về ngày đó, bài cầu nguyện của người Do Thái mỗi ngày có lời khấn xin “Xin hãv ciươne lên
184 WILLIAM BARCLAY
8,27-30
một ngọn cờ để thu góp những kẻ tản lạc của chứng tôi khắp bốn phương trời lại”. Có một bức tranh cao quý về việc hồi hương đó: “Hãy thổi kèn trong Siôn, để kêu gọi các thánh hãy làm cho người ta nghe trong Giêrusalem tiếng của kẻ mang Tin Mừng vì Thiên Chúa đã thương xót dân ítraen và thăm viếng họ. Hỡi Giêrusalem, hãy lên đỉnh núi cao mà nhìn xem con cái ngươi, từ Đông sang Tây, Đức Chúa đang thu gom chúng lại, từ phương Bắc, chúng đến trong niềm vui của Chúa mình, từ các đảo xa, Chúa đã thu gom chúng lại, các núi cao hạ thấp xuống thành đồng bằng cho chúng, các đồi chạy trốn cho chúng đi vào, khi chúng đi qua, cây cối sẽ che chúng. Chúa khiến đủ thứ cây cối có hương thơm mọc lên vì chúng, để dân ítraen có thể đi qua khi vinh quang của Chúa mời gọi chúng. Hỡi Giêrusalera, hãy mặc áo vinh quang, hãy chuẩn bị sẩn áo dài thánh thiện của người; vì Chúa đã nói sự tốt đẹp cho ítraen mãi mãi. Nguyện Đức Chúa thực hiện điều Ngài đã phán liên hệ với ítraen và Giêrusalem. Nguyện Đức Chúa và lấy danh vinh quang Ngài thúc đẩy ítraen. Nguyện lòng thương xót của Đức Chúa ngự trên ítraen đời”.
Thật dễ thây thế gian này sẽ được làm mới lại theo cách nào dưới mắt người Do Thái. Lòng yêu nước của họ bao giờ cũng là yếu tố nổi bật.
8/ Xứ Palestine sẽ là trung tâm thế giới, và cả thế gian sẽ quy phục nó. Tất cả mọi dân tộc sẽ bị đè bẹp, thỉnh thoảng người ta nghĩ đến điều này như một sự quy phục hòa bình “Và mọi cù lao, mọi thành phố sẽ nói: Chúa thương yêu dân ấy biết bao. Vì mọi sự đều hợp lại làm ích lợi và giúp đỡ họ....hãy đến, sấp mình xuống đất và cầu khẩn vua đời đời, là Chúa toàn năng và vĩnh cửu, hãy diễu hành đến đền thờ Ngài. Vì Ngài là Đấng toàn Năng duy nhất” (các sấm ký của Sybille 3,690tt).
Thương hơn nữa, số phận của các dân ngoại là bị tiêu diệt, do đó dân ítraen sẽ được nhắc đến và vui mừng. “Và Ngài sẽ hiện ra để trừng phạt các dân ngoại, tiêu diệt các thần tượng của chúng, rồi ngươi, hỡi ítraen, hãy vui mừng, ngươi sẽ cỡi lên cỏ, lên đôi cánh của chim phượng hoàng (nghĩa là Roma, con chim phượng hoàng - sẽ bị tiêu diệt), chúng sẽ bị tiêu diệt và Chúa sẽ tôn cao ngươi. Và từ trên cao ngươi sẽ nhìn xuống, thấy các kẻ thù mình
8,31-33
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 185
trong địa ngục, ngươi sẽ nhận ra chúng và vui mừng” (Quyết Đoán của Môsê 10,8-10).
Thật là một bức tranh ảm đạm. Dân ítraen sẽ vui mừng khi thấy các kẻ thù mình bị đập tan và ở trong hỏa ngục, Cả đến những người chết của dân ítraen cũng sẽ được sống lại và dự phần vào thế giới mới.
9/ Cuối cùng một thời đại mới hòa bình và tốt đẹp sẽ đến và tồn tại mãi mãi.
Trên đây là các ý niệm về Đấng Mêsia vốn ở trong tâm trí người Do Thái lúc Chúa Giêsu đến thế gian này. Các ý niệm ấy vốn là tàn bạo, đầy tinh thần quốc gia cực đoan, gây tàn hại và báo thù. Thật ra chúng cũng được cho kết thúc bằng sự trị vì trọn vẹn của Thiên Chúa, nhưng muốn đạt đến đó, phải trải qua trận tắm máu và một sự nghiệp chinh phạt. Hãy nghĩ về Chúa Giêsu bị đặt trong một bối cảnh như vậy, cho nên chẳng có gì để ngạc nhiên nếu Ngài cần huấn luyện các môn đệ mình về ý nghĩa của Đấng Mêsia và chẳng có gì lạ nếu cuối cùng, chúng đã đóng đinh Ngài vào thập giá vì tội giảng tà giáo. Trong một bức tranh như thế, làm sao có chỗ cho một thập giá, cũng chẳng hề có một chỗ trống nào dầu thật nhỏ hẹp cho tình thương chịu khổ được.
Kẻ Cám DỖ Lợi Dụng Tiếng Nói Của Người Bạn Thân
Máccô 8,31-33
31 Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đan khô nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chêt và sau ba ngàv, sổng lại.32 Người nói rô điều đó, không úp mở. Ong Phê rô liền kéo riêng Người ra và bat đầu trách Người.33 Nhưng khi Đức Giêsu quay lại nhìn thẩv các môn đệ, Người trách ông Phêrô: "Xatanĩ lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng cùa anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người. ”
Chúng ta phải đặt câu chuyện này trong bối cảnh vừa thấy về quan niệm thông thường liên hệ đến Đấng Mêsia. Khi Chúa Giêsu kết hợp chức vụ của Đâng Mêsia với đau khổ và sự chết là Ngài
186 WILLIAM BARCLAY
8,31-33
đang khẳng định với các môn đệ Ngài những điều khó tin, khó hiểu. Suốt đời họ vẫn quan niệm về một Đấng Mêsia bách chiến bách thắng, thế mà bày giờ họ lại được nghe một ý niệm họ phải choáng váng. Chính vì thế, nên Phêrô đã mạnh mẽ phản đối. Với ông toàn thể vấn đề không thể nào xảy ra như vậy được.
Tại sao Chúa Giêsu quở trách Phêrô quá nghiêm khắc như vậy? Vì lời ông nói ra cũng chính là cám dỗ đang tấn công Chúa Giêsu lúc đó. Chúa Giêsu không hề muôn chết, Ngài biết rằng Ngài có quyền năng để sử dụng cho việc chinh phục và chiến thắng. Lúc này cuộc chiến đấu với cám dỗ trong hoan® địa đang tái diễn. Chính ma quỉ lại cám dỗ Ngài một lần nữa là hãy sấp mình xuống thờ lạy nó, hãy chấp nhận đường lối của nó thay vì đường lối của Thiên Chúa.
Việc kẻ cám dỗ nói với chúng ta bằng giọng nói của một người bạn thân thiết là điều hết sức kỳ lạ, lắm khi còn là khủng khiếp nữa. Có lẽ chúng ta đã quyết định tiến hành một công việc phải lẽ mà không thể nào tránh được rắc rối, mất mát, bị chê bai và phải hi sinh. Thế rồi, đúng lúc đó, có thể có một người bạn thân thiết, đến với ý định tốt, để cố gắng can ngăn chúng ta. Tôi biết một người đã quyết tâm tiến hành một công việc hầu như chắc chắn sẽ đưa người ấy lâm cảnh rắc rối. Một người bạn đến và cố thuyết phục, can ngăn ông ta, người bạn nói “Hãy nhớ anh còn vợ và gia đình, anh không nên làm thế! ” Có thể một người vì rất yêu mến chúng ta đến nỗi người ấy muốn chúng ta tránh chuyện rắc rối để tìm kiếm một nếp sống an toàn.
Kẻ cám dỗ không thể tìm được cách tấn công nào khủng khiếp hơn là tấn công bằng tiếng nói của những người yêu thương chúng ta và những người chỉ nghĩ đến việc mưu tìm điều tốt đẹp cho chúng ta. Đó chính là chuyện đã xảy ra cho Chúa Giêsu ngày hôm ấy và cũng chính vì thế mà Ngài đã đáp lại thật nghiêm khắc. Cả đến tiếng van nài của tình thương cũng không thể lấn át tiếng nói cấp thiết của Thiên Chúa.
8,34
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 1 87
Con Đương Làm Môn Đệ Chúa
Máccô 8,34
34 Rồi Đức Giêsu gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rang: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.
Phần này của Phúc Âm Máccô rất gần với trung tâm niềm tin Kitô giáo nên chúng ta phải học từng câu một. Nếu mỗi ngày, một người chỉ cần một trong những câu này ghi khắc vào tâm trí và làm chủ đời sống mình, thiết tưởng chừng đó cũng đã đầy đủ lắm rồi, để có thể tiếp tục tiến tới.
Thoạt nhìn có hai điều nổi bật ở đây:
1/ Sự thành thật của Chúa Giêsu gần như đáng gây ngạc nhiên. Chưa hề có ai nói rằng mình đã bị xúi giục đi theo Chúa Giêsu. Ngài không hề mua chuộc người ta bằng cách đề nghị một con đường dễ dãi. Ngài không đề nghị với con người sự bình an, Ngài chỉ đề nghị với họ sự vinh quang. Nói với một người phải sấn sàng vác thập giá nghĩa là nói với người ấy phải sẩn sàng chịu người ta nhìn mình như một tội phạm và phải lãnh án tử hình. Lòng thành thật của các đại lãnh tụ luôn luôn là một trong những đặc điểm của.họ. Trong thế chiến thứ hai, lúc Sir Winston Churchill lên nhận chức, tất cả những gì ông đề nghị với mọi người là “máu, nhọc nhằn, mồ hôi và nước mắt”. Nhà ái quốc lừng danh người Ý Garibaldi đã hiệu triệu các tân binh bằng những lời lẽ sau đây: “Tôi không trao cho anh em lương bổng, nhà cửa, lương thực. Tôi chỉ cho đói, khát, hành quân, chiến trận và chết. Ai là người yêu xứ sở bằng con tim của mình, chớ không chỉ bằng môi miệng, hãy theo tôi”. “Hỡi các chiến hữu, mỗi nỗ lực của chúng ta chống lại những lực lượng hùng mạnh hơn đã không thành công. Tôi có gì để cho anh em ngoài đói, khát, nhọc nhằn và chết chóc; nhưng tôi kêu gọi tất cả những ai yêu tổ quốc, hãy theo tôi”. Chúa Giêsu không bao giờ nghĩ chuyện lừa gạt, bảo người ta theo Ngài bằng cách hứa hẹn cho họ một con đường dễ đi. Ngài đã tìm cách thách thức họ, khơi dậy chí khí đang ngủ trong tâm hồn họ, bằng cách đề nghị với họ một con đường ngày càng lên cao hơn, càng gian khổ hơn. Ngài
188 WILLIAM BARCLAY
8,34
không hứa hẹn sẽ khiến đời sống họ được dễ dàng hơn, nhưng sẽ khiến họ trở thành vĩ đại hơn.
2/ Sự nêu gương của Chúa Giêsu, Ngài khône hề kêu gọi con người thực hiện hay đối diện bất cứ chuyện gì mà chính Ngài không sẵn sàng đương đầu và thực hiện trước. Chắc chắn đó là đặc tính của một lãnh tụ được một số người nôi gót. Lúc Alịchsơn Đại đế truy kích Đariút, nhà vua đã thực hiện một trong những cuộc trường chinh kỳ diệu trong lịch sử. Suốt 11 ngày, nhà vua đã thúc giục đạo quân của mình đi được 663 km. Binh sĩ hầu như sắp bỏ cuộc vì khát nước. Plutarch kể lại câu chuyện sau đây: “Lúc họ đang khốn đốn, có mấy người Makêđônia cỡi lừa đi tìm nước từ các con sông gần đó trở về, thấy nhà vua hầu như đang bị nghẹt thở vì khát, họ dâng một chiếc mũ sắt đựng nước lên cho vua. Vua hỏi họ đem nước cho ai? Họ bảo là cho các con của họ và thêm rằng chỉ cần cứu được mạng của vua. Bấy giờ nhà vua nhận chiếc mũ sắt đựng nước của họ, nhìn quanh thì thây mọi người đứng quanh đó đều ngóng cổ lên, tỏ ra rất thèm được uống nước. Nhà vua liền trả lại chiếc mũ sắt, chẳng nếm lấy một giọt và cám ơn họ. Vua nói “Nếu chỉ một mình ta uống nước thì số người còn lại đều ngã lòng”. Binh sĩ thấy ngay tính tự chế và rộng lượng của nhà vua nên nhất quyết yêu cầu nhà vua hãy mạnh dạn truyền lệnh lên ngựa, bắt đầu ra roi. Một khi họ đã có vị vua như vậy, họ bất chấp đói khát, mệt mỏi và tự xem mình chẳng kém gì những nhân vật bất tử. Thật dễ nổĩ gót một lãnh tụ chẳng bao giờ đòi hỏi thuộc hạ những gì mà chính mình không chịu được. Vị tướng Roma lừng danh là Quintus Fabius Cunctator, một hôm đang thảo luận với bộ tham mưu về chiến thuật đánh chiếm một vị trí khó thanh toán. Có người đề nghị một phương cách hành động. Vị cố vấn này nói “Làm thế thì chỉ cần hy sinh một số ít người thôi”, Fabius nhìn thẳng vào vị cố vân ấy và hỏi “thế ông có sẵn lòng làm một trong số ít người đó không?” Chúa Giêsu không phải là một lãnh tụ chỉ ngồi xa đùa giỡn với sinh mạng con người như những con tốt phí vậy. Nếu Ngài đòi hỏi người ta phải đương đầu với điều gì, chính Ngài cũng sẵn sàng đối đầu với nó. Chúa Giêsu có quyền kêu gợi chúng ta hãy vác thập giá, bởi vì chính Ngài đã từng vác.
3/ Chúa Giêsu dạy ai muốn làm môn đệ Ngài “phải liều mình”. Ta sẽ hiểu câu này rõ hơn theo nghĩa đen thật đơn giản
8,35
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 1 89
trong nguyên văn. Câu này có nghĩa là “Hãy nói không với chính mình”. Nếu ai muôn theo Chúa Giêsu thì luôn luôn phải trả lời “không” với chính mình và đáp “vâng” với Chúa. Người ấy phải đáp không với tính tự nhiên ưa thích dễ dãi, an vui cho chính mình. Người ấy phải trả lời không với hành động đặt nền tảng trên ý riêng và nhằm tìm lợi lộc, thoải mái cho riêng mình. Người ấy phải trả lời vâng với tiếng nói và lệnh truyền của Chúa Giêsu mà không chút phân vân. Người ấy phải đồng hành với Phaolô để nói rằng: không phải tôi sông nữa, nhưng Chúa Kitô đang sống trong tôi. Người ấy sẽ không sống để theo đuổi ý riêng nữa, nhưng để theo ý của Chúa, và trong khi phục vụ Ngài, người ấy thực sự cảm thấy mình được tự do hoàn toàn.
Được Lại Đời Sông Bằng Cách Liều Bỏ Mạng Sông
Máccô 8,35
33 Quả vậy, ai muốn cứu mạng song mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng song mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sổng ấy.
Có nhiều điều hễ muốn giữ thì mất, nhưng nếu đem ra sử dụng thì lại giữ được. Bất cứ tài năng nào của con người cũng như vậy. Nếu sử dụng nó, 11Ó sẽ phát triển trở thành tinh vi, vĩ đại hơn. Nếu chúng ta không chịu dùng đến nó, cuối cùng nó sẽ mai một đi. Trên hết mọi sự, cuộc đời của con người vôn giống như vậy.
Lịch sử đầy dẫy những tấm gương về những con người liều bỏ mạng sông mà được sự sống đời đời. Bên phương Đông, cuối thế kỷ 4 SCN có một tu sĩ tên là Telemachus. Ông đã quyết định từ bỏ thế gian để sông riêng biệt trong cầu nguyện, suy gẫm, chay tịnh, và mong nhờ đó cứu rỗi linh hồn. Trong nếp sống tách biệt đó, ông chẳng tìm kiếm gì khác hơn là được tiếp xúc với Chúa, nhưng ông vẫn cảm thấy có một cái gì đồ còn trục trặc, sai lầm. Một ngày nọ, lúc ông từ chỗ đang quì đứng lên, thình lình một tia sáng lóe lên trong tâm trí ông: cuộc sống của ông không đặt trên tình yêu vô ngã đối với Chúa mà là tình yêu ích kỷ. Ông được cho thấy nếu muốn phục vụ Chúa, ông phải phục vụ con người, sa mạc
190 WILLIAM BARCLAY
8,35
không phải là chỗ để Kitô hữu sống, nhưng là các đô thị đầy dẫy tội lỗi đang có rất nhiều nhu cầu. Vậy ông nhất định giã từ sa mạc và đến ở một thành phô" lớn nhất thế giới là thành phô" Roma ở phương Tây. Ông vừa xin ơn vừa vượt biển vừa băng trên đất liền để đến Roma. Vào thời đó Roma đã được Kitô giáo hóa. Ông đến Roma nhằm lúc tướng Roma là Stilicho thắng được dân Gót một trận lớn. Roma đã dành nhiều vinh quang cho Stilicho. Khác với thời bách hại, bấy giờ thiên hạ đổ xô vào các nhà thờ Kitô giáo chứ không phải đến các đền thờ ngoại đạo nữa. Người ta tổ chức những cuộc diễu hành, lễ mừng và Stilicho cỡi ngựa đi qua các đường phô" Roma với tư cách kẻ chiến thắng, bên cạnh có hoàng đế trẻ tuổi Honorius. Nhưng trong thành phố Roma theo Kitô giáo vẫn còn xót lại một điều: đấu trường và những cuộc giác đấu. Bấy giờ, các Kitô hữu không còn bị ném cho sư tử xé xác nữa nhưng hãy còn các tù binh chiến tranh bị đưa ra để đánh giết nhau, cho dân chúng Roma ăn mừng các ngày lễ của họ. Mọi người reo hò khi thấy máu chảy trong các cuộc giác đấu. Hôm ấy, Telemachus tìm đường đến đấu trường. 80.000 người đang có mặt tại đó. Cuộc đua chiến xa vừa chấm dứt, thiên hạ đang nhốn nháo vì các lực sĩ giác đấu sắp tranh tài. Họ vào đấu trường và tung hô “Xêda vạn tuế, chúng tôi là những kẻ chết, xin chào hoàng đế”. Cuộc đấu bắt đầu Telemachus cảm thấy kinh hoàng. Những người mà Chúa Kitô đã chịu chết thay cho đó lại đang giết nhau để mua vui cho đám đông tự nhận là Kitô hữu. Ông nhảy qua hàng rào, ông đứng giữa hai lực sĩ giác đấu đang đánh nhau, họ dừng lại một chút. Đám đông gào lên “Hãy để các trò vui tiếp tục”. Họ đẩy ông lão qua một bên, ông vẫn còn mặc bộ áo tu sĩ ẩn tu. Ông lại xông vào giữa họ. Đám đông bất đầu lượm đá ném ông. Họ kêu các lực sĩ giác đấu hãy giết ông để dẹp cho trống chỗ. Người chỉ huy các trò vui ra lệnh, một lực sĩ giác đấu vung gươm lên, chém xuống. Telemachus ngã lăn ra chết. Thình lình cả đám đông yên lặng như tờ. Họ bị xúc động mạnh vì một thánh nhân vừa bị giết. Chuyện quá đột ngột và đám đông bỗng hiểu giết người có mang một ý nghĩa. Hôm đó, các trò vui giác đâu bị ngưns và từ đó không còn tiếp tục nữa. Bằng cái chết của mình, Telemachus kết thúc các trò chơi ấy. Gibbon đã nói về ông “cái chết của ông hữu ích cho nhân loại hơn đời sông của ông”. Liều bỏ mạng sống, ông đã làm được nhiều việc hơn lúc ông tự đầy ải nó bằng cách biệt riêng để tĩnh tâm trong sa mạc.
8,áO-J/
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 19 1
Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống để sử dụng chứ không phải đem giấu đi hay giữ lại. Nếu chúng ta sống cách cẩn thận luôn dành ưu tiên suy nghĩ về lợi lộc, thoải mái, an toàn, sung túc của riêng mình, nếu mục đích duy nhất của chúng ta là kéo dài cuộc đời trốn tránh gian khổ càng nhiều càng hay, nếu chúng ta chịu nỗ lực khi nào có lợi cho riêng mình, chúng ta luôn luôn đánh mất đời sống. Nhưng nếu chúng ta dùng đời sống mình vì tha nhân, nếu đầu tư thì giờ, sức khỏe, tài sản vào một việc gì đó cho Chúa Giêsu và cho những người Ngài đã chịu chết thay cho, chúng ta luôn luôn thắng cuộc trong đời sống. Việc gì sẽ xảy đến cho thế giới này nếu các bác sĩ, các nhà khoa học, những phát minh đều không chịu liều mạng làm các thí nghiệm mà thường thường là trên chính thân thể họ. Chuyện gì sẽ xảy đến cho thế giới này, nếu mọi người chỉ muốn sống an nhàn vô sự ở nhà, chẳng ai chịu đi tiên phong thực hiện những cuộc thám hiểm? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có bà mẹ nào chịu mang nặng đẻ đau? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mọi người tiêu dùng tất cả những gì họ có cho riêng họ? Yếu tính của đời sống là đánh liều và sử dụng đời sống mình chứ khôns phải là bảo vệ, giấu kín nó. Chúng ta sẽ ngày càng hao mồn kiệt quệ, tàn tạ thật sự, khi tận hiến cuộc sống mình. Ngày nào cũng làm cho đời sống mình bùng cháy lên, thì vẫn hơn là để nó han rỉ, vì đó chính là con đường hạnh phúc, đường đến với Chúa.
Giá Trị Tối Cao của Đời sống
Máccô 8,36-37
36 Vì được cả thế ẹiới mà phải thiệt mất mạng sông, thì người ta nào cỏ lợi gì? 37 Quá thật, người ta lấv gì mà đối lại mạng sống mình?
Theo một phương diện, một người được xem là thành công trong đời, nhưng ở một phương diện khác, người ấy đã sống một cuộc đời không đáng sông, vấn đề đích thực trong câu hỏi này của Chúa Giêsu là “các người đánh giá đời sống như thế nào?” Người ta có thể đánh giá sai lầm về đời sống, và khi khám phá ra thì đã quá muộn.
192 WILLIAM BARCLAY
8,36-37
1/ Một người có thể hy sinh danh dự để được lợi lộc. Người ấy có thể ham muốn những điều về vật chất, không nghĩ xem mình kiếm được chúng như thế nào. Thế gian vốn đầy dẫy những cám dỗ hướng con người đến chỗ tìm lợi bất chính. George Macdonald kể lại câu chuyện người buôn giả có thói quen đo hành hơi non, ông viết “Anh ta lấy một ít của linh hồn mình bỏ vào túi bạc”. Có một túi bạc chẳng chóng thì chầy mỗi người đều phải giải quyết, ấy là “dưới mắt của Chúa, thì bản tổng kết chung cuộc của cuộc đời chúng ta như thế nào?” Cuối cùng, Chúa là người kiểm soát sổ sách mà mọi người phải đốì diện.
2/ Một người có thể hy sinh nguyên tắc để được danh tiếng. Điều có thể xảy ra là người vô tư, hay nhân nhượng, thì dễ tránh cho mình khỏi nhiều khó khăn, rắc rối. Người khẳng khái không chịu uốn cong nguyên tắc thường không được người khác ưa chuộng. Vấn đề đích thực là cuối cùng mọi người phải đối diện không phải là “Loài người sẽ nghĩ sao” mà Chúa sẽ nghĩ sao?” số phận của mỗi người không do bản án của dư luận quần chúng, mà do bản án chung thẩm của chính Chúa.
3/ Một người có thể hy sinh những điều giá trị đời đời để đổi lấy những vật rẻ mạt. Muốn thành công trong những việc dễ dàng, bao giờ cũng dễ. Một nhà văn có thể hy sinh cả một sự nghiệp vĩ đại để đánh đổi một thành công tạm bợ, nhất thời. Một nhạc sĩ có thể sáng tác loại nhạc thời trang rẻ tiền, trong khi đáng lẽ người ấy sáng tác được nhạc phẩm bất hủ. Một người có thể chọn môt nghề để kiếm tiền sống sung túc tạm thời mà quay lưng với một công việc có thể phục vụ nhân loại nhiều hơn. Một người có thể sử dụng cuộc đời mình cho những điều nhỏ nhen, buông xuôi mà bỏ những việc vĩ đại quan trọng. Một phụ nữ có thể thích một đời sống vui thú, một cuộc sống được gọi là “tự do” mà bỏ phế công việc trong gia đình, không chịu xây dựng gia đình. Nhưng với thời gian, cuộc đời luôn luôn có cách để người ta thấy đâu là chân giá trị, và lên án các giá trị sai lầm. Một vật rẻ tiền chẳng bao giờ tồn tại lâu.
4/ Tóm lại, có thể nói người ta có thể hy sinh cả cõi đời đời để đổi lấy khoảnh khắc hiện tại. Nếu chúng ta nhìn mọi sự dưới ánh sáng của cõi đời đời, chúng ta sẽ không bị sai lầm. Có nhiều điều thật thích thú cho khoảnh khắc hiện tại nhưng sẽ vô cùng tai hại về lâu, về dài. Trắc nghiệm của cõi đời đời, trắc nghiệm của sự tìm
8,38-9,1
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 193
kiếm và nhìn mọi sự như cách Chúa nhìn, đó là bảng trắc nghiệm chính xác, chân thật nhất.
Người ta nhìn mọi sự theo cái nhìn của Chúa, chẳng bao giờ sử dụng đời mình để thâu góp những điều khiến mình phải mất linh hồn.
Khi Nhà Vua Đến Với Dân Mình
Máccô 8,38-9,1
38 Giữa thế hệ ngoại tình và tội lỗi này, ai ho thẹn vì tôi và những lời tôi dạy, thì Con Người cũng sẽ hố thẹn vì kẻ ẩy, khi Người ngự đến cùng với các thánh thiên thần, trong vinh quang của Cha Người. ”
91 Đức Giêsu cỏn nói với họ: “Tôi bảo thật các người: trong số những người có mặt ở đây, có những kẻ sẽ không phải nếm sự chết, trước khi thấy Triều Đại Thiên Chúa đến, đầy uy lực. ”
Từ đoạn sách này sự tin tưởng của Chúa Giêsu hiện ra rõ ràng trước mắt chúng ta. Chúa vừa nói về sự chết của Ngài, Ngài không hề nghi ngờ thập giá đang đứng sừng sững trước mặt. Nhưng Ngài tin chắc đến euối cùng là chiến thắng khải hoàn. Phần đầu của chương sách này nêu lên một chân lý đơn giản. Khi vua đến trong vương quốc mình, Ngài sẽ trung thành với những ai trung tín với Ngài. Không ai đã lẩn tránh những gian khổ của một công việc lớn mà lại có thể hưởng lợi của nó được. Không ai từng trôn tránh phục vụ trong một chiến dịch mà sau đó lại được tặng thưởng huy chương. Chúa Giêsu dạy rằng “Hiện nay Kitô giáo đang phải đối đầu với một thế giới đầy khó khăn và thù địch, nếu người nào xấu hổ, không dám xưng là Kitô hữu trong những điều kiện như thế, hoặc sợ không dám tỏ mình đứng về phía nào, đừng mong có một địa vị cao khi Nước Trời đến”.
Phần cuối cùng của đoạn này đã làm nhiều người phải suy nghĩ. Chúa Giêsu bảo nhiều người đang đứng đây sẽ không chết trước khi thấy Nước Trời lấy quyền năng mà đến. Điều gây bối rối cho nhiều người là họ cho rằng câu này ám chỉ sự tái lâm, và nếu thế, Chúa Giêsu đã nói sai, vì Ngài đã không lấy quyền năng và vinh hiển mà đên trong thời gian những người ấy còn sống. Đây không đề cập sự tái lâm. Hãy xét tình hình lúc Chúa Giêsu nói
194 WILLIAM BARCLAY
9,2-8
câu ấy. Lúc ấy Ngài chỉ ra ngoài xứ Palestine có một lần, lúc này Ngài vừa vượt qua biên giới Tia và Syđôn. Chỉ có một số ít người trong một xứ rất nhỏ, đã được nghe Ngài. Xứ Palestine chỉ dài khoảng 120 dặm từ Bắc chí Nam, rộng độ 40 dặm, từ Đông sang Tây, dân số tổng cộng chỉ khoảng 4.000.000 người. Đề cập đến chuyện chinh phục cả thế giới trong khi Ngài chưa hề ra khỏi một nước thật nhỏ là điều kỳ dị. Lại còn tệ hại hơn vì ngay cả trong cái xứ nhỏ bé đó Ngài đã khiêu khích sự thù địch của các lãnh tụ chính thống giáo, và của những người đang có quyền bính trong tay, cho nên hầu như Ngài không thể hy vọng gì khác hơn là chịu chết như một kẻ tà giáo, một kẻ sống ngoài vòng pháp luật. Trước tình hình như thế, có thể nhiều người nhận thấy Kitô giáo chẳng có chút tương lai nào, chỉ cần một thời gian ngắn, nó sẽ bị quét sạch, bị loại trừ khỏi thế gian này. Đứng về phương điện loài người mà nói, sô" người bi quan ấy rất có lý. Nhưng hãy xét xem điều đã xảy ra, chỉ hơn ba mươi năm sau, Kitô giáo đã phát triển khắp Tiểu Á. Antiokia trở thành một Hội Thánh lớn của Chúa Kitô. Kitô giáo đã thâm nhập Aicập, Kitô hữu rất có thế lực tại Alexandria. Đạo Chúa đã vượt biển lan tràn khắp Hy Lạp để đến Roma, đã tràn khắp thế giới như một dòng thủy triều không gì có thể ngăn chặn nổi. Điều hết sức lạ lùng trái với mọi trông mong là ngay trong sinh thời của nhiều người đã có mặt lúc đó, Kitô giáo đã đến với đầy đủ quyền năng. Cho nên điều Chúa Giêsu nói chẳng những không sai mà còn đúng tuyệt đối.
Điều đáng ngạc nhiên nơi Chúa Giêsu là Ngài không bao giờ thất vọng. Đứng trước sự cứng cỏi của tâm trí con người, trước sự chống đối, thập giá và cái chết, Ngài không hề nghi ngờ về chiến thắng sau cùng của mình, vì Ngài không hề nghi ngờ Thiên Chúa. Ngài luôn luôn chắc chắn việc bất năng đối với loài người sẽ toàn vẹn trong khả năng của Thiên Chúa.
Tin Mừng Mác Cô, Chú Giải Tin Mừng Mác Cô, Chú Giải - William Barclay