People have a hard time letting go of their suffering. Out of a fear of the unknown, they prefer suffering that is familiar.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Duyên Anh
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 20
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2006 / 46
Cập nhật: 2015-11-21 22:31:35 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 11
ào nhà thương được năm ngày, cha thằng Vọng ho ra máu. Những ngụm máu phun lên nóc màn trắng trông khiếp sợ. Tưởng chứa bao nhiêu vi trùng lao quẫy trong đó. Vọng phải lấy đá cục cho cha ngậm để máu cầm dần lại. Không ăn thua gì, máu tiếp tục bung ra và phọt đầy nóc màn. Mẹ Vọng vừa khóc vừa cầu nguyện. Nó xin nghỉ học hai hôm nay, ở bên giường bênh, săn sóc cha. Mẹ khóc. Vọng xanh mét mặt mày, run sợ. Bệnh của cha nó nguy hiểm lắm rồi. Đáng lẽ, cha nó nghỉ việc từ lúc chớm bệnh. Nghỉ việc thì không có lương và có thể bị xa thải. Cái nghề làm cu ly xứ này thật đau khổ. Không có lương hàng tháng, thằng Vọng đành thôi đến trường, ai nuôi nó ăn học nữa đây. Nghĩ tới mảnh bằng đít lôm Vọng sẽ mang về, cha nó chẳng dám xin nhà máy điện cho phép nghỉ nằm nhà thương. Cha nó nghĩ bệnh thông thường của dân lao động, ốm rồi khỏi, ốm no bò dậy, chả việc gì cần quan tâm.
Khốn nỗi, cha thằng Vọng dốt nát, không hiểu ngày sốt, đêm ho là chu kỳ cuối cùng của bệnh lao phổi. Cha nó cứ tiếp tục gắng sức làm việc. Nếu thầy Nguyễn Công Hoan không cho tiền và bắt cha nó đến nhà thương ngay, cha nó đã chết trên công trường nhà máy điện. Bây giờ, cái chết đã gần kề, nhưng y tá bảo mẹ con Vọng cứ hy vọng chờ, bệnh sẽ khỏi. Thực ra, hy vọng vào nghĩa địa chôn xác cha thằng Vọng.
Cha nó đã nghe phong phanh lời gọi của tử thần. Vì vậy, lúc máu không phọt ra, cha nó tỉnh táo, nói vài câu giăng giối với vợ con.
- Bà này, khi tôi chết, phải gắng nuôi con ăn học tới ngày đỗ đít lôm, có thế tôi mới yên thân nhắm mắt.
Mẹ Vọng nức nở:
- Ông sẽ khỏi bệnh mà!
Cha Vọng khe khẽ lắc đầu:
- Bà hứa với tôi đi. Thần chết đã tới chân tôi rồi... Bà hứa đi...
Mẹ Vọng mếu máo:
- Vâng, tôi hứa, dù có khổ cực ngàn lần nữa, tôi vẫn nuôi con ăn học.
Cha Vọng bằng lòng:
- Tôi thanh thản ra đi...
Nhìn Vọng, cha nó khó khăn vẫy tay:
- Con ngồi sát bên bố.
Vọng làm theo cha.
- Phải đỗ đít lôm, con nhé!
- Vâng.
- Phải chăm học, học cho thật giỏi, con nhé!
- Vâng.
- Phải nghe lời bố dạy. Vì con là con nhà nghèo. Nhà nghèo có nhiều tội lắm. Ai ghét con, đánh con, chửi con, vu vạ, con hãy cúi đầu chịu đựng và khép miệng lại. Để làm lấy đời mình.
- Vâng.
- Con nhớ thật kỹ những lời bố dạy.
Cha Vọng giối giăng đâu đó, máu trong tim lại từng ngụm phun lên, bắn vào mặt nó, vào tay mẹ nó. Máu trào một lúc, cha thằng Vọng nhắm chặt mắt. Cha nó chết rồi. Vọng và mẹ khóc thê thảm, cứ ôm chặt lấy xác chết. Y tá phải gỡ ra. Người ta đem xác cha Vọng xuống nhà xác. Hai hôm sau, người ta cho tẩm liệm. Mẹ Vọng phát tang. Và cha nó nằm yên trong nghĩa địa Kỳ Bá.
Từ hôm cha chết, Vọng buồn rời rã, không thiết đi học. Nó nằm nhà cả ngày. Mẹ nó đã đi bán xôi chè trong thị xã. Thầy Hoan đợi nó cả tuần rồi. Mà nó chưa đến trường. Thầy bèn cất công vào nhà nó. Thằng Vọng gặp thầy Hoan, là khóc. Thầy Hoan để yên nó khóc. Thầy không an ủi nó, bảo nó đừng khóc nữa. Nhà văn Nguyễn Công Hoan biết kính trọng nỗi đau khổ của bất cứ ai. Để Vọng ngưng khóc, thầy Hoan mới nói chuyện cùng nó.
- Sao con chưa đi học?
- Thưa thầy, con buồn lắm.
- Ngày mai, con phải đến trường.
- Thưa thầy, con sẽ đến.
- Bắt buộc sáng mai.
- Thưa thầy...
- Không được kéo dài sự nghỉ. Mai con không đi học, thầy sẽ ký giấy đuổi con khỏi trường. Như vậy, không có ngày nào con đỗ đít lôm, và cha con sẽ không yên ổn dưới mộ.
- Thưa thầy, mai con đi học.
- Ngoan lắm. Nỗi buồn của con sẽ nguôi ngoai bằng việc học. Người đã chết chỉ còn tưởng mộ trong lòng ta. Nó thuộc về dĩ vãng rồi. Ta phải nghĩ đến tương lai. Mà con cần nghĩ đến tương lai nhiều hơn. Ta dẫm lên hiện tại, coi nó đẫy rẫy phiền muộn, bất công, cay đắng để tiến lên tương lai huy hoàng, không còn người bóc lột, áp bức con người. Con hiểu chưa, Vọng?
- Thưa thầy, con hiểu.
- Bố con chết, tiền mua thuốc men và trả nhà thương không cần đến nữa. Không cần cả hai đồng nghiệp của thầy phải giúp đỡ. Mỗi tháng, thầy còn thừa hai đồng để dành, thầy cho con, đưa cho mẹ con bù đắp vào sinh sống.
Thấy Hoan móc bót rút ra hai đồng, đưa vào tay Vọng.
- Mỗi tháng con có hai đồng, khi thầy còn dạy ở Thái Bình.
Thằng Vọng cảm động lại khóc.
- Thưa thầy, con cám ơn thầy.
- Con lau nước mắt đi. Bây giờ, con phải dành dụm nước mắt, ngày mai con sẽ khóc.
- Thưa thầy, vâng ạ!
Hôm sau, Vọng đi học thật sớm. Nó không đứng ở cổng trường chờ mở. Mà nó đứng bên nhà sách Mậu Hiên, giả vờ xem những cuốn truyện bầy trong tủ kính. Khi kẻng báo hiệu, cửa trường mở rộng cho học trò vào, Vọng là đứa vào sau cùng. Nó làm thế để tránh những thằng cùng lớp chế nhạo nó, mỉa mai nó, nhất là cha nó vừa chết. Vọng bước vô lớp, cất sách vở, vừa lúc kẻng chào cờ báo hiệu. Nó ra sân tập họp, chào cờ, rồi nối hàng bước vào lớp.
Bữa nay, giờ học đầu là Tập Đọc. Thầy Hoan viết trên bảng đen bài Đứa bé cao thượng. Học trò chép theo. Xong xuôi, thầy đọc một lần trước.
Chiều qua, tôi gặp ở phố Jules Picquet câu chuyện làm tôi ngạc nhiên. Một đứa nhỏ đánh một đứa lớn. Đứa nhỏ lao vào đánh đấm đứa lớn. Đứa lớn chỉ tránh né và lui về phía sau. Đứa nhỏ đạp đá đứa lớn sai hết. Cáu quá, đứa nhỏ chửi đứa lớn tàn tệ rồi về nhà mình. Đứa lớn trông theo đứa nhỏ, mỉm cười rất tươi. Tôi hỏi đứa lớn: Tại sao đứa nhỏ bắt nạt mày, đánh mày mà mày không đánh lại? Đứa lớn trả lời: Tôi lớn hơn nó, to hơn nó, đánh lại nó thì nó thua ngay. Và đau đớn. Tôi không đánh lại nó, vì thế. Thật là một đứa bé cao thượng.
Thầy Hoan nhìn sổ điểm, gọi tên:
- Phan Phú!
Phan Phú đứng dậy:
- Dạ.
Thầy Hoan ra lệnh:
- Đọc bài Tập Đọc đi!
Phan Phú lấy vở, cầm lên đọc. Nó đọc hết, thầy Hoan hỏi:
- Con muốn làm đứa nhỏ hay đứa lớn?
Phan Phú đáp:
- Thưa thầy, con muốn làm đứa lớn.
Thầy lại hỏi:
- Tại sao?
Phan Phú lại đáp:
- Thưa thầy, đứa lớn được tiếng cao thượng.
Thầy Hoan nghiêm nét mặt:
- Con thích cao thượng hở, Phú? Trong trường Monguillot, con là một đứa tồi tệ nhất. Con là đứa nhỏ bắt nạt, chế riễu, đánh đập đứa lớn. Đứa lớn nhịn nhục con mãi mãi, vì nó con nhà nghèo. Biết chưa? Nó con nhà nghèo, con đã chẳng giúp đỡ nó, an ủi nó, mà lại ghen tị với nó, ghét bỏ nó. Thế là cao thượng à? Thề là độc ác mới đúng. Con nên sửa đổi tính tình ngay, kẻo trễ...
Thầy Hoan đem Vọng ra giáo dục lớp nhì 1. Thằng Phú là đứa đánh Vọng nhiều nhất, đau nhất. Chắc thầy Hoan đã điều tra kỹ lưỡng. Nên thầy biết rõ thằng Phú, và mắng mỏ nó thậm tệ. Nó đứng tái mặt, nghe thầy Hoan giảng dạy. Cả lớp im lặng. Giờ ra chơi hôm đó, Vọng không bị bắt nạt nữa. Thầy Hoan đã giáo hóa học trò hư đốn. Vọng kính trọng, yêu quý thầy. Từ đó, Vọng sống thoải mái trong lớp nhì 1. Nó vẫn học giỏi, thông minh, và khiêm tốn với bạn bè. Người ta quên hẳn nỗi nghèo khổ của thằng Vọng, ít ra cũng trọn niên học 1942-1943.
Chẳng mấy chốc, mùa hạ đã tới. Học trò thị xã về quê nghỉ hè. Thầy giáo nghỉ hè ở xa. Có thầy ra vịnh Hạ Long. Có thầy đi bãi biển Đồ Sơn. Có thầy vào bãi biển Sầm Sơn. Thầy Hoan xuống bãi biển Đồng Châu, Tiền Hải, đẹp nhất miền Bắc. Riêng Vọng, quê ở Kỳ Bá, không nơi chốn nghỉ hè, đành lang thang Bồ Xuyên, Bo và An Tập. Nó lang thang mà gặp may. Đội bóng Ký Bá đụng đội bóng Bồ Xuyên, tranh giả Cam tích tán. Rủi cho Kỳ Bá, sắp đến ngày giao đấu, trung phong số một về làm bàn đau nặng. Kỳ Bá chọn cầu thủ thay thế. Không xong. Toàn những cầu thủ hạng bét, cho vào Kỳ Bá, làm trò cười cho Bồ Xuyên à? Lúc ấy, Vọng có mặt tại sân bóng Kỳ Bá. Nó vô tình dượt với cầu thủ Kỳ Bá. Thấy Vọng đá bóng mả quá, người ta lựa nó ngay vào đội. Nó đi trung phong cho Kỳ Bá. Lần đầu tiên, Vọng đá bóng da chân đất với cầu thủ lớn hơn nó, to con hơn nó. Nhờ hai cút sút ngả bàn đèn, Vọng đã mang về cho Kỳ Bá giải thưởng Cam tích tán. Vọng được tặng vài đồng, và trở thành a văng xăng thường xuyên của đội bóng Kỳ Bá. Nó đã xuống Lạc Đạo, sang Trực Nội giao đấu.
Vẫn trong kỳ hè, nó được xem phõ xiếc Nam Định trình diễn ở sân bóng Thái Bình. Dở lắm. Chỉ mỗi màn anh hề tung mũ lên cao, chạy một vòng, cái mũ rơi trúng đầu anh. Như đội lại ngay ngắn. Và một màn nữa, anh mời khán giả tung những trái táo lên. Rồi anh ngửa miệng bắt hết. Vọng thích nhất màn sơi táo của anh hề. Nó về tập bằng được. Những đứa con nhà nghèo thường học được nhiều nghề mọn. Vọng thế đó.
Một hôm, nó ra nghề ăn táo dầm, sấu dầm. Tháng này chưa có táo tươi, sấu tươi. Vọng gạ gẫm những ông nhóc Kỳ Bá mua táo dầm về, tung lên cao, nó sẽ đỡ bằng mồm như xiếc Nam Định. Những ông nhóc thích coi xiếc, mua táo dầm của chú Tầu, xem Vọng chơi xiếc. Cứ thay phiên nhau, mỗi ông nhóc tung một lần hai trái. Vọng đỡ hết. Chỉ ra ngoài vài lần, Vọng sẽ tập để khỏi rơi xuống đất, biểu diễn tới đâu, nó ăn tới đó căng bụng.
Thế là mùa hè năm 1943, Vọng có hai nghề tiêu khiển: bóng tròn và hứng táo. Niên học 1943-1944, Vọng lên lớp nhì 2. Chưa hiểu học với thầy nào. Khai trường còn hai ngày nữa. Vọng bình thản đợi chờ. Lạy trời, nó lại học với thầy Hoan.
Thằng Vọng Thằng Vọng - Duyên Anh Thằng Vọng