Love, like a mountain-wind upon an oak, falling upon me, shakes me leaf and bough.

Sappho

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 131 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 650 / 2
Cập nhật: 2017-09-24 22:51:56 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Q.1 - Chương 100: Chương 53.2
--> Nguyệt Dao tiếp tục lắc đầu: "Có thể thay đổi ta nhất định đổi, thế nhưng biết rõ không đổi được còn muốn lãng phí thời gian và tinh lực đi làm, đó chính là ngu ngốc. Ma ma, ta thật sự không đổi được, ta không muốn lừa dối ngươi." Thay vì sau này mới nói, không bằng nói rõ ràng với ma ma ngay hôm nay.
Uông ma ma nhìn kiên định trong mắt Nguyệt Dao, chỉ có gật đầu. Đệ tử không phối hợp nàng còn có thể làm sao, chỉ có thể thỏa hiệp: "Được, thật ra tư thế viết chữ bây giờ của ngươi cũng không kém, có điều phải chú ý tới các chi tiết nhỏ." Chi tiết nhỏ thường hay để lộ rất nhiều thứ, cho nên tuyệt đối không thể xem nhẹ tiểu tiết.
Nguyệt Dao cảm kích nói: "Cảm tạ ma ma."
Nguyệt Hoàn hơi kinh ngạc với hành động này của Nguyệt Dao. Nhị cô nương trước nay luôn hung hăng càn quấy nhưng đứng trước mặt Uông ma ma đều phải ngoan ngoãn đàng hoàng, vậy mà Tam cô nương nhìn luôn văn văn tĩnh tĩnh lại không giống người thường, lại dám đương trường từ chối Uông ma ma chỉ bảo.
Dưới sự trách cứ của Uông ma ma Nguyệt Hoàn cũng hồi phục tinh thần, vẻ mặt cay đắng tiếp tục bày ra tư thế bắt đầu viết chữ, haiz, xã hội bi ai. Nếu như nàng có thể kiêu ngạo như Tam cô nương là tốt rồi.
Một buổi sáng cứ thế trôi qua trong bài học luyện tư thế viết chữ. Buổi chiều, bốn cô nương theo Ma tiên sinh học tập thêu thùa.
Đặng ma ma có chút bối rối, người khác không biết nàng còn có thể không biết hay sao, cô nương nhà mình ngay cả một đầu châm tuyến cũng chưa từng chạm qua: "Cô nương, nếu không thì không cần qua. Dù sao sau này cô nương cũng không cần thêu thùa may vá mà." Vốn phu nhân muốn tự dạy cho cô nương học tập thêu thùa. Thế nhưng lão gia nói thời gian học vẽ còn không đủ đâu còn thì giờ mà đi học thêu thùa, trong nhà cũng không phải không có tú nương, sau cùng chuyện này vẫn không giải quyết được gì. Bây giờ cùng học thêu thùa với mấy cô nương của đại phòng, đến lúc đó cô nương ừ không có chỗ che mặt.
Nguyệt Dao mỉm cười: "Ma ma, ta phải học nữ hồng thật tốt. Không nói cái khác chí ít y phục trong của mình cùng hà bao mấy thứ này thế nào cũng phải thêu được." Ngay cả hà bao cũng không thêu tốt vậy thì mất mặt biết bao chứ. Còn có một câu Nguyệt Dao không nói tới, không tự làm là một chuyện, chính mình không biết làm lại là một chuyện khác, có làm hay không sẽ không ai nói gì, nhưng vì không biết làm mà không làm vậy thì sẽ bị nghị luận.
Ma tú nương đã được ma ma quản sự nhắc nhở, Nhị cô nương và Tam cô nương chính là trọng điểm cần được quan tâm, bởi vì hai vị cô nương là đích nữ, trước đây chưa từng chạm vào châm tuyến.
Vừa đến Ma tú nương cũng không nói với các cô nương phải thêu thùa ra sao. Mà trước tiên nói về lịch sử lịch sử của thứ tú: ""Tô tú, Tương tú, Việt tú và Thục tú hợp lại danh hiệu "Tứ đại danh tú", ngoài ra còn có kinh thêu, lỗ thêu biện thêu rất nhiều loại. Ta dạy mọi người là Tô tú, tài nghệ thêu thùa của Tô tú chủ yếu lấy bộ châm làm chính, đường thêu bên ngoài phải dấu đi vết kim đã may, thường dùng ba bốn loại chỉ màu không cùng loại hoặc sợi chỉ có màu sắc tương đồng phối với nhau, đường thêu ra có hiệu quả màu sắc tự nhiên như nhuộm vầng sáng. Đồng thời, khi phô bày vật ảnh phải giữ lại "Thủy lộ" hòa hợp, mức độ biến hóa của vật ảnh phù hợp, không để lại một đường, khiến các lớp rõ ràng, các kiểu hoa văn đường viền ngay ngắn."
*Tô tú: hàng thêu Tô Châu
*Tương tú: hàng thêu Hồ Nam (Tương: là tên gọi khác của tỉnh Hồ Nam)
*Việt tú: hàng thêu nước Việt/tỉnh Việt (Việt: tên gọi chung của Quảng Đông và Quảng Tây, nguyên là nước Việt thời xưa.)
*Thục tú: hàng thêu Tứ Xuyên (Thục: tỉnh Tứ Xuyên, trước là nước Thục thời Xuân Thu chiến quốc.)
*Lỗ tú: hàng thêu Sơn Đông (Lỗ: nước Lỗ cùng thời nước Thục, Việt)
*Biện tú: hàng thêu sông Biện (Biện: Khai Phong hoặc con sông chảy qua tỉnh Hà Nam)
Sau khi nói xong, Ma tú nương lấy ra một bức thêu phẩm đã được thêu tốt, giải thích đặc thù của hàng thêu Tô Châu cho các cô nương, sau đó nói cho mấy cô nương biết cách kết hợp các sợi chỉ có màu sắc khác nhau như thế nào, mới có thể thêu ra hiệu quả như mình muốn.
Nguyệt Dao nghe được mùi ngon, không nghĩ tới Ma tiên sinh giảng giải thêu phẩm thật giống như đang giảng giải một tác phẩm nghệ thuật tinh mỹ, thật là phi thường hiếm thấy.
Ma tú nương nói một lần sau đó hỏi bốn người: "Nghe có hiểu không?" Nếu hiểu rồi, thì nàng tiếp tục giải thích. Nghe không hiểu nàng sẽ giảng giải lại một lần.
Nguyệt Dao thấy mọi người không lên tiếng tự mình nói: "Ma tiên sinh, ta nghe hiểu." Thật ra bản chất của phối màu chỉ và phối màu khi vẽ tranh đều như nhau, đều điều ra màu sắc mình muốn, màu sắc nổi lên khác biệt cũng là có, thế nhưng dù thay đổi đến muôn lần cũng không xa rời gốc rễ, không thể rời xa bản chất.
Ma tú nương hỏi ba người Nguyệt Doanh, ba người người nào cũng không tiện nói mình hiểu biết lơ mơ, nói rồi còn chẳng phải tự nhận mình rất ngu ngốc.
Nguyệt Hoàn có hứng thú nồng hậu, nhưng nghe xong lại có lo lắng. Ở hiện đại ngay cả thêu thập tự đơn giản nàng cũng chưa từng chạm qua, Tô tú phức tạp như vậy nàng có thể học được chứ? Cho nên đối với việc Nguyệt Dao nói nàng hiểu, Nguyệt Hoàn tỏ ý rất u oán, tỷ tỷ ngươi hiểu nhưng ta không có hiểu à!
Ma tú nương thấy mọi người không phản đối bèn nói tiếp, ban nãy nàng chủ yếu nói cho mọi người hiểu sâu thêm ảnh hưởng của Tô tú, nghe có hiểu hay không thật ra không phải chuyện gì lớn, trọng điểm vẫn dựa trên bản lĩnh thêu thùa: "Tô tú có phong cách riêng biệt của chính nó, hoa văn của Tô tú thanh tú đẹp đẽ, lối suy nghĩ tài tình, tú công tinh tế tỉ mỉ, châm pháp sinh động, màu sắc thanh lịch tao nhã, thêu kỹ gồm có các đặc điểm "Bình, tề, hòa, quang, thuận, quân" cần trải qua." Dừng lại một chút sau đó nói: "Biết cái gì là "Bình, tề, hòa, quang, thuận, quân" không?"
Nguyệt Băng oán thầm, nếu ta biết, còn cần ngươi nói à.
Nguyệt Dao thấy cô nương không lên tiếng, trả lời: " "Bình" chỉ về bề mặt thêu bằng phẳng; "Tề" ý chỉ hoa văn ngay ngắn; "Tế" là chỉ dùng châm tinh xảo, đường thêu tinh tế; "Mật" là chỉ đường nét xếp đặt chặt chẽ, không lộ dấu kim; "Hòa" chỉ ra bố trí màu sắc thích hợp; "Quang" là chỉ hào quang sáng chói, màu sắc tươi đẹp; "Thuận" có ý chỉ vân tơ viên chuyển tự nhiên; "Quân" chỉ ra đường nét tinh tế đều đặn, thưa dày nhất trí. Tiên sinh, ta nói có đúng hay không?"
Ma tú nương hơi kinh ngạc: "Tam cô nương học qua Tô tú?" Nếu không học qua làm sao rõ ràng về những điều của Tô tú này.
Nguyệt Dao nhẹ nhàng cười: "Khi ở Giang Nam có học được mấy ngày, cũng từng nổi lên hứng thú với Tô tú, nên biết một ít, chẳng qua biết được tất cả đều là da lông bề ngoài."
Ma tú nương khẽ gật đầu, là một đứa bé khiêm tốn: ""Tam cô nương nói đều đúng cả. Ngoài ra thêu phẩm Tô tú có đủ các loại: Theo như chủng loại phân chia ra thêu hai mặt và thêu một mặt. Châm pháp thường dùng của Tô tú có: Tề châm, tản sáo, thi châm, hư thực châm, loạn châm, đả điểm, trạc sa, tiếp châm, cổn châm, đả tử, tẩu khấu châm, tập sáo, chính thưởng, phản thưởng các loại..."
Ba người Nguyệt Doanh nghe được như lọt vào trong sương mù, Nguyệt Dao lại nghe ra ý vị mới mẻ.
Ma tú nương cười nói: "Những thứ này sau này sẽ dạy các ngươi từng cái từng cái một." Trước nói cho bọn họ biết một chút những gì phải học, khi dạy dỗ mỗi loại thì cứ từ từ dạy, đây là phong cách dạy học của nàng.
Chờ sau khi Ma tú nương nói xong Nguyệt Dao hỏi: "Tiên sinh, một số người có tài nghệ thêu thùa cao siêu có thể thêu ra thêu phẩm từ cảnh vật trong tranh vẽ, hơn nữa còn thêu giống y hệt. Tiên sinh đã từng gặp qua chưa?" Trước Nguyệt Dao có nghe nói qua có một tú nương đem danh họa thêu thành thêu phẩm, hơn nữa thêu đến giống nhau như một, nghe nói đã đem cảnh vật trên tranh vẽ dời đến trên thêu phẩm.
Ma tú nương cười: "Là thật. Giang Nam có một tú nương bắt tay vào thêu thùa đã hơn ba mươi năm, nàng ấy có thể lấy tranh vẽ mô phỏng theo đó thành thêu phẩm, thêu ra thêu phẩm tranh sơn thuỷ chia ý vị xa gần; lầu gác hiện rõ cụ thể từng bộ phận; có thể nhìn ra tình cảm sinh động của nhân vật, thái độ vô cùng thân thiết yêu kiều của chim hoa." Đương nhiên, đồ đạc vị tú nương này thêu ra đều trở thành danh tác truyền lại đời sau, nhìn cũng không nhìn được, bởi vì bị người khác cất giữ.
Nguyệt Dao nghe xong liên tiếp gật đầu. Nguyệt Băng ở bên cạnh thấy vậy liền trực tiếp ném ánh mắt khinh thường, chính là nàng biết Nguyệt Dao thật sự không động tới châm tuyến, nhưng bây giờ nhìn nàng thật giống như hiểu lắm.
Thế Gia 2 Thế Gia 2 - Lục Nguyệt Hạo Tuyết