Love appears in moments, how long can I hold a moment, as my moment fades, I yearn to catch sight or sound of you, to feel the surging of my heart erupt into joyous sounds of laughter.

Chris Watson

 
 
 
 
 
Tác giả: Nam Dao
Số chương: 5
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1081 / 28
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3 - Khéo Dùng Nghĩa Khác Nhau Và Cách Ngừng Ngắt Câu
ù trong giao tiếp hàng ngày hay những cuộc nói chuyện nghiêm túc có tính chất công việc, các cuộc hội đàm trang trọng, mọi người rất khó tránh khỏi xảy ra những lần khẩu chiến. Trong trường hợp này, nếu bạn khéo léo sử dụng nghĩa khác nhau của ngôn ngữ, dẫn dắt cuộc nói chuyện với đối phương vào mạch tư duy của mình, dùng luận cứ của đối phương để chứng minh quan điểm của mình, thì rất có lợi. Ngôn ngữ trau chuốt chính là ở chỗ lên bổng xuống trầm. Trong khi nói chuyện với người khác, ngừng ngắt đúng lúc không chỉ làm khả năng biểu đạt ngôn ngữ của bạn thêm phong phú đa dạng mà còn tạo cho người nghe một không gian tư duy kịp thời, làm cho những lời đó và nội dung cần biểu đạt sau có sự cộng hưởng mạnh, hiệu quả đạt được tốt hơn.
Tôi làm sao có thể là kẻ hai mặt đây?
Còn nhớ năm đó, trong cuộc tổng tuyển cử, khi tổng thống Lincoln đã bị đối thủ chỉ trích là kẻ hai mặt, ông đã nói hóm hỉnh rằng: “Tôi làm sao có thể là kẻ hai mặt được? Nếu vậy thì tôi sẽ không thể nào xuất hiện trước công chúng được (Lincoln sinh ra vốn đã không được bảnh trai lắm). Ở đây, Lincoln đã sử dụng thủ phép “lấy xà thay cột“ để trả lời câu hỏi của đối phương, ông đã chuyển “kẻ hai mặt“ thành diện mạo của mình và tự mình chữa ngượng một cách khéo léo, làm người nghe cảm thấy thoải mái và thư giãn như có một cơn gió mát thoảng qua vậy. Lincoln tránh không đáp lại câu hỏi này, thử nghĩ xem, e rằng lịch sử nước Mỹ sẽ phải viết lại.
Trung Quốc có vấn đề mại dâm không?
Hiện nay trong các cuộc thi hùng biện, các thí sinh tham gia phải chịu tư tưởng “thắng bại“ quá nhiều nên sợ khi trả lời đối phương rơi vào thế bị động và hiểu sai nghĩa. Thầy giáo của họ đã nói thẳng rằng “tránh những câu hỏi của đối phương“. Chính vì những lý do này nên bạn chỉ cần lưu ý một chút sẽ thấy khi hùng biện, các thí sinh thường tránh trả lời đúng câu hỏi. Trên thực tế, hùng biện xuất sắc có nghĩa là phải ứng đối thông minh, hóm hỉnh - đây là điều các thí sinh cần rèn luyện.
Thời kì đầu của công cuộc xây dựng đất nước, tại một cuộc gặp gỡ với các nhà báo, sự tranh luận giữa Chu ân Lai và các nhà báo phương Tây đã để lại ấn tượng sâu sắc và đáng nhớ cho đến ngày nay. Các nhà báo này cố ý hỏi khó Chu ân Lai.
Nhà báo hỏi: Các nước đều gọi là “công lộ“ vì sao nước ông lại gọi là “Mã lộ“ ( “công lộ“ và “mã lộ“ đều là danh từ chỉ con đường cái )?
Chu ân Lai đáp: “Chúng tôi đi theo con đường chủ nghĩa Mác nên gọi như thế (Trong tiếng Hán, tên của Mác có âm đầu đọc là “Mã“).
Nhà báo hỏi: “Trung Quốc có chuyện “mại dâm“ không?“
Chủ tịch Chu đáp: “ Có...“
Trong lúc mọi người đang hết sức ngạc nhiên thì ông nói tiếp: “Đó chính là ở tỉnh Đài Loan nước tôi.“
Trên đây, Chủ tịch Chu ân Lai đã triệt để vận dụng tính nhiều nghĩa và ngừng ngắt một cách linh hoạt, đúng lúc để sáng suốt trả lời hết sức hóm hỉnh các câu hỏi của nhà báo phương Tây, khiến họ chẳng biết nói sao chỉ nhìn ông kính nể.
Trí tuệ của người được tỏ tình.
Một anh chàng sinh viên đem lòng yêu một người bạn gái. Anh đã từng nói với cô ấy như thế này: “Khi anh xa em, em là mặt trời sưởi ấm tâm hồn anh, là mặt trăng soi đường cho anh, là sao bắc đẩu chỉ lối cho anh và là sao mai mỗi sáng đánh thức anh.“
Cô nữ sinh rất thông minh, mặc dù đã hiểu những lời tỏ tình nồng nhiệt của chàng trai nhưng bản thân chẳng thích anh ta chút nào, vậy phải làm sao đây? Nếu đột nhiên nói “Tôi không thích anh“ thì sẽ làm đối phương rơi vào tình trạng bối rối khó xử, còn nếu không tỏ rõ ý kiến thì chẳng phải là vô trách nhiệm với anh ta hay sao? Vậy thì cô nữ sinh sẽ nói thế nào đây?
Cô ấy chỉ có một câu: “Thật tuyệt! Anh thật am hiểu thiên văn học. Nhưng em xin lỗi, em chẳng thích thiên văn học của anh chút nào cả.“
Tuyệt! Rõ ràng là khi bị đối phương tỏ tình, cô gái đã khéo léo lái những lời nói của anh chàng hiểu thành thiên văn học. Nhưng cũng khó trách, lời nói của đối phương là thiên thể vũ trụ đơn thuần một màu một vẻ vừa là mặt trời vừa là mặt trăng, vừa là Vị bắc đẩu lại vừa là sao mai, không phải là thiên văn học thì là cái gì?
Hoàng đế và Nhân Chủ
Có một người tên “Nhân Vương“, hoàng thượng nghe rất không vui, trong lòng nghĩ: Mình mới là vua chứ.
Thế là sai người đặt cho anh ta một cái tên khác là “Nhân Ngọc“. Nhưng người này lại không thích cái tên đó nên cố tình nói một cách trịnh trọng: “Dấu chấm trong chữ Ngọc là thứ Hoàng Thượng ban cho, đặt nó ở phía dưới là không lễ phép, phải đặt nó ở phía trên “. Nói rồi anh ta viết dấu chấm lên phía trên, biến chữ Ngọc thành chữ Chủ. Tin đến tai Hoàng Thượng,
Hoàng Thượng đành gọi anh ta là Nhân Chủ.
Suy nghĩ kỹ một chút thì sẽ thấy có chút hài trong đó Chữ Ngọc nếu biến đổi một chút sẽ nói lên được một đạo lý mà đến Hoàng Thượng cũng phải chịu, hơn nữa lại tạo nên một cái tên cực kì có ý nghĩa.
Không ăn cơm cũng không thể chết
Trương Tam và Lý Tứ hai người cùng nói về chủ đề “Người ta không ăn cơm nhưng cũng chẳng thể chết được”.
Trương Tam nói: Con người không thể một ngày không ăn cơm, không ăn cơm trong một thời gian dài thì đói chết mất.
Lý Tứ phản bác ngay: Không đúng, một tháng rồi tôi có ăn cơm đâu, sao vẫn còn sống khoẻ mạnh đấy thôi?
Trương Tam hỏi: Thế có đúng là anh không ăn cơm không?
Lý Tứ trả lời: Đúng là không ăn cơm mà chỉ ăn mỳ thôi.
Lý Tứ rõ ràng đã lợi dụng tính đa nghĩa của từ “cơm“. Cơm vừa chỉ cơm gạo cụ thể, lại vừa chỉ thực vật nói chung làm thành lương thực. Thậm chí còn chỉ thực vật ở nghĩa rộng hơn. “Cơm“ mà Trương Tam nói đến có nghĩa chung chung, “cơm“ mà Lý Tứ đề cập đến mới là chỉ cơm gạo cụ thể. Lý Tứ ở đây đã sử dụng khái niệm này để chứng minh quan điểm của mình: không ăn cơm cũng không thể chết.
Nếu như không có Mao Chủ tịch
Báo viết, một vị khách người Mỹ sau khi tham quan nơi ở của Mao Trạch Đông, vào một quán ăn gần đó, bà chủ đã nhiệt tình phục vụ các món khiến anh ta rất hài lòng. Sau khi trả tiền, anh ta đột nhiên hỏi: “Nếu như Mao Trạch Đông còn sống thì bà có được phép mở quán không?“
Thật khó trả lời cho câu hỏi này: Nếu nói rằng được phép, thì rõ ràng không đúng sự thực, nếu nói không được phép thì lại có ý phủ định, hạ thấp, còn không trả lời thì cũng ảnh hưởng tới không khí nói chuyện. Nhưng sau một thoáng suy nghĩ bà chủ điềm nhiên trả lời: “Nếu không có Mao Chủ tịch, thì tôi đã chết đói từ lâu rồi, làm sao còn có thể mở quán được nữa.“
Câu trả lời thật khéo léo, cách chuyển chủ đề câu chuyện cũng thật nhanh trí.
Thông thường, trong quá trình tư duy thống nhất của mọi người, sử dụng ý nghĩa của lời nói đều phải phù hợp với quy luật logic, không thể tuỳ tiện thay đổi phạm vi khái niệm. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, người ta lại lợi dụng tính không xác định và tính mơ hồ của ngôn ngữ để ngầm thay đổi khái niệm làm cho ý chính của khái niệm trong chủ đề nói chuyện giữa hai bên không tương đồng, nhằm đạt được hiệu quả đặc biệt. Trong lời nói của vị khách người Mỹ thực chất đã bao hàm một phán đoán:
Mao Trạch Đông sẽ không cho phép bà mở quán, vì thế Mao Trạch Đông phải bị phủ định. Bà chủ quán đã hiểu ý của vị khách này đã khéo léo chuyển ngay đề tài, dùng những thành quả Mao Chủ tịch gây dựng cho Trung Quốc và ảnh hưởng của cuộc sống hiện thực của chính mình để trả lời người khách trong vấn đề phủ định Mao Trạch Đông, vừa không coi thường người khách, lại có thể bảo vệ được địa vị lịch sử của Chủ tịch Mao Trạch Đông.
Sản phụ ít rồi
Một câu có ý nghĩa liền mạch ăn khớp với nhau, nếu như cố ý ngừng ngắt, khéo léo để người nghe nghe theo quán tính, sau đó ngừng lại một chút rồi lại chuyển tiếp ngay, tạo cho người nghe có cảm giác mong đợi vừa hợp lí vừa bất ngờ - cách ngừng ngắt này thu được hiệu quả rất hữu ích. Chẳng hạn như: “Bây giờ sản phụ ít rồi “, lại thấy bụng của đàn ông to dần lên (ngừng ngắt). Bụng rượu bia ý mà, uống quá nhiều...
Một phụ nữ đang bế con nói: “Ngoan nào, con yêu, không cần như thế nữa, không cần phải mang bánh mỳ đến chỗ chú cất nữa ---- Mẹ xin lỗi ( Ngừng ) Mẹ đem nó đến vườn bách thú rồi.“
Lời nói này không cần phải tô vẽ thêm, chỉ cần ngừng ngắt để tăng thêm sự hồi hộp. Sự biểu đạt đang diễn ra một cách bình thường bỗng chuyển đổi đột ngột, làm thay đổi nhanh chóng tâm lý con người.
Mười phút không nhiều
Một đội xây dựng có vài công nhân trẻ cho rằng nói chuyện phiếm trong giờ làm việc là rất khó tránh khỏi, không chịu tiếp thu sự phê bình, mà còn lý luận: “Chúng tôi chỉ nói chuyện khoảng mười phút có gì là ghê gớm đâu nhỉ?“
Người thư ký biết chuyện, trong một lần đại hội liền đề cập vấn đề này, đột nhiên ngừng nói và xem đồng hồ, thời gian ngừng khoảng 80 giây.
Đang lúc mọi người lấy làm lạ thì người này mới tiếp tục nói: “Vừa rồi các vị có cảm giác 80 giây không được thoải mái, đó chính là thời gian vừa đủ để công nhân xây thêm một viên gạch. Khoảng 10 phút thì có thể xây được bao nhiêu viên gạch? Xây dựng một toà nhà 100 m2 thì cần tất cả bao nhiêu viên gạch, các vị cũng đều tính được. Việc xây dựng cũng cần tốc độ nhanh chóng, tranh thủ từng phút từng giây. Câu này nên hiểu như thế nào? Làm sao có thể nói mới nói chuyện hơn 10 phút, có gì là ghê gớm cơ chứ?“
Người thư ký đã lợi dụng triệt để điều kiện thời gian, vận dụng cách ngừng ngắt về mặt thời gian, lấy nhân tố thời gian để phản bác quan điểm sai lầm, dùng thời gian để biểu đạt nội dung cụ thể, khiến người khác tin phục.
Anh em công nhân chúng ta làm hay không?
Một nhà máy đồ chơi, đã nhận làm hai lô hàng. Lượng đặt hàng thì nhiều, thời gian lại gấp, nếu cứ theo khả năng sản xuất bình thường thì không thể giao hàng đúng hạn. Nếu không giao hàng đúng hạn thì không những phải bồi thường khoản tiền phạt lớn do trái hợp đồng, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của nhà máy. Ông chủ vì chuyện này đã tiến hành một cuộc họp, phát biểu hết sức nhiệt tình: “Anh em công nhân, hôm nay, có một chuyện thực sự quan trọng cần bàn bạc một chút, việc này có liên quan đến sự sống còn của nhà máy đồ chơi chúng ta. Mọi người đều biết, cạnh tranh thị trường trong hai năm gần đây rất gay gắt, lợi nhuận của nhà máy đồ chơi chúng ta liên tục giảm sút đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của mỗi người. Là một giám đốc, tôi không có khả năng để mọi người có mức lương cao hơn, thật vô cùng xin lỗi các bạn.
Thế nhưng, bây giờ cơ hội đã đến, có khách đặt một lượng hàng trị giá 100000 đô la Mỹ, tôi biết trong thời gian ngắn ngủi, việc hoàn thành nó là rất khó khăn, nhưng giành được hợp đồng này cũng chẳng dễ dàng gì, không làm thì chúng ta sẽ không có cơm ăn.“
Đến đây, ông chủ ngừng nói, nhìn những người công nhân, rồi đột nhiên nói tiếp: “Anh em công nhân, chúng ta làm hay không làm?“
“Làm.“ Cả hội trường đồng thanh hô vang. “Cho dù tăng ca thêm giờ, sống chết gì cũng phải hoàn thành công việc.“
“Tốt, anh em công nhân, có được lời này thì tôi yên tâm rồi. Bây giờ giải tán, mong mọi người trở về, chuẩn bị nhận nhiệm vụ. Tôi đảm bảo sau khi công việc hoàn thành mỗi người sẽ được nhận một phong bao hậu hĩnh.“
Do ông chủ biết lợi dụng kỹ xảo ngừng ngắt câu một cách tài tình, khiến cho những người công nhân nảy sinh sự đồng cảm, đã cổ vũ lòng nhiệt tình của từng công nhân, khiến mọi người đồng tâm hiệp lực, nỗ lực sản xuất, tăng ca thêm giờ. Quả thật, ba ngày trước hạn giao hàng đã hoàn thành toàn bộ công việc đó.
Người chồng hoàn mỹ
Theo sự giải thích của từ điển “Diệc dư“ là một kiểu chế giễu, nhưng chế giễu (diệc dư ) một cách nghệ thuật cần phải nói đó là một kỹ xảo vận dụng ngôn ngữ.
Có một lần tôi đến làm khách tại nhà một người bạn, đúng lúc hai vợ chồng họ đang treo một bức tranh.
Người chồng hỏi vợ: “Treo thẳng chưa?“
Ngươi vợ trả lời: “Thẳng rồi. “
Sau khi treo xong, người chồng vừa nhìn đã thấy vẫn còn chỗ lệch, liền trách móc: “Em việc gì cũng qua loa đại khái, nhưng anh thích người hoàn mỹ.“
Người vợ cảm thấy hơi bẽ mặt nhưng có tôi ở đó nên lịch sự đáp lại: “Anh nói đúng lắm, nếu anh không lấy em, em cũng được gả cho anh đấy.“
Đây thật là sự chế giễu khéo léo, không chỉ giữ được thể diện mà còn tạo không khí vui vẻ, người chồng cũng cho là mình lỡ lời, liền mỉm cười ngỏ ý xin lỗi.
Chiếc răng nanh của Củng Lợi
Sau khi vai nữ chính trong bộ phim “Cao Lương Đỏ“ nhanh chóng nổi tiếng, Củng Lợi bắt đầu thu hút được sự chú ý của thế giới. Lần đầu tiên “Cao lương đỏ“ được trình chiếu ở Hông Kông, trong buổi chiếu đầu tiên đó có một nhà báo Hồng Kông đã hỏi khi phỏng vấn cô: “Cô đánh giá như thế nào về dung nhan của bản thân?“
Người nhà báo này muốn Củng Lợi tự đánh giá về dung nhan của mình, khiến cô khó tránh khỏi phiền phức cho dù đẹp hay không đẹp. Lúc đó Củng Lợi nhanh trí chỉ chiếc răng nanh của mình mà cười và nói rằng: “Tôi cảm thấy răng của tôi rất đẹp bởi nó thẳng, đều và không giống với mọi người.“
Câu hỏi nhà báo muốn Củng Lợi trả lời là “đánh giá bản thân đẹp hay xấu“, nhưng Củng Lợi lại chuyển sang đề tài khác, thành một đề tài gần giống với ý của nhà báo là “đánh giá răng lợi của bản thân đẹp hay xấu?“ “Răng đẹp“ với “dung nhan đẹp“ có liên quan nhất định, chỉ có điều phạm vi mà Củng Lợi trả lời hẹp hơn nhiều so với phạm vi mà nhà báo muốn hỏi.
Hãy so sánh, xem xét ở một vài cửa hàng
Một cậu sinh viên muốn mua một dàn thiết bị âm thanh nhưng vì chủng loại quá nhiều, thêm vào đó là điều kiện kinh tế có hạn, nên quyết định cần mua như thế nào đó mới có thể phù hợp với điều kiện kinh tế bản thân.
Khi anh đang đi đi lại lại trên phố bán dàn âm thanh, một vị giám đốc của cửa hàng nọ đã hiểu thấu tâm trạng của anh ta, liền đến hỏi: “Tôi thấy cậu rất muốn mua bộ dàn âm thanh, giá cả của thiết bị ở đây quả thật rất đắt. Cậu cần phải thận trọng đấy. Hãy quyết định cẩn thận, cậu nên đến các cửa hàng khác so sánh. Điều này rất có lợi cho cậu. Tục ngữ có câu “Đi mua hàng muốn không bị thiệt thì phải đi nhiều của hàng“. Cậu cần phải thận trọng một chút.“
Thế là, cậu sinh viên này vào các cửa hàng khác quan sát, so sánh cũng chưa thấy có kết quả gì. Cuối cùng, cậu quay trở lại cửa hàng của vị giám đốc kia để mua một bộ dàn âm thanh.
Sự thông minh của vị giám đốc này ở chỗ ông ta không trực tiếp giới thiệu điểm tốt của sản phẩm của cửa hàng mình và tuyệt vời ở chiến thuật làm cho cậu sinh viên kia quay lại. Ông ta đã để đối phương tự quyết định, thực chất lúc này đối phương đang do dự. Cuối cùng để anh ta quyết định có lợi cho mình một cách nhanh chóng, nhẹ nhàng thoải mái.
Sự im lặng của Edison
Sau khi nhà phát minh nổi tiếng Edison phát minh ra máy gửi tin, vợ ông nói rằng phải trả hai vạn nhân dân tệ mới bán. Lúc đó, Edison vừa mới mở công ty, cần gấp nhiều tiền, nhưng ông không ý thức được cái máy mà mình phát minh ra đáng giá bao nhiêu, cho rằng giá cả này đối với khách hàng có thể quá cao. Do không thể xác định giá cả được khi bàn bạc thương lượng với khách hàng, ông quyết định sử dụng chiến thuật “im lặng là vàng“, dựa vào sự quan sát của đối phương mà nâng giá lên.
Người mua giục ông ra giá một lần nữa, Edison vẫn do dự: Cuối cùng vị giám đốc tức giận nói: “Mười vạn đồng, ngài có bán không?“
Sự im lặng của Edison đạt được hiệu quả kinh tế cao đến nỗi bản thân ông cũng không nghĩ tới! “Im lặng là vàng“, chủ yếu gây áp lực tâm lý cho người khác, trước áp lực tâm lý như vậy, đối phương do không chịu nổi, mất hết nhuệ khí nên thất bại.
Phòng làm việc tinh xảo đẹp đẽ
Isman, người sáng lập ra công ty Kodak nổi tiếng của Mỹ, đã bỏ ra một khoản tiền xây dựng một trung tâm hoà nhạc, một nhà kỷ niệm và một kịch viện ở Luoquesite.
Để nhận được hợp đồng của công trình này, rất nhiều nhà sản xuất đã cạnh tranh quyết liệt nhưng những người mà muốn tìm Isman hợp tác đều “nhân dịp vui mà đến rồi lại cụt hứng ra về“, hoàn toàn không thu được kết quả gì.
Trước tình hình này, Adamson, vị giám đốc của công ty nọ cũng đến gặp Isnian, hi vọng có thể nhận được vụ làm ăn trị giá 9 vạn USD.
Sau khi Adamson được mời vào phòng làm việc của Isman, thấy Isman đang chăm chú giải quyết một văn kiện trên bàn, anh ta im lặng đứng đó quan sát kĩ gian phòng.
Được một lúc, Isman ngẩng đầu lên, nhìn thấy Adamson, liền hỏi: “Anh có chỉ giáo gì không?“
Adamson không hề nhắc tới chuyện làm ăn mà nói: “Ngài Isman, trong khi tôi đợi ngài, tôi đã quan sát kỹ căn phòng này. Bản thân tôi làm trong nghề trang trí nội thất đã nhiều năm nhưng từ trước tới giờ tôi chưa thấy qua một văn phòng nào tinh xảo đẹp đẽ như thế này.“
Isman đáp: “Ồ anh đã nhắc tới một chuyện mà tôi suýt quên mất. Căn phòng này là do tự tay tôi thiết kế đấy. Khi vừa mới làm xong, tôi rất thích. Nhưng về sau bận quá, không có thời gian ngắm kỹ gian phòng này.“
Adamson đến bên tường, dùng tay chà lên miếng gỗ và nói: “Tôi nghĩ, đây là gỗ cây sồi của Anh, có phải không? Chất gỗ cây sồi của Ý không như thế này.“
“Đúng đấy.“ Isman vui vẻ đứng dậy trả lời: “Đó là gỗ cây sồi nhập từ Anh quốc, do người bạn của tôi chuyên gia nghiên cứu về gỗ đi Anh đặt cho tôi đấy.“
Tâm trạng Isman rất vui, nên đưa Adamson đi thăm quan kỹ căn phòng của mình.
Cố gắng để cho đối phương nói ra những điều mà họ muốn nói cũng có nghĩa là làm cho toàn bộ những điều mà họ nghĩ thể hiện ra ngoài và tránh việc trả lời những câu hỏi đặt ra cho mình. Về sau họ sẽ làm theo sự sắp đặt của mình.
Ngài thích cô ấy không?
Trong khi giao tiếp và nói chuyện, nếu gặp phải trường hợp khó xử thì hãy lợi dụng tính mơ hồ và đa nghi của ngôn ngữ để đối phó, có thể thoát khỏi một cách khéo léo và thông minh. Một lần, Kissinger trong chuyến xuất ngoại tạm dừng chân ở Teheran. Buổi tối hôm đó, thủ tướng Iran mời Kissinger đi xem buổi biểu diễn của vũ nữ Parsha. Kissinger xem rất chăm chú. Hơn nữa khi buổi biểu diễn kết thúc, ông còn tán dóc với cô ấy một hồi.
Ngày hôm sau, một nhà báo hỏi khó ông: “Ngài thích cô ấy không?“
Kissinger nghe xong rất bực mình, nhưng ông trả lời nhà báo kia với vẻ mặt lại như không hề có chuyện gì: “Không sai, cô ấy là một cô gái quyến rũ, hơn nữa lại có hứng thú đối với công việc ngoại giao.“
Nhà báo kia nhanh chóng bị mắc bẫy: “Thật thế ư?“
Kissinger trả lời: “Sao không thật? Chúng tôi cùng nhau thảo luận về cuộc hội đàm hạn chế vũ khí chiến lược. Tôi đã mất khá nhiều thời gian giải thích cho cô ta về việc cải tiến tên lửa đạn đạo SS7 thành tên lửa phóng trên tàu ngầm như thế nào.“
Vị nhà báo này vốn muốn nghe điều gì đó thú vị, không ngờ Kissinger lợi dụng tính mơ hồ của ngôn ngữ để ứng đối khiến anh ta cụt hứng.
Kỹ xảo của nhân viên tiếp thị
Một nhân viên tiếp thị nọ đang tiếp thị hai căn nhà A và B. Nhưng lúc đó, anh muốn bán căn nhà A. Vì vậy, khi nói với khách hàng, anh ta nói như sau: “Anh xem, căn phòng A này như thế nào? Hiện tại, mấy hôm trước căn nhà này đã có người muốn mua rồi, nhờ em giữ lại cho anh ta. Vì thế, hay là anh xem phòng B nhé. Kỳ thực nó cũng rất tốt.“
Người khách đương nhiên muốn xem cả hai phòng, nhưng người tiếp thị đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng họ, làm họ có tâm trạng: “Nhà A đã có người đặt trước rồi nhất định là rất tốt.“ Trước tác dụng của dụng ý tâm lý, người khách cảm thấy căn phòng B không bằng căn phòng A. Cuối cùng, anh ta ra về với tâm trạng tiếc nuối.
Bảy ngày sau, nhân viên tiếp thị này vui mừng tìm đến họ, nói với anh ta rằng: “Bây giờ, anh có thể mua được căn nhà A rồi. Anh gặp hên đấy. Thật may là người khách đã đặt mua trước căn A tạm thời chưa chuyển nhà được. Em đã khuyên họ nếu không mua ngay thì để lại cho anh vì hôm nọ em thấy anh có ý mua“.
Nghe đến đây, người khách đương nhiên thấy vui mừng vì mình có cơ hội mua được căn A. Bây giờ, thứ mình muốn đã được đưa đến tận cửa rồi, không mua ngay thì còn đến khi nào nữa. Do đó cuộc mua bán căn A đạt kết quả tốt.
Thần vi quân cương
Trong một lần trả lời ở cuộc thi kiến thức, người dẫn chương trình hỏi: “Điều mà “Tam cương“ muốn nói là gì?“
Một cô gái tranh trả lời: “Thần vi quân cương, thê vi phụ cương, tử vi phụ cương.“
Trả lời xong, cả hội trường cười ồ lên. Thì ra cô ta đã nói ngược “Tam cương“. Cô gái này ngay lập tức ý thức được điều này, nhưng cô không có vẻ ngồi xuống một cách gượng gạo. Trái lại, cô ung dung tiếp tục nói: “Mọi người cười gì chứ? Cái tôi muốn nói là “Tam cương“ mới cơ. Đất nước ta, nhân dân lấy nhà làm chủ, là chủ nhân, nhưng lãnh đạo dù to đến đâu cũng là đầy tớ của nhân dân. Thế không phải là “thần vi quân cương“ư? Hiện nay, đất nước thực hiện chính sách kế hoạch hoá gia đình, mỗi cặp vợ chồng chỉ có một con, những người con này đều trở thành những “tiểu hoàng đế”, thế không phải là “tử vi phụ cương“ ư? Trong gia đình, quyền lực của người phụ nữ nhiều khi hơn cả đàn ông, “vợ quản nghiêm“, “chồng gương mẫu” ngày càng phổ biến, thế không phải là “thê vi phụ cương“ là gì?“
Tạm thời không nói đến câu trả lời của cô gái này có thể cộng 10 điểm hay không, nhưng cô đã lợi dụng được tính đa nghĩa của từ để tiến hành phân tích một cách ung dung, bình tĩnh, làm tiếng cười chế giễu tắt hẳn. Nhanh trí biến sai sót của lời nói thành cách giải thích mới mẻ, xoay chuyển được tình thế, khiến mọi người tán thưởng khả năng ứng đối linh hoạt khi nói chuyện của cô gái.
Không cần râu, cần lông mày
“Ý nghĩa khác nhau của từ“ chỉ sự giải thích sai có khả năng xảy ra đối với một sự vật mà có hai hay vài cách giải thích khác nhau. Ý nghĩa khác nhau của từ vốn là hiện tượng tiêu cực trong ngôn ngữ và là điều kiêng kỵ lớn nhất khi nói chuyện. Thế nhưng, trong ngữ cảnh và mục đích đặc biệt, biết lợi dụng tài tình thì có thể đem lại hiệu quả tu từ tốt hơn mong muốn.
Theo truyền thuyết, Afanti khi làm thợ cắt tóc, có một thầy tế không chịu trả tiền. Một ngày nọ, thầy tế đến cắt tóc Afanti muốn trả đũa ông ta liền hỏi: “Thầy tế ông có cần lông mày không?“
Thầy tế đáp: “Đương nhiên là cần, lại còn phải hỏi nữa.“
Afanti nói: “Ủa, ông muốn thì tôi chiều ông. “
Nói đến đây, thổi thổi máy cái, cắt xoẹt hai đường lông mày của thầy tế.
Thầy tế giận giữ không biết làm thế nào - Ai bảo lại tự nói ra là cần cơ?
Afanti: “Thầy tế, có cần râu không?“
Thầy tế: “Không cần, không cần“. Thầy tế sợ hãi vội đáp.
Afanti: “Được, không cần thì không cần. “
Nói rồi huơ huơ, cắt xẹt túm râu của thầy tế rơi xuống đất.
Thầy tế tức quá trợn mắt nhìn - ai bảo lại nói ra là không cần cơ!
Sự thông minh của Afanti chính là sử dụng các nghĩa khác nhau của từ để trừng phạt cái con người ích kỷ này.
Chữ “cần“ của afanti mang hai nghĩa: một nghĩa là muốn lấy được muốn có được trong tay; một nghĩa khác là muốn giữ lại, vẫn để nguyên vị trí cũ. Nhưng Afanti lúc hỏi lại không nói rõ nghĩa nào, làm cho thầy tế bị mắc lừa.
Ông Lý ở đâu?
Có một cô gái hỏi bà trông cửa: “Này ông Lý ở đâu?“
Bà trông cửa thấy cô gái hỏi trống không liền nói: “Đi theo tôi“.
Đợi đến khi cả hai cùng hổn hển thở dốc leo lên đến tầng 16, cô gái toan gõ cửa thì bà trông cửa lại nói thêm: “Ông ấy đang tỉa hoa trong vườn dưới kia kìa“.
Đúng là làm cho người ta mừng hụt, bề ngoài thì “ở đâu” là hỏi “nơi ở”, thực ra ý đúng của câu hỏi là “có thể tìm thấy ông ấy ở đâu?“ Bà trông cửa cố ý chỉ hiểu nghĩa đen của từ này, khéo diễn một vở kịch vừa gây cười vừa có thể dạy cho cô gái bất lịch sự kia một bài học.
Thuật Nói Chuyện - Phần V Thuật Nói Chuyện - Phần V - Nam Dao