Nên coi những thất bại trong quá khứ là động cơ để hành động, chứ không phải lấy đó làm lý do để bỏ cuộc.

Charles J. Given

 
 
 
 
 
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 64
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 904 / 2
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 47:
6. Thái dự coi vở tuồng Triệu Thắng,
Rời Điền Sơn, theo La Cúc Xuyên.
Một gánh tuồng cổ điển mở đầu chương trình nhạc hội. Không hiểu cố ý hay ngẫu nhiên, gánh tuồng diễn tích Bình Nguyên quân Triệu Thắng, trong liệt truyện Tư Mã Thiên (kể trên đây). Tài tử diễn tả cá tính của hai người, Bình Nguyên Quân và mỹ nhân, xác thực đến nỗi cử tọa cảm động thương xót người đẹp, và phẫn nộ, khinh rẻ anh minh chủ Triệu Thắng. Trong Viễn Trình Nhật Ký, Nguyên Thái có ghi lại đoạn đối thoại giữa Triệu Thắng và mỹ nhân:
Tiệc tàn, trong phòng khuê, Triệu Thắng ra lệnh cho gia nhân rút lui.
Linh tính. Mỹ nhân đến trước mặt Triệu Thắng, khoanh tay, cúi đầu:
- Thiếp biết công tử (em vua, thời Chiến Quốc gọi là công tử) có chuyện nan giải, bận rộn tâm can...xin công tử cứ nói ra, thiếp có thể chia sẽ với công tử nỗi ưu sầu này chăng? -
Công tử Triệu Thắng:
- Tôi biết nàng thương yêu tôi, nàng đã cho tôi tất cả những gì quý giá nhất trên đời, những đêm bên nàng là những đêm hạnh phúc vô song, vậy mà nay, chúng ta sắp vĩnh biệt -
Mỹ nhân:
- Thiếp biết rằng sau mùa yêu Xthương, có mùa chia rẻ, nay nếu đến ngày, thiếp không phàn nàn tiếc hận cho thân thế thiếp, chỉ tiếc không được cùng công tử yêu thương nhau mãn kiếp...Thiếp sẽ xin đi khỏi nơi đây, thiếp trở về quê thiếp, ngày nào công tử nhớ đến thiếp xin tới thăm...thiếp trong sạch, chung thủy, đợi chờ -
Triệu Thắng:
- Không, nàng ơi, việc quan trọng hơn thế nhiều...vì danh dự của ta...vì việc lớn -
Mỹ nhân:
- Thiếp có thể hy sinh cho công tử...xin công tử cứ nói! -
Triệu Thắng ngập ngừng, mỹ nhân tiếp:
- Công tử muốn một mỹ nhân kế nào chăng? Công tử cần đến thiếp, thiếp xin sẵn sàng hy sinh? -
Triệu Thắng:
- Có thể là một mỹ nhân kế, như nàng nói, nhưng trong việc này, mỹ nhân không bao giờ trở lại. -
Mỹ nhân chưa đoán ra cai bạo tàn sắp tới, nàng tiếp:
- « Dù thiếp không bao giờ trở lại, nhưng lòng thiếp vẫn còn ở cạnh Công tử suốt đời -
Triệu Thắng:
- Nếu nàng còn nhớ, cách đây hơn năm, nàng đứng trên lầu Vọng Nguyệt, nàng trông thấy một người thọt chân gánh nước, nàng đã cả cười -
Mỹ nhân:
- Thiếp quên rồi, nhưng thiếp không cố ý chế nhạo người tàn tật nào đâu. Có thể chẳng qua anh ta hay chị ta có một cử chỉ gì làm thiếp bật cười...có thế thôi...! -
Triệu Thắng:
- Không, đó là một người đàn ông ở xóm dưới...Nàng có biết không? Anh ta đến đây xin cái thủ cấp của nàng để trả thù...ta lờ đi,...vì ta không thể hy sinh người yêu của ta...vì ta bênh nàng, hơn nửa số kẻ sĩ trong trại bỏ đi, ta mang tiếng yêu sắc đẹp hơn kẻ sĩ... -
Mỹ nhân tái mặt:
- Thiếp không ngờ, kẻ sĩ thọt chân, và các kẻ sĩ trong trại lại thù thiếp đến thế, thù lâu đến thế?...Không ai biết yêu thương hay sao là chỉ lấy thù hằn làm dấu mốc đường đi cho cuộc đời...? -
Triệu Thắng:
- Nàng ơi, ta cũng nghĩ vậy, nhưng... -
Mỹ nhân:
- Nhưng sao? công tử cứ nói, dù thiếp phải hy sinh vì tay người yêu, thiếp cũng đành...thiếp vui lòng ...thiếp không biết oán thù...thiếp chỉ tiếc hận cho lòng người man rợ!.... -
Ngừng vài giây, mỹ nhân tiếp:
- Thiếp cũng là một con người, thiếp đã đọc bao nhiêu lời thánh hiền trên các trúc thư...thiếp học hỏi để giúp đỡ công tử trong việc lớn...tính mệnh của thiếp nay mang ra để đổi lấy mấy kẻ sĩ...không đáng mặt kẻ sĩ...họ chỉ là bọn ăn bám, ngủ nhờ, khua môi, múa mỏ, họ bỏ ra đi là họ chỉ nghĩ đến họ...họ không thương yêu gì công tử đâu..họ sẵn sàng phản bội công tử mỗi khi không có lợi gì cho họ...xin công tử nghĩ lại...- »
Triệu Thắng vào nước bí, bực mình:
- Xưa nay ta chưa thấy nàng nhiều lời, thôi nàng đừng ngụy biện nữa, ta nhức đầu quá! -
Mỹ nhân chợt hiểu rằng thân phận đàn bà thực mong manh trước bạo chúa, nàng nói khích:
- Công tử nhức đầu là phải. Nhúng tay vào máu thiếp sẽ ô nhiễm bàn tay suốt đời với lương tâm, thiếp tránh cho chàng cái tâm trạng ấy, cứ việc đưa thiếp bảo kiếm, thiếp tự kết liễu cuộc đời -
Triệu công tử không nói gì, tay nắm chuôi kiếm, mặt lạnh lùng cương quyết, rót một bát rượu đầy, hai tay nâng đưa cho mỹ nhân. Mỹ nhân uống một hơi cạn...Triệu công tử rót bát thứ hai...rồi thứ ba...triệu công tử rút kiếm...mấy tên chạy hiệu trên sân khấu, vội vàng quây màn gấm đỏ quanh hai người...tiếng chiêng trống dồn dập đổ hồi...Màn gấm bỏ đi...Triệu công tử từ từ bước ra, hai tay nâng một cái mâm, trên để thủ cấp của giai nhân, đi ngang sân khấu, tới góc đối diện, quỳ xuống dâng anh chàng kẻ sĩ thọt chân...Xong việc, Triệu công tử trở về góc sân khấu cũ...Đang đi thì một tên gia nhân.. đến trước mặt công tử quỳ xuống trình: - Dạ thưa đại gia, kiệu của Hoa nương, tân mỹ nhân, vừa tới cổng trại, xin phép nhập môn -
Triệu công tử quát:
- Cho vào, còn chờ gì? -
Màn chưa kịp hạ, một khán giả rút kiếm nhảy lên sân khấu, chạy đến tài tử đóng vai Triệu Thắng. Hắn ta hươi kiếm quát to:
- Bớ bạo chủ họ Triệu, mi phải chết dưới lưỡi kiếm của ta! -
Ô Mã Thiền sư vội nhảy tới đưa cây thiền trượng cản lại. Triệu Thắng tài tử vội vàng bỏ trốn, anh chàng kẻ sĩ thọt chân cũng hoảng sợ, cái đầu gỗ mỹ nhân lăn long lóc trên sân khấu!
Mọi người hồi tỉnh như vừa qua cơn ác mộng, ai nấy về chỗ mình.
Đang sửa soạn đoạn trình diễn nhạc ca thì thực bất ngờ:
La Cúc Xuyên nhảy lên sân khấu, tới trước Nguyên Thái:
- Thế là công tử hy sinh tiện thiếp này cho Hoa nương phải không? Để em cho « Hoa nương Bạch Phụng » một bài học! -
Nguyên Thái chưa nhận chân được Cúc Xuyên nói đùa hay tức giận thực sự thì thấy nàng đến trước mặt Đinh cô nương:
- Đại tỉ bắt cóc anh Nguyên Thái, mê hoặc anh Nguyên Thái, tiện muội phải cho chị bài học xử thế! -
Đinh cô nương bình tĩnh:
- Bài học xử thế thì chắc chắn hiền muội phải học rồi! -
Dứt lời, Đinh cô nương bước ra sân khấu. Hai người lùi ra giữa hội trường, mỗi người về thế thủ một bên.
Khán giả yên trí sắp coi cuộc đấu kiếm trong chương trình dạ hội. Ai nấy khen thầm tài sắc đôi bên. Đinh cô nương với bộ võ y màu nâu nhạt...còn Cúc Xuyên màu hồng. Cúc Xuyên tấn công, kiếm bay như gió rít. Bạch Phụng bình tĩnh, thực bình tĩnh, tươi cười chống đỡ. cuộc đấu vô cùng ngoạn mục. Ô Mã Thiền sư tủm tỉm, khoé mắt tinh ranh, sẵn sàng thiền trượng cứu nguy. Sau cùng thấy đôi bên không có vẻ thôn tính tuyệt tình, nên ông ta yên lòng, ghé tai nói với Đinh chủ súy và Đinh phu nhân: « không có gì đáng lo ngại! »
Hơn hai mươi hiệp bất thân. Khán giả thích thú, vỗ tay tán thưởng. Thực vậy, Cúc Xuyên trong cơn ghen mù quáng cũng không có ý đỗ máu, nàng chỉ cốt làm Đinh cô nương ngã trước công chúng. Thế thôi! không muốn đi hơn. Nhưng Bạch Phụng đâu phải tay vừa. Nàng hơn Cúc Xuyên hai ba tuổi, kinh nghiệm hơn, trong lòng thực sự có cảm tình với cô bé sơn lâm.
Nguyên Thái sẵn sàng can thiệp. Bất ngờ, Cúc Xuyên lùi xa, tránh một mũi kiếm của Bạch Phụng, nàng chạm phải cái đầu gỗ mỹ nhân mà bọn chạy hiệu chưa kịp nhặt, Cúc Xuyên ngã dài trên sân khấu. Đinh cô nương phi thân tới...nhiều người nhắm mắt không muốn nhìn thảm kịch, vì họ chợt hiểu tại sao hai nàng hỗn chiến.
Cúc Xuyên không thèm né tránh, yên lặng chờ lưỡi kiếm. Nhưng kiếm đã vào vỏ trước khi phi thân, Đinh cô nương cúi xuống gần mặt Cúc Xuyên nói khẽ:
- Em ơi, em lầm rồi, chị không có ý cướp người yêu của em đâu! -
Dút lời, nàng kéo Cúc Xuyên dậy. Cúc Xuyên chợt tỉnh cơn mê, ôm chầm lấy Bạch Phụng khóc nức nở...ai cũng cảm động.
Kỳ thú là khán giả tưởng màn kịch kết thúc tươi đẹp, vỗ tay tán thưởng...
Ô Mã thái sư là người khoái trí nhất. Ông ta đoán không sai cái đụng độ giữa hai nàng...và kết thúc vui vẻ của câu chuyện.
Nguyên Thái ta thì trở lại vụng về, không biết ăn nói thế nào...nhất là chờ đợi mãi một ánh nhìn của Cúc Xuyên, mà nàng vẫn quay đi nơi khác.
Buổi tối kết thúc vui vẻ. Ai nấy về phòng mình. Cúc Xuyên và năm bạn vẫn ở cánh nữ giới...Đinh cô nương lượt về, cố ý lùi sau, thử trí nhớ chàng trai: Nguyên Thái không lầm lẫn một bước. Đinh cô nương thầm khen, bất giác nàng so sánh với ý trung nhân của nàng ở Kẻ Chợ.
Sáng sau, Binh Đoàn Điền Sơn tiễn đưa Nguyên Thái và Cúc Xuyên cùng chúng bạn lên đường. Nguyên Thái ngỏ ý muốn băng qua khu rừng cấm. Ban chỉ huy đồng ý cấp giấy quá quan, sau khi Ô Mã thiền sư giảng qua về các chim muông dã thú trong rừng, kể cả những nơi nào có triệu chứng rắn độc hiểm nguy. Quả là một nhà bác học uyên thâm. Nguyên Thái:
- Thưa giáo sư, giáo sư giải thích tại sao mà chủ quán Song Liễu lại nói xấu binh đoàn...ngu sinh không thấy gì chướng tai gai mắt ở đây?-
Ô Mã thái sư nhe bộ răng ngựa:
- Thái con ơi, còn học nhiều...đó là những điệp viên không biết mình làm điệp viên..bà ta chỉ nghe con bà ta nói lại..mà đồ đệ của ta đã tổ chức để con bà ta tưởng thế, tự nhiên về mách với bà ta...-
Nói đến đây, ông ta đứng dậy đến cạnh Cúc Xuyên, kéo tay nàng:
- Này cô bé Cúc Xuyên của ta! ta bái phục con về khoa tâm lý. Con đã sai đồ đệ xoay chiều mộ bia...ngăn suối đón nước...ta biết hết, cả bạn ta Đinh minh chủ cũng biết, nhưng bạn ta nói rằng: « Tôi cũng biết vậy, nhưng con bé tinh khôn, nó xoay mộ bia, tôi không thể nào bỏ mặc như vậy, tôi còn tin tướng số địa lý, thế mới khó! Con bé tinh ranh này, nếu là con gái tôi thì sung sướng biết mấy? Thôi ở lại làm con gái ông minh chủ gàn dở ấy còn khổ lắm, vậy chúc con thượng lộ bình an -
Cúc Xuyên cùng đoàn ngựa vào khu rừng cấm. Nguyên Thái lẽo đẽo đi bộ theo sau. Chừng một phần dặm đường, Cúc Xuyên quay lại, dẫn một con ngựa đưa chàng. Chàng cầm cương lên ngựa, cám ơn. Cúc Xuyên đôi má đỏ bừng nhìn chàng trai, mối tình muôn thuở, đọng nơi ánh mắt, Nguyên Thái xao xuyến, giục ngựa theo nàng...rồi để ngựa song song, bạo dạn cầm tay Cúc Xuyên, nàng không rút tay về, hai giọt kim cương lăn rơi trên má đào...
Cuộc đi chơi qua rừng cấm vô cùng kỳ thú. Súc vật gặp trong rừng bên kia bờ suối: tê giác, trâu rừng, voi rừng...Cúc Xuyên hội họa rất nhanh, bên cạnh những dòng chữ của Nguyên Thái, ghi cảnh vật trong nhật ký. Tuy nhiên không gặp nguy hiểm, họ đã chọn đường an toàn tả ngạn bờ suối sâu nước xối chảy. Rừng cấm khá dài, 7,8 dặm (#30km) không gặp thợ săn, không gặp hổ báo, hai giống này thường xuất hiện ban đêm.
Buổi tối chưa ra khỏi rừng, cả đoàn chọn cành cây cao buộc võng ngủ.
Võng của Nguyên Thái và của Cúc Xuyên buộc gần nhau, hai người nói chuyện thâu đêm. Nguyên Thái kể lại tất cả những chuyện xảy ta từ khi rời Thạch Đào, kể cả việc cứu mẹ con Lương Trinh, ni cô gặp nạn ở Vị An, tất cả sự việc, Nguyên Thái nhấn mạnh, đều có ghi trong sỗ Viễn Trình Nhật Ký.
Cúc Xuyên hơi nghi ngờ câu chuyện « vô lý » của ni cô Lương Trinh:
- Thế có nghĩa là anh đã có vợ con! -
Nguyên Thái:
-Có cũng như không! Không quan trọng.. đó là tại song đường...anh chỉ muốn đưa mẹ con nàng về Kẻ Chợ, nơi an toàn, có thế thôi...nhưng song đường tin lá số tử vi! Vì thế, anh mới mở cẩm nang...Từ ngày mở cẩm nang...anh nóng lòng gặp lại em Cúc Xuyên...lại cũng vì thế mới mắc bẫy ở Điền Sơn...-
Không thấy Cúc Xuyên nói gì, tưởng nàng ngủ, chàng lẩm bẩm:
-Chẳng hiểu tại sao đêm qua, lại cứ gọi mình là Triệu công tử, nằng nặc đòi thí võ với Hoa nương..Hoa nương đâu có trong liệt truyện này...Hoa nương, tân mỹ nhân chỉ là một giả thuyết tưởng tượng của chàng thầy tuồng nghệ sĩ mà thôi! -
Cúc Xuyên:
- Anh! Em cũng biết vậy, không hiểu sao lúc ấy giận anh quá, cứ tưởng chị Bạch Phụng là Hoa Nương tân mỹ nhân! Thì ra em ghen tuông đáo để...Từ ngày xa anh, ngày đêm thương nhớ! -
Nguyên Thái cảm động, cố giang tay sang võng Cúc Xuyên. Cúc Xuyên đưa tay cho chàng đón nhận. Đôi bạn cảm thông qua đôi bàn tay nóng như lửa bỏng. Thiếp ngủ lúc nào không biết, cho tới khi đồng bạn đánh thức thay phiên, đổi lửa, canh chừng đoàn ngựa buộc bên bờ suối.
Không có chuyện bất thường. Bình minh ló dạng: tia hồng tím xuyên qua kẽ lá bắt đầu rung rinh gió đông. Nhìn lại thì cũng gần bìa rừng, đoàn trẻ sửa soạn rời khu rừng, băng qua cánh đồng khô bát ngát, phía đông xóm làng nối tiếp, những mái tranh, mái ngói liên tiếp như bát úp.
Đến gần, một ngạc nhiên, chòi canh cổng thị xã có lá cờ: Điền Sơn Cảnh Vệ Đoàn - Toàn Trạch Trấn. Thì ra thị trấn này đã trở ở lãnh vực ảnh hưởng của Điền Sơn.
Xuất trình giấy quá quan, cảnh binh trưởng thấy chữ ký và ấn tín của Đinh chủ soái, lễ phép đón tiếp.
Coi lại bản đồ. Thì ra nếu không qua rừng cấm, phải đi vòng vo hai ngày nữa mới tới đây. Thị trấn xây cất ở khoảng đồng bằng, nhưng là một ngã sáu, một vị thế quan trọng cho thương mại và quân sự.
Dân gian trù phú, thuận hòa, lịch sự, vui chơi. Xe ngựa như thứ xe của Hoàng Bạch Ngọc, đậu bên đường không đếm xuể. Có cả xe bốn bánh, hai ngựa kéo, chở hàng hóa, rất lớn, không thấy ở miền xuôi. Chỉ tiếc không có sông ngòi ở gần tỉnh.
Mới đầu, quyết định chỉ đi qua, thị trấn này không có chùa sư nữ và tu viện Gia Tô nào gần đây. Nhưng cô Cúc Xuyên bỗng nẩy ra ý kiến, đến xưởng đóng xe, mua một cỗ xe và chọn mua một con ngựa tử lưu như ngựa nàng Bạch Ngọc! Công việc chọn xe, chọn ngựa mất cả ngày. Nguyên Thái chiều người đẹp. « Tiền của » thiếu gì. Nếu không có sẵn, La cô nương có thể ký trái phiếu (như chàng Quốc Đức triệu phú, trong những chương đầu của truyện này).
Đoàn Cúc Xuyên qua các đường phố, dẫn đầu là lá cờ thanh thiên (màu của Thạch Đào) có mấy chữ vàng chói: « Thạch Đào y dược đoàn »! Ai cũng tưởng cả đoàn là y dược sĩ. Sự thực chỉ có Cúc Xuyên hiểu biết y dược và hai cô trong bọn, đồ đệ trẻ nhất của La Thái mẫu, bà của Cúc Xuyên.
Xã trưởng Toàn Trạch và chỉ huy trưởng phân khu Điền Sơn binh đoàn, được báo có quý khách của Đinh soái chủ nhàn du, đến tận lữ quán Song Đào, lữ quán lớn nhất trong tỉnh, mời cả đoàn đi dự dạ hội ở công quán. Trịnh trọng, lễ nghi. Nguyên Thái ngạc nhiên không hiểu tại sao họ trịnh trọng lễ nghi trước một bọn người trẻ dại?...
Kinh nghiệm lữ hành cho biết ở các vùng trù phú, dân chúng giàu có thường hay có thanh niên bạo động làm càn. Đó là những con nhà giàu có, vô công rồi nghề, ỷ tiền của, lộng hành bất chấp luật lệ. Quan sát đường phố ban ngày, Nguyên Thái gặp mấy bọn thanh niên, áo quần xa xỉ, võ khí nghênh ngang. Bọn ấy đi trên vỉa hè, không có né tránh ai. Bất cứ già trẻ, lớn bé, người người đều rạt sang hai bên. Cái thuần phong mỹ tục, lịch sự khiêm nhường ở Điền Sơn không thấy ở đây. Tuy đối với Nguyên Thái và Cúc Xuyên, không thành vấn đề, nhưng còn năm thiếu nữ kia, không biết có che chở nổi trước những nguy hiểm bất ngờ...Hồi lâu tự trấn an: bọn này đã phiêu du bao nhiêu ngày tháng rồi...một Cúc Xuyên còn che chở nổi, huống chi nay lại thêm cả ta??
Điều cần nhất, từ nay bất cứ trường hợp nào, cả bọn phải luôn luôn liền vai sát cánh mới đối phó với tất cả bất thường. Nguyên Thái thực ra không muốn đi dự dạ hội...chỉ muốn cùng Cúc Xuyên và các em ở quán trọ, sáng mai khởi hành sớm. Nhưng thấy Cúc Xuyên vui vẻ hồn nhiên nhận lời, chàng đành đồng ý.
Cúc Xuyên tinh ý, thấy Nguyên Thái không vui lòng lắm, nàng nói nhỏ:
- Nếu anh mệt, xin cứ ở quán trọ, chúng em sẽ về sớm! -
Dứt lời, quay sang xã trưởng Toàn Trạch và chỉ huy phân khu:
- Thưa nhị vi, anh Nguyên Thái vừa làm việc ở bộ chỉ huy Điền Sơn, có phần mệt mỏi, xin nhị vị thứ lỗi, cho phép anh nghĩ ngơi dưỡng sức, còn tất cả tiện nữ, sẽ có mặt ở công quán tối nay.-
Nguyên Thái giận thầm cô Cúc Xuyên tự nhiên đặt ra chuyện đã rồi, đành xin lỗi hai vị kia...Cúc Xuyên hối hận không giữ lời hứa « tươi đẹp » trong cẩm nang thì cũng thôi. Như thế càng tốt, không phạm luân thường đạo lý. Nguyên Thái lên phòng. Phòng chàng cạnh hai phòng của bầy tiên nữ. Như thường lệ, các nàng chỉ thuê có hai phòng.. để ríu rít chuyện trò!
Bây giờ Nguyên Thái lại nghe thấy bầy tiên nữ ríu rít chọn áo quần đi dự đại hội. Giận thầm Cúc Xuyên! Việc gì phải mua cỗ xe và con ngựa tử lưu giống như cô Hoàng Bạch Ngọc? Ghen tuông? Trêu tức? Tình yêu thực phức tạp! Thì ra Cúc Xuyên yêu ta thực! Còn ta có yêu nàng không? Chưa biết? hay dục tình? Bao nhiêu câu hỏi đặt ra, rồi cũng không trả lời...thôi để tâm trí vào việc lớn cho đáng mặt anh hùng thiên hạ! Nhiều bực tức quá! Cái lữ quán Song Đào thực sang trọng, nhưng phong cảnh chung quanh không có gì đáng kể, cửa sổ mở ra đẩy xe ngựa đầu hè phố, đường phố trống không, chẳng có một gốc cây nhỏ! Đang suy nghĩ mung lung, có tiếng gõ cửa.
Sáu nàng vào phòng như bầy tiên nga giáng trần. Cúc Xuyên:
-Xin phép anh, chúng em đi dạ hội! -
Nguyên Thái không nói gì. Còn biết nói gì? Bỗng lo ngại không thấy em nào vũ khí phòng thân. Đang phân vân định hỏi thì nghe tiếng nhạc ngựa dồn dập đến gần. Nhìn xuống đường: Một đoàn ngựa đến đón, cờ hiệu binh đoàn. Xe đều do nữ binh điều khiển. Bầy tiên nữ Thạch Đào xuống đường, ríu rít chào hỏi, lên xe. Khoảnh khắc, đoàn xe biến xa. Hàng phố trở về yên tĩnh. Nguyên Thái bản tính « quê mùa » bực mình về cái xa xỉ của Toàn Trạch. Song nghĩ lại, Nguyên Thái cho là cái vật chất cũng góp vào hạnh phúc con người. Ấm no hạnh phúc, không cứ ở Toàn Trạch này...ở đâu trong nước cũng có trình độ kinh tế này thì sung sướng biết bao?
Gõ nhịp vào kiếm, Nguyên Thái khẽ hát:
Ta chỉ vui hề khi thiên hạ đều vui!
Ta chỉ no hề khi thiên hạ ấm no!
Không bằng lòng nhịp ca lắm...thôi bỏ đi..làm việc khác.
Chợt nghĩ đến bổn phận anh cả của đoàn, Nguyên Thái mở hành lý, mặc võ y bí mật đến hội trường, bảo vệ đàn em. Nai nịt xong xuôi, định qua cửa sổ xuống đường thì thấy trên quyển nhật ký của mình, có một quyển nhật ký khác. Cầm đọc, Thái bồi hồi.
Thương Giang Diễm Sử Thương Giang Diễm Sử - Tiêu Nương & Trúc Viên Lang & Bùi Văn Nhẫm