If love is a game, it has to be the hardest game in the world. After all, how can anyone win a game where there are no rules?

CODY MEYERS

 
 
 
 
 
Tác giả: Mộng Bình Sơn
Thể loại: Trung Hoa
Upload bìa: Lam Thien Thanh
Số chương: 75
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 11215 / 75
Cập nhật: 2014-11-20 23:22:25 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 43
ôm sau, quân Nguyên đến khiêu chiến, Thần Võ Đạo nhơn túng thế, định đánh liều một trận.
Lão ta truyền quân sĩ sắp đặt chiến thuyền cho hoàn bị để ngày mai xuất chiến. Quân Phiên vâng lịnh nhưng trong lòng rất khiếp sợ.
Qua đến canh ba hôm ấy, quân Phiên lo thức dậy đốt lửa nấu cơm ăn, ánh lửa chói sáng trời. Quân thám tử của quân Nguyên vội vã vào phi báo cho Vương Thiếu Phủ hay.
Vương Thiếu Phủ biết ngay là địch sắp sửa xuất chiến, truyền quân dàn chiến thuyền ra để chờ đối địch.
Chỉ mấy phút sau, thuyền trong Sư Tử khẩu đã kéo ra. Đôi bên xáp trận, Hùng Hiệu đứng trước mũi thuyền chỉ Thần Võ Đạo nhơn, mắng:
- Loài yêu đạo! Mi cả gan thừa ban đêm đến dinh ta toan hành thích rồi lại thả Xích giao long đến cố hại cho chìm thuyền của ta. Cái tội ấy dù phân thây mi ra muôn đoạn cũng chưa vừa.
Mắng đến đây, Hùng Hiệu vượt thuyền đến vung giáo nhắm giữa mặt Thần Võ Đạo nhơn đâm tới. Thần Võ Đạo nhơn cử gươm đỡ vẹt ra rồi hai người đánh vùi với nhau, còn Vương Thiếu Phủ đốc quân áp đến bao vây quân Phiên vào giữa đánh như tuôn mưa đổ gió, khiến quân Phiên không tài nào ngăn trở nổi, tử trận rất nhiều.
Trong lúc nguy cấp, Thần Võ Đạo nhơn bị Vương Thiếu Phủ quăng Hồng cẩm sách lên trói chặt cứng. Hùng Hiệu nhảy qua, cướp thuyền bắt Thần Võ Đạo nhơn rồi thâu quân về trại.
Thần Võ Đạo nhơn lạy lục thưa:
- Xin Nguyên soái tha mạng cho tôi, tôi nguyện qui hàng.
Vương Thiếu Phủ dịu giọng nói:
- Nếu quân sư đã nguyện qui hàng, tất nhiên tôi phải tha.
Chư tướng nghe Nguyên soái nói vậy, liền xúm lại ngăn cản.
- Loài yêu đạo này điêu ngoa độc ác lắm, xin Nguyên soái chớ nên tha nó.
Vương Thiếu Phủ nói:
- Thần Võ Đạo nhơn vốn là kẻ xuất gia tu hành, tất nhiên phải hiểu thông đạo lý. Nay ta tha chết cho y, thế nào y cũng mang trọng ơn, chớ lẽ đâu y lại phản phúc? Mà dầu cho y phản phúc đi nữa, ta muốn bắt lại cũng không khó gì.
Thần Võ Đạo nhơn nói:
- Bần đạo đã biết ăn năn hối hận, không bao giờ dám thay lòng đổi dạ đâu, xin Nguyên soái chớ nên nghi ngại.
Vương Thiếu Phủ gật đầu rồi thâu Hồng cẩm sách lại. Thần Võ Đại nhơn vừa đứng dậy, Vương Thiếu Phủ đã bước tới vỗ vai Thân Võ đạo nhơn nói:
- Bộ hạ của tôi không biết nên xúc phạm đến quân sư, xin quân sư tha lỗi.
Thần Võ Đạo nhơn thấy Vương Thiếu Phủ khiên cung trọng đãi mình, liền tạ ơn đáp lại:
- Dù sao bần đạo cũng là một tên tướng bị bắt, may nhờ Nguyên soái thương tình không giết đã là tử tế lắm rồi. Nay Nguyên soái trọng đãi như vậy thật tôi rất lấy làm hổ thẹn.
Vương Thiếu Phủ nói:
- Quân sư là một bậc phi phàm, tất nhiên tôi phải hậu đãi.
Dứt lời, Vương Thiếu Phủ dùng theo lễ tân khách mới Thần Võ Đạo nhơn ngồi. Thần Võ Đạo nhơn từ chối đôi ba phen không được nên phải ngồi xuống. Vương Thiếu Phủ khiến quân pha trà mới uống rồi lấy cái cẩm nang của Hoàng Hạc Tiên ông trao cho Thần Võ Đạo nhơn và nói:
- Sư phụ tôi là Hoàng Hạc Tiên ông dạy tôi đem vật này trao cho quân sư đây.
Thần Võ Đâo nhơn nhận lãnh rồi nói:
- Bần đạo có ngờ đâu Nguyên soái lại là đệ tử của Hoàng Hạc Tiên ông, hèn chi bao nhiêu pháp thuật đều bị Nguyên soái phá tiêu hết.
Nói rồi, Thần Võ Đạo nhơn mở cẩm nang ra, lẩm bẩm đọc:
“Vua Thành Tôn nhà Nguyên là một vì vua hữu đạo, nên trời đã phú thác cho người quản thống. Nhà ngươi nên khuyên Phiên chúa tha cho Hoàng Phủ Kính cùng Vệ Hoán về rồi đem đồ cống lễ đến qui hàng. Trong cẩm nang này ta có đính kèm theo một phong thư cầu tình với sư phụ ngươi, ngươi hãy cầm phong thư ấy đem về cho sư phụ ngươi, tất nhiên người sẽ xóa bỏ những lỗi lầm của ngươi lúc trước và cho phép ngươi được tu luyện lại. Từ nay về sau, ngươi phải biết ăn năn hối cải lo việc tu hành thì sẽ có ngày thành chánh quả. nếu buông lung làm xằng, tất nhiên bị hại đến thân”.
Thần Võ Đạo nhơn xem xong, lòng mừng khấp khởi, vội vã tạ ơn Vương Thiếu Phủ và nói:
- Chỉ vì trước kia tôi có một việc bất bình cùng sư phụ tôi nên mới bỏ xuống giúp nước Phiên dấy loạn. Nay may nhờ Hoàng Hạc Tiên ông là bạn thân của sư phụ tôi nên mới cho tôi bức thư cầu tình này, thật may mắn cho tôi biết bao. Vậy từ nay tôi nguyện cố hết sức tu hành theo chánh đạo.
Lát sau, tiệc rượu được dọn lên, Thần Võ Đạo nhơn hỏi thăm cho biết mặt chư tướng rồi cùng ngồi uống rượu. Chư tướng cũng đều vui vẻ, ăn uống luận đàm lấy làm thân mật, thật là kẻ thù biến thành người thân cũng không mấy chốc.
Thần Võ Đạo nhơn nói cùng Vương Thiếu Phủ :
- Nay xin Nguyên soái ra lịnh đình chiến để tôi được về khuyên Phiên chúa tha Hoàng Phủ Kính cùng Vệ Hoán, đồng thời đem cống lễ qua Trung Nguyên thỉnh tội đầu hàng. Nhưng xin Nguyên soái hãy sẵn lòng tha thứ cho những Phiên tướng đã bị bắt lâu nay và trả các chiến thuyền lại cho Phiên quốc. Còn tôi đây khi làm xong việc, nguyện sẽ về non tu hành, quyết không để nhiểm lấy bụi trần nữa.
Vương Thiếu Phủ nói:
- Được như lời quân sư nói thì còn nói gì quý hóa cho bằng. Nhưng tôi chỉ sợ Ô Tất Khải tánh tình ngang ngạnh không bằng lòng, chúng ta biết liệu sao?
Thần Võ Đạo nhơn nói:
- Ô Tất Khải đã chết hai ba ngày nay rồi mà Nguyên soái không hay biết gì sao?
Vương Thiếu Phủ ngạc nhiên, hỏi:
- Chẳng hay Ô Tất Khải lâm bịnh gì mà thác vậy?
Thần Võ Đạo nhơn đáp:
- Việc này nói ra thì vô cùng quái lạ. Chẳng vì cớ gì, Bỗng một đêm kia Ô Tất Khải đang nằm trên giường xảy nghe rú lên một tiếng lăn nhào xuống đất, chư tướng thất kinh chạy vào xem thì thấy Ô Tất Khải bị đứt ngang cuống họng chết rồi.
Vương Thiếu Phủ giật mình, nói:
- Nếu vậy thì Ô Tất Khải quả nhiên là con Xích giao long giáng sanh rồi!
Rồi Vương Thiếu Phủ thuật lại chuyện Hùng Hiệu chém Xích giao long cho Thần Võ Đạo nhơn nghe và nói:
- Cứ theo lời của quân sư thì chính trong đêm ấy và cũng đúng giờ khắc ấy Hùng Hiệu chém giao long, có lẽ chính Xích giao long này là Ô Tất Khải hiện nguyên hình ra đó!
Thần Võ Đạo nhơn gật đầu khen phải rồi đứng dậy thưa :
- Bây giờ bần đạo xin cáo từ và hứa nội trong một tháng thế nào Phiên chúa cũng đem đồ cống lễ đến, xin Nguyên soái chớ nên lo lắng làm gì, bận đạo quyết không thất tín đâu!
Vương Thiếu Phủ nói:
- Tôi nguyện tin theo lời quân sư.
Sau đó, Thần Võ Đạo nhơn vái chào mọi người rồi cởi mây bay mất. Khi về đến trại, các tướng Phiên xúm lại hỏi thăm:
- Quân sư bị bắt, chúng tôi lấy làm lo lắng chẳng biết kế chi cứu quân sư được, nhưng chẳng biết cớ sao quân sư về được?
Thần Võ Đạo nhơn nói:
- Các ngươi hãy nổi trống hiệu lên, chỉ trong giây phút bao nhiêu tướng sĩ đều hội hiệp đủ mặt . Thần Võ Đạo nhơn mới thuật lại việc sư phụ của lão cùng sư phụ của Vương Thiếu Phủ là đôi bạn thân, nên Vương Thiếu Phủ đối đãi rất trọng hậu, và đã đầu hàng Nguyên triều rồi. Thần Võ Đạo nhơn còn cho chư tướng biết rằng Ô Tất Khải chính là con Xích giao long đã xuất hiện nguyên hình trong đêm ấy và bị Hùng Hiệu chém chết.
Lúc bấy giờ, chư tướng mới biết rõ mọi việc và nghe nói bãi việc chiến chinh thì mừng rỡ vô cùng.
Thần Võ Đạo nhơn bèn đem ấn quân sư giao cho một tướng Phiên tên Tản Lý Bố tạm chưởng quản, đợi mình về nước Phiên thuyết phục cùng Phiên chúa đem đồ cống lễ quy hàng.
Dặn rồi, Thần Võ Đạo nhơn nhắm kinh thành Phiên quốc bay thẳng một mạch.
Vua nước Phiên này là Bá Hoa Vương, vốn một ông vua hiền lành nhưng nhưng ham dâm háo sắc, tuổi độ bốn mươi. Vừa rồi vua hay tin Ô Tất Khải chết thì trong lòng lo lắng chẳng yên, kế vài hôm sau lại nghe quân báo có quân sư Thần Võ Đạo nhơn về, Phiên chúa vội truyền chỉ cho vào.
Thần Võ Đạo nhơn vào triều bệ kiến bái yết xong xuôi, Bá Hoa Vương mời ngồi hỏi thăm việc chinh chiến. Thần C Võ Đạo nhơn liền thuật hết mọi việc cho Bá Hoa Vương nghe và khuyên hãy quy hàng.
Bá Hoa Vương nói:
- Chỉ vì trước kia Ô tất Khải háo thắng quá nên mới gây việc binh đao, ngày nay thất bại như vậy, va cũng đã chết rồi, tất nhiên đầu hàng là phải.
Bá Hoa Vương nói dứt lời, liền truyền lịnh sắm sửa lễ vật để sang nước Nguyên cống nạp.
Thần Võ Đão nhơn nói:
- Bây giờ bần đạo xin phép vào ngục đẵng thả Hoàng Phủ Kính và Vệ Hoán ra, rồi xin chúa công hãy bày tiệc để thết đãi hai người cho tử tế.
Bá Hoa Vương nói:
- Hai người ấy vẫn một lòng trung nghĩa, không chịu đầu hàng, nên bấy lâu nay ta vẫn đem lòng kính phục.
Sau đó, Thần Võ Đạo nhơn đem hai bộ áo mão vào ngục thất bảo quan chủ ngục phải lập tức tha Hoàng Phủ Kính và Vệ Hoán ra.
Quan giữ ngụ vâng lời, đem nước hương thang vào bảo Hoàng Phủ Kính và Vệ Hoán tắm gội cho sạch sẽ đặng thay quần áo.
Nhắc lại từ lúc Hoàng Phủ Kính và Vệ Hoán bị giam vào ngục thất, thì vẫn bền lòng thủ tiết nên trải bao tháng ngày cam chịu khổ nhục không hề nản chí sờn lòng, nay bỗng nhiên thấy ngục quan bảo tắm gội và thay quần áo thì cả hai đều ngạc nhiên, hỏi:
- Bọn ta đây đã không thiết sống nữa thì bảo ta tắm gội và thay quần áo làm gì?
Tên ngục quan nói :
- Nhị vị nên biết rằng hiện nay Nguyên soái Ô Tất Khải mạng vong rồi, còn Quân sư Thần Võ Đạo nhơn đã quy hàng Trung Nguyên, nên sai tôi vào mời nhị vị sửa soạn để trở về triều Nguyên đây.
Hoàng Phủ Kính và Vệ Hoán vui mừng khôn xiết, nói với nhau :
- Ai ngờ đâu hai ta lại còn có thể trở về được để trông thấy giang san tổ quốc.
Nói dứt lời, hai người vội tắm gội và thay áo mão . Kế đó Thần Võ Đạo nhơn vào bái yết và thưa :
- Năm trước bần đạo đã vô lễ xúc phạm đến nhị vị đại nhơn, nay bần đạo cam chịu tội, vậy xin nhị vị vào yết kiến Phiên vương, đặng Phiên vương mang đồ cống lễ đồng thời đưa nhị vị đại nhơn về nước.
Hai người bèn lên ngựa cùng Thần Võ Đạo nhơn vào triều Phiên, Phiên vương đón hai người, mời ngồi và nói :
- Trước kia ta đã lầm nghe lời Ô Tất Khải gây việc binh đao khiến xúc phạm đến nhị vị, nay ta nghĩ lấy làm hổ thẹn lắm, vậy xin nhị vị hãy niệm thứ cho.
Hoàng Phủ Kính và Vệ Hoán nói :
- Đó chẳng qua là do nơi số mạng của chúng tôi, khi nào lại dám phiền trách ai. Nay chúng tôi được về nước đây, thật chúng tôi vô cùng cảm kích tấm thạnh tình của ngài lắm.
Rồi Phiên vương mời hai người dùng trà, kế nội giám dọn tiệc rượu lên ; Phiên vương cùng Thần Võ Đạo nhơn đều ngồi tiếp rượu, mời mọc Hoàng Phủ Kính và Vệ Hoán ăn uống.
Hoàng Phủ Kính hỏi Thần Võ Đạo nhơn :
- Chẳng hay Nguyên soái bên Nguyên hiện thời là ai mà tài giỏi dến thế ?
Thần Võ Đạo nhơn đáp :
- Nguyên soái Trung Nguyên hiện thời là Vương Thiếu Phủ . Người mới có hai mươi tuổi đã thi đỗ Trạng nguyên ; võ nghệ người đã tinh thông mà pháp thuật lại cao cường.
Rồi Thần Võ Đạo nhơn thuật lại hết việc chiến tranh cho hai người nghe và nói :
- Bên Nguyên còn có tướng Hữu Tiên phong tên là Vệ Dõng Đạt chưa đầy hai mươi tuổi mà trí dõng kiêm toàn, ít người bì kịp. Còn kỳ dư các tướng khác cũng dều còn trẻ mà võ nghệ thảy dều cao cường.
Hoàng Phủ Kính quay qua nói với Vệ Hoán :
- Chẳng biết ai đã sanh ra trang thiếu niên anh hùng ấy, thật khiến cho hai ta nghe qua phải hổ thẹn.
Vệ Hoán nói :
- Đó chẳng qua đó là do nơi hồng phước của Thánh thượng ta, cho nên trời mới sai những bậc anh hùng thiếu niên ấy xuống giúp, chớ đâu có phải một việc tầm thường .
Bốn người uống rượu mãi đến xế chiều mới thôi. Phiên vương bảo Thần Võ Đạo nhơn đem hai người ra an nghỉ tại nhà công quán, lại cắt người hầu hạ phục dịch rất long trọng.
Hôm sau, Phiên vương sửa soạn bốn cỗ xe cống lễ rất trọng thể, còn xuất ra mười lạng bạc dể khao thưởng quân Nguyên, đồng thời tặng vàng bạc châu báu cho Hoàng Phủ Kính cùng Vệ Hoán rất nhiều.
Thần Võ Đạo nhơn nói với Phiên chúa :
- Bần đạo làm cho chúa công phải hao binh tổn tướng, thật mang tội lớn vô cùng ; nay bần đạo xin phụng mạng đem đồ cống lễ sang đầu hàng rồi luôn tiện xin phép trở về non tu luyện chớ không trở lại đây nữa, để tiễn chân Vương Thiếu Phủ.
Phiên vương nghe qua, thất kinh nói :
- Việc binh gia thắng bại là lẽ thường, lẽ nào quân sư lại đành bỏ quả nhơn về núi sao ?
Thần Võ Đạo nhơn nói :
- Hiện thời vua Thành tôn là một bậc thánh chúa, nay chúa công đã thật lòng quy thuận thì từ rày về sau trong nước nếu có xảy ra điều gì tất nhiên đã có thánh chúa che chở, không cần đến bần đạo làm gì, xin để cho bần đạo về non tu luyện cho thành chánh quả.
Phiên vương thấy Thần Võ Đạo nhơn đã quyết chí tu hành, bèn sai một vị phò mã tên Đan Sơn Uyên đi theo cùng Thần Võ Đạo nhơn .
Hai người đem đồ cống lễ và mời Hoàng Phủ Kính cùng Vệ Hoán nhắm Sư Tử khẩu thẳng tiến.
Cuộc hành trình mãi đến tám hôm sau mới đến Sư Tử khẩu. Các tướng Phiên trông thấy quân sư, vội kéo ra tận bên ngoài nghinh tiếp.
Hôm sau, Thần Võ Đạo nhơn kéo rốc hết đến trại Nguyên. Vương Thiếu Phủ trông thấy vội kéo hết tướng sĩ ra nghinh tiếp.
Người ta thấy chiếc thuyền đi đầu là thuyền của Thân Võ Đạo nhơn, Vương Thiếu Phủ liền bước sang mời vào thết đãi trà nước.
Rồi Thần Võ Đạo nhơn đem việc Phiên chúa thuận đầu hàng cùng tha Hoàng Phủ Kính và Vệ Hoán cho Vương Thiếu Phủ nghe. Vương Thiếu Phủ liền cho mời Đan Sơn Uyên vào.
Đan Sơn Uyên vào đến nơi toan quỳ lạy, Vương Thiếu Phủ liền đõ dậy mời ngồi một bên, Đan Sơn Uyên dâng hàng biểu và các lễ cống lên Vương Thiếu Phủ xem qua liền nhận ngay rồi sai Xích Nam Anh v àHùng Hiệu cất giữ ; sau hết mới kéo nhau ra rước Hoàng Phủ Kính v àVệ Hoán vào.
Khi Hoàng Phủ Kính ở dưới thuyền bước lên, Vương Thiếu Phủ quỳ lạy khóc và thưa :
- Đứa con bất hiếu này mãi đến hôm nay mới cứu đặng thân phụ hồi triều, thật là đáng tội.
Vệ Dõng Đạt cũng chạy đến bên Vệ Hoán, kề tai nói nhỏ :
- Con là Dõng Nga cải dạng nam traong lo cứu thân phụ đây. Xin thân phụ chớ thố lộ việc cải trang của con, sợ có điều bật tiện .
Dứt lời, Vệ Dõng Đạt cúi lạy, Vệ Dõng Bưu cũng chạy ra lạy mừng bá phụ. Lúc ấy cha nào con nấy gặp nhau vui mừng khôn xiết, chư tướng cũng chạy ra chào hỏi niềm nở. Lúc bấy giờ Vương Thiếu Phủ mới cho biết mình là Hoàng Phủ Thiếu Hoa, còn Vệ Dõng Đạt là con Vệ Hoán.
Thần Võ Đạo nhơn và Đan Sơn Uyên đứng dậy chúc mừng :
- Việc này quả thật trên đời ít có. Hai cha con đều đỗ Trạng nguyên, lại cùng làm đến chức Nguyên soái. Thế mới biết dòng tướng có khác.
Sau đó chư tướng tôn Hoàng Phủ Kính lên ngồi trên cao rồi đều sắp hàng lạy mừng. Cực chẳng đã, Hoàng Phủ Kính phải vâng theo rồi mời Thần Võ Đạo nhơn cùng Đan Sơn Uyên cùng ngồi hai bên.
Thoạt tiên Trưởng Hoa Tiều thơ ra lạy trước rồi lui vào, sau mới tới hết thảy chư tướng.
Việc lạy mừng xong xuôi, Vương Thiếu Phủ đem hết số bạc khoa quân, thưởng hết cho quân mình và luôn cả quân Phiên mỗi người cũng được hai lượng.
Sau đó, Vương Thiếu Phủ truyền bày tiệc khoãn đãi tướng sĩ.
Rượu được vài tuần, Thần Võ Đạo nhơn và Đan Sơn Uyên đứng dậy cáo từ. Vương Thiếu Phủ bèn đem hết các chiến thuyền và số quân Phiên bắt được khi trước giao cho Thần Võ Đạo nhơn.
Cả hai đều ca tụng ơn dày của Vương Thiếu Phủ, rồi kéo quân trở về nước.
Khi quân Phiên về rồi, Vương Thiếu Phủ cùng chư tướng uống rượu mãi đến tối mới tan. Tiệc này mãn, Vương Thiếu Phủ lại bày tiệc khác nữa, để cho cha con chị em trong nhà chung vui.
Trong bữa tiệc, Hoàng Phủ Kính mới thuật lại việc giao chiến và bị bắt giam cầm khổ sở trong ngục cho mọi người nghe và hỏi Vương Thiếu Phủ :
- Chẳng hay vì cớ gì mãi đến nay triều đình mới phát binh đến cứu ? Còn con thi đỗ hồi nào và làm sao con được làm đến chức Nguyên soái ?
Vường Thiếu Phủ thưa :
- Khi thân phụ bị bắt rồi thì nhà cửa mình đều tan nát, chúng con lưu lạc đến khổ cực, thập tử nhứt sanh, may được sống đến bây giờ đây thật là hữu phước.
Hoàng Phủ Kính ngạc nhiên hỏi :
- Ta chẳng may bị Phiên tặc chúng nó dùng yêu thuật bắt và giam cầm, tại sao lại phải đi lụy đến gia quyến ?
Vương Thiếu Phủ mới thuật lại mọi việc xảy ra qua mấy năm trời cho Hoàng Phủ Kính nghe. Chàng nói rõ việc quan Tuần phủ Sơn Đông thượng tấu về kinh sàm tấu rằng Nguyên soái đầu hàng quân giặc và dẫn giặc về đánh Đăng Châu cho nên triều đình buộc tội phản nghịch, bắt hết gia quyến về kinh hành hình, may nhờ Doãn Thượng Khanh báo tin, chàng mới cùng Lữ trung trốn đi, sau gặp Hùng Hiệu bảo bọc dắt đi tầm tiên học đạo, rồi xuống núi thay đổi họ tên, đầu quân dẹp giặc.
Hoàng Phủ Kính nói :
- Hùng Hiệu là người biết vì nghĩa quên nhà, thật trên đời hiếm có.
Đoạn quay qua hỏi Trưởng Hoa Tiểu thơ :
- Còn mẹ con và con đã bị bắt mà làm thế nào lại được bình yên vô sự ?
Trưởng Hoa bèn thuật lại việc đem hết sản nghiệp giao cho nhà chùa quản nhận và việc gặp Vệ Dõng Đạt tại Xuy Đài sơn cứu đem lên núi ....
Hoàng Phủ Kính nghe qua, có ý bất bình nói :
- Đã bị bắt sao mẹ con lại không cam tâm thọ tử, lại nương thân vào chốn lục lâm để cho phải mang tiếng xấu hổ vậy ?
Trưởng Hoa Tiểu thơ nhìn chung quanh thấy vắng ngươì liền thuật chuyện Vệ Dõng Đạt chính là con gái Vệ Hoán cải dạng nam trang, hiện người cũng cùng đi đánh Phiên để cứu thân phụ.
Hoàng Phủ Kính nghe qua gật đầu khen :
- Ai ngờ con gái Vệ Hoán lại anh hùng đến thế ? Thật trên đời ít có, nhưng tại sao triều đình lại chịu tin dùng, cho đi dẹp giặc ?
Trưởng Hoa nói nhỏ với cha :
- Chỉ vì Vệ Dõng Nga sợ nam nữ hỗn tạp có nhiều điều bất tiện nên mới cải dạng nam trang vậy khi thân phụ có gặp nàng thì cứ giả như người không biết và chỉ gọi là tướng quân thôi.
Hoàng Phủ Kính gật đầu khen phải rồi hỏi :
- Vệ Dõng Đạt trước kia đã giết chết Khâm sai, cớ sao triều đình không cử binh gia chinh phạt lại giáng chỉ chiêu an là cớ chi ?
Trưởng Hoa tiểu thơ bèn thuật lại chuyện Lưu Khuê Bích đem quân đến đánh, bị Vệ Dõng Đạt bắt được và buộc phải làm tờ cung trạng.
Hoàng Phủ Kính lại hỏi :
- Lưu Khuê Bích nó ra làm quan bao giờ mà phụng chỉ đi dẹp giặc ?
Trưởng Hoa tiểu thơ đáp :
- Thưa, việc ấy con không rõ.
Rồi nàng thuật lại chuyện Lưu Khuê Bích cậy thế Hoàng hậu xin vua ngự bút tứ hôn cùng mạnh Lệ Quân, rồi Mạnh Lệ Quân hành thích nhảy xuống Côm Minh trì tử tiết cho Hoàng Phủ Kính nghe.
Hoàng Phủ Kính cảm động nói :
- Mạnh Lệ Quân tiết liệt đến thế, thật đáng phục.
Rồi Hoàng Phủ Kính lại gạn hỏi :
- Vệ Dõng Đạt đã giết Khâm sai, lại giam cầm Lưu Khuê Bích, sao triều đình lại bằng lòng giáng chỉ chiêu an ?
Vương Thiếu Phủ xen vào đáp :
- Việc giáng chỉ chiêu an nhớ có Lệ Binh bộ bảo tấu cho mới được.
- Lệ Binh bộ là ai mà lại nhân từ ân đức như vậy ?
Vương Thiếu Phủ nói :
- Lệ Binh bộ chính tên Lệ Quân Ngọc hiệu là Minh Đường. Khi mới mười bảy tuổi đã thi đỗ tam nguyên cập đệ, sau đó chỉ một năm đã được thăng đến chức Binh bộ Thượng thơ lại là rể quý của Lương Thừa tướng, người vốn tánh tình cương trực, gặp việc phải cứ làm, còn việc chẳng phải, dù ai có cầu xin cũng không được. Vì vậy, đã nhiều lần người cố tâu xin cởi mở nỗi oan tình cho nhà ta. Con mà thi đỗ Trạng nguyên đây cũng là nhờ người ấy.
Hoàng Phủ Kính nức tiếng khen :
- Lệ Minh Đường còn nhỏ mà phúc hậu đến thế, thật trên đời ít có. Cái ơn của người đối với nhà ta biết bao giờ mới trả được. Còn quan Tuần phủ Sơn Đông là Bành Như Trạch kia cùng ta vốn không quen biết, tại sao mạo tấu để hại ta ? Việc này chắc là Lưu Tiệp bày mưu hãm hại ta chớ chẳng ai.
Vương Thiếu Phủ lại thuật chuyện Lưu Tiệp đã biết rõ tên họ của mình và âm mưu sai người đem phản thư cho giặc, nhưng chẳng may bị bắt được. Rồi chàng đem tờ cung trạng của Khuê Bích và bức phản thư trao cho Hoàng Phủ Kính xem.
Hoàng Phủ Kính xem qua, mừng rỡ nói :
- Hay lắm, nếu ngày nay Thánh thượng xem tang chứng rành rành này thì chắc dòng họ của Lưu Tiệp đều bị tru diệt. Nhưng ta cần phải mật tấu triều đình đặng tầm bắt cho hết, kẻo chúng hay được thì trốn hết.
Nói rồi, Hoàng Phủ Kính căn dặn Vương Thiếu Phủ và Trưởng Hoa :
- Nay Lưu Tiệp nó đã tư thông với giặc như vầy, ta nên kíp dâng biểu về tâu với Thánh thượng để phòng việc sơ suất về sau.
Vương Thiếu Phủ và Trưởng Hoa đều khen phải, lập tức lo thảo biểu chương
Hôm ấy, Vệ Hoán cũng bày một tiệc để cùng với con gái và cháu là Vệ Dõng Bưu ăn mừng. Vệ Dõng Đạt bèn thuật lại hết các việc cho thân phụ nghe rồi dặn :
- Xin thân phụ chớ nên tiết lậu việc cải dạng nam trang của con, vì dứơi thuyền này rất nhiều người, nên họ hay được, thinh truyền ra e bất tiện.
Vệ Hoán ngẫm nghĩ, khen thầm con gái mình là người có chí khí
Lời Bình :
- Để xây dựng một nhân vật có đủ trung quân ái quốc, trọng đạo đức, tác giả đã dựng nên một Hoàng Phủ Thiếu Hoa, trước cảnh tình éo le, hận thù chất chứa, thế mà vẫn kiên tâm, vì nước vì vua, giải oan cho gia đình, không đem những cái nhỏ nhen của con người tầm thường mà đối xử với kẻ thù.
Dù xã hội loài người có tiến bộ đến đâu, thì những tấm gương trong sáng như vậy cũng chẳng bao giờ xóa nhòa.
Với quan niệm ấy, tác giả luôn luôn đứng trên lập trường « ở hiền gặp lành, ở dữ gặp nạn », cho nên Ô Tất Khải dù có hung dữ đến đâu cũng phải bay đầu. Thần Võ Đạo nhơn nếu không hối hận thì cũng phải thất bại. Hoàng Phủ Kính dẫu gia đình tan nát cũng phải có ngày đoàn tụ, vinh quy .
Tái Sanh Duyên Tái Sanh Duyên - Mộng Bình Sơn Tái Sanh Duyên