Love is always within. When you try to dramatize your love, you lose the depth of the love.

Charan Singh

 
 
 
 
 
Tác giả: Sơn Nam
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Hải Trần
Số chương: 13
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2847 / 112
Cập nhật: 2016-02-27 10:42:41 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Bàn Về Nguồn Gốc Của Tế Lễ Ở Đình Xưa
heo Phan Kế Bính, ở đoạn trên, chúng ta thấy có nhiều vị thần có sắc phong hoặc không sắc phong nhưng lý lịch mơ hồ, ấy thế mà được thờ cúng. Trường hợp này khá phổ biến ở vùng đất mới, Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long nhiều sắc phong Bổn Cảnh Thành Hoàng là chức năng của vị thần, nhưng không ghi tên họ, thành tích lúc còn sống. Vài đình khoe là thờ Võ Tánh, nhưng xem sắc thần thì chẳng thấy tên chi, chỉ là chức vụ suông, đa số loại sắc phong vào năm Tự Đức thứ năm.
Thần không tên, chỉ có chức năng tì làm sao mà thỉnh về để cúng tế? Chiến công thành tích giúp dân dựng nước như thế nào? Tại sao tế thần vô danh mà lại thỉnh mời, tùy địa phương, còn mời thêm khách như thần Mộc Trụ, bà Chúa Xứ, thần Giếng nước, Nam Hải Tướng quân (thần Cá ông) và quá nhiều vị thần khác, ông Quan Công được mời về cùng hưởng. Trong đình dành riêng một bàn, gọi bàn Hội Đồng, dành cho các vị nói trên, như là khách danh dự của làng.
Muốn giải đáp, ta trở lại việc cúng tế ở một giang san nhỏ. Phép vua thua lệ làng. Triều đình cúng Trời Đất ở đàn Nam Giao thì làng xóm cũng tế "sơn hà xã tắc" (tiêu biểu cho tổ quốc) ở đình. Điều khác nhau là nhà vua, gọi Thiên Tử, con Trời, được quyền đứng trên đàn Nam Giao, nhìn lên Trời mà lạy, trong khi dân làng không được tế trực tiếp lên Trời, mà phải qua sự trung gian của người đại diện, được ủy quyền của nhà vua, là Thành Hoàng Bổn Cảnh. Chỉ cần sự ủy quyền trên tờ sắc, phong chức vụ, đóng ấn là xong. Nói thô thiển hơn, dân làng tế Trời nhờ trạm Bưu điện, với người trưởng trạm được ủy quyền là giám đốc Bưu cục, người dân không tò mò tên tuổi của người giám đốc ấy. Ta chẳng thấy nhiều đình được sắc phong "Đại Càn", thần đàn bà, hoàng hậu và công chúa, ấy thế mà dân gian cứ xem là "ông thần". Ông thần là trưởng ngành bưu điện.
Nơi đất mới, được sắc thần là điều quí vô cùng, nhưng thời xưa, với lối làm việc quan liêu, đơn thỉnh nguyện của làng xã mới thành lập khó chuyển đạt nhanh chóng ra triều đình Huế. Chờ ngày lành tháng tốt, các quan mới tâu lên, sắc gọi về làng qua nhiều giai đoạn phức tạp, tốn thời giờ, lại thêm tiền đút lót. Đã từng nghe nhiều làng xin sắc thần, chờ nhiều năm, đành cử đại diện ra thẳng ngoài Huế khiếu nại gian truân và tốn kém. Trường hợp đặc biệt, vị thần chưa có sắc phong dân làng vẫn thờ phượng trước, chờ đợi kiên nhẫn.
Thoại Ngọc Hầu trấn thủ Vĩnh Thạnh, cai quản vùng An Giang xưa, đất đại rộng, gồm An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, sa Đéc, Vĩnh Long, Bến Trẻ, đã góp phần đào kinh Vĩnh Tế, vậy mà đợi đến sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ, vua Khải Định (do Pháp dựng lên) mới phong sắc. Lý do: Vua Tự Đức không phong thần là phải, vì Thoại Ngọc Hầu có con rể dính líu trực tiếp vào cuộc khởi binh Lê Văn Khôi. Trường hợp Tả quân Lê Văn Duyệt, từng là Tổng trấn Gia Định thành (thành là đơn vị hành chánh to, gồm nhiều trấn, cả Nam Bộ và Bình Thuận), ngày nay hiển linh. Theo lời truyền tụng nhưng chẳng có sắc gì cả! Tả quân bị bản án tử hình, sau khi mất, không bị Minh Mạng đào mả là may. Tự Đức chỉ dám làm công việc là xóa tội cũ. Như vậy là can đảm rồi, nên nhớ Minh Mạng là ông nội của Tự Đức! Lại còn trường hợp Phan Thanh Giản. Dân làng vẫn thờ torng khu vực thuộc chủ quyền của người Pháp, nhưng Phan Thanh Giản mặc dầu đã chết vẫn bị tước đoạt chức vụ hồi đời Tự Đức. Phải chờ đến Khải Định, Bảo Đại, đời sau mới dám phong thần, tạm gọi là "sửa sai" sự quá khích của ông cha thời trước.
Đây là trường hợp thần không có sắc phong, vì nhiều lý do, nhưng không vì đó mà bảo việc tế lễ không có nội dung. Dân ta dùng từ ngữ "thờ thần Vọng", ngửng mặt về phía vị thần sắp được phong. Còn gọi mạnh dạn là do "dân phong". Dân với sự ngưỡng vọng, hâm mộ là điều kiện quyết định. Cần điềm linh ứng "cầu được ước thấy" vị thần gián tiếp giúp dân trong việc làm ăn, tìm sinh kế, nhất là qua giai đoạn chiến tranh dai dẳng. Đình mà thoát nạn bọm đạn phá hủy thì dân bảo ông thần quá linh thiêng. Nếu như hư nát vì bom đạn thì bảo vì đình bị sập nên ông thần đi nơi khác "tạm trú", không còn ở địa phương, chừng nào cơ ngơi chỉnh đốn lại thì thần họa chăng mới "trở về"
Lý do thầm kín nhất, theo tôi vẫn là người dân trong cộng đồng thôn xóm muốn có biểu tượng, chứng minh tư cách của xã mình, nói đúng hơn là phẩm cách của xã. Như trường hợp người đứng tuổi, con cái bắt đầu lớn khôn, muốn thấy bàn thờ ông bà của mình, tại nhà, dầu đẹp dầu xấu. Không thể dùng bàn thờ của người khác dòng họ để thay thế bàn thờ cho nhà mình. Vả lại, người dân không thể lập bàn thờ Trời Đất trong nhà mình, phải thờ ở đơn vị nhỏ nhất là đình. Nên giải thích về trường hợp trước sân nhà, mỗi gia đình đặt cây trụ, bên trên là tấm gạch to, ) nếu sẳn cây cổ thụ, đặt bàn thờ nhỏ) với cái lư nhang tượng trưng, Gọi bàn thờ "ông Thiên" (nói trại là Thông Thiên) để thờ "Thiên quan Tứ phước", vị sứ giả, cấp bậc nhỏ, dạng "nhân viên liên lạc" của nhà Trời thỉnh thoảng xuống trần gian để kiểm soát những hành vị tốt hoặc xấu của từng gia đình mà thôi. Chức vụ khiêm tốn thì chỉ xứng đáng với ơc ngơi đơn giản. Chẳng ai bất kính đến mức thờ Trời quá đơn sơ. Còn miễu Thổ địa đặt ở góc sân, khiêm tốn, với cái mái che nhỏ bé (hoặc ở ngoài ruộng) nhằm thờ ông Thổ địa, ông này chẳng phải là Đất, theo nghĩa rộng, nhưng là vị thần nhỏ cai quản cái nền nhà hoặc mấy sào ruộng mà chủ nhà làm chủ, cá thể, nhưng liên quan đến những nhà hoặc phần đất của chủ khác.
Sự linh thiêng là điều nên đặt ra không né tránh được. Thử giải thích theo giả thuyết của đạo Nho, vốn trọng thực tế.
Qủy thần, tức Âm và Dương cứ tương giao tương khắc, thấy cụ thể quỷ thần là điềm linh ứng là do tấm lòng từng người. Thần thánh biến hóa, huyền dịu "mặt nhìn không thấy, tai lắng không nghe" (thị chi nhi phất kiến, thính chi nhi phất văn) vật trừu tượng nhưng luôn luôn vẫn có. Trong bài văn tế đọc ở đình làng, đã đặt vấn đề, để tùy người cảm thông. Thí dụ như bài văn tế Bổn Cảnh Thành hoàng ở xã Bảo Thạnh (Ba Tri, Bến Tre), từ năm 1902, theo bản dịch của Thái Hữu Võ:
- Càn Khôn dồn khí tốt, sông biển đúc người tài, chịu tinh hoa trong Trời Đất, mắt nhìn dường chẳng thấy, tai lóng cũng chẳng nghe, được khí tốt nơi máy âm dương, chói rạng như thấy tượng thấy hình. Đạo tuy cách, chốn mờ chốn tỏ, hễ dốc lòng cầu thì ứng hiện liền. Thành thì dễ thông, dầu sáng, dầu tối, đã có lòng thì thấy linh thiêng.
Không nghe, không thấy được, khi mờ khi tỏ, khi sáng khi tối, nhưng nếu "được khí tốt" thì thấy tượng thấy hình. Điều kiện tiên quyết là Lòng Thành. Có lòng thành thì thấy sự linh thiêng, điềm linh hiện ra chập chờn. Không lòng thành thì không thấy gì cả.
Tóm lại, "Thần" l2 khí Âm khí Dương hòa hợp, có thể hiện ra chập chờn với kẻ cầu khẩn với lòng thành.
Lòng thành là gì? Theo cụ Phan Bội Châu, torng quyển Khổng Học Đăng, "thành" là có lòng nhân, "thương người như thể thường thân", lòng vị tha. Người giàu lòng vị tha, giữ lòng nhân ái thì nhất định cảm thông, trong phút giây với thần thánh. Hữu cầu tắc ứng - Không cầu thì không có ứng.
Đây là hình tượng của kẻ thật lòng muốn bắt làn sóng điện, từ đài phát thanh. Vặn cho đúng tần số, chịu lắng nghe thì có thể nghe, nghe thấy.
Muốn hiểu thế nào cũng được. Tế lễ nhằm tạo điều kiện, cùng nhau "vặn đài thu thanh" đúng giờ, không sai lệch, chú ý kỹ, có lòng thành thì dường như nghe, và có thể còn nhắn gởi nguyện vọng lên Trời.
Cấp Triều đình bày tế Nam Giáo, ở thôn xã thì tế thần Thành Hoàng, cũng theo một hình thức, nhưng với triều đình thì long trọng, với nhiều chi tiết, tốn kém, còn ở thôn xã thì đơn giản hơn. Nội dung vẫn là một. Con người là Nhân, Trời là Thiên, Đất là Địa. Thiên - Địa - Nhân là hình ảnh của vũ trụ.
Như đã nói, vua là con Trời, vua tế Trời chẳng khác nào con cung kính tế cha, thừa ủy quyền của cha mà chăm lo việc nước. Khi xảy a điềm bất tường như thiên tai, dịch tể, nguy cơ chiến tranh, vua phải tự nhận tội là thiếu tài thiếu đức, khiêm tốn với Trời.
Vua tế Trời ở đàn Nam Giao, giữa khoảng trống không, "Giao" là tế Trời. Trời hình tròn, Đất hình vuông. Không xây tòa nhà to rồi vào đó mà tế (như ngôi đình), nhưng đứng trên một cái đàn, đắp bằng đất, ở phía Nam kinh thành, vì vậy, gọi "Đàn Nam Giao", dưới hình vuông, trên hình tròn. Trên hai tầng vuông rồi tròn này, đặt ra nhiều bàn thờ dành thờ các vì sao, mặt trời, mặt trăng, mưa, gió, sấm sét, thêm bàn thờ núi, thờ lăng tẩm của các vì vua trước. Lại qui định màu sắc của tô chén đựng rượu. Cúng Trời, chén màu sanh; cúng Đất, chén màu vàng.
Trong dân gian, dùng giấy màu, khổ to để thay thế cho vải lụa nhưng đối với tế Nam Giao, dùng toàn lụa thứ tốt, nhuộm màu theo qui định. Nhạc vụ cũng phức tạp hơn, với chuông, khánh. Thêm đội múa văn, đội múa võ. Bản nhạc cũng qui định sẳn.
Vật hy sinh, để tế, gồm trâu, heo dê. Con trâu là quan trọng nhất, như trường hợp con heo ở đình làng, lựa con đen tuyền, cho ăn sạch sẽ từ ba tháng trước. Cạo lông, mổ bụng rửa sạch sẽ, thụi trâu với lá quế, đốt củi thông cho đỡ hôi khói.
Nếu ở đình làng bày lễ Túc Yết thì trước khi lễ Nam Giáo, các quan lo diễn tập trước, một hình thức phúc khảo. Áo mão được các quan mặc vào, làm vệ sinh, phủi bụi bậm. Diễn tập vào buổi sáng, để rồi đên đến sẽ cử hành lễ chính thức. Cử hành nhạc, vũ sinh múa như thật, các quan chịu trách nhiệm cũng "xướng" như thật. Trâu làm thịt sẵn, đặt trong tư thế quì xuống. Các bàn thờ cúng cũng chuẩn bị đủ những tế phẩm, kiểm soát kỹ kẻo sơ sót.
Lễ cử hành vào khoảng nửa đêm. Quân sĩ mặc lễ phục màu đỏ cầm đèn sáp, đứng hầu hai bên đường. Về đêm, bầu không khí trở nên trang nghiêm, màu sắc của lễ phục như hài hòa, lung linh qua ánh ến. Trên nguyên tắc, nhà vua là chánh tế, nếu vua còn nhỏ hoặc vì lý od khác thì ủy quyền cho một vị quan lớn tuổi, cấp bậc cao.
Trước đó, nhà vua vào phòng riêng, ăn chay ba ngày, giữ thân xác trong sạch, không được gần cung phi mỹ nữ. Các quan đứng vào vị trí, đặt lễ vật, rồi làm lễ như ở đình làng đã mô phỏng theo, nào rửa mặt, rửa tay, theo lời xướng. nhà vua từ từ đi bộ, bước lên đàn, nhạc trỗi lên, nhà vua nhìn lên Trời rồi day về phía sau, giấy lát, như để thỉnh mời vong linh của đấng tiên vương. Vẫn là dâng va tuần rượu, nhạc trỗi lên rồi có lời ca hát của các ban múa hát. Sua rốt, đem lông trâu và máu trâu chôn xuống đất (như ở đình làng). đáng chú ú ở buổi lễ quan trọng này, vẫn dùng lời xướng quì lạy giốngn hư ở đình làng, riêng nhà vua thì tay cầm hốt bằng ngọc, có một vị quan đứng gần, hô lời xướng riêng, với tiếng "Tâu" đứng đầu (ngụ ý lời xướng của lễ sinh chỉ dành cho các quan, vua thì trân trọng hơn, có người xướng riêng). Sau khi kết thúc, gọi Lễ Thành, vua ra về, các ngọn nến trên bàn thờ lần hồi tắt, hàng rào danh dự của binh sĩ cũng giải tán, tắt nến.
Buổi tế Nam Giao diễn ratrong phạm vi hẹp. Tuyệt đối cấm không cho người không phận sự đến dự, hoặc nhìn từ phía xa. Ta hiểu nhà vua thay mặt cho thần dân làm phận sự rồi, dân đến cũng vô ích, lại gây mất trật tự, bầu không khí kém trang nghiêm. Giải thích như thế cũng chưa đúng hẳn. Điều cốt lõi phải chăng là nhà vua bày ra tế lễ Nam Giao nào phải nhằm đóng kịch, khoa trương uy thế với dân! Tế là để dành cho Trời chứng giám. Vì chỉ như thế. Khác hăn ngày nay, vì tâm lý đồng bào thôn xóm biến đổi theo chiều hướng tốt là việc tế lễ bớt pầhn khép kín, một số đồng bào, nâhn sĩ vẫn có thể đến chứng kiến. Quay video cũng cần, để "bình dân hòa" nghi lễ ở đình làng, nhưng lắm khi người quay video lại lạm dụng chức năng, trở thành người … gầnn hư đạo diễn.
Ở nhiều đình, vì tôn trọng lệ xưa, việc tế lễ diễn ra vào giờ Tí (khoảng nửa đêm) như nhà vua tế Nam Giao; vài người đến chứng kiến là được, không cần bá tánh. Lắm khi trong lúc tế lại đóng cửa cái, xua đuổi bớt những người muốn quan sát, cùng thông cảm. Hạn chế số người dư là đúng, nhưng không nên thái qua. Vì vậy, ngày nay khi thôn xóm, chợ làng được đô thị hóa, lắm nơi làm công việc hợp lý là bắt đầu tế vào buổi sáng, để quan khác đến tham dự dễ dàng, miễn là giữ trật tự.
Đáng chú ý đối với họ Mạc ở Hà Tiên, sắc phong "Trung đẳng thần" cho Mạc Thiên Tứ. Và được phong liên tục, từ đời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, ban đầu là xã Minh Hương Lạc Thiên, sau đến xã Mỹ Đức đời thiệu Trị (xã đã thay tên gọi).
Xã Hạnh Thông Tây ở Gò Vấp quả là thành lập sớm, ở đất xưa, ấy thế mà sắc phong Đương Cảnh Địa Thần, cũng cấp vào năm Tự Đức thứ năm, như những làng khai thác trễ hơn. Trước đời Gia Long đã có xã này rồi. Bởi vậy có lẽ theo lời thỉnh cầu của địa phương, không muốn đổi chức vụ vị thần, vẫn giữ như hồi trước đời Minh Mạng, phong là "Đương Cảnh Địa Thần". Ta hiểu đây là đợt phong sắc cuối cùng, về sau, thêm sắc phong đời Khải Định, Bảo Đại. Vua Tự Đức phải chăng thấy nguy cơ mất Nam Kỳ Lục Tỉnh vào tay Pháp nên phong từng loạt, và đổi những sắc phong cũ, để cho dân phía Nam nếu mất nước vẫn còn giữ được tinh thần nhớ vua tự Đức, giữ truyền thống tế tự, chờ ngày phục thù. Và qua lịch sử ta thấy việc làm đời Tự Đức qủa là có hiệu năng tốt.
Nhiều đình làng khoe nhiều sắc phong, trường hợp những làng xã sát nhập, không đủ khả năng xây cất lại và bảo lưu. Vì là đất mới của nhà Nguyễn, người dân lần hồi chẳng ai rành chữ Hán, miễn là sắc có đóng cái ấn hình vuông của ông vua là được. Người Pháp đóng dấu tròn mà người dân không thích. Nhiều tờ giấy đóng ấn vuông, nhưng thật ra là những bằng khen tặng cho người có công thời xưa, hoặc cha mẹ vị công thần nào đó. Tự bản thân nó, sắc là công văn, là lệnh của nhà vua, nhưng nội dung của lệnh ấy là gì? Ghi là phong chức vụ Bổn cảnh Thành hoàng, có tên người càng tốt, đa số là không tên người, quí hơn hết vẫn là danh nhân, nhân vật lịch sử được phong "Trung đẳng thần." Và sau này sắc ấy không bị thu hồi (trường hợp con cháu vị công thần nầy về sau tham gia phản loạn chống Triều đình)
Nói chung, ta nhìn trong thực tế thấy:
- Người dân bình thường, nhất là dân lao động, (ít biết chữ Hán, hoặc không biết) khi vào đình miếu không cần hiểu nội dung những câu chữ trong liễn đối, bài vị, hoành phi, thậm chí chẳng lắng tai tìm hiểu bài văn tế mà lắm khi các cụ sao chép, tam sao thất bổn, cãi vã từng chữ. Về cách bố trí những bàn thờ, nào tả ban hữu ban đến bạch mã, thái giám, thần nông (miếu ngoài sân), ít ai chú ý, phân biệt vị này với vị kia như thế nào. Bá tánh nói chung vào thời buổi bận rộn sinh kế và tâm thần không mấy yên ổn, cứ tin vào truyền thóng của đình, linh thiêng hay không linh thiêng, theo kiểm chứng của bản thân mình hoặc do ông bà người lớn tuổi kể lại, theo dư luận. Lắm khi họ đến nơi nào đó để cúng tế chỉ vì nghe đồn nơi ấy có nhiều người từ xa đã đến. Bá tánh tin vào truyền thống của đình miếu mà các cụ lớn tuổi thời trước hoặc hiện nay đang chăm sóc từng chi tiết. Vì vậy uy tín của ban tế lễ rất quan trọng.
Cần nghiên cứu đình miếu qua khía cạnh mỹ nghệ như kiến trúc, chạm trỗ, hoặc giá trị tồn cổ (cái chuông, cái trống, cây đa xưa mấy trăm năm..) để đến kết luận về chuyên môn. Nhưng lắm đình có cổ vật mà bá tánh không tới lui. Cổ vật lắm khi là những món không hồn, trong khi vài ngôi đình mới tạo lập sau này, chẳng có hiện vật xưa nhưng bá tánh thích đến, để cúng tiền bạc.
Quan trọng bậc nhất của sinh hoạt Lễ hội theo tôi vẫn là lúc diễn xướng, phải thao tác để đánh giá cái bối cảnh và bầu không khí sống động. Muốn hiểu một đoàn hát, một đội bóng đá nào phải chụp ảnh, giới thiệu lý lịch từng cầu thủ. Phải là hoạt náo với kỷ luật, múa đao, ca hát, là giành bóng, đá cho lọt lưới, là chạy theo đối phương. Cây đàn cò, đàn kìm, cái trống tự nó xem nhàm chán. Nó chỉ là cái trống, cây đàn khi có nghệ nhân khởi động, phát ra âm thanh trầm bổng, theo kỷ luật chớ không bừa bãi. Màu vàng son tráng lệ của hoành phi, liễn đối chỉ lung linh, nói lên được điều gì khi ánh sáng của nến, khói hương bao phủ để sáng tạo ra một thế giới nửa hư nửa thực, hài hòa, trong tiếng nhạc, với sức sống cụ thể thuần nhất.
Các nhà dân tộc học ngày nay đã nhất trí rằng muốn tạo sự sống động cho đền miếu, thậm chí cho một khu giải trí thì cần Âm thanh và Ánh sáng, (tôi thêm Màu sắc). Gẫm lại, đó là sự đúc kết để tìm nhưng mẫu số chung cho lễ hội từ xưa đến nay, của bất cứ dân tộc nào. Đó là nét linh động, độc đáo của từng nền văn hóa trong kho tàng văn hóa của cả nhân loại. Tìm nét gọi là nhân bản, phân biệt sinh hoạt con người khác với sinh hoạt của chim muông cầm thú, cây cỏ, sỏi đá.
Ánh sáng, yếu tố ấy người xưa đã biết mà không dùng lý luận dông dài. Ánh sáng của ngọn nến trên chân đèn, những đốm lửa đỏ ở đầu cây nhang, thêm làn khói bay lan tỏa từ thấp lên cao. Cũng là ánh lửa và khói của giấy tiền vàng bạc. Phải là ánh sáng của lửa (lửa thật), không phải ánh sáng của ngọn đèn điện. Đèn điện chỉ là thứ ánh sáng tạm thay thế, dùng trong việc cúng tế để tiết kiệm, những ngày thường, sáng và chiều.
Âm thanh của trống, của chiêng, hoặc chuông, của cái mõ bằng cây, của nhạc lễ với trống cơm, đàn dây, kèn thổi, chụp chõa, tiếng gõ của sanh, phách. Lại thêm tíêng xướng ê a của lễ sinh. Màu sắc của lễ phục, ta thích nhất màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn.
Tồn cổ, bảo quản cổ vật, để cho nó đóng ten, phai mờ là quan niệm của Tây phương. Càng ten rỉ, càng đẹp, nhất là những pho tượng đồng. Ở xứ ta, đối với dân gian, phải mới mẻ, với nét hiện đại, thí dụ như nền gạch bông, bộ lư, con hạc được lau chùi, liễn đối sơn phết thì mới là đẹp, mới đem sự may mắn dịp cầu an, cầu phước.. Bầu không khí trong gia đình phải toát lên sự nghiêm túc, tươi sáng, lạc quan vì người đến lễ hội ai cũng cầu mong sức khỏ, may mắn, thịnh vượng về vật chất. Thời xưa cũng như thời nay, cúng tiền để trang trải sở phí của lễ hội, để trùng tu cơ ngơi, thậm chí cúng một cách hồn nhiên. Với sự hiện diện của mình, như góp phần đông đảo cho lễ hội. Người giàu đến, người nghèo, ăn mày cũng đến, gợi hình ảnh sinh động cả thôn xóm.
Phân tích từng chữ nghĩa của sắc thần, sự khéo léo của bức hoành phi, ý nghĩa cao siêu hoặc nội dung sáo mòn của câu đối là phận sự riêng của nhà nghiên cứu. Một sự nghiên cứu công phu, biệt lập, lắm khi do người không thích lễ nghi cúng bái đã dày công tổng kết. Các vị này "dị ứng" với việc quì lạy trước bàn thờ thần, lắm khi lại chế giễu.
Lại còn việc phân tích thứ tự từng tiết mục, nơi này có "ế mao huyệt" rồi đem chôn ở góc sân, nơi kia đổ xuống sông. Hoặc Quán tẩy (rửa tay, rửa mặt) trước hay sau tiếng chiêng, thời gian cúng, nửa khuya hoặc tám chín giờ sáng. Lại bắt bẻ đọc văn tế trật chữ Hán. Hoặc chê bai trình độ học thức của người đánh trống đánh chiêng…"Đình nào, thầy nấy", những sai trái quá đáng thì cần điều chỉnh lại. Đồng bào đến, vái lạy, lắm người ra về lập tực, vì còn dành thời giờ lo sinh kế. Đem lễ vật quá khiêm tốn mà còn rề rà, chờ nhập tiệc thì khó ổn cho lệ xã giao, nói chi đến lương tâm.
Trở lại vấn đề: Ta khẳng định là Âm thanh, Ánh sáng, Màu sắc quen thuộc, hoặc đã quen từ torng tiềm thức vẫn có thể gây tác động tâm lý, điều mà các nhà dân tộc học gọi là "ký ức tập thể" của dân tộc hoặc của nhân loại. Nó không bao giờ xoá được, chỉ là chìm lắng. Dịp nào đó, nhất là khi con người trở về già, cái chết gần kề, hoặc khi đắc tài đắc lợi bất ngờ, hoặc gặp việc "họa vô đơn chí" thì dấy lên.
Ánh sáng, đối với con người khi chưa phát minh ra điện thì xuất phát từ ngọn lửa, hoặc từ tia sét trên bầu trời, với âm thanh lúc ấy là tiếng sấm. Ta nghĩ tới người tiền sử, trong hang động nhảy múa quanh ngọn lửa thần: Lửa đem sự sống, lửa tắt là điềm nguy vong, đói rét. Đứng về lịch sử nhân loại mà xét, việc phát minh ra lửa đã đánh dấu sự tiến hóa vượt bậc, lửa tạo ra văn minh. Trước khi có lửa, con người lượm hái trái cây, ăn tươi nuốt sống, dùng dụng cụ bằng đá đẽo. Với lửa, con người được sưởi ấm, trong hang động và có thể rời hang động cất chòi, đốt lửa trong chòi để nướng thịt, tìm quặng, rèn khí giới rồi tha hồ săn thú, đánh giặc giữa người và người vì quyền lợi. Lại nhờ lửa mà làm ra đồ gốm thô, uốn cây cho cong, làm cung rồi rèn tên, chế ra nhạc khí.
Âm thanh do con người tạo ra vì nhu cầu, bước đầu là tiếng hú của người cùng đi trong rừng. Rồi tạo ra cái trống, bịt da thú, xem như phương tiện truyền thông. Lửa đốt lên, làm tín hiệu cứu giúp, báo nguy. Trống phải chăng là nhạc khí đầu tiên, thúc đẩy và điều tiết điệu ca múa?
Nhiều nhà dân tộc học khẳng định: Mọi lễ hội, trong thời đại nào cũng dùng đến lửa để gây hào hứng, khiến con người trở về nguồn (Thế vận hội bày ra lễ chạy đuốc từ đỉnh núi Olympe của Hy Lạp đến nước đăng cai). Ngày tết, đêm giao thừa có nhang, đèn, pháo, (lửa, âm thanh và ánh sáng). Đêm giao thừa cả gia đình quây quần bên nồi bánh chưng đang sôi, với bếp lửa, thanh niên đốt lửa trại, ban đêm. Đây cũng là lửa của ngọn nến làm lễ "Lên đèn" của đám cưới, lễ Gia quan, hoặc nghi thức đám tang.
Còn một thứ vật tư cụ thể khác đi đôi với Âm thanh., Ánh sáng trong lễ hội, mà tế lễ ở đình miếu gọi là "Hy sinh".
Mãi đến nay, ta vẫn quen nói "hy sinh, tế thần" Từ điển Đào duy anh nêu rõ: "hy là súc vật để tế thần. Sắc thuần tuý, không tạp, cũng gọi là "hy" (hy sinh, súc vật dùng để tế trời đất). Bỏ cả tự do, quyền lợi sinh mệnh của mình làm một việc gì (se sacrifier)"
Ta lưu ý đến con thú có sắc thuần túy, không tạp.
Việc tế thần, với một sinh vật không phải là chuyện riêng ở nước ta, thời buổi này. Ta nhớ bên Hy Lạp, thời xưa, vẫn bày ra lễ tế thần, giết một người, một con thú. Nhiều bộ lạc lại bày ra động tác rưới máu con thú hy sinh, xem như dòng máu thiêng. Hãy còn lệ rưới máu dê, khi đúc quả chuông đồng, hoặc lấy máu con bò, con dê rưới vào men đồ tốm, để đạt được màu sắc kỳ lạ cho sản phẩm, làm biến đổi chất men.
Việc tế lễ ngày nay, tuy thần ở vài đình miếu mới được phong sau này, vẫn theo công thức đời nhà Châu bên Trung Hoa, trước Tây lịch xa xưa. Chẳng qua là về sau thêm bớt với chi tiết hợp lý. Nghĩa là việc tế tự đã có trước nhà Chu, khi chế độ phong kiến chưa định hình rõ nét, đời Huỳnh Đế với chăn nuôi súc vật.
Âm thanh, Ánh sáng, Màu sắc tự nó không đủ để trở thành lễ hội ở đình làng mà đối tượng về tâm linh của bá tánh là cầu mong uy lực của vị thần Thành Hoàng, không tên, nhưng dường như có thật, ẩn hiện trong giây lát. Lễ hội, nhưng cốt lõi là lễ tế, vui chơi, như ăn uống, vui đùa với bạn bè là việc phụ. Muốn cho thần chứng giám, ngoài hình thức áo quần chỉnh tề, nhang đèn, chiêng trống còn con "hy sinh", nay thường dùng là con heo, khá giả hơn là con bò, thường là bò con, bảo đảm tinh khiết.
Ai cũng khẳng định: Heo tuyền sắc, nghĩa là không lai tạp về giống (nay thì dễ dãi hơn về con heo). Chọn heo, nuôi cho ăn đầy đủ, tắm rửa sạch sẽ trong nhiều ngày. Rồi gần nửa đêm (tùy đình, tùy thời gian), làm lễ gội là "Tỉnh Sanh", (hoặc Tịnh Sanh) theo nghĩa "gạn cho trong sạch". Muốn hạ sát con heo ấy, tối thiểu người chủ lễ phải mặc khăn đen áo dài, con heo được khiêng tới, vài thanh niên phụ lực. Chủ lễ dùng rượu đổ vào đầu, vào miệng con heo, tượng trưng, thắp cho nó vài cây nhang, đốt vài lá vàng bạc, sau đó, thọc huyết, liệu thấy yếu sức, đâm không ngọt thì trao cho một thanh niên làm công việc ấy, dưới sự chứng kiến của chủ lễ. Sau đó, lấy chút máu, chút lông gáy (tiêu biểu cho toàn thể con heo), đựng trong cái tô, lấy giấy vàng bạc đậy lại, đem lên bàn thờ thần.
Ta thấy có sự trân trọng đặc biệt đối với con heo "hy sinh". Lắm nơi, ngoài việc tuyển chọn con heo tuyền sắc, còn đòi hỏi điều kiện con heo có bộ lông gáy thật cao và cứng.
Theo sự suy luận của các nhà dân tộc học sự kiện nầy là dấu ấn còn rơi rớt lại của thời bộ lạc, khi phát minh ra lửa. Tình cờ gặp lửa khi cháy rừng rồi mồi lửa đem về (hoặc được lửa khi sét đánh vào thân cây mục) người trong bộ lạc mừng rỡ, gìn giữ trong hang động, có người chuyên môn canh chừng, lửa tắt là đời sống của bộ lạc gặp khó khăn lớn trong sinh hoạt. Rồi con người tìm ra lửa, muốn là có ngay, với nhiều thứ dụng cụ: dùng sơi dây cứa vào gốc tre, bên cạnh là mớ bùi nhùi: hoặc đập hai cục đá nhỏ, thứ đá cứng gọi là đá lửa. Tạo ra lửa với tư thế chủ động. Khoa học. Rời hang động, con người bắt đầu chăn nuôi trên đồng cỏ thay vì rượt bắt từng con thú, huy động nhiều người. Thử trồng tỉa, để thu hoạch, trồng với hạt giống, thay vì hái lượm, gặp đâu bứt đó. Lại còn câu cá. Bộ lạc có xu hướng ly tán, mỗi người một người, dân số ngày càng đông. Để gìn giữ chủng tộc của bộ lạc nguyên thủy, hàng năm gom lại, bày ra lễ tế. Họ phải nhớ nguồn gốc là vật tổ và người tù trưởng. Vài nhà nghiên cứu đã đi vào giả thuyết nghe khó tin, nhưng có thể tin: Bấy giờ, trong buổi tế lễ bày ra đánh trống, hò hét, múa nhảy quanh ngọn lửa thần, sau đó, người tù trưởng sẳn sàng chịu hy sinh. Người trong bộ lạc làm lễ, giết tù trưởng, chia mỗi người một miếng thịt sống, uống chút máu, nhằm mục đích giữ cho thuần giống, không lai tạp. Thịt và máu của tù trưởng trở lại un đúc sự sống của bộ lạc.
Về sau, lại thay đổi. Người tù trưởng muốn được sống để hưởng thụ, bèn cho pháp sư làm lễ, hỏi thần linh, thần linh cho phép bắt một người trai mạnh khỏe của bộ lạc mà tế, làm món "hy sinh" chịu xả thân. Rồi lần hồi cải cách, bắt một tù binh rồi dùng con thú thay thế con người. Lễ "Tỉnh sanh" phảng phất sự tôn trọng con heo, vì nó thay mạng cho con người.
Ở Châu Phi, cách đây không lâu, ta nghe nói đến việc giết người để tế thần, nay không còn nữa.
Thay vì ăn thịt, uống máu tươi, sau này bày ra lệ
đem huyết con heo tế thần mà chôn quanh miễu Thần Nông, nhằm gây kích thích, cho mùa màng sung túc, như một thứ phân bón, tượng trựng. Dấu ấn việc dùng con người để đóng vai "hy sinh" thời xưa hãy còn thấy rõ trong tư thế con heo tế thần ngày nay. Con heo đặt trên cái tợ, bốn chân dang ra, thẳng thớ, như tư thế người đang quý lạy, ngang miệng con heo cầm khúc cây ngắn, hai bên gắn ngọn đèn cầy. Hoặc tư thế con gà luộc cúng chư vị nào đó, hai cánh gà tréo lại, như chấp tay, hai chân gà như quý. Lại còn dấu ấn ở co dao phay, cắp thẳng xuống lưng con heo trước bàn thần, chứng tỏ là sinh vật, còn sống, được giết để dành riêng cho buổi tế chớ không nơi nào khác. Con heo quay, lắm khi cũng được cắm vào lưng một ngọn dao phay, tượng trưng,
Theo Phan Kế Bình (Việt Nam phong tục, đã dẫn), ta lưu ý chi tiết, sách viết kohảng 1914, bài đã đăng báo:
"Còn như việc hiến tế đồ vật, ngoài Bắc Bộ chỉ hiến rượu chớ không hiến các món đồ ăn, vì ta hay để toàn sinh mới là thành kính. Ở về Nam Bộ, thì món đồ ăn gì cũng có hiến".
Ta hiểu, ở Bắc Bộ vào đầu thế kỷ thứ 20, không dọn cỗ trên bàn thờ, món ăn nấu nướng rồi, mà để con heo sống trước bàn thờ chính, Phan Kế Bính giải thích: Làm như vậy để tỏ lòng thành kính (hiểu và giữ tục lệ xa xưa).
Nhưng để bảo lưu chút ít vang bóng xa xưa, torng Nam Bộ, nhiều đình bày ra lệ nấu cháo lòng, cháo huyết và lòng của con heo "hy sinh" nấu cho ban tế lễ ăn, cháo lòng chủ yếu vẫn là huyết và lòng, hai món tượng trưng cho toàn thân con heo. Đến khi lệ kiếng thịt tùy theo ngôi thứ trong làng, người này được cái đầu, người kia được cái nọng, đùi... thường là thịt sống, để đem về nhà, cho người trong gia đình tùy ý pha chế, ai được hưởng phần thịt kiếng ấy, quả là những người dân danh dự của làng xóm.
Cúng tế xong, bày ra cỗ, tiệc tùng, ăn uống, lắm khi làm thêm ở bếp hai ba con heo, gà vịt, nếu hoàn cảnh cho phép. Dân làng đến ăn, như là quyền lợi chánh đáng của mình, chia sẻ vinh dự với mọi người, xin tạm dùng một từ ngữ, theo nghĩa bóng, là kiểu "uống máu ăn thề". Ăn để thề nguyền đoàn kết với mọi người trong thôn xóm. Mọi người torng làng được hưởng "lộc" của thần thánh, để tăng cường sinh lực, thêm may mắn, trong việc làm ăn, không ăn là không hứa hẹn gì cả với thôn xóm.
Theo chủ quan củatôi, sau khi tham khảo vài tư liệu, việc tế lễ có nội dung tượng trưng là thề nguyền mãi đoàn kết, vì cùng chung một nguồn gốc, từ thuở hoang sơ.
Dùng âm thanh, ánh sáng, màu sắc là điều mà Á Đông ta mặc nhiên đã làm nhưng không thể giải thích, vả lại, các tôn giáo khi hành lễ vẫn chú ý đến các yếu tố trên để gây không khí tôn nghiêm.
Nhìn lại cách bố trí của đình làng, dầu lớn dầu nhỏ, ta vẫn còn thấy sự tinh tế của người xưa. Những cửa võng (bao lam, có đình bố trí đến hai cửa võng) nhằm đóng khung, tạo ra chiều sâu như một dạng hang động trong chánh điện.
Thuần Phong Mỹ Tục Việt Nam Thuần Phong Mỹ Tục Việt Nam - Sơn Nam Thuần Phong Mỹ Tục Việt Nam