One does not fall “in” or “out” of love. One grows in love.

Leo Buscaglia

 
 
 
 
 
Tác giả: Cử Tạ
Thể loại: Truyện Cười
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 95
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 403 / 15
Cập nhật: 2019-11-13 14:29:08 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Học Đi Cày
ột ông nhà giàu nọ có 4 con trai. Một hôm ông rước được một ông đồ nho và một ông đồ tây về, để nhờ hai ông dạy con ông học. Nhưng trong bữa nói chuyện, hai ông đồ nhà ta lại công kích lẫn nhau, và bới xấu nhau ra. Ông nhà giàu nghĩ chán quá, mới thôi không mượn thày nào nữa, và lại cho bốn cậu con trai đi học cày ruộng là xong. Thấy thế, một anh khóa ở trong làng, mới làm một bài thơ tả cảnh cuộc nói chuyện giữa hai ông thày và một ông chủ. Bài thơ ấy như sau:
Một nhà sinh được bốn người,
Vừa ngu, vừa dại, vừa dốt, vừa lười.
Một hôm đi chơi,
Ra tỉnh Hải-Dương,
Gặp thấy một chàng,
Là dòng giõi ông Hồ-Chí-Đường.
Một hôm đi chơi,
Ra tỉnh Hà-Đông,
Gặp thấy một ông,
Là dòng giõi ông Trần-Văn-Thông
Tấp tểnh tấp ta
Vội bước về nhà
Bày một tiệc hoa.
Đương lúc thích thời
Miệng tiếu kha kha.
Thày tây mới hỏi thày nho rằng:
Nào bảng nhỡn,
Nào thám hoa,
Nào bia tạc đá,
Nào bảng sơn vàng.
Học nho như thế,
Sang thật là sang.
Sao mà thày dở dở dang dang?
Hay là thày xã chí tắc tàng?
Thày nho lù đù há họng rằng:
Văn tôi viết cũng hay,
Chữ tôi viết cũng kỹ.
Tôi rớt khoa Bính-dần,
Tôi trượt khoa Mậu-tý.
May nhờ ông chủ rước tôi về
Dạy cháu học đức Khổng-tử.
Nghĩ như tôi thật là danh sĩ.
Thế rồi!
Thày nho mới hỏi thày tây rằng:
Nào áo bui-dông,
Nào áo ba-suy,
Học tây như thế,
Đi cũng nên đi.
Sao mà thày kiệt bã khô-xi?
Hay là thày học nhi bất vi.
Thày tây vênh váo mặt lên rằng:
Trước tôi làm phán lục xì
Sau tôi làm ký nhà ga.
Tiêu hết tiền két.
Phải bỏ nhà pha.
Nay nhờ hết hạn,
Tôi mới được ra!
Bây giờ ông chủ rước tôi về
Dạy cháu học Phú lang sa.
Nghĩ như tôi thật là vinh hoa.
Ông chủ nghe xong,
Nửa tỉnh nửa say,
Tôi chắp hai tay
Tôi lạy hai thày
Chữ nho cũng dở.
Chữ tây cũng rầy.
Thôi cho cháu nó học cày.
Bài thơ rất nôm na mà sâu sắc, nhất là biểu lộ được cái tinh thần trong lúc thất thế của chữ nho và cái thịnh thời của chữ tây cũng như những cái rởm và cái gàn của mỗi bên, chẳng cái nào làm cho ông nhà giàu vừa ý, bằng cái nghề đi cày là vốn của bát cơm manh áo ở đời. Tây hay nho, giỏi mà không làm được ích gì cho xã-hội, thì cũng là thừa và vô dụng…
Tiếu Lâm Việt Nam Tiếu Lâm Việt Nam - Cử Tạ Tiếu Lâm Việt Nam