Trên mỗi ngọn núi đều có những lối đi mà khi đứng dưới thung lũng, bạn không thể nhìn thấy được.

James Rogers

 
 
 
 
 
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập:
Upload bìa: Lê Thành Tâm
Số chương: 42 - chưa đầy đủ
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 24147 / 437
Cập nhật: 2016-02-24 22:10:27 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
37. Nguyễn Bính
inh năm 1919 ở làng thiện Vịnh, huyện Vụ Bản (Nam Định).
Không hề học ở trường, chỉ học ở nhà với cha và cậu.
Làm thơ từ năm 13 tuổi. Đã làm được gần một nghìn bài. Được giải khuyến khích về thơ Tự lực văn đoàn năm 1937.
Đã đăng thơ: Ngày nay, Tiểu thuyết thứ năm, Nam cường.
Đã xuất bản: Lỡ bước sang ngang, Tâm hồn tôi (Lê Cường, Hà Nội 1940), Hương cố nhân (Á Châu, Hà Nội 1941).
Ở mỗi chúng ta đều có một người nhà quê. Cái nghề làm ruộng và cuộc đời bình dị của người làm ruộng cha truyền con nối từ mấy nghìn năm đã ăn sâu vào tâm trí chúng ta. Nhưng khôn hay dại- chúng ta ngày một lìa xa nền nếp cũ để hòng đi tới chỗ mà ta gọi là văn minh. Dầu sao, những tính tình tư tưởng ta hấp thụ ở học đường cám dỗ ta, những cái phiền phức của cuộc đời mới lôi cuốn ta, nên ở mỗi chúng ta người nhà quê kia vốn khiêm tốn và hiền lành ít có dịp xuất đầu lộ diện. Đến nỗi có lúc ta tưởng chàng đã chết rồi. Ở Nguyễn Bính thì không thế. Người nhà quê của Nguyễn Bính vẫn ngang nhiên sống như thường. Tôi muốn nói Nguyễn Bính vẫn còn giữ được bản chất nhà quê nhiều lắm. Và thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta bỗng thấy vườn cau, bụi chuối là hoàn toàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân quê là những tình cảm căn bản của ta. Giá Nguyễn Bính sinh ra thời trước, tôi chắc người đã làm những âu ca dao mà dân quê vẫn hát quanh năm và những tác phẩm của người, bây giờ đã có vô sỗ những nhà thông thái nghiên cứu. Họ chẳng ngớt lời khen những câu như:
 
Nhà em có một giàn bầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
hay:
 
Lòng anh: giếng ngọt trong veo
Giăng thu trong vắt biển chiều trong xanh
Lòng em như bụi kinh thành,
Đa đoan vó ngựa chung tình bánh xe.
Tiếc thay Nguyễn Bính lại không phải là người thời xưa! Cái đẹp kín đáo của những vần thơ Nguyễn Bính tuy cảm được một số đông công chúng mộc mạc, khó lọt vào con mắt các nhà thông thái thời nay. Tình cờ có đọc thơ Nguyễn Bính họ sẽ bảo: "Thơ như thế nàythì có gì?". Họ có ngờ đâu đã bỏ rơi một điều mà người ta không thể hiểu được bằng lý trí, một điều quý vô ngần: hồn xưa của đất nước.
Kể, một phần cũng là lỗi thi nhân. Ai bảo người không nhà quê hẳn? Người đã biết trách người gái quê:
 
Hoa chanh nở ở vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng, gió nội bay đi ít nhiều.
Thế mà chính người cũng đã "đi tỉnh" nhiều lắm. Dấu thị thành chẳng những người mang trên quần áo, nó còn in vào tận trong hồn. Khi người than:
 
Đời có gì tươi đẹp nữa,
Buồn thì đến khóc, chết thì chôn.
Khi người tả cảnh xuân:
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong.
ta thấy người không còn gì quê mùa nữa.
Thế thì những câu trên này nên bỏ đi ư? Ai nỡ thế. Nhưng có những câu ấy mà người ta khó nhận thấy cái đặc sắc của Nguyễn Bính, chỗ Nguyễn Bính thì hơn các nhà thơ khác, ít được người ta nhìn thấy, Đó là một điều đáng vì Nguyễn Bính phàn nàn. Đáng trách chăng là giữa những bài giống hệt ca dao người bỗng chen vào một đôi lời quá mới. Ta thấy khó chịu như khi vào một ngôi chùa có những ngọn đèn điện trên bàn thờ. Cái lối gặp gỡ ấy của hai thời đại rất dễ trở nên lố lăng.
Tháng 8-1941
Thi Nhân Việt Nam Thi Nhân Việt Nam - Hoài Thanh, Hoài Chân Thi Nhân Việt Nam