Freedom is not given to us by anyone; we have to cultivate it ourselves. It is a daily practice... No one can prevent you from being aware of each step you take or each breath in and breath out.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Van Kien
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1332 / 40
Cập nhật: 2016-09-17 16:45:12 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
u* Sung Dôt Ve Tii ïiidng
Mâccô 3,1-6
1 Düc Giêsu lai vào hôi âuàng. Ô âô cô mot nguoi bi bai tay.2 Ho rinh xem Dire Giêsu cô chüa nguoi ây ngày sabât không, âê tô câo Ngimï. ' Düc Giêsu bào nguài bai tay: "Anh trôi dây, ra giüa âây! ” 4 Rôi Ngirài nôi vâi ho: “Ngày sabât, âuac phép làm âiêu lành hay
60 WILLIAM BARCLAY
3,1-6
điều dữ, cứu mạng người hav giết đi?" Nhưng họ làm thinh.5Đức Giêsu giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn khô vì lỏng họ chai đá. Người bảo anh bại tay: ''Anh giơ tav ra! ” Người ẩy giơ ra, và tay liền trở lại bình thường.6 Ra khỏi đó, nhóm Pharisêu lập tức bàn tinh với phe Hêrôđê, để tìm cách giết Đức Gìêsu.
Đây là một biến cố có tầm quan trọng quyết định cuộc đời của Chúa Giêsu. Giữa Chúa Giêsu và các lãnh tụ chính thống giáo Do Thái có chỗ khác hẳn nhau. Với Chúa Giêsu, trở vào hội đường là một việc làm dũng cảm, đó là hành động của một người không chịu tự tìm lấy an toàn cho mình, nhưng quyết định đôì diện với tình hình nguy hiểm. Trong hội đường có nhóm đại diện của Tòa Công Luận, không ai thoát khỏi mắt của bọn người này, vì các ghế ở hàng đầu là những chiếc ghế danh dự, bọn chúng vẫn đến ngồi đó. Tòa Công Luận có nhiệm vụ đối phó với bất cứ kẻ nào bị nghi là hướng dẫn dân chúng đi sai lạc và quyến rũ họ xa lìa chính thống. Đây chính là điều nhóm đại biểu này nhằm thực hiện. Việc họ đến đó để thờ phượng và học hỏi là việc phụ, chính yếu là để theo dõi, bắt bẻ từng lời nói, hành động của Chúa Giêsu.
Trong hội đường lúc ấy có một người bại tay. Từ Hy văn ngụ ý là người ấy không phải được sanh ra như vậy nhưng có một chứng bệnh nào đó đã cất lấy sức lực của người ấy. Sách Phúc Âm theo người Do Thái, một bộ sách bị thất lạc, chỉ còn một số đoạn ít ỏi, cho biết người này là một thợ hồ xây đá và ông ta đến xin Chúa Giêsu giúp mình vì đôi tay vốn là cả sự sống của ông ta, ông ta không thể đi ăn mày vì xâu hổ. Nếu Chúa Giêsu là một người cẩn trọng biết cảnh giác, thì Ngài thu xếp khéo để khỏi phải nhìn thấy ông ta, vì Ngài thừa biết rằng chữa cho ông lành tức là tự chuốc họa vào thân.
Hôm ấy là ngày Sabát, ngày mà công việc đều bị cấm làm. Chữa bệnh tức là làm việc. Luật Do Thái dạy rất dứt khoát và chi tiết về chuyện ấy. Chỉ khi nào mạng sông một người bị đe dọa thì mới được chăm sóc thuốc men. Thí dụ một sản phụ có thể được giúp đỡ trong ngày Sabát, bị nhiễm độc ở cuống họng thì có thể được chữa trị, nếu một bức tường sập đè một người, chỉ cần dọn dẹp vừa đủ xem người ấy còn sống hay đã chết, nếu người ấy còn sống thì cần được trợ giúp, nhưng nếu đã chết thì xác phải để nguyên tại chỗ đợi đến ngày hôm sau. BỊ gẫy xương thì không
3,1-6
.TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 6 1
được chăm sóc. Không được phép đổ nước lạnh trên một bàn tay hay bàn chân bị trặc. Một ngón tay bị đứt còn có thể được băng bó bằng vải băng mà thôi chứ không được xức dầu. Điều này có nghĩa là nhiều nhất thì chỉ giữ sao cho vết thương khỏi làm độc nhưng không được làm đỡ đau.
Thật khó cho chíing ta lãnh hội điều này. Cách tốt nhất để chúng ta thấy được quan điểm về ngày Sabát của số người theo chính thông giáo cách nghiêm nhặt, là nhớ rằng một người Do Thái theo chính thống giáo nghiêm nhặt không cần bảo vệ cả mạng sống mình trong ngày Sabát nữa. Trong cuộc chiến tranh của dòng họ Macabêô, khi những ổ kháng chiến bị đạp tan, một số người Do Thái nổi loạn vào trốn trong một số hanơ đá. Quân lính Syri đuổi theo họ. Sử Josephus kể lại rằng chúng cho họ cơ hội đầu hàng, nhưng họ không chịu, cho nên chúng đánh họ vào ngày Sabát và thiêu họ trong các hang đá vì họ không màng chống cự hay chặn các cửa hang lại. Vào ngày ấy, họ không màng tự vệ vì không muốn phạm đến vinh dự của ngày Sabát, cả khi bị cùng khôn đến thế; vì luật “đòi hỏi chúng tôi phải nghỉ ngơi trong ngày đó”. Lúc đại tướng Pompei của Roma vây Giêrusalem, những kẻ giữ thành ẩn mình trong hành lang đền thờ. Pompei cho đắp một mồ đất cao hơn chỗ họ ẩn núp để có thể bắn vào họ. Ông ta biết sự tin tưởng của dân Do Thái nên làm ụ đất ấy vào ngày Sabát, và dân Do Thái đã không làm gì động móng tay để tự bảo vệ hay cản trở việc đắp ụ dù họ biết rằng khoanh tay bất động trona ngày Sabát là tự ký bản án tử hình cho mình. Lại nữa người Roma có lệnh cưỡng bách nhập ngũ, cuối cùng cũng phải miễn trừ dân Do Thái vì không một người Do Thái giữ đạo nghiêm nhặt lại chịu đánh nhau trong ngày Sabát. Thái độ của những người Do Thái chính thống đối với ngày Sabát là hoàn toàn khắt khe, không nhượng bộ.
Chúa Giêsu biết rõ như thế. Mạng sống của người kia không hề lâm nguy, về thể chất, người ấy chẳng hề hấn gì nếu để đến hôm sau. Với Chúa Giêsu đây là một thử thách và Ngài đã chấp nhận cách khéo léo và thẳng thắn. Ngài bảo người ấy đứng lên và bước ra một nơi mọi người để nhìn thấy. Chúa Giêsu muốn tạo ìnột cố’ gắng cuối cùng để đánh thức lòng thương xót kẻ tàn tật bằng cách cho mọi người đều thấy tật nguyền của người ấy. Chắc chắn Ngài muôn tiến một bước mà ai cũng có thể thấy rõ.
62 WILLIAM BARCLAY
3,1-6
Trong hai câu hỏi Ngài nêu lên cho các Kinh sư “trong ngày Sabát được làm điều lành hay điều dữ?” Ngài đặt họ trước một vấn đề nan giải. Ngài buộc họ phải nhận rằng làm điều lành là hợp pháp mà việc Ngài sắp làm là việc'lành. Họ bắt buộc phải nhận rằng làm dữ thì bất hợp pháp; thế nhưng bỏ mặc một người tàn tật trong khi có thể giúp người ấy được thì đó là làm dữ. Rồi Ngài lại hỏi họ “Giết người hay cứu người là hợp pháp?” Đến đây Ngài đánh thẳng vào mục tiêu, Ngài dọn đường để cứu mạng cho người tàn tật nọ, còn họ thì nghĩ cách để giết Ngài. Bất cứ phương diện nào, chắc chắn nghĩ cách giúp người vẫn hơn là nghĩ cách giết người. Cho nên chúng ta chẳng ngạc nhiên khi thấy họ câm miệng chẳng đáp chi được.
Thế rồi chỉ bằng một lời, Ngài chữa lành cho người kia và người Pharisêu lập tức đi ra bàn mưu với đảng Hêrôđê để giết Ngài. Điều này cho thấy ý đồ của người Pharisêu. Không một người Pharisêu chịu dính dấp tới một người ngoại hay người không giữ luật mà họ kể là ô uế. Đảng Hêrôđê là tay chân của vua Hêrôđê, họ thường tiếp xúc bàn bạc và sống chưng với neười Roma. Theo các tiêu chuẩn thôna thường, đáns lẽ người Pharisêu phải xem họ là ô uế, nhưng bây giờ họ lại sẩn sàng tham gia liên minh Iĩià theo chính quan niệm của họ đã có tính chất không thánh thiện. Nỗi căm hờn trong lòng họ không có gì ngăn chặn được.
Đoạn sách này có giá trị căn bản vì vạch rõ mối sung đột giữa hai ý niệm về tôn giáo.
1/ Theo người Pharisêu thì tôn giáo là lễ nghi, nó có nghĩa là tuân giữ một số luật lệ và quy tắc, Chúa Giêsu bất chấp các quy tắc ấy. Thế là họ quả quyết Ngài là người xấu. Việc ấy cũng giống như những người cho rằng có đạo nghĩa là đi nhà thờ, đọc Kinh Thánh, cầu nguyện tạ ơn trước bữa ăn, và làm những việc bề ngoài có dáng tôn giáo, nhưng chẳng bao giờ dân thân làm việc gì cho ai cả, và suốt đời không hề có ý thức về thương xót, không hề biết đến hy sinh, là người an ổn trong cái chính thống giáo cứng nhắc của mình, bịt tai lại đối với tiếng kêu cứu của người thiếu ăn, thiếu mặc, nhắm mắt lại trước suối lệ đang tuôn tràn.
2/ Với Chúa Giêsu, đạo là phục vụ. Đó là yêu Chúa, yêu người. So với tình yêu tỏ ra bằng việc làm thì lễ nghi là điều không thích hợp.
3,7-12
TIN MỪNC5 THEO THÁNH MÁCCÔ 63
Theo Chúa Giêsu, điều quan trọng khi người ta sống trên thế gian không phải là theo đúng lẽ nghi nhưng là nhậy cảm, phản ứng tự phát để đáp lại tiếng kêu cứu của nhân loại đang cùng khổ.
Với Chúa Giêsu, đạo giáo là chữa lành, là giải phóng toàn diện. Ghen tức, cứng đầu và chỉ biết Jịên án thay vì thương yêu, thông cảm, quan tâm, làm cho các nhà lãnh đạo (ôn giáo Do Thái bị mù, họ không nhìn thấy nhu cầu của người bị bại tay này, dù Chúa Giêsu đã đưa anh ra cho họ thấy rõ, và cũng đặt câu hỏi kỹ càng cho họ suy luận. Theo truyền khẩu thì buổi đầu người này làm nghề tựa như thợ hồ. Nếu thế thì đôi tay rất quan trọng đối với anh. Nhu cầu trước mắt của anh lúc bấy giờ là được chữa lành, được phục hồi sức khỏe, trở về nếp sống bình thường, làm việc, phục vụ. Đức tin và vâng lời đã không làm anh thất vọng, nhưng giúp anh kinh nghiệm quyền năng của Chúa, anh được chĩía lành ngay. Với Chúa Giêsu, đạo giáo là đáp ứng nhu cầu thực tiễn, sâu xa của loài người, là cứu chuộc, chữa lành bệnh tật, hàn gắn đổ vỡ, rịt vết thương lòng, phục hồi địa vị, hình ảnh tôt đẹp, mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho loài người.
Giữa Đám Đông
Máccô 3,7-12
7 Đức Giêsu cùng với các môn đệ cùa Người lánh về phía Biển Hô. Từ miền Galilê, người tci lủ lượt đi theo Người. Và từ miền Giiiđê,8 từ dermalem, từ xứ Iđumê, từ vùng bên kia sông Giođan và vùng phụ cận hai thành Tia và Xiđôn, người ta lũ lượt đến với Người, vì nghe biết những gì Ngiròĩ đã làm.9 Người đã bào các môn đệ dành san cho Người một chiếc thuyền nhỏ, đê kh(')i bị đám đông chen lan.10 Qitả thế, Người đã chừa lành nhiều bệnh nhân, khiến ai ai có bệnh cìm% đổ xô đến đế sờ vào Người. " Còn các thần ô uế, hề thây Đức Giêsu, thì sấp mình dưới chân Người và kêu lên: “ônç là Con Thiên Chúa! ” 12 Nhưng Nẹười cam ngặt chủng không được tiết lộ Người là ai.
Nếu không muốn trực tiếp trạm trán với nhà cầm quyền, Chúa Giêsu chỉ, còn cách là phải từ bỏ hội đường. Ngài không rút lui vì sợ hãi hay sỢ phải đương đầu với các hậu quả do việc làm của
64 WILLIAM BARCLAY
3,7-12
mình gây ra. Nhưng thì giờ của Ngài chưa đến. Hãy còn rất nhiều việc cần phải làm, phải nói, trước khi cuộc tranh chấp cuối cùng diễn ra.
Cho nên Ngài rời hội đường để ra bờ biển hồ và những vùng đất lộ thiên. Ngay cả những nơi như thế, dân chúng từ những nơi thật xa vẫn kéo đến cùng Ngài thật đông đảo. Từ khắp nơi trong xứ Galilê đều có người tìm đến. Họ đi bộ hàng trăm dặm từ Giêrusalem tới để được nhìn thấy và nghe Ngài. Yđumê là lãnh thổ của Êđom xưa ở xa tận phía Nam, giữa các biên giới cực Nam của xứ Palestine và Ảrập. Từ phía Đông sông Giôđan họ cũng kéo đến, rồi cả từ nước ngoài, người ta từ Phênixi và từ các thành phố Tia và Siđôn của Phênixi nằm trên bờ Địa Trung Hải, phía Tây Bắc Galilê cũng kéo đến.
Đoàn người quá đông đảo ây trở thành neuy hiểm, cho nên phải chuẩn bị sẵn một chiếc thuyền đậu cách bờ một chút, để phòng Ngài có thể bị đám đông chen lấn. Việc chữa bệnh càng làm phiền hà Ngài hơn vì những người bệnh không chịu chờ để Ngài chạm đến họ mà chính họ chen nhau để chạm đến Ngài.
Lần này Ngài lại phải đương đầu với một vấn đề đặc biệt là những kẻ bị quỉ ám. Xin nhớ rằng dù niềm tin của chúng ta về mà quỉ ra sao đi nữa thì đám dân chúng ở đây vẫn cứ tin rằng họ bị một thế lực xa lạ, gian ác từ bên ngoài nhập vào người để ám ảnh họ. Họ gọi Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Họ nói vậy là ngụ ý gì? Chắc chắn họ không dùng từ ấy theo ý nghĩa triết học hay thần học như cách chúng ta thường dùng. Trong thế giới cổ, danh hiệu Con Thiên Chúa không phải là một danh hiệu không phổ biến. Các vua Aicập được gọi là con (thần) Ra là vị thần của họ. Từ thời Augustus trở đi, nhiều hoàng đế Roma được các bia mô tả là con thượng đế (thần).
Ngay Cựu Ước đã có bốn cách sử dụng từ ấy. (1) Các thiên thần là con của Đức Chúa Trời, câu chuyện xưa trong Sáng Thế 6,2 kể là các con Thiên Chúa thấy các con gái loài người và bị lôi cuốn. Gióp 1,6 cũng kể lại ngày các con Đức Chúa Trời đến ra mắt Ngài. Đây là các danh hiệu thông thường chỉ các thiên thần. (2) Dân ítraen là con Đức Chúa Trời, Thiên Chúa gọi con Ngài ra khỏi Ai Cập (Os 11,1). Trong Xuất Hành 4,22, Tòa Thiên Chúa nói về
3,7-12
TIN MỪNC) THEO THÁNH MÁCCỔ 65
dân ítraen rằng “ítraen là con ta, tức trưởng nam ta”. (3) Vua của dân ítraen là con Thiên Chúa. Trong 2 Sm 7,14, lời hứa cho nhà vua là “ta sẽ làm cha nó, nó sẽ làm con ta”. (4) về sau trong các sách viết giữa thời Cựu Ước và Tân Ước, người thánh thiện là con Thiên Chúa. Trong sách Sirach 4,10 lời hứa cho kẻ đối xử tử tế với các con mồ côi là “Như thế ngươi sẽ là con của Đấng Chí Cao, và Ngài sẽ yêu ngươi hơn cả mẹ ngươi yêu ngươi nữa”.
Trong tất cả các trường hợp vừa kể, chữ con mô tả đặc biệt người ở gần và sát cạnh Thiên Chúa. Chúng ta cũng thấy từ ấy có nghĩa tương đương trong Tân Ước. Phaolô gọi Timôthê là con mình (1 Tin Mừng 1,2-18). Timôthê không có liên hệ huyết thống gì với Phaolô, nhưng như ông nói đã không có ai thấu rõ tâm tình ông cho bằng Timôthê (P1 2,19-21). Phêrô gọi Máccô là “con tôi”(lPr 5,13) vì không hề có ai hiểu rõ ý ông bằng Máccô. Khi chúng ta gặp danh hiệu đó trong phần kể chuyện đơn sơ của các sách Phúc Âm, xin đừng nghĩ đó là một danh hiệu có ý nghĩa triết học, thần học hay giáo lý về Thiên Chúa Ba Ngôi, mà phải nghĩ là nó nhằm diễn tả mối liên hệ giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha vốn mật thiết đến nỗi chẳng còn từ nào khác có thể nêu rõ được. Ớ đây, số người bị quỉ ám cảm thấy có một tà linh đang nhập vào họ, bằng cách nào đó họ cũng cảm nhận rằng Chúa Giêsu là Đấng gần gũi với Thiên Chúa, họ cũng nhận thấy rằng ma quỉ không thể nào sống gần sự hiện diện của Thiên Chúa cho nên họ rất sợ hãi.
Chúng ta phải đặt vấn đề “Tại sao Chúa Giêsu lại nghiêm khắc bảo họ phải im lặng như thế?” Lý do rất đơn giản và có tính cách bó buộc. Chúa Giêsu là Đấng Mêsia, là Đấng được xức dầu của Thiên Chúa, nhưng ý niệm của Ngài về Đấng Mêsia là đường lối phục vụ, hy sinh, yêu thương và ở cuối đường là thập giá. Còn ý niệm của dân chúng về Mêsia về một nhà vua chiến thắng, bằng một đạo quân hùng hậu, quét sạch người Roma và biến dân Do Thái thành một cường quốc. Cho nên, nếu tiếng đồn lan ra rằng Đâng Mêsia đã đến, hậu quả không thể tránh được là sẽ có những cuộc phản loạn, nổi dậy, nhất là tại Galilê, nơi dân chúng luôn sẩn sàng đi theo bất cứ một lãnh tụ quốc gia nào.
Chúa Giêsu nghĩ về chức vụ của Đấng Mêsia bằng tình yêu, dân chúng nghĩ về chức vụ của Đấng Mêsia bằng tinh thần quốc gia của người Do Thái. Vì thế muôn công bô" chức
66 WILLIAM BARCLAY
vụ Mêsia của Ngài, Chúa Giêsu phải giáo dục ý niệm rõ ràng về Đấng Mêsia cho họ trước. Cho đến giai đoạn này, việc công bố- Đấng Mêsia đã đến chỉ có hại, gây nhiều rắc rôi và tai họa. Công bei như vậy chỉ vô dụng và gây đổ máu. Trước nhất người ta phải học cho biết ý niệm thật Đấng Mêsia có nghĩa là gì, và một thông báo quá sớm chỉ gây tai hại cho toàn thể sứ vụ của Chúa Giêsu mà thôi.
Lập Nhóm Mười Hai
Máccô 3,13-19
13 Roi Người lên núi và gọi đến với Ngiàri nhũng kẻ Ngưòú muon. Và các ông đến với Người.14 Người lập Nhóm Mười Hai, đê các ông ở với Người và đế Người sai các ông đi rao giảng,13 với quyền trừ quỷ.16 Người lập Nhỏm Mười Hai và đặt tên cho ông Simôn là Phêrô,'7 rồi cỏ ông Giacôbê con ông Dêbêđê, và ông Gioan em ồng Giacôbê -Người đặt tên cho hai ông là Bôanêghê, nghĩa là con của thiên lôi-,18 rồi đến các ông Anrê, Philípphê, Batôlômêô, Mátthêu, Tôma, Giacôbê con ông Anphê, Taãêô, Simón thuộc nhóm Quá Khích,19 và Giuđa I tea ri ốt là chính kẻ nộp Người.
Bây giờ là đến khoảnh khắc tối quan trọng trong đời sống và sứ vụ của Chúa Giêsu. Ngài đã xuất hiện với sứ điệp của Ngài. Ngài đã quyết định phương pháp hành động. Ngài đã đi khắp xứ Galilê để giảng dạy và chữa bệnh. Vào thời điểm này, Ngài đã có ảnh hưởng đáng kể đến quần chúng. Giờ đây Ngài phải đương đầu với hai vấn đề thực tế. Thứ nhất, Ngài phải tìm cách làm cho sứ điệp của Ngài sẽ còn mãi dù có chuyện gì xảy đến cho Ngài, mà chuyện sẽ xảy đến thì chẳng còn gì để nghi ngờ nữa cả. Thứ hai, Ngài phải tìm cách để truyền bá sứ điệp của Ngài. Vào thời đó không có một quyển sách in hay một tờ nhật báo nào, cũng không có cách gì để sứ điệp ấy đến với một số đông đảo quần chúng, đây quả là một nhiệm vụ khó khăn. Chỉ có một cách để giải quyết cùng lúc cả hai vấn đề đó là Ngài phải chọn một sô người mà Ngài có thể viết sứ điệp của mình lên tấm lòng và đời sông họ, để họ đi loan truyền sứ điệp ấy khắp nơi. Trong đoạn sách này, chúng ta thấy Ngài đang làm đúng công việc ây.
3,13-19
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 67
Điều rất ý nghĩa là Kitô giáo đã bắt đầu với một tập thể. Niềm tin là một cái gì mà ngay từ đầu phải được khám phá và sinh hoạt bằng sự thông hiệp. Người Pharisêu tách riêng mình ra khỏi đồng bào, đồng loại mình. Chính tên Pharisêu có nghĩa là người biệt lập. Còn Kitồ giáo là buộc chặt người ta lại với các anh em và giới thiệu cho họ một nhiệm vụ là sông với nhau và sống cho nhau.
Hơn nữa Kitô giáo bắt đầu với một nhóm người hết sức phức tạp. Trong đó, hai đối cực đã gặp nhau. Matthêu vốn là một người thâu thuế, do đó bị xem là kẻ vô lại, với đồng bào thì ông là kẻ phản đạo, phản quốc, Simon người Canaan mà Luca gọi rất đúng là Simôn nhiệt thành. Người nhiệt thành là một đảng viên quốc gia cực đoan, thề nguyền sẵn sàng giết người, ám sát, miễn sao giải phóng quê hương khỏi ách ngoại xâm. Con nsười mất đi lòng ái quốc và con người ái quốc cuồng nhiệt, gia nhập nhóm này, hẳn giữa họ có đủ thứ quan điểm, ý kiến và lập trường. Kitô giáo bắt đầu bằng cách nhấn mạnh rằng những con người khác nhau hơn hết phải sống chung với nhau và đã giúp họ làm được như vậy, vì mọi người đều sông chung với Chúa Giêsu.
Xét theo tiêu chuẩn trần gian, thì số người Chúa Giêsu chọn không có phẩm cách đặc biệt nào cả. Họ không giàu sang, không có địa vị xã hội đặc biệt, không có học vấn đặc biệt, không phải là những thần học gia uyên bác, không thuộc hàng giáo phẩm cao câp, nhưng chỉ là mười hai người tầm thường. Họ vốn có hai phẩm cách đặc biệt. Thứ nhất, họ cảm thấy sức thu hút như nam châm của Chúa Giêsu, nơi Ngài có cái gì đó khiến họ nhận Ngài làm thầy. Thứ hai, họ có lòng can đảm đứng về phía Ngài. Nói cho đúng thì điều này đòi hỏi phải dũng cảm. Đây là ông Giêsu bình thản coi thường mọi luật lệ và quy tắc, đây là ông Giêsu đưa đầu húc thẳng vào các lãnh tụ chính thống giáo thời đó, đây là ông Giêsu đã bị gán cho nhãn hiệu tội nhân, là kẻ tà đạo, thế nhưng họ vân can đảm tự liên kết với Ngài. Chưa hề có nhóm người nào lại dám hy sinh mọi sự để tin vào một niềm hy vọng xa vời như đám người Galilê này và cũng chưa hề có nhóm người nào làm điều này với đôi mắt mở to hơn họ. Mười hai người này có đủ thứ khuyết điểm, nhưng ngoài những điều mà người ta có thể nói về họ thì họ đã yêu Chúa Giêsu và họ không chút sợ hãi khi nói với thế gian rằng họ yêu mến Ngài, như thế chính là Kitô hữu.
uo VVILLIAIYI BARCLAY
3,20-21
Chúa Giêsu gợi họ theo Ngài vì hai chủ đích. Ngài kêu gọi họ để ở với Ngài. Ngài gọi họ để trở thành những bạn đồng hành trung thành chung thủy. Nhiều người có thể đến rồi đi, đám đông có mặt hôm nay nhưng ngày mai đã bỏ đi mất, nhiều người khác nữa từng hồi từng lúc kéo đến đông đảo với Chúa Giêsu cách thất thường, nhưng mười hai người này phải hòa đồng đời sống họ với đời sống của Ngài, họ phải luôn luôn ở với Ngài. Thứ hai Ngài gọi họ để sai phái họ đi. Ngài muốn họ đại diện cho Ngài. Ngài muốn họ nói lại cho người khác về Ngài, Ngài đã chinh phục chính họ để sai phái họ ra đi chinh phục nhiều người khác nữa.
Vì nhiệm vụ của họ, Ngài trang bị cho họ hai điều. Trước hết Ngài ban cho họ một sứ điệp, họ phải là những sứ giả đi trước báo tin về Ngài. Một nhà hiền triết bảo không ai có quyền làm thầy trừ phi người ấy có lời giáo huấn của riêng mình, hoặc lời giáo huân của một người khác mà mình hết lòng say mê muốn truyền bá. Người ta luôn luôn lắng nghe con người có sứ điệp. Chúa Giêsu giao cho các bạn Ngài một điều gì đó để nói ra. Và Ngài ban cho họ năng quyền, họ cũng phải đuổi quỉ, bởi vì họ từng sống chung với Ngài nên đời sống họ có một phần quyền phép của chính Ngài.
Nếu muôn học biết làm môn đệ là thế nào, chúng ta nên suy nghĩ thêm về các môn đệ đầu tiên này.
Sự Nhận Định của Người Nhà Chúa Giêsu
Máccô 3,20-21
20 Người trở về nhà và đám đông lại kéo đến, thành thư Người và các môn đệ không sao ăn uống được.21 Thăn nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói rang Người đà mất trí.
Thỉnh thoảng có người đưa ra một nhận định mà chúng ta không thể giải thích gì khác hơn là bảo đó là sản phẩm của một kinh nghiệm cay đắng. Khi kể ra những gì một người phải gặp nếu muốn theo Ngài, Chúa Giêsu đã nói “Người ta sẽ có kẻ thù nghịch là người nhà mình” (Mt 10,36). Chính người nhà Chúa Giêsu đã kết luận Ngài bị mất trí, và đã đến lúc họ phải bắt Ngài đưa về nhà. Chúng ta hãy thử xem điều gì khiến họ cảm thấy như vậy.
3,2Q-21
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 69
1/ Chúa Giêsu đã bỏ nhà ra đi, bỏ luôn nghề thợ mộc Ngài đã từng làm ở Nazaret. Chắc nghề ấy vốn phát đạt, ít nhất cũng giúp Ngài sinh nhai được. Thình lình, Ngài bỏ hết và ra đi làm một nhà truyền giáo, lang thang đó đây. Chắc họ nghĩ rằng chẳng ai tỉnh trí mà lại chịu bỏ việc làm ăn lợi lộc để trở thành một kẻ lang thang không chỗ gối đầu như vậy.
2/ Chúa Giêsu đang tiến tới chỗ phải đụng đầu với các lãnh tụ chính thống giáo thời đó. Ớ đời, có nhiều kẻ có thể gây thiệt hại lớn lao cho người khác, có kẻ mà tay chân bộ hạ của họ cũng đáng cho người ta phải coi chừng, có kẻ mà chống lại họ là vô cùng nguy hiểm. Người nhà của Chúa Giêsu đã nghĩ, một người tỉnh trí sẽ chẳng bao giờ dám chống lại những kẻ có quyền thế, vì phải biết rằng đụng chạm với chúng chỉ rước họa vào thân. Chưa hề có ai gây chuyện với các Kinh sư và Pharisêu, với các thủ lãnh tôn giáo mà hy vọng có thể thoát khỏi tay họ.
3/ Chúa Giêsu triệu tập một nhóm người bé nhỏ cho riêng Ngài, một nhóm người khá kỳ dị. Có mấy neười là ngư dân, một người thâu thuế bỏ việc, một nhà ái quốc cuồng tín. Họ là hạng người mà không ai có chút tham vọng muốn đặc biệt quen biết. Họ là hạng người chẳng ích lợi gì-cho ai muôn làm nên sự nghiệp. Chắc họ nghĩ chẳng ai tỉnh trí mà đi kết bạn với những kẻ như thế. Dứt khoát họ không phải là hạng người mà một người thận trọng chịu hòa mình, cùng chung sống.
Bằng các việc làm của Ngài, Chúa Giêsu đã vạch rõ ràng cả ba nguyên tắc mà loài người có khuynh hướng áp dụng để tổ chức đời sống mình, đều chẳng có ý nghĩa đối với Ngài.
1/ Ngài đã vứt đi nếp sống đảm bảo. Điều mà phần đông người thế gian cần có là một đời sống bình yên, ổn định. Họ ao ước được một việc làm, một địa vị an toàn, ổn định, ít gây xáo trộn về vật chât và tài chánh.
2/ Ngài đã vứt bỏ sự an toàn. Phần đông người ta có khuynh hướng muôn được sống an toàn, họ lo được an thân hơn lo cho phẩm cách đạo đức, cho việc làm phải hay quấy. Làm một việc có nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân là điều do bản năng người ta
70 WILLIAM BARCLAY
3,22-27
3/ Ngài hoàn toàn thờ ơ đôi với lời phê phán, khen chê của xã hội. Ngài đã chứng tỏ là chẳng bận tâm gì đến những gì người ta nói về Ngài. Thật vậy, H.G.Wells đã nói, “Với nhiều người, tiếng nói của người láng giềng nghe to hơn cả tiếng của Thiên Chúa. Người ca sẽ nói gì? Là một trong những câu hỏi đầu tiên mà chúng ta vẫn thường có thói quen đặt ra”.
Điều khiến cho người nhà và bạn bè của Chúa Giêsu lo sợ là những nguy cơ Ngài đã liều lĩnh chuốc lấy cho mình, mà theo ý họ, chẳng có người tỉnh trí nào làm vậy cả.
Lúc John Bunyan bị bỏ tù, ông đã rất lo sợ. Ôna nghĩ “Kết thúc của việc tôi bị tù có thể là giá treo cổ, đó là điều tôi có thể nói”. Ông không thích ý nghĩ mình sẽ phải bị treo cổ, rồi một ngày kia, ông cảm thấy xấu hổ vì đã nghĩ như vậy “Hình như tôi xấu hổ vì phải chết với gương mặt tái xanh và hai đầu gối run rẩy chỉ vì một lý do như vậy”. Nhưng cuối cùng, ông đã đến được câu kết luận “khi tưởng tượng mình đang leo thang để lên giá treo cổ, lúc đó tôi nghĩ: tôi phải tiến bước và đánh liều phần số đời đời của tôi với Chúa Cứu Thế, cho dù ở đây tôi có được thoải mái hay không. Tôi nghĩ, nếu không có Chúa can thiệp, tôi cũng cứ nhắm mắt nhảy từ chiếc thang ấy vào cõi đời đời, dù có thể bơi lội hay chìm lỉm, dù thiên đàng hay hỏa ngục; Lạy Chúa Giêsu nếu Ngài có thể hứng bắt lấy con, xin hãy làm công việc của Ngài, bằng không, con cũng vì danh Ngài mà liều mạng sống vậy”. Đó cũng chính là điều mà Chúa Giêsu đã sẩn sàng làm, tôi sẽ vì danh Ngài mà liều mạng, chứ không phải muốn được sống yên thân, an toàn, phải là khẩu hiệu của mỗi Kitô hữu và là nguồn mạch cho sinh hoạt Kitô hữu.
Liên Minh Hay Chinh Phục
Máccô 3,22-27
22 Còn các kinh sư từ Giêrusalem xuống thì lại nói rằng Người bị quỷ vương Bẽendêbun ảm và Người dựa thế quỷ vương mà trừ quỳ.23 Người liền gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ: “Xatcm làm sao trừ Xatan được? 24 Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thế bển;25 nhà nào tự chia rẽ, nhà ấy không thể vừng.26 Vậy Xa tan mà chong Xatan, Xa tan mà tự chia rẽ, thì không thế tồn tại, nhưng đã tận sô.27
3,22-27
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 71
Không ai vào nhà một người mạnh mà có thể cướp cùa được, nếu không trói người mạnh ấy trước đã, rồi mới cướp sạch nhà nỏ.
Các chức sắc chính thống giáo chẳng còn chút gì để nghi ngờ quyền phép đuổi quỉ cửa Chúa Giêsu. Họ không cần nghi ngờ vì bên Phương Đông từ thời ấy mãi cho đến ngày nay, đuổi quỉ vốn là một hiện tượng thông thường. Điều họ nói là, sở dĩ Chúa Giêsu có quyền đuổi quỉ vì Ngài liên minh với chúa quỉ, nghĩa là “Ngài cậy con quỉ lớn để đuổi lũ quỉ nhỏ”. Người ta vẫn luôn luôn tin vào phù phép và đó chính là điều họ nói về Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu chẳng phải khó khăn gì để đả phá luận cứ đó. Việc đuổi quỉ luôn luôn là kêu gọi một thế lực mạnh hơn, giúp đuổi một con quỉ yếu hơn. Vì thế Chúa Giêsu bảo “Cứ nghĩ mà xem, nếu một nước mà nội bộ chia rẽ thì nước ấy không thể tồn tại, trong một nhà mà có cãi lẫy, tranh chấp, thì nhà ấy cũne sẽ không còn”. Nếu thật quỉ Satan đang đánh nhau với các quỉ sứ nó thì nó sẽ không còn là một thế lực có ảnh hưởng nữa, vì nội chiến đã bùng nổ trong nước của nó rồi! Chúa Giêsu phán “Hay nói cách khác, giả sử các bạn muốn đánh cướp nhà một người rất khỏe, các bạn chẳng có hy vọng gì làm được việc đó nếu chưa tóm được người rất khỏe đó. Sau khi trói được người ấy, mới có thể cướp của trong nhà người ấy được”. Việc các quỉ bị thua không chứng tỏ Chúa Giêsu đã liên minh với Satan nhưng là đồn lũy của Satan đã sụp đổ. Một con người mạnh hơn đã đến và cuộc đàn áp Satan đã bắt đầu. Ớ đây có hai điều nổi bật.
1/ Chúa Giêsu thừa nhận đời sống là một cuộc chiến đấu, giữa hai thế lực thiện và ác. Chúa Giêsu không phí thì giờ để suy luận về những vấn đề không có lời giải đáp. Ngài không dừng lại để biện luận điều ác ở đâu ra, nhưng Ngài đã đối phó hữu hiệu nhất với nó. Có một điều hết sức kỳ dị là chúng ta thường phí rất nhiều thì giờ tụ tập nhau lại để tranh cãi về nguồn gốc của điều ác, nhưng chúng ta lại dành quá ít thì giờ để tìm những phương pháp thực tiễn nhằm ngăn chặn hoặc đối phó với điều ác. Có người nói “Giả sử có người vừa thức giấc bỗng thấy ngôi nhà mình đang bốc cháy, chắc chắn người ấy sẽ không ngồi vào ghế bành chăm chú đọc một bài thảo luận nhan đề “Nguyên nhân những vụ phát hỏa tại các tư gia”. Nhưng người ấy phải lập tức làm tất cả những gì có thể làm được đê dập tắt ngọn lửa. Chúa Giêsu đã nhìn thấy cuộc tranh châp
72 WILLIAM BARCLAY
3;28-30
chính yếu giữa điều thiện và điều ác nằm ngay tại trung tâm đời sông và đang làm hại thế gian. Ngài không lý luận về nó Ngài phải đối phó với nó và ban cho những người khác quyền năng để thắng điều ác và làm điều thiện.
2/ Chúa Giêsu cho việc đánh bại bệnh tật là một phần trong cuộc chiến thắng Satan. Đây là một phần quan trọng trong tư tưởng của Chúa Giêsu. Ngài muốn và cứu được thân thể cũng như linh hồn con người.
Tội Không Thể Được Tha
Máccô 3,28-30
28 “Tôi bảo thật anh em: mọi tội của con củi loài người, kê cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha.29 Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chăng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời".30 Đủ là vì họ đà nói "ông ấy bị thần ô uế ám. ”
Nếu muốn hiểu câu nói khủng khiếp này có nghĩa gì, chúng ta phải thấu triệt hoàn cảnh nó đã được nói ra. Câu ấy do Chúa Giêsu nói khi các Kinh sư và Pharisêu bảo Ngài đã chữa bệnh không phải do quyền năng Thiên Chúa nhưng do quyền phép của ma quỉ. Bọn người này vừa thấy tình yêu của Thiên Chúa, nhưng lại cho đó là quyền năng nhập thể của Satan.
Chúng ta phải bắt đầu bằng cách nhớ rằng Chúa Giêsu đã không nói về Thánh Thần theo ý nghĩa đầy đủ như Kitô hữu ngày nay hiểu. Vì bấy giờ Thánh Thần chưa đến trọn vẹn trên loài người, cho đến khi Chúa Giêsu trở về với sự vinh hiển của Ngài. Chỉ đến ngày Lễ Ngũ Tuần, loài người mới được kinh nghiệm tron vẹn về Thánh Thần. Có thể lúc ấy, vì đang nói chuyện với người Do Thái nên Chúa Giêsu đã dùng từ Thánh Thần theo ý nghĩa trong Do Thái giáo. Trong tư tưởng Do Thái giáo, Thánh Thần có hai chức vụ quan trọng. Một là Ngài mặc khải chân lý của Thiên Chúa cho loài người, hai ià Ngài giúp loài người nhận ra chân lý ấy. Như thế, chúng ta đã có được chiếc chìa khóa cho đoạn sách này.
3,28-30
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 73
1/Thánh Thần giúp loài người nhận ra chân lý của Thiên Chúa, khi chân lý ấy đến với đời sống họ. Nhưng nếu người nào không sử dụng năng khiếu Chúa ban thì cuối cùng, người ấy sẽ bị mất nó. Nếu người ta sống quá lâu trong bóng tối thì sẽ mâ't đi khả năng nhìn thấy. Nếu một người phải nằm liệt giường qua lâu, người ấy sẽ không thể bước đi được nữa. Nếu một người không chịu học hỏi gì cả, thì lần lần sẽ mất đi khả năng học hỏi. Nếu một người khước từ sự hướng dẫn của Thánh Thần nhiều lần, thì cuối cùng người ấy sẽ không còn nhận ra chân lý khi nhìn thấy nó. Bấy giờ, đối với người ấy, điều ác sẽ trở thành thiện, điều thiện sẽ trở thành ác. Người ấy có thể nhìn vào điều thiện của Thiên Chúa mà bảo đó là điều ác của Satan.
2/Tại sao tội nhưthếlại không được tha? H.B.Swete nói '‘Đồng nhất hóa nguồn mạch của điều thiện với hiện thân của điều ác là có lệch lạc về đạo đức mà ngay sự Nhập thể cũng không có thuốc chữa”. A.J.Rawlinson gọi đó là “sựgian ác chính yếu”, dường như ngay trong điều đó chúng ta thấy yếu tính của điều ác. Bengel thì bảo, tất cả các tội khác đều do loài người, nhưng tội đó vốn bắt đầu từ Satan. Tại sao thế?
Hãy xét đến ảnh hưởng mà Chúa Giêsu thực hiện trên một người. Hiệu quả đầu tiên mà Chúa Giêsu tạo ra trên một người là khiến người ấy thấy được tính cách chẳng ra gì của mình so với vẻ đẹp đáng yêu của đời sống Chúa Giêsu. Phêrô đã nói “Lạy Chúa xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5,8). Lúc Tokichi Ishii đọc truyện tích trong sách Phúc Âm đầu tiên, anh ta nói “Tôi dừng lại, dường như có một cây đinh hai tấc đâm thấu vào lòng tôi. Tôi phải nói đó là tình yêu của Chúa Cứu Thế chăng? Tôi phải nói đó là lòng thương xót của Ngài chăng? Tôi không biết gọi đó là gì cả, tôi chỉ biết là tôi đã tin, tấm lòng cứng cỏi của tôi đã được thay đối”. Phản ứng đầu tiên là người ấy rung động sâu xa như bị đâm thâu tâm can. Và kết quá của việc đó là người ấy ý thức được là mình vốn chẳng ra gì, và kết quả nữa là ăn năn thống hối, thống hối hoán cải là điều kiện duy nhất để được tha tội. Nhưng nếu một người đã được đưa vào tình trạng đó nhiều lần mà cứ từ chối, không chịu nghe theo Thánh Thần thúc dục thì người ấy sẽ chẳng thây nơi Chúa Giêsu điều gì đẹp đẽ đáng yêu cả, sau đó, việc nhìn thấy Chúa Giêsu chẳng khiến người ấy có ý thức về tội, vì không ý
thức về tội nên người ấy không thể thống hối hoán cải và như thế người ấy không thể được tha thứ.
Một trong những câu chuyện kể về Satan là: Ngày nọ, vị linh mục thấy trong cộng đoàn có một chàng thanh niên đẹp trai. Sau giờ thờ phượng, chàng thanh niên ở lại để xưng tội. Anh ta xưng ra nhiều tội mà tội nào cũng hết sức khủng khiếp, khiến vị linh mục phải dởn tóc gáy. Ông hỏi “Chắc con phải sống lâu lắm mới phạm nhiều tội đến thế”. Chàng thanh niên đáp “Tôi tên là Luxiphe, tôi đã trốn khỏi thiên đàng ngay từ lức thời gian mới bắt đầu”. Vị linh mục tiếp “Cho dù như vậy chăng nữa, hãy nói là con rất hối hận, nói rằng con ăn năn, con sẽ được tha thứ”. Chàng thanh niên nọ trố mắt nhìn vị linh mục một hồi, rồi quay lưng đi ra. Anh không chịu nói và cũng không thể nói như thế, do đó anh phải tiếp tục ra đi vào nơi hoang vu, để lại càng bị lên án, bị nguyền rủa nhiều hơn.
Chỉ có một điều kiện duy nhất để được tha tội đó là biết ăn năn thông hối. Khi con người nhìn thấy vẻ đáng yêu trong Chúa Cứu Thế, người ấy còn ghét tội mình dù rằng chưa thể bỏ được, ngay cả nếu người ấy đang ở trong bùn lầy, anh ta vẫn có thể được tha thứ. Nhưng nếu một người sau khi đã được Chúa hướng dẫn nhiều lần, đã đánh mất khả năng nhận ra điều thiện khi nhìn thấy nó, nếu người ấy đã chai lỳ đến độ chẳng còn nhận ra được các giá trị đạo đức, đến nỗi đối với người ấy thì thiện là ác mà ác là thiện, thì dù có đối diện với chính Chúa Giêsu, người ấy cũng chẳng hề ý thức được về tội, người ấy vẫn không thể ăn năn thông hối, do đó sẽ chẳng bao giờ được tha thứ. Đó là tội phạm đến Thánh Thần.
Điều Kiện Đe Trở Thành Bà Con Thân Thuộc
Máccô 3,31-35
31 Mẹ và anh em Đức Giềsu đến, đứng ở ngoài, cho gọi Người ra.32 Lúc ấy, đám đông đang ngồi chung quanh Ngifời. Có kẻ nói với Người rang: “Thưa Thầyi có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy! ”33 Nhung Người đáp lại: "Ai là mẹ tôi? Ai lci anh em tôi? ” 34 Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: “Đây là mẹ tôi, đây lci anh em tôi.3* Ai thi hành V muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi. ”
UN MƯNG THEO THÁNH MÁCCỔ 75
Chúa Giêsu quy định các điều kiện để trở thành bà con thân thuộc thật sự. Bà con thân thuộc không phải chỉ là vấn đề cốt nhục. Chúng ta biết có người chẳng có liên hệ huyết thống, lại thân cận với mình hơn cả người bà con có liên hệ huyết thống gần nhất. Vậy mối liên hệ bà con thân thuộc đích thực được căn cứ vào đâu?
1/ Mốì liên hệ bà con thân thuộc đích thực là do một kinh nghiệm chung, nhất là một kinh nghiệm cả hai cùng vượt qua được một cảnh ngộ nào đó. Có người bảo hai người thật sự trở nên bạn bè khi họ có thể nói với nhau rằng “Bạn còn nhớ không?” để rồi tiếp tục nhắc lại cho nhau những gì họ đã cùng trải qua. Một người nọ gặp một Bà cụ da đen. Một người quen biết của bà cụ này đã qua đời. Ông ta hỏi “Bà X mất rồi chắc bà cụ buồn lắm?” Bà cụ đáp “Vâng”, nhưng chẳng lộ chút buồn rầu. Ông ta nói “Tôi mới gặp hai bà tuần rồi, cả hai đang cười với nhau, chắc hai bà thân nhau lắm?” Bà cụ đáp “Vâng, chúng tôi là bạn, chúng tôi vẫn cười đùa với nhau, nhưng muốn thật sự thân nhau, người ta phải cùng khóc với nhau nữa”. Đây quả thật là một chân lý sâu xa. Nền tảng của mối liên hệ thật sự thân thuộc là có một kinh nghiệm chung. Các Kitô hữu có kinh nghiệm chung: họ đều là tội nhân đã được tha thứ.
2/ Môi liên hệ thân thuộc đích thực là cũng có mối quan tâm chung. A. M. Chigwin kể cho chúng ta một việc hết sức thú vị trong tác phẩm “Kinh Thánh Trong Việc Phúc Âm Hóa Thế Giới”. Một trong những việc khó khăn nhất trong việc phân phối Kinh Thánh, không phải là việc bán Kinh Thánh, nhưng làm sao cho người ta đọc Kinh Thánh. Ông tiếp “Tại Trung Hoa vào những ngày trước khi cộng sản đến, một người phân phối Kinh Thánh đi từ hàng quán này đến hàng quán khác, từ nhà này đến nhà khác. Nhưng ông bị thất vọng vì nhiều độc giả Kinh Thánh của ông mất dần lòng sốt sắng, đến khi ông nghĩ ra một kế hoạch, ông tạo cơ hội cho họ gặp gỡ nhau và tổ chức họ thành một nhóm đạo đức, dần dần được tổ chức đàng hoàng”. Chỉ sau khi các đơn vị riêng lẻ trở thành hội viên của một nhóm được ràng buộc vào nhau bởi một mối qưan tâm chung, thì mối thông hiệp và liên hệ bà con thân thuộc thật sự hình thành. Môi bận tâm chung đã buộc chặt họ thành bà con thân thuộc, Kitô hữu có mối quan tâm chung, vì tất cả Kitô hữu đều ao ước được hiểu biết nhiều hơn về Chúa Giêsu Kitô.
76 WILLIAM BARCLAY
4,1-2
3/ Mốì liên hệ bà con thân thuộc thật sự là việc cùng vâng lời. Các môn đệ của Chúa vốn là một nhóm người hết sức hỗn tạp. Đủ thứ niềm tin và ý kiến trộn lẫn giữa họ. Người thâu thế như Matthêu và nhà ái quốc Simôn Nhiệt thành chắc phải ghét nhau lắm, và hẳn có lúc hai người đã thù ghét nhau. Nhưng cả hai đã được buộc chặt vào nhau, vì đều nhận Chúa Giêsu làm thầy và Chúa. Bất kỳ một đạo quân nào cũng gồm nhiều con người thuộc nhiều giai tầng xã hội khác nhau, có nếp sống khác nhau, ý kiến khác nhau, nếiMÍƯỢc sống chung với nhau một thời gian, họ sẽ kết hợp lại thành một đoàn người sống chết có nhau, vì họ cùng tuân lệnh trong quân đội. Người ta dễ trở thành bạn thân với nhau khi cùng có chung một thầy, một chủ. Người ta rất dễ yêu thương nhau khi cùng yêu mến Chúa Giêsu Kitô.
4/ Mối liên hệ bà con thân thuộc thật sự là do một mục đích chung. Chẳng có gì kết chặt người ta vào nhau tốt hơn là mục tiêu chung. Đây là một bài học quan trọng cho Hội Thánh. Khi nói về mối quan tâm mới mẻ đối với Kinh Thánh, A.M. Chirgvvin đã hỏi “Phải chăng vấn đề thống nhất Hội Thánh cần được đặt ra là phải căn cứ trên Kinh Thánh, chứ không phải vào việc xét lại vấn đề giáo hội”. Hội Thánh sẽ chẳng bao giờ được kéo lại gần nhau khi mọi người còn cãi nhau về việc tấn phong hàng giáo phẩm, về tổ chức quản trị Hội Thánh, về tổ chức các thánh lễ và nhiều điều khác đại loại như thế. Điểm duy nhất để mọi người có thể kết hợp với nhau là ai nấy đều tìm cách đưa nhiều người khác đến với Chúa Cứu Thế. Mối liên hệ bà con thân thuộc mà họ cùng nhau đi đến, xuất phát từ một mục tiêu mà hơn ai hết, các Kitô hữu đều nắm giữ, đó là tìm cách để hiểu biết Chúa Cứu Thế hơn và đưa nhiều người vào nước của Ngài. Các vấn đề khác, chúng ta có thể bất đồng, nhưng điều này phải nhất trí.
Tin Mừng Mác Cô, Chú Giải Tin Mừng Mác Cô, Chú Giải - William Barclay