A mere friend will agree with you but a real friend will argue."

Russian Proverb

 
 
 
 
 
Tác giả: La Quán Trung
Thể loại: Trung Hoa
Upload bìa: Thanh Minh Le
Số chương: 119
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 53408 / 2502
Cập nhật: 2022-07-30 20:45:07 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hồi 29 - Tôn Sách Bất Bình Giết Vu Kiết
ói về Tôn Sách binh ròng tướng mạnh trấn giữ một cõi Giang Ðông.
Tào Tháo nghe tin, buột miệng than rằng:
- Sư tử con ai ngờ nay lại lớn mạnh thế. Nghĩ rồi có ý đem em gái gả cho Tôn Sách.
Tôn Sách lúc đó dâng biễu về xin chức Ðại Tư Mã, nhưng trước đã bị Tào Tháo chối từ nên hãy còn giận, toan cử binh đánh Tào.
Thái Thú Ngô Quận là Hứa Công liền báo cáo cho Tào Tháo hay, nào ngờ sứ giả lại bị binh Tôn Sách bắt được.
Tôn Sách mời Hứa Công đến, ném thư vào mặt và mắng là đo phản phúc. Xong hô quân chém tức thì.
Thủ hạ Hứa Công có ba người từ đó thề báo thù cho chủ.
Một buổi kia, Tôn Sách đi săn hươu, bị một bọn ba tên mai phục bắn một mũi tên vào gò má.
Tôn Sách rút được tên ra rồi xông lại chém hết bọn kia, quân sĩ xem mặt biết là bọn thủ hạ của Hứa Công.
Tôn Sách về, có học trò của Hoa Ðà tới chữa bịnh.
Thầy thuốc nói mũi tên có tẩm thuốc độc, phải tĩnh dưỡng lâu ngày mới khỏi. Còn nếu cứ tức giận thì khó mà qua khỏi.
Tôn Sách bình sinh làm gì là muốn làm ngay, nay nghe vậy thì bực lắm.
Lúc đó lai có Trương Huyền ở Hứa đô về kể lại bên đó ai cũng khiếp oai Tôn Sách, duy có Quách Gia là không phục.
Tôn Sách hỏi không phục là thế nào?
Huyền thưa:
- Quách Gia bảo Chúa Công hay nóng nảy khinh việc nhỏ nên không chịu phòng ngừa, ít mưu kế, chỉ là kẻ thất phu hữu dũng vô mưu.
Tôn Sách nghe vậy hét to lên:
- Nó dám khinh miệt ta như vậy, ta phải đi lấy đầu nó mới xong.
Tướng sĩ vội can:
- Thầy thuốc dặn phải tỉnh dưỡng. Chúa Công làm vậy e có hại đó.
Kế đó lạị có Trần Chấn tới, dâng thư của Viên Thiệu muốn hiệp lực đánh Tào.
Tôn Sách liền họp tướng sĩ bàn chuyện xuất quân.
Trong lúc đang bàn bạc, bỗng thấy mọi người rỉ tai nói nhỏ với nhau rồi lần lượt xuống lầu.
Tôn Sách hỏi có việc gì vậy thì tả hữu thưa vì có Vu Kiết chân nhân đi qua nên mọi người xuống lạy mừng.
Tôn Sách liền tựa lan can nhìn xuống, thấy một đạo sĩ mặc áo choàng trắng, xách cây gậy đứng bên đường, còn mọi người thì thi nhau đốt hương quì lạy.
Tôn Sách bất bình nạt lớn:
- Loài yêu đạo mê hoặc nhân dân.
Rồi truyền quân giải Vu Kiết tới.
Tôn Sách mắng Vu Kiết:
- Mi dùng tà đạo mê hoặc lòng dân, tội đáng chết!
Vu Kiết nói:
- Bần đạo hái thuốc, chữa trị cho dân, lễ vật không lấy, sao lại bảo làm mê hoặc?
Tôn Sách hỏi lại:
- Không lấy của dân, vậy chớ áo mặc đó ở đâu ra?
Nói rồi toan chém. Các quan hết lòng can gián, Tôn Sách truyền hãy giam Vu Kiết vào ngục.
Sau đó Tôn Sách về dinh, mẹ là Ngô Thái Phu nhơn bảo rằng:
- Mẹ nghe nói con cầm tù Vu Kiết. Vị đó được coi như thần nhân giáng hạ, chữa bệnh cho dân chúng, con đừng làm vậy mà mất nhân tâm.
Tôn Sách thưa:
- Nó dùng yêu thuật mà mị dân nên con phải trừ mới được.
Phu nhơn lại khuyên giải nữa. Hôm sau, Tôn Sách truyền dẫn Vu Kiết vào.
Nguyên tên ngục tốt không đeo gông cho Vu Kiết ở trong nhà giam, khi nào bị kêu ra thì mới lấy gông tra vào cổ Vu Kiết.
Có người mách lại Tôn Sách.
Tôn Sách truyền đánh tên ngục tốt mấy chục trượng rối bắt xiềng chặt Vu Kiết lại.
Các quan lại rủ nhau ký tên vào một tờ bảo lãnh dâng lên Tôn Sách.
Sách xem qua tên các quan rồi nói:
- Các quan là các người học thức mà sao lại tin tà đạo thế này! Ngày xưa Trương Tân xuất quân đều bắt lấy bao đỏ bịt đầu để thần thánh trợ oai mà sau vẫn bị chết.
Việc đó cững đủ thức tỉnh mọi người. Nay ta trừ Vu Kiết là trừ mê tín trong nhân dân, sao lại cứ ngăn cản ta?
Lữ Phạm thưa:
- Vu Kiết có tài đảo võ, bây giờ hạn hán, nếu y làm được thì đủ cho chuộc tội
Tôn Sách đành phải nghe theo.
Lúc đó dân chúng xúm lại để coi.
Vu Kiết nói:
- Ta cầu mưa có được thì tánh mạng ta cũng không an!
Nói rồi Vu Kiết tự trói mình mà quì dưới trời đang nắng. Ðến giờ ngọ, gió thời vi vu, mây đen vần vũ.
Tôn Sách chờ tới đó thì mắng rằng:
- Ðúng ngọ mà mây thì có, mưa thì không, đúng là yêu đạo!
Rồi khiến quân bỏ Vu Kiết vào đống củi đã nhóm lửa sẳn. Lửa cháy bốc lên, một đường khói xẹt lên không, có tiếng nổ vang rồi thì mưa xuống như trút.
Vu Kiết vẫn nằm yên trên đống củi đã tắt, các quan đỡ Vu Kiết xuống rồi một lượt thảy đều quì xuống giữa bãi sình lầy rồi xưng tụng Vu Kiết, không kể gì áo bào mũ mãng lấm bê bết..
Tôn Sách thấy cảnh tình như vậy càng thêm bất mãn mà rằng:
- Mưa hay không là do trời sanh ra, sao các ngươi quá tin làm vậy?
Nói rồi mặc cho các quan lật đật van xin, Tôn Sách rút gươm chém một nhát.
Vu Kiết đầu rơi xuống đất. Sau đó lại khiến bỏ thây Vu Kiết giữa chợ mà răn người mê tín dị đoan.
Sáng hôm sau, quân vào báo thây Vu-Kiết đã mất biến đâu.
Cùng lúc Tôn Sách nhìn ra cỗng thấy có một người đúng là Vu Kiết.
Tôn Sách toan chém thì xây xẩm mặt mày, té lăn xuống đất.
Ngô Thái phu nhơn hay tin cho rằng con mình giết phải thần tiên nên mới bị như vậy.
Tôn Sách tỉnh lại thưa cùng Phu nhơn:
- Con theo thân phụ xông pha trận mạc từ nhỏ, làm gì có chuyện yêu quái. Ý con chỉ muốn trừ họa cho dân mà thôi.
Phu nhơn sau đó buồn bực lui ra.
Canh ba đêm đó, Tôn Sách nghỉ ngơi trong trướng, thấy thấp thoáng ở dưói đèn, nhìn ra lại là Vu Kiết. Tôn Sách hét lớn:
- Bình sinh ta rất ghét ma quỉ, sao nguơi dám bén mảng tới hoài!
Rồi phóng gươm vào Vu Kiết, Vu Kiết lại biến mất.
Vì có hiếu vói mẹ, Tôn Sách tuy đau nặng vẫn gắng gượng ra vẻ mạnh mà tới hầu Phu nhơn.
Phu nhơn hết lòng bảo rằng:
- Con giết oan nên người ta báo oán, vậy mẹ đã đặt lễ tại Ngọc Thanh Quán, con phải tới đó lễ mà cầu an.
Tôn Sách không dám trái lệnh, tới nơi, đạo sĩ mời đốt hương.
Tôn-Sách đốt, nhưng không chịu lạy. Bỗng đám khói tỏa lên có hình nhà lầu, Vu Kiết ngồi ở trên.
Tôn Sách bỏ đi ra. Tới cỗng lại có Vu Kiết chặn lại.
Tôn Sách phóng gươm trúng ngay Vu Kiết, khi nhìn lại thì ra tên quân đã bắt Vu Kiết ngày trước.
Tôn Sách cho chôn cất tử tế.
Tôn Sách lại nói:
- Nơi nầy có yêu quỷ tá túc, còn để làm chi, rồi truyền đạo sĩ phải dọn ra, rồi cho phóng hỏa đốt.
Lửa cháy thì lại có Vu Kiết đứng ngồi bên trong, về tới dinh cũng thấy Vu Kiết bên cỗng,
Tôn Sách liền ở trại ngoài thành.
Ðêm ấy Tôn Sách lại thấy Vu Kiết hiện lên trong trại khiến Tôn Sách quát mắng ầm ầm.
Ngô phu nhơn thấy hình dạng Tôn Sách trở nên tiều tụy thì âu lo lắm, Tôn Sách khuyên giải mẹ là sống chết có số, yêu quỷ làm gì được.
Vừa nói xong thì Vu Kiết lại hiện ra, Tôn Sách hét lên một tiếng, vết thương nơi má bị xé rách, máu tuôn dầm dề, Tôn Sách lăn ra bất tĩnh.
Hồi lâu tỉnh lại, Tôn Sách than rằng:
- Ta chắc chẳng còn sống được bao lâu. Bèn gọi em ruột là Tôn Quyền và Trương Chiêu vào mà trối
rằng:
- Thiên hạ đang loạn, nay giữ được cửa sông Tam Giang bền vững thì sẽ gây được cơ nghiệp.
Lại nắm tay Trương Chiêu mà rằng:
- Tử Bố ráng giúp cho em ta.
Sau đó trao ấn tín cho Tôn Quyền mà rằng:
- Như điều binh khiển tướng tranh giành cùng thiên hạ thì em không bằng ta, nhưng biết dùng người hiền, trọng kẻ tài đức giữ vững được Giang Ðông thì ta không bằng em. Vậy em phải tưởng công đức của cha
lsi nhớ lời anh mà cố gắng lo liệu.
Tôn Quyền khóc rồi lãnh ấn thọ, Trương Chiêu cũng nước mắt ròng ròng mà hứa hết sức phò tá cho Tôn Quyền.
Tôn Sách lại thưa với Phu nhơn:
- Số con đã hết, con đã trao ấn thọ cho em con, dặn nó phụng dưỡng mẫu thân thay con.
Phu nhơn khóc. Em con còn nhỏ quá.
Tôn sách gượng cười mà rằng:
- Em con thật là hơn con nhiều. Ngoài ra, việc trong nhà, xin hỏi Trương Chiêu, việc bên ngoài thì hỏi Châu Du, tiếc rằng Châu Du không có ở đây cho con trối lại.
Rồi lại kêu các em khác dặn rằng:
- Các em phải giúp đở Trọng Mưu, không ai đuợc sanh dị tâm, nếu có thì tất cả phải trừ.
Mấy người em đều xin vâng.
Lại gọi vợ là Kiều phu nhơn mà rằng:
- Ta với khanh giữa đàng đứt gánh, thực là chua xót Khanh ở lại ráng làm dâu thảo. Khi nào em gái khanh vào thăm, nhớ dặn người nói lại Châu Lang phải gắng phò tá em ta, đừng phụ lòng hậu đải của ta xưa nay.
Nói rồi Tôn Sách thở hắt ra mà lìa trần!
Tôn Quyền lại khóc rống.
Trương Chiêu ngăn lại, bảo không phải là lúc khóc, rồi chia cho Tôn Tịnh lo việc cử tang, rước Tôn Quyền ra điện cho bá quan vào ra mắt.
Kế đó có tin Châu Du vừa về.
Tôn Quyền cả mừng nói:
- Công Cẩn đã về thì ta bớt lo ngại.
Châu Du về khóc lạy trước linh cửu Tôn Sách, Ngô Phu nhơn đem các lời trối của Tôn Sách nói lại.
Châu Du khóc lớn mà rằng:
- Tôi xin lấy thân khuyễn mã mà đền ơn tri ngộ.
Tôn Quyền nói với Châu Du:
- Anh ta di ngôn lại việc trong cậy Tử Bố, việc ngoài nhờ Công Cẩn. Xin Tướng quân giúp ta giữ gìn cơ nghiệp.
Châu Du xin vâng và tiến cử thêm một người là Lỗ Túc, quê Ðông Xuyên, bụng chứa kinh luân.
tuổi trẻ, mồ côi cha, thờ mẹ rất hiếu.
Tôn Quyền nhờ Châu Du đi thĩnh, Lỗ Túc biết tiếng nhà họ Tôn nên bèn theo Châu Du ra mắt Tôn
Quyền.
Tôn Quyền từ đó cả ngày bàn bạc cùng Lỗ Túc mà không thấy mỏi.
Lỗ Túc bàn với Tôn Quyền:
- Nhà Hớn đã suy, Tào Tháo khó mà trừ ngay. Chúa Công phải giữ Giang Ðông cho chắc làm thế chân vạc mà nghe ngóng. Nay nên trừ Huỳnh Tổ, đánh Lưu Biễu chiếm trọn miệt Trường Giang rồi sẽ lập hiệu Ðế Vuơng mà lo thâu thiên hạ sau nầy.
Tôn Quyền cả mừng nghe theo.
Lỗ Túc lại tiến cử Gia Cát Cẩn tự Tử Dũ với Tôn Quyền.
Sau đó Tôn Quyền tuyệt giao với Viên Thiệu.
Tào Tháo khi nghe Tôn Sách mất thì toan cử binh đi cướp Giang Ðông.
Trương Thuận can:
- Lúc người ta có tang mà đánh thì thiên hạ không ai còn phục nữa.
Tào Tháo khen phải, hôm sau lại tâu vua phong cho Tôn Quyền làm Cối Kê Thái Thú.
Tôn Quyền lên chức lại có Trương Huyền đầu, Trương Huyền lại tiến cử thêm Cố Ung.
Từ đó, Tôn Quyền oai lừng Giang Ðông, binh hùng tuớng mạnh, nhân dân mến phục.
Còn Viên Thiệu nghe Tào Tháo kết liên với Tôn Quyền thì đùng đùng dấy binh đi đánh Tào Tháo.
Tam Quốc Diễn Nghĩa Tam Quốc Diễn Nghĩa - La Quán Trung Tam Quốc Diễn Nghĩa