We have more possibilities available in each moment than we realize.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Văn Nhẫm
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 64
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1211 / 3
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5. -
.- Thôn Trung Vân, ba Lâm mỹ nữ
Dự võ đài, thảo khấu họ Trương
Còn nay, chúng ta trở lại họ Lâm mà chú tiểu đã mách Quốc Đức.
Gia đình họ Lâm chỉ có ba người, mẹ, Lâm Nguyệt Ánh, hai con gái Lâm Quế Anh, 17 tuổi và Lâm Quế Ngoc, 16 tuổi.
Không ai biết rõ Lâm gia. Chỉ biết Lâm Nguyệt Ánh đem hai con ngụ cư Trung Vân đã mười lăm năm, từ khi Quế Anh mới lên hai, mà Quế Ngọc còn trong nôi. Người ta ngạc nhiên hai con mang họ mẹ, nhưng vì mọi người đều quý mến, nên không ai thăm dò chi tiết. Có ngườI nói nàng là vợ một vị quyền thế ở Kinh kỳ, vì chán ghét phồn hoa về đây, lại có kẻ đoán chồng nàng còn chinh chiến đường xa nên giấu giếm vợ con nơi yên bình, cũng có người, vì y phục của nàng không toàn vẹn kiểu Kẻ Chợ Thăng Long, nghi nàng dòng dõi của một vị thổ quan giàu có mạn ngược. Cách cư xử của nàng chinh phục tất cả mọi người, nên chẳng ai nhắc nhở đến chia rẽ người làng và ngụ cư như thói thường của người dân.
Từ nhà Nguyệt Ánh trông xuống xa xa con sông uốn khúc chiếu ánh bạc trong sương, dải núi dãy tím, dãy lam, mờ tỏ phương xa, làm nổi bật đồi Trung Vân, nội cỏ xen thửa ruộng xếp từng, mảnh gương bầu dục giếng Ngọc Trầm, rồi thì, gần hơn, ta thấy cả đường làng chi chít, những mái ngói đủ màu, nâu của đình làng, xanh của chùa Thiên Chi và Tịnh Đức. Ẩn hiện sau những vòm cổ thụ, những sân chùa, những sân nhà, hàng hàng ngọc lan, mộc lan, anh đào, hạnh đào, và những gốc liễu lá nõn tơ soi nước … Phong cảnh gọi hồn thơ, ngay trước mắt và dưới chân, ai đến nhà này cũng phải vào mộng mơ, rời xa trần tục.Ở đây, Nguyệt Ánh và hai con có đủ án thư, tủ sách, bàn cờ, đàn kím, đàn thập lục, giá vẽ, túi thơ …
Nói về sắc đẹp của ba người, thì chúng ta sẵn sàng đồng ý với ai đã gọi đùa Lâm tam muội hay Lâm tam kiều. Lâm Nguyệt Ánh năm nay mới 36, nên chúng ta có thể nói: ba người, một vẻ! Da ngà, dáng vóc thanh tao, như Tây Thi tái sinh thành ba « bản sao », mặt trái soan, cặp mắt hơi sênh sếch dưới đôi lông mài lá liễu, mũi dọc dùa, đôi môi chúm chím như hoa…cổ cao, vai thanh, rồi thì những ngón tay dài búp măng, rồi thì …rồi thì khó lòng quên đưọc ba bài thơ tuyệt mỹ ấy.
Mà nói về tâm tình thì thực mỗi người một tính..
Nguyệt Ánh đáng vì anh thư. Hán, nôm, quốc ngữ mới đều thông thạo. Nghi rằng hồi còn ở phường Bích Câu, nơi Kinh kỳ, nàng đã học hỏi nhiều với các danh sĩ đương thời. Nhưng thiết nghĩ, học nhiều chăng nữa, nếu không thông minh quan sát, suy luận, sưu tầm, thì cũng không thể vượt bực như nàng.
Chuyên khoa Đường Thi, nàng thuyết trình tính cách khác biệt của ba thời sơ, thịnh, tàn Đường, dẫn chứng ảnh hưởng xã hộI, chính trị đường thời vào thơ văn …cũng như ngày nay ta làm luận án văn khoa…Nàng còn, hồi ở kinh kỳ, dự bàn về Ngô Chi Lan, thời Lê Thánh Tôn (1), bà Đoàn thị Điểm với bản Chinh Phụ Ngâm. Nàng lại là người đầu tiên, sau khi khen ngợi về tài quản lý quốc gia của Y lan Linh Nhân, Hoàng thái hậu, nghi ngờ bà cùng Lý Thường Kiệt, cố ý với danh nghĩa theo luật lệ, hỏa thiêu Hoàng hậu Thượng Dương cùng 76 cung nữ theo vua Lý Thánh Tông (1054-1072) (2).
Nàng sở trường đàn thập lục, và nổi tiếng danh kỳ ở Kẻ Chợ, nếu là nam nhi thì đã đi tứ xứ dự cuộc thi quán quân cờ tướng.
Quế Anh và Quế Ngọc đều là học trò ưu tú của Quý Đắc. Thiền sư thường nói môn quyền thế thủ hay nói đúng là môn quyền tự vệ dành cho nữ giới, cần phổ biến khắp nơi, cho nên nữ đồ đệ có phần đông hơn nam giới. Quế Anh đã giữ vững được bình tĩnh, tự tin trước đối thủ, Quế Ngọc, tuy chỉ kém chị một tuổi, nhưng vẫn còn « trẻ người non dạ » hay có phản ứng bất ngờ.
Hai con đều được mẹ dạy đàn. Cung đàn của Quế Ngọc hoàn toàn kỹ thuật, mẫu mực đoan trang, còn tiếng đàn của Quế Anh tràn đầy tình cảm, có khi lỡ nhịp, đổi âm cố tình, nhưng tiếng tơ, tiếng sắt, tiếng đồng tươi đẹp, ẩn nấp, lẳng lơ tái nổi, êm dịu, rạt rào, quyến rũ thính giả vào mộng mơ không thoát. Mỗi khi nghe Quế Anh đơn tấu, Nguyệt Ánh rất lo sợ, e rằng tiếng đàn ấy không khỏi ảnh hưởng đến đời tình cảm của con sau này.
Quế Ngọc tâm tình chưa nẩy nở, nên hay còn những phản ứng bất ngờ mà đây là một tỷ dụ:
Quế Ngọc thích nuôi chim. Lại ở gần rừng nên chim muông loại nào nàng cũng biết. Nàng sở trường săn bắt chim ưng. Mỗi khi đi rừng, nàng mặc áo da, hai vai độn dày. Đôi chim ưng lớn, mỗi con đậu một bên vai. Huấn luyện đặc biệt, không cần bịt mắt như chim ưng phương tây. Con trống nàng gọi là Đinh Sơn, con mái, Lê Hoa như trong một truyện tàu.
Một hôm đi săn trong rừng, nhân lúc nghỉ ngơi bên cạnh một bụi trúc có dây kim ngân chằng chịt, thơm nức, lấy giấy họa cảnh đẹp ánh chiều. Hai con ưng vẫn đậu hai vai, cùng cô chủ thưởng thức chiều vàng, đang mải mê nét bút thẫm nhạt thì có tiếng động làm nàng giật mình. Ðôi chim cùng giương cánh giữ thăng bằng. Ba người sơn lâm, vây quanh. Người đứng giữa cũng có vẻ hiên ngang tuấn tú. Nàng định đúng dậy cúi chào, thì người ấy bỗng nhíu mày hét lớn.
- à ra hôm nay duyên trời đã định, ta mời cô nương về làm áp trại phu nhân!
Dứt lời anh ta tiến gần. Không kịp suy nghĩ, Quế Ngọc hét:
- Đinh Sơn, Lê Hoa, sát!
Tức thì đôi chim ưng bay bổng lên trời, người ấy vừa ngửng cổ thì như ánh chớp, Đinh Sơn đã mỗ mắt trái, trong khi Lê Hoa bay lượn trên không đe dọa hai người kia.
Hai người kia định lấy cung tên và rút gươm xông lại, thì người bị thương ra hiệu không được bạo động trả thù, và cho lệnh rút lui …
Chiều ấy, về nhà nàng tần ngần suy nghĩ, thương hại chàng trai, nhưng nghĩ vì tự vệ nên mới ra tay.
Còn Lâm Quế Anh thì tâm tình khác biệt. Trong khi Quế Ngọc giản dị tính tình, chấp nhận sự thiếu mặt người cha trong gia đình thì Quế Anh cảm thấy thiếu thốn mối tình phụ tử. Cho nên, Quế Anh thường đến gần nam giới, bất kể tuổi nào.
Hỏi về bố thì mẹ trả lời cha còn chinh chiến phương xa, rồi đây sẽ trở về..
Rồi cũng quen đi, Quế Anh không hỏi nữa.
Ba mẹ con nổi tiếng tài kỵ mã. Có khi ba mẹ con đi ngựa từ nhà ở Thượng thôn qua Trung thôn, xuống đồng bằng sang mấy làng lân cận. Mỗi khi qua thôn xóm, gặp mấy vị lão kỳ mục, Nguyệt Ánh đều xuống ngựa lễ phép chào hỏi ân cân. Thế là Quế Anh và Quế Ngọc cũng làm theo.
Đối với ông giáo thụ hồi hưu ở Đông thôn, và Lão Thiền sư Quới Đắc nàng rất mực kính mến yêu thương. Có khi Quế Anh tranh thủ đun nước pha trà, tự tay bưng đến hai vị sư phụ, rồi nàng chấp tay lùi xa, khoé mắt trìu mến dịu hiền, trông thầy nâng chén trà khói tõa hương thơm, có khi kín đáo đưa tay đón chặn hạt lệ trên đôi má.
Lâm Quế Anh như hiện thân nữ tính toàn vẹn, đôi môi, cặp mắt, tất cả của thiên nhiên, sinh ra để quyến rũ, để chinh phục. Nàng thiếu nữ diễm kiều ấy, không tô son điểm phấn, sắc hồng đào đôi môi, đôi má trời cho, cũng như mẹ nàng, dáng dấp, kiểu cách như có gì vừa sức mạnh vô song, khó lòng giải thích. Phải chăng là một hương thơm tự nhiên, phát tỏa tù làn da ấy? Phải chăng là nụ cười, khoé mắt nghiêng thành? mà người đối diện, hay kẻ đến gần nàng thường bị bối rối tâm tư?
Giáo thụ hồi hưu chọn nàng làm mẫu trong bức tranh kiểu « sáng tối » (1) của một họa sĩ thế kỷ trước thấy trong cuốn sách người bạn Hoà Lan ở Phố Hiến cho mượn. Thầy hoàn thành bức họa đầu tiên kiểu thái tây, kỹ thuật rời xa trường hội họa Trung Hoa. Nhưng trong hai tháng trời, người mẫu ngồi cách xa thầy mấy thước và giữa hai người có màn the mỏng. Đó là bức họa thiếu nữ trưóc án thư, đọc sách dưói ngọn bạch lạp, mà tất cả tâm tư bối rối của tác giả đã thoát ra ngọn bút lông, gửi lên cặp môi, đôi mắt của người đẹp trong tranh.
Còn Quý Đắc Thiền sư, người cũng đôi phen bị lung lạc. Trong sân trường, có lần đến bên nàng để chữa một thế võ, người vội to tiếng mắng nàng rồi lùi xa. Chiều hôm ấy nếu ai để ý, sẽ nghe tiếng mõ của Thiền sư sớm hơn thường lệ.
Quế Anh cố tình gây tội chăng? Không! Nàng thực sự hồn nhiên, trong sạch, ngây thơ, không biết mình có một sức mạnh trời cho, làm bối rối, lung lạc tinh thần nhiều người nam giới. Và đối với phái nam, dù là trai làng, dù đồng song, dù khách thập phương, vẫn khoé mắt đa tình, vẫb nụ cười cởi mở, chào đón, vô tình gây mâu thuẫn giữa các chàng trai nàng gặp. Có nhiều nhá quyền quý địa phương và ở Kinh kỳ mượn người đánh tiếng, nàng đều từ chối, mẹ nàng trả lời còn chờ thân phụ sắp về..
Từ ngày đến Trung Vân, ở Quỳnh Hoa trại – tên nhà nàng Lâm Nguyệt Ánh - người ta không thấy bóng đàn ông trong nhà, ngoài hai lão bộc, còn toàn nữ gia nhân. Bà cả Bình năm nay chừng 45 tuổi, có người chồng đi quân dịch mất tung tích từ năm Ất Mão, đã năm sáu năm được Nguyệt Ánh giao chức quản gia. Bà cả Bình không biết chữ nhiều nhưng võ nghệ tinh thông, là người thực thà, cương trực, công bằng. Bà có một con gái, tên Mộc Chi cũng ở Quỳnh Hoa trại. Mộc Chi biết chữ nhiều, trông nom sổ sách. Mộc Chi, Quế Anh và Quế Ngọc.coi nhau như chị em.
Bà cả Bình quê ở Thị cầu, giúp việc Nguyệt ánh từ ngày định cư ở Trung Vân. Mỗi khi Nguyệt Ánh đi vắng năm bảy ngày thì bà cả bình đi theo hộ tòng bảo vệ. Những lần đi vắng ấy cũng giữ kín đáo nên dân làng không ai để ý dò xét.
Đó là Lâm gia, và cá tính từng vai chính làm chúng ta đoán rằng cuộc gặp gỡ Quế Anh - Quốc Đức, hồi sau, một câu chuyện không an lành giản dị.
Thương Giang Diễm Sử Thương Giang Diễm Sử - Bùi Văn Nhẫm