If love is a game, it has to be the hardest game in the world. After all, how can anyone win a game where there are no rules?

CODY MEYERS

 
 
 
 
 
Tác giả: Yulian Semenov
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 39
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1745 / 24
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần 23 - Tìm Kiếm – IV
au khi nói chuyện với Côn-xtan-ti-nốp qua hệ thống liên lạc cao tần từ Sở Công an Ô-đét-xa, Gmư-ri-a vào quầy bán vé của hãng A-rê-rô-flốt và mua vé bay chuyến tối.
“Dù thịt một con cừu ghẻ cũng còn được một nắm lông, anh vừa nghĩ vừa rút chiếc quần bơi trong cặp ra. Bay đến tận Ô-đét-xa, mà không được tắm biển cho đã, thì thật ngốc! Hơn nữa, Sác-ghin, theo lập luận, thì đã ra khỏi danh sách. Chẳng còn bận bịu gì nữa, một cú nghỉ hè thật bất ngờ, anh hay gọi là “va-căng-xơ”! Anh rất thích cái từ gốc tiếng Pháp này, đến cả các chuyến nghỉ đi săn anh cũng gọi là “va-căng-xơ”. Vả lại, trong suốt những năm làm việc trong ngành pảhn gián – anh đã làm ở đó hai mươi nhăm năm cả thảy, trong tổng số bốn mươi bảy năm của đời mình, mà anh chưa có được một kỳ “va-căng-xơ” thật sự nào. Mùa hè không lôi cuốn anh lắm, và anh tránh xa việc xin vé đi nghỉ - chuyện vé này thật khó khăn, ngao ngán. Anh dành một tuần để mở màn đi săn vịt trời vào cuối tháng tám, hai tuần để săn lợn lòi vào tháng mười một, và nếu được phép săn bắn mùa xuân thì anh về A-khơ-tư-ri cuối tháng tư, lúc ấy vừa vặn vào mùa săn ngỗng phương Bắc.
Gmư-ri-a biết tính toán thời gian, việc săn bắn rèn luyện cho anh sự chính xác tuyệt đối về thời gian, nên nói chuyện với Mát-xcơ-va xong, anh vào quầy căng tin ngay - một miếng phó-mát mềm, một cốc sữa, một tách cà-phê thế là đủ, rồi ra bến ô-tô lấy vé đi ra bãi tắm, tiện thể hỏi xem tuyến xe nào đi ra sân bay “việc gì còn phải phiền đến anh em trong sở, lại cảm thấy bị lệ thuộc vào người khác, tự do muôn năm!”, rồi gửi cặp và đồ đạc vào phòng giữ đồ, bơi lội thoả thuê để về Mát-xcơ-va với nước da rám nắng!
Gmư-ri-a ghé vào quán ăn và chạm trán với Sác-ghin. Sác-ghin lơ đãng nhường bước Gmư-ri-a đi trước, tiếp đó là Van Dê-gơ của hãng “Tờ-rết Co-pô-rây-sần”, sau rốt, chính là Sác-ghin.
Trong quán vắng vẻ, khách ở khách sạn có việc đi tắm mát, những người đi nghỉ thì đang ở ngoài bãi phơi nắng, Sác-ghin ngồi với Van Dê-gơ bên cửa sổ, cạnh một cây cọ, cái cây dường như để trả thù việc người ta chở nó từ châu Phi đến, cứ mọc cao ngồng lên – còn nửa mét nữa thì sẽ chạm trần. “Sao Van Dê-gơ lại ở đây nhỉ? – Gmư-ri-a nghĩ – Sác-ghin bay đi có một mình cơ mà!”
Giữa lúc đó ở bàn bên họ đang nói chuyện rất nhỏ bằng tiếng Anh. Sác-ghin thì thào:
- Thật không đúng đắn chút nào, ông đã “dẫn tôi vào tận tu viện” mất rồi.
- “Dẫn vào tu viện” nghĩa là thế nào? – Dê-gơ không hiểu. (Sác-ghin nói với những thành ngữ quá chuẩn, theo đúng các quy tắc ngữ pháp, khiến cho thứ tiếng Anh hàn lâm viện của anh ta quả là khó hiểu!)
- Nghĩa là từ nay về sau, tôi sẽ không thể giúp ông như đã làm trước đây được nữa.
- Rất không hay, Lê-ô ạ. Không hay đối với cả ông và cả tôi.
- Thế thì ông hãy thực hiện những lời hứa của mình đi.
- Ông nghĩ rằng cái đó chỉ phụ thuộc vào một mình tôi hay sao?
- Nhưng ở đây ông đại diện cho quyền lợi của hãng phải thế không?
- Tôi cố gắng làm việc đó, Lê-ô ạ. Nhưng đâu phải mọi thứ đều tùy thuộc ở tôi? Tôi không phải có toàn quyền như cảm tưởng ban đầu dễ lầm. Việc bảo vệ uy tín là điều lừa gạt thôi. Tình hình càng nát trong giới chóp bu của công ty tôi, người ta càng gửi cho tôi mác ô-tô thật sang trọng, càng cho tôi chi nhiều tiền, để tôi có đủ phương tiện làm phách và thết đãi các bên ký kết của tôi, thế thôi!
- Ông thết đãi ai là việc của ông, nhưng tôi cần nhìn vào sự thông minh tối thiểu ở các ông chủ của ông. Nếu họ vung tuyên bố của họ ra, thì đối với tôi, như vậy coi như kết thúc, ông thấy không? Tôi hoàn toàn tỉnh táo khi tôi nói đây, ông Dê-gơ ạ!
Rồi Sác-ghin quay lại, lấy tiền, tiến đến chỗ cô thu tiền ở quầy hàng thanh toán. Nhưng Van Dê-gơ vẫn chưa đứng dậy.
- Ta đi thôi – Sác-ghin nói – cùng đi nhé, phải làm cái gì chứ.
Gmư-ri-a gọi tắc-xi đến cơ quan an ninh, lại gọi cho Côn-xtan-ti-nốp và khi đã truyền đạt gần như nguyên văn cuộc đối thoại lạ lùng kia, mà anh là người chứng kiến ngẫu nhiên, anh yêu cầu cho phép anh được hành động tiếp tục.
“Gửi Trung tâm.
Suốt đêm Sác-ghin và Van Dê-gơ không ra khỏi phòng của Sác-ghin, cùng soạn thảo một bản tóm tắt báo cáo nào đó. Ba lần, họ xin đăng ký điện thoại gọi đi Luân-đôn, Mác-xây và La Hay, nhưng không gọi được vì đường dây bận.
Gmư-ri-a”
“Gửi Gmư-ri-a.
Hãy về Mát-xcơ-va. Về Sác-ghin yên tâm, đâu vào đấy cả!
Trung tâm”
*
* *
(Bản tóm tắt báo cáo mà Sác-ghin soạn trong căn phòng khách sạn ở Ô-đét-xa đã ghi nhận rằng, sau khi Van Dê-gơ nghe được lời đồng ý sơ bộ là sẽ bán dầu thô cho công ty anh ta - sự đồng ý có tính thân hữu, và chưa chính thức – đã đánh tê-lếch ngay cho ban giám đốc hãng, và họ đã đăng ngay lên báo chí tin đó; chỉ có điều đã tự ý nêu ra một cái giá hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với Liên hiệp xuất nhập khẩu Liên Xô, mà người phải chịu trách nhiệm về việc định giá chính là Sác-ghin. Về phần Sác-ghin thì anh đã được đích thân Phó giám đốc Liên hiệp xuất nhập khẩu trao nhiệm vụ báo tin sơ bộ trên cho Van Dê-gơ, vì thế, trong câu chuyện ở quán ăn mà Gmư-ri-a đã chứng kiến, Sác-ghin đã bực dọc không vì cái gì khác, mà chính là do mánh lới vặt, không đứng đắn trong cam kết của anh bạn hàng phương Tây của mình).
Tass Được Quyền Tuyên Bố Tass Được Quyền Tuyên Bố - Yulian Semenov