Phần thưởng cho sự chịu đựng gian khổ chính là những kinh nghiệm bạn thu được.

Aeschylus

 
 
 
 
 
Tác giả: Yulian Semenov
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 39
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1745 / 24
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần 15 - Côn-xtan-ti-nốp
ề Sác-ghin, lúc ấy anh ta đã nói chuyện với Van Dê-gơ, đại diện của hãng “Tơ-rết Co-pô-rây-sân”, đó là bạn hàng của cơ quan Sác-ghin, - Prô-xcu-rin báo cáo.
- Có gì đáng ngại về anh bạn hàng này không?
- Một thương gia thuần tuý. Theo ý chúng tôi, anh ta không dính dáng gì đến các cơ quan tình báo.
- Thế còn các cô gái nào đi cùng với Sác-ghin và Pa-ra-mô-nốp?
- Hai cô thợ đốt lò bánh – Prô-xcu-rin trả lời - Một cô tốt nghiệp trung cấp dệt, cô kia về thực phẩm, cả hai từ Rô-xtốp chuyển lên Mát-xcơ-va, đang thiếu nhân lực, thế là bảo làm gì cũng ừ, miễn là người ta cho vào ở nhà tập thể, dù tạm thời ở căn hộ 1 phòng cho cả hai người. Một ngày trực lò, hai ngày đi chơi.
Côn-xtan-ti-nốp phì cười: “Đi chơi với ai?”
- Chúng tôi chỉ vừa mới xác định được họ thế thôi, thưa đồng chí Côn-xtan-tin I-va-nô-vích, chúng tôi đang nghiên cứu thêm.
- Thế đồng chí không thấy là sự việc cứ dày thêm mãi như tảng tuyết đóng cục à? Như thế là ngày càng khó ra, đúng không?
- Chẳng làm thế nào được, đây là thực tế. Mà thực tế nó lại chẳng chịu xuôi chiều, cứ đâm ngang ra mãi.
- Đồng chí có một trí nhớ rất tốt – Côn-xtan-ti-nốp nhận xét – nhưng, dù đây là thực tế chăng nữa thì cái cách để cho sự kiện ấy lấn ra, cứ phình to thêm mãi thế này làm tôi ngại lắm. Con người đâu phải là tảng tuyết mà ta cứ chồng đống mãi vào một chỗ - đây là một phạm trù đáng sợ, đồng chí có thấy thế không?
… Khi Prô-xcu-rin đã báo cáo và thông qua kế hoạch hành động xong, bước ra, Côn-xtan-ti-nốp quay số điện thoại gọi cho Ôn-ga Vin-te.
- Chào nhà quán quân, - Ông nói - Họ trò của chị đang chào chị đấy. Tôi đang lo ngày mai sẽ ra sân trễ giờ mất. Cái xe “Gi-gu-li” của tôi lại bị trục trặc, mà đem đến chỗ sửa xe thì mất cả ngày mới xong, rất tiếc là không quen một anh thợ sửa xe nào cừ khôi…
- Tôi có quen một chỗ. Và nếu bác nói là tôi giới thiệu, anh ta còn không lấy tiền của bác là đằng khác. Bác chịu khó mua cho anh ấy một vốt-ca “Pơ-sen-nhit-nai-a”; hoặc tốt hơn là rượu gin. Bác có bút chì ở đấy không?
- Tôi có đây.
- Bác ghi nhé: Pa-ra-mô-nốp, Mi-kha-in Mi-khai-lô-vích, số điện 351.40.04. Có điều là đừng nói qua điện thoại rằng cần gặp anh ta để sửa xe!
- Anh chàng tội nghiệp ấy sợ đấy! – Côn-xtan-ti-nốp mỉm cười.
- Nát rượu mà, đâm ra nhát, cái gì cũng sợ!
- À, mà chị đã nói chuyện được với các nhà nghiên cứu về châu Phi, bạn bè của chị chưa?
- Hiện giờ chưa kết quả lắm. Họ chưa muốn trò chuyện đâu, vì còn muốn để dành các ý của mình để viết một số bài báo. Mấy anh chàng keo thật! Bác có hay nghe các đài của địch không?
- Cũng đôi lúc.
- Hôm qua đài Anh đã truyền đi một bài bình luận rất đáng chú ý về Na-gô-ni-a đấy; bác thử suy tính kỹ xem,chúng đang chuẩn bị đổ bộ mất, rất giống ở Công-gô (1), vì lời lẽ cũng gần như thế.
- Bọn họ đổ bộ, vậy thì ta, trong trường hợp cần thiết, cũng sẽ sử dụng những đối sách của mình chứ, vì chúng ta có hiệp ước tương trợ kia mà, - Côn-xtan-ti-nốp nói, đúng vào câu hỏi mà CIA đưa ra cho tên gián điệp giấu mặt của chúng, trong bức điện mật mã gần đây nhất.
Đầu dây bên kia im lặng một lát.
- Có chuyện gì vậy, chị Ôn-ga?
- Không, tôi hút thuốc một tý thôi.
- Chị mà cũng hút thuốc cơ à?
- Ấy, cũng mới bắt đầu thôi.
- Từ khi nào vậy?
- Mới hôm nay… Thôi được, bác gọi cho Pa-ra-mô-nốp đi nhé, rồi ngày mai ta lại ra sân chơi, tôi thích được trò chuyện với bác.
- Tôi cũng thế, và dễ hiểu thôi - chị là nhà khoa học uyên bác, còn tôi là anh luật gia khô không khốc mà lại…
- Bác đừng quá lời khen làm vậy, suy nghĩ của bác mới thật là dứt khoát, rạch ròi chứ! Chứ còn tôi ấy à, giá tôi dám viết “Bọn họ thì đổ bộ, còn chúng ta… cũng sẽ sử dụng những đối sách của mình chứ”, thì người ta sẽ bẻ quặt tay tôi lại!
- Ai?
- Các thủ trưởng của tôi.
- Sao vậy?
- Họ sẽ bảo: “Không thể gay gắt như vậy, chị không phải là chính phủ, kẻ thù chúng ta chỉ chờ đợi chúng ta nói ra câu ấy…”
- Việc gì mà chúng phải đợi, khi ngay trong hiệp ước, mọi thứ đều đã được công bố trên báo?
- Họ sẽ bác lại tôi: Khi cuộc bạo loạn nổ ra rồi, chúng sẽ xé ngay cái hiệp ước ấy. Và thế là ta sẽ không thể làm gì được, vì đó sẽ là sự vi phạm pháp luật quốc tế.
- Không đúng – Côn-xtan-ti-nốp nói, mà đầu căng ra để nghĩ, có nên tiếp tục c6au chuyện nữa không, hay là chuẩn bị để đến ngày mai nói ở sân chơi thì hơn – Không đúng, ông nhắc lại, vì việc lật đổ chính phủ hợp pháp ở Na-gô-ni-a chỉ có thể thành, khi có các lực lượng từ bên ngoài tham gia, mà chính đó đã là sự vi phạm lớn nhất công pháp quốc tế… Thôi nhé, cám ơn chị đã giới thiệu cho tôi Pa-ra-mô-nốp. Giá như chị gọi dây nói trước một chút cho anh ấy thì tốt quá, được chứ?
*
* *
Pa-ra-mô-nốp bắt tay Côn-xtan-ti-nốp, rồi đi với ông vào trong ga-ra, xem chiếc xe, lật nắp mui xe lên, và di tay vào các mối dây.
- Chị Ôn-ga có bảo là xe của bác bị hỏng hóc khá phức tạp… Hoá ra đường dây điện của bác bị đứt, nên máy không nổ, thế thôi. Nếu có ra nước ngoài công tác, bác hãy mua lấy một bộ dây để tự kiểm tra, cái này chúa lắm, bọn tư bản chết tiệt chúng nó biết làm nhẹ gánh cho anh thợ sửa chữa rất nhiều.
- Cái ấy thì bọn chúng có thể làm được lắm – Côn-xtan-ti-nốp đồng ý – anh có kính không nhỉ? Tôi chẳng nhìn thấy hỏng ở đâu cả, tôi để quên kính ở chỗ làm việc mất rồi…
- Cái gì cơ?
- Hai màng mỏng thấu kính lắp liền vào mắt, làm tiêu cự của thị giác trở lại bình thường. Mất đứt nửa tháng lương ở nước ngoài đấy, nhưng được cái không vướng bận gì cả.
Anh ta cười to, vẻ hả hê, thoả mãn làm phả ra mùi vốt-ca, nhưng không nồng nặc, vì còn rất mới.
- Bây giờ ta vào căng-tin ở ngay chỗ anh, kiếm cái gì uống, hay ra quán cà phê? Côn-xtan-ti-nốp hỏi.
- Có vì dịp gì mà uống nhỉ, đồng chí thân mến, với lại ở cơ quan tôi có quy chế cấm uống rượu, giám đốc của chúng tôi bị huyết áp cao, bản thân ông ta không uống, và thế là cũng cấm mọi người. Không được uống, cứ y như trại lính, chứ đâu có được sống ra hồn người. Thỉnh thoảng có sự cố gì nghiêm trọng bác cứ lại đây, tôi sẽ giúp bác, chị Ôn-ga đã nhờ thì có phải nhảy vào lửa, tôi cũng không nề hà. Chị ấy có bảo tôi, là bác sắp đi Luy-xbua phải không?
- Đúng thế. Anh có nhắn gì sang đấy? Hay có gì cần mang hộ về không?
- Thế bác đi theo bộ phận nào?
- Pháp lý ấy mà.
- Nghĩa là sao?
- Tôi đi làm nhiệm vụ hợp thức hoá các chuyến hàng cung ứng của Sác-ghin.
- Bác có biết anh Lê-ô-pôn không?
- Cũng có nghe tên.
- Một con người thật thánh thiện đấy. Vì sao mà tôi lại phải hỏi bác đi thay mặt cho cơ quan nào, bác biết không?... Có lẽ bác sẽ giúp được tôi, tôi nghĩ thế: Tôi đã dành dụm được nửa tiền để mua chiếc “Gi-gu-li” rồi, còn phải chạy một nửa tiền nữa. Giá tôi còn được làm việc cho phái đoàn ta bên đó độ hai năm nữa nhỉ! Lê-ô-pôn có hứa với tôi, nhưng bác biết không, anh ấy không có chức quyền gì, chỉ là nhà kinh tế đơn thuần, còn bác thì nhìn mặt cũng có thể đoán là một nhân vật quan trọng.
- Sao vậy?
- Cái ấy chả giải thích được, chỉ có thể cảm nhận thấy thôi.
- Anh đi công tác về nước đã lâu chưa?
- Cũng mới thôi.
- Bên đó thú vị chứ?
- Cũng được! Ở đấy có gì tốt nhỉ? Có thể mua phụ tùng ra-đi-ô với giá rẻ, nậhp thẳng từ Hồng Kông mà. Hàng dệt cũng khá. Mỗi tội giày dép thì không ra gì. Người ta bảo ở Tây Ban Nha giày rẻ, chỉ 10 “bắc” (2) một đôi thôi, lại còn các loại mũ thượng hạng nữa, có đủ… Pa-ra-mô-nốp đậy nắp xe lại – Xong rồi, bác có thể yên trí đi được, nhưng dù sao bác cũng cứ nên mua bộ dây để kiểm tra tự động đi,sẽ không còn phải khổ vì nó nữa.
- Cám ơn anh đã chỉ vẽ tận tình. Trong căng-tin, chỗ anh ấy, có nước gì lạnh úông được không?
- Trong đó có nước khoáng.
- Nước khoáng nhãn hiệu gì?
- Có quỷ biết được chúng nhãn hiệu gì. Nước nào mà họ chẳng chở đến đấy. Bác nhớ cho gửi lời hỏi thăm chị Ôn-ga nhé, và đừng phóng nhanh quá, xe còn chạy được khá êm đấy…
- Tôi sẽ chuyển lời chào. Chắc anh dạy chị ấy lái xe?
- Không. Đu-bốp dạy chị ấy đấy.
- Thế chồng chị ấy?
- Không phải. Chồng chị ấy không thích, rất sợ chị ấy bị tai nạn. Ở bên ấy, người ta phóng kinh lắm, không như ở ta đâu.
Côn-xtan-ti-nốp rút trong cặp ra chai rượu gin, chìa cho Pa-ra-mô-nốp và nói:
- Cám ơn anh nhé, Mi-kha-in Đi- khai-lức.
- Ấy chết, bác cứ vẽ - Pa-ra-mô-nốp đáp, nhưng sau khi nhìn quanh một loáng, đã cầm lấy chai rượu.
- Hình như tôi có gặp Dô-tốp rồi, - Côn-xtan-ti-nốp nói sau khi đã ngồi vào xe – Anh ấy hơi khập khiễng phải không?
- Vâng.
- Một anh chồng tốt?
- Vét dĩa. Chị Ôn-ga đã hành động đúng, khi bỏ anh ta mà về.
- Sao vậy?
- Ớn lắm. Lúc nào cũng: Cái này không phải thế, cái kia phải thế cơ! Thời gian gần đây tôi không thèm sửa xe cho anh ta nữa. Soi mói, kiểm tra, cứ làm như mình là đồ bịp ấy, rồi lại hít hít ngửi ngửi y như dân nghiện cần sa… Phải biết là, chỉ cần một cốc rượu cũng sinh chuyện rồi, kẻ này thì đâm ra ngờ nghệch, lú lẫn, người khác thì lại thêm sinh khí, công việc hoá chạy hơn, uống rượu cũng dăm bảy đường chứ!
- Có lẽ anh ta cũng không bao giờ thật tỉnh táo thì phải.
- Không, chỗ này thì phải nói là bác không thể tìm ra dấu hiệu gì đâu, anh ta không nghiện, chỉ nhấm nháp một ly gọi là thôi. Thực ra thì anh ta có thể tợp cả lít cũng không sao, nhưng không hề tít mắt lại và cũng không lấy làm thích thú. Ở cùng nhau bên ấy, chẳng có gì giấu được nhau, người nào cũng biết rõ tất cả mọi chuyện về nhau…
- Thôi nhé, - Côn-xtan-ti-nốp cho nổ máy - Tất cả mọi chuyện thì ai có thể biết được về ai, đến ngay bản thân mình, con người ta cũng chưa biết hết đến tận cùng nữa là. Cám ơn anh bạn lần nữa nhé, ta còn gặp nhau mà.
“Điện gửi Xla-vin:
Hãy tìm cách đến được đồn cảnh sát giao thông mà Pa-ra-mô-nốp đã bị giữ. Hãy cố tìm ra nguyên nhân anh ta bị giữ.
Trung tâm”
(1) Nhắc đến sự kiện Công-gô năm 1960, khi chính phủ Lu-mum-ba yêu cầu quân đội Liên hiệp quốc vào ổn định trật tự. Quân đội LHQ do phương Tây thao túng, đã dung túng cho bọn phản động có cớ hoành hành. Do đó, thủ tướng Lu-mum-ba bị sát hại. (ND)
(2) “Bắc” – Buck (tiếng lóng): đồng đô-la Mỹ. (ND)
Tass Được Quyền Tuyên Bố Tass Được Quyền Tuyên Bố - Yulian Semenov