Bread of flour is good; but there is bread, sweet as honey, if we would eat it, in a good book.

John Ruskin

 
 
 
 
 
Tác giả: Khúc Thụy Du
Số chương: 7
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1501 / 70
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7 - Sự Uyên Bác Của Việc Xoa Trước Đánh Sau
ọi người đều biết viên thuốc đắng sở dĩ bên ngoài được bọc một lớp đường là để cho mọi người dễ uống. Bởi vì uống thuốc vị đắng sẽ không có lợi cho miệng. Cũng như vậy, những lời nói thảng khó nghe cũng không có lợi cho hành động. Vì thế, muốn đạt được mục đính giao tiếp của mình, chúng ta cần phải rút ra bài học từ ví dụ thuốc đắng bọc đường. Vì thế, trước khi khuyên nhủ hay phê bình người khác, chúng ta nên dành cho họ những từ ngữ tốt đẹp, để cho người ta nếm được “vị ngòn ngọt“ trước sau đó mới đưa ra những lời khuyên nhủ, tự nhiên đối phương sẽ dễ dàng chấp nhận. Đây chính là nghệ thuật nói chuyện “xoa trước đánh sau.“
Có một vị lãnh đạo có tài chỉ huy người khác rất biết vận dụng nghệ thuật nói chuyện xoa trước đánh sau. Trước khi phê bình hay chỉ ra khuyết điểm của người khác, họ luôn nói những lời khen ngợi trước để tạo ra bầu không khí thân thiết, khiến cho đối phương yên tâm, nghiêm túc lắng nghe lời khuyên của họ. Bởi vì những người lãnh đạo này biết rõ, nếu như vừa mới bắt đầu đã tỏ vẻ nghiêm khắc, ngôn ngữ rất nghiêm khắc, thì đối phương sẽ có phản ứng mang tính phản xạ tự nhiên bảo về mình, thậm chí sinh ra tâm lí đối nghịch. Cho dù bạn có khuyên nhủ thế nào cũng chẳng có tác dụng gì, anh ta sẽ coi lời bạn như gió thoảng ngoài tai hay vào tai trái ra tai phải, hoàn toàn không ghi nhớ chút gì, sự khuyên nhủ của bạn sẽ thất bại. Vì thế, nắm vững nghệ thuật nói chuyện xoa trước đánh sau là rất quan trọng.
Nếu bạn là một người lãnh đạo, bạn nên sử dụng những từ ngữ sau đây để khuyên nhủ đối tượng.
“XX Bản báo cáo của anh đưa lên tôi đã xem kĩ một lượt rồi. Quả thực trong bản báo cáo của anh đã nêu ra không ít điểm quan trọng, điều đó cho thấy anh đã bỏ nhiều công sức cho bản báo cáo này. Chẳng qua còn một điều là...“
“XX Từ khi anh vào cơ quan cho đến nay, biểu hiện của anh luôn rất tốt. Sự cố gắng của anh, tinh thần tận tuỵ của anh, mọi người trên dưới trong cơ quan đều ca ngợi, song có một điều này hi vọng anh có thể cải tiến...“
“XX Bài văn mà anh viết tôi đã xem rồi, ấn tượng của tôi với bài viết này rất tốt, hành văn của anh rất lưu loát, ngôn ngữ rất súc tích, những vấn đề anh trình bày rất sâu sắc, song có một điều hi vọng sau này anh sẽ sửa một chút, tôi cho rằng, đó là...“
“XX, trước đây mọi việc anh làm rất tốt, nhưng rốt cục lần này là vì sao vậy?“
Những từ ngữ này luôn khiến đối phương dễ dàng chấp nhận. Chúng ta hãy xem một ví dụ tiêu biểu về tổng thống Mĩ Coolidge đã khéo léo vận dụng cách xoa trước đánh sau.
Tổng thống trước của Mỹ, Calvin Coolidge, trong thời kỳ nhậm chức (1921 - 1929) đã từng nói với nữ thư ký của mình: “Bộ quần áo cô mặc hôm nay rất đẹp, cô là một cô gái nhiệt tình, rất có tương lai.“ Tổng thống Coolidge tính cách trầm lặng ít nói, đây là lời khen ngợi lần đầu tiên trong đời ông với cô thư ký. Đối với cô thư ký, dường như điều này quá bất ngờ, lập tức cô cảm thấy rất ngạc nhiên, hai má đỏ bừng. Tổng thống Coolidge nói tiếp. “Được rồi, đừng sững sờ ở đó, tôi nói như vậy là chỉ muốn cô vui, hy vọng rằng sau này khi đánh máy cô nên lưu ý một chút đến dấu câu.“
Cách nói chuyện này của Tổng thống Coolidge dù không thật hàm súc, dù hơi có phần lộ liễu một chút, song nguyên tắc tâm lý mà ông vận dụng chính là mọi người trước khi nghe những việc không vui, họ luôn thích nghe những lời khen ngợi ưu điểm của mình, cách vừa đấm vừa xoa như vậy thì đối phương sẽ rất dễ tiếp thu. Nếu như chỉ đánh mà không xoa thì đối phương sẽ cho bạn cố tình hạ thấp anh ta, từ đó sinh ra tâm trạng không vui. Biện pháp xoa trước đánh sau của Tổng thống Coolidge dù không thật kín đáo song vẫn đáng để chúng ta học tập. Nhưng chúng ta phải chú ý vận dụng kín đáo một chút, như vậy thì hiệu quả sẽ tốt hơn. Xin hãy xem ví dụ rất hàm súc sau đây:
Có một giáo viên muốn khuyên nhủ học trò của mình sửa chữa bỏ thói quen học lệch, ông ta đã nói với học sinh của mình như sau: “Kết quả học tập của em trong kỳ này đã có tiến bộ, thầy rất mừng cho em. Nếu như học kỳ sau em tiếp tục cố gắng học tập, thầy nghĩ rằng kết quả môn tiếng Anh của em sẽ cũng tốt như các môn khác.“
Như vậy học sinh sẽ vui vẻ tiếp thu lời khen ngợi của thầy giáo, bởi vì thầy không nói thẳng ra những thất bại của cậu. Song thầy giáo đã nhắc nhở cậu một cách kín đáo, gián tiếp vấn đề tồn tại trong môn tiếng Anh. Chắc chắn sau này cậu sẽ chú ý hơn trong học tập.
Trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể vận dụng cách xoa trước đánh sau; vận dụng khéo léo phương pháp này có thể hoá giải mâu thuẫn, giải quyết các tranh chấp. Câu chuyện sau đây đã thể hiện rõ nội dung này:
Trên một chuyến xe buýt, nhân viên phục vụ khi đóng cửa xe đã kẹt vào một hành khách, song bản thân vẫn không nhận lỗi, có một thanh niên thấy cảnh bất bình liền xông tới hỏi người phục vụ: “Anh làm cái gì để kiếm ăn vậy? Nếu không thích làm thì hãy về nhà mà ôm con cho xong.“
Miệng của người nhân viên bỗng nhiên sắc như dao, dường như định khoe khoang tài ăn nói của mình, anh ta thấy không những không chịu thua mà lại cãi nhau với người thanh niên.
Lúc đó, trên xe có một bác công nhân trông thấy phù hiệu trước ngực chàng trai, dường như ông nhớ ra điều gì, liền đứng bật dậy, vỗ vào vai của chàng trai nói: “Anh nói nhỏ một chút, anh làm ông vua sửa xe còn chưa đủ sao, còn muốn làm ông vua cãi lộn ư?“
Chỉ một câu nói của đã làm chàng trai sững sờ: “Bác, cháu, cháu quả không quen bác!“
“Anh không biết tôi nhưng tôi lại biết anh, mỗi lần đi qua nhà máy của anh, tôi đều trông thấy bức hình anh đang đứng ở cổng nhà máy trên ngực có cài một bông hoa đỏ”.
Chàng trai xấu hổ mặt đỏ bừng.
Bác công nhân nói. “Từ sau không nên cãi nhau nữa, đây không phải cách để giải quyết vấn đề.“
Cuộc cãi nhau đã được dẹp như vậy.
Bác công nhân rất hiểu tâm lý con người, trước hết bác khen chàng trai là tấm gương mẫu mực trong nhà máy, ( không biết chàng có phải là mẫu mực thật không), khiến cho hình tượng của chàng trai trở nên tốt đẹp. (đương nhiên, chàng trai cũng không thể kiên quyết phủ nhận mình là tấm gương trong nhà máy ngay trước mặt bao người lạ) Chàng trai sẽ không tiện làm cái việc trái ngược với “ hình tượng tốt đẹp“ của mình. Tự nhiên cuộc cãi nhau được dẹp yên.
Người xưa cũng biết cách xoa trước đánh sau để hoá giải những mâu thuẫn, xin hãy xem câu chuyện dưới đây:
Có lần, Tần Thuỷ Hoàng vì một câu chuyện mà có cuộc tranh luận kịch liệt với đại thần Trung Kỳ, song vẫn không giành được phần thắng mà người chiến thắng Trung Kỳ đã khuyệnh khoạng bỏ đi không hề nói một lời khách sáo nào. Con người vốn hiếu thắng như Tần Thuỷ Hoàng cảm thấy mất mặt, tự nhiên hầm hầm tức giận. Tần Thuỷ Hoàng nổi tiếng là người thô bạo tàn nhẫn, ông muốn giết chết một thần dân như giết chết một con kiến vậy. Vì thế, rất nhiều đại thần đều lo sợ toát mồ hôi cho Trung Kỳ. Lúc này, một viên quan muốn cứu Trung Kỳ, lập tức đến ngay để hoà giải. Ông nói với Tần Thuỷ Hoàng: “Trung Kỳ vốn là kẻ ngang ngược, tính khí luôn ngang ngạnh như vậy, may mà ông ta gặp một minh quân độ lượng như bệ hạ, nếu như gặp những tên bạo chúa như Kế, Trụ. thì chắc chắn đã bị chém đầu rồi.“
Tần Thuỷ Hoàng nghe xong, trong lòng rất sung sướng, và cũng không hề để bụng câu chuyện lúc nãy. Cái khéo léo tài tình trong lời nói của vị đại thần này là ở chỗ ông đã vận dụng khéo léo cách xoa trước đánh sau, trước khi cơn thịnh nộ của Tần Thuỷ Hoàng còn chưa nổ ra, ông đã đi trước một bước, dùng cách khen ngợi tâng bốc Tần Thuỷ Hoàng là minh quân. Nếu như Tần Thuỷ Hoàng nghe theo lời tâng bốc, như vậy lòng của ông phải độ lượng. Ngược lại, nếu như ông là người hẹp hòi, động một tí là trấn áp kẻ khác, lạm dụng quyền lực, thì đó không phải là một minh quân mà là bạo chúa. Như vậy, ông đã đưa Tần thuỷ Hoàng vào chỗ tiến thoái lưỡng nan, đã kìm nén hữu hiệu trạng thái tức giận của Tần Thuỷ Hoàng, khiến Tần thuỷ Hoàng phải tỏ thái độ bao dung và tha thứ cho tội hỗn xược thất lễ của Trung Kỳ.
Thuật Nói Chuyện - Phần I Thuật Nói Chuyện - Phần I - Khúc Thụy Du