What holy cities are to nomadic tribes - a symbol of race and a bond of union - great books are to the wandering souls of men: they are the Meccas of the mind.

G.E. Woodberry

 
 
 
 
 
Tác giả: Nhật Tiến
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Phạm Vân ANh
Số chương: 52
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1952 / 35
Cập nhật: 2014-11-22 19:20:41 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
8 tháng tư năm 1975
Sau khi dượng Lâm đi rồi, mẹ tôi cứ ngồi lặng lẽ, bất động. Vẻ mặt bà không thay đổi. Ngồi co cụm vào nhau dưới sàn xe, chị Loan ôm lấy chúng tôi trong vòng tay. Màn đêm phủ xuống thành phố trong khi lửa vẫn cháy, những tiếng nổ, những tiếng la hét vẫn còn diễn ra.
Ngồi trên lớp thép của sàn xe, với hai tay bưng chặt hai tai, tôi thấy mọi sự như phai mờ đi. Cảnh vật quanh tôi tưởng như không còn là thật nữa mà là tôi đang hiện diện trong một cuốn phim câm có nền chỉ toàn một mầu đen trắng. Sự tĩnh lặng chẳng có mầu sắc, âm thanh, cũng không mùi vị ngự trị mãi trong tôi cho đến khi mẹ tôi cất tiếng bảo rằng đã đến lúc chúng tôi phải quay trở lại nhà.
Trời đêm dường như làm dịu đi cơn rối loạn của thành phố. Khi chúng tôi liều mạng mò mẫm dọc theo con phố tối thui thì sự ồn ào, hoảng hốt đã lắng xuống. Phần lớn bóng đèn đường đã bị vỡ từ trước, nhưng những bóng còn sót lại cũng chẳng bật sáng vì không có điện. Xung quanh chúng tôi có những bóng đen chập chờn qua lại trong đêm tối. Chẳng thể biết được rằng đó là những người đi nhận diện xác chết để tìm người thân thích đã ra đi hay họ chỉ là những con sói đói khát đang đi lục lọi tiền bạc, châu báu. Lâu lâu lại thấy một lằn sáng loé ngang trời kéo theo tiếng nổ rền rĩ như tiếng bom hoặc tiếng lưụ đạn nổ, hay những tràng liên thanh ròn rã làm rung chuyển khắp vùng xung quanh. Từ chỗ chiếc xe van đậu tới nhà tôi không xa lắm, nhưng cũng phải mất hai giờ đồng hồ đi qua các phố nghẹt kín. Xe hơi và xe tải chồng chất lên nhau thành những đống sắt phế thải làm tắt nghẽn từ phố này sang phố khác. Ở nhà, ông bà tôi vẫn còn đang trốn dưới tầng hầm. Qua tấm cửa sổ nhỏ hình trái xoan, ông bà tôi nhìn thấy mọi người ngay, nên chạy vội ra đón ở cầu thang. Mới có vài tiếng đồng hồ, nom ông bà tôi đã xọm đi đến cả chục tuổi sức lực như đã cạn kiiệt hết. Câu đầu tiên, hai người hỏi :
- Thằng Lâm đâu rồi ?
Mẹ tôi nhún vai :
- Con không biết nữa. cãi nhau trên xe rồi hắn bỏ đi. Bây giờ chắc là đang kiếm đường mò ra sân bay.
Ông tôi càu nhàu :
- Thằng khốn !
Bà ngoại tôi hỏi :
- Con tính làm gì bây giờ ?
Mẹ tôi lắc dầu :
- Con cũng chẳng biết nữa, chắc phải ở lại đây coi sao đã.
Ông nhìn mẹ tôi, cân nhắc lời nói như để cho hai anh em tôi khỏi hoảng sợ :
- Ba mẹ đã nghe đài. Sài Gòn sắp bị bỏ ngỏ rồi. Quân đội gần như tan rã. Đối phương lại tăng thêm sức mạnh, dường như bây giờ chẳng còn có cái gì, chẳng còn có ai cản nổi tụi nó nữa. Nếu con định làm gì thì nên làm ngay lập tức đi. Mình chỉ còn ngày mai nữa thôi. Ông đại tướng đã khuyến cáo mọi người hãy ở nguyên tại chỗ chuẩn bi cho một tình huống có thể sẽ trở nên rất xấu trong một vài ngày tới.
Vừa chậm rãi lần chuỗi hạt, bà tôi vừa nói :
- Sau khi con đi khỏi, bà Đặng có gọi điện tới. Bà ấy hỏi con. Vậy con gọi cho bà ấy đi.
Mẹ tôi gật đầu :
- Vâng con sẽ gọi ngay.
Bà nhấc điện thoại lên, lắng nghe mấy giây rồi chán ngán đập mạnh nó xuống, đầy thất vọng và giận dữ : - Đồ mắc dịch, hết xài được rồi !
Quay sang bà ngoại, mẹ tôi hỏi :
- Vậy bà ấy có dặn gì không hả mẹ ?
- Có đấy, bà ấy nói gì đó về chuyện chờ máy bay trực thặng Cũng hỏi gì đó về giấy thông hành của mẹ nhưng mẹ bảo con cầm đi cả rồi. Xong thì bà ấy cúp máy. Dễ có đến bốn năm tiếng đồng hồ rồi.
Mẹ tôi liếc ra ngòai đường phố vắng hoe. Bà cắn môi, suy nghĩ. Tay bà đặt lên bụng, vuốt khẽ lớp lụa đang mặc trong lúc tất cả chúng tôi nhìn và chờ đợi. Sau một lúc khá lâu, mẹ tôi như nghĩ ra điều phải làm. Bà đẩy chúng tôi về phía ông bà rồi dặn dò :
- Ba mẹ trông xấp nhỏ cho con. Con phải tới nhà bà Đặng. Chỉ một lát thì con về thôi.
Bà ngoại tôi thảng thốt : - Đừng, con !
Ông ngoại chen vào :
- Con không đi được đâu. Nguy hiểm lắm. Với lại làm sao con có thể để lũ nhỏ ở đây với ba mẹ được.
Từ một góc, dấu mặt trong bóng tối của bức tường, chị Loan vẫn bằng cái giọng nhỏ nhẹ như mọi khi, nhưng rõ ràng :
- Thưa bà Khuôn, em vẫn là người làm của bà. Cần gì bà cứ sai em. Nếu bà cho phép, em sẽ đi tới nhà bà Đặng cho bà. Em sẽ đem giùm bà bất cứ tin tức gì bà muốn gửi tới các bạn bà.
Mẹ tôi ngẩng lên nhìn chị. Một thoáng ngạc nhiên lướt qua mặt, cứ như lần đầu tiên bà trông thấy chị đứng ở đó. Bà đi tới chỗ chị, giơ tay ra vuốt ve khuôn mặt chị, nhưng chỉ có những đầu móng tay là chạm tới làn da của chị. Dù vậy, chị Loan cũng vẫn rụt lại, vẻ khiếp sợ. Mẹ tôi hỏi :
- Có chắc không ?
Chị Loan gật đầu :
- Thưa bà chắc chứ !
- Vậy thì cứ đi ! đi may mắn và nhớ trở về ngay nhé.
Chị ra tới cửa thì dừng lại, từ từ quay về phiá mẹ tôi. Với vẻ cực kỳ khó khăn, lúng túng, chị vừa cắn móng tay vừa nói. Tuy thế, giọng chi vẫn rõ ràng rành mach. :
- Nếu nửa giờ sau không thấy em về thì tức là em đã gặp chuyện rắc rối. Lúc đó bà đừng chờ em nữa và tìm cách khác đi. Nhưng mà thưa bà Khuôn, có một điều em thực sự muốn thưa với bà nhưng chưa bao giờ có dịp. Vậy bà hãy cho phép em giải toả điều đó trước khi em đi. Em muốn xin lỗi bà về những gì đã xảy ra giữa em và ông Lâm.
Mẹ tôi cựa quậy một cách khó chịu trong khi chị Loan vẫn tiếp tục :
- Hồi còn ở Nha Trang, em không muốn để bà phát giác được theo cơ sự như thế, trong cái đêm mà bà đi vào phòng em. Nhưng em không cản được. Em không thể cưỡng lại được hắn. Hắn quá khoẻ, quá hung bạo và lại còn doạ tống em ra đường nếu em không chịu nghe theo. Suốt cả đời, ngay cả khi em không còn ở với bà, thì cũng không bao giờ em muốn làm đau lòng bà. Thưa bà em cầu xin bà tha thứ trước khi em đi.
Chị bắt đầu òa lên khóc nức nở. Mẹ tôi lắc đầu :
- Thôi đừng nghĩ ngợi gì nữa, mọi chuyện đã thành quên lãng hết rồi, hắn ta cũng đã bỏ đi. Chẳng còn gì đáng nói nữa. Hãy tự lo cho mình thôi. Cả nhà cầu nguyện cho cô. Mọi người đều cần cô quay trở lại.
- Vâng, thưa bà.
Chỉ đáp có thế rồi chi biến vào bóng đêm bên ngòai. Một tiếng đồng hồ sau, chị Loan giữ lời hứa, quay trở lại với một trong số những người làm của bà Đặng. Cả hai muốn đứt hơi sau khi chạy qua các phố. Vẻ sợ hãi vẫn còn hiện rõ trên gương mặt họ. Ngay khi họ vừa bước vào, mẹ tôi đã hỏi :
- Công chuyện ra sao rồi ? Họ đã đi chưa ? Có gặp ông bà Đặng không ? Có biết họ đang ở đâu không ?
Chị Loan hổn hển :
- Em đã gặp bà Đặng. bà ấy vẫn còn đang chờ ở nhà. Có cái thư này gởi cho bà.
Chị lục túi áo lấy ra một lá thư, trao cho mẹ tôi. Bà chộp ấy nó và đọc to lên.
"Khuôn thân mến,
Tôi chẳng biết nên vui hay buồn khi nhận được tin mới nhất về gia đình của bạn. Khi nói chuyện với cụ bà qua điện thoại vào buổi trưa hôm nay, tôi có cảm tưởng là giờ này bạn đã tới Thái Lan. Rồi thì Loan đến cho tin của bạn. Vậy là bạn đã lỡ chuyến bay cuối cùng rời Sài Gòn. Tối nay qua đài phát thanh, tôi đã nghe hết bản tường trình về những biến cố đã xảy ra. Trong lòng tôi có sự giằng co về những cảm giác vui buồn lẫn lôn.. Một mặt, mừng vì tôi sẽ không bị cô đơn, ít ra còn có bạn chia xẻ những sự khó khăn với tôi. Nhưng mặt khác, tôi rất buồn cho hoàn cảnh không may của bạn. Chỉ thoáng trong một thời gian ngắn ngủi, ban đã gặp biết bao nỗi niềm đau khổ. Rồi còn hiện tại nữa, chúng mình đã xong đâu. Để tôi kể cho bạn nghe những chuyện đã xảy ra với tôi kể từ lúc hai đứa mình gặp nhau hai hôm trước.
Như bạn biết đấy, trước đây nhà tôi cố gắng tìm cách xin thông hành cho tôi và hai cháu trai để ra đi. Tiếc thay, xin lạy cả nón cái hệ thống thư từ chết tiiệt này, riêng đơn xin của tôi đã bị thất lạc qua bưu điện. Dù với tâm trạng rất tệ hại của tôi lúc này, tôi cũng chẳng trách cứ nhà tôi, vì anh ấy đã cố gắng hết mình, chạy chọt đủ các đường để lôi mình ra khỏi cái xứ khốn khổ này. Hôm qua, khi các con tôi nhận được thông hành, thì đó là cơ hội ngàn năm một thủa đã đến. Chúng nó được phép rời Sài Gòn bằng chuyến trực thăng cuối cùng của tòa đại sứ Hoa kỳ cùng với nhân viên ngoại giao mà một ông trong đó là bạn tâm giao của nhà tôi từ nhiều năm qua. Ông bạn này đã góp ý là không nên ghép tôi vào chuyến bay vì tôi là người đôc nhất trên cả chuyến bay mà không có giấy tờ hợp lệ. Khi tới Bangkok, có thể vì tôi mà sinh rắc rối cho tất cả mọi người với nhân viên sở di trú ở đó. Chuyến bay có nhiều vị đại sứ quan trọng nên họ đề phòng cực kỳ cẩn thận hầu giữ an toàn cho chính họ. Vì thế tôi hãy còn ở đấy, đứng trên nóc tòa đại sư quán Hoa Kỳ để chứng kiến chồng con bay khuất lên trời và tự hỏi phải biết đến bao giờ tôi mới gặp lại tất cả.
Bạn đã từng làm mẹ, hẳn bạn cảm thông nỗi lòng đau xót của tôi như thế nào kể từ ngày hôm qua, sau chuyện đó. Trong một mẩu giấy báo tin vui hơn, nhà tôi cho biết đã tới Bangkok bình an vô sự, hiên cùng hai cháu tạm trú đâu đó để chờ chuyến bay đi California. Anh ấy rất chịu khó liên lạc với tôi qua điện thoại, cho mãi vừa mới đây, toàn bộ hệ thống bị tê liệt. Anh ấy hứa sẽ dùng trực thăng để quay lai đón tôi, không lâu đâu, chỉ vài ngày nữa thôi. Tôi hiểu chồng tôi. Anh ấy rất tốt và có khả năng làm chuyện đó. Khi anh ấy nói là sẽ quay lại đón thì tôi tin. Cho nên tôi vẫn chờ ở đây mà chưa tuyệt vọng.
Tôi viết cho bạn thư này để đề nghị với bạn một điều mà có lẽ bạn không thể từ chối vì hơn ai hết, tôi biết rằng lúc này bạn chẳng có nhiều cơ hội nào khác để chọn lựa. Đúng ra, đây là ý kiến của nhà tôi, và đây cũng chỉ là một đề nghị trao đổi rất đơn giản. Tôi cần giấy thông hành còn bạn thì cần ra đi. Vậy thì hãy nương nhau mà giải quyết vấn đề. Bạn trao cho tôi giấy thông hành của cụ bà và vé máy bay đi Mỹ. Trưa nay, qua điện thoại, bác cho biết là sẽ không đi đâu hết, vậy tôi nghĩ trong thời gian sắp tơí, bác đâu cần những thứ đó. Cho nên khi nhà tôi trở lại với trực thăng, điều mà anh ấy sẽ làm, sẽ đưa cả gia đình bạn tới Bangkok. Ở đó tôi vẫn đóng vai thân nhân của bạn cho đến khi cùng tới California. Sau đó là tùy bạn, bạn tách ra theo ý mình hay là ở lại cùng chúng tôi bao lâu là tuỳ ý. Dù là trong trường hợp nào, chúng tôi hứa sẽ là người bạn đồng hành tốt nhất của bạn và các cháu. Xin bạn hãy quyết định thật mau chóng vì thời gian đã hết rồi. Người cầm theo thư này là một trong những người giúp viêc. mạnh khoẻ nhất của tôi. Hắn ta sẽ hướng dẫn bạn đi tới chỗ ở của tôi. Khi bạn tới đây, chúng tôi sẽ cùng đi với bạn đến cái tháp của tòa đại sứ Mỹ. Tôi đã có cách để chúng mình vào được bên trong. Xin hãy giúp tôi để tôi tìm được con cái.
Bạn bây giờ là niềm hy vọng của tôi. Cầu xin trời phật độ trì cho chúng ta.
Thân ái
Bà Nguyễn Đặng
Đọc xong thư, mẹ tôi nhướng mắt nhìn ông bà ngoại dò hỏi, nhưng chẳng ai lên tiếng. Sau cùng mẹ tôi phá vỡ sự ngột ngạt ấy :
- Sao ba, ba nghĩ con phải làm gì bây giờ ?
- Như bà ấy đã nói trong thư, con chẳng còn nhiều đường để mà lựa chon đâu. Trừ phi con muốn để lũ nhỏ sống ở đây, nhưng con đâu có muốn thế. Ở điạ vị ba, ba sẽ ráng lấy can đảm mà đi đến đó ngay lập tức.
Những túi ở dưới mắt ông như trũng sâu hơn và tối đi sau mỗi lời ông nói ra. Bà ngoại cũng đồng ý với ông :
- Còn nước còn tát, thôi, cầm lấy giấy thông hành của mẹ rồi đi ngay đi.
Tôi buột miệng hỏi :
- Thế còn chị Loan ?
Tiếng nói của tôi dội nẩy lên trong phòng giống như một trái ping-pông làm tôi sửng sốt. Ông tôi trả lời thay cho chị, mắt ông đăm đăm nhìn chị, cái nhìn nhiều hàm ý hơn là lời lẽ :
- Chị Loan sẽ ở lại đây săn sóc ông bà. Phải vậy không Loan ?
Chị lúng búng : - Dạ !
Nom chị không ra thất vọng mà cũng chẳng buồn rầu. Chị nhìn cắm xuống sàn và cứ giữ như thế cho đến lúc chúng tôi đi khỏi. Trong tâm trạng mất tinh thần, chúng tôi chào từ biiệt qua loa và theo người cận vệ của bà Đặng bước ra ngoài bóng đêm.
Bên kia đường phố, đồng hồ nhà thờ Đức Bà gõ lên ba tiếng. Tới được nhà bà Đặng không khó lắm bởi lẽ bà ở cách nhà tôi có hai con phố. Chỉ không đầy năm phút và qua vài ngã rẽ là tới cửa nhà bà. Cái bà Đặng đón tiếp chúng tôi hôm nay chẳng phải là con người vui vẻ ồn ào mọi khi, mà là hiện thân của sự bơ phờ, trống rỗng. Mắt bà đỏ hoe và mọng lên. Những ngón tay bồn chồn cứ lần mò từ góc này qua góc kia của mẩu khăn nhỏ nhầu nát. Tóc bà xù lên như ổ quạ, dính bệt từng mảng sát vào da đầu. Một vệt ố nâu chạy qua ngực áo có hình dáng một bàn tay tinh quái đang sờ soạng mò mẫm mỗi khi bà nhúc nhích. Bà chụp lấy cánh tay của mẹ tôi, cảm ơn rối rít vì chúng tôi đã tới. Chúng tôi vào ngồi trên ghế salon trong phòng khách. Bà Đặng sôi nổi với niềm phấn khích mới :
- Tôi biết là bạn sẽ tới mà. Bạn đúng là niềm hy vọng cuối cùng của tôi. Cả đêm hôm qua tôi đã cầu nguyện. Nghe tin là bạn đã đi từ hôm qua, tôi muốn xỉu luôn. Tôi chẳng còn biết phải làm gì, trông vào đâu nữa. Thế rồi cái con bé người làm ấy tới, cảm ơn trời, tôi lại thấy le lói hy vọng.
Bà ta khịt mũi ầm ĩ và chùi một cách kỹ càng bằng một mảnh khăn bẩn. Khi ngẩng đầu nhìn mẹ tôi, bà lại môt lần nữa, mắt đẫm lệ, than vãn một cách đau khổ :
- Khuôn ạ... Gia đình tôi, lũ nhỏ của tôi đã đi hết cả rồi.
Mẹ tôi an ủi : - Mình biết... Mình rất lấy làm tiếc.
Bà Đặng cố trấn tĩnh :
- Tôi đã ở đó. Làm sao tôi quên được chuyện đó. Tôi đã cùng với lũ con tôi leo lên tới trên nóc. Thằng nhỏ, Tuấn, trong tay hãy còn đang cầm cái bánh chóp nón trong chứa đầy kem. Kem sôcôla ! Nó cố sức nhảy đại vào lòng tôi, nhưng ba nó và mấy người khác cố kéo nó lại và lôi nó đi. Nó biết đấy, bạn ạ. Tuy nó mới ba tuổi nhưng nó biết chuyện gì đang xảy ra. Nó túm lấy áo tôi và hét lên " Mẹ ơi... mẹ ơi ". nghe nó la khóc mà tôi đứt cả ruột. Tay nó nhoe nhoét sôcôla, làm vấy hết cả áo tôi.
Bà nhìn xuống việt bẩn hình bàn tay bé xiú bên trên ngực áo rồi nở một nụ cười thật tôi nghiêp. :
- Thế là họ mang các con tôi đi. Tôi ngã xuống đất, chỉ còn biết khóc... khóc... trong lúc chiếc trực thăng đã dứt tụi nó ra khỏi tôi. Lúc đó tôi chỉ muốn chết. Khuôn ơi... Tại sao lại như thế ? Biết đến bao giờ cơn ác mộng này mới chấm dứt?
Mẹ tôi vỗ về :
- Sắp qua khỏi rồi. Phải tự lo cho mình đi. Chỉ trong vài ngày nữa bạn sẽ gặp lại tất cả ấy mà.
- Ta phải đi thôi. Tôi không muốn gặp hụt Đặng khi anh ấy quay trở lại.
Rồi bà bật dậy, hấp tấp đi ngang qua phòng :
- Xong cả chưa ? muốn lấy gì thì cứ viêc. lấy, đi ngay thôi. Xin lỗi phải hối hả thế này, nhưng tôi không thể chờ đợi lâu hơn nữa.
Bà ta vỗ hai bàn tay vào nhau để ra lệnh cho đám người làm và cao giọng giận dữ trong lúc họ chạy rối tinh lên để sắp xếp đồ dùng cho bà.
- Nào đi nào !
Tòa đại sứ Hoa Kỳ nằm đối diên với công viên như đã dự đoán trước, chúng tôi vấp phải một đám đông giận dữ trước cửa tòa nhà. Họ la hét một cách vô vọng trước sự dửng dưng và súng ống đầy mình của toán lính gác người Viiệt ở đằng sau những cổng sắt. Chúng tôi túm chặt lấy nhau trong lúc làn sóng hỗn loạn đe doạ dẫm đè lên chân chúng tôi và xô chúng tôi ra mỗi người mỗi ngả. Bà Đặng la hét gọi tên cận vệ, người đã cùng đi với chúng tôi suốt mấy tiếng đồng hồ vừa qua, đưa cho anh ta một tấm thẻ cá nhân mầu vàng trên có dán hình của bà :
- Đi tìm David. Anh đã gặp David rồi dó, nhớ không ? Ông ấy người cao, tóc hung hung, đang đứng ở cái góc đằng kia kià. Cái ông duy nhất mặc thường phục đó. Anh không nhìn thấy mặt ông ta đâu ông ấy đang đội mũ bảo vệ. Nom thấy chưa ? Tốt !đưa cho ông ấy tấm thẻ này. Bảo ông ấy cho tôi vào. Nói tiếng Anh chứ không nói tiếng Viiệt. Nhớ chắc là phải đưa cho ông ấy tấm thẻ này. Tui tôi đợi ở đây. Mau lên không thì ông ta vào bên trong mất.
Người cận vệ cầm trong tấm thẻ trong tay bà Đặng và chẳng chút ngần ngừ lao ngay vào đám đông. Chúng tôi bước khỏi vỉa hè, túm tụm vào nhau nhìn anh ta sấn sổ mở đường đi tới cổng. Vì hơi lưụ đạn cay vẫn còn phảng phất nên mắt ai cũng đỏ hoe và sưng lên. Anh ta giơ tấm thẻ lên cao, vẫy vẫy để người tóc hung chú ý tới. Từ giữa hai cây chắn đường, David nhào ra cầm lấy tấm thẻ trong tay người cận vệ và gạt đám đông ra một bên để lấy chỗ cho bà Đặng vào. Ở bên kia đường chúng tôi nhảy cẫng lên, vẫy tay, gân cổ gọi tên ông. Lát sau ông nhận ra chỗ chúng tôi, nhưng trước khi ông mở được cánh cổng thì những người lính lại tung lưụ đạn cay vào đám đông. Mọi người nhào xuống, cố hớp thêm không khí trong sặc suạ, nôn ẹ. Những viên quân cảnh Mỹ vội mở cửa, dùng báng súng đẩy đám đông lùi lại. David và ba viên cảnh sát xô mạnh để tiến lại chỗ chúng tôi. Ông ta đỡ ngang lưng bà Đặng và kéo bà đi qua đường. Bà dãy duạ, chỉ tay về phía chúng tôi, la lên với ông ta bằng một thứ tiếng Anh ba rọi : - " Take them, too. My friends. Two boys and a mamasan. David is Number One. Good. Thank you. They come with me. To helicopter. Please " David chẳng mất lâu thì giờ để hiểu hết ý bà ta nói gì. Ông ra hiêụ cho mấy người lính. Một người quơ lấy em tôi, người khác nhấc bổng tôi lên.Người sau cùng ôm choàng lấy mẹ tôi trong cánh tay mạnh mẽ, đầy lông lá. Tôi hớp lấy bầu không khí một cách tuyiệt vọng như phổi tôi đã tràn ngập hơi cay như sắp muốn nổ tung ra. Tôi không thốt lên lời, cũng chẳng thở dược, chẳng nhìn thấy cái gì xung quanh khi tôi được vác qua đám đông như một bao gạo. Tôi hầu như không nhận biết cả những cánh tay giận dữ từ tứ phiá cào cấu và lôi kéo tôi. Tôi chỉ nhắm nghiền mắt lại và lặng lẽ mong chết đi để mình được giải thoát. Sau cùng tôi được quẳng xuống một chỗ phẳng phiu trên sàn. Ai đó đặt lên mặt tôi một cái khăn mặt ướt để tạm thời làm dịu chỗ đau nhức nhối. Những cơn khó chịu trong phổi tôi bắt đầu giãm đi, tôi hít một hơi thật sâu. Dưỡng khí ùa vào xua tan sự đau đớn. Tôi cố nhìn quạnh mặc dầu bầu không khí vẫn còn ngợp hơi cay, tôi vẫn phân biệt được cái phía bên trong của tòa đại sứ Mỹ. Em tôi nằm dưới đất, gần bên tôi khóc ngon lành nhưng tiếng nức nở nghe qua tấm khăn tắm của nó trở nên yếu ớt, như tiếng một con mèo hen. Tôi nghe tiếng mẹ tôi dỗ nó ngay rất gần đó. Một tia nắng xuyên qua cửa sổ phía trên cao chiếu xuống, nhẩy múa trên mình tôi, ấm áp mơn trớn mái tóc tôi như muốn thì thầm với tôi rằng, cuối cùng thì bình minh đã tới.
Thân Phận Dư Thừa Thân Phận Dư Thừa - Nhật Tiến Thân Phận Dư Thừa