Nếu bạn cứ chằm chằm nhìn vào mặt xấu của một ai đó sẽ làm anh ta càng trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu khuyến khích anh ta vươn tới những điều hay mà anh ta có thể, chắc chắn anh ta sẽ làm được.

Johann Goethe

 
 
 
 
 
Tác giả: Nhất Giang
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 44
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2733 / 28
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3 - Giữa Tiệc Đấu Trí, Hai Gái Tranh Tình
rong những người chú ý tới Yến Lăng Vân có cả Cửu Vĩ Hồ Hàn Hương. Khi mới đến nàng cũng nghĩ như cha, lại thấy Hồng Lăng Nữ Cát Phi Quỳnh không có chút giữ lễ ngồi sát bên tiểu thư sinh rất thân mật, bất giác liền sinh lòng đố kỵ. Nàng ta nghĩ bụng:
"Ta nghe tên Hồng Lăng Nữ nổi tiếng võ lâm, hôm nay Cửu Vĩ Hồ ta không thể không náo động nha đầu này chơi."
Tự nhiên đó cũng chỉ là thông bệnh của nữ nhân, nhất là tính tình Hàn Hương vốn dâm đãng, từ bé đã được cha mẹ nuông chiều thành thói quen, thêm nữa xuất thân lục lâm, suốt ngày thân cận cùng bọn không phải là chính nhân quân tử nên cũng có hơi khác người.
Nàng ta cũng là nữ nhân phong vận, nghĩ thế liếc mắt tống tình Yến Lăng Vân mỉm cười, tai nghe phụ thân cao luận, không nói với Cát Phi Quỳnh một lời. Giữa lúc quần hùng đang yến ẩm, nàng ta uyển chuyển đứng dậy hướng về Yến Lăng Vân và Hồng Lăng Nữ, nâng cao chén rượu:
- Tiểu muội xin mượn hoa hiến phật, cung thỉnh nhị vị hai chén rượu được chăng?
Rồi giả hơi trầm tư nhìn Cát Phi Quỳnh ngồi cạnh chàng cười khanh khách:
- Cát tỷ tỷ! Tỷ tỷ hãy cho tiểu muội biết phải gọi Yến tướng công thế nào cho đúng? Phải chăng nên gọi là chồng…
Tất nhiên câu sau nàng bỏ ngang ấy là chữ "… chồng của tỷ tỷ". Với nàng ta, một là chưa rõ quan hệ giữa hai người nên cố ý thăm dò, hai là cố ý trêu chọc Hồng Lăng Nữ, chẳng khác gì nói:
"Nha đầu, ở giữa mắt chúng nhân mà cùng ngồi sát một tướng công trẻ tuổi là quan hệ thế nào? Là tình hay là dâm?"
Thử tưởng Cát Phi Quỳnh từng đọc thi thư, hiểu rõ lễ nghĩa, tuy bôn tẩu giang hồ không câu nệ tiểu tiết nhưng trong tình hình này nàng thực vốn ái mộ Yến Lăng Vân, biết chàng mới vào giang hồ sợ chàng ứng phó vụng về nên có ý lưu tâm đến chàng, không nghĩ gì đến chuyện vi phạm lễ giáo. Nghe lời đối phương bất giác nàng đỏ mặt nhưng nhờ nàng cơ trí hơn người tức thì định thần, không thèm để ý tới Hàn Hương quay sang hỏi Hàn Mãnh:
- Quy củ của quý trại có lẽ không cho nam nữ ngồi chung bàn chăng?
Hàn Mãnh cũng cơ trí hơn người, lão có nghe về bản lãnh siêu tuyệt của Hồng Lăng Nữ, vả chăng còn ngại Yến Lăng Vân nên lão không đáp vào chính diện, lập tức cười ha hả:
- Năm nay Cát cô nương dương danh nam bắc, lão hủ quên cả hỏi thăm sức khỏe của lệnh sư có tốt không? Lần này dẫn tiểu nữ đến đây là có ý nhờ cô nương chỉ dạy thêm!
Câu nói ấy của lão là có ý trước quần hùng xác định thân phận của lão là ngang hàng với sư phụ của Cát Phi Quỳnh chứ không phải ngang hàng với nàng. Nhưng Cửu Vĩ Hồ Hàn Hương chưa chịu tâm phục, nàng ta vẫn đưa cao chén rượu cười tươi:
- Ủa! Tiểu muội lỡ lời, thì ra Cát tỷ tỷ cũng mới quen Yến tướng công đây thôi ư?
Nàng ta nhấc hồ rượu lên, ngầm vận chân khí, hai con mắt mê hồn nhìn Yến Lăng Vân:
- Tiểu muội kính mời tướng công trước.
Trong tình hình này Yến Lăng Vân cực kỳ bất an nhưng ngôn từ Hàn Hương vẫn lễ độ tuy có hơi khinh bạc, chàng lấy làm chán nhưng trước mặt quần hùng đâu dám lộ liễu, liền tiếp nhận chén rượu của nàng ấy bằng hai tay đáp lễ:
- Đa tạ, đa tạ.
Không ngờ chàng vô ý không biết Hàn Hương cố ý thử công lực của chàng. Vừa chạm tay vào bình rượu, chàng có cảm giác một luồng kình lực đè ép hai tay chàng thấp xuống, đồng thời rượu cũng vãi ra tung tóe giữa bàn. Cửu Vĩ Hồ Hàn Hương cười khanh khách:
- Ồ! Tiểu muội nhất thời lỡ tay, xin Yến tướng công thứ lỗi.
Toàn bộ thực khách quần hào nhìn lấy làm kinh ngạc. Vừa rồi chính mắt họ chứng kiến Yến Lăng Vân chỉ cần giơ tay đã trấn áp bọn Đông Thai Ngũ Kiệt và Trường Giang Thất Hùng, thế mà bây giờ không đỡ nổi một chén rượu có vận công của một nữ nhi, nhưng Yến Lăng Vân hoàn toàn không lưu ý, vội đáp mấy lời khiêm nhượng rồi ngồi xuống.
Sự thực chẳng có gì lạ, chàng mới vào giang hồ chẳng có một chút kinh nghiệm nào, thêm tấm lòng thuần khiết không quen ứng đối, việc gì cũng lấy đức đãi người, huống gì đối phương lại là một nữ lang yểu điệu không cẩn thận lỡ tay cũng là sự thường, đâu có gì lạ?
Nhưng Cát Phi Quỳnh bên cạnh đã nhìn rõ sự việc, nàng nổi giận chửi thầm trong bụng:
"Cẩu nha đầu! Dám phóng tứ trước mặt cô nương, nếu không cho ngươi nếm mùi cay đắng ngươi chưa biết sự lợi hại của Cát Phi Quỳnh cô nương."
Định bụng thế nên trước khi Hàn Hương rót rượu mời nàng đã vận công lên tay phải sức toát ra năm ngón tay đưa tay nhận rượu mà mặt không hề đổi sắc, ngạo nhiên tiếp nhận.
Đương nhiên Hàn Hương lúc ấy cũng biết đối phương không phải kẻ tầm thường, nên đã nạp sẵn khí vào Đan Điền vận đủ mười thành công lực miệng mỉm cười:
- Còn chén này xin kính Cát tỷ tỷ.
Trong ý nàng ta nhận ra hai bên niên kỷ tương đương tất nhiên công lực sai kém không bao nhiêu, chỉ cần vận công cố một chút dù sao cũng có thể thủ thắng. Đâu ngờ sự thực khác hẳn, chỉ thấy bình rượu vừa nghiêng vào chén, mặc cho nàng ta cố vận hết công lực đối phương vẫn ngồi vững như đồng không động mảy may. Càng thêm kỳ quái rượu trong bình không chảy ra được một giọt nào giống như bị nút chặn lại. Tiếng của Cát Phi Quỳnh lạnh lẽo cười nói:
- Có lẽ Hàn cô nương tiếc rượu cho chủ nhân nên chậm quá không cho ta một giọt?
Hiển nhiên, Cát Phi Quỳnh cao tay hơn một bậc. Chính đang lúc Cửu Vĩ Hồ Hàn Hương toát mồ hôi đang định xuất chiêu tối hậu, bục một tiếng, miệng bình như bị vỡ ra, rượu tuôn ào ạt xuống người như một dòng thác bắn tung tóe.
Lúc ấy toàn bộ chúng nhân đều chú mục xuất thần nhìn tình hình ấy, cả đến tiểu thư sinh Yến Lăng Vân cũng kịp nhận ra lúc nãy Cửu Vĩ Hồ Hàn Hương cố ý thử mình, chàng không khỏi lo lắng. Đồng thời lại lo Hồng Lăng Nữ thua nội công mua lấy tiếng cười.
Đang chuyển niệm, bỗng thấy sau khi rượu đổ ra đầy chén, số rượu còn lại như có linh tính không đổ vào chén rượu nữa mà bắn ra bốn bên như mưa ướt đẫm cả tay Hàn Hương. Cát Phi Quỳnh, lập tức kéo chén rượu về giống như không có gì lạ, khẽ cười:
- Đa tạ muội muội!
Tình hình như vậy người thắng rõ ràng là Cát Phi Quỳnh. Lập tức cả đại sảnh nổi lên tiếng trầm trồ khen ngợi. Mặt của Cửu Vĩ Hồ Hàn Hương đỏ gay tới tai, lại thấy hai tay ngấm ngầm đau nhưng đành ép lửa giận trong lòng không nói một lời ngồi xuống. Riêng Xích Phát Linh Quan sẵn biết còn gái mình công lực còn kém xa Cát Phi Quỳnh nên chẳng lấy gì làm nhục, trái lại còn cười ha hả khen tặng Cát Phi Quỳnh:
- Quả nhiên Cát cô nương danh bất hư truyền, hôm nay biến rượu thành hoa, tuyệt kỹ ấy khiến lão hủ khai nhãn. Khó gặp! Khó gặp!
Cát Phi Quỳnh khiêm nhượng:
- Ngoài người có người, ngoài trời có trời, tiện kỹ thực chỉ có giá trị hiến một trận cười, đâu dám nhận lời quá khen.
Dĩ nhiên, nàng còn có ý ngấm ngầm phúng thích Cửu Vĩ Hồ Hàn Hương. Tâm địa nữ nhân thường hẹp hòi, huống gì Hàn Hương là con gái của kẻ đứng đầu lục lâm, phóng túng đã thành quán tính đâu chịu cúi đầu nuốt phục?
Nàng ta tuy im lặng nhưng đã định bụng tìm cơ hội báo thù.
Bấy giờ trời đã vào đêm nhưng toàn bảo vẫn thắp rực đèn sáng hứng cảm chưa có gì giảm, nhân ngày mai là ngày vui, sự nhiệt náo càng khác thường. Dù sao ai nấy cũng đã no say, tự phân thành từng nhóm cao đàm khoát luận. Chỉ có một mình Yến Lăng Vân cảm thấy lạc lõng giữa đa số lục lâm anh hùng hắc đạo này, vì dù sao chàng cũng là thư sinh rất khó hoà hợp với bọn giang hồ hắc đạo, huống gì bụng chàng vốn sẵn thành kiến là trong đám lục lâm rất ít người tốt. Vả chăng, chàng đến đây cũng là cố cưỡng theo lời yêu cầu của Cát Phi Quỳnh mà thôi. Nhìn khách sảnh đường, ngoài chủ nhân và Cát Phi Quỳnh ra toàn là bọn thô bỉ dung tục, nên chàng lẻ loi đơn độc cũng là hợp lý.
Còn chủ nhân Vi Sơn cư sĩ vì khách khứa đông đảo, không thể tiếp đãi một mình chàng chu tất hết được. Chỉ có một mình Cát Phi Quỳnh là hiểu rõ tâm trạng chàng nên cứ ngồi mãi làm bạn bên chàng, nàng cần làm như thế không có gì đáng trách nhưng dưới mắt Cửu Vĩ Hồ Hàn Hương rất lấy làm khó chịu.
Thời gian thấm thoát càng khuya. Yến Lăng Vân tuy chẳng quen biết gì với chủ nhân nhưng mới lần đầu chàng đã được chiếu cố, đặc biệt dọn cho chàng một thư phòng tinh khiết bên cạnh hoa sảnh để làm phòng ngủ cho chàng. Chăn chiếu mền gối rất hoa lệ. Ngoài song cửa trăng sáng lên cao, hoa cười dưới đất thành một cảnh trí mỹ lệ lại hết sức thanh u. Nhất là Yến Lăng Vân lần đầu xa nhà, đường dài mệt mỏi vừa đặt lưng xuống nệm êm là tức thì say ngủ thẳng một giấc, đến tảng sáng hôm sau vẫn chưa thấy chàng xuất hiện.
Tỳ nữ trong bảo vì có lệnh của chủ nhân không ai dám tự tiện kinh động Yến Lăng Vân. Riêng Cát Phi Quỳnh sáng sớm đến thăm, nghe trong phòng không một tiếng động cũng không dám gọi. Đại ước qua khá lâu, tân khách đã tụ tập cả ở khách sảnh, cơm sáng đã dọn chỉ còn đợi một mình tiểu thư sinh nữa thôi.
Cát Phi Quỳnh cô nương sợ chàng thất lễ lại quay lại phòng chàng một lần nữa gõ cửa gọi:
- Yến huynh đệ! Trời sáng lâu rồi! Dậy đi thôi chứ.
Vừa gọi vừa nghĩ:
"Một người bôn tẩu giang hồ mà ngủ say đến thế thực là hiếm có. Chắc là niên kỷ quá trẻ nên chưa hiểu việc đời chăng?"
Nhưng gọi đã lâu mà trong phòng vẫn tịch nhiên không hề động tĩnh, bất giác khiến Cát Phi Quỳnh sinh nghi. Lập tức nàng dùng thủ pháp mở khoá xô cửa vào.
Không ngờ vừa vào nàng có cảm tưởng như bị dội gáo nước lạnh lên đầu, kinh ngạc đến ngẩn người không thốt nên lời. Trong phòng chăn gối vẫn y nguyên, nhưng không thấy bóng tiểu thư sinh mà nàng yêu thầm đâu cả. Chuyện này không ai có thể tưởng tượng và lại càng ra ngoài dự liệu của nàng.
Lúc ấy tân khách và chủ nhân cũng vội vàng chạy đến. Nguyên bản thân thế hành vi của Yến Lăng Vân vốn đã khiến mọi người mơ hồ ngờ vực. Hiện tại xảy ra chuyện này càng khiến mọi người khó nghĩ kinh ngạc hoảng hốt bất an tranh luận phân vân. Chỉ có Cát Phi Quỳnh vì yêu chàng quá nên càng nôn nóng kiểm tra toàn bộ thư phòng, hình như thoang thoảng có mùi thơm khác thường, nàng càng sinh nghi, thêm chăn gối tán loạn chứng tỏ người đi cực kỳ vội vã, phải chăng chàng bị bắt cóc? Nếu thế cần đuổi theo ngay, vì nếu chàng biết trước sao không hề cáo từ nàng một lời?
Cát Phi Quỳnh vừa gặp tiểu thư sinh đã đem lòng yêu do đó nghĩ đến việc rắc rối này càng thêm phần quan thiết lo thầm:
"Điều gì chưa nói, chàng do ta dẫn đến đây, nếu xảy ra điều gì bất trắc, ta sao yên tâm?"
Nàng tuy có ngờ Cửu Vĩ Hồ Hàn Hương nhưng trước mắt nàng, hai cha con ấy vẫn điềm nhiên không lộ sắc lạ gì.
Lập tức nàng hạ quyết tâm bèn sai gia nhân chia lên miền tây bắc truy tầm, riêng nàng thưa với Vi Sơn cư sĩ Thiết Anh:
- Thiết bá bá, việc này có nhiều bất thường, tám phần mười Yến tướng công đã bị người ám toán, điệt nữ không thể ngồi yên, tất phải tra cho ra lẽ. Chuyện vui ngày hôm nay xin được cáo biệt, bá bá tha lỗi thất lễ chăng?
Tình hình như thế Thiết lão cũng lấy làm kỳ dị. Theo lão suy luận, với uy vọng của lão, khách đang tại bảo tuyệt không ai dám cả gan động tới, hà huống họ Yến còn có bản lãnh thần kỳ là chuyện quần hùng ai cũng biết, ai làm gì được? Lão nghe lời điệt nữ cau đôi mày bạc chầm chậm đáp:
- Hiền điệt nữ lo cũng phải. Trong bảo mất khách trách nhiệm là ở chủ nhân, ngờ đâu hôm nay bá bá không thể phân thân, chỉ nhờ cậy vào một mình điệt nữ.
Tiếp đó lắc đầu:
- Yến tướng công kỳ nhân kỳ hành, chắc cũng không đến nỗi nào, hiền điệt nữ không nên lo lắng thái quá, với thân thủ của tướng công còn ai dám vuốt râu hùm?
Nàng ghé sát vào tai Thiết lão nói câu gì đó, rồi vội vàng chia tay đi thu xếp hành lý. Cứ theo lý bốn mặt Thiết Gia Bảo đều là hồ, khách nhân muốn ra đi không thể chắp cánh mà bay. Do đó, trước tiên Cát Phi Quỳnh tra xét các bến thuyền trên hồ. Nàng vẫn thường đến đây không xa lạ gì với chủ nhân và rất được lòng các cư dân trên đảo nên chẳng bao lâu đã tra xét trong toàn hồ, không hề tìm ra một dấu vết lạ.
Nhân vì hôm nay là ngày vui của Thiết Gia Bảo nên thuyền bè qua lại trên hồ như mắc cửi, nhất là có rất nhiều khách từ Vận Hà đến đây chúc mừng, hơn phân nửa có mang theo thuyền riêng, đi về qua lại rất đông cực khó tra cứu. Chỉ tra xét một điều là thuyền trên đảo từ chiều qua đến sáng nay tuyệt không hề đưa Yến tiểu tướng công rời đảo.
Hiển nhiên cũng có thể do khách nhân từ Vận Hà đến đem Yến Lăng Vân ra đi, Cát Phi Quỳnh vội vàng vượt qua hồ đi thẳng đến Hàn Trang, chuẩn bị ven theo Vận Hà xuống phía nam tìm kiếm.
Nửa ngày sau nàng đến Hàn Trang. Toà trang viện này vốn ở ngay ngạn khẩu của Vận Hà cách Vi Sơn hồ không xa, chỉ hơn mười dặm đường và vẫn trong phạm vi thế lực của Thiết lão huống gì hầu hết khách thương gia qua lại trên Vận Hà đều là có quen biết Thiết Gia Bảo. Theo nàng dù Yến Lăng Vân bị ai bắt đi nữa tất nhiên cũng phải đi qua vùng này không thể qua tai mắt dân bản địa nên nàng hỏi thăm khắp cả.
Nhưng sự thực lại khác. Từ giờ ngọ đến tối mịt, nàng đã tra xét khắp Hàn Trang, tất cả các thuyền đều không tìm được một đầu mối nào. Suốt hôm ấy nàng không ăn uống, đến tối người mệt rã rời vừa đói vừa khát. Nhưng nàng vẫn không chán nản, hy vọng sẽ tìm ra đầu mối ở đây.
Khi mặt trời vừa lặn nàng vào một khách lâu nhìn ra sông ăn một chút cơm cho no bụng, rồi gọi một ấm trà dựa vào lan can nhìn ngắm các thuyền qua lại trên sông.
Bấy giờ trăng thanh gió mát nhưng khách rất ít. Phóng mắt ra Vận Hà nước trong như kính, trời mây liền một màu trên dưới tiếp nhau, bất kỳ một vật nào trên mặt nước đều soi ngược bóng thành hai khiến người càng cảm thấy cô độc.
Xúc cảnh sinh tình, Cát Phi Quỳnh thương cảm tuổi xuân không trở lại càng thêm nhớ người tình. Không ngờ ngay lúc ấy nàng chợt nhìn thấy một chiếc thuyền nhỏ phá nước chạy rất mau xuống hạ lưu. Dưới ánh trăng nàng nhìn thấy rõ trên đầu thuyền có ngồi một người áo xanh xinh đẹp, rõ ràng là Cửu Vĩ Hồ Hàn Hương. Nữ lang dâm đãng ấy mắt nhìn xa vời dường như không cố ý hay vô ý khẽ ngâm chậm chạp một bài từ:
Tạc nhật song song kim nhật đơn
Bằng lan dễ sự độc bi thương
Trường đoạn tình lang
Nguyệt sắc loan loan, lưu thuỷ dũ trường
Y nhân dĩ khứ Thái Hồ hương
Uổng phí tư lường…
Uổng phí tư lường…
(Hôm qua hai bóng song song
Hôm nay chỉ một mình không bên mình
Dựa song thảm thiết vì tình
Nào ai dứt ruột nhớ hình lang quân
Ánh trăng chiếu sáng xa gần
Nước trôi man mác muôn lần dài xa
Người đi đã đến Thái Hồ
Để ai uổng phí tâm cơ đợi hoài…)
Bài từ ấy có ngụ ý cực hiển nhiên, rõ ràng là Cửu Vĩ Hồ đối với cảnh này lúc này lo lắng bàng hoàng của Cát Phi Quỳnh chẳng khác nào nói:
"Tên tiểu thư sinh họ Yến đã bị cô nương đây mang đến Thái Hồ, đừng uổng phí tâm cơ nữa? Nha đầu ngươi không thể đắc ý như ngày hôm qua nữa đâu?"
Trong ấy còn ngầm thái độ thị uy vì thắng lợi của nàng ta.
Cát Phi Quỳnh lập tức trả tiền trà cơm vội vã xuống lầu, lên ngựa theo Vận Hà đuổi theo xuống phương nam, chuẩn bị bắt Cửu Vĩ Hồ Hàn Hương.
Bấy giờ có lẽ đã đến canh hai và cách Hàn Trang không bao xa, đột nhiên mây đen kéo tới, trời đất tối lật ngửa bàn tay không nhìn rõ ngón, mưa lớn sắp đổ xuống.
Tiểu thuyền của Cửu Vĩ Hồ Hàn Hương chạy mau như bay đã tách ra khá xa, huống hồ sông nước rộng dài, đất nước cách vời khó mà đuổi theo cho kịp.
Cát Phi Quỳnh đổi ý nghĩ bụng:
"Gấp cũng không thể được, chỉ mong chàng thực bị bắt tới Thái Hồ thì cũng không lấy gì nguy hiểm, dù cho tiện tỳ Hàn Hương có thâm độc đến đâu cũng không thoát khỏi tay ta. Ta cứ báo cho Ma gia huynh đệ và Thiết lão một tiếng, sau đó sẽ tùy cơ hội chính đại quang minh đến bái sơn đòi lại chàng làm mất mặt tám trại Thái Hồ bọn bây chơi!"
Thư Kiếm Giang Hồ Thư Kiếm Giang Hồ - Nhất Giang