Books serve to show a man that those original thoughts of his aren't very new after all.

Abraham Lincoln

 
 
 
 
 
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập:
Upload bìa: Lê Thành Tâm
Số chương: 42 - chưa đầy đủ
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 24147 / 437
Cập nhật: 2016-02-24 22:10:27 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
15. Bàng Bá Lân
inh năm 1913 (tháng chạp năm Nhân tí) ở phố Tân Ninh, Phủ Lạng Thương (Bắc Giang). Chánh quán: làng Đôn Thư, phủ Bình Lục (Hà Nam). Học trường Vôi (Bắc Giang), trường Phủ Lý, trường Phủ Lạng Thương, trường Bảo Hộ Hà Nội. Có bằng thành chung.
Đã xuất bản:Tiếng thông reo (1934). Xưa (hợp tác với Anh Thơ, 1941)
Đồng quê xứ Bắc đã gây cảm hứng cho nhiều nhà thơ. Nhưng mỗi nhà thơ xúc cảm một cách riêng. Nguyễn Bính nhà quê hơn cả nên chỉ ưa sống trong tình quê mà ít để ý đến cảnh quê. Anh Thơ không nhà quê tí nào, Anh Thơ là một người thành thị đi du ngoạn nên chỉ thấy cảnh quê. Bàng Bá Lân gần Anh Thơ hơn gần Nguyễn Bính. Nhưng người hiểu cảnh quê hơn Anh Thơ; hiểu hơn vì mến hơn. Thơ Bàng Bá Lân và "Bức tranh quê" đều là những bông hoa khả ái từ xa mới về, nhưng bông hoa Bàng Bá Lân ra chiều thuộc thuỷ thổ hơn. Cho nên sắc hương của nó cũng khác.
Bàng Bá Lân hông có cái tỉ mỉ của Anh Thơ, không nhìn đủ hình dáng đời quê như Anh Thơ. Anh Thơ có khi nhìn cảnh không mến cảnh, Bàng Bá Lân có khi lại mến cảnh quên nhìn, nhưng đã lưu ý đến cảnh nào, Bàng Bá Lân thường lưu luyến cấnh ấy. Như khi người ta tả một buổi sáng:
Cổng làng rộng mở. Ồn ào
Nông phu lững thững đi vào nắng mai.
Ta thấy rõ người mến cảnh ấy lắm: lòng người cùng rộng mở với cổng làng và cùng vui với nông phu trong nắng sớm.
Bởi thế có lúc người đã cảm được hồn quê vẫn bàng bạc sau cảnh vật. Tôi không biết làm thế nào nói cho ra điều này. Âu là cứ trích ít câu thơ của Bàng Bá Lân:
Quán cũ nằm lười trong song nắng,
Bà hàng thưa khách ngả thiu thiu,
Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm...
Đứng lặng lẽ trong mây một cánh diều.
Cả cái hồn lặng lẽ ngây ngất của đông quê dưới nắng trưa như ngưng lại trong mấy câu ấy.
Một lần khác, tả cảnh trưa hè trong một gian nhà tranh tịch mịch, người viết:
Bụi nằm lâu chán xà nhà
Nhẹ nhàng rơi phủ bàn thờ buồn thiu.
Mười bốn chữ, chữ nào cũng mang nặng một chút hòn! Thiết tưởng người ta không thể đi sâu vào cảnh vật xứ quê hơn nữa.
Ấy cũng vì Bàng Bá Lân sau khi đã hấp thụ ở thành thị một nền học khá, liền về ở nhà quê luôn. Người sống cuộc đời thong dong một ông chủ trại, thì giờ để làm ruộng ít hơn là để làm thơ. Chuyện mộng của nhiều người, với Bàng Bá Lân đã thành chuyện thực. Có nhiều người thanh niên làm gì thì làm vẫn ước ao thú điền viên, cái thú thân yêu của nhà nho ngày trước. Họ không đủ can đảm sống lam lũ như những dân quê thực. Nhưng thành thị thì họ chán ghét lắm rồi. Họ tức tối mỗi lần nghĩ đã đưa giọt máu trong sạch và cường tráng của ông cha đến nơi hẹn hò của bệnh tật, của tội lỗi...
Tháng 10-1941
Thi Nhân Việt Nam Thi Nhân Việt Nam - Hoài Thanh, Hoài Chân Thi Nhân Việt Nam