What holy cities are to nomadic tribes - a symbol of race and a bond of union - great books are to the wandering souls of men: they are the Meccas of the mind.

G.E. Woodberry

 
 
 
 
 
Tác giả: Nhật Tiến
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Phạm Vân ANh
Số chương: 52
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1952 / 35
Cập nhật: 2014-11-22 19:20:41 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 48
ôi bước qua đường phố vắng ngắt vào lúc nửa đêm. Từ sau những cụm mây tím dầy, vài tia sáng mờ ảo từ mặt trăng le lói xuyên qua vùng bóng tối. Xa xa, có tiếng xe lửa đang xùng xuc. giảm dần tốc độ. Ga xe lửa nằm ở ngay bên bờ sông nước đen xì xì vì những cống rãnh của khu dân cư gần đó tuôn ra. Một làn khói phun mờ mịt khi cái toa xe từ từ tiến lại, bốc lên một mùi khó chịu của nhiên liệu.
Ngồi gọn lỏn trên một hòn đá bự là một bà già ngồi ôm một bình trà và một cái chén uống trà bằng men sứ. Sau lưng bà ta, cái cửa kính nhà ga phản chiếu hình bóng tôi dưới ánh trăng chênh chếch. Tôi vuốt mái tóc nhờn nhờn, sửa sang một chút để taọ một vẻ chỉnh tề, coi được. Bà già ngó tôi bằng cặp mắt toét, hấp him, rồi thận trọng ngó xuống bình trà, hỏi :
- Muốn uống trà không, năm cắc một chung đấy.
Rồi với vẻ nhiệt tình, bà tiếp :
- Nhưng với con thì qua không lấy tiền đâu.
Tôi lắc đầu từ chối lời mời, nhìn qua vai bà để tìm người bán vé. Phòng vé vắng tanh, không có lấy một bóng người nào, ngoại trừ người cảnh sát ngồi gà gật ngủ ở một góc. Nơi tay hắn, cái gậy tuần lập loè trong bóng tối.
Bà già hỏi :
- Con đi đâu ?
Tôi đáp :
- Con đi Sài Gòn. Mua vé ở đâu vậy ?
Bà già lắc đầu :
- Giờ này thì còn ai ở đây đâu mà bán vé !
Nghĩ đến cảnh phải ở lại Nha Trang thêm một ngày, tôi phát hoảng :
- Bà có biết cách nào để con có thể đi Sài Gòn tối nay không ?
Cây cột đèn thả ánh sáng lập loè vào khuôn mặt đầy vết nhăn của bà lão, bà nhìn tôi, hỏi :
- Con có biết nhẩy tầu không ?
Tôi lắc đầu :
- Dạ không.
Bà cụ giải thích :
- Dễ mà. Chờ cho xe lửa bắt đầu chuyển bánh, nhảy lên toa cuối cùng. Qua sẽ chỉ cho con chỗ núp để không bị tóm cổ. Khi tầu tới Sài Gòn, chờ cho khi nào nó tới gần ga, chạy chầm châm. thì nhẩy xuống. Cẩn thận đừng để gẫy chân là được rồi.
Tôi thốt lên :
- Vậy nguy hiểm quá, còn có cách nào để con kiếm được cái vé không hả bà ?
- Nếu làm đúng theo lời qua chỉ, con sẽ bình an. Hơn nửa số hành khách là dân đi lâụ. Chỉ cần giữ được bình tĩnh và hoà lẫn vào đám đông là thoát rồi.
Tôi thấy không còn con đường nào khác, đành lên tiếng :
- Thôi được, con rất cảm ơn bà.
Bà cụ đưa ra một ly trà đen, cái ly cáu bẩn với một chất gì đen kịt như những cái móng tay của bà, và hỏi :
- Con muốn uống không ? Qua mời mà.
Tôi lễ phép lắc đầu. Ở trước cái bảng stop, một đám đông đang đứng túm tụm chờ xe lửa khởi hành. Tôi chào từ biệt bà cụ. Bà thì thầm :
- Qua biết con là ai. Cám ơn con đã giúp thằng cháu qua điền đơn.
Tôi quay lại và nhìn vào mặt bà :
- Cháu bà là ai vậy ?
Bà cụ vừa nói vừa vẫy tay :
- Chẳng sao. Qua biết là tại sao con đi Saì Gòn. Ơn nghĩa của con làm cho chúng tôi, tôi không thể trả ơn được, nhưng tôi có thể cầu xin thần thánh phù hộ cho con đi bình an. Một ngày gần đây sẽ tới lướt thằng cháu tôi cũng sẽ đi trên chuyến xe lửa này, y như con vậy.
Chiếc đầu máy di chuyển trên đường rầy bóng ngời, ré lên inh ỏi. Viên công an đang ngủ, choàng dậy, ngó quanh. Tôi cẩn thận tránh hắn, bước ngược về phiá bóng tối. Mười lăm phút sau, khi hành khách đã lên hết, tầu bắt đầu chuyển bánh. Vừa lúc nó lăn ngang qua tôi, tôi chôp. lấy cái tay vịn nhỏ lòi ra ở thành phía sau toa cuối cùng rồi nhẩy tót lên, y hệt như đã được bà cụ chỉ dẫn. Gió thốc vào tóc tôi dữ dội. Tôi ép sát mình vào cái cửa thép lạnh lẽo và nhắm nghiền mắt lại.
Trong óc tôi, hình ảnh của Kim lại hiện ra thật là sống đông.. Mùi da thịt đàn bà của nàng còn như đọng trên ngón tay tôi, lòng tôi nổi lên những tình cảm rất là mâu thuẫn khi nghĩ về nàng. Tôi nhớ lại những giọt nước mắt nhỏ xuống khi ôm hôn tôi trong vòng tay, sự xúc đông. dâng lên bóp nghẹy trái tim tôi. Mặt tôi bừng bừng hổ thẹn. Bây giờ thì tôi hiểu được cái giá mà tôi phải trả về sự báo thù. Dù Kim có tha thứ cho tôi hay không, tôi cũng đã làm tan nát đời nàng. Cả về thể xác lẫn tinh thần. Tôi cũng chẳng hơn gì Lâm, hay cha của Kim, hay bất cứ một quân súc sinh nào tôi đã gặp trên đường đời. Tệ nhất là tôi đã phải sống với sự nhận thức ấy. Đó là cái giá mà tôi phải trả. Con tầu càng tiến sâu vào bóng tối, tôi càng nhận rõ khoảng cách giữa tôi và nàng tăng thêm.
Nửa giờ sau, tầu dừng lại ở ga kế, vừa đủ để hành khách kịp co duỗi chân cho bớt tê cứng, trước khi nó tiếp tuc. lên đường. Chuyền từ toa này qua toa khác, tôi phát hiện một toa phụ chở đầy nông phẩm. Ngay lối vào, hai người đàn bà nằm dưạ vào nhau ngủ vùi. Tôi cẩn thận bước qua mình họ. Ôm chặt cái cặp trong tay, tôi lưạ một bao gaọ lớn, phẩy buị, rồi nằm lăn xuống cái giường tạm thời, rung rinh theo nhịp xe, tôi mau chóng chìm vào giấc ngủ.
Cuộc viễn du chiếm thêm mười tiếng đồng hồ nữa để tới được Sài Gòn. Vừa nhìn thấy cảnh trí quen thuộc là tôi lao ra khỏi toa xe, hạ mình xuống bằng một bên hông. Xa xa, thoai thoải theo sườn đồi, thành phố nằm gọn trong vòng ôm của sông Sài Gòn, trông nhỏ xíu như cái đồ chơi của con nít. Nhà cửa xúm xít trong lòng chảo, kéo dài xuống sát tới mé sông. Những mái ngói đỏ ẩn hiện trong rừng cây thấp thoáng như những tia lửa giữa mặt trời. Tới ngã rẽ vào con đường buị đỏ, tôi nhẩy phóc lên một chiếc xích lô về nhà cụ Hộm
Năm ngày tiếp theo, tôi tới Sở Nhà Đất Trung Ương, tìm moị cách để kiếm cho được cái chữ ký cuối cùng cho hồ sơ ra đi của chúng tôi. Mỗi lần tiếp xúc với một nhân viên nào đó, là tôi lại được ném cho một lời từ chối. Ngày qua ngày, bộ mặt của tôi xuất hiện tại phòng đơị trở thành nguồn cảm hứng cho sự trửng giỡn của moị ngươi, nhưng tôi quyết không bỏ cuộc. Tờ đơn nhầu nát trong tay tôi, ố bẩn vì chính mồ hôi của tôi và đã ngả vàng vì ánh mặt trời gay gắt chiếu vào. Mỗi chữ, mỗi dòng, nay đã trở thành một phần kỷ niêm. trong ký ức của tôi.
Hai ngày trước lịch trình gia đình tôi lên máy bay, tôi nhận được điện tín của mẹ tôi, như sau :
"Ông ngoại đã mất đêm qua. Đừng trở về nữa vì mẹ và các em sắp lên đường đi Saì Gòn. Sẽ gặp con sớm. Thân yêu. Mẹ. "
Tôi không còn thì giờ để mà khóc ông. Còn cả đống việc Tôi phải hoàn tất trước khi mẹ tôi tới. Trong một ngày, tôi lấy được vé máy bay, xong được vụ chích ngừa và khám tổng quát.
Tối hôm đó từ cửa sổ, tôi nhìn thấy mẹ tôi bước vào nhà trên lối đi tối tăm trơn trơt.. Em Jimmy, em Bé Ti theo sau, mệt mỏi và lảo đảo vì cuộc hành trình dài dằng dăc.. Trên những bức tường của nhà hàng xóm, bóng dáng gia đình tôi nhẩy múa như hình nộm được điều khiển bằng giây. Có những cánh hoa hồng rải rác trên sân ướt, tàn tạ bên khe đá và mảnh kính vỡ. Mùi từ cơ thể và đất bám trên quần áo của moị người đã khiến cho tôi nhận ra ngay mẹ và các em tôi đi bằng xe lửa tới đây.
Tôi bật đèn ngoaì sân, chờ moị người bước vào. Cha mẹ dì Đặng lặng lẽ ngồi im lặng bên cái bàn chơi bài. Trước mặt họ là một bình trà nguội ngắt từ lâu, chẳng ai buồn rớ tới.
Mẹ tôi bước lên cửa, ánh sáng vàng rực kỳ bí từ trên trần toả ra trên mặt bà. Đôi mắt mẹ buồn thăm thẳm. Một vòng tang đen quấn quanh cánh tay mẹ tôi để nhớ tới người đã khuất. Mẹ tôi thẫn thờ giống y như hôm bà bị mất căn biệt thự. Trong cái nhìn đăm đăm, niềm thống khổ về những nỗi bất công của cuộc đời tràn ngập trên mặt bà.
Để phá sự yên lặng, tôi hỏi mẹ :
- Mẹ ơi, chuyện xảy ra thế nào ?
Mẹ tôi trả lời :
- Mẹ cũng không biết nữa. Sáng hôm qua, khi ngủ dậy, mẹ thấy ông ngoại nằm trên giường, đã mất rồi. Chắc ông mất lúc nửa đêm. Có thể là bị nghẹy tim, hoặc có thể ông trút gánh nặng cho mình đi yên ổn.
Ông ngoại đáng thương của tôi ! Đến lúc chết ông vẫn còn quan tâm đến chúng tôi.
Những dòng nước mắt lăn xuống má mẹ tôi, và ngay đó, tới phiên chính chúng tôi cùng khóc với mẹ.
Bỗng nhiên tôi nhớ tới con chó của Jimmy, bèn hỏi nó :
- Con Lu ra sao, Jimmy ?
Jimmy trả lời :
- Tống Duy nhận nuôi. Nó cũng thích ở cái nhà mới lắm.
Tôi hỏi mẹ :
- Còn đám tang ông ngoại ra sao hả mẹ ?
Mẹ tôi đáp :
- Gia đình bác sẽ sắp xếp đám tang. Cùng ngày đó, chúng ta lên đường sang Thái Lan.
Tôi nói :
- Chưa chắc chúng ta đi được, mẹ ơi. Con không xin được chữ ký. Trừ phi mẹ kiếm được ai đó ở Nha Trang chứng thực cho mẹ, con không thấy chúng ta có lối thoát nào khác.
Mẹ tôi lau nước mắt, hắng giọng. Sự mệt mỏi đã biến mất mà thay vào đó, xuất hiện một giọng nói cương quyết :
- Đừng lo, con. Chúng ta đã đi đến nước này, chỉ còn một cách là tiến tới. Chúng ta vẫn còn một ngày để chạy việc mà con.
Thân Phận Dư Thừa Thân Phận Dư Thừa - Nhật Tiến Thân Phận Dư Thừa