In reading, a lonely quiet concert is given to our minds; all our mental faculties will be present in this symphonic exaltation.

Stéphane Mallarmé

 
 
 
 
 
Tác giả: Hồ linh
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 13
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1219 / 3
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Tập 5
ộc không dám cãi, cúi đầu:
- Xin Thày và cậu cứ yên tâm, con xin rạ
Mai Lan an ủi:
- Cám ơn chú Mộc, chú ra ngoài đó, hễ thấy ai rao bán hương Thọ Xương, thì cứ dẫn vào đây cho tôi là được
Mộc cúi đầu chào hai người, rồi đi nhanh ra ngoàị
Ðại Sư theo sau đóng cửa, rời quay lại, nói:
- Cháu yên tâm, Mộc nó nhanh trí lắm, thoáng cái là nó hiểu ngaỵ
Còn lại hai cậu cháu, Ðại Sư mới hạ thấp giọng:
- Mấy lâu nay, có lần nào cháu về quê ngoại không?
Mai Lan giọng xa vắng:
- Thưa có một lần, nhưng con cũng không có thì giờ ghé thăm ai, với lại, tình cảnh của con lúc đó quá ngặt nghèo, về thăm họ hàng cũng sợ mang vạ cho thân quyến mà thôị
Ðại Sư bùi ngùi:
- Bên ngoại mình cũng không có bao nhiêu người, mẹ con mất sớm nên cũng không ai nhận được ơn mưa móc gì của Triều đình.
Mai Lan ngập ngừng một chút, đột nhiên hỏi:
- Cậu có thể cho con biết dịp nào Phụ Hoàng con gặp mẹ con không? Hồi xưa khi còn ở trong cung, nhiều lần con muốn hỏi cậu mà con thấy thế nào nên lại thôị
Ðại Sư hơi mỉm cười, lắc đầu:
- Thực đó cũng là lỗi ở cậu, người biết chuyện này không có bao nhiêu, vì thực ra, khi mẹ cháu về với Phụ Hoàng cháu người không ở Thăng Long mà ở Thiên Trường, mãi đến khi mẹ cháu mất, cháu mới được đưa về kinh sư. Thôi thì nhân tiện hôm nay, cậu cũng cho cháu biết, sợ sau này không còn dịp nào khác!
Ðại Sư trầm ngâm một lúc, rồi với giọng đều đều và rõ ràng, ngài nói:
- Như con đã biết, giữa hai triều đại của đức Dụ Tông và Phụ Hoàng con đã có một Triều đại của một tên họ Dương, mẹ con hát, bố phường chèọ Cái loạn Dương Nhật Lễ đã khiến cho triều Trần một phen điêu đứng.
Người chủ trương đưa tên ngoại tộc này lên ngôi bất chấp sự can gián của triều đình là bà Hoàng Thái Hậu thì bị chính đứa nghịch tặc này sát hại khiến cho cả Cung Ðịnh Vương cũng bị họa lâỵ Triều đình không chịu để Nhật Lễ hành động thô bạo, đã hợp binh bắt Nhật Lễ giết đị
Trong cảnh rối ren này, Phụ Hoàng con lúc đó là Cung Ðịnh Vương, sợ bị hại nên bỏ kinh sư lên miền Bắc. Trên đường lánh nạn, Ngài có dừng lại mấy hôm ở nhà Ngoại Tổ con ở huyện Siêu Loại tỉnh Bắc Ninh. Sau khi dẹp được Nhật Lễ, Triều đình mới đón Phụ Hoàng con về lên ngôi cửu ngũ. Nhưng Ngài chỉ làm Vua có ba năm thì nhường ngôi cho thúc phụ con là ngài Dực Tông, để về Thiên Trường làm Thái Thượng Hoàng.
Ðại Sư ngưng nói, mắt lim dim như nhớ lại những việc đã qua, rồi nói tiếp:
- Cháu biết con gái Bắc Ninh có tiếng là đẹp nhất nước và Siêu Loại là nơi có chuyện truyền kỳ về bà Ỷ Lan Hoàng Hậu của Lý Gia.
Mai Lan mỉm cười:
- Cậu cứ diễu tụi con.
Ðại Sư lắc đầu:
- Cậu nói thực. Mẹ cháu ngày xưa đẹp lắm. Chùa Siêu Loại là một trong những ngôi chùa xuất phát của phái Trúc Lâm. Ngài Ðiều Ngự tức Ðức Nhân Tông khi xuất gia đã từng khai giảng thuyết pháp ở đâỵ Ngài Pháp Loa là Tổ thứ hai của Trúc Lâm Phái được truyền pháp bảo ở chùa này và cũng từ đó, chùa Siêu Loại là một chùa quan trọng của sơn môn Yên Tử. Chính thế mà Phụ Hoàng cháu có nhiều dịp về đây thăm viếng các cao tăng của Trúc Lâm phái và thường ở lại hai ba ngày, dự các buổi thuyết pháp. Trong những ngày này, vì nhớ ơn xưa, đôi khi Ngài có ghé thăm Ngoại Tổ.
Ðại Sư nhìn lơ đãng lên trần nhà một chút, rồi tiếp:
- Rồi nhân một buổi trời mưa, Ngài không về được chùa ngay, nên ở lại dùng tiệc tại nhà ngoại tổ. Trong dịp này, Ngài gặp mẹ cháu lần đầụ Sau đó, không đầy hai tháng, Ngài cho triều đình tới xin cưới mẹ. Thời gian này Ngài đã là Thái Thượng Hoàng nên ở Thiên Trường Phủ và mẹ cháu được rước về đó, thay vì về kinh sư. Năm đó Ngài đã sáu mươi, còn mẹ cháu chưa được hai mươi tuổi!
Mai Lan thốt lên xót xa:
- Mẹ con còn trẻ quá
Ðại Sư khẽ gật đầu, giọng thực buồn:
- Ðúng thế. Ðược về làm Thái Phi, họ hàng vô cùng hãnh diện, nhưng riêng mẹ cháu thì thực chẳng vui gì. Hôm tiễn mẹ cháu về Thiên Trường, hai chị em đã khóc hết nước mắt.
Ðại Sư khẽ thở dài, tiếp:
- Chừng vài năm sau, ông bà ngoại lần lượt qua đờị Còn lại hai chị em côi cút, mỗi người một nơi, đường xá xa vợi, giặc giã luôn luôn nên chăng mấy khi được gặp nhaụ Trước khi xuất gia, cậu có đến thăm mẹ cháu để cho bà biết ý nguyện của cậụ Cậu ở lại phủ Thiên Trường mấy ngày, thấy đời sống của mẹ cháu thực buồn tẻ.
Rồi Ngài mỉm cười nhìn Mai Lan tiếp:
- Cậu nhớ lúc đó cháu mới được một tuổi.
Mai Lan mắt rưng rưng:
- Hồi mẹ con mất, con lên mười. Tuy còn nhỏ, con cũng thấy đời của mẹ con buồn nhiều hơn vuị Phụ Hoàng con đã quá lớn tuổi, lại bận việc triều chính nên ít khi ở phủ. ở đây, cảnh sắc lại thâm u, mấy bà Thái Phi sống tẻ lạnh trong mấy tòa nhà cổ lạnh lẽo, tối tăm. Con nhớ mãi những hàng nhãn cổ thụ, những hàng phi lao cao vút với những thông reo thê thiết vào những đêm gió lớn, những con đường đá rêu xanh, trống vắng. Tụi nhỏ chúng con như bị nhốt trong bốn bức tường rêu phong của cấm cung. Ðời sống như thiếu sinh khí, dù được nâng niu trên nhung dưới lụạ
Không ngửng đầu lên, Mai Lan lấy ngón tay búp măng vẽ những vòng vô hình trên mặt bàn, tiếp:
- Khi mẹ con qua rồi, Thiên Trường phủ đối với con không còn chút gì sinh thú nữa, ngoài những kỷ niệm đau buồn của mẹ con để lại, mà mỗi lần bắt gặp con không sao cầm được nước mắt. Càng nghĩ đến càng thêm đau đớn, nhớ thương.
Huyền Giác Ðại Sư ngắt lời:
- Chính cũng vì nghĩ đến hoàn cảnh cô đơn của cháu, mà cậu mới tâu với Phụ Hoàng của cháu để xin cho cháu về kinh sư và nhận lời mời vào kinh giảng sách cho các hoàng tử, công chúa trong cung.
Ngày đó, là thời gian hạnh phúc nhất của con kể từ sau ngày mẹ con mất đó cậu. Mất mẹ, con còn cậu, và được cậu chăm lo, dậy dỗ thực không ơn nào cao trọng hơn.
Nàng ngưng nói vì nghẹn lời. mãi sau mới tiếp:
- Thực con có cha mà cũng như không? Triều chính thì thối nát, hiền thần thì không thấy còn ai, quay đi quẩn lại chỉ còn mình ông ta. Khi cậu đi rời, trong triều loạn không tưởng được. chúng con cực khổ, và tính mệnh bị đe dọa ngày đêm.
Huyền Giác Ðại Sư hiểu ý Mai Lan ám chỉ aị Dù sao, trong hoàng tộc, Hồ Quý Ly cũng ngang vai với Ðức Nghệ Tông, Phụ Hoàng của nàng. Tuy nhiên, đến nước này mà nàng còn giữ được tấm lòng tôn kính bậc trưởng thượng là điều đáng khen.
Mai Lan bỗng nhìn thằng vào mắt Ðại Sư hỏi:
- Thưa cậu, thực con không hiểu nổi là tại sao giới sĩ phu của ta lại quá thụ động đến vậy. Ngài Chu Văn An, dưới triều Ðức Dụ Tông chỉ biết bất đắc chí từ quan, ngài Trần Nguyên Ðán không dám can gián Phụ Hoàng con những điều trái lẽ, mà còn kết thân với loạn thần. Ðức Ðế Hiền thì cam tâm chết oan mà không dám để thuộc tướng kháng cự, để đến nỗi nước mất, nhà tan như ngày naỵ?
Ðại Sư khẽ nói:
- Ðó là do cái tinh thần hủ lậu của giới Tống Nho. Họ đã không ý thức được đúng cái tinh thần trung quân của Nho Giáọ Suốt cuộc đời họ được dậy về giáo điều trung với Vua. nay thấy vua u mê, bản triều thì bị khuynh loát, mà lời can gián của mình không được lý tới thì lòng trung quân mất điểm tựa nên họ chán nản, rũ hết trách nhiệm về qui ẩn, hoặc che mắt bưng tai sống qua ngày.
Ðại Sư ngao ngán tiếp:
- Cho đến nay, giặc giày xéo đất nước, giới sĩ phu cũng không có một hành động cụ thể, tích cực phản kháng. Trần Gia hay Hồ Gia đều không còn đáng để họ xả thân nữa!
Mai Lan dằn từng tiếng:
- Tại sao họ không nghĩ đến tiền đồ của Dân Tộc, của Giang Sơn đất nước, một triều Trần hay Hồ có thể qua đi, nhưng dân tộc Ðại Việt phải trường tồn.
Nhưng rồi nàng bỗng ngưng bặt, lúc sau giọng trở nên thống thiết:
- Ôi thôi! Muôn sự cũng do Phụ Hoàng con nhu nhược!
Thốt được câu thống hận đó, nàng như trút được những u uất bao năm đè nén trong tâm can mà không dám nói lên thành trùng? Nàng chờ đợi sự trách cứ của Huyền Giác Ðại Sư trước một lời ngỗ nghịch với đấng sinh thành, nhưng không, Ðại Sư vẫn im lặng. Một chập sau, ngài điềm đạm nói:
- Nhận định của con rất phải, nhưng bây giờ không còn là lúc để mình ta thán. Cháu phải lo việc khôi phục đất nước để chuộc lỗi cho Phụ Hoàng đối với Dân Tộc.
Bỗng có tiếng gõ cửa làm hai người đều giật mình nhìn ra phía ngoài Huyền Giác Ðại Sư dạm chân định ra mở cửa, nhưng không biết sao, ngài ngưng lại, luồn tay vào áo trong, rút ra một chiếc túi vải nhỏ màu nâu sòng, trao nhanh cho Mai Lan, vội vã như nếu không trao lúc này thì không còn một dịp nào khác:
- Cháu giữ lấy, có thể mở ra xem bất cứ lúc nào, nhưng càng để lâu, càng hay.
Mai Lan cũng vội vã không kém, nàng nhận lãnh, rồi cất nhanh vào trong người, trong khi Ðại Sư ra mở cửạ
Chú Mộc đang đứng chớ bên ngoài, thấy Ngài, chú lễ phép trình:
- Bạch thày, quả con đã tìm được người bán hương Thọ Xương cho Trần Công Tử.
Ðại sư rất vui lòng, vui vẻ nói:
- Tốt lắm, con ra đưa người ta vào đâỵ
Cửa để ngỏ cho mãi tới khi chú Mộc đưa người con gái bán hương vào gặp Mai Lan. Cô gái trắng trẻo, xinh xắn, nhưng bẽn lẽn khi gặp một chàng trai lạ nhìn thấu vào mắt mình. Qua cử chỉ đó, Mai Lan thấy được sự thành thực của nàng, và biết chắc nàng là người Lê Quân
phái tớị
Mai Lan khẽ nói:
- Xin cô làm ơn cho tôi xem mấy phong hương.
Cô gái cẩn thận nhìn mọi người chung quanh, rồi mới lấy trong chiếc giỏ mây ra mấy phong hương hiệu Quản Phát trước con mắt lạ lùng của chú Mộc. Nhưng trái lại, Mai Lan vẫn thản nhiên đỡ lấy, như không hề thắc mắc sao đó không phải là hương Thọ Xương. Nàng lấy ra mấy đồng tiền lẻ trao tận tay cô gái, mỉm cười nhìn nàng ta.
Cô gái vừa đỡ lấy tiền, vừa lúng túng, ngượng ngùng hỏi:
- Thưa công tử định đi lễ chùa nào mà cần thứ hương này?
Câu hỏi thực bất ngờ. Một cô gái còn đang đầy vẽ ngượng ngập trong việc mua bán, như là lần đầu tiên nàng làm việc này, thế mà dám hỏi khách khác phái một câu đường đột như vậỵ Nhưng Mai Lan lại rất tự nhiên trả lời nàng, nữa như thực, nữa như bông đùa, một câu làm
người nghe ngỡ ngàng:
- Tôi định lễ chùa Chân Giáo cô ạ. À, vào đầu giờ tuất Quảng Phúc Môn còn mở cửa không cô?
Chùa Chân Giáo là một ngôi chùa cổ nổi tiếng do đức Lý Thái Tổ xây cất cách đây mấy trăm năm trong nội thành Thăng Long, tức Ðông Quan ngày nay và được triều Trần trùng tu nhiều lần. Chính Huyền Giác Ðại Sư khi còn ngời giảng sách trong cung cũng trụ trì tại đâỵ
Nghe Mai Lan nhắc đến ngôi chùa xưa khiến ngài không khỏi ngậm ngùi, và cũng hiễu được phần nào thâm ý của nàng. Riêng câu trả lời của Mai Lan khiến cả chú tiểu lẫn cô gái bán hương ngạc nhiên, vì cửa Quảng Phúc Môn là cửa Tây thành Ðông Quan mà ai cũng biết là tất cả các cửa thành đã bị đóng kín từ nhiều năm quạ Hơn nữa, chùa Chân Giáo cũng đã không còn sư trụ trì từ lâu thì làm sao mà vào đó lễ Phật. Tuy nhiên, như đã có định kiến, nàng vẫn trả lời xuôi:
- Thưa công tử, tôi không biết rõ, nhưng có thể còn mở, xin ngài thử tới coi. Nhưng chắc ngài không thể dùng xe được đâu, vì đường đi rất khó khăn.
Mai Lan phục câu trả lời thông minh của nàng. Tất cả những gì Mai Lan muốn nói, muốn nghe, nàng cũng đã được nói, được nghe hết, nên ân cần bảo cô gái:
- Thôi được, để tôi sẽ tớị Cám ơn cô đã tới đây. Xin bảo trọng.
Cô gái khẽ cúi đầu chào để cáo biệt.
Huyền Giác đưa mắt sang chú Mộc.
- Con đưa đường cho cô ra ngoài.
Ðợi cho hai người ra khỏi phòng một lúc lâu, Ðại Sư khẻ nói:
- Con nhỏ khá thông minh. Nhưng chỉ sợ những lời như thế có đủ để bên kia hiểu ý cháu không?
Mai Lan mỉm cười, tự tin thưa:
- Thưa, tại cậu chưa biết Lê Quân đấy thôị Anh ta là một người thông minh, cẩn mật và chu đáo rất mực. Chỉ một câu dạy cô gái hỏi con là con biết là nên trả lời thế nào cho anh ta hiểụ Chúng con làm việc như tâm cảm vậy, ít khi nào giao kết trước. Tuy thế chúng con chưa từng hiểu lầm nhau.
Rồi nàng trở nên tư lự, khẽ nói:
- Cậu có để ý câu trả lời và nhắn nhủ của Lê Quân không? Không thể dùng xe vì đường đi rất khó khăn. Ðiều này chứng tỏ bọn con đang gặp nhiều hiểm nguy.Lời cậu dùng chữ Phật dạy con quả đã làm cho con sáng mắt. Phi nội thành Thăng Long ra, không còn nơi nào là an toàn cho chúng con nữa. ít nhất là trong lúc này, chúng con có tới mấy chục mạng người. Bọn giặc chắc chắn không thể ngờ tới được.
Mai Lan thường dùng tên cũ Thăng Long thay vì Ðông Quan vì sư Phụ của nàng hay dùng tên này, nên nó thành thói quen.
Huyền Giác Ðại Sư đứng lên:
- Có lẽ để cậu phải sửa soạn cho cháu ít thứ để mang theo vào thành cho anh chị em sống qua ngày.
Mai Lan cười:
- Ða tạ cậu, nhưng chắc không cần. Chuyện này Lê Quân không thiếu sót đâu. Anh ta là chủ một cao lâu mà cậu Tô Hà của bọn con đó.
Ðại Sư tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Vậy thì còn gì bằng. Con thực may mắn, có những cộng sự viên đầy khả năng.
Bỗng có tiếng gõ cửa nhẹ. Ðại Sư ngừng nói, vội ra mở cửạ Chú Mộc bưng một khay trà đang đứng chờ ngoài cửạ Ðại Sư reo lên:
- Phải lắm, con mang vào đây cho thày và cậu Tuấn dùng một chút. Bọn ta đang khát đây.
Ðại Sư vừa nói, vừa đi trước, chú tiểu lễ mễ bưng khay trà theo saụ Trên khay, một bình nước, một chiếc chén tổng và hai chiếc chén quân xép gọn gàng, sạch sẽ.
Chú đặt khay trà xuống, thận trọng chuyên nước ra chén tống, rồi để một lúc cho nước lắng, mới cẩn thận san ra hai chén quân. Công việc chú làm trông thực gọn gàng khiến Mai Lan có thể biết được chú từng là người hầu trà Ðại Sư. Trà mạn sen, khói bay nghi ngút, mùi hương
thoang thoảng diu mát, khiến Mai Lan bắt thèm. Không đợi Ðại Sư nhấc lần thứ hai, nàng rón rén bưng chén trà lên, như sợ thứ nước trà quí đó sánh ra khỏi chén. Chén trà vừa độ nóng, vừa thơm khiến dư vị như còn đọng mãi trên làn môi, trong đầu lưỡị làm Mai Lan không khỏi buột miệng:
- Cậu mua đâu được thứ trà sen tuyệt hảo?
Vừa đặt chén trà xuống khaỵ Ðại Sư vừa nói:
- Không đâu, cậu mua trà mạn về, rồi dùng sen nhà tự ướp lấy đó Có điều hơi mất công một chút. Này nhá, mỗi sáng, lúc mới bình minh, sen chưa nở bung, cậu dùng thuyền nhỏ, bơi ra hồ, cho một dúm trà vào những đóa sen sắp nở, rồi buộc túm đầu lạị Ướp như thế cho đến gần trưa mới ra cắt những hoa đó về ủ. Lúc đó, hương sen nhờ sương mai đã thấm vào trà, và trà cũng đã tạm khô. Như vậy, chỉ cần ủ thêm một thời gian nữa ở một nơi khô ráo, ấm áp là có thể cho vào hũ sành được rồi. Phải là hũ sành, vì nếu dùng lọ thủy tinh, ánh sáng chiếu vào cũng làm mất hương vị của trà.
Mai Lan thích thú ngồi nghe Huyền Giác Ðại Sư nói về thuật ướp trà một cách thiên nhiên nhưng rất tinh tuyền đến nỗi cả hai tưởng như đang sống trong cảnh thanh bình hạnh phúc. Nàng liên tưởng tới vẻ huy hoàng của một đầm sen đầu hạ và cảnh tàn tạ của nó vào cuối thu với cuộc thăng trầm của một triều đại, của giang sơn, dân tộc mà không khỏi ngậm ngùi.
Huyền Giác Ðại Sư bỗng hỏi chú Mộc:
- Sáng nay bên ngoài đại điện có gì lạ không con?
Chú Mộc lễ phép thưa:
- Bạch thày, mọi sự đã có thày Giác Hạnh lo liệụ Tuy nhiên hôm nay khách thập phương hầu như vắng hơn mọi ngày. Cho tới giờ chỉ có mấy cụ già đi lễ Phật thôi.
Ðại Sư và Mai Lan nhìn nhanh sang nhau như hội ý.
Ðại Sư khẽ nói:
- Cháu tạm ngồi đây chơi, cậu ra ngoài xem saọ
Rồi ngài quay sang chú sa di, giục:
- Ði Mộc, con cũng xuống nhà trai lo bữa ngọ đi thì vừa, cần gì thầy sẽ cho gọi saụ
Hai thầy trò Ðại Sư khuất sau cánh cửa khép kín.
Mai Lan lững thững ra đứng tựa thành cửa sổ nhìn ra phía vườn saụ Lúc đó, nắng đã lên cao, trời trong xanh. Một vài cụm mây nhỏ và mảnh như tơ lờ lững trôi về phía chân trời vô định. Sau bức tường thấp, cảnh đồng ruộng bỏ hoang chạy dài mãi tận hồ Lục Thủy. Làng xóm ở rải rác đó đây nhưng vắng vẻ tiêu điều vô cùng. Từ Phù Sa Châu, một cột khói đen bốc lên cao ngất trời. Mai Lan thầm hiểu là cuộc đàn áp của giặc Minh đã lan rộng đi mọi nơi, từ Ðế Ðô sầm uất cho tới những làng xóm xa xôi. Không biết trận chiến giữa Minh và Hồ đã đi đến đâu. Cha con Hồ Quý Ly đang ở phương nào. Anh em của nàng trôi dạt nơi đâu, có được an toàn không trong cơn dầu lửa này?
Càng nghĩ, Mai Lan càng nóng ruột. Nàng như muốn tức khắc bung ra khỏi nơi kiềm tỏa ngột ngạt này càng sớm càng tốt. Mình nàng thì quá dễ ai có thể cầm chân nàng được, ngoài ý thức trách nhiệm đối với mạng sống của anh chị em, những người đang đặt hết tin tưởng vào nàng lúc nàỵ Nàng thoáng phác một cuộc hành trình dài và an toàn cho mọi ngườị Các chùa chiền nhất thời không thể còn là nơi dung thân được nữa, kể cả Yên Tử Sơn. Tức Mạc, quê hương của Trần Gia, Siêu Loại, quê ngoại của nàng, Vạn Kiếp, Mỹ Lạc, Vân Ðồn, Phù Ủng là các thái ấp của các bậc vương tôn nhà Trần có thể là nơi dung thân được không? Mai Lan cũng chợt nghĩ đến lời ủy thác của Huyền Giác Ðại Sư về việc đưa tin tới các vì Hoà Thượng, Ðại Sư Ðại Việt về âm mưu khuynh loát Phật Giáo của giặc Minh. Khiến nàng nhầm nhớ những ngôi chùa danh tiếng trong nước như các chùa Phổ Minh, Vĩnh Khánh, Tháp Bút, Tây Phương, Phật Tích, Trăm Gian, Lang Ðọi, Siêu Loại, Thiên Ðức, Yên Tử là những nơi chắc chắn nàng phải tìm cách truyền tin gấp.
Trong hoàn cảnh ngặt nghèo, giặc bủa lưới khắp nơi, muốn đến được các nơi đó trong một thời gian gấp gáp không phải là một chuyện dễ dàng.
Ðang suy nghĩ miên man, bỗng Mai Lan thấy có nhiều tiếng chân đi lại gấp bên ngoài hành lang. Nàng vội trở lại bàn đọc sách, nơi lúc nãy nàng cùng ngồi uống trà với Huyền Giác Ðại Sư để chờ đợi, nghe ngóng. Nàng không muốn đường đột bước ra ngoài ngay vì dù sao sự hiện diện của bọn nàng ở đây cũng cần phải giữ kín được chừng nào hay chừng đó.
Khoảng một thời gian uống cạn chân trà, bỗng có tiếng gõ cửạ
Mai Lan nhẹ đến bên cửa, khẽ hỏi:
- Ai đó?
Có tiếng chú Mộc:
- Thưa con.
Mai Lan mở cửạ
Chú Mộc nét mặt lo lắng, thưa:
- Thưa cậu, thày con thỉnh cậu ra khách đường.
Mai Lan không để mất thì giờ, vội theo chú tiểu đi rạ
Qua một dãy hành lang ngắn, Mai Lan thấy được khoảng sân trước tiên điện vắng hoe. Ở một góc sân, Lê Lai đương thao thao nói chuyện với một cụ già đầu tóc bạc phơ.
Căn phòng khách của chùa Bạch Mã đây quá nhỏ so với Báo Thiên Tự. Một chiếc bàn gỗ gụ đen bóng khá dài, chiếm gần trọn căn phòng với sáu chiếc ghế tựạ Chung quanh, sát với tường là một dẫy những tủ chè, kệ sách, bàn thờ Phật khói nhang nghi ngút.
Huyền Giác Ðại Sư đang trầm ngâm ở đâu bàn trong. Cạnh đấy, một nhà sư trung niên, áo quằn xốc xếch, dơ bẩn đang đứng khoanh tay, như chờ đợi.
Thấy Mai Lan bước vào, cả hai đều dồn mất về phía nàng. Như là Ðại Sư đã nói về nàng trước đó với nhà sư.
Mai Lan không thấy ngài giới thiệu nàng, mà nói luôn:
- Trần Tuấn, đây là sư bác Giác Huệ mà cậu đã từng nói với cháu.
Mai Lan vô cùng ngỡ ngàng vì cuộc hội ngộ bất ngờ này. Trong khi đó, Sư Giác Huệ chấp tay, cúi đầu chào nàng:
- Mô Phật, bần tăng xin kính chào Trần công tử.
Trước người lạ, Mai Lan thận trọng hạ thấp giọng để tránh tiếng kim của phụ nữ, nàng nghiêng đầu đáp lễ:
- Không dám. Chào Ðại Sư.
Như để khỏi mất thì giờ vô ích về những cử chỉ khách sáo không cần thiết, Huyền Giác Ðại Sư nói ngay:
- Giác Huệ mới từ quê về, có nhiều chuyện muốn nói, cả hai ngồi xuống đây cho tiện.
Mai Lan xin phép lấy lệ rồi ngồi xuống ghé cạnh Huyền Giác Ðại Sư.
Sư Giác Huệ thì hai ba lần từ chối rồi mới ngồi xuống một bên, đối diện với Mai Lan.
Huyền Giác Ðại Sư ra đóng cửa, dặn khẽ chú Mộc đứng cạnh chừng bên ngoài, rồi cũng trở vào ngaỵ Sau một phút yên lặng, Huyền Giác Ðại Sư mở lời:
- Giác Huệ, con nói đị
Giác Huệ trông rất thiều não, khiến Mai Lan đoán chừng ông ta có một nỗi thương tâm trong lòng. Mà quả thế, Giác Huệ buồn bã nói:
- Thưa công tử, tôi người làng Trần Xá, tỉnh Hải Dương. Sau khi nghe quân ta thất trận ở thành Ða Bang, tôi xin phép sư phụ tôi về thăm nhà, để xem gia đình cha mẹ anh em thế nào trong cảnh loạn lạc này.
Ngừng một lát, Giác Huệ nói tiếp:
- Nhưng khi về đến nơi, thì các tướng Hồ Ðỗ, Hồ Xá đã rút khỏi bến Bình Than của làng tôi từ mấy ngày qua, quân giặc tràn vào đốt phá làng xóm không còn một căn. Vì tuy hạ được thành Ða Bang, nhưng tên giặc Trương Phụ đã phải hao binh tổn tướng rất nhiều, nên chúng căm hận, đâm ra cuồng bạo, gặp ai nấy giết, không phân biệt nam phụ lão ấu, để trả thù.
Mắt ông long lên, đầy vẻ căm phẫn:
- Nhưng tội lỗi phải đổ lên đầu tên Hồ Quý Ly. Chính vì cha con hắn tham sinh úy tử thấy quân giặc mạnh, chỉ biết chạy tháo thân lấy một mình, bỏ rơi quân sĩ, khiến quân ta dù có tinh thần chiến đấu cao đi chăng nữa, cũng rơi vào thế cô mà tan rã.
Mai Lan bỗng để ý đến tiếng "quân ta" mà sư Giác Huệ dùng để chỉ nhà Hồ, rồi lại hết lời mạt sát Hồ Quý Ly, làm nàng bỗng thấy sự nhận xét rất khoáng đạt, nhưng đúng đắn của ông ta, biết phân biệt rõ đâu là bạn, đâu là thù trong tình thế rối ren này, khác với người đương thời, còn lẩn quẩn trong cái câu nệ quân nhà Hồ, quân nhà Trần mà quên đi cái nguy cơ trước mắt là giặc từ bên ngoài. Vì thế, Mai Lan cảm thấy có cảm tình đặc biệt với vị sư này.
Giác Huệ ngưng nói, nét mặt trở nên thực đau khổ, Mai Lan chợt hiểu, nàng vội đỡ lời vì biết cái điều ông ta khó nói ra:
- Và quý quyến cũng bị đồng cảnh ngộ với đồng bào?
Sư Giác Huệ khẽ gật đầu:
- Chúng tàn sát cả làng tôi, ném xác xuống sông Kinh Thầy!
Thấy Giác Huệ còn nghẹn ngào, rườm nước mắt, "anh hùng nhỏ lệ ".
Tuy đã xuất gia, nhưng tình ruột thịt nào ai có thể vô tình?
Nhưng nàng cũng biết rằng, không phải Huyền Giác Ðại Sư cho tìm nàng tới đây chỉ để nghe
câu chuyện thương tâm của sư Giác Huệ. Nhưng muốn cho ông ta tiếp tục, nàng thấy cần phải giúp ông ta vơi nỗi sầu đau hiện tại, nàng nói:
- Ðại Sư ạ, hiện tại cả nước ta đang chìm đắm trong cơn binh đao khói lửa, dưới vó ngựa bạo tàn của quân xâm lăng.Cảnh thương tâm thực không thiếu. Chính tôi đây phút chốc cũng trở nên kẻ mồ côi, không cửa không nhà, sống lang thang, trốn chui trốn lủi tại chùa của
quí vị đây. Chúng mình cùng cảnh ngộ mà. Trong lúc này, mình cũng chúng nên quá thương cảm, để cho sự đau khổ làm nhụt nhuệ khí. Mình còn nhiều việc phải làm, phải không Ðại Sư. Hãy cầu xin cho các vị đã qua được sớm phiêu diêu miền cực lạc, phù trì cho chúng ta trả được món nợ máu này.
Ðó là một cách nói, tuy nó không hẳn đúng sự thực về bản thân nàng, nhưng tình trạng thì không khác bao nhiêụ Nghe chàng thanh niên bạch diện trước mặt nói lời khảng khái, Giác Huệ có vẻ hơi ngượng. õng ta cảm thấy như vừa tìm được người tri kỷ, nên vội lau mắt, ôn tồn nói:
- Xin cảm ơn công tử đã chỉ giáo cho kẻ ngu muội này qua khỏi bến mê.
Rồi giọng ông trở nên rất mạch lạc, tiếp:
- Thấy gia đình bị tàn hại, tôi thương quá, có đi dò la mấy nơi xem có còn thu thập được tin tức gì thêm về thầy mẹ tôi không. Nhưng suốt hai ngày không hề gặp được một ai, tôi mới đành tìm đường trở về chùa. Trên đường về, một hôm ngang qua vùng Sơn Tây, tình cờ thấy
một toán quân Minh đang áp giải một tù xạ Vì đang căm thù quân giặc, lại thấy tù nhân là một vi thanh niên đồng bào, nên không ngại võ nghệ chưa thông, tôi cũng quyết tâm tấn công tên tướng giặc để giải thoát cho tù nhân. Cũng may là giặc khinh địch nên tôi đã thành công, nhưng cả hai đều bị săn đuổi rất ngặt nghèo. Và cuối cùng.
Sư Giác Huệ ngập ngừng, mặt trở nên thống khổ, sau rồi ông cũng thốt nên lời:
- Nhưng sau cùng, người được tôi cứu bị trúng tên bỏ mạng. Chàng là một thanh niên chưa đầy hai mươi tuổi yếu ớt như một văn nhân.
Giọng ông trở nên ngậm ngùi:
- Rõ ràng muốn cứu người, lại trở thành hại ngườị
Hai chúng tôi chưa nói với nhau được câu chuyện nào đã đành đoạn vĩnh biệt.
Cả ba đều yên lặng.
Mai Lan linh cảm thấy câu chuyện như chưa ngưng lại nơi đây, còn thiếu một đoạn kết, mà đó mới chính là điều mà Huyền Giác Ðại Sư muốn nàng tới nghe câu chuyện. Ðúng như Mai Lan dự đoán.
Sư Giác Huệ bỗng mở lòng bàn tay phải ra trước mắt Mai Lan làm nàng giật mình, ông tiếp:
- Trước khi tắt thở, chàng thanh niên quên cả xưng tên, vội trao cho tôi vật này, miệng chỉ nói được câu "Công Chúa"!
Một mảnh giấy nhỏ, vẽ một bông mai nằm giữa lòng bàn tay xám đen của Giác Huệ, khiến Mai Lan rung động
Thôi rồi, lại thêm một người anh em ra đi. Lòng nàng vô cùng xót thương và cảm phục sự can trường của chàng chiến sĩ tuổi trẻ vô danh. Nhưng ngoài mặt, nàng cố lấy vẻ tự nhiên đỡ lấy hình bông mai, trân trọng như đang nắm giữ mảnh anh hồn của người vị nước vong thân. Giác Huệ khẽ nói:
- Tôi hiểu rằng chàng muốn tôi đưa tin tới một ai đó, hay một bang hội nào mà tôi tin chắc là một tổ chức kháng Minh, nhưng hai tiếng Công Chúa làm tôi không hiểu. Thầy tôi khuyên nên thưa cùng công tử là người học rộng, biết nhiều để nhờ người chỉ giáo chọ
Mai Lan trầm ngâm một lúc, rồi thư thả nói:
- Ðúng như Ðại Sư dự đoán, đây là một hội kháng Minh, phục quốc của các thanh niên Ðại Việt.
Sư Giác Huệ mắt sáng lên, ngắt lời nàng:
- Thế thì hay biết chừng nào. Tuy là kẻ tu hành, nhưng trước cơn quốc biến tôi cũng đã thưa với thầy tôi, nếu đúng đây là một lực lượng kháng Minh, cứu quốc, tôi xin tình nguyện làm tên cầm cờ, dắt ngựa cho các vị thanh niên anh hùng đó. Nếu công tử quen biết với họ, tin được tấm lòng của tôi, thì xin người tiến cử cho, tôi xin hết lòng đội ơn.
Trước sự xúc động của Huyền Giác Ðại Sư, Mai Lan nhìn Giác Huệ, nói:
- Ðại Sư yên tâm, tôi xin hết sức.
Sư Giác Huệ vội đứng lên, vái Mai Lan hai vái, khiến nàng phải vội đứng lên để tránh đại lễ đó.
Sư Giác Huệ cảm động nói:
- Thù nhà, nợ nước, ngu tăng xin đa tạ Trần Công Tử.
Mai Lan chưa kịp đáp lễ thì bỗng bên ngoài có tiếng gõ cửa rất gấp, tiếng chú Mộc giật giọng:
- Bạch thầy. bạch thầy.
Mọi người đều im bặt, Huyền Giác Ðại Sư đi nhanh ra phía cửa.
Chú Mộc khẽ nói:
- Bạch thầy, một nhà sư áo vàng và một đám quan quân đang tiến vào sân chùạ
Huyền Giác Ðại Sư đến bên cửa, nhìn ra hướng tiền điện:
- Quả chúng đã tới sớm hơn ước hẹn.
Giác Huệ lúng túng theo sau lưng Huyền Giác Ðại Sư Mai Lan trong phút chốc đã nghe thấy tiếng chân nhiều người bước mau lên thềm hành lang và không lâu đã tới bên cửa phòng khách.
Khi Huyền Giác hốt hoảng quay vào thì không thấy Mai Lan đâu nữạ Ngài hoang mang quay trở ra thì vừa kịp nhà sư áo vàng và một tên tiểu tướng đang tiến tới cửa phòng.
Huyền Giác lấy lại bình tĩnh, chắp tay vái khách:
- Mô Phật, ngu tăng không biết khách tới để ra tận cửa nghinh tiếp, xin xá lỗi.
Nhà sư áo vàng hơi nghiêng người đáp lễ rồi hỏi:
- Bần đạo xin được gặp phương trượng.
Sau khi được biết Huyền Giác Ðại Sư chính là người nhà sư muốn gặp, ông ta liền tiếp:
- Bần đạo được phái tới trao tặng quý tự một số kinh quý mang từ Trung Quốc sang như Khiết Thanh Ðại Sư đã hứa mấy hôm trước. Những bộ chân kinh này đã được dịch thuật từ nguyên bổn các pho ngọc kinh từ Thiên Trúc. Do đó, những bản kinh cũ mà chư tăng An Nam đang dùng sẽ được thu lại để cho Phật Giáo Bắc, Nam được thống nhất.
Huyền Giác Ðại Sư tuy đã biết trước việc sẽ phải xảy ra như thế, nhưng nhất thời cũng không tránh khỏi xúc động. Bọn này quả thực ngang ngược. Tuy không nói ra chúng đã cho là những bộ kinh của mình đều là giả kinh cả Hơn nữa, hắn lại gọi mình là An Nam thay vì Ðại Việt, hay ít nhất là Ðại Ngu, quốc hiệu của nhà Hồ.
Cổ Ðại Sư khô lại, giọng khàn cả đi:
- Bạch Ðại Sư, thế bao giờ các ngài thu sách cũ?
Nhà sư áo vàng nói nhanh:
- Ngay bây giờ. Tướng quân đây có cho lính đến giúp chúng ta việc đó. Ðã có xe đậu ở ngoài cổng chùạ
Câu trả lời làm Huyền Giác Ðại Sư và Giác Huệ choáng váng.
Huyền Giác Ðại Sư mời chiếu lệ:
- Vâng, chúng ngu tăng xin tuân lệnh. Nhưng cũng xin mời Ðại Sư và Tướng Quân vào xơi chén trà đã.
Nhà sư áo vàng và tên tướng quân đều từ chối không vào cả hai đều đứng trước hiên.
Nhà sư nói:
- Bọn bần đạo không có nhiều thì giờ, xin phương trượng cho phép chúng tôi mang kinh vào trong quý kinh viện.
Không làm sao hơn, Huyền Giác Ðại Sư đành phải chỉ lối cho tên tiểu tướng tới tàng kinh viện ngay ở cuối dấy hành lang.
Hàng chục tên Minh được gọi vàọ Chúng vừa làm vừa nô rỡn, nói chuyện oang oang, như không còn biết đây là nơi cửa Phật thanh tịnh. Những cuốn sách xưa cũ, gáy đóng cậy đen cẩn thận, từng pho bị những tên giặc lôi xuống từ những kệ sách gỗ mun đen bóng. Chúng quăng sách bừa bãi vào những cái sọt trẹ Có những tên đùa rỡn, dùng sách ném nhau khiến cho những cuốn sách này long cả bìa hoặc rách từng trang.
Huyền Giác Ðại Sư đau đớn nhìn những pho sách trân quí, thân yêu đang chuyền trong tay giặc, ngài khẽ thở dài vì biết chắc số phận của chúng sẽ ra sao.Thì ra, đây đúng là một âm mưu tiêu diệt, không những chỉ là mấy pho sách mà chính là tinh thần độc lập của Phật Giáo đồ Ðại Việt vậy..Ngài cũng tự an ủi là rất may ngài đã biết trước để chôn đi những pho sách quý giá nhất do các Cao Tăng của ta trước tác từ mấy năm trở lại đây
Trước cảnh phá phách kinh sách của đám lính, nhà sư áo vàng và tên tiểu tướng không hề ngăn cản một lời, chúng như lờ đi, đang cùng nhau quay ra phía sân chùa ngắm cảnh sắc chung quanh, thì thầm nói chuyện với nhau bằng tiếng Tàụ
Không mấy chốc, sách đã được dọn sạch, một toán lính khác, khiêng ba chiếc rương nhỏ, chắc là chứa sách, đặt ngay ở lối đi trước khách phòng, rồi lũ lượt kéo nhau ra cả ngoài đường, trong lúc cỗ xe chở sách cũ bắt đầu lăn bánh, một đội ba tên lính mang vào một chiếc rương nhỏ đặt dưới chân nhà sư áo vàng, rồi khoanh tay đứng hầu sau tên tiểu tướng.
Nhà sư áo vàng khẽ mỉm cười, quay sang Huyền Giác Ðại Sư nói:
- Bạch phương trượng, trước khi ra về, bần đạo muốn được gặp chư tăng trong chùa, một là để biết tăng số của quý tự để về báo cáo với cấp trên, sau là để chuyện tới quý chư tăng mấy bộ pháp y do Hoàng Thượng ban.
Vừa nói, ông ta vừa cúi xuống mở cái rương rạ
Trông thấy xấp cà sa màu vàng đậm nằm phẳng phiu trong rương, bất giác Huyền Giác Ðại Sư giật mình sợ hãị Thôi rồi, từ tiếng Hoàng Thượng mà tên sư này vừa ngang nhiên đùng với mình cho tới mấy tấm áo vàng thay cho các áo nâu sồng và xám mà các đại sư ta đã dùng từ bao trăm năm nay, bọn giặc Minh quyết tâm đồng hóa cả dân tộc ta đây chúng nham hiểm đi từ tăng sĩ, giới mà mấy trăm năm nay từng lãnh đạo tinh thần cho cả xứ này. Một khi đã đồng hóa được tăng sĩ thì việc đcó gông cùm nô lệ lên dân tộc không còn là một việc khó. Trước tình thế hiện tại, Huyền Giác Ðại Sư không còn cách nào hơn là tạm phải nghe theo lời của nhà sư áo vàng.
Ngài quay sang bảo chú Mộc đi thỉnh thầy Giác Hạnh và chú Ngộ vào và sẽ gọi thày Giác Huệ đang đứng khuất ở cửa phòng khách rạ
Sau khi cả năm thày trò Huyền Giác đã hiện diện, Ðại sư giới thiệu mọi người, nhà sư áo vàng mới lấy ra từng chiếc áo, trao tận tay cho từng người, miệng nói:
- Từ nay quý đạo hữu sẽ dùng màu cà sa này cho thống nhất Bắc Nam. Không lâu nữa, sẽ có một vị tăng già của Hoàng Thượng sẽ về đây để cùng tu trì với quý vị.
Vòng vây thực sự đã bủa ra chung quanh Phật Giáo Ðại Việt?
Khi Giác Huệ ra lãnh áo từ tay nhà sư Trung Hoa, bỗng một tên lính biến sắc. Hắn đến bên tiểu tướng nói thì thầm những gì không ai biết.
Thoáng thấy vậy, Huyền Giác Ðại Sư cũng cảm thấy tình thế bất ổn.
Quả nhiên, sau khi áo đã trao hết cho mọi người, tên tiểu tướng mới nói gì với nhà sư áo vàng bằng tiếng Tàụ Sắc mặt nhà sư bỗng thoáng vẻ kinh ngạc, ông ta vội quay sang Huyền Giác Ðại Sư, rồi chỉ vào Giác Huệ, nói nhanh:
- Bạch phương trượng, vị tướng quân đây vừa nhận ra Giác Huệ Ðại Sư hình dáng giống một tên tội đồ đang bị truy nã. Vì thế, ông ta muốn được đưa vị này về trại để sưu tra.
Huyền Giác Ðại Sư nói lớn:
- Lạ thực, vị này là đồ đệ của ngu tăng. Từ rất lâu, ông ta chưa hề bước chân ra khỏi chùa thì làm sao có chuyện làm nghịch với Minh triều.
Với lời lẽ đó, nhất là khi nhấn mạnh hai tiếng Minh Triều, cũng đủ cho đối phương hiểu cái ý bất phục của ngàị Nhà sư áo vàng cũng không bị lung lạc, ông ta vẫn nói:
- Phương trượng yên tâm, nếu quả vị Ðại Sư này không phải là tên tội đồ kia, thì Ðại Sư sẽ được đưa về quý tự ngay.
Tuy lời nói có vẻ còn lịch sự, nhưng hành động thì không.
Trong khi hai bên đang đối đáp, thì tên tiểu tướng đã ra lệnh cho hai tên lính bất ngờ sấn lại bắt Giác Huệ.
Dao đã kề ngay vào yểu huyệt, Giác Huệ đành thúc thủ, mắt rưng rưng nhìn Huyền Giác Ðại Sư.
Huyền Giác Ðại Sư không còn biết phản ứng thế nào cho phảị Ngài thấy rõ cái nguy cơ đã đến với người nhà mình. Mai Lan, Mai Lan đâu? Nhất thời, ngài chỉ thoáng nghĩ đến cô cháu gái không biết bây giờ đang ở chỗ nàọ
Ngài tin là, nếu Mai Lan động thủ, chắc chắn sẽ cứu được Giác Huệ, ấy là chưa kể tới cánh của Lê Lai và hai cô thể nữ đang ở ngoài tiền điện. Bên giặc chỉ có năm người. Bọn lính bên ngoài đã chở sách đi từ lâụ Nhưng tất cả đều yên tĩnh, Mai Lan đã không xuất hiện, mà bọn Lê Lai thì như không hay biết chuyện. Mằt Ðại Sư như dại ra vì tuyệt vọng.
Nhà sư Trung Hoa như thấy được sự đau đớn của ngài, ông ta an ủi:
- Phương trượng yên tâm, vụ này bần tăng sẽ xin để được điều tra ngay cho Ðại Sư đây sớm trở về chùạ
Hai tay bị trói giặt về đằng sau, Giác Huệ ủ rũ trông thực tội nghiệp.
Huyền Giác Ðại Sư vớt vát:
- Vậy thì cũng nhờ Ðại Sư giúp đỡ chọ Có thể xin đừng trói ông ta, được không, Ðại Sư?
Nhà sư áo vàng liếc sang Giác Huệ, rồi nói với tên tiểu tướng Tàu mấy câụ Tên này vừa lắc đầu, vừa nói líu lọ
Nhà sư này nghe xong, nói:
- Bần tăng rất tiếc, vì tướng quân đây nói tên tội đồ võ nghệ rất cao, nếu Ðại Sư đây chính là tên này, mà cởi trói ra thì thực là nguy, xin ngài hiễu chọ
Thôi, lành ít, dữ nhiều. Bọn thầy trò Huyền Giác thẫn thờ trông theo đám quân Tàu giải Giác Huệ đị
Ngang qua tiền điện, qua sân gạch rộng, khách thập phương thấy quan quân Tàu tới đã rủ nhau trốn về hết tự bao giờ, cảnh chùa bây giờ thực vắng vẻ. Lúc đó, chỉ còn lại có Cúc, Hồng và Lê Lai, cả ba đều cũng đứng lên nhìn theo, ngẫn ngơ không biết chuyện gì đã vừa xảy rạ Mãi đến khi đám giặc ra khỏi cổng chùa, Huyền Giác Ðại Sư mới ra hiệu cho chú Mộc ra đóng cổng chùạ
Ngài bảo nhanh Giác Hạnh:
- Con ra coi tiền điện. Ngộ xuống lo bữa trưa, tình thế thực khẩn trương, các con để thầy suy tính công việc.
Giác Hạnh lên tiếng với vẻ thực xúc động:
- Con thực xấu hổ. Nếu biết võ công, dù có hèn, con cũng phải sống mái với bọn nó một trận rời ra sao thì ra.
Huyền Giác Ðại Sư cảm động:
- Thôi con, đề rồi thày tính. Con cứ lo việc nhà cho thầỵ
Giác Hạnh đành cúi đầu đi ra ngoàị
Khi Giác Hạnh vừa đi khỏi, Huyền Giác Ðại Sư đã thấy Lê Lai và Cúc, Hồng đã có mặt trước khách phòng, ngài sẽ gọi:
- Mai Lan. Mai Lan..
Không có tiếng thưạ Cả bốn người đều vào cả trong phòng khách.
Ðại Sư lại gọi to hơn:
- Mai Lan, cháu ở đâu vậy?
Vẫn không thấy nàng đâụ Lúc đó, ngài mới vắn tắt kề cho ba người nghe chuyện. Ngài cũng nhấn mạnh là chắc chắn chuyện này Giác Huệ khó thoát được cực hình.
Lê Lai nói:
- Bạch đại sư, Ngài thấy Công Chúa lần cuối cùng ở đâu?
Ðại Sư nhìn khắp căn phòng không lấy gì làm rộng khẽ nói:
- Trong căn phòng này. Lúc đó tôi vừa ra đón tụi chúng ở ngoài cửa, khi trở vào thì không thấy nàng đâu nữạ
Cúc an ủi:
- Bạch Ðại Sư, xin ngài yên lòng, cô con không để ngài thất vọng đâụ
Hồng chạy lại khung cửa sổ cuối phòng, sẽ nói:
- Cô con đã ra ngoài bằng lối này.
Mọi người đèn bên cửa này, thấy then vẫn còn cài bên trong.
Ðại Sư nghi ngờ:
- Cửa còn cài mà.
Cúc đỡ lời:
- Bạch Ðại Sư đúng, nhưng cô con ra ngoài rồi khóa lại đó việc này đâu khó khăn gì. Tụi con cũng làm được, thưa Ðại Sư.
Cửa sổ được mở ra. Từ đây, mọi người có thể nhìn xéo ra phía khu vườn đàng sau chùa, cách cửa không xa là một hàng nhãn cổ thụ, rồi tiếp đến là bức tường thấp bao quanh chùạ
Huyền Giác Ðại Sư quay lại, khẽ hỏi:
- Bây giờ làm sao?
Lê Lai lên tiếng:
- Công Chúa đi đâu, hiện ta không biết. theo con nghĩ, nên chờ nàng trở về rồi sẽ định việc cứu vị Ðại Sư bị giặc bắt.
Cúc cũng nói:
- Bạch Ðại Sư, Lê công tử nói phải, xin ngài cứ bình tâm.
Trước lời an ủi của mọi người, Huyền Giác Ðại Sư miễn cưỡng trở vào, nói:
- Thì đành là như thế. Thôi, mình cũng ăn chút cơm rồi đợi Mai Lan về sẽ hay.
Ðại Sư đưa mọi người trở lại nhà trai ở dãy nhà ngang. Tại đây, hai chú sa di đã dọn sẵn cơm chay đợi mọi ngườị
Có lẽ trời đã sang giờ mùị Thế nhưng vì biến cố vừa qua, mọi người, nhất là Huyền Giác Ðại Sư đều cảm thấy hết đói bụng. Ai cũng ăn qua loa cho xong bữạ Chỉ còn trông vào một người. Mai Lan Công Chúạ Những tia nắng trưa hè xuyên qua kẽ lá cây ngọc lan trước cửa trai phòng, óng ả trên mấy chậu sứ xanh. Mươi con se sẻ kiếm ăn, nhảy nhót trẽn sân chùa, cảnh sắc thực thanh bình, trái với cõi lòng đang cuộn cuộn những sóng gió của mấy thày trò Huyền Giác Ðại Sư.
Lê Lai nhìn vẻ trầm trầm trên khuôn mặt già nua của Huyền Giác Ðại Sư.
Ngài ăn uống một cách máy móc, chốc chốc lại nhìn ra cổng chùa, chiếc cổng có mái cong
vút, rêu phong làm mất mầu ngói đỏ xa xưa, đôi cánh cửa cũ kỹ, tàn tạ khép kín như gắng gượng chống đỡ những tai ương đợi chờ bằng một sự tuyệt vọng não nề.
Ðại Sư chờ đợi lo lắng.
Hoàn cảnh sẽ khó khăn vô cùng nếu Giác Huệ bị nhận diện chính là người đã cướp tù xa mấy ngày trước đâỵ Số phận của ông ta đã vậy, mà ngay cả tăng chúng trong chùa Bạch Mã này cũng không khỏi liên lụỵ
Lê Lai ái ngại liếc nhìn từng khuôn mặt đăm chiêu, từ Huyền Giác Ðại Sư, Giác Hạnh cho tới hai sa di Mộc và Ngộ. Chàng thoáng thấy sự ra đi đột ngột của Mai Lan thực là vô tình. Có lẽ nàng sợ bị lộ hành tung nên phải lánh mặt chăng? Ðó cũng là cái lý do chính đáng của nàng. Tuy nhiên, nếu tính kỹ, thà rằng đàng nào cũng tới đường cùng, đánh một trận sống mái, tận diệt chúng trước khi ra khỏi nới đây, còn nếu thất bại thì cũng không tệ hơn bao nhiêu so với cảnh huống hiện tại, mà cho dù có hy sinh tính mạng thì cũng danh để muôn đờị Nhưng với một Mai Lan, Cúc, Hồng, Sư Giác Huệ và chàng thì đám giặc cũng chắc gì đã thắng nổị Nếu không, thì quả thực Mai Lan không phải là người mà chàng chờ đợi, có thể đưa mình tới chân trời của vinh quang và kiêu hãnh.
Bỗng có tiếng cười khúc khích của Hồng, khiến Lê Lai ngạc nhiên quay sang nhìn cô tạ Trong tình thế này mà còn cười được sao? Thực cái cô này vô tâm quá. Hồng thấy Lê nhìn mình thì như chợt nhận ra sự vô ý tứ của mình nên im bặt. Nhưng Lê đã nhìn thấy vẻ mặt quá bình thản của hai cô gái làm chàng vừa khó chịu vừa bực mình.
- Này Cúc, cô có đoán được Công Chúa đi đâu không?
Cúc khẽ lắc đầu:
- Thưa không.
- Thế sao các cô bình thản quá vậy, không sợ nàng bị nguy hiểm ư? Nhất là mình đang trong tình trạng trốn tránh quân giặc?
Hồng cướp lời:
- Dạ ai trốn tránh, cô con không bao giờ phải trốn tránh ai cả. Cô tạm lánh mặt vì sự an toàn của kẻ khác đấy thôi.
A, thì ra thầy trò đám này tự kiêu quá. Lê hơi bực mình:
- Tôi nghĩ giá nàng ở lại để cùng bọn mình ra tay cứu Giác Huệ Ðại Sư thì có lý hơn.
Cúc mỉm cười, lắc đầu:
- Cô con không làm vậy đâu.Chuyện đó quá dễ, cái kẹt là hậu quả của cuộc tàn sát sẽ đưa tụi giặc tới đây tức khắc. Dù chúng chỉ nghi ngờ thôi, ngôi chùa này cũng ra tro, và các Ðại Sư cũng khó toàn mạng.
Nhận định của cô gái làm Lê Lai giật mình kinh hãi. Nó thực tự nhiên, nhưng lại chuẩn xác biệt chừng nào? Một thể nữ đã thông minh và lanh lợi đến thế thì chủ nhân tất không phải là người thường?
- Cô nói rất phải. Rất phải. nhưng, nhưng không làm gì thì Giác Huệ bị bắt rồi cũng sẽ liên lụy tới mọi người ở đâỵ Có khác là ở thời gian lâu, mau mà thôị
Cúc gật đầu:
- Vâng, nếu mình để thầy Giác Huệ bi chúng bắt, tra tấn, khép tội thì hậu quả cũng sẽ không khác gì bao nhiêu. Ðó là lý do cô con mới vắng mặt!
Câu nói làm Huyền Giác Ðại Sư bật đứng dậy, giơ cả hai tay lên trời, than:
- Thế mới khổ chứ, vì giữa thanh thiên bạch nhật mà chỉ có một mình con bé.
Tiếng "con bé" làm mọi người cố nín cườị Nhưng đó là một tiếng vô cùng thân yêu, chứng tỏ ngài đang hết sức quan tâm, lo lắng cho nàng.
Bỗng đàn se sẻ vụt bay khỏi sân. Trong lúc thần kinh căng thẳng, tiếng vỗ cánh của đàn chim làm mọi người thảng thốt cùng đưa mắt nhìn ra ngoàị
Thì nàng đã đứng đó tự bao giờ, ánh sáng bên ngoài quá chói chang khiên người ngồi từ trong nhìn ra phải lóa mắt, nhưng trên khuôn mặt mờ tối, ai cũng nhận thấy đôi mắt lung linh và nụ cười gợi cảm chứa chan.
Huyền Giác Ðại Sư không kìm hãm được sự vui mừng:
- Trời, Mai Lan, cậu đang nóng lòng chờ con.
Hai cô thể nữ mỉm cười, rời chỗ ngồi đi về phía saụ
Lê Lai cũng đứng lên chờ đợi xem những gì có thể xảy ra. Trước tình thế khẩn trương như vậy, vị Công Chúa này sẽ giải quyết ra sao.
Giác Hạnh và hai chú sa di thì ngẩn ngơ nhìn nàng vì cái tên quá phụ nữ của Trần Công Tử.
Mai Lan nhìn mọi người, khoan thai đi vào.Tà áo văn sĩ trắng bong, thẳng băng, cái mũ nho sinh chỉnh tề che kín mái tóc mây, nàng vẫn còn hóa trang là một trang thanh niên công tử. Mai Lan đến bên Huyền Giác Ðại Sư, cười khẽ nói:
- Cậu yên tâm, xong cả rồi.
Mọi người hiện diện đều băn khoăn không hiểu lời nàng ám chỉ "Xong cả rồi" có nghĩa là vấn đề đã được giải quyết toàn bộ. Toàn bộ về phía nàng, chắc gì đã là toàn bộ về vấn đề nan giải mà mọi người đang lo lắng. Nhưng mọi người không phải chờ đợi lâu, lời giải đáp đã rõ khi họ thấy một người vừa xuất hiện trước cửa: Giác Huệ Ðại Sư.
Nhà sư đi vào, nét mặt còn đầy xúc động. Ông không nói không rằng, đến bên Mai Lan, phục xuống lạy nàng ba lạy đại lễ, làm nàng hốt hoảng tránh sang một bên:
- Ðừng, Ðại Sư, xin ngài đừng làm vậy, không tôi đâm xấu hổ.
Phải đợi Mai Lan nhắc tới hai ba lần, ông ta mới bình thân, đứng nép sang một bên.
Sự sung sướng rạng rỡ trẽn nét mặt Huyền Giác Ðại Sư, Ngài thấy việc đã đến lúc phải làm, nên khẽ vẫy tay cho mấy đệ tử đến gần, rồi trịnh trọng nói:
- Thầy cũng không muốn dấu các con nữa, đây là Mai Lan Công Chúa, cháu gái của thầỵ
Ông quay sang Giác Huệ, hãnh diện:
- Và nàng chính là người mà con đang khát khao muốn gặp.
Giác Huệ như đã linh cảm thấy điều đó từ trước, khẽ thưa:
- Bạch thầy, con thực có phúc.
Ðại Sư không giấu được vẻ nóng ruột:
- Và mọi sự đều xong cả rồi?
Giác Huệ chậm rãi với vẻ vô cùng kính phục:
- Bạch thấy, quả có vậy, khi bọn giặc giải con qua khu lau sậy ở Cồn Ðông thì Công Chúa xuất hiện cứu con gọn và hết sức nhẹ nhàng, vì dù võ nghệ chúng có cao cường hơn con rất nhiều, nhất là tên sư áo vàng, nhưng chúng cũng chưa phải là đối thủ của ngài. Ðức Ðại Từ Bi xin xá tội cho con, vì con đã cho cả năm tên xuống dưới rạch nước.
Lê Lai khẽ góp ý, giọng thán phục:
- Ðúng, và như vậy không ai biết chuyện gì đã xảy ra ở đầy dù sau này tụi giặc có tìm thấy xác của mấy tên đó.
Trong khi thày trò chuyện Giác Ðại Sư nói chuyện với nhau, thì Cúc, Hồng đã mời Mai Lan ra trước hè rửa mặt như một thông lệ mỗi khi cô chủ đi công chuyện trở về. Ba nàng đang thân mật thì thầm nói chuyện với nhaụ Hai cô thể nữ thỉnh thoảng lại cười khúc khích, luôn miệng vâng dạ. Sau đó, hai nàng đưa thau nước đị
Mai Lan trở vào phòng.
Khi thấy mọi người đang hân hoan chờ mình, nàng cười, lắc đầu nói:
- Thưa, xin lỗi cậu, mỗi khi bắt buộc phải làm những việc "thất đức" như thế này, con cứ thấy lợm giọng.
Lê Lai khảng khái:
- Sao Công Chúa lại nói vậy. giết đám giặc dã man, tàn bạo, cướp nước hại dân đâu có phải là việc "thất đức". Ai mà giết được cả bốn mươi vạn quân giặc xâm lăng này, cứ xin đổ tội lên đầu tôi, tôi xin chịu hết.
Mọi người đều cười ồ.
Huyền Giác Ðại Sư hơi lắc đầu:
- Mai Lan, ngộ biến phải tùng quyền. Trời Phật chắc cũng không bắt tội mình đâu.
Huyền Giác Ðại Sư hối hai chú sa di đi dọn cơm chay để Mai Lan dùng.
Câu chuyện đang tới chỗ cởi mở vui vẻ, thì Mai Lan thoáng thấy Cúc đi vàọ Nàng như hiểu ý, nói nhanh:
- Xin lỗi cậu và quí vị một chút.
Nàng đi nhanh ra ngoài, theo dãy hành lang về khu vãng lai phòng, nơi nhà chùa đã dành cho ba thầy trò trú ngụ đêm qua.
Ngoài trai phòng, cơm đã dọn sẵn với món đậu hũ chiên, rau đay cà ghém, và đặc biệt một nhát cá kho tương, khói bay nghi ngút.
Giác Huệ và Lê Lai đang còn bàn tán về câu chuyện vừa qua. Mọi người vẫn đứng quanh bàn trò chuyện, chờ đợị
Nàng ra, Công Chúa Mai Lan. Tà áo lụa bạch thướt tha, khuôn mặt rạng rỡ như hoạ
Mọi người yên lặng nhìn bước chân nàng đi qua.
Mai Lan cười, bỗng nói đầy vẽ bẽn lẽn:
- Xin lỗi, làm Trần Công Tử mãi thấy ngượng nghịu khó chịu quá.
Và thực khoan thai, thoải mái, nàng bước tới nên bàn ăn, mắt sáng lên:
- Canh rau đay, cà pháo. bộ cậu muốn con bị bội thực hay sao đây.
Có tiếng cười ha hả của Huyền Giác Ðại Sư. làm các đệ tử của ngài ngạc nhiên. vì điều đó chưa từng xảy rạ
Hoàng hôn.
Những bông hoa trắng rụng quanh mấy gốc đại cổ thụ bên sân chùa vừa thấy đấy, bây giờ đã lẫn vào màu đất. Khoảng trời vuông vức sau cánh cửa mở rộng đã đậm tím. Giữa cảnh chùa tịch mịch, chỉ còn những cánh dơi thấp thoáng, bay vun vút như không bao giờ muốn nghỉ.
Ba thầy trò Mai Lan sắp xếp hành trang một cách thản nhiên, Huyền Giác Ðại Sư bỗng cảm thấy bùi ngùị Mười năm dâu bể đã biến cô công chúa cành vàng lá ngọc trở thành khách giang hồ, luân lạc. Dĩ vãng chỉ còn như những kỷ niệm thương đau, hiện tại là chuỗi ngày nhọc nhằn nguy khốn mà tương lai thì mịt mùng tối tăm? Chim có tổ, người có nhà, nhưng Mai Lan Công Chúa không có lấy một mái ấm gia đình. Tài đó, sắc đó, giữa cảnh ly loạn cũng đành trơ với trời đất! Tiểu gia đình của nàng hiện nay là bộ ba thầy trò, mà đại gia đình của nàng là Dân Tộc, nhà của nàng là - đất nước này, nhưng hiện nay cũng đã mất vào tay quân giặc tham tàn!
Huyền Giác Ðại Sư đến bên nàng, ân cần khẽ hỏi:
- Con sẽ ở trong nội thành bao lâu?
Mai Lan quay sang ngài thưa:
- Thưa cậu không lâu - không thể quá một ngày - theo con nghĩ, Thành Tây Ðô một sớm một chiều cũng mất, triều đại nhà Hồ còn tính từng ngàỵ Khi đó, cảnh đốt sách, chôn học trò của Tần Thủy Hoàng sẽ diễn ra tại đất nước tạ Nếu không mau tay cứu thoát đám thanh niên sĩ phu ưu tú thì dân tộc ta sẽ không có ngày hưng vượng được Vì thế Lê Hoàng Quân sẽ tìm cách tập trung họ tại điểm hẹn, con sẽ đưa gấp họ thoát khỏi cái rọ Thăng Long này càng sớm càng tốt.
- Ðược chừng bao nhiêu người?
- Kể cả học sinh của Trường Quốc Tử Giám cũng lên tới cả trăm. Trong đó có nhiều người đã thành đạt vào những năm mới đâỵ Tuy nhiên, trong tình hình hiện tại, bị giặc kiểm soát chặt chẽ như thế này, không biết Quân đưa được bao nhiêu ngườị
Giọng Mai Lan trở nên hết sức ngậm ngùi:
- Con đi rồi, không biết cậu sẽ ra sao? Hay cậu đi với con đi?
Huyền Giác Ðại Sư nghe một đề nghị quá bất ngờ mà có lẽ chưa bao giờ nghĩ tới nên tỏ ra vô cùng bối rối:
- Ði với cháu? Ờ nhỉ, có thể nào mà đi được?
Câu trả lời lại như một tự nhủ, Ngài vừa lắc đầu vừa tiếp:
- Công Chúa ơi, không thể được? Còn Phật Tử, còn đệ tử, còn bổn phận, còn chùa? Bao người đang cần sự có mặt của cậu ở đây! Ra đi thì yên lấy thân mình mà lỡ hết dịp may để cứu giúp chúng sinh? Còn tiệc gì cái thân già vô thường này mà không hy sinh cho đồng bào, cho Phật Tử trong cơn quốc biến này.
Mai Lan cũng băn khoăn không ít:
- Ðó là tâm Phật - con không dám góp ý - Tuy nhiên, để bảo toàn tính mệnh, trong lúc này xin cậu hết sức nhũn nhặn với giặc, con sẽ trở về, không lâu đâu.
Ðĩa đèn dầu lạc ba ngọn chỉ đủ soi sáng bàn ăn. Hai người bỏ lửng câu chuyện riêng trở lại mâm cơm đã dọn sẵn. Bữa tiệc ly tan diễn ra thực thân mật và cũng thực não nề.
Lê Lai, Giác Huệ, Cúc, Hồng trở nên thân thiết với nhau hơn. Chuyến đi này Mai Lan chấp nhận cho Giác Huệ đi theo vì lời hứa lúc ban đầu, cũng như tình trạng của ông ta không còn có thể ở lại chùạ
Trong lúc hai chú tiểu thu dọn chén bát. Cúc, Hồng đứng hầu trà.
Hai sư Giác Hạnh, Giác Huệ đưa nhau ra hành lang thì thầm to nhỏ.
Riêng Lê Lai chàng tổ ra rất thoả mãn và thích thú vì chuyến đi này - chàng tưởng như đây là một chuyện phiêu lưu hơn là đang dấn thân vào công cuộc kháng chiến chống xâm lăng đầy cam go, nguy hiểm - tâm tình này có lẽ một phần do bản tính nghệ sĩ của chàng, nhưng phần lớn mà Lê Lai vừa bất chợt nhận ra là do cái tươi mát, tin yêu toát ra từ vị lãnh tụ của chàng, khiến cho tất cả gian nan khốn cùng đều trở nên vô nghĩạ Có nàng là có tất cả. Có nàng là mọi vấn đề đều được giải quyết êm xuôị Nàng không vĩ đại như ngọn núi Thái Sơn, không mênh mông như biển Nam Hải, nhưng là ngọn đuốc soi sáng giữa đêm thâu mịt mùng, là làn khí nóng sưởi ấm đêm đông, là đóa hoa tô điểm mùa xuân bất diệt.
Bất giác, Lê Lai buột miệng ngâm khẽ:
Quốc biến hề đêm tối mịt mùng
Trăng thu hề rực sáng sông Ngân
Thuyền ai hề cắm sào chờ sáng
.
Giữa lúc đó, hai sư Giác Hạnh, Giác Huệ từ ngoài sóng vai đi vào một cách nghiêm trang khác thường khiến cho Lê Lai ngưng ngâm thơ, quay sang nhìn theo hai người ở đầu bàn, Mai Lan cũng vừa mời Huyền Giác Ðại Sư một chén trà thì hai nhà sư cũng vừa đến bên.
Thoáng gặp ánh mắt của hai người, Mai Lan đã thấy vẻ khác lạ, khẽ hỏi:
- Có chuyện gì vậy, Ðại Sư?
Hai nhà sư không trả lời ngay câu hỏi, mà vội quỳ móp xuống làm đại lễ trước mặt nàng. Mai Lan vội xô ghế đứng dậy xá lại đáp lễ:
- Ấy chết, sao lại thế? Xin mời nhị vị bình thân.
Phải nhắc lại hai ba lần, hai nhà sư mới đứng dậy, nhưng vẫn chắp tay hết sức cung kính, Giác Huệ từ tốn thưa:
- Thưa Công Chúa, chúng ngu tăng đã bạch cùng Huyền Giác Ðại Sư phụ và đã được người ban phép hôm nay chúng ngu tăng mạo muội kính xin Công Chúa, nếu không chê bọn chúng tôi là vô hạnh, xin ngài thu nhận cả hai vào hàng đệ tử. Ðược như vậy, chúng tôi muôn vàn cảm tạ và xin thề sẽ trọn đời trung thành với ngàị
Cúc và Hồng chưa bao giờ thấy cô chủ của mình đỏ mặt như vậỵ Một lúc khá lâu, nàng mới quay sang Huyền Giác Ðại Sư, vừa như nói với ngài, vừa như phân bua với mọi người:
- Diễm phúc nào khiến con có thể có được một lúc hai người đệ tử là hai vị cao tăng như hai vị đây? Nhưng con sợ đức còn hèn, tài còn sơ và thì giờ quá có hẹp. Bao nhiêu việc còn đang chờ con giải quyết. Con thực khó nghĩ!
Huyền Giác Ðại Sư mỉm cười thong thả nói:
- Giác Huệ, Giác Hạnh là đệ tử của sư huynh của cậu - Huyền Không Ðại Sư, vị phương trượng đời trước. Khi viên tịch, ngài có nối hai người đệ tử cho cậụ Ðến nay, trước tình thế nghiêng ngửa của Giang Sơn, niềm thống khổ của đồng bào, cậu lại muốn nối hai người lại cho Công Chúạ Xin Công Chúa cũng vì nể cậu mà hoàn thành ước nguyện cho họ.
Giác Hạnh bỗng
Tạo Loạn Tạo Loạn - Hồ linh