However rare true love may be, it is less so than true friendship.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 28
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1452 / 31
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương Kết -
on sông Hàm Luông mênh mông sóng bạc. Chiếc bắc từ bờ bên kia trườn qua như con ba ba chở thầy trò Tam Tạng và hàng vạn quyển kinh cứu khổ cứu nạn cho đời. Nó nhủi mũi vào cầu. Hành khác chen nhau lên bờ. Những chiếc xe đò nối đuôi nhau bò chậm. Nhưng chiếc của Minh thì chết máy, cứ ì ra. Hành khách phải chung tay đẩy. Tết nhất đến nơi mà xe lại nằm đường thế này!
Anh lơ xe phải quay máy suýt bung ba sườn mà nó vẫn nằm trơ trơ không cười lên cho thiên hạ vui. Nhiều người sốt ruột đã quay ra thuê xe ngựa.
Minh cũng định tìm một chiếc "quá giang", nhưng bỗng có tiếng gọi:
- Ê, Minh phải không?
Minh quay lại thấy một anh chàng đang dắt xe máy dầu đi tới. Thoạt tiên, tưởng là Bền nhưng không phải. Minh chưa nhận ra là ai thì chàng kia cười toe toét:
- Xường nè! Xường Chuồi, Sườn Chua Ngọt nè, không nhớ sao ?
Chàng kia tới gần giơ tay ra, bàn tay to lớn nhưng không sần sùi. Minh bắt tay và ngờ ngợ hồi lâu mới nhớ ra. Thằng bạn thời học trường quận. Nó có cặp cùi chỏ lúc nào cũng trầy, thẹo mới chồng lên thẹo cũ. Vì nó ham làm cầu thủ và có biệt tài giữ gôn . Nó chơi rất hăng. Bnah bổng, bắt một tay, banh ngang lưng quần, hót bụng vô chụp làm dáng, bàn sà thì nó hy sinh, "chuồi" bắt cho được nên được tặng hỗn danh Xường Chuồi. Rồi từ đó ra " sườn chua ngọt", "sườn khèo "
Xường hỏi:
- Tết đến rồi, sao còn lơ thơ ở đây?
Minh trỏ chiếc xe chết máy ở dướ bắc.
- Ba cái xe trồng hành đó báo hại người tạ Thôi lên đây, tao chở về nhà ăn Tết sớm với tao. Sáng mai tao đưa cho về tới chợ Mỏ Cày. - Vừa nói Xường xề đít xe và đạp máy làm như Minh đã đồng ý đi với mình.
Minh ngồi lên ôm ngang bụng Xường và hỏi:
- Mày là gì ở đây?
- Làm lò gạch, lò dừa, lò đường.
- Sao nhiều lò vậy ?
- Ông già tao còn định ra luôn lò nấu xà bông nữa kia.
- Sao mày nói thôi học mày lên Sài gòn vô Lê Bá Cang hay Chấn Thanh ?
- Cang keo gì, ông già bắt luôn ở nhà làm sổ sách. Hết supérieur, làm đúng bốn phép toán là lãnh thơ ký cho ổng được chớ khó khăn gì ! Còn mày lên tới ông gì rồi mà coi sáng sủa bảnh bao vậy ?
- Ông gì đâu. Gõ đầu trẻ cho trường Minh Châu ở thị xã!
- Vậy à! Tao đâu có biết. Dè vậy tao rủ mày đến phụ với tao mở lò cho vui. Không sang trọng nhưng có tiền mày ạ! - Xường tiếp - Ông già tao bảo: Học có bằng cấp cao là để làm ra tiền. Thầy thông thầy ký tám mươi đồng, huyện phủ hai trăm rưởi một tháng. Lò đường lò gạch mỗi tháng đem lại cho mày bao nhiêu? Ở nhà lệu ệu chơi cũng còn hơn phủ, huyện. Ổng coi địa thế ở đây gần bến bắc và nằm trên ven sông cái, lại gần thị xã, ghe thương hồ lục tỉnh tới lui qua lại, tàu bè lên xuống dọc ngang như mắc cửi. Do đó ổng còn định hùn với chệt mở trại cưa nữa đó mày ơi ! Sổ sách tao lo hết.
Xường phóng nhanh. Đường lộ đá đỏ đi vào làng không bằng phẳng nên xe dồng có cái suýt quăng Minh xuống hố. Minh phải bám chắc yên xe. Tuy vậy Xường vẫn hăng hái kể chuyện làm ăn không ngớt, có ý dụ khị Minh :
- Mày vô thị xã Bến Tre, đi vào giới thương gia hỏi ông Bang thì ai cũng biết: ông Bang Phước Kiến là một, ông Bang Lò là hai. Ông Bang Lò là ông già tao. Mỗi cái lò của ổng...
Bánh xe sụp ổ gà cắt ngang câu nói của Xường. Minh vốn mù tịt chuyện làm ăn nên hỏi phăng:
- Nhà cửa trong thị xã có khó tìm không mậy ?
- Mướn hay mua ?
- Mướn hay mua gì cũng được.
- Một căn phố có lầu mướn chừng mười đồng một tháng, còn nhà lầu thì giá chừng hai, ba ngàn là được một cái báu động rồi. Mày định mướn hay mua ?
- Mướn chớ mua sao nổi.
- Để tao nhờ ông Bang Phước Kiến tìm cho, thiếu gì.
- Cỡ mười đồng trở lại thôi nghe!
- Có vợ con ở chung hả ?
- Ờ.
- Mấy con?
- Một.
- Mày cũng bằng tao. Nhà tao rộng như chùa, phải gần thì ở chung với vợ chồng tao.
- Sáng chiều hai buổi đạp sao nổi hai lần gần hai mươi cây số mậy.
- Mua xe máy dầu.
- Thôi đi! Tao không cỡi được thứ này. Lại còn dắt lên dắt xuống bến bắc càng không kham. Gặp trời mưa, nó chết máy, ai cõng cho nổi.
- Ờ phải. Thôi để tao kiếm nhà mướn bên thị xã cho là tiện nhất.
Xường trỏ tay phía trước:
- Nhà tao đó. Cái nhà ở phía sau, còn phía trước là hãng dây luộc và lò dừa. Đang xây lò nấu xà bông.
- Tao có thằng bạn cũng đang định mở lò nấu xà bông. Để tao bảo nó sang gặp mày.
- Nếu được thì hai đứa hùn, nó đứng làm chủ. Tao bận qua không lo nổi.
Xường quẹo vô mối đường, chạy trên con đê lướt qua ngang lò dừa, thẳng ra sau rồi đến một ngôi nhà nền đúc cao tới ngực có thảo bạc theo kiểu xưa.
Xe vừa tắt máy, một người làm công chạy ra:
- Cậu đã về !- Và vịn xe.
Xường bước lên bậc tam cấp, hất hàm:
- Mợ Ở nhà có hỏi sao tao về trể không ?
- Dạ, mợ ra cửa ngóng, hai ba lần.
- Đi vô Minh! Nhà tao đây. Ăn cơm với vợ chồng tao một bữa. Từ hồi rời trường Mỏ Cày tới bây giờ là sáu, bảy năm mới gặp lại đây.
Chủ khác vừa phân ngôi thứ xong, đày tớ bưng trà mứt ra. Xường liếc qua và hỏi Minh :
- Mày uống la de được không ? Làm một ly nhá. Trong nhà có sẵn các thứ rượu Vodka, Cỏ nhác, rượu chát, sâm banh, nặng nhẹ gì tao cũng làm được tuốt luốt nhưng không ghiền.
Xường khui la de, kêu đày tớ đem rượu Tây và nói luôn mồm:
- Từ đó tới giờ mày có ghé lại trường không ? Có gặp thằng nào không? Tao vừa gặp lai. thằng Bê.
- Bê nào?
- Thằng Bê luôn luôn băng chân, hai tay khuỳnh khuỳnh làm như cầu thủ đội tuyển không bằng ! Chính nó đá pê nan ty tao chụp hụt, trái banh trúng mắt tao bầm tím phải ở nhà cả tuần lễ đó !
- À, nhớ ra rồi. Tao có đi ngang nhưng ít khi ghé lại. Có một lần tao đi tàu về đỗ ở cầu tàu sau trường. Nhưng ngó vô bên trong không có bóng đứa nào, ngoài hai ông già cu li lom khom quét lá. Buồn hiu.
- Hai ổng ngán tụi quỷ mình nhất, hé hé ! Buổi trưa nào cũng leo qua hàng rào vô sân đá bánh. Hai ổng vác chổi rượt chạy ra khỏi... Có thằng chơi ẩu quay lại nắm râu một ổng kéo chạy.
- Ông Đốc còn ở đó không ?
- Còn. Nhưng nghe đâu thày Để sẽ lên thay.
- Ông Đốc có được thằng con trai nào không ?
- Toàn công chúa. Quế Hương, Quế Anh, Quế... Chị Quế Hương lên Sài Gòn rồi nghe đâu chỉ đổ tú tài và lấy chồng làm lớn lắm.
- Mày có gặp con Xuyến, con Chuộng không?
- Cái con nhỏ cho mày "cóp" toán đó hả ? Nó sắp làm sui rồi chớ chồng gì! Con Hồng Cúc, mầy nhớ không ?
- Nhớ chớ! Con nhỏ nụ cười đáng giá ngàn vàng đó mà! Cả ba năm học ở Mỏ Cày tao không thấy nó cười một cái đó mày ạ!
- Chắc chúng nó có chồng con hết rồi.
- Bây giờ gặp lại chắc vui lắm!
- Hồi tao học, tao sợ nhất là phân số . Tới giờ đó là tao núp sau lưng thằng Khai vì sợ thầy kêu lên bảng. Thằng Khai ở Định Thủy đi coi hát trời mưa trợt té lọi tay đó, nhớ không ?
Hai thằng bạn cũ vừa uống la de vừa nhắc chuyện đời xưa. Bỗng Xường ngưng lại, kêu đầy tớ ra bảo:
- Chốc nữa thưa với cô ra ăn cơm khách nhé - rồi tiếp tục - Trời trả báo tao mày ạ ! Ghét của nào trời trao của nấy. Tao ghét toán, bây giờ phải làm toáng hằng ngày. Còn vợ tao thì bả lại thích toán. Mày biết không, bả học trên tao tới bốn lớp. Bả định làm nghề gõ đầu trẻ cho một trường nhưng rồi bỏ.
- Trường nào ?
- Tao đâu có để ý, nên tới bây giờ tao cũng không biết. Hồi đi hỏi bả cho tao, ông già tao hứa với ông nhạc tao là không để cho con dâu làm động móng taỵ Thì làm sao để cho bả dạy học mỗi ngày lãnh hai đồng, một tháng sáu mươi đồng lương ? Ở nhà cạy dừa phơi khô còn hơn. Ngoài ra ông già tao còn tặng cho ông nhạc tao một sở vườn ba mẫu gồm một cái nhà ba căn và một chiếc ghe hầu có người chèo để đi chơi.
Dứt tuần la de, bữa ăn chiều được dọn ra ở phòng ăn sang trọng. Đó là một bữa tiệc nho nhỏ gồm có bồ câu quay, vịt hầm, nấm hộp xào tôm càng, cá bông kho, trong lúc dưới bếp còn nghe lộp cộp dao thớt.
- Lan ơi! Ra đây em!
- Dạ.
- Anh và khác chờ em ra mới cầm đũa nghe, Lan!
- Dạ!
Hai lần "dạ" lảnh lót và dịu dàng cho Minh biết đây là một hiền phụ. Rồi bước chân lê dép nặng nhọc rõ dần và người đàn bà xuất hiện. Xường đứng dậy bước lại dìu vợ tới bàn.
- Em ngồi đây để anh giới thiệu. Đây là anh Minh, bạn học vũ trường quận của anh. Còn đây là bà bầu Emilie . Tên Tây kho kêu nên hai đứa đồng ý dùng tên Lan cho tiện. Nếu kêu đúng tên của bả thì phải mất năm phút: Emilie Lilian Lý Lệ Lan.
Chồng chưa dứt tiếng thì bà Xường nhăn mặt, ôm bụng kêu lên một tiếng khẻ và ngồi xuống ghế. Xường vội vàng đỡ vợ và âu yếm rồi quay sang Minh cắt nghĩa:
- Đứa bé mới có năm tháng mà mạnh ghê, nó chòi đạp dữ lắm. Có lần mẹ nó khóc chớ phải chơi sao! Mày có con rồi mầy biết mà! Hết đau chưa em?
- Đau chút thôi anh ạ!
- Ráng ngồi với anh một lúc. Vì đây là ông khách đặc biệt... của anh.
- Của em nữa chớ ! - Bà Xường cười và cố nói tự nhiên.
- Ừ khách quý của vợ chồng mình.
Xường kéo ghế ngồi gần vợ:
- Em có mệt không? Sao coi bộ thở dốc vậy ?
Bà Xường lắc khẽ:
- Em... không mệt . Tại em vừa nấu mấy món ăn.
Minh run run cầm đôi đũa mà mắt hoa tai ù. Cây vú sữa, ngã ba, hoa nguyệt quới, cái dốc đá ong, tất cả quay cuồng trong trí Minh . Quả đất tròn!
- Món nào ngo, em mời khách trước đi.
- Mời anh Minh cứ tự nhiên. - Bà Xường nói.
- Nghĩa là món nào cũng ngon hết! - Xường vui vẻ nược vợ.
- Dạ. Mặn, ngọt, chua, cay có đủ cả ! - Bà Xường cười nửa miệng - Xin mời anh... Minh nếm trước.
Xường thì nói tía lia, lúc thì kể chuyện xưa, khi thì pha trò làm cho mâm cơm vừa ngon lại vừa vui. Những vầng mây u ám trên mặt nữ chủ và khách bị che lấp bởi tiếng cười tiếng nói hồn nhiên của Xường.
- Ăn đi nghe Minh . Phải ăn cho hết các món để mừng hai người bạn cũ tao ngộ bất ngờ. Hì hì. Nào nâng ly lên Minh, em nữa, hãy vui lên và uống cạn. Tao thật không ngờ có sự tái ngộ này. Emilie ạ! Anh thật không ngờ !
Minh uống một ngụm to và để ly xuống:
- Tao cũng không ngờ ! Hoàn toàn bất ngờ !
- Tôi cũng vậy, tôi không ngờ là hai người bạn xa nhau..ơ, ợ.không hẹn mà lại còn gặp nhau.
- Không hẹn mà gặp thì mới vui chớ em! - Xường hứng thú trả lời vợ và kể lại lúc gặp Minh ở bến bắc. Chỉ một phút bất ngờ mà anh gặp Minh . Tưởng không bao giờ gặp mà lại gặp. Không hiểu sao anh đã định về rồi mà thấy chiếc bắc sang lại chờ ngóng làm như có bà con dưới đó. Chắc có thần linh dắt lối.
- Mày có thấy chiếc xe đò màu vàng không ? Đó là chiếc xe của tao. Thiệt xui! - Minh gượng gạo đáp.
- Màu vàng là mày may mắn mà sao anh lại không may ? - Bà Xường hỏi.
- Tôi không hiểu được! - Minh cười tự nhiên - Tôi cũng nghĩ như chị vậy, nhưng lại không phải vậy. Sự may rủi không phải do mình muốn mà được. Có khi mình cho là rủi thì lại may và ngược lại, mình tưởng may lại chính là rủi.
Xường gật gù, gắp một miếng bồ câu quay bỏ vào chén Minh :
- Vậy tao hỏi mày bữa tái ngộ hôm nay là may hay rủi?
- Mày cho là rủi hay may ?
Xường lắc đầu và quay sang vợ:
- Em cho là may hay rủi ? Hễ em nói may thì là maỵ Hễ em nói rủi thì là rủi.
Emilie cười:
- Trong may có rủi, trong rủi có may!
- Hay, hay! - Xường reo lên - Vậy Minh phải uống hết ly la de kia đi !
Dứt tiệc mặn, vợ Xường đứng dậy đi vào trong. Xường ngó theo:
- Coi chừng té nghe bà bầu!
Nàng trở ra với một dĩa bánh trên tay, vui vẻ:
- Đây là bánh "Bra de Vénus" em mới làm.
- Tên bánh gì lạ vậy ? " Cánh tay thần Vệ Nữ, nghĩa là sao ?
- Bánh Tây mà anh! Còn nhiều tên lạ nữa nghe vui tai lắm!
- Thí dụ coi! Nhưng sao em biết có khách quý tới mà làm sẵn vây.
Emilie nói:
- Em làm sẵn để anh đãi khách! Có ngày nào là ngày nhà mình không có khách đâu. Đây là món bánh rất dễ làm. Còn các món khác khó hơn nhiều. Thí dụ như Renaissance, bánh tái sinh hay tái ngộ, bánh Château d Amour, bánh lâu đài tình ái, Puits d Amour, bánh giếng tình ái, Gâteau d Antigone bánh trái tim, Bouchée à la Reine bánh nữ hoàng v.v...
Xường ngơ ngác:
- Bánh mà cũng có tên văn hoa ghệ Thứ nào thì cũng bột, đường ngọt ngọt vậy thôi.
Emilie tiếp:
- Cái bánh em làm cho sinh nhật của anh hôm trước là bánh Puits d Amour là giếng Ái tình. Ở dưới đáy giếng có trái tim. Chỉ người chủ tiệc mới được hân hạnh ăn cái trái tim đó, ngoài ra không ai khác. Và người chủ tiệc cũng không được quyền chia cho ai hết.
- Chia cho vợ được không ?
- Trái tim không thể chia.
- Đó là cái bánh chớ phải trái tim thiệt sao bà !
- Tuy là bánh nhưng đó là tượng trưng thiêng liêng. Nếu anh muốn tặng cho người yêu hoặc vợ anh thì anh tặng nguyên cả "trái tim" chớ không bẻ ra.
Xường cười hô hố:
- Vậy anh có lỗi với em lần đó rồi. Anh ăn cả "trái tim" em mà không chia cho em miếng nào. Kỳ sinh nhật sau anh sẽ cho em ăn "trái tim" anh nhé! Còn bánh "Cánh tay thần Vệ Nữ " thì sao?
- Đây là tượng trưng cho sự đẹp đẽ ! - Sợ chồng hỏi Vénus là ai trước mặt bạn và nàng sẽ xấu hổ vì sự kém học thức của chồng. Emilie nói luôn - Vénus là vị nữ thần tượng trưng cho quyền lực và sắc đẹp.
-Ờ, em mời khách đi, để ngồi lâu chua miệng.
- Không sao đâu, tôi nghe chị nói cũng thấy ngon như đã ăn vậy!
Emilie dùng dao cắt một mẫu nhỏ, vừa cắt vừa giải thích:
- Bánh này làm với bột mì, sữa, đường, trứng gà, va ni và rượu Rhum, giống như Buche de Noel Nhưng khi hấp chín thì lấu ra khỏi khuôn, rưới rượu Rhum và mật ong vào rồi cuốn tròn như cánh tay trông rất đẹp. Khi cắt khoanh thì cắt xéo... như thế này... - Emilie nói xong trân trọng nâng dĩa bánh đưa sang cho chồng - Anh mời bạn anh đi.
- Em mời thay anh mới đúng phép lịch sựchớ. Cánh tay thần kia là do em tạo ra mà!
Emilie vâng lời chồng. Xường hỏi:
- Anh không ngờ em biết làm nhiều thứ bánh lạ. Em học ở đâu vậy ?
- Em học với bà thầy tên là Ngọc Sương ở làng Hương Mỹ.
Minh đang cầm muỗng múc bánh bỗng ngưng ngang, chiếc muỗng rơi đánh keng trên dĩa rồi bật văng xuống gạch thành một tiếng to hơn. Nét mặt Emilie vẫn thản nhiên trong lúc Xường gọi đày tớ lấy muỗng mới thay cho khách.
Emilie thản nhiên tiếp:
- Em biết danh bà thầy trẻ này cũng là một sự bất ngờ. Thật là hữu duyên.
Nàng tiếp:
- Em chưa thấy một người đàn bà nào vừa đẹp vừa khéo lại vừa giỏi chữ Nho như chị ấy. Chị dịch cả chữ Tây ra chữ Nhọ Chị ấy rất thương em" Mới gặp nhau mà chị coi em như thân thích. Chuyện trò, làm việc quấn quít với nhau. Cái buồng của anh chị, các học sinh chúng em không đứa nào được phép vô, trừ em. Nhưng em cũng chỉ được vô một lần rồi thôi. Lần đó, chị cho em xem tấm lụa đào kỷ niệm lễ vu quy của chị. Em nhìn rõ hình loan phượng dệt trên lụa. Chị giải thích cho em những chữ Nhọ Đã hơn một năm nhưng em còn nhớ rõ. Bữa đó nhằm ngày rằm. Chị bảo đi chợ với chị mua vật liệu về để chị dạy nấu chè.
- Nấu chè cúng rằm, ai không biết mà dạy? - Xường tạt ngang.
- Những món canh chua, cá kho, bò bún, cá kho tộ, cơm nếp, chúng em đều tưởng là dễ nhưng khi chị dạy rồi mới biết là mình chưa rành. Ai làm cũng được nhưng làm cho ngon thì không phải ai cũng thành côn. Bởi vậy chị mới dạy cho chúng em nấu chè xôi nước. - Emilie trở lại câu chuyện - Chị trỏ chiếc va ly màu vàng có bốn góc bằng sắt trắng, nắp va ly mang tên của... chồng chị và bảo: Em soạn ra giùm chị một bộ đồ cho ăn màu với bộ đồ của em, rồi chị em mình cùng đi dạo..quanh thành phố..u?a ..đi chợ mua đậu, đường. Em mở va ly thấy quần áo xếp thật kỹ, cứ một cái áo thì một cái quần sắp ngang nhau. Trong mỗi túi áo đều có một chiếc khăn mù soa thêu rất khéo. Soạn tới bảy bộ mới tới đáy va lỵ Dưới đáy va ly có một bộ đồ ngủ màu hồng nhạt. Thấy bộ đồ đẹp quá em bèn cầm lên xem. Bỗng thấy một tấm lụa... trắng tinh rơi xuống. Em nhặt lên xem. Trên màu lụa trinh nguyên có in những cánh hoa hồng, nhưng không phải thêu bằng chỉ mà nhìn kỹ giống như vẽ bằng son - Emilie ngưng một giây rồi tiếp - Em biết đây là kỷ niệm qúy nhất của chị nên em để lại chỗ cũ, xếp các bộ đồ đậy nắp va ly như khép kín cánh cửa... - Emilie ngưng ngang đưa tay lên ngực ho khe khẽ.
- Em không sọan đồ cho chị mặc đi chợ với em à ? - Xường hỏi.
- Soạn đồ nhiều qua nên em bủn rủn tay chân, không muốn đi đâu, không muốn làm gì, không muốn gặp ai nữa. Em chỉ học mấy ngày rồi xin nghỉ.
Minh ngồi điếng ngắt, rụng rời. Nghe bà bầu Xường kể thì hiểu ra mọi việc. Chàng cứ ngỡ là chiêm bao, nếu không có tiếng Xường nhắc khẽ:
- " Cánh tay Vệ Nữ" đẹp quá, chắc ngon. Ăn đi mày. Đường mật chảy ra hết kìa !- rồi Xường quay sang vợ - Bánh trông thì ngon nhưng có vẻ ngọt quá, anh mới ngó đã ngán ngược rồi. Em còn thứ bánh nào khác không ?
- Dạ còn nhiều lắm!
- Bánh gì ?
- Đó là bánh Gâteau de Renaissance bánh tái sinh, Gâteau d Antigone, bánh trái tim, Gâteau du Roi bánh vương miện, nhưng bánh nào cũng dùng đường nhiều hết (#1).
- Gâteau de Renaissance là bánh tá..ái sinh à... chi... Xường? - Minh ngập ngừng hỏi.
Bà Xường cười:
- Gọi là bánh Tái sinh cũng được, mà gọi là bánh Tái Ngộ cũng không sai. Có điều là bánh này chỉ làm để tặng cho vợ chồng hoặc cặp tình nhân chung thủy, sau một thời gian dài xa cách, hoặc sau một tai nạn hiểm nghèo chứ không dùng trong những tiệc thườc tình.
Xường cười nhạ:
- Bánh trái mà cũng lắm chuyện rắc rối! Như bữa nay anh với em gặp lại bạn cũ của anh thì đãi bánh "tái.." gì? Hì hì! Chắc không có thứ bánh gì hết mà chỉ có phở tái thôi! - Xường cười hô hố rung cả gương mặt thịt - Minh ạ! Mai tao đưa mày ra bến xe rồi tụi mình làm một bụng phở tái . Hừ, cũng tái vậy, chớ đâu phải chín . Xong rồi mình bảo thằng Chệt cho một dĩa tái dấm thiếm xực luôn.
Bà Emilie Xường kêu nhức đầu và xin cáo lui, trong lúc chồng vẫn tiếp tục hành tội chữ tái một cách hứng thú với Minh :
- Nếu chưa đủ thì mình lại kêu thêm một dĩa tái kẹt nữa là hoàn tất!
Xường cười vang nhà. Tiếng cười làm cho Minh nhức đầu nhưng Minh không thể cáo lui. Dĩa tái dấm tưởng tượng mà chua thấu tâm can. Minh âm thầm đau khổ. Rồi ân hận. Đi đò sợ sống dậy những tiếng tù và não nùng nên đi xe. Thì xe lại chết máy. Chết đâu không chết lại chết ở bến bắc để gặp Xường. Mà tại sao Xường chớ không ai khác? Thiệt là éo lẹ Sự éo le của hoá công xếp đặt.
Minh buột miệng nói:
- Hay là chúng mình làm sui với nhau đi, Xường !
- Con mày mấy tuổi, trai hay gái ?
Minh nói nhưng không tin điều đó thành sự thật nên làm thinh.
- Nhưng mà hứa như vậy có sớm quá không? - Xường hỏi tiếp.
Minh cười nhạt:
- Ông già tao và ông già vợ tao hứa với nhau khi vợ chồng tao còn trong bụng mẹ, ủa từ khi hai ông chưa có gia thất ! - Minh cố nói to lên, nghĩ rằng bà Xường còn đứng sau cửa buồng lắng nghe.
- Phong kiến dữ vậy cơ à ? - Xường trợn mắt - Mấy ông già theo xưa, mình nghe lời mấy ổng thì chết ngắc cuộc đời. Ông già ưng chỗ khác giàu có nhưng tao nhất định không nghe. Tao muốn ai thì phải cưới cho tao người đó. Nếu không tao không thèm cưới vợ. Mấy ông già sợ không có cháu nối dòng nên mình doa. là mấy ổng phải chịu thua! - Sẵn trớn Xường nói luôn - Mà mày có yêu vợ mày không ? Cái đó mới là vấn đề quan trọng.
Minh đáp và nhắc lại câu nói của thầy Xuỵt :
- Có chớ ! Hãy yêu cái ta có rồi ta sẽ có cái ta yêu mày ạ!
Xường cười:
- Nói cho cùng, tình yêu là xôi chè lót bụng buổi sáng. Có cũng được, không cũng chẳng sao. Tình vợ chồng mới là tình yêu thật sự. Không có không được. Mày ngẫm nghĩ coi có phải vậy không? Có những cặp vợ chồng không biết mặt nhau, như ông già bà già mình có yêu yếc gì đâu mà vẫn ở đời với nhau. Đó không phải là tình yêu thì là gì ? Cũng như vợ tao đây, tao cũng chỉ gặp mặt có một lần mà tao chíp trong bụng rồi đòi ông già cưới cho tao cho bằng được. Mày biết không, mới ban đầu bả đâu có chịu tao. Có lẽ vì chữ nghĩa tao không đầy lá mít. Tao đang thất vọng, bỗng dưng ông cậu nàng tới bảo ông già tao mọi việc xong xuôi hết rồi, sửa soạn cưới hỏi đi. Thật là trời cho!- Xường bật cười hô hố - Bây giờ thì cái bụng bả như vậy, đó là tình yêu chứ ? Mấy ông thầy tuồng lầm to khi đưa các tuồng bi lụy Lan và Điệp lên sân khấu. Đó là chuyện đời xưa chớ không phải chuyện thời bây giờ. Kỳ rồi gánh Bầu Tèo lại đây quảng cáo tuồng đó, tưởng hốt bạc, ai dè tối lại chỉ có vài chục người coi. Đêm sau phải xoay ra tuồng Người mặt sắt, có những màn đấu kiếm, đánh boa nha thì người xem lại chật rạp..- Xường lấy làm hứng thú về lý luận của mình. Rồi Xường quay lại chuyện sui gia - Lúc nào có dịp mày dắt vợ mày lên đây gặp vợ tao để hai bà sui có dịp làm quen. Vợ tao thèm chua, chắc đẻ con gái.
Minh vụt nghĩ:
- Đây là tình yêu tái sanh chăng ?
Thoáng hiện lên trong trí Minh một đồi tuyết xa với những cánh đào rụng phủ lên những dấu chân, và bóng Maréchal Ney ôm ngực từ từ gục xuống những xác hoa ở chân tường.
HK 9-94
Chú thích:
(1-) Các loại bánh rút trong " Món ăn quê hương " của bà Quốc Việt do Zieleks xuất bản
Tấm Lụa Đào Tấm Lụa Đào - Xuân Vũ