You can't start the next chapter of your life if you keep re-reading the last one

Unknown

 
 
 
 
 
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 30
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2802 / 33
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hồi 24 - Khổ Căn Tận, Tướng Tùy Tâm Biến,
ghĩa là:
Cái khổ căn hết, thì tướng tùy tâm mà biến,
Còn âm ma nó dấy loạn là tại mình niệm mà sanh.
Có bài kệ rằng:
Ngươn-tiêu (*) đèn hết lại không thầm,
Muôn thuở thường minh chỉ tại tâm,
Tỏ chiếu máy trời đều không dứt,
Sáng ngời khắp chỗ tợ trăng rằm.
(* Ngươn-tiêu là rằm tháng giêng)
Lại nói Khưu-Trường-Xuân nghe thấu mấy lời của người hái thuốc như đặng tỉnh giấc chiêm bao, biết việc mình làm tỷ như con nít chơi giỡn, nào phải người trượng phu làm như vậy! Liền muốn mở khóa mà không có chìa, trong lòng bức rức.
Người hái thuốc nói:
- Tôi có đặng cái chìa khóa. Liền trong tay lấy ra đưa mở. Trường-Xuân tạ ơn thưa rằng:
- Tôi thiệt người bị chết, nay nhờ ông mấy lời mở dẫn, như bịnh ngặt gặp thuốc chết rồi mà còn sống lại, thiệt ơn rất lớn. Người hái thuốc rằng:
- Tôi có cho thầy đồng nào, giúp bữa cơm nào? Chẳng qua là thấy vậy lấy ít lời khuyên giải, tin không cũng tại thầy, tin thì khỏi chết, không tin ắt phải mạng vong, sống thác tại thầy làm ra, ơn chi mà có. Nói rồi bỏ đi mất. Trường-Xuân từ đó bỏ dứt việc cầu chết, niệm tưởng coi như không, lần tan đặng sạch, y nhiên thanh tịnh tỏ sáng, giống trăng rằm chẳng tối.
Nếu chẳng có Thái-Bạch Tinh-Quân giảng giải nói việc chánh lý thì khó rửa đặng ma căn, dẫu có trăm vạn muôn binh cũng khó trừ. Cho nên người tu hành hoặc ma chướng có sanh thì phải tìm chỗ tiền căn của nó coi vì đâu mà sanh, mau phải biết chỗ nó khởi đắc, thì thâu liền không mất công mà khỏi mệt lòng. Bằng như khởi chỗ nầy mà trừ chỗ khác, không tìm gốc mà trừ chỗ ngọn thì trọn đời trừ không sạch đặng. Vì như người mà mình đem việc giảng nói không nhằm chỗ ý niệm của họ thì họ không phục, chắc việc không thành đặng.
Lại nói ông Khưu từ khi nhờ người hái thuốc chỉ tỏ đường mê cho ông tỉnh. Xét rồi, bèn lập chí gia công hay làm phương tiện khó nhọc không từ. Bữa nọ ông đến xứ kia, thấy cuộc đất tốt, có một con sông ngang đường lộ. Hễ tới mùa Hạ dưới sông nước lớn mà cạn chẳng có làm cầu, ghe đi không đặng, duy có lội mà qua, mấy người ở gần lội quen không sợ, còn người ở xa, thấy nước chẳng dám lội, nhiều người than thở.
Khưu-Trường-Xuân thấy vậy tưởng ra một kế chịu khó lập công. Người nào không biết lội thì ông nguyện đàn ông con nít thì ông cõng qua, đàn bà con gái thì kết bè mà đẩy. Ai tử-tế cho một hai đồng tiền cũng phải, đặng mua ăn qua ngày, bữa nào không ai cho, ông đợi nước cạn lên xin ăn. Nguyện buổi mai xin bảy nhà, chiều xin tám nhà, có thì ăn không thì nhịn, mà xin đặng có cơm gặp người đói khát hơn thì cũng nhường cho ăn, thà mình nhịn đói. Hoặc bữa nào mưa lớn xin không đặng, ba ngày ăn một bữa cũng có. Trong một năm bị đói cả trăm lần, nên nói mạng ông đói lớn 72 lần, đói nhỏ vô số!
Trường-Xuân ở đó lập ra công khó, tối nghỉ trong miễu, thấy có tấm bảng đề: “Bàn-Khê chúng tử kính cúng” mới biết cái sông nầy là sông Bàn-Khê.
Nhớ lại khi trước, thầy mình có nói tới Bàn-Khê thì khổ căn đặng hết, chắc tại chỗ nầy chăng? Chừng đó ông phát tâm thường tham ngộ việc tu, chuyện ngoài vắng rồi thì ngồi nghỉ công-phu.
Ở đó sáu năm, thường chịu khó nhọc nói chẳng xiết. Đến chừng thủy cùng sơn tận mới có người hảo thiện cảm động mà tới kết duyên lành cúng dường, lúc sau dứt bớt việc đói khát.
Có bài kệ rằng:
Lòng Trời chẳng phụ kẻ tu hành,
Vì sợ người tu chí chẳng thành,
Bằng đặng chơn thành mà học đạo,
Nào là ăn mặc không trọn lành.
Lại nói Khưu-Trường-Xuân ở đó sáu năm, khó nhọc công thành viên mãn. Bữa nọ nước sông dẩy nước, có ba người lính đi đến, đều mang gươm đao. Một người quảy cái đầu người ta nói với ông rằng chém đặng ăn cướp, lên tỉnh báo tin mà không dám lội nước, biểu ông cõng qua. Ông Khưu là người hay chịu khó liền cởi áo buộc lưng, cõng hết hai người qua rồi, tới người thứ ba, cõng qua nửa sông người ấy nói: Tôi sợ nước lắm ông phải giữ gìn. Trường-Xuân nói:
- Không sao! Nói rồi thấy nước chảy mạnh, sóng bủa lớn, ông Khưu đứng không vững, nước chụp ướt mình. Người ấy nắm áo ông, chẳng may đầu ấy rớt xuống nước, người lính biểu vớt giùm. Ông Khưu ngó lại thấy cái đầu rớt xuống, lật đật cõng người lính đến bờ, rồi lội trở lại thì cái đầu đã trôi mất. Người lính dậm chơn kêu “Trời…” Ông Khưu không biết làm sao, nói rằng:
- Thôi cắt đầu tôi thường lại cho ông. Người lính nói:
- Cái nầy tại tôi sút tay làm rớt, chớ không phải tại anh. Trường-Xuân đáp:
-Tôi là người cô thân một mình, có chết cũng không sao, còn ông là lính, trong nhà người người đều nhờ ông mà no ấm. Tôi chết một mình mà ông đặng sống cho trọn nhà nhờ thì việc ấy nên làm. Người lính nói:
- Như anh hảo tâm cho thiệt, tôi cũng chẳng đành. Lời người thường nói: Gươm đao tuy bén, mà cũng không giết đặng người vô tội. Bằng như anh có muốn tròn việc của tôi thì tự anh nhứt định. Nói rồi đưa gươm cho Trường-Xuân. Ông lấy dao muốn cắt, liền nghe trên không trung kêu rằng: Khưu-Trường-Xuân! Trả cái “hốt” lại cho ta! (Cái hốt cũng như cái quạt của Tiên Phật cầm) Ông Khưu ngó lên thấy ba người lính đứng ở trên mây nói rằng: Ta là Thiên-Quan, Địa-Quan, Nhơn-Quan, vì thấy ngươi đạo tâm bền chặt, khổ tu đặng viên mãn, nên đến mà hóa độ cho ngươi. Ngươi thiệt người có chí xá kỷ thành nhơn, nhẫn nhịn ép mình không mỏi lập công bồi đức rất nhiều, nay ta đem cái phàm thân của người đổi làm pháp-thân, huyễn-thể thay làm Tiên-thể, 6 năm ngộ đạo công đủ, 7 năm chứng quả thành chơn, lại hưng phát việc đạo, ngươi phải tinh tấn đừng sai.
Trường-Xuân nghe nói tỏ ngộ linh cơ hiển sáng, ngó lại trong tay thấy cầm cái “hốt” chớ không phải con dao, lại thấy trong ba ông có một ông không cầm “hốt” thì chắc hốt mình cầm đây là hốt của ông, phải đem lên trả lại. Nghĩ rồi tự nhiên mình nhẹ bay lên trên mây, đem cái hốt dưng cho Tam-Quan Đại-Đế, thấy ba ông thăng lên đi mất. Rồi Khưu-Trường-Xuân muốn trở lại, nhớ thầy tướng Ma-Y đoán mình số bị chết đói, nay mình đạo quả đặng thành, chắc khỏi bị đói nữa, để mượn đám mây nầy qua Hà-Đô thử ông coi có hiểu không! Chủ ý định rồi trở mây lại, một khắc đi hơn muôn dặm, gần tới nhà thầy tướng thấy một người chừng 20 tuổi chính là em nhỏ khi trước đem bánh cho ông ăn;
- Hỏi ông đi đâu? Ông nói đi coi tướng. Người ấy nói:
- Cha tôi không đi ra ngoài. Như ông muốn coi thì theo tôi vào trong. Nói rồi dẫn Trường-Xuân vô trong.
Ông Ma-Y đang ngồi trên ghế thấy Trường-Xuân đi vô liền tiếp đãi theo khách quý. Trường-Xuân thấy ông Ma-Y râu tóc đều bạc, già yếu lưng khòm, nói rằng:
- Mấy năm nay không gặp thầy râu tóc đều bạc hết. Ma-Y-Toán hỏi rằng:
- Nhớ có gặp thầy mà chẳng biết ở đâu? Khưu-Trường-Xuân rằng:
- Không nhớ người “đàng-xà tả-khẩu”, mạng bị chết đói đó sao? Ông Ma-Y nghe nói liền coi tướng lại vỗ tay cười lớn rằng:
- Diệu thay! Diệu thay! Chẳng biết đạo-trưởng có lập cái công đức chi lớn nên nay đem tướng cũ đã đổi biến lại rồi! Trường-Xuân rằng:
- Lão tiên-sanh nói cái tướng định chung thân không cải đặng, sao nay nói cải biến? Ma-Y đáp:
- Vì tôi biết tướng trên mặt chớ không biết tướng trong lòng. Nay đạo-trưởng tướng đổi theo cái tâm nên tôi thiệt thấu chẳng đặng đó! Khi trước thấy hai cái chỉ chạy vô trong miệng, tên là “đàng-xà tả-khẩu”, chỉ về chỗ chết đói, còn nay hai đường chỉ trở về lên chỗ thừa-tướng (thừa-tướng là chỗ nhơn trung), trên thừa-tướng lại sanh hai mục ruồi son, phối thành cuộc tốt, tên là “lưỡng long hý châu”, thiệt chỗ quý nói chẳng xiết, ứng đặng chỗ Đế-Vương cúng dường, phước đức vô lượng. Thiệt tôi siễn học chẳng tỏ đặng, xin thầy đừng trách.
Trường-Xuân nghe nói lấy làm cảm phục, thầm tưởng ông thầy tướng thật là thần-thông vô cùng! Rồi liền kiếu trở về Bàn-Khê vô núi ngồi tu. Nhơn cái niệm động ra, trong lòng tình khảo, còn ý tự-kiêu muốn đi cười ông Ma-Y, mà sanh thêm nghiệt chướng. Đương ngồi công-phu, khi không như quên như nhớ, thí như cái thân nầy ở trên núi cao lại khởi một trận cuồng phong, hiện ra một ông cọp dữ, muốn lại chụp ông, ông đem việc chết coi như không, chẳng có chút sợ trong lòng, rồi cọp liền biến mất. Lại mơ màng thấy một người đạo nhỏ đi đến nói rằng:
- Thầy tôi là Mã-Đơn-Dương tới, sao sư thúc không dậy đi rước? Quả thấy Đơn-Dương bước vô, Khưu-Trường-Xuân tưởng rằng:
- Đạo không luyến tình, tới cũng không mừng, đi cũng tự ông. Rồi lại thấy người ta đi đến nói rằng:
- Mấy người tôi nhờ ông đưa qua sông nay đến kỳ gặt lúa, đem lại 30 táo cho ông và hai quan tiền mà đền ơn khi trước, nói dứt đem lúa để trước mặt, ông cũng bỏ qua không tưởng, rồi cũng mất.
Lại thấy một đứa con gái tuyệt sắc, chừng 17 tuổi, nó bị mẹ ghẻ ở ác độc đánh hoài, trốn lại đây. Cô gái nói:
- Nay tôi muốn đi về nhà mà đường xa không dám đi, xin thầy đưa giùm, tôi cám ơn ngàn thuở. Nói rồi than khóc một hồi. Trường-Xuân cũng không đi tới, như không biết không hay. Rồi nó cứ theo nắm tay ông biểu chỉ đường hoài, ông cũng tự nhiên, không nói chi hết. Rồi lại thấy người chị dâu dắt 2 đứa cháu, nói:
- Không đủ ăn, tôi người đàn bà không sao nuôi đặng! Chú nay niệm tình cốt nhục tính liệu giùm mẹ con tôi. Nói rồi biểu hai thằng cháu lại kêu chú ơi, chú hỡi mà đòi ăn, tán loạn một hồi.
Trường-Xuân đương tịnh, trí huệ phát sanh không tưởng tới mấy việc đó, cứ giữ cái Đạo, coi như không có việc chi hết. Vẳng nghe trên không trung nổ một tiếng lớn, thấy cửa Nam-Thiên mở rộng, lại có 2 người đồng-tử, dẫn bạch-hạc đến trước mặt nói rằng:
- Tôi vưng sắc Ngọc-Đế thỉnh Chơn-Nhơn cỡi hạc phi thăng.
Chớ nói tam thi sanh cảnh huyễn,
Phải phòng sáu giặc loạn tâm điền.
Thất Chơn Nhơn Quả Thất Chơn Nhơn Quả - Huỳnh-Vinh-Lượng