We don’t believe in rheumatism and true love until after the first attack.

Marie E. Eschenbach

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Van Kien
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1332 / 40
Cập nhật: 2016-09-17 16:45:12 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6
hông Được Tôn Trọng Nơi Quê Hương
Máccô 6,1-6
1 Đức Giêsu ra khói đó và đến nơi qué quán của Người, có các môn đệ đi theo. 2 Đen ngày sabát, Người bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên. Họ nói: "Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì? 3 Ông ta khônq 'phải là bác thợ, con bà Maña, và anh em của các ông Giacôbê, Gỉôxết, Giađa và Simón sao? Chị em của ông không phải là bà con loi xóm với chủng ta sao? “ Vci họ vấp ngã vì Người. 4 Đức Giêsu bảo họ: “Ngôn sứ có bị rẻ rủng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hav giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi. ”5 Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ.6 Người lây làm lạ vì họ không tin.
Khi trở về Nazaret Chúa Giêsu đã tự đặt mình vào một trường hợp chịu thử thách nghiêm trọng. Ngài đang trở về thành phố quê hương, chưa có ai chỉ trích Ngài nghiêm khắc cho bằng những người từng quen biết Ngài từ thời thơ ấu. Ngài không hề có ý trở yê quê quán cách riêng tư, chỉ thăm lại ngôi nhà và những người thân thuộc cũ. Ngài trở về với các môn đệ của mình, nghĩa là Ngài về quê với tư cách một Rabi. Các Rabi vẫn đi đây đi đó trong xứ V(3i nhóm môn đệ của họ. Với tư cách Rabi, Ngài đã trở về cùng Với các môn đệ.
128 WILLIAM BARCLAY
u, 1-u
Ngài vào hội đường và dạy dỗ. Người ta không hào hứng tiếp nhận lời giáo huấn của Ngài, trái lại còn tỏ vẻ thù địch. “Họ vấp ngã vì Người”. Họ tức giận vì một người xuất thân từ một bối cảnh xã hội như Chúa Giêsu, lại nói năng và hành động như vậy. Sự quá quen thân thường làm phát sinh thù ghét sai lầm. Họ không chịu nghe những gì Ngài nói, vì hai lý do:
1/ Họ bảo nhau “Ông này không phải bác thợ sao?” Từ dùng chỉ thợ mộc là tekton. Tekton có nghĩa là một thợ làm đồ gỗ, nhưng không chỉ đơn giản là một thợ làm đồ gỗ mà thôi, nó còn có nghĩa là một nghệ nhân, một người làm nghề thủ công tinh xảo. Homer đề cập đến tekton như người đóng tàu, cất nhà, xây đền đài. Đời xưa và cả ngày nay nữa, tại nhiều nơi, trong một thị trấn nhỏ hay làng mạc, người ta có thể tìm ra một người thợ thủ công có thể làm bất cứ việc gì, từ việc đóng chuồng gà đến việc cất nhà, người ấy có thể xây tường, dặm vá mái nhà, sửa khung cửa. Đó là thợ thủ công với ít dụng cụ hoặc chỉ tay không, với một sô" tối thiểu công cụ thô sơ nhất, có thể làm được bất cứ việc gì. Chúa Giêsu là người như thế, sở dĩ người làng Nazaret khinh dể Chúa Giêsu vì Ngài là một cône nhân, một người thợ. Ngài là một người bình thường, một thường dân, một con người chất phác.
Một trong những lãnh tụ quan trọng của phong trào công nhân là Will Crooks. Ông sinh ra trong một gia đình rất nghèo, ký ức đầu tiên ông ghi nhận là hình ảnh mẹ ông đang khóc vì không biết lấy gì để ăn trong bữa ăn sau. Ông bắt đầu làm việc trong một lò rèn, lương hàng tuần là năm hào. Ông trở thành một tay thợ giỏi, dũng cảm và ngay thẳng nhất thời bây giờ. Ông tham gia việc chính trị ở ngay thị xã và trở thành chủ tịch đầu tiên của phong trào Lao động thị xã Luân Đôn. Nhiều người rất bất mãn khi Will Crooks thành chủ tịch tại Poplar. Ngày nọ, trong đám đông, một mệnh phụ dè bỉu ông “Người ta bầu Crooks làm chủ tịch á, anh ta chỉ là dân thợ tầm thường mà thôi”. Một người trong đám đông, chính là Crooks, đã quay lại bỏ nón ra và nói “Hoàn toàn đúng, thưa bà, tôi chỉ là một dân lao động”.
Dân chúng ở Nazaret khinh dể Chúa Giêsu chỉ vì Ngài là một công nhân tầm thường, với chúng ta thì đó là vinh quang của Ngài, vì nó có nghĩa khi Con Thiên Chúa xuống thế gian, Ngài không hề đòi hỏi một miễn trừ nào. Ngài bằng lòng nhận lây cuộc đời tầm
0,1-0
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ​129
thường với tất cả những công việc tầm thường. Những may rủi về gia thế, giàu nghèo và phổ hệ chẳng có gì quan trọng đối với nhân cách cả. Chúng ta cần cảnh giác đối với sự cám dỗ đánh giá một người căn cứ vào bề ngoài, vào những cái tạm thời nay còn mai mất, chứ không căn cứ vào giá trị nội tại nơi chính người ấy.
2/ Họ nói “Không phải đây là con bà Maria hay sao? Không phải chúng ta đều biết rõ anh em ông ta sao?” Sự kiện họ gọi Chúa Giêsu là con bà Mâria cho chúng ta biết có lẽ Giuse đã qua đời. Từ đó, chúng ta hiểu được một trong nhiều điều bí ẩn của đời sống Chúa Giêsu. Ngài chết lúc chỉ được ba mươi ba tuổi, nhưng Ngài không lìa bỏ Nazaret trước năm ba mươi tuổi (Lc 3,23). Tại sao Ngài lại trì hoãn lâu đến thế? Tại sao Ngài vẫn nán lại Nazaret trong khi cả thế gian đang chờ đợi cứu rỗi? Có phải vì Giuse đã chết sớm và Chúa Giêsu phải đảm nhiệm việc nuôi dưỡng mẹ? Ngài vốn trung tín ngay trong những việc nhỏ nhặt, cho nên cuối cùng Thiên Chúa giao cho Ngài làm rất nhiều việc.
Nhưng dân chúng Nazaret lại khinh dể Ngài vì họ biết rõ gia đình Ngài. Thomas Campell là một nhà thơ lớn. Cha ông lại chẳng biết gì về thi ca. Khi Thomas xuất bản tập thơ đầu tay, với tên tác giả là Thomas, ông gửi một tập tặng cha mình. Ông cụ cầm tập thơ lên xem. Thật ra ông chỉ nhìn vào bìa sách chứ chẳng đọc gì trong nội dung. Ông cụ kinh ngạc tự nhủ “có ai nghĩ được nó có thể làm một cuốn sách như vậy nhỉ”. Nhiều khi sự thân thuộc đáng lẽ phải tạo ra một sự tôn trọng mỗi ngày càng gia tăng, nó lại tạo ra sự coi thường, xem nhẹ hơn. Lắm khi chỉ vì chúng ta sống quá gần gũi với một người nào đó nên không thấy được chỗ cao thượng, vĩ đại của người ấy.
Kết quả của mọi việc vừa kể là Chúa Giêsu không thể làm nhiều phép lạ tại Nazaret. Môi trường không thích hợp, có nhiều điều chỉ thực hiện được trong hoằn cảnh thích hợp.
]/ Ngày nay vẫn thế, nếu một người không chịu để chữa bệnh thì khồng thể lành bệnh được. Margot Asquith kể lại cái chết của Neville Chamberlain. Mọi người đều biết chính sách của Neville đã khiến chính ông ta rất đau lồng. Margot đến gặp và nói với bác sĩ của ông ta là Lord Horder “Ồng chẳng có khả năng một bác sĩ, Chambertain chỉ lớn hơn Churchill vài tuổi và phải nói là ông ta
khỏe mạnh lắm, ông có quý mến ông ấy không?” Lord Horder đáp “Tôi rất quý mến ông ta, tôi thích tất cả những con người khó thương ấy, tôi đã gặp nhiều người như thế rồi. Ông ta bị chứng rụt rè. Ông ta không muốn sống, khi một người nào đã nói thế chẳng có bác sĩ nào có thể cứu nổi người ấy”. Chúng ta có thể gọi đó là đức tin, là ý chí muôn tồn tại, nhưng nếu không có nó chẳng một ai có thể sống được.
2/ Trong một bầu không khí không thuận lợi, không còn có thể giảng dạy gì được, các nhà thờ của chứng ta khác hẳn nếu tín hữu nhớ rằng chính họ phải giảng hơn phân nửa bài giảng. Trong một bầu khôníĩ khí chờ đợi, khao khát thì chỉ cần một ít cố gắng, ngọn lửa cũng có thể cháy bùng lên. Nhưng trong một bầu không khí lạnh lùng chỉ để chê bai, chỉ trích hoặc với thái độ hờ hững, dửng dưng, thì những lời nói dù được đầy tràn Thánh Thần, vẫn từ trời rơi xuống đất và bị chết cứng.
3/ Trong một bầu không khí không thuận lợi, thì không thể có sự hòa giải. Nếu người ta chỉ họp lại để từ chối thù ghét nhau, thì họ vẫn cứ thù ghét nhau. Nếu người ta chỉ họp nhau lại để cảm thông nhau thì họ vẫn hiểu lầm nhau. Nếu người ta chỉ họp nhau lại để không thấy gì khác hơn là quan điểm riêng của chính mình, họ sẽ chẳng còn thấy ai khác nữa. Nhưng nếu mọi người đến với nhau bằng tình yêu của Chúa Giêsu để tìm cách thương yêu nhau, thì dù những kẻ vốn cách xa nhau hơn hết, vẫn có thể hiệp nhất trong Chúa.
Chúng ta vốn được giao phó trọng trách, hoặc tiếp tay, hoặc ngăn trở công việc của Chúa. Chúng ta có thể mở rộng cửa cho Ngài, hoặc đóng nó lại trước mặt Ngài.
Những Người Tiền Hô Cho Nhà Vua
Máccô 6,7-11
7 Người gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai. đi từng hai người một. Người ban cho các ông quyền trừ quỷ.8 Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền đồng để giắt lưng;9 được đi dép, nhưng không được mặc hai áo.10 Người bảo các ông: “Bât cứ ở đâu, khi
6,7-11
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 131
anh em đã vào nhà nào, thì cứ ở lại đổ cho đến lúc ra đi. " cỏn nơi nào người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi đỏ, hãy giũ bụi chân đế tỏ ỷ phản đối họ. ”
Chúng ta sẽ hiểu rõ đoạn sách này hơn, nếu chúng ta có trong trí một hình ảnh về cách ăn mặc của người Do Thái tại Palestine vào thời của Chúa Giêsu. Họ có năm trang phục.
1/ Phần áo lót mặc lên người trước nhất là cái chiton hay sindon, tức là áo trong. Áo này rất đơn giản, chỉ là một màu vải dài xếp đôi rồi may một bên. Nó khá dài đủ che phủ đến bàn chân. Hai góc ở phần trên được khoét để làm hai cánh tay ra. Loại áo này thường được bán ra mà chưa khoét cổ. Điều đó cho ta biết áo vẫn còn mới, để người mua tùy tiện khoét phần cổ sao cho vừa với khổ người của mình. Thí dụ như kiểu cổ áo của nam với nữ khác nhau, cổ áo phụ nữ phải rộng để có thể cho con bú. Tóm lại chiếc áo trong chỉ khác hơn cái bao một chút có khoét hai lỗ ở hai góc phía trên. Trong hình thức phát triển hơn, nó có hai tay áo dài được khâu dính vào và đôi khi xẻ ở phía trước để tra nút và cài lại.
2/ Chiếc áo ngoài được gọi là himation. Ban ngày nó được dùng làm áo choàng và ban đêm làm mền. Nó gồm một tấm vải dài hơn 2 mét, khổ rộng khoảng 1,4 đến 1,5, rộng khoảng 0,4m mỗi bên được xếp và may lại, khoét lỗ ở phía trên để xỏ tay được. Vì thế nó gần như vuông vức. Thường thường nó là hai khúc vải, mỗi khúc dài hơn 2m, rộng khoảng 0,6-0,7m may dính vào nhau. Đường may nằm phía sau lưng. Nhưng chiếc áo ngoài đặc biệt có thể dệt cẩn thận nguyên tấm không có đường may như chiếc áo dài của Chúa Giêsu vậy (Ga 19,23). Đây là chiếc áo chính trong toàn bộ y phục.
3/ Có dây thắt lưng. Dây thắt lưng để buộc phía ngoài hai chiếc áo vừa kể trên. Khi cần làm việc hay chạỵ, người ta vén các vạt áo trong lên và giữ lại bằng dây-íhắt lưng- cộ khi chiếc áo ngắn đư<ic vén lên ở phía trên dây thắt lưng, chỗ trống phía trước thắt lưng có thể đặt một bao hoặc một gói gì đó để mang đi. Dây thắt lưng thường được may hai lớp khoảng 4 tấc rưỡi từ mỗi đầu. Phần may hai lớp thường dùng làm túi đựng tiền.
4/ Có khăn vuông che đầu. Khăn vuông che đầu bằng vầi, rộng khoảng lm2, thường màu trắng, xanh hoặc đen. Thỉnh thoảng cũng
132 WILLIAM BARCLAY
6,7-11
CÓ loại khăn bằng lụa màu, nó được xếp theo đường chéo góc, cột lên đầu để chê gáy gò má và mắt cho khỏi sức nóng và tia nắng của mặt trời. Người ta cột nó vòng quanh đầu bằng một sợi dây da co giãn được sao cho dễ mở ra.
5/ Có đôi dép. Dép chỉ là những miếng da bằng phẳng có xoi lỗ, có khi bằng gỗ hoặc bẹn bằng rơm. Người ta xỏ dây và cột nó vào bàn chân để mang.
Túi tiền có thể là hai vật sau đây:
(a) Nó có thể là chiếc túi đi đường bình thường. Túi này được may bằng da dê con. Thường thì bộ da con vật được lột nguyên miếng nên vẫn giữ hình dáng con vật, đủ cả chân, đuôi và đầu. Hai túi có dây để đeo trên vai. Trong đó người chăn chiên, khách hành hương, hoặc kẻ đi đường đựng bánh mì, nho, trái ôliu và bánh sữa đủ ăn một hai ngày.
(b) Có một điểm gợi ý rất thú vị ở đây. Từ Hy Lạp pera có nghĩa là chiếc bao quyên góp. Thường thường các thầy tư tế và người sùng đạo ra đi với chiếc bao này để góp nhặt các của đóng góp cho đền thờ. Họ được mô tả là “những tên trộm cướp ngoan đạo với các chiến lợi phẩm phình to thêm, từ làng này sang làng khác”. Có một tấm bia của một người tự xưng là nô lệ của nữ thần xứ Syri, cho biết mỗi chuyến đi như vậy, anh ta lại mang về cho nữ thần của mình 70 bao đầy.
Nếu chúng ta hiểu theo nghĩa thứ nhất thì Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ Ngài đừng mang theo thức ăn khi đi đường, nhưng phải tin cậy vào Thiên Chúa trong mọi sự. Còn theo nghĩa thứ hai, thì lời dạy ấy có nghĩa là họ không nên tham lam mà vơ vét như các thầy tư tế. Họ phải đi đây đi đó để cho đi chứ không phái để thâu gom của cải.
Ớ đây còn thêm hai điều lý thú khác nữa:
1/ Theo luật của các Rabi, thì khi vào đến các sân của đền thờ, người ta phải để lại đó chiếc gậy, đôi dép và túi bạc. Mọi vật tầm thường phải được xếp qua một bên khi vào nơi thánh. Có lẽ Chúa Giêsu đang nghĩ đến việc đó và Ngài ngụ ý dạy rằng các căn nhà khiêm tốn mà các môn đệ Ngài vào, đều là những nơi thánh thiêng như các sân trong đền thờ vậy.
6,12-13
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 133
2/ Bên phương Đông, việc ân cần tiếp đãi khách lạ được xem là một bổn phận thiêng liêng. Khi có người lạ vào làng, người ấy không cần đi tìm nơi trú ngụ vì chính làng ấy có nhiệm vụ tiếp đãi họ. Chúa Giêsu dạy các môn đệ của Ngài rằng nếu người ta từ chối không chịu tiếp đãi, đóng cửa, bịt tai lại, các ông cứ phủi bụi dính chân họ rồi đi nơi khác. Luật của các Rabi dạy rằng bụi đất nơi dân ngoại vốn ô uế, nên khi một người từ xứ khác vào Palestine, phải phủi cho sạch không còn một hạt bụi ô uế nào. Chúa Giêsu muôn dạy nếu họ không chịu nghe các ngươi, việc duy nhất các ngươi có thể làm là đối xử với họ như cách người Do Thái khắt khe vẫn đối xử với nhà của người ngoại. Giữa họ và các ngươi chẳng còn có liên hệ gì với nhau nữa cả!
Vậy chúng ta thấy dấu hiệu của một môn đệ Chúa là sống thật đơn giản, hoàn toàn tin cậy Thiên Chúa và phải luôn luôn đem ơn phúc đến cho người khác chứ không phải mong thiên hạ làm phúc cho mình.
Thông Điệp Và Lòng Thương Xót của Nhà Vua
Máccô 6,12-13
12 Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hổi.13 Các ông trừ được nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau om và chữa họ khỏi bệnh.
Nói vắn tắt, đây là bản phúc trình công tác mà các môn đệ đã trình lên Chúa Giêsu sau khi Ngài sai phái họ ra đi.
1/ Họ rao truyền sứ điệp của Chúa Giêsu cho quần chúng. Theo nghĩa đen, từ được dùng chính là từ dùng cho sự công bố của sứ giả tiền trạm. Khi các tông đồ đi ra rao giảng cho mọi người, các vị không hề tạo ra sứ điệp, các vị mang một sứ điệp. Họ không nói với mọi người điều họ tin hay thấy là đúng nhưng chỉ nói lại cho mọi người biết những gì Chúa Giêsu đã bảo họ. Các tông đồ không đem ý kiến của mình đến với người khác mà chỉ mang đến cho mọi người chân lý của Thiên Chúa. Sứ điệp của các ngôn sứ bao giờ cũng bắt đầu bằng câu “Đức Chúa phán vậy”. Người muốn mang một sứ điệp kiến hiệu và thành công đến cho kẻ khác, trước hêt phải nhận từ nơi Chúa.
134 WILLIAM BARCLAY
6,12-13
2/ Các vị mang theo sứ điệp của nhà vua đến cho mọi người và sứ điệp đó là “hãy hốì cải”. Đây là một sứ điệp gây khó chịu cho mọi người. Hôi cải có nghĩa là thay đổi ý, sau đó hành động phù hợp với sự đổi ý đó, có nghĩa là đổi ý và thay đổi luôn hành động nữa. Hối cải bao gồm sự thương tổn vì phải tự nhận con đường mình đang đi là sai lầm, đầy cay đắng. Hối cải bao gồm sự xáo trộn, vì nó có nghĩa là người ta phải hoàn toàn đảo ngược nếp sống.
Chính vì thế mà ít người chịu hôi cải, vì hầu hết người ta không muôn bị quấy rầy. Trong một câu sống động, bà Asquith đề cập đến số người “lãng phí cho đến chết”. Nhiều người vẫn hành động như thế. Họ oán ghét mọi hành động gây căng thẳng, nỗ lực. Với họ, cuộc đời là “một vùng đất chỉ có buổi chiều”. Theo một vài phương diện, một tội nhân hung hăng, công khai xông vào mục tiêu tự chọn vẫn dễ cuốn hút hơn một người đi rông tiêu cực, ủ rũ trôi giạt cách nhu nhược và chẳng có một định hướng gì cho đời sống cả.
Trong tác phẩm Quo Vadis có một đoạn trong đó chàng thanh niên Roma Vinicius yêu một cô gái là một Kitô hữu. Vì Vinicius không phải là Kitô hữu nên cô ta không muôn liên hệ với cậu. Cậu theo cô ấy đến những buổi họp thầm lén ban đêm của một sô" Kitô hữu, tại đó chẳng ai nhận ra cậu, và cậu lắng nghe Phêrô giảng dạy. Lúc đang nghe có một việc đã xảy đến cho cậu: “Vinicius cảm thấy rằng nếu muôn theo lời dạy ấy, cậu phải đặt trên đông lửa hừng tất cả mọi ý nghĩ, thói quen, tính tình, cả bản chất của mình cho đến khoảnh khắc nào đó và thiêu đốt tất cả ra tro, rồi tiếp nhận vào người sự sông khác hẳn, một linh hồn hoàn toàn mới mẻ”.
Đó là hối cải. Nhưng nếu một người không mong ước gì hơn là được để yên một mình thì sao? Sự thay đổi không nhất thiết chỉ từ chỗ trộm cắp, sát nhân, dâm loạn, cùng các tội tỏ tường khác. Sự thay đổi có thể xảy ra ngay trong một đời sống ích kỷ, tham lam, chẳng xem ai ra gì, thay đổi từ chỗ lấy cái tôi làm trung tâm, và mọi sự thay đổi như vậy ắt sẽ gây rất nhiều tổn thương. w. M. Macgregor có trích một câu nói của vị giám mục trong quyển “Những Kẻ Khôn Cùng”của Victor Hugo “Tôi luôn luôn gây rối cho một vài người trong đám họ, vì qua tôi, một luồng không khí từ bên ngoài đã thổi tới họ, sự có mặt của tôi giữa họ khiên họ cảm
6,14-15
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 135
thấy như có một khung cửa được mở toang và họ đang ở trong vùng có gió lùa”. Hối cải không chỉ là hối tiếc về mặt tình cảm mà thôi, mà là làm cách mạng. Vì lý do ấy đã có rất ít người chịu hối cải.
3/ Các tông đồ đưa đến cho người ta ơn thương xót của nhà vua. Không phải họ chỉ đem đến cho người ta những đòi hỏi làm đảo lộn mà thôi, nhưng họ cũng cần mang đến sựtrợ giúp và chữa bệnh nữa. Họ đem đến sự giải phóng cho những người bị quỉ ám cùng khổ. Ngay từ đầu Kitô giáo đã nhắm mục đích đem sức khỏe, sự lành mạnh cho cả xác lẫn hồn. Kitô giáo không chỉ nhằm cứu rỗi lình hồn mà thôi, nhưng là cứu rỗi con người toàn diện. Ki tô giáo không chỉ đưa ra một tay kéo người ta lên khỏi chỗ suy đồi đạo đức, nhưng cũng đưa tay còn lại kéo người ta ra khỏi sự đau đớn, khổ sở của thân xác. Điều rất có ý nghĩa, là các môn đệ còn xức dầu cho mọi người nữa. Đời xưa, dầu được xem là thuốc trị bá chứng. Galen là ý sĩ đại tài người Hy lạp nói “Dầu là thuốc hay nhất để trị bệnh cho thân thể”. Khi đặt trong tay các tôi tớ của Chúa Cứu Thế, dầu được thêm một đặc tính mới. Điều lạ lùng là các môn đệ sử dụng những vật mà trí thức hạn chế của loài người thời bấy giờ vẫn biết rõ, nhưng Thần Khí Chúa đã ban cho họ một quyền phép mới và một đặc tính mới trong cách trị bệnh cổ truyền đó. Quyền năng của Chúa trở thành có giá trị trong mọi việc thông thường khi người ta có đức tin.
Vậy mười hai tông đồ đã đem đến cho nhân loại sứ điệp cứu rỗi, lòng thương xót của Nhà Vua, và cho đến ngày nay, đó vẫn là nhiệm vị hằng ngày của Kitô hữu.
Ba Câu Kết Luận về Chúa Giêsu
Máccô 6,14-15
14 Vua Hèrôđê nghe biết về Đức Giêsu, vì Người đã nôi danh, cỏ kẻ nói: "Đó là ông Gioan Tẩy Giả từ côi chết trỗi dậy, nên mới có quyền hăng làm phép lạ. ”15 Kẻ khác nói: “Đó là ông Êlia. ” Kè khác nữa lại nói: "Đó là một ngôn sứ như một trong các ngôn sứ. ”
Lúc ấy các tin tức về Chúa Giêsu được loan truyền khắp nơi. Chuyện mọi người kể về Chúa Giêsu đến tai vua Hêrôđê. Vì sao
136 WILLIAM BARCLAY
6,14-15
mãi lúc ấy Hêrôđê mới được nghe về Chúa Giêsu. Có lẽ vì trụ sở chính thức của nhà vua ở tại Galilê, nằm trong thành phố Tibêria. Thành phố này phần lớn có tính cách của một thành phố dành cho dân ngoại, và theo như chúng ta biết, Chúa Giêsu chưa hề đặt chân đến đó. Nhưng sứ mệnh của mười hai tông đồ đã làm danh tiếng của Chúa Giêsu lan ra khắp xứ Galilê, ai ai cũng nói về Ngài. Trong đoạn sách này chúng ta có ba câu kết luận về Chúa Giêsu.
1/ Có lời kết luận của một lương tâm phạm tội. Hêrôđê bị mặc cảm tội lỗi vì đã cho phép xử tử Gioan Tẩy Giả, nên giờ đây, nhà vua bị ám ảnh vì việc mình đã làm. Khi một người đã làm một việc gian ác, cả thế giới biến thành kẻ thù của người ấy. Tự thâm tâm, nhà vua không điều khiển được chính tư tưởng của ông và hễ ông suy nghĩ, tư tưởng ông vẫn quay về với điều gian ác ông đã làm. Chẳng ai có thể tránh được việc phải sông riêng với chính mình và khi nội tâm tự tố cáo, đời sống trở nên không thể chịu đựng được. Đôi với người ngoài, nhà vua lo sợ người ta sẽ phát giác, ông cũng sợ một ngày nào đó các hậu quả do việc làm gian ác của ông sẽ đổ lại trên đầu ông. Những kẻ biết rõ việc sai quấy mình đã làm, đều có tâm trạng đó.
Trước đây ít lâu, có một phạm nhân vượt ngục ở Glasgow, 48 tiếng đồng hồ sau anh ta bị bắt lại trons tình trạng bị lạnh cóng, đói khát và kiệt sức. Anh ta thú nhận rằng mình làm việc đó thật vô ích. Anh nói: “Tôi chẳng được lấy một phút nào bình an, tôi luôn luôn bị theo dõi, săn đuổi. Tôi không được một phút yên lành, tôi không thể dừng lại để ăn, để ngủ”. Bị săn đuổi, đó là từ hết sức chính xác dành cho kẻ đã làm một việc gian ác. Khi Hêrôđê nghe nói về Chúa Giêsu, ý nghĩa lóe sáng trong tâm trí nhà vua là Gioan, người ông đã giết, nay quay về để chạm mặt ông. Một đời sống phạm tội thì luôn bị ám ảnh, bao giờ kẻ phạm tội cũng phải trả giá đắt.
2/ Có lời kết luận của con người ái quốc. Có một số người nghĩ Chúa Giêsu chính là ngôn sứ Êlia lại đến với họ. Dân Do Thái đang trông đợi Đâng Mêsia. Có nhiều ý kiến về Đấng Mêsia, nhưng ý thông thường nhất về Đấng Mêsia là một vị vua chiến thắng, trước hêt sẽ đem lại cho dân Do Thái quyền tự do, độc lập, rồi sau đó, sẽ cầm đầu họ trong một chiến dịch chinh phạt và chiến thắng cả thế giới. Nhưng có một điểm chính yếu trong niềm tin, ây là trước
6,16-29
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 137
khi Đấng Mêsia đến, thì Êlia đại ngôn sứ sẽ trở lại làm sứ giả tiền trạm, người đến trước để báo tin về Đấng Mêsia. Cho đến nay, mỗi lần dự Lễ Vượt Qua Do Thái chừa một ghế trông trong bàn tiệc dành cho Êlia họ gọi đó là chiếc ghế của Êlia. Họ đặt trước chiếc ghế ấy một ly rượu nho, có một lúc nào trong giờ hành lễ, họ ra cửa, mở rộng để Êlia có thể vào báo tin cho họ Đấng Mêsia sắp đến. Đây là kết luận của người muốn thấy nơi Chúa Giêsu sự thành tựu các tham vụng của riêng mình. Họ nghĩ về Chúa Giêsu không phải như Đấng họ phải tuân phục, phải vâng lời, nhưng như kẻ họ có thể lợi dụng. Người như thế nghĩ về các tham vọng của chính họ hơn là ý của Thiên Chúa.
3/ Có lời kết luận của những người đang trông chờ lời phán dạy của Đức Chúa Trời. Có người thấy Chúa Giêsu là một ngôn sứ. Vào thời ấy, dân Do Thái đang đau lòng vì ý thức rằng tiếng nói ngôn sứ đã im lặng từ 300 năm rồi. Họ vẫn nghe các Rabi cãi nhau về luật, họ vẫn nghe các bài giảng đạo đức trong các hội đường, nhưng 300 năm qua, họ chưa nghe lại câu nói bắt đầu: “Đức Chúa phán như vậy”. Nhưng con người vào thời đó không ngờ họ đang nghe chính lời của Thiên Chúa, họ được nghe Chúa Giêsu. Thật sự Chúa Giêsu còn hơn là ngôn sứ. Không phải Ngài chỉ đem lời Chúa đến, nhưng còn đem đến cho họ chính quyền năng, sự sống và sự hiện diện của Thiên Chúa. ít ra, sô" người thấy Chúa Giêsư là một ngôn sứ cũng có lý hơn vua Hêrôđê - kẻ đang bị lương tâm cắn rứt - và những người ái quốc đang chờ đợi Đấng Mêsia. Nếu họ chịu kiên trì nuôi dưỡng ý nghĩ đó về Chúa Giêsu, họ sẽ bước thêm một bước nữa để thấy Ngài chính là Con Thiên Chúa.
Khi Người Đàn Bà Gian Ác Báo Thù
Máccô 6,16-29
16 Vua Hêrôđê nghe thế, liền nói: “Ông Gioan, ta đã cho chém đầu, chỉnh ông đã trỗi dậy! ” 17 số là vua Hêrôđê đã sai người đi bắt ông Gioan và xiểng ông trong ngục. Lý do là vì vua đã lẩy bà Hêrôđia.vợ của người anh là Philípphê,18 mà ông Gioan lại bảo: “Ngcìi không được phép lay vợ của anh ngài! ” 19 Bà Hêrôãia căm thù ông Gioan và muôn giêt ông, nhưng không được.20 Thật vậy,
138 WILLIAM BARCLAY
6,16-29
vua Hêrôđê biết ông Gioan là người công chính thảnh thiện, nên sợ ông, và còn che chở ông. Nghe ông nói, nhà vua rất phân vân, nhưng lại cứ thích nghe.21 Một ngày thuận lợi đến: nhân dịp mừng sinh nhật của mình, vua Hêrỏđê mở tiệc thết đãi bá quan văn võ và các thân hào miền Galiỉê.22 Con gái bà Hêrôđia vào biểu dien một điệu vũ, Um cho nhà vua và khách dự tiệc vui thích. Nhà vua nói với cô gái: “Con muốn gì thì cứ xin, ta sẽ ban cho con. ”23 Vua lại còn thể: “Con xin gì, ta cũng cho, dù một nửa nước của ta cũng được. ”24 Cô gái đi ra hỏi mẹ: “Con nên xin ẹ/' đây? " Mẹ cô nói: “Đầu Gioan Tẩy Giả. ”25 Lập tức cô vội trở vào đến bên nhà vua và xin rằng: “Con muốn ngài ban ngay cho con cái đầu ông Gioan Tẩy Giả, đặt trên mâm. ” 2b Nhcj vua buồn lam, nhưng vỉ đã trót thề, lại thể trước khách dự tiệc, nên không muốn thất hứa với cô.27 Lập tức, vua sai thị vệ đi VCI truyền mang đầu ông Gioan tới. Thị vệ ra đi, chặt đầu ông ở trong ngục,28 bưng đầu ông trên một cái mâm trao cho cô gái, và cô gái trao cho mẹ.29 Nghe tin ấy, môn đệ đến lấy thì hài ông vù đặt trong một ngôi mộ.
Câu chuyện có đủ tình tiết của một lời kịch vĩ đại.
Trước hết, hãy nhìn vào sân khấu. Sâu khâu đây là lâu đài Machaerus. Lâu đài này sừng sững trên một ghềnh đá riêng lẻ, có nhiều thung lũng hiểm trở vây quanh, trông ra bờ Biển Chết ở phía Đông. Đây là một trong những thành trì riêng biệt, kiên cố, bất khả xâm phạm. Mãi đến ngày nay, người ta vẫn còn nhìn thấy các ngục tù của lâu đài ấy, và du khách vẫn còn thấy các khoen, các mấu sắt gắn vào tường, có thể Gioan Tẩy Giả đã từng bị cột vào đấy. Và màn chót của cuộc đời ngài đã diễn ra tại tòa lâu đài âm phủ hoang vắng này.
Thứ hai, hãy nhìn vào các nhân vật. Sợi dây hôn nhân rắc rối của dòng họ Hêrôđê này thật khó tưởng tượng nổi, và mối liên hệ vô cùng phức tạp giữa họ với nhau thật khó lòna gỡ cho ra. Khi Chúa Giêsu giáng sinh, Hêrôđê đại đế đang trị vì. Ông ta là người hạ lệnh tàn sát trẻ con tại Bêlem (Mt 2,16-18) Hêrôđê đại đế cưới vợ nhiều lần. Vào gần cuối đời, ông gần như mất trí vì bệnh hoài nghi, ông đã giết hết người này đến người khác trong dòng họ mình, đến nỗi người Do Thái có câu tục ngữ: “Làm con heo của vua Hêrôđê còn an toàn hơn làm con trai vua ấy”.
6,16-29
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 1 39
Trước nhất, nhà vua cưới Doris và có một con trai với bà ta là Anúpater, về sau bị ông ta giết đi. Rồi nhà vua cưứi Mariamne người Hasmonean, có hai con trai với bà này là Alexander và Aristobulus, về sau cũng bị ông ta giết chết. Hêrôđia, ác phụ của khúc đoạn này, chính là con gái của Aristobulus. Rồi ông lại cưới một bà Mariamne khác gọi là Boethusian, với bà này nhà vua có một con trai tên là Hêrôđê Philípphê là người cưới Hêrôđia là con gái của Aristobuius, anh cùng cha khác mẹ với mình, nghĩa là đã lấy đứa cháu gọi mình bằng chú. Với Hêrôđia, Hêrôđê Philípphê có một con gái tên là Salômê, là cô gái đã khiêu vũ trước mặt Hêrôđê đang cai trị xứ Galilê trong đoạn sách này. Sau đó Hêrôđê đại đế lại cưới Malthake, với bà này, ông ta có hai con trai, Akhêlaô và Hêrôđê Antipa, là vua Hêrôđê trong đoạn sách này lúc ấy đang cai trị xứ Galilê. Hêrôđê Philípphê người cưới Hêrôđia và là cha của Salômê, không được thừa kế phần đất nào của Hêrôđê đại đế cả, ông ta sông với tư cách một công dân giàu có tại Roma. Hêrôđê Antipa - là Hêrôđê của đoạn sách - đến thăm ông tại Roma. Tại đó Hêrôđê Antipa quyến rũ Hêrôđia, thuyết phục bà bỏ chồng để lấy ông ta.
Bây giờ, hãy ghi nhận xem Hêrôđia là ai: (a) Bà ta là con gái Aristobulus người anh cũne cha khác mẹ với Hêrôđê Antipa tức là cháu gọi ông này bằng chú. (b) Bà là vợ của Hêrôđê Philípphê người anh trai khác mẹ với Hêrôđê do đó là chị dâu của Hêrôđê Antipa. Trước kia có cưới con gái của vua xứ Nêbát, một xứ của người Ảrập. Bà này trốn cha, khiến ông này đánh chiếm lãnh thổ của Hêrôđê để trả thù danh cho con gái và đánh bại Hêrôđê hết sức nặng nề. Để hoàn tất bức tranh khiến mọi người phải sửng sốt này - cuối cùng Hêrôđê đại đế cưới Cleopatra, ở Giêrusalem với bà này có được một con trai là Philípphê vua chư hầu. Vua Philípphê này lại cưới Salômê, vốn là con gái của Hêrôđê Philípphê anh cũng cha khác mẹ với mình và là con gái của Hêrôđia, còn Hêrôđia là con gái Aristobulus, một người anh cùng cha khác mẹ nữa của ông ta. Do đó Salômê vừa là cháu gọi ông ta bằng chú, đồng thời cũng là cháu gọi ông ta bằng ông chú. Nếu vẽ ra một bảng phổ hệ thì mọi sự việc trên đây sẽ được theo dõi dễ dàng hơn.
Trong lịch sử, rất hiếm có trường hợp người trong bà con ruột thịt lại lây nhau rắc rối, lộn xộn hàng loạt như trong dòng họ
140 WILLIAM BARCLAY
6,16-29
Hêrôđê này. Khi cưới Hêrôđia là chị dâu mình, Hêrôđê đã vi phạm luật Do Thái (Lv 18,16-20,21) và xem thường các luật lệ hợp lễ nghi luân lý.
Vì cuộc hôn nhân dâm tà này, và vì vua Hêrôđê có tình quyến rũ chị dâu mình, nên Gioan Tẩy Giả đã công khai khiển trách nhà vua. Phải can đảm lắm mới dám công khai quở trách một nhà vua độc tài, vốn cầm quyền sinh sát trong tay, và sự can đảm mà Gioan vốn có để khiển trách kẻ ác bất cứ khi nào ông trông thây, đã được kỷ niệm bằng một bài cầu nguyện trong sách đã SƯU tập để dành cho ngày kỷ niệm Gioan Tẩy Giả.
“Lạy Thiên Chúa toàn năng, do quyền năng của Ngài, tôi tớ Ngài là Gioan đã được sinh ra thật kỳ diệu và được sai đến để dọn đường cho con Ngài là Chúa Cứu Thế chúng con bằng việc rao giảng sự ăn năn, xin giúp chúng con cùng theo đuổi giáo lý và đời sống thánh thiện của người, để chúng con thật sự ăn năn theo lời rao giảng của người, luôn luôn noi gương Ngài để nói lên sự thật, mạnh dạn quở trách thói xấu và kiên trì chịu khổ vì chân lý”.
Mặc dù bị Gioan khiển trách, vua Hêrôđê vẫn sợ hãi và kính trọng ông, vì Gioan là một người chân thành và thánh thiện. Nhưng với Hêrôđia thì trái hẳn. Bà ta không nén được lòng căm thù và quyết tâm loại trừ ông. Bà ta đã gặp dịp may, vào dịp sinh nhật của nhà vua khi vua mở tiệc thiết đãi các tướng lãnh và triều đình. Trong bữa tiệc ấy, con gái Hêrôđia là Salômê đã đến để nhảy múa. Vào thời đó giữa một xã hội như vậy, vũ độc diễn là đáng kinh tởm và có tính cách dâm đãng. Một công chúa của dòng máu hoàng tộc lại tự giảm giá và phô bầy thân thể như vậy là điều không thể tin nổi vì vũ loại này là nghệ thuật của các cô gái mại dâm chuyên nghiệp. Chính sự kiện Salômê nhảy múa như thế cho thấy rõ tính nết xấu xa của cô ta và bà mẹ cô ta ra sao, khi cho phép và khuyên khích con mình làm thế. Nhưng Hêrôđê lại vui thích, nhà vua hứa thưởng cho nàng bất cứ điều gì, và như thế là Hêrôđia đã gặp may mắn để thực hiện thành công điều bà ta đã âm mưu từ lâu. Theo lời yêu cầu của bà ta, Gioan Tẩy Giả bị xử tử.
Từ mỗi nhân vật của câu chuyện này, chúng ta được những bài học sau đây:
6,16-29
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 141
1/ Trước mắt chúng ta. Hêrôđê bị lột trần, (a) Ông ta vốn có tính tình kỳ quặc bất nhất. Cùng một lúc ông ta vừa sợ hãi vừa kính nể Gioan. Cùng một lúc ông ta sợ tiếng nói của Gioan, đồng thời lại thích nghe Gioan nói. Trên thế giới này chẳng có sự pha trộn bản chất kỳ quặc như vậy. Chính đặc tình của con người khiến con người bị pha trộn. Qua tác phẩm “Nhật Ký Luân Đôn” Boswell kể lại trong lúc ngồi trong nhà thờ thờ phượng Chúa, đồng thời lại dự tính cách thức dẫn một gái điếm trên dường phố Luân Đôn về nhà mình ngay chính đêm đó.
Sự kiện lạ lùng về con người là bị ám ảnh bởi cả tội lỗi lẫn sự thánh thiện. Robert Louis Stevenson đề cập những kẻ “đem treo số đức hạnh còn lại của mình tại nhà chứa hay trên đoạn đầu đài”. Sir Norman Birkett, một luật gia và thẩm phán lừng danh nói về các tên tội phạm mà ông ta từng biện hộ hoặc xét xử như sau “Có lẽ họ muốn tìm cách thoát ra nhưng không thoát nổi, họ bị lên án đối với một số việc cao thượng. Suốt đời ước muốn làm lành theo đuổi họ bén gót, như người thợ săn quyết tâm theo đuổi con mồi vậy”. Hêrôđê có thể phạm tội, có thể vừa sợ, vừa thương Gioan, có thể thù ghét sứ điệp của ông nhưng vẫn không thể gỡ mình khỏi sức thu hút mạnh mẽ của tội. Hêrôđê chỉ là một con người, chúng ta có khác gì ông ta chăng?.
2/ Hêrôđê là con người hoạt động theo sự thúc đẩy nhất thời. Nhà vua đã cao hứng hứa với Salômê mà không kịp suy nghĩ. Có lẽ ông ta làm như vậy trong lúc qua chén. Ước gì mọi người biết thận trọng, ước gì mọi người biết suy nghĩ trước khi mở miệng nói, ước gì mọi người sẽ không quá dễ dãi với chính mình để khỏi lâm vào tình trạng bị mất hết quyền phê phán để khỏi làm những việc sau đó phải vô cùng hối tiếc, ân hận. Hêrôđê sợ điều thiên hạ có thể nói, sở dĩ nhà vua phải giữ lời hứa với Salômê vì ông ta đã hứa trước đám đông và không thể nuốt lời. Nhà vua sợ những tiếng chê cười, chế nhạo, nhà vua sợ thiên hạ bảo mình nhu nhược. Nhiều người đã làm những chuyện mà về sau họ rất hốì tiếc, chỉ vì đã không đủ can đảm đạo đức để làm việc phải, để làm cho đúng. Nhiều người sở dĩ biến mình tồi tệ hơn, chỉ vì sợ tiếng chê cười của những kẻ mệnh danh là bạn thân.
3/ Salômê và Hêrôđia cũng bị lột mặt nạ trước mặt chúng ta. Hêrôđia cũng có một cao vọng. Nhiều năm sau đó, Hêrôđê là
142 WILLIAM BARCLAY
6,30-34
chồng bà ta muốn được phong vương. Ông ta đến Roma cầu cạnh cho được tước vị ấy, nhưng thay vì được phong vương Hêrôđê lại bị đầy sang xứ Gaul, vì hoàng đế Roma cho rằng ông ta đã tỏ ra hỗn xược và không chịu phục tùng khi cầu xin tước bị đó. Hêrôđia được cho biết không cần phải theo ông ta trong cuộc lưu đày đó, bà ta có thể ra đi tự do, nhưng bà đã trả lời cách ngạo mạn rằng bất kỳ chồng bà đi đâu, bà cũng sẽ theo đến đó. Hêrôđia cho chúng ta thấy khi một người đàn bà cay cú, họ có thể làm bất cứ việc gì. Trên đời chẳng có gì tốt đẹp cho bằng một phụ nữ đức hạnh, nhưng chẳng có gì tàn tệ hơn một người đàn bà xâu xa. Các Rabi Do Thái có một câu tục ngữ khá vui, họ bảo, một phụ nữ tôt có thể lấy một anh chồng xấu, vì làm như vậy, cuối cùng người ấy có thể biến anh chàng thành một người tốt như mình. Nhưng một người đàn ông tốt không bao giờ nên cưới một cô vợ xấu nết, chắc chắn bà vợ sẽ lôi anh ta xuống ngang hàng với mình. Chỗ rắc rối của Hêrôđia là bà ta đã muốn loại trừ cọn người có can đảm đối đầu với bà vì cớ tội lỗi của chính bà. Bà muôn làm gì tùy thích và chẳng còn ai để nhắc cho bà về luật lệ đạo đức nữa. Bà ta đã giết Gioan để an tâm phạm tội, nhưng bà đã quên dù khỏi phải chạm mặt Gioan, bà vẫn phải giáp mặt Thiên Chúa.
4/ Gioan đã chói sáng trước mặt chúng ta. Ông đang đứng đó với tư cách một ngửời can đảm. Ông là con ns;ười của hoang địa, của đất rộng trời cao nên khi người ta đem nhốt ông vào tháp canh tối tăm của lâu đài Machaerus, là họ đã đầy ải ông bằng thứ cực hình tinh vi hơn hết. Nhưng Gioan là người thà chịu chết chứ không chịu gian dối. Ông đã sống và đã chết vì chân lý. Người đem lời Chúa đến cho kẻ khác, hành động như theo lương tâm chỉ bảo. Nhiều người muốn bảo lương tâm mình im tiếng đi, còn người đại diện cho Thiên Chúa theo lương tâm thì luôn sấn sàng liều bỏ mạng và tài sản của riêng mình.
Thương Cảm Vởi Đám Đông
Máccô 6,30-34
sn Các Tỏng Đô tụ họp chung quanh Đức Giêsu, và kê lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ỏng đã dạy.3'
6,30-34
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 143
Người bảo các ông: “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mò nghỉ ngoi đôi chút. ” Quả thế, kẻ lui người tới quá đông, nên các ông cũng chang cỏ thì giờ ăn uổng nữa.32 Vậy, thầy trỏ xuống thuyền đi lảnh riêng ra một nơi hoang vẳng.33 Thay các ngài ra đi, nhiều người hiếu ỷ, nên từ khắp các thành, họ cùng nhau theo đường bộ chạy đến nơi, trước cả các ngài.34 Ra khỏi thuyền, Đức Gièsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điềưt
Khi các môn đệ hoàn thành sứ mạng trở về, họ phúc trình công tác với Chúa Giêsu. Nhu cầu của quần chííng muốn được nghe Chúa Giêsu thì rất lớn, đến nỗi các ông chẳng có thì giờ dùng bữa; cho nên Chúa Giêsu bảo các môn đệ tìm một nơi vắng vẻ phía bên kia bờ biển hồ để thầy trò có thì giờ yên tĩnh nghỉ ngơi.
Tại đây chúng ta thấy điều có thể gọi là nhịp điệu của đời sống. Vì đời sống là một hành trình liên tục từ chỗ gặp loài người đến nơi gặp Chúa, để rồi từ nơi gặp Chúa trở về gặp loài người. Nó tương tự như nhịp điệu của giấc ngủ và công việc. Chúng ta sẽ không thể làm việc, nếu không có đủ thì giờ nghỉ ngơi thích hợp, nhưng chúng ta cũng không thể ngủ nếu chưa làm việc cho đến khi đã mệt mỏi.
Trong nếp sống hằng ngày, có hai nguy cơ. Một là có cơ nguy hoạt động quá sức. Không ai có thể làm việc mà không nghỉ ngơi, cũng như chẳng ai có thể sống đạo nếu không dành thì giờ để được sông riêng biệt với Chúa. Có thể tất cả rắc rối của đời sống là do chúng ta không dành thì giờ để Chúa phán dạy mình, vì chúng ta không biết yên lặng lắng nghe. Chúng ta không để Chúa bồi bổ lại năng lực cho mình, vì chúng ta không dành thì giờ nào riêng ra để chờ đợi, trông mong nơi Ngài cả. Làm thế nào chúng ta có thể đương đầu nổi các gánh nặng của đời sông, nếu không được tiếp xúc với Đấng là Chúa tể của mọi đời sống? Làm sao chúng ta làm nổi công việc cho Chúa nếu không được sức lực Ngài ban cho? Và làm sao chúng ta có thể nhận được sức lực ấy nếu không gặp gỡ riêng với Thiên Chúa? Hai là, có nguy cơ của việc thoái thác quá nhiều. Lòng tin kính mà không tạo ra được hành động thì không phải là tin kính đích thực. Chúng ta đừng bao giờ đi tìm hiệp thông với Chúa để trốn tránh hiệp thông với con người. Nhịp điệu của đời
144 WILLIAM BARCLAY
6,30-34
Sống là luân phiên gặp gỡ Chúa trong nơi kín đáo, phục vụ người ta ngoài phố chợ.
Nhưng Chúa Giêsu với các môn đệ Ngài đã không tìm được sự nghỉ ngơi mong muốn. Đám đông thây Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài ra đi. Từ chỗ họ đến nơi mà Chúa Giêsu với các môn đệ vừa tới cách xa bốn dặm đường vượt biển bằng thuyền, nhưng nếu phải đi bộ đường vòng thì đường dài đến mười dặm. Vào ngày lặng gió hay có gió ngược thì một chiếc thuyền vượt quãng đường này phải tốn khá thời gian. Còn một người khỏe chân có thể đi bộ vòng bờ hồ và sẽ đến nơi trước khi truyền cập bến. Đó chính là việc đã xảy ra ở đây. Cho nên lúc gặp Chúa Giêsu và các môn đệ vừa bước ra khỏi thuyền, thì chính đám đông mà các Ngài muốn tránh mặt để tìm thì giờ nghỉ ngơi, họ đã chờ đợi sẩn đó rồi.
Nếu là một người thường chắc phải cảm thấy hết sức phiền hà. Chúa Giêsu đang rất cần được nghỉ ngơi và rất đáng được nghỉ ngơi, lại không được cho nghỉ ngơi. Đời sống riêng tư của Ngài đã bị xâm phạm. Nếu là người thường, chắc không được vui, nhưng Chúa Giêsu lại rất cảm động và thương xót đám đông. Ngài nhìn họ, họ quá ư nhiệt thành, họ quá mong muốn điều mà chỉ có Ngài mới ban cho họ được, họ cần quá nhiều điều mà một mình Ngài không đáp ứng kịp, dưới mắt Ngài thì họ như chiên không có kẻ chăn. Ngụ ý muốn nói gì?
1/ Một con chiên không có người chăn sẽ không tìm được đường đi. Nếu bị bỏ mặc một mình, chúng ta sẽ bị lạc lõng trong cuộc sống. Hiệu trưởng Cairns nói về những người họ cảm thấy “như trẻ con đi lạc trong mưa”. Dante có một câu nói rằng “Tôi tỉnh dậy giữa rừng và trời tối đen, trước mặt tôi chẳng thấy có con đường nào trống trải cả Cuộc đời có thể khiến chúng ta bị bối rối lạc lõng như vậy. Chúng ta có thể gặp một ngã tư đường mà không biết phải đi lối nào. Chỉ khi Chúa Giêsu hướng dẫn, chúng ta mới theo Ngài, tìm ra lối đi.
2/ Một con chiên không có người chăn sẽ không tìm được đồng cỏ và thức ăn. Sông trên đời này, chúng ta phải tìm kế mưu sinh, chúng ta cần sức lực để có thể vững bước, cần có nguồn cảm hứng để nâng chúng ta vượt ra khỏi chính mình và vượt cao hơn cả chính mình. Nếu chúng ta tìm ở những nơi khác, tâm trí chúng ta chưa
6,35-44
TIN MƯNG THEO THANH MACCO 14!)
thể thỏa mãn, tấm lòng chúng ta vẫn chưa được no đủ. Chúng ta chỉ có thể tìm được sức lực cho đời sống từ nơi Đấng vốn là Bánh Hằng Sống.
3/ Một con chiên không có người chăn sẽ không được ai bảo vệ chông lại nhữna nguy hiểm đang đe dọa nó. Nó không thể tự vệ cả với bọn trộm cướp lẫn với đám thú rừng. Nếu cuộc đời dạy khôn chúng ta điều gì, thì đó là chúng ta không thể sông một mình, phải biết rõ không thể tự mình mà sông. Không ai có thể tự vệ đối với những cám dỗ tấn công mình, với điều ác của thế gian luôn luôn vây hãm mình. Chỉ khi nào chúng ta cùng đi với Chúa Giêsu, chúng ta mới có thể bước đi trong thế gian mà giữ được áo xông mình khỏi ô nhiễm của đời này. Không có Ngài, chúng ta sẽ không thể tự vệ, với Ngài chúng ta được an toàn.
Trong Tay Chúa Giêsu Thì ít Cũng Hóa Nhiều
Máccô 6,35-44
•?J Vì bấy giờ đã khá muộn, ccỉc môn đệ đến gần Ngưcri và thưa: "O đây hoang vang và bây giờ đã khá muộn.36 Xin Thầy cho dãn chủng về, đế họ vào thôn xóm và làng mạc chung quanh mà mua gì ăn. ” 37 Người đáp: “Thì chỉnh anh em hãy cho họ ăn đi!” Các ông nói với Người: “Chúng con phải đi mua tới hai trăm quan tiền bánh mà cho họ ủn sao?” 38 Người bảo các ông: “Anh em cỏ mấy chiếc bánh? Đi coi xem! ” Khi biết rồi, các ông thưa: “Có năm chiếc bcình và hai con cá. ”39 Người ra lệnh cho các ông bảo mọi người ngồi thành từng nhóm trên cỏ xanh.40 Họ ngồi xuống thành từng đảm, chỗ thì một trăm, chỗ thì năm mươi.41 Người cam lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ bánh ra, trao cho môn đệ đế các ông dọn ra cho dân chúng. Người cũng chia hai con cả cho mọi người.42 Ai nấy đều ăn và được no nê.43 Người ta thu lại những mấu bánh được mười hcii thúng đầy, cùng với cá còn chỉ.44 Sô người ăn bánh là năm ngàn người đàn ông.
Sự kiện đáng chú ý ở đây, là dường như không có phép lạ nào gây ân tượng mạnh mẽ trên các môn đệ bằng phép lạ này, vì đây là phép lạ duy nhất của Chúa Giêsu đã được ghi lại trong cả bôn sách Phúc Âm. Đọc lại trọn câu chuyện được kể cách đơn giản và
146 WILLIAM BARCLAY
6,35-44
sống động này, chúng ta thấy như phần tường thuật của một người đang chứng kiến tận mắt, chúng ta hãy ghi nhận một số các chi tiết sống động và hết sức hiện thực sau đây:
Đám quần chúng ngồi trên cỏ xanh, Phêrô như lại thấy mọi sự ngay trong tâm trí ông. Chính câu mô tả ngắn ngủi này đưa ra cho chúng ta rất nhiều dữ kiện. Thời gian duy nhất để cỏ xanh là vào cuối mùa xuân, giữa tháng tư dương lịch. Cho nên phép lạ này phải xảy ra nhằm thời gian ấy. Vào thời gian này mặt trời lặn vào 6 giờ chiều, phép lại này phải xảy ra vào buổi xế chiều. Máccô kể lại rằng đám đông ngồi lại thành từng hàng, hàng thì một trăm, hàng thì năm chục. Từ chỉ hàng (prasiai) rất gợi hình. Đây là chữ thông thường trong Hy văn nhằm chỉ các liếp rau trong một vườn rau. Nếu bạn nhìn vào đám người chia thành nhiều nhóm nhỏ, ngồi ngay háns thẳng lối, trông họ giông các hàng rau mọc trong các luống rau trong vườn.
Và cuối cùng người ta lượm được 12 giỏ đầy những miếng bánh và cá còn thừa lại. Tất cả người Do Thái chính thống khi đi ra đườna đều mang theo chiếc giỏ (kophinos) này. Người Roma vẫn chế giễu dân Do Thái với chiếc giỏ này. Có hai lý do để mang theo chiếc giỏ đan bằng một thứ cây thân yếu như mây, phần cổ thắt lại như cái vò nước, phần dưới thì phình to ra (có lẽ phải dịch là cái bầu thì đúng hơn). Lý do thứ nhất: người Do Thái chính thông mang theo thức ăn cho mình trong chiếc giỏ này để chắc chắn rằng thức ăn đó là sạch sẽ, tinh khiết theo nghi lễ. Lý do thứ hai: nhiều người Do Thái vốn là người khất thực, và chiếc giỏ ấy dùng đựng những gì xin được. Lý do đã có 12 giỏ chỉ đơn giản vì có 12 vị tông đồ. Họ đã nhặt hết những mánh bánh và cá còn thừa bỏ vào giỏ của mình để không phí đi chút gì.
Điều lạ lùng trong câu chuyện này từ đầu đến cuối đã có một sự tương phản mặc nhiên giữa thái độ của Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài.
1/ Chúng ta thấy hai phản ứng đối với nhu cầu của con người. Khi các môn đệ thấy trời sắp tối, đám đông đang mệt, họ nói “Xin cho dân chúng về, để họ đi tìm mua thức ăn”, họ muốn nói rằng “Đám đông đang mệt và đói, hãy bỏ mặc họ, để người khác lo liệu cho họ”. Chúa Giêsu phán “Chính anh era hãy cho họ ăn”. Chúa
6,35-44
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 147
Giêsu muôn dạy rằng “Đoàn người này đang mệt và đói, chúng ta phải giải quyết việc đó”. Nhiều người biết rõ người khác đang gặp khó khăn, bốì rối, nhưng họ muốn tránh trút trách nhiệm cho một ai đó giải quyết, nhưng cũng có người khi thấy có ai như vậy thì cảm thây mình bị bắt buộc phải làm một cái gì đó. Có người bảo “Họ bối rối thì mặt họ”, nhưng cũng có người nói “Tôi phải lo cho nhu cầu của anh em tôi”.
.2/ Chúng ta thấy hai phản ứng đối với các nguồn tài nguyên của con người. Khi Chúa Giêsu dạy các môn đệ phải cho dân chúng ăn, họ cố nhấn mạnh rằng nếư có 200 đồng cũng không đủ cho đám dân chúng ấy ăn. Từ Hy văn ở đây dùng là denarius là một đồng tiền Roma bằng đồng, có giá trị tương đương tiền công một ngày của một công nhân. Ý họ là “chúng ta phải làm việc sáu tháng cũng chưa đủ cho đám đông này ăn một bữa”. Họ thật sự muôn nói “tất cả những gì chúng ta hiện có, chỉ là vô dụng”.
Chúa Giêsu hỏi “Anh em có mấy cái bánh?”. Họ có năm ổ bánh. Một ổ bánh chỉ bằng một ổ bánh mì nhỏ ngày nay. Gioan 6,9 cho biết đó là những ổ bánh lúa mạch, là loại thực thẩm của những người nghèo khổ. Loại bánh này rẻ tiền nhất, dở nhất trong các loại bánh. Họ có hai con cá. Có lẽ chúng chỉ bằng con cá nục. Taruchaea có nghĩa là thành phô" Cá Muôi - một địa điểm nổi tiếng trên bề biển hồ vì cá muối từ đó được gởi đi khắp thế giới. Người ta ăn loại cá muối nhỏ đó với bánh Ĩ11Ì khô.
Chừng đó thức ăn thì xem ra chẳng thấm vào đâu. Nhưng Chúa Giêsu đã nhận lấy và dùng nó để làm một phép lạ. Trong tay Chúa Giêsu thì ít cũng hóa nhiều. Có lẽ chúng ta nghĩ rằng có ít khả năng, tài lực hoặc vật lực để dâng cho Chúa Giêsu. Nhưng đó không phải là lý do để chúng ta có thái độ thất vọng, bi quan như các môn đệ của Chúa. Điều tai hại nhất là bảo rằng “với tất cả những gì tôi có, dâu có cố gắng đến mấy cũng chẳng thấm vào đâu”. Nếu tự đặt mình vào tay Chúa Giêsu, chúng ta không thể nói như trước được. Chúa sẽ làm những gì với chúng ta và qua chúng ta.
148 WILLIAM BARCLAY
6,45-52
Chinh Phục Bão Tô"
Máccô 6,45-52
45 Lập tức, Đức Giêsu bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia về phía thành Betxaiđa trước, trong lúc Người giải tán đám đông.46 Sau khi từ biệt các ông, Người lên núi cầu nguyện.47 Chiều đến, chiếc thuyền đang ở giữa biển hồ, chi còn một mình Người ở trên đất.4* Người thấy các ông phải vất vả chèo chống vì gió ngược, nên vào khoảng canh tư đêm ấy, Người đi trên mặt biển mà đến với các ông và Người định vượt các ông.49 Nhưng khi các ông thấy Người đi trên mặt biến, lại tưởng là ma, thì la lên.50 Quả thế, tất cả các ông đều nhìn thấy Người và đều hoảng hốt. Lập tức, Người bảo các ông: “Cứyên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!” 51 Người lẽn thuyền với các ông, và gió lặng. Các ông cảm thấy bàng hoàng sửng sot, 52 vì các ông đã không hiểu ỷ nghĩa phép lạ bánh hoả nhiều: lòng tri các ông còn ngu muội!
Sau khi làm thỏa mãn cơn đói của đám đông dân chúng, Chúa Giêsu giục các môn đệ Ngài ra đi, trước khi cho dân chúng về. Tại sao Ngài làm thế? Máccô đã không cho chúng ta biết nhưng Gioan giải thích trong câu chuyện ông kể lại về biến cố này. Gioan cho biết sau khi đoàn dân được ăn no nê rồi, họ đã vận động để tôn Chúa Giêsu làm vua. Đó là điều Chúa Giêsu không muốn, đó là phương pháp để chiếm lấy quyền bính mà có một lần Ngài đã đứt khoát từ khước ở hoang địa khi Ngài chịu Satan cám dỗ. Ngài có thể nhìn thấy nó xảy ra. Ngài không muôn cho các môn đệ Ngài bị ảnh hưởng và bị lôi cuốn vào cuộc bùng dậy của chủ nghĩa dân tộc. Xứ Galilê là chiếc nôi của cách mạng. Nếu phong trào này không được ngăn chặn, nó có thể biến thành một cuộc nổi loạn giữa những người dễ bị kích động, có thể làm hỏng hết mọi sự và đưa đến tàn hại, đổ vỡ. Cho nên Chúa Giêsu giục môn đệ Ngài đi trước, e họ bị phong trào ấy nung đốt, sau đó. Ngài mới trấn an đám quần chúng và bảo họ giải tán.
Lúc ở riêng một mình. Ngài lên núi để cầu nguyện. Nhiều vấn đề rắc rối dồn dập đến với Ngài. Những người theo phe chính thống giáo bấy giờ thì thù ghét Ngài. Hêrôđê Antipa, nhà vua đang cai trị xứ Galilê thì vừa sợ vừa nghi ngờ Ngài, có các nhà ái quốc
6,45-52
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 149
nóng nẩy muôn tôn Ngài làm Đấng Mêsia dân tộc, trái với ý Ngài. Lúc ấy, nhiều vấn đề đang quấy rối tâm trí Chúa Giêsu, nhiều gánh nặng đang đè trên tâm hồn Ngài.
Vì thế Ngài phải có riêng thì giờ để gặp Đức Chúa Cha giữa vùng đồi núi hoang vắng. Như chúng ta đã thấy việc này có thể đã xảy ra vào giữa tháng tư dương lịch, là thời kỳ của Lễ Vượt Qua vốn được định nhằm lúc trăng tròn. Đêm của dân Do Thái được định từ 6 đến chiều đến 6 giờ sáng và chia làm bốn phiên canh: 6- 9 giờ, 9-12 giờ khuya, 12 giờ khuya đến 3 giờ sáng, 3-6 giờ sáng. Vào khoảng 3 giờ sáng, Chúa Giêsu từ sườn núi nhìn ra hồ. Tại điểm này khoảng cách từ bờ này sang bờ kia chỉ độ 6,5km và dưới ánh trăng, mặt biển trải dài ra dưới mắt Ngài. Gió bắt đầu nổi lên và Ngài thấy chiếc thuyền có các môn đệ Ngài trên đó, họ đang phải chiến đấu hết sức khó nhọc để đến được bờ bên kia.
Chúng ta hãy xem có gì xảy ra. Ngay khi thấy các bạn Ngài gặp rắc rối, Chúa Giêsu lập tức gác vấn đề của Ngài qua một bên, thì giờ để cầu nguyện đã qua, giờ hành động đã đến. Ngài quên mình và đến giúp đỡ các bạn mình. Đây chính là con người của Chúa Giêsu. Tiếng kêu gào của nhân loại đang cần đến Ngài đã lấn át tất cả những đòi hỏi khác, các bạn Ngài đang cần đến Ngài, Ngài phải ra đi.
Đã có chuyện gì xảy ra, chúng ta không được biết và chẳng bao giờ có thể biết được. Câu chuyện được bao trùm trong bí mật, bất chấp mọi lối giải thích. Điều chúng ta được biết, đó là Chúa Giêsu đã đến với họ giữa cơn khủng hoảng. Ngài ra lệnh (c.39) và bão tô' đã yên lặng ngay. Có Ngài bên cạnh thì họ chẳng lo lắng chuyện gì nữa cả.
Khi Augustinô viết đến câu chuyện này, ông nói “Ngài đạp sóng và như thế Ngài đã giày đạp dưới chân mình mọi xô bồ náo loạn của đời này. Vậy hỡi Kitô hữu, tại sao các bạn vẫn còn sợ hãi?” Có một sự kiện đơn giản ở đời, một sự kiện đã được vô số người thuộc mọi thế hệ chứng nghiệm, đó là khi có mặt Chúa Kitô thì bão tố” yên lặng, náo động trở nên bình an, việc bất khả trở thành khả hữu, việc không tài nào chịu đựng nổi biến thành có thể chịu đựng được, và người ta vượt được điểm đáng lẽ phải ngã quỵ mà không bị ngã xuống. Có Chúa Giêsu cùng đi với chúng ta, cũng có nghĩa là chinh phục được bão tồ”.
150 WILLIAM BARCLAY
6,53-56
Những Đám Đông Luôn Luôn Đòi Hỏi
Máccô 6,53-56
53 Khi qua biển rồi, Đức Giêsu và các môn đệ ghé vào đất liền tại Ghennêxarét và lên bờý4 Thầv trò vừa ra khỏi thuyền, thì lập tức người ta nhận ra Đức Giêsu.55 Họ ráo khắp vùng ấy và nghe tin Người ở đâu, thì bắt đầu cáng bệnh nhân đến đỏ.56 Người đi tới đâu, vào làng mạc, thành thị hay thôn xóm nào, người ta cũng đặt kẻ ốm đau ở ngoài đường ngoài chợ, và xin Ngưìxi cho họ ít là được chạm đến tua áo choàng của Nguĩỳị; và bất cứ ai chạm đến, thì đểu được khỏi.
Sau khi Chúa Giêsu đổ bộ lên phía bên kia biển hồ, Ngài lại bị đám đông người vây chặt. Lắm lúc Chúa Giêsu đã nhìn vào đám người đông đảo đó với ít nhiều đăm chiêu, vì thật khó tìm được người nào đến với Ngài mà lòng chẳng ước ao được một điều gì đó. Họ đến để nhận. Họ đến với những đòi hỏi. Nói trắng ra, họ đã đến để chỉ lợi dụng Ngài. Sự việc chắc sẽ khác hơn biết bao nếu trong các đám đông ấy có được vài người đến để cho, để chia sẻ cho người khác một điều gì chứ không phải là để nhận mà thôi. Theo một phương diện, chúng ta đến với Chúa Giêsu là để được điều này, điều nọ nơi Ngài cũng là tự nhiên, vì có rất nhiều điều chỉ một mình Ngài mới có quyền ban cho chúng ta, nhưng cứ thâu nhận hết mà chẳng ban lại gì cả, thì thật là điều đáng xấu hổ. Thế nhưng, đó lại là bản tính đặc biệt của con người.
1/ Có người chỉ biết lợi dụng gia đình. Điều này nghiệm đúng cho các thanh thiếu niên. Họ xem gia đình như chỗ phải có để cung phụng cho họ an vui thỏa mái. Đó là nơi họ ăn, ngủ và được cung cấp đủ thứ. Nhưng chắc chắn gia đình là nơi chúng ta phải đóng góp vào chứ không phải là chỗ mà lúc nào chúng ta cũng chỉ lấy ra.
2/ Có người chỉ biết lợi dụng bạn bè. Có người chẳng bao giờ viết thư cho chúng ta trừ khi họ cần nơi chúng ta điều gì. Có nhiều người xem sự có mặt của người khác ở trên đời này là để giúp họ khi họ cần và để bị lãng quên khi không giúp được gì cho họ.
7,1-4
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ​15 1
3/ CÓ người chỉ biết lợi dụng Hội Thánh. Họ muốn Hội Thánh làm phép rửa cho con cái họ, làm lễ hôn phối cho con trai, con gái họ, cử hành tang lễ cho người nhà họ. Người ta ít khi thấy mặt họ trừ khi họ cần Hội Thánh giúp một việc gì. Họ có thái độ xem Hội Thánh là để giúp đỡ họ, còn chính họ thì chẳng hề có một bổn phận nào đôi với Hội Thánh.
4/ Có người chỉ biết lợi dụng Chúa. Họ chẳng bao giờ nhớ đến Chúa trừ khi họ cần đến Ngài. Lời cầu nguyện duy nhất của họ chỉ là van xin và có khi còn là đòi hỏi Chúa nữa. Có người nói thế này “Các khách sạn ở Hoa Kỳ có một cậu bé gọi là “người trực tầng”, khách ở khách sạn chỉ cần bấm chuông thì có cậu bé trực tầng xuất hiện, khách cần gì, cậu sẽ giúp ngay”. Nhiều người cũng xem Chúa như cậu bé trực tầng quốc tế, chỉ gọi đến giúp khi cần.
Nếu thành thật tự xét, mỗi chúng ta đều phạm vào những điều vừa kể trong một phạm vi nào đó. Chúa Giêsu sẽ vui lòng biết bao, nếu chúng ta biết đến với Ngài thường hơn để tỏ lòng yêu mến phục vụ, để được sống riêng với Ngài, và giảm đi số lần đến để đòi hỏi Ngài giúp mình.
Tin Mừng Mác Cô, Chú Giải Tin Mừng Mác Cô, Chú Giải - William Barclay