A house without books is like a room without windows.

Heinrich Mann

 
 
 
 
 
Tác giả: Nhật Tiến
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Phạm Vân ANh
Số chương: 52
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1952 / 35
Cập nhật: 2014-11-22 19:20:41 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7
óng đêm chụp xuống chúng tôi như một kẻ trộm tinh vi. Nhà bị cúp điện. Cả thành phố chìm trong bóng tối. Từ tầng trên bước xuống, chị Loan mang theo một cây nến trên tay. Bóng của chị chập chờn trên nếp tường khi chị đi ngang qua tầng hầm.
Bữa ăn tối, chị làm một dĩa thịt gà hấp với măng và rau cải xào. Bà tôi không ra bàn ăn mà chỉ nằm bất động trên nệm, mình đắp một tấm mền mỏng. Ông tôi thì ăn uống một cách khó khăn, trệu trạo như chẳng ngon lành gì. Mọi người còn lại ăn uống thật nhanh trong im lặng. Lúc tráng miệng, chị Loan bưng ra một dĩa chè chuối nhưng lại thiếu món nước cốt dừa để cho thắm vị. Mặc dầu vậy, em tôi và tôi vẫn thấy ngon miệng như thường.
Sau bữa cơm tối, mẹ tôi chui vào phòng tắm đóng cửa lại còn chị Loan thì lui về nhà bếp ở tầng trên. Khi mẹ tôi trở ra, trông bà xanh rớt và có vẻ lo âu hơn thường lệ. Bà ngồi xệp xuống tấm nệm, tư lự cắn móng tay trong lúc chúng tôi cũng lo lắng sán lại gần bà. Nom thấy chúng tôi, Bà mỉm cười và giơ tay quơ lấy ngang lưng của em tôi, kéo nó vào lòng. Bà vuốt ve những sợi tóc mới nhuộm của nó, mắt nhắm lại mơ màng. Bà ngoại tôi xà tới, đối diện với cả ba người, hỏi một cách bâng quơ :
- Con uống bao nhiêu rồi ?
Mẹ tôi đáp :
- Hết trọi trơn !
Bà tôi rên lên :
- Ôi trời !
Để làm cho mẹ tôi chú ý đến nó, thằng em tôi giơ tay đặt lên má của mẹ rồi nói :
- Mẹ à.
- Gì thế con ?
- Bao giờ thì chúng con ra ngoài kia chơi được ?
- Sắp, sắp rồi con.
- Còn mẹ, mẹ thấy thế nào.
- Mẹ không sao hết, còn con ?
- Con cũng vậy. Cám ơn mẹ.
Sao hôm nay cu cậu lễ phép thế. Jimmy tiếp giọng đầy hy vọng.
- Con ngủ với mẹ đêm nay được không ? Con chả muốn nằm một mình đâu.
- Nếu con muốn thì cũng được. Nhưng sao vậy ? Giường của con cũng gần xịt giường của mẹ mà.
- Con chả biết nữa. Nhưng mỗi lần tỉnh ngủ thì con sợ. Cho con ngủ bên cạnh mẹ, được không mẹ ?
Mẹ tôi trả lời giọng buồn tẻ, mắt nhắm lại, nom bà như người đang buồn ngủ :
- Sao cũng được.
Rồi nó hỏi tôi :
- Còn anh Kiên có muốn ngủ chung với mẹ và em không ?
Nó nhìn thẳng vào tôi và chờ mẹ chấp thuận :
- Có được không mẹ ?
Mẹ tôi trả lời hững hờ:
- Nếu nó thích.
- Chắc là thích rồi phải không anh Kiên ?
Tôi gật đầu. Thật ra tôi cũng hãi hùng khi phải ngủ một mình, lúc tỉnh giấc trong đêm chỉ nghĩ đến chuyện không đâu.
Jimmy và tôi chiếm mỗi người một chỗ bên cạnh mẹ tôi trên tấm nệm. Tôi choàng tay qua bụng mẹ và thấy bà ngủ thiếp đi. Rồi tôi lơ mơ nhìn bóng đêm trôi chậm chạp qua khung cửa sổ. Dưới sàn gần chỗ tôi nằm, ngọn đèn cầy vẫn còn cháy. Ánh sáng của nó chập chờn trong không khí tạo nên những hình ảnh quái dị trên bức tường giống như những qủi thần dưới địa ngục có trong cuốn sách tô mầu mà trước đây các bà phước hay chuyền tay cho chúng tôi coi trong lớp giáo lý ngày chủ nhật.
Vào khoảng bốn giờ sáng thì tôi choàng thức dậy trong tiếng la thất thanh đầy vẻ đau đớn. Căn hầm tối đen. Tôi nhẩy dựng lên và nhìn quanh để tìm mẹ tôi nhưng chỉ thấy có một tia sáng nhỏ le lói qua cánh cửa đang đóng kín mít nơi phòng tắm. Bên cạnh tôi, em Jimmy vẫn ngủ vùi, mình co quắp, hai đầu gối kề vào hai má, miệng vẫn còn mút ngón tay. Tôi đảo mắt ra xung quanh. Mối sợ hãi của tôi dâng lên. Tôi vừa sắp bật khóc thì ông ngoại đã trờ tới bên cạnh. Ông ôm lấy tôi vỗ về. Trong bóng tối, hơi thở của ông thoang thoảng mùi keọ Jolli Rancher. Tiếng ông thì thầm bên tai :
- Yên đi. Yên đi con. Mẹ sẽ không sao đâu. Đi vô ngủ với ông.
Tôi hỏi :
- Mẹ con làm sao vậy ?
- Chỉ đau bụng thôi. Không sao.
Từ trong buồng tắm, tiếng kêu thét của mẹ tôi vang lên. Tôi nghe một tiếng động đổ xoà xuống sàn nhà như một chậu nước, tiếp theo là tiếng ngã sầm xuống đất. Thằng em tôi cựa mình, rồi mở choàng mắt ra, nó nhận thấy ngay là mẹ không còn nằm kế bên. Ông tôi với tay ôm nó vào lòng, thì thầm an ủi nó bằng những lời lẽ ông vừa nói với tôi. Trong vòng tay ôm ấp của ông, anh em tôi lắng nghe tiếng rên la phát ra từ phía sau cửa buồng tắm.
Rồi có tiếng bà ngoại cất lên, đầy vẻ lo sợ :
- Giúp bác đi Loan ! Tao chịu hết nôỉ rồi, không có cách nào làm cho máu ngưng được.
Chị Loan đáp :
- Bà hãy để bà chủ nằm trên sàn. Xốc đứng lên như vậy chỉ tệ hơn mà thôi.
Mẹ tôi nói :
- Không nằm được đâu. Đau quá.
Rồi lại có tiếng ộc ra và vật gì đụng xuống sàn. Ông tôi hỏi to, giọng đầy lo lắng :
- Xảy ra chuyện gì thế ? Nó có làm sao không hở bà ? Có cần tôi giúp gì không ?
- Không cần. Ông trông chừng mấy đứa nhỏ đủ rồi. Trong này tôi lo được. Chỉ cần làm sao cầm lại được máu thôi.
Ông tôi nói :
- Sao lâu thế. Tôi đi kêu bác sĩ đây.
Bà tôi kêu lên :
- Cái gì ? Ông điên rồi hả. Đang giờ giới nghiêm, ông muốn chết hay sao mà đòi đi ra ngoài giờ này. Cứ ở đấy với lũ nhỏ đi.
Chị Loan thất thanh :
- Ối trời ơi !
Bà tôi hỏi :
- Cái gì thế ?
- Bụng cháu đang quặn lên, bắt đầu đau. Chắc là tới lượt cháu rồi. Bà giúp cháu với.
Cánh cửa buồng tắm bật mở, bà ngoại tôi ló đầu ra. Dưới ánh sáng của ngọn đèn cầy, trên tay bà đầy những vệt máu bầm lấp loáng. Bà nói với ông tôi :
- Ông giúp tôi khiêng con nó ra.
Ông tôi đứng dậy, quên cả cầm chiếc gậy, lảo đảo từ tấm nệm đi về phía nhà tắm. Một phút sau, bà tôi khiêng hai chân của mẹ. Thân hình mẹ tôi được quấn bằng những cái khăn lông mầu trắng nhưng đã sậm mầu vì đẫm máu. Ông bà tôi đặt mẹ tôi nằn xuống một cái nệm đối diện chỗ chúng tôi nằm. Mẹ xoay mình nằm nghiêng qua một bên và cuộn mình lại như cái bào thai, trong khi ấy bà tôi hối hả quay lại buồng tắm để giúp chị Loan. Mùi máu bốc lên khiến chúng tôi chóng mặt. Em tôi hỏi mẹ :
- Mẹ ơi, mẹ có sao không ?
Mẹ tôi tảng lờ. Bà vùi đầu giữa hai tay. Hai đầu gối co lên che lấy bụng. Ông tôi đứng ở phía dưới chân của bà. Ông hỏi:
- Con thấy thế nào ?
Mẹ tôi không trả lời. Ông tôi hỏi sấn tới :
- Con có thấy khá hơn không ? cho ba biết đi.
Mẹ tôi vẫn bưng lấy đầu và đáp :
- Hình như đã ngưng chảy máu rồi, nhưng cái thai vẫn còn.
- Thôi cứ nghỉ ngơi đi, đừng quan tâm tới chuyện ấy. Ngày mai mình sẽ đi bác sĩ.
Bà trả lời :
- Chắc là vậy
Trong phòng tắm, chị Loan và bà tôi phải chật vật cả tiếng đồng hồ. Dù đau đớn nhưng chị không la hét. Thỉnh thoảng chúng tôi chỉ nghe thấy tiếng thở hổn hển của chị và sau cùng là tiếng xối nước trong bồn cầu.
Suốt đêm hôm ấy mẹ tôi nằm im trên tấm nệm. Cơn co thắt giảm dần. Chúng tôi có thể nhìn thấy bà run rẩy sau lớp khăn bông, còn máu thì vẫn tiếp tục rỉ ra ở dưới thân mình. Mãi tới lúc sáng hẳn, ánh mặt trời tưng bừng chiếu vào tận giường bà mới choàng tỉnh dậy kêu lớn :
- Thuốc không công hiệu. Cái thai không hề hấn gì. Nó vừa mới đạp nè !
Khuôn mặt của ông ngoại thoáng nét nhẹ nhõm. Còn bà ngoại tôi thì quì mop. xuống, khấn khứa. Mẹ tôi lại hét lên một tiếng nữa, tay nắm lại và đấm lên bụng :
- Thế này là nghĩa lý gì ? Con mụ già khốn kiếp với thứ thuốc dỏm này ? Con mẹ mày chứ.
Bà đấm liên hồi vào bụng và gào lên với cái thai bên trong :
- Sao mày không thấy là tao không muốn có mày. Sao mày không thương chúng tao mà chết đi cho rồi.
Em tôi và tôi nhìn bà mà không thể thốt lên được một lời.
Suốt mấy ngày, mẹ tôi nằm bep. trên giường. Bốn ngày trôi qua, cuối cùng bọn cộng sản tới gõ cửa. Ở dưới hầm, chúng tôi nhỏm người lên vì sợ hãi, ôm lấy nhau nín thở trong khi ông tôi tập tễnh đi lên cầu thang. Chúng tôi lắng tai trong lúc những người lính sải bước tiến vào phòng khách. Chúng tôi nghe họ nói với nhau bằng cung cách kỳ cục với cái giọng nặng nề của miền bắc và có tiếng ông tôi trả lời câu hỏi họ. Chẳng bao lâu sau, có tiếng ông tôi gọi. Bà tôi lên trước tiên, tay cầm tràng hạt bằng gỗ như thể đó là tấm bùa hộ mệnh. Chị Loan diù mẹ tôi trong tay. Em tôi và tôi đi sau cùng.
Khi chúng tôi đã tề tưụ đông dủ và mẹ tôi đã ngồi xuống ghế thì toán người đang nói dở câu chuyện, bỗng dừng lại chăm chú nhìn chúng tôi. Quần áo họ mặc đã cũ và nhầu nát, vốn trước kia có mầu xanh sậm nay ngả ra mầu nâu bùn. Người lính già nhất trong bọn trạc tuổi bốn mươi, tóc ngả mầu muối tiêu, xiả ngón tay cáu bẩn gằn giọng hỏi ông tôi :
- Còn ai ở dưới kia không ? Đã tập trung tất cả ở đây chưa ?
- Thưa ông, tất cả đều ở đây hết rồi.
Ông ta ra lệnh cho một thuộc hạ :
- Đồng chí xuống dưới hầm coi xem hắn nói thật hay nói láo.
Rồi ông ta quay về phía chúng tôi hỏi :
- Tại sao mấy người lại chui rúc ở dưới đó mà không ra ngoài chào mừng ngày đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới sáng tươi ? Vì lý do gì mấy người phải trốn nhủi như vậy ?
Ông tôi trả lời :
- Chúng tôi chỉ toàn là phụ nữ, trẻ em với người già cả. Chúng tôi đâu có biết chuyện gì xảy ra. Xin ông bỏ qua.
Ông ta lắc đầu :
- Đấy không phải là lý do chính đáng. Bây giờ là lúc liên hoan chào mừng chiến thắng, không phải là lúc trốn tránh.
Cặp mắt của ông ta lướt về phía chúng tôi, điểm từng mặt một, rồi ông hỏi :
- Nhà này có phải của ông không ?
- Thưa không, chúng tôi đi thuê.
- Chủ nhà đâu ?
- Tôi không rõ. Ông ta sống trong Chợ Lớn từ trước giải phóng. Có quá nhiều đổi thay từ bốn ngày nay, chúng tôi chả biết chắc cái gì nữa.
- Chưa đâu ! Sẽ còn thay đổi nhiều vì chúng ta còn có nhiệm vụ càn quét tàn dư của chủ nghĩa tư bản. Nhưng hãy trả lời đi đã, nếu nhà này không phải của mấy người thì tại sao lại ở đây ? Mấy người từ đâu tới ? Có phải là bọn phản đông chạy trốn Cách mạng không ?
Ông ngoại tôi cố nuốt cục nghẹn trong cổ trước khi trả lời :
- Thưa ông chúng tôi là dân ở Nha Trang. Chúng tôi không trốn chaỵ. Chúng tôi ở đây là có lý do. Như ông thấy đó, đây là con gái của tôi. Nó đang có bầu và vì nó có biến chứng trong những lần mang thai trước nên chúng tôi phải đem nó vào Sài Gòn để nó có thể sanh nở tại nhà thương Từ Dũ. Chúng tôi chỉ vì cẩn thận thế thôi chứ không có ý định trốn tránh Cách mạng. Chẳng qua là chúng tôi vào không đúng lúc nên mới bị kẹt ở đây như thế nàỵ
Viên chỉ huy ghi chép tất cả những lời khai báo của ông tôi rồi tiến lại chỗ mẹ tôi nhìn bà như dò xét. Mẹ tôi cố tránh cái nhìn soi mói của ông ta bằng cách cúi đầu xuống. Bà bị xuống cân quá nhiều trong mấy ngày qua khiến cho tôi nhìn thấy cả những lằn gân xanh nổi lên trên bàn tay gầy guộc của bà lúc này đang khoanh gọn gàng trên đùi.
- Chị này có làm sao không ?
Mẹ tôi trả lời nhưng vẫn không ngước lên để tránh cái nhìn của ông ta :
- Cám ơn ông tôi không sao. Tôi chỉ bị mệt vì nóng quá thôi.
Ông ta hỏi tiếp :
- Chị di chuyển được không ?
- Đi đâu vậy thưa ông ?
Mẹ tôi ngẩng đầu lên nhìn ông ta, ánh mắt rực lên vẻ xót xa và một thoáng quyến rũ. Thông thường, chỉ với cái nhìn ấy là đàn ông phải cúi đầu và qùi gối trước bà, nhưng với viên chỉ huy này hầu như chẳng có tác dụng gì. Ông ta trả lời bằng một giọng lạnh lùng :
- Trở lại thành phố cũ của chị. Mọi người phải rời đây trong vòng hai mươi bốn tiếng để giao trống căn nhà này. Đó là lệnh trên. Đất nước thống nhất rồi, mọi người phải trở về chính nhà của mình. Chị cũng thế. Chị phải quay về để khai báo với Uỷ ban Nhân dân ở đó.
Ông tôi hỏi :
- Chúng tôi trở về bằng cách nào bây giờ ?
- Không biết và cũng chẳng cần biết. Tôi đâu có nhiệm vụ kiếm phương tiện chuyên chở cho mấy người. Dù vậy, trước sáng ngày mai, mọi người phải rời khỏi căn nhà này. Chúng tôi sẽ trở lại để kiểm soát. Nếu mọi người không tuân lệnh thì tôi sẽ bắt nhốt hết. Đối với tôi, trẻ con hay phụ nữ cũng chẳng có gì khác biệt.
Ông ta quay một vòng ra hiệu cho thuộc cấp mình. Cả toán đi ra, đóng sập cửa lại và hướng về nhà kế tiếp. Họ chưa kịp ra khỏi cổng thì bà tôi đã rên lên
- Ôi ông ơi, làm thế nào chúng ta có thể ra khỏi đây được ?
Ông ngoại tôi lắc đầu, Chị Loan đứng sau mẹ tôi dặng hắng. Chị không còn là cô tớ gái bé nhỏ rụt rè e thẹn mỗi phút mỗi kiểm soát ý nghĩ trước khi mở miệng. Mấy ngày qua đã biến chị thành một phụ nữ trẻ tuổi, chín chắn và tháo vát. Chị nói mà không ngước mắt lên :
- Thưa ông, xin phép cho cháu được góp ý. Nếu nhà nước quẳng chúng ta ra đường tức là họ đã áp dụng phương pháp này cho những người khác. Vậy thì những người đó rời cư bằng cách nào ? Chúng ta cứ đi hỏi vòng vòng xem họ làm thế nào thì chúng ta cũng làm như thế hay là nhập bọn cùng với họ.
Bà tôi hỏi :
- Nhưng đi đâu để mà lấy tin tức của họ chứ ?
Chị trả lời ngắn gọn :
- Đi ra chợ !
Thân Phận Dư Thừa Thân Phận Dư Thừa - Nhật Tiến Thân Phận Dư Thừa